Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

THỰC TRẠNG CHI PHÍ KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.64 KB, 23 trang )

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TẶNG CÔNG TY
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐCPHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Văn phòng Tổng công ty Ban kiểm soátPhòngtổ chức- lao độngPhòng tài chính KTPhòng kế hoạch tổng hợpPhòng quản lý dự ánPhòng quản lý xây lắp
Phòng ứng dụng công nghệ
CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN
THỰC TRẠNG CHI PHÍ KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ
NỘI
2.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty.
- TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI
Tên giao dịch quốc tế : HANOI HOUSING DEVELOPMENT AND INVESMENT
CORPORATION
Tên viết tắt : HANDICO
- Trụ sở chính dặt tại 34 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà
Nội Việt Nam.
- Tổng công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng được mở tài khoản
tại ngân hàng và kho bạc( kể cả tài khoản ngoại tệ) trong nước và ngoài nước.
- Tổng công ty được thành lập theo quy định số 78/1999/QĐ-UB ngày
21/9/1999 của UBND thành phố Hà Nội.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số 113139 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội
cấp ngày 24-12-1999.
Giấy đăng ký hoạt động xây dựng do bộ xây dựng cấp ngày 9/5/2000
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty
* Tổ chức bộ máy nhân sự
Tổ chức bộ máy điều hành sản xuất của Tổng công ty gồm có: Đảng bộ
Tổng công ty, hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các
phó tổng giám đốc, ban kiểm soát, các phòng ban chức năng cơ quan văn


phòng Tổng công ty và các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty.
Các bộ phận này có mối liên hệ với nhau được thể hiện qua sơ đồ sau:


* Chức năng của các phòng ban
- Ban chấp hành Đảng Bộ
Đảng Bộ Tổng công ty đầu tư và phát triển Hà Nội là tổ chức Đảng cấp
trên cơ sở, trong doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc thành uỷ Hà Nội, bao gồm
các Đảng bộ, chi bộ trong các đơn vị thành viên của đảng bộ Tổng công ty đầu
tư và phát triển nhà Hà Nội. Thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng,
pháp luật của nhà nước, các quy định của thành uỷ, UBND thành phố.
Đảng bộ Tổng công ty có trách nhiệm và quyền hạn sau:
+ Quyết định chương trình công tác của nhiệm kỳ năm, 6 tháng của Đảng
uỷ, quyết định quy chế làm việc của các ban Đảng cảu Đảng uỷ Tổng công ty.
+ Quyết định những vấn đề chiến lược và chủ trương biện pháp lớn, cụ
thể của các chỉ thị, nghị quyết, chương trình công tác của trung ương và thành
phố áp dụng đối với Tổng công ty.
+ Quyết định phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch sản xuất
kinh doanh hàng năm của Tổng công ty. Xem xét quyết định chủ trương triển
khai một số dự án, công trình đầu tư quan trọng mà Tổng công ty dự kiến
tham gia thực hiện.
+ Quyết định chủ trương thành lập, sát nhập, chia tách. giải thể các ban
Đảng các cơ sở Đảng trong Đảng bộ Tổng công ty .
+ Trình ban thường vụ thành uỷ dự kiến nhân sự giới thiệu ứng cử, đề cử
hoặc rút khỏi các chức danh bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng
giám đốc...
- Hội đồng quản trị Tổng công ty
Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý và kiểm tra, giám sát hoạt
động của Tổng công ty. Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể lãnh
đạo, cá nhân phụ trách. Tất cả các thành viên Hội đồng quản trị chịu trách

nhiệm về nhiệm vụ được phân công và cùng chịu trách nhiệm trước UBND
thành phố và trước pháp luật về nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị
đối với sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ của nhà nước.
Hội đồng quản trị có 7 thành viên do chủ tịch UBND thành phố quyết định
bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và
nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng quản trị được quy định tại khoản 5 điều
14 điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
- Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát Tổng công ty là bộ phận có chức năng kiểm tra, giám sát mọi
hoạt động của mọi thành viên của Tổng công ty.
- Tổng giám đốc
+ Tổng giám đốc là người tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định
của Hội đồng quản trị và chủ động điều hành sản xuất, kinh doanh theo điều lệ
tổ chức và hoạt động của Tổng công ty và theo quy định phân cấp của Hội
đồng quản trị.
+ Tổng giám đốc chịu sự kiểm tra, giám sát cuả Hội đồng quản trị, ban
kiểm soát và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chức
năng nhiệm vụ điều hành của mình.
- Các phó tổng giám đốc
Các phó tổng giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn sau:
Giúp tổng giám đốc phụ trách các lĩnh vực công tác theo sự phân công của tổng giám
đốc. Thay mặt tổng giám đốc giải quyết các công tác được phân công có liên quan đến các
đơn vị thành viên, phòng ban thuộc văn phòng tổng công ty, được chỉ đạo, quyết định và
phản ảnh, báo cáo tình hình diễn biến và kết quả công việc cho tổng giám đốc theo đúng quy
định.
- Văn phòng Tổng công ty
a/ chức năng
Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty các chức năng sau:
+ Thực hiện chức năng quản lý công tác văn thư lưu trữ hồ sơ tài liệu của
doanh nghiệp.

+ Quản trị hành chính, nhân sự, chế độ tiền lương của cán bộ công nhân
viên của Tổng công ty, quản lýcơ sở vật chất tài sản, thiết bị máy móc thuộc cơ
quan văn phòng Tổng công ty.
+ Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thường trực và trật tự an toàn nội bộ cơ
quan văn phòng.
+ Thường trực thi đua khen thưởng.
b/ Nhiệm vụ
+ Tiếp nhận và lưu trữ các hồ sơ tài liệu của Tổng công ty.
+ Tiếp nhận các văn bản đến và phân loại trình lên tổng giám đốc Tổng
công ty.
+ Quản lý con dấu và thực hiện chế độ bảo mật theo pháp luật.
+ Soạn thảo và tổ chức thực hiện bản qui định về công tác bảo mậtvăn
bản tài liệu hồ sơ của toàn Tổng công ty
- Phòng tổ chức- lao động
a/ Chức năng
Phòng tổ chức lao động có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo
Tổng công ty những việc sau:
+ Xây dựng bộ máy tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh từ Tổng công
ty đến các công ty thành viên, đến tận các đơn vị trực thuộc đơn vị thành viên
cho phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
+ Quản lý, sử dụng phát triển nguồn nhân lực.
+ Tổ chức kiện toàn theo pháp luật về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh
doanh
b/ Nhiệm vụ
+ Quản lý về công tác nhân sự trong phạm vi phân cấp thuộc quyền được
quản lý theo chế độ chính sách nhà nước ban hành.
+ Nghiên cứu đề xuất, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy điều hành sản
xuất kinh doanh kèm theo kế hoạch của cán bộ, nhất là hệ thống cán bộ chủ
chốt phù hợp với kế hoạch phát triển sản xuất của Tổng công ty, điều phối cán
bộ cho phù hợp mô hình điều hành sản xuất kinh doanh.

+ Giúp việc lập quy hoạch nhân sự, lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng kiến
thức nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.
+ Hướng dẫn, quản lý về chế độ chính sách tiền lương với người lao động
theo luật nhà nước, theo qui chế, thoả ước người lao động ở các cấp.
+ Xây dựng tiêu chí chức danh cho cán bộ trong hệ thống cán bộ các cấp.
- Phòng tài chính- kế toán
Phòng tài chính kế toán có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo
Tổng công ty các chức năng sau:
+ Thực hiện chức năng quản lý cấp trên về công tác hạch toán tài chính kế
toán thống kê của doanh nghiệp thành viên theo luật nhà nước, theo quy định
của luật doanh nghiệp và quy chế tổ chức hoạt động của Tổng công ty.
+ Xây dựng qui chế tài chính của Tổng công ty, hướng dẫn và kiểm tra
định kỳ, đột xuất theo lệnh của tổng giám đốc.
+ Theo dõi và giám sát bảo toàn nguồn vốn giao cho các đơn vị thành
viên, kiểm tra định kỳ, đột xuất theo lệnh của tổng giám đốc.
+ Tham mưu kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu nghĩa vụ của doanh
nghiệp với nhà nước và với cấp trên của các đơn vị thành viên nếu có.
+ Hướng dẫn và theo dõi quyết toán thu chi của khối cơ quan văn phòng
Tổng công ty.
+ Kết hợp cùng với các phòng ban khác để xây dựng phương án tích tụ
và sử dụng tài chính cho phù hợp chế độ chính sách nhà nước.
+ Kết hợp cùng với các phòng ban khác để xây dựng chế độ tiền lương,
thưỏng...
+ Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc phục vụ kiểm toán theo yêu cầu của kiểm
toán cấp trên đối với các doanh nghiệp.
-Phòng quản lý dự án đầu tư phát triển nhà và đô thị
a/ Chức năng
Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty về việc:
+ Hướng dẫn tổ chức thực hiện mọi mặt hoạt động kinh doanh của Tổng
công ty và các công ty thành viên liên quan đến lĩnh vực đầu tư tư vấn phát

triển khu đô thị...
+ Thẩm định các báo cáo tiền khả thi, khả thi dự án kinh doanh trên.
+ Thực hiện chức năng dự báo các cơ chế chính sách thị trường bất động
sản.
+ Quản lý và hướng dẫn thực hiện các cơ chế chính sách liên quan đến
đầu tư xây dựng.
b/ Nhiệm vụ
+ Xây dựng lế hoạch, chương trình hoạt động để tổ chức thực hiện các dự
án kinh doanh phát triển đô thị mới, cải tạo khu đô thị cũ, phát triển nhà, dịch
vụ đất đai, giải phóng mặt bằng.
+ Hướng dẫn và quản lý về việc kinh doanh các dự án đầu tư các khu đô
thị mới, cải tạo khu đô thị cũ cũng như dư án kinh doanh phát triển nhà.
+ Giúp tổng công ty xây dựng kiểm tra, đôn đốc các nhiệm vụ SXKD
+ Xây dựng qui chế về kinh doanh dự án đầu tư của Tổng công ty
+ Hướng dẫn và quản lý việc phát triển đầu tư và các vấn đề liên quan
đến đầu tư trong toàn Tổng công ty
+ Hướng dẫn các đơn vị lập và trình xin thủ tục phê duyệt các dự án đầu
tư theo chế độ hiện hành của nhà nước.
+ Quản lý và hướng dẫn việc tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện dự án
đầu tư các khu đô thị mới trong toàn Tổng công ty.
+ Trực tiếp triển khai thực hiện dự án đầu tư lớn.
+ Theo dõi việc khai thác kinh doanh dự án toàn Tổng công ty
+ Lập phương án điều tiết quyền lợi giữa Tổng công ty với các đơn vị
thành viên.
+ Lập kế hoạch vốn đầu tư phù hợp với việc phát triển kinh doanh dự án.
- Phòng quản lý kinh doanh xây lắp
a/ Chức năng
Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty thực hiện chức năng sau:
+ Cùng với các đơn vị thành viên tổ chức hoạt động kinh doanh xây lắp
theo quy định hiện hành của nhà nước.

+ Cùng với các đơn vị thành viên thực hiện quản lý chất lượng, kỹ thuật,
an toàn lao động.
+ Xây dựng và hướng dẫn các đơn vị thành viên về quản lý đầu tư và sử
dụng thanh lý trang thiết bị thi công, nhà xưởng đất đai là phương tiện SXKD.
b/ Nhiệm cụ
*Công tác hoạt động kinh doanh xây lắp:
+ Tham mưu, soạn thảo hướng dẫn và giám sát thực hiện qui chế về kinh
doanh xây lắp.
+ Chủ trì soạn thảo, quản lý sử dụng hồ sơ năng lực để dự thầu
+ Tham mưu cho Tổng công ty uỷ quyền cho đơn vị thành viên dự thầu,
trực tiếp hướng dẫn các đơn vị này lập hồ sơ dự thầu.
+ Hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch, lập hội đồng xét thầu và trực tiếp
tham gia tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện các khối công việc
+ Soạn và trình tổng giám đốc các quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu.
+ Hướng dẫn các đơn vị báo cáo, trực tiếp tổng hợp báo cáo định kỳ về
mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh xây lắp toàn Tổng công ty
- Phòng kế hoạch kinh doanh tổng hợp ( Phòng kế hoạch tổng hợp)
a/ Chức năng
+ Thực hiện chức năng xây dựng và chỉ đạo chiến lược sản xuất kinh
doanh và chức năng thống kê kế hoạch toàn Tổng công ty.
+ Quản lý và chỉ đạo trực tiếp tổ chức kinh doanh xuât nhập khẩu lao
động, xuất khẩu vật tư thiết bị xây lắp, cũng như kinh doanh thương mại du
lịch và kinh doanh khác của Tổng công ty.
+ Là cơ quan thường trực tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định các dự án
đầu tư thuộc thẩm quyền phân cấp cho Tổng công ty, các phòng khác tham gia
với tư cách là thành viên hội đồng thẩm định.
b/ Nhiệm vụ:
+ Quản lý mọi hoạt động SXKD của Tổng công ty phù hợp chính sách nhà
nước và theo điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp.
+ Xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu kế hoạch nhắn hạn, dài hạn cho các

đơn vị thành viên thực hiện trên cơ sở năng lực, hạng doanh nghiệp và yêu cầu
kế hoạch phát triển của Tổng công ty
+ Theo dõi đôn đốc quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch của đơn vị thành
viên thực hiện công việc thống kê các chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty
+ Xây dựng, ban hành và quản lý đôn đốc thực hiện các văn bản liên quan
trong điều hành sản suất của Tổng công ty
+ Quản lý công tác giao, nhận việc.
+ Xây dựng và điều hành kế hoạch phát triển 5 năm định hướng phát
triển 10 năm của Tổng công ty.
+ Kết hợp cùng các phòng để lập kế hoạch vốn đầu tư, nhất là kế hoạch
xin vốn cho những dự án được sử dụng vốn hoặc cấp một phấn vốn nhà nước.
+ Kết hợp cùng các phòng chức năng để kiểm tra đánh giá hoàn thành chỉ
tiêu kế hoạch của các đơn vị hàng tháng, quí, năm.
+ Lập các hợp đồng kinh tế cụ thể, quản lý các hợp đồng để theo dõi thực
hiện giữa các bên liên quan cho đến khi thanh lý hợp đồng.
+ Quản lý, tổ chức và hướng dẫn thực hiện công tác xuất khẩu lao động.
- Các đơn vị thành viên

×