Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN TRIỆU LUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.61 KB, 131 trang )

MỤC LỤC
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
1.1. Tiểu thuyết lịch sử là một thể loại đã được manh nha phát triển từ
rất sớm trong nền văn học dân tộc, số lượng các tác giả, tác phẩm cũng không
thua kém gì so với các thể loại văn học khác đặc biệt trong giai đoạn 1930 -
1945. Vậy mà, một thời gian dài thể loại này bị lãng quên. Trong gần mười
năm trở lại đây, mặc dù đã có nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ,
tiến sĩ nghiên cứu một số nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử cũng như lẻ tẻ vài
công trình tổng kết sự phát triển của thể loại này nhưng chỉ mới dừng lại ở
một giới hạn nhất định. Tiểu thuyết lịch sử vẫn chưa có chỗ đứng tương xứng.
Nghiên cứu đề tài Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật, chúng tôi mong
muốn góp một tiếng nói nhỏ bé của mình vào việc khẳng định vị trí to lớn của
thể loại này đối với sự phát triển của nền văn học và bổ sung một phần nào đó
vào thành tựu của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nói chung, tiểu thuyết lịch sử
giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 nói riêng.
1.2. Nguyễn Triệu Luật không chỉ là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt
động cách mạng mà ông còn là một nhà văn nổi tiếng với chùm tiểu thuyết
lịch sử viết trước cách mạng. Sự nghiệp của ông có thể coi đứng hàng đầu
trong những tác giả viết tiểu thuyết lịch sử ở thập niên 30 và 40 của thế kỉ
XX. Tuy nhiên cho đến nay, cuộc đời, văn nghiệp của nhà văn này vẫn còn
nhiều câu hỏi nghi vấn chưa có lời giải đáp thấu đáo. Đề tài mà chúng tôi
nghiên cứu mong muốn khái quát một cách rõ ràng hơn nữa những nét cơ bản
về cuộc đời cũng như văn nghiệp của ông.
1.3. Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật cùng với các tác phẩm tiểu
thuyết lịch sử của những nhà văn cùng thời như Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn
Huy Tưởng, Chu Thiên, Phan Trần Chúc… đã tạo nên sự đổi mới đáng trân
1
trọng cho quá trình hiện đại hóa văn học giai đoạn nửa non đầu thế kỉ XX.
Bên cạnh những thành công chung thuộc về cả một thời kì thì những tác phẩm


của ông cũng mang những nét đặc sắc riêng trên cả hai phương diện nội dung
và hình thức nghệ thuật. Ngay từ khi ra đời, tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn
Triệu Luật đã được đông đảo các nhà văn ca ngợi nhưng do nguyên nhân cả
khách quan, chủ quan mà những tác phẩm của ông không được quan tâm
nhiều. Nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn khẳng định vị trí của nhà văn
Nguyễn Triệu Luật đối với nền văn học dân tộc đặc biệt là ở thể loại tiểu
thuyết lịch sử.
1.4. Trong chương trình sách giáo khoa THCS, THPT hiện nay, các nhà
biên soạn đã đưa một vài tác phẩm thuộc văn học sử vào giảng dạy như đoạn
trích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Thái sư Trần Thủ Độ (trích Đại
Việt sử kí toàn thư)… nhưng số lượng vẫn còn ít và lẻ tẻ. Tìm hiểu về tiểu
thuyết lịch sử sẽ cung cấp cho giáo viên, học sinh những tài liệu bổ trợ, tham
khảo có ích. Ngoài ra, nó còn đem lại những tri thức phong phú cho bạn đọc
có lòng yêu mến, mong muốn tìm hiểu lịch sử dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề.
Trước năm 1975 chưa một công trình nào có tính chất chuyên luận nghiên
cứu sự nghiệp văn chương của Nguyễn Triệu Luật nói chung và tiểu thuyết lịch
sử của ông nói riêng mà chỉ xuất hiện một vài bài viết của các nhà văn như
Nguyễn Tuân, Trúc Khê, Hiên Chy, Lan Khai, Vũ Ngọc Phan đưa ra nhận xét
chủ quan của mình về một số tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật.
Nguyễn Nhất Lang (bút danh của Nguyễn Tuân) với bài Bà Chúa Chè
và Nguyễn Triệu Luật viết: “Nói đến lịch sử tiểu thuyết, ngoài cái học kê cứu
sở cứu vào tài liệu, người ta còn phải đếm xỉa đến cái tài của bố cục, của
tưởng tượng. Cuốn Bà Chúa Chè toàn thể được cả” [148,22].
2
Hiên Chy trong bài Lời độc giả với Hòm đựng người đánh giá: “Hòm
đựng người là một cuốn tiểu thuyết có giá trị rất cao về cả hai phương diện:
lịch sử và văn chương… từ lối văn giản dị, dễ hiểu tác giả đã làm sống lại một
thời vua Lê chúa Trịnh… Hòm đựng người là một truyện lịch sử rất hay, tuy
ly kì mà không ra ngoài vòng thực tế thông thường” [7].

Trong bài Bà Chúa Chè có phải là cuốn lịch sử ký sự hay không ?, Trúc
Khê phản đối lời nhận xét của Vũ Ngọc Phan cho rằng Bà Chúa Chè của
Nguyễn Triệu Luật “là một quyển lịch sử ký sự và bảo ông Luật đề tiểu thuyết
lịch sử ở ngoài bìa là sai” . Từ đó, Trúc Khê khẳng định “Bà Chúa Chè cũng
vẫn là cuốn tiểu thuyết chứ không nên coi là lịch sự ký sự”. Sau đó, tác giả đã
lần lượt chỉ ra những chỗ quả là tính chất tiểu thuyết ở trong Bà Chúa Chè
qua việc đối chiếu với sử sách ghi lại. Còn về phần văn thể Trúc Khê đã cho
rằng: “Bà Chúa Chè với một lối văn bình dị và sáng sủa, cũng tự có một giá
trị riêng” [20].
Lan Khai trong Lời giới thiệu lần in thứ nhất Bà Chúa Chè cho rằng:
“Cũng như tôi, ông Nguyễn Triệu Luật viết tiểu thuyết lịch sử. Nhưng khác
với tôi, ông Nguyễn Triệu Luật riêng chú trọng vào sự thực, trong khi tôi chỉ
khuynh hướng về nghệ thuật… Các truyện và người của ông hoạt động hiển
nhiên, không được ông tô điểm cho, nhưng cũng không bị ông làm mất bản
sắc. Đọc các tiểu thuyết của ông là tức là xem những bức ảnh. Người có thể
mất đi rồi, cảnh có thể khác đi rồi, nhưng hình ảnh vẫn là hình ảnh thực của
những người và cảnh đã có thực” [635,36]
Ở cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại, Vũ Ngọc Phan nhận xét Việt Nam
chưa có dòng tiểu thuyết lịch sử và ông đã dành số trang nhất định giới thiệu
một số nhà văn viết lịch sử phóng sự và truyện kí lịch sử trong đó có nhắc đến
Nguyễn Triệu Luật. Đầu tiên tác giả viết: “Bà Chúa Chè rõ là một cuốn lịch
sử ký sự, có tính cách ký sự 100%, không làm gì có những việc và những
3
nhân vật do trí tượng tượng của tác giả thêu nên nghĩa là Bà Chúa Chè không
phải là quyển lịch sử tiểu thuyết như tác giả đã in ngoài bìa” [86,37]. Bên
cạnh đó, Vũ Ngọc Phan còn chỉ ra mặt thành công và hạn chế trong tác phẩm
của Nguyễn Triệu Luật: “Tôi nhận thấy Nguyễn Triệu Luật đã dàn xếp mọi
việc khéo, có nhiều đoạn tự nhiên, tuy là nhắc nhớ đến một điển tích hay một
sự tích mà không cầu kỳ, không làm vướng động tác. Văn ông sáng suốt,
những lời nói của những người xưa vừa hợp thời, vừa có ý nghĩa. Thật là lối

văn thích hợp với một quyển lịch sử ký sự” [91,37]. Nhưng “Nếu ông biết loại
bớt những cái rườm rà đi, những lời bàn, những điều so sánh vô lý, những sự
giảng giải không đâu thì những thiên lịch sử ký sự của ông sẽ được nhẹ nhàng
biết bao” [94,46].
Sau năm 1975 đến nay, tình hình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Nguyễn
Triệu Luật cũng có nhiều khởi sắc hơn so với trước nhưng cũng chỉ dừng lại ở
những bài viết nhỏ lẻ hay những nghiên cứu mang tính chất điểm xuyết một
vài tác phẩm mà chưa đi sâu vào khái quát rộng lớn toàn bộ các tác phẩm tiểu
thuyết của ông.
Phạm Thế Ngũ trong Văn học sử giản ước tân biên đưa ra ý kiến: “Tiểu
thuyết của Nguyễn Triệu Luật thiên về ký sự lịch sử chép theo sát sự thực,
kính trọng những dung mạo, tâm lý, ngôn ngữ của các nhân vật lịch sử với tất
cả thời gian tính… Nhiều trang của ông ngả sang biên khảo rõ rệt (như trong
Hòm đựng người đoạn nói về các hình phạt dưới thời Trịnh Vương, trong
Loạn Kiêu binh, đoạn nói về “Ngõ áo đen” tức “Ô y hạng”, nơi phủ đệ của
tham tụng Nguyễn Nghiễm nhất là Ngược đường trường thi là tất cả một cuốn
lịch sử về dòng dõi tổ tiên chính tác giả). Người ham tìm vết tích lịch sử đọc
Nguyễn Triệu Luật thấy thú vị, thẩm giá cái biết học giả của ông cũng như
thưởng thức câu văn sáng sủa xác thực của ông, tuy đôi khi cũng bị cái tật
4
kênh kiệu của ông làm giảm thú. Song người tìm đọc tiểu thuyết không khỏi
thấy ông khô khan dài dòng, mải khoe kiến thức mà bỏ động tác” [561,33].
Giáo sư Đinh Xuân Lâm trong Lời giới thiệu (lần in tuyển tập tiểu
thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật năm 1998) đưa ra những nhận xét chính
xác: “Thứ nhất: Khác với các tác giả cùng thời đã chọn đề tài xuyên qua nhiều
thế kỉ từ cổ trung đại đến cận đại. Nguyễn Triệu Luật chỉ tập trung nghiên cứu
giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn… Thứ hai: Trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn
Triệu Luật có nhiều chi tiết vụn vặt nhưng đó là thế mạnh của ông. Các sự
kiện lịch sử được tái tạo đúng bối cảnh của chúng, với cái không khí lịch sử
đích thực của chúng, cả với ngôn ngữ của con người thời đó, tất cả đã làm cho

người và việc hiện lên, sống lại và đang hoạt động trước mắt chúng ta”, “bạn
đọc là người Hà Nội cũng sẽ vô cùng thích thú khi bắt gặp qua các trang tiểu
thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật những tiếng cổ trong giao tiếp, những
cảnh cũ, những loài hoa hiếm… để ngày nay khi đêm khuya thanh vắng một
mình thả bộ trên đường phố Khâm Thiên hay Văn Miếu bất chợt lại có cảm
giác như bắt gặp lại bóng dáng thoáng qua của một Thăng Long xưa” [634-
635,23].
Luận án tiến sĩ với đề tài Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỉ XX
- 1945 của Bùi Văn Lợi cũng nhắc đến và phân tích một số khía cạnh nội
dung, nghệ thuật của một số tác phẩm tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật
như Bà Chúa Chè, Chúa Trịnh Khải… chứ chưa đề cập cụ thể đến toàn bộ sự
nghiệp sáng tác của ông như đoạn viết về cảm hứng nhân đạo trong Bà Chúa
Chè: “Trong Bà Chúa Chè, Nguyễn Triệu Luật đã thông qua cuộc đời của
một cô gái hái chè xinh đẹp bỗng chốc trở thành một vương phi có quyền
nghiêng thiên hạ để phản ánh sự sụp đổ tất yếu của triều đình họ Trịnh, đồng
thời phản ánh tất cả những mâu thuẫn, những rối ren lục đục của một chế độ
xã hội phong kiến đang trên con đường tan rã Sống trong xã hội ấy, Đặng
5
Thị Huệ không thể là “con công sống giữa đàn gà”, là con “phượng hoàng”
sống giữa cuộc đời trần trụi. Để có được sự đổi đời, nàng phải trả một cái giá
rất đắt… Cũng chính vì thế dù tàn bạo hay bắt buộc phải tàn bạo nàng cũng
chiếm được sự cảm thông nhất định ở người đọc” [99,29] hay đoạn văn nói về
nghệ thuật hư cấu trong tác phẩm Chúa Trịnh Khải: “Trong tác phẩm Chúa
Trịnh Khải, để nhằm mục đích ca ngợi những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của
người anh hùng Nguyễn Huệ, Nguyễn Triệu Luật đã hư cấu một số chi tiết
khác hẳn với trong lịch sử như chi tiết tên Trang đưa Trịnh Tông đến nộp cho
Nguyễn Huệ” [135,29].
Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Đăng Mạnh trong giáo trình Lịch sử
văn học Việt Nam 1930 - 1945 khi đề cập tới dòng tiểu thuyết lịch sử có nhắc
đến tác giả Nguyễn Triệu Luật và xếp nhà văn này vào khuynh hướng lãng

mạn: “Dòng tiểu thuyết lịch sử với những cây bút như Lan Khai, Phan Trần
Chúc, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Huy Tưởng… Ở đây, cảm hứng lãng mạn
có dịp thêu dệt nên những mối tình lâm li giữa những tráng sĩ và giai nhân
thời phong kiến xa xưa… Nhìn chung, chúng ít để lại những tiểu thuyết nghệ
thuật thật sự có giá trị” [66,31].
Luận văn thạc sĩ Mai Thị Thanh Hà với đề tài Phong cách tiểu thuyết
lịch sử Nguyễn Triệu Luật đã nghiên cứu rất cụ thể, sâu sắc tiểu thuyết lịch sử
Nguyễn Triệu Luật. Nhưng ở công trình nghiên cứu này, tác giả chỉ giới hạn
đối tượng nghiên cứu trong bốn tác phẩm Hòm đựng người, Bà Chúa Chè,
Chúa Trịnh Khải, Loạn Kiêu binh và cũng chỉ dừng lại ở những biểu hiện trên
các phương diện phong cách nghệ thuật mà chưa đi vào khai thác toàn bộ sự
nghiệp sáng tác tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật với 8 tác phẩm được
sưu tập và in trong cuốn sách có nhan đề Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu
Luật (năm 2011) như hiện nay.
6
Nguyễn Vinh Phúc trong Lời giới thiệu cho “Tiểu thuyết lịch sử
Nguyễn Triệu Luật” nhận xét: “Nguyễn Triệu Luật đã tự mình mở ra một
dòng sáng tác tiểu thuyết lịch sử rất đáng trân trọng. Ông đã có ý thức tái hiện
lịch sử bằng hư cấu trên cơ sở hiện thực đáng tin cậy và miêu tả cụ thể chi tiết
gây rung động nơi người đọc… Ngày nay, truyện của Nguyễn Triệu Luật vẫn
rất đáng được đọc để hiểu về lịch sử Thăng Long một thời xa xưa, cũng như
kĩ thuật viết văn của tiểu thuyết gia Việt Nam một thời cách nay ít nhất là hai,
ba thế kỉ” [8,36].
Nguyễn Thị Bình trong bài Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ
thời điểm đổi mới đến nay đã nhắc đến thành công của tác phẩm Bà Chúa Chè
và trích dẫn lời đánh giá của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng về hai nhân vật Đặng
Thị Huệ, chúa Trịnh Sâm: “Trong Bà Chúa Chè, các nhân vật lịch sử như Trịnh
Sâm, Đặng Thị Huệ đã có dáng dấp của nhân vật tiểu thuyết do chỗ tính cách và
nội tâm của chúng được chú trọng và Nguyễn Huy tưởng đã cố gắng đưa chủ
kiến riêng vào cách đánh giá hai nhân vật này: Đặng Thị Huệ là một tính cách

phi thường từ khi còn là một cô gái hái chè cho đến phút làm khuynh đảo phủ
chúa rồi thản nhiên nhận lấy cái chết. Giữa một xã hội tao loạn đầy âm mưu cạm
bẫy, đầy những lối sống ươn hèn, người đàn bà này không chịu làm “con công
giữa bầy đàn” mà chọn cách sống quyết liệt để đạt điều mình muốn. Trịnh Sâm
mê Đặng Thị Huệ nhưng cũng rất thương con riêng, ông ta nhu nhược trong
hành động nhưng sâu xa cũng biết trọng hiền tài. Đấy là nhân vật được tác giả
dành cho cái nhìn cảm thông, thương hại” [4].
Trong bài Nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật, Mai
Thục đưa ra ý kiến: “Với giọng kể chuyện đa thanh đa điệu, Nguyễn Triệu
Luật dùng nhiều đối tượng và ngôn ngữ kịch nói, hợp với nhịp suy và nhịp
vận động của con người hiện đại. Đây là nghệ thuật kể chuyện đặc thù, rất nổi
bật của Nguyễn Triệu Luật. Người đọc bị cuốn hút vào những tiếng nói đa
7
thanh, những đối thoại sinh động trong từng trang viết làm cho không khí tiểu
thuyết sôi động, không nhàm chán, không gây căng thẳng, mệt mỏi bởi lời kể
lể lê thê, dài dòng của tác giả theo lối chương hồi cũ rích… Với tiểu thuyết
Nguyễn Triệu Luật, ngôn ngữ nhân vật đóng vai trò quan trọng bậc nhất thay
tác giả kể chuyện. Nhân vật trầm mình vào lịch sử mà kể chuyện. Những tâm
tình sâu kín của nhân vật lại mang màu sắc của con người hiện đại” [46].
Bài Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật - tinh thần nhân bản dồi dào,
Thi Thi đã trích dẫn lời nhận xét của nhà văn Trần Thùy Mai về tuyển tập tiểu
thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật: “Quả thực, với tuyển tập này, bạn đọc hôm
nay có dịp tiếp cận được với những tác phẩm kết hợp giữa chất liệu hấp dẫn
của sử liệu và sự rung động của văn chương. Trong đó, điểm chung dễ nhận
thấy là một "tinh thần nhân bản dồi dào" của ngòi bút Nguyễn Triệu Luật. Với
Hòm đựng người, tác giả đã đưa người đọc về thời kỳ Lê Trịnh và "cận cảnh"
vào số phận những cung nữ phải theo vào sơn lăng vua Lê, nhốt chặt tuổi
xuân ở chốn lạnh lẽo ấy. Bi kịch xảy ra khi một Hoàng tử nhà Lê cả gan thâm
nhập vào sơn lăng để chung sống với một cung nữ vốn là người yêu cũ” [43].
Phạm Tú Châu với bài Tính lịch sử: khả năng và mức độ qua tiểu

thuyết Bà Chúa Chè cho rằng thành công của Nguyễn Triệu Luật là ở chỗ:
“Bà chúa Chè ngoài dựng lại cuộc đời vui ít khổ nhiều của cô gái tài sắc một
thời, của một Tuyên phi “quyền nghiêng thiên hạ” làm đảo lộn cả phủ chúa
ra, dường như tác giả còn muốn bày tỏ triết lý: khôn ngoan, mưu mẹo đến
mấy để thỏa mãn dục vọng thì kết quả rồi cũng bằng không. Tác giả đã lấy ra
những sự kiện chính liên quan trực tiếp đến mục tiêu sáng tác ở Hoàng Lê
nhất thống chí để làm khung, phần nào còn thiếu là chỗ để cho tác giả vận
dụng kiến thức lịch sử và sức tưởng tượng của mình” [5].
Trong bài Nguyễn Triệu Luật: Tài hoa - uyên bác - dấn thân, Phạm
Toàn trình bày khá rõ về quan điểm của Nguyễn Triệu Luật khi viết tiểu
8
thuyết lịch sử. Ông đã đưa ra những đánh giá rất chính xác về đóng góp của
nhà văn này đối với thể loại tiểu thuyết lịch sử: “Đóng góp của Nguyễn Triệu
Luật - nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử là ở hai điểm. Điểm thứ nhất là Nguyễn
Triệu Luật đã có công dùng văn phong tiểu thuyết để miêu tả và dựng lại bối
cảnh cho sinh động như thật. Bạn đọc có thể thấy ngôn ngữ và hành động -
đặc biệt là tâm lý đám đông trong cách ứng xử của lính tam phủ (lính tuyển ở
ba phủ Hà Trung, Thiệu Hóa và Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa) khi bọn họ
trở thành ưu binh đóng trại ở sát các phủ chúa sau khi đã giúp nhà Lê trung
hưng, khi họ được lôi cuốn vào những việc quốc gia đại sự như những con rối
đầy tiếng ồn và đấy sức phá phách Đóng góp thứ hai của Nguyễn Triệu Luật
là cùng với văn phong miêu tả ấy, Nguyễn Triệu Luật còn tôn cao được đặc
điểm tâm lý của nhân vật là điều các sách chính sử không có trách nhiệm nói
ra đã đành, mà ngay cả sách bút ký văn chương (Hải Thượng Lãn Ông và các
tác giả văn phái họ Ngô) lắm khi cũng bỏ qua hoặc chỉ nói bằng những câu kể
gọn lỏn, trong vụ Tĩnh Đô vương chẳng hạn thì chỉ nói đến bỏ con trưởng lập
con thứ, thế thôi. Nhưng trong Bà Chúa Chè, đoạn miêu tả liên quan đến cả
chuỗi âm mưu đòi bỏ con trưởng lập con thứ đó thật hết sức thú vị, bộc lộ sự
khéo léo của Đặng Thị Huệ, nói được tâm trạng cả nể của Tĩnh Đô vương
nữa” [48].

Nhân kỉ niệm 110 năm ngày sinh Nguyễn Triệu Luật (1903- 2013),
ngày 23-8-2012 , Hội nhà văn Hà Nội do ông Phạm Xuân Nguyên chủ trì đã
tổ chức long trọng hội thảo Nguyễn Triệu Luật - con người và tác phẩm. Hội
thảo với rất nhiều tham luận của các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu… về
cuộc đời cũng như tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật như Lại Nguyên Ân,
Phạm Toàn, Phạm Tú Châu, Nguyễn Xuân Khánh, Lê Văn Ba… Nhưng quan
trọng nhất là nói về tác phẩm và bút pháp viết tiểu thuyết lịch sử Nguyễn
Triệu Luật. Nhà giáo Phạm Toàn cho biết, tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật
9
giúp ông nhìn ra một định nghĩa về tiểu thuyết lịch sử: “viết tiểu thuyết lịch
sử không cần theo phép Sử học. Tác giả chỉ phải tưởng tượng ra một “truyện
có thể có” ở một thời đại, rồi đem chuyện ấy lồng vào khung thời đại ấy. Mục
đích là lấy một chuyện không đâu mà làm sống một thời đại” (Tựa Hòm đựng
người). Theo Phạm Toàn: “lịch sử là một dòng chảy, sử gia chỉ là những
người câm và nhà văn viết lịch sử là người góp phần gợi nỗi niềm cho người
đời về những sự thật của lịch sử. Khác với các sử gia, người viết tiểu thuyết
lịch sử tham gia vào tâm lý của nhân vật. Nguyễn Triệu Luật đã viết tiểu
thuyết lịch sử với tinh thần như thế chứ không phải một sử gia chép sử” [18].
Nguyễn Huệ Chi trong bài Nguyễn Triệu Luật - cây bút tiểu thuyết lịch
sử xuất sắc của nền tiểu thuyết Việt Nam hiếm có người so sánh tổng kết lại
nội dung hội thảo Nguyễn Triệu Luật - con người và tác phẩm để rồi tác giả
kết luận: “Có thể nói sự nghiệp và cống hiến của Nguyễn Triệu Luật, đúng
như tiêu đề bài viết của Phạm Toàn, kết tinh trong sáu chữ: Tài hoa - uyên bác
- dấn thân. Các bản tham luận đều đánh giá cao tài năng xuất sắc và cống hiến
của ông đối với tiểu thuyết lịch sử và nhiều thể loại văn học khác thời kỳ
trước 1945 mà về sau cũng chưa dễ đã có người sánh kịp” [6].
Bài Nguyễn Triệu Luật - người viết tiểu thuyết lịch sử bị quên lãng của
Hà An trích dẫn lời nhận xét của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh - một hậu duệ
của Nguyễn Triệu Luật trong dòng tiểu thuyết lịch sử có nhắc tới ba bài tựa
Hòm đựng người (1937), Bà Chúa Chè (1938) và Ngược đường trường thi

(1939) nêu rõ quan điểm của Nguyễn Triệu Luật khi viết tiểu thuyết lịch sử
“có thể hư cấu hoàn toàn, có thể dựa trên sự kiện có thật 100% nhưng phải
bằng đánh giá khách quan, có thể trộn lẫn giữa cái hư và cái thực… Nguyễn
Triệu Luật là người phổ biến quan niệm tiểu thuyết lịch sử phương tây vào
Việt Nam” [1].
10
Lê Văn Ba trong bài Nguyễn Triệu Luật: Tiểu thuyết lịch sử - văn hóa
lịch sử cho rằng: “Viết tiểu thuyết lịch sử để lấy chuyện xưa mà nói nay. Nguyễn
Triệu Luật mong muốn bạn đọc nhìn vào quá khứ để thấy lại lịch sử dân tộc, thức
dậy lòng yêu nước. Có thể nói những suy nghĩ của ông từ cách đây hơn nửa thế
kỷ vẫn nguyên giá trị, vẫn là những chỉ dẫn đáng để cho giới viết truyện lịch sử,
tiểu thuyết lịch sử, làm phim lịch sử hôm nay tham khảo” [3].
Trên đây, tôi đã trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu tiểu thuyết
lịch sử của Nguyễn Triệu Luật từ trước cho đến nay. Có thể do thời gian tìm
hiểu chưa nhiều và sự tổng hợp của tôi ở trên còn nhiều thiếu xót. Nhưng từ
thực tế nghiên cứu đó, bước đầu cho phép tôi nêu ra những nhận xét sau:
1. Việc nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật chưa được
đặt ra ở cấp độ khái quát. Thực tế cho thấy các tác giả chỉ mới dừng lại ở một
số lời nhận xét, đánh giá, giới thiệu rất chung và sơ lược hoặc điểm qua một
vài mặt thành công trong một số tác phẩm thuộc tiểu thuyết lịch sử của ông.
Đôi khi là lời nhận xét chưa chính xác về tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu
Luật. Chưa có một công trình nào mang tính chất chuyên luận, hệ thống, khảo
sát một cách toàn diện các tác phẩm của nhà văn này về những thành công
trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu
Luật để từ đó khẳng định vai trò, vị trí của nhà văn trong toàn bộ văn mạch
dân tộc nói chung và giai đoạn văn học 1930 - 1945 nói riêng.
2. Nguyên nhân của tình hình nghiên cứu này đó có thể là do quan
điểm văn chương chưa thống nhất. Mặt khác do tâm lý một thời chúng ta tập
trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc nên những bộ phận văn học nào có lợi
cho cách mạng nhiều nhất thì được đề cao như dòng văn học hiện thực phê

phán, dòng văn học cách mạng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Từ tình hình nghiên cứu trên, trong điều kiện tư liệu và khả năng cho
phép, tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
11
3.1. Nhiệm vụ chính: Tìm hiểu một số đặc điểm về nội dung và hình
thức nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật. Từ đó khẳng định
sự đóng góp của tác giả này đối với nền văn học dân tộc nói chung, đối với
tiểu thuyết lịch sử nói riêng.
3.2. Để thực hiện nhiệm vụ chính như trên, luận văn còn có nhiệm vụ
khái quát đôi nét về tiểu sử, văn nghiệp cũng như quan điểm của Nguyễn
Triệu Luật khi viết tiểu thuyết lịch sử.
3.3. Ngoài ra, luận văn sẽ tìm hiểu một số vấn đề lí luận chung như giới
thuyết về tiểu thuyết lịch sử, sơ lược quá trình phát triển tiểu thuyết lịch sử ở
giai đoạn trước và cùng thời với tác giả nhằm tạo công cụ cho quá trình xử lí
nội dung đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng khảo sát của luận văn là tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn gồm 8 tác phẩm được tập hợp trong
cuốn Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật (do Nhà xuất bản Khoa học xã
hội ấn hành năm 2011).
1. Hòm đựng người (1938)
2. Bà Chúa Chè (1938)
3. Loạn kiêu binh (1939)
4. Ngược đường trường thi (1939)
5. Chúa Trịnh Khải (1940)
6. Rắn báo oán (1941)
7. Thiếp chàng đôi ngả (1941)
8. Bốn con yêu và hai ông đồ (1943)
5. Phương pháp nghiên cứu.

5.1. Phương pháp văn học sử.
Đây là một đề tài văn học sử nghiên cứu một chủng loại tiểu thuyết
thuộc thể loại văn xuôi tự sự. Đó là tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật. Vì
vậy, phương pháp chủ yếu được sử dụng trong công trình này là phương pháp
nghiên cứu văn học sử. Theo phương pháp này, chúng tôi phải đặt đối tượng
12
nghiên cứu trong quá trình vận động và phát triển của dòng tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945.
5.2. Phương pháp so sánh văn học.
Trong một chừng mực có thể, luận văn có nhiệm vụ so sánh tiểu thuyết
lịch sử của Nguyễn Triệu Luật với tiểu thuyết lịch sử của một số tác giả khác
cùng thời để thấy rõ thêm những nét độc đáo cũng như đóng góp của Nguyễn
Triệu Luật ở loại hình này.
5.3. Ngoài những phương pháp trên, luận văn còn sử dụng các phương
pháp hỗ trợ khác như phương pháp phân tích logic, phương pháp hệ thống
chỉnh thể, phương pháp thi pháp học.
6. Kết cấu của luận văn.
Gồm 3 phần:
Phần mở đầu bao gồm lý do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, nhiệm vụ
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, kết cấu của luận văn và đóng
góp của đề tài.
Phần nội dung chính của luận văn chia thành 3 chương:
Chương 1: Mấy vấn đề chung.
Trong chương này luận văn nhằm giới thuyết một vài nét về tiểu thuyết
lịch sử như khái niệm, những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết lịch sử. Đồng
thời, tác giả luận văn cũng dành một số trang nhất định để so sánh tiểu thuyết
lịch sử trong thời kì văn - sử - triết bất phân với tiểu thuyết lịch sử trong thời
hiện đại. Tiếp đó, luận văn còn khái quát tình hình phát triển của tiểu thuyết
lịch sử trong văn học trung đại và đặc biệt là giai đoạn 1930 - 1945. Một phần
sau đó, luận văn cũng điểm qua đôi nét về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, quan

niệm viết tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Triệu Luật.
Chương 2: Nội dung tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật.
13
Trong phần này, luận văn nhằm đi sâu khám phá những mặt thành công
về nội dung của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật như đề tài, chủ đề, cảm
hứng chủ đạo, thế giới nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con người.
Chương 3: Nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật.
Trong phần này, luận văn sẽ trình bày những độc đáo của tiểu thuyết
lịch sử Nguyễn Triệu Luật trên phương diện nghệ thuật như mối quan hệ giữa
hư cấu với sự thật lịch sử, nghệ thuật kết cấu, nghệ thuật khắc họa nhân vật,
không gian, thời gian nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật và một vấn đề nữa
không thể thiếu đó là ngôn ngữ sử dụng trong các tác phẩm của nhà văn.
Phần kết luận của luận văn có tác dụng tổng kết lại những thành công
cũng như hạn chế thiếu xót của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật.
Phần phụ lục của luận văn tóm tắt ngắn gọn 8 tác phẩm tiểu thuyết lịch
sử Nguyễn Triệu Luật.
7. Đóng góp của luận văn.
Đề tài góp phần tái hiện diện mạo tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu
Luật - một tác giả viết tiểu thuyết lịch sử có nhiều thành tựu trong giai đoạn
sau của quá trình hiện đại hóa văn học 1930 - 1945 nhưng do nhiều nguyên
nhân mà chưa được nghiên cứu nhiều.
Trên cơ sở tìm hiểu quan niệm viết tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn
Triệu Luật cũng như vài nét về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, những thành
công về phương diện nội dung và nghệ thuật, luận văn nhằm khẳng định vị trí
của Nguyễn Triệu Luật đối với dòng tiểu thuyết lịch sử giai đoạn 1930 - 1945
nói riêng, tiểu thuyết lịch sử đầu thế kỉ XX đến năm 1945 nói chung. Kết quả
bước đầu này của luận văn sẽ góp phần bổ sung tài liệu cho việc nghiên cứu
thể loại tiểu thuyết lịch sử trong quá trình hiện đại hóa nền văn học cũng như
những điểm mới của nó với giai đoạn phát triển trước từ đầu thế kỉ XX đến
năm 1930.

14
Ngoài ra, những vấn đề trình bày trong luận văn có thể sử dụng vào
việc chỉnh lý, bổ sung phần văn học sử Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ XX
đến năm 1945 hay những nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Triệu Luật mà các
sách giáo trình, sách nghiên cứu còn bỏ sót.
Luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các
trường sư phạm hoặc đối với những bạn đọc say mê, tìm hiểu về tiểu thuyết
lịch sử, yêu mến nhà văn Nguyễn Triệu Luật.
15
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MẤY VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Giới thuyết về tiểu thuyết lịch sử.
Theo nhiều tài liệu bàn về tiểu thuyết lịch sử, các nhà nghiên cứu đều
thống nhất cho rằng khái niệm tiểu thuyết lịch sử du nhập vào Việt Nam từ
đầu thế kỉ XX cùng với quá trình hiện đại hóa văn học và đã có nhiều định
nghĩa, quan niệm khác nhau về tiểu thuyết lịch sử nhưng tựu chung lại theo ý
kiến của PGS.TS Nguyễn Thị Bình: “Hiện đang tồn tại hai cách quan niệm về
tiểu thuyết lịch sử: cách thứ nhất đã trở thành quan niệm truyền thống, đặt yêu
cầu trung thành với chính sử làm nguyên tắc hàng đầu và như vậy đương
nhiên yêu cầu tái hiện lịch sử là mục đích. Cách thứ hai coi lịch sử chỉ là
phương tiện để đạt đến những mục đích khác nhau” [4]. Ý kiến của cá nhân
tôi đồng tình với cách hiểu thứ hai.
Theo tôi, để có thể hiểu một cách cặn kẽ về khái niệm tiểu thuyết lịch
sử thì chúng ta cần phải có hai vấn đề cần làm rõ ở đây.
Vấn đề đầu tiên đó là: Tiểu thuyết lịch sử khác lịch sử ở những khía
cạnh nào?
Lịch sử là khái niệm chỉ khoa học lịch sử, sử học. Theo cách hiểu thông
thường nhất, lịch sử chính là sự ghi chép các sự kiện, nhân vật, tình huống…
lịch sử đã xảy ra ở quá khứ. Và như vậy, bản chất của tư duy lịch sử là tư duy

sự kiện. Các nhà chép sử chủ yếu ghi chép sự kiện xảy ra ở một thời đại, một
triều đại, một giai đoạn nào đó trong lịch sử dân tộc qua các đời vua, chúa
khác nhau, phong tục tập quán, hiện tượng tự nhiên, mốc thời gian, những
nhân vật lịch sử có ảnh hưởng đến sự phát triển hay suy vọng của một triều
đại nào đó.
Bàn đến vấn đề khác nhau giữa tiểu thuyết lịch sử với sử học hay khoa
học về lịch sử hay lịch sử trong chính sử đã không ít những nhà nghiên cứu
16
nói đến một cách cụ thể và tương đối đầy đủ như Luccas, Nguyễn Đình Thi,
Nguyễn Lương Bích, Vũ Ngọc Phan, Tân Dân Tử… Tôi có thể tóm lược lại
những phương diện khác nhau sau:
- Điểm khác nhau trước hết, quan trọng nhất giữa sử học và tiểu thuyết
lịch sử đó là vấn đề tư duy. Nếu tư duy trong sử học là tư duy sự kiện lịch sử
theo năm, tháng, chính xác, nhân vật chính xác thì tiểu thuyết lịch sử là tư duy
hình tượng. Các nhà văn chỉ tập trung vào một số chi tiết sinh động để tạo nên
hình tượng nghệ thuật đặc sắc.
- Nếu mục đích của sử học là khám phá sự thật lịch sử, phản ánh gương
mặt khách quan của lịch sử thì tiểu thuyết lịch sử thông qua việc tái hiện lịch
sử rút ra những quan niệm và suy ngẫm về cuộc sống, về con người.
- Nếu nhiệm vụ của nhà sử học xem trọng biên niên, sự kiện, lấy sự thật
làm giá trị thì nhà viết tiểu thuyết lịch sử xem trọng hư cấu lấy hư cấu làm giá
trị. Vì vậy “nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử khác với nhà sử học ở chỗ họ phải
làm sống lại những tài liệu lịch sử bằng trí tưởng tượng, bằng hư cấu nghệ
thuật” [12,17].
- Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử phải sinh động hơn nhân vật trong
chính sử như Luccas có viết: “Các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử phải sinh
động hơn cả các nhân vật lịch sử vì các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử được
trao cho sự sống còn của các nhân vật lịch sử thì đã sống” [30-31,17]. Hơn
nữa chính sử chỉ đủ đất cho những nhân vật chính như vua, chúa, quan lại,
người đứng đầu một cuộc nổi dậy… và hầu như không có chỗ cho quần

chúng nhân dân, hàng vạn người chết trong các cuộc thảm sát, hàng triệu
người chết trong các cuộc chiến tranh thường chỉ được ghi lại một dòng sơ sài
trong chính sử thậm chí không dòng nào. Đến với tiểu thuyết lịch sử, số phận
của những cá nhân trong lịch sử được tác giả dành nhiều bút lực hơn hết. Đó
17
cũng là một đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử khác với sử học - số phận con
người cá nhân được đề cao.
- Phạm vi: Nếu chính sử chỉ tóm tắt những sự kiện lớn lao, tên tuổi
những người đứng đầu triều đại, những anh hùng có công lớn hay những tên
tay sai phản quốc mà không đi sâu vào những vấn đề nhỏ như diện mạo, ngôn
ngữ, tính cách, tâm trạng, đời tư nhân vật thì tiểu thuyết lịch sử lại xây dựng
hình tượng những con người một cách đa dạng, phong phú hoặc của những con
người chỉ xuất hiện vài dòng trong chính sử hay không xuất hiện để từ đó tái
hiện cả một thời đại đã làm cho các nhân vật đó suy nghĩ, hành động như vậy.
- Tác dụng của sử học đối với người đọc là cung cấp hiểu biết khái quát
nhất về lịch sử dân tộc qua các thời đại còn với tiểu thuyết lịch sử không chỉ
hiểu biết về một thời kì lịch sử mà còn khơi gợi trí tưởng tượng phong phú
cùng những cảm xúc, tâm trạng nơi độc giả.
Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa sử học và tiểu thuyết lịch sử là
nhà văn phải làm sống lại lịch sử bằng khả năng hư cấu, sáng tạo của mình.
Vấn đề thứ hai cần nói đến ở đây là sự khác nhau giữa tiểu thuyết lịch
sử trong thời kì văn - sử bất phân và tiểu thuyết lịch sử trong tiểu thuyết hiện
đại. Qua khảo sát một vài tài liệu viết về tiểu thuyết lịch sử trung đại và hiện
đại thì tôi nhận thấy sự khác nhau giữa tiểu thuyết lịch sử hiện đại và trung
đại ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất: Về mối quan hệ giữa yếu tố văn và yếu tố sử.
Đặc điểm của thời kì văn - sử bất phân là yếu tố văn, sử không tách rời
nhau, bút pháp sử lồng vào bút pháp văn, giá trị sử và văn là đồng đẳng thì
đến tiểu thuyết lịch sử hiện đại hai yếu tố này tách bạch rõ ràng, sử chỉ là
phương tiện để nhà văn triển khai viết tiểu thuyết.

Thứ hai: Về hình thái tư duy.
18
Nếu tiểu thuyết lịch sử trong thời kì văn - sử bất phân có sự đan xen
giữa hai hình thái tư duy: luân lí và tư duy hình tượng tức là tư duy hình
tượng chưa lấn át hoàn toàn tư duy luân lý thì tiểu thuyết lịch sử hiện đại tư
duy hình tượng chiếm vị trí chủ đạo, tư duy luân lý tan biến vào trong hình
tượng.
Thứ ba: Về phương diện đề tài.
Trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trung đại hầu như chỉ đề cập đến đề
tài lịch sử và không phải là lịch sử quá khứ mà là lịch sử đương đại còn tiểu
thuyết lịch sử hiện đại không giới hạn về phạm vi đề tài và lịch sử được miêu
tả là lịch sử quá khứ có thể xa hoặc gần khác nhau tùy theo sự lựa chọn của
mỗi nhà văn.
Thứ tư: Về người sáng tác.
Nếu tiểu thuyết lịch sử hiện đại thuần túy là sự sáng tác của bản thân
một tác giả thì tiểu thuyết lịch sử trung đại hầu như là do tập thể sáng tác như
Hoàng Lê nhất thống chí do nhóm Ngô gia văn phái viết.
Thứ năm: Về chữ viết, bố cục.
Đối với tiểu thuyết lịch sử trung đại chỉ trừ Tây Dương Gia Tô bí lục là
chia quyển còn Hoàng Lê nhất thống chí, Nam triều công nghiệp diễn chí
hoàn toàn theo mô hình chương hồi Trung quốc và viết bằng chữ Hán. Mỗi
hồi chứa đựng một sự kiện chính có một câu đối ở đầu hồi, tóm gọn nội dung
sự kiện, cách trần thuật mở đầu bằng niên hiệu lịch sử, cách dẫn chuyện bằng
“nói về”, “lại nói”, “chuyện chia thành hai mối” y như là cách kể của tiểu
thuyết chương hồi.
Sự khác nhau của thể loại tiểu thuyết lịch sử ở hai thời kì trung đại và
hiện đại là do nguyên nhân từ quan niệm sáng tác văn chương. Trong thời
trung đại, quan niệm chủ đạo như mọi người đã thừa nhận là “văn dĩ tải đạo”,
“văn dĩ quán đạo”, “văn dĩ minh đạo”. Với quan niệm như thế thì trong sáng
19

tác văn chương luôn đề cao chức năng giáo huấn lên hàng đầu lấn áp chức
năng thẩm mĩ, phản ánh, nhận thức còn tiểu thuyết lịch sử hiện đại đã coi văn
chương là hoạt động sáng tác nghệ thuật đích thực vì vậy mà tính chất văn
chương là chủ yếu.
Tóm lại có thể nói tiểu thuyết lịch sử là những tác phẩm có sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết với những tài liệu
của sử học đã được ghi chép trên cơ sở lấy nội dung lịch sử làm đề tài cùng
với việc tôn trọng sự kiện, nhân vật lịch sử. Qua đó thể hiện những bài học
sâu sắc về lịch sử, dùng chuyện xưa để nói nay. Sở dĩ tôi đưa ra cách hiểu của
mình về tiểu thuyết lịch sử ở trên là bởi ba lí do sau: Thứ nhất đã là tiểu
thuyết lịch sử chỉ là một thể loại nhỏ nằm trong thể loại lớn là tiểu thuyết thì
trước hết phải mang những đặc điểm của thể loại tiểu thuyết nói chung mà
đặc trưng khu biệt của tiểu thuyết là chú trọng vào con người cá nhân, vào đời
sống tâm hồn, tình cảm của con người. Thứ hai gốc tích xa xưa của tiểu
thuyết lịch sử “là sản phẩm thoát thai từ cuộc hôn phối giữa văn học và sử
học” [17] và thứ ba là mục đích cuối cùng của các thể loại văn học nói chung,
tiểu thuyết lịch sử nói riêng là cung cấp cho người đọc những hiểu biết phong
phú về đời sống con người, mang lại bài họ quý báu cho thế hệ hôm nay và
mai sau.
Sau đây, tôi sẽ đưa ra một vài đặc điểm cơ bản của thể loại tiểu thuyết
lịch sử qua sự tổng hợp các tài liệu, các bài báo, bài nghiên cứu, luận văn…
bàn về thể loại tiểu thuyết lịch sử.
- Đối tượng của tiểu thuyết lịch sử là quá khứ nhưng không phải bất cứ
tác phẩm nào viết về quá khứ cũng đều là tiểu thuyết lịch sử. Quá khứ ấy phải
là một giai đoạn nào đó nổi bật, có nhiều biến động nhất trong lịch sử ảnh
hưởng đến một thời đại, một quá trình phát triển hay suy vong của dân tộc,
hoặc số phận con người với nhiều vấn đề còn trong bóng tối chưa được đề cập
20
đến. Tức là quá khứ có ý nghĩa lịch sử. Hay nói cách khác đối tượng của tiểu
thuyết lịch sử là những vấn đề của lịch sử và con người của lịch sử.

- Bản chất của tiểu thuyết lịch sử là vừa đối thoại với lịch sử vừa đối
thoại với người đương thời về quá khứ để tìm mối quan hệ ngầm giữa xưa và
nay. Nó không phải là sự vẽ lại những sự kiện, nhân vật hay bức tranh về
phong tục tập quán trong quá khứ mà điều quan trọng là nhà văn phải “đi sâu
vào giải quyết những vấn đề quan trọng của con người, những vấn đề thiết
thân đối với con người, phải có một quan điểm nghệ thuật về con người tiến
bộ. Không những thế nhà văn phải tập trung thể hiện con người trong mối
quan hệ với cuộc sống” [17].
- Trong tiểu thuyết lịch sử thì lịch sử chỉ là cái cớ, nhân vật lịch sử là
chất liệu, là phương tiện để nhà văn xây dựng lên tác phẩm. Nếu như hư cấu
là kĩ thuật đương nhiên của nhà tiểu thuyết thì đối với tiểu thuyết lịch sử,
nghệ thuật hư cấu là lĩnh vực chủ yếu để nhà văn thể hiện sự sáng tạo của
mình. Tuy nhiên hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử có một nét đặc thù riêng tức
là phải căn cứ vào sự kiện và nhân vật lịch sử có thật. Do đó hư cấu giống như
chất phụ gia cho lịch sử chứ không thể làm sai lệch lịch sử. Vì vậy theo quan
điểm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, hư cấu trong tiểu
thuyết lịch sử phải có giới hạn, phải đảm bảo tính chân thực lịch sử. Những
chi tiết, sự kiện lịch sử thiếu chính xác có thể sẽ dẫn đến cách đánh giá sai
lệch và những suy diễn chủ quan làm cho người đọc hiểu sai về lịch sử. Bên
cạnh đó cần phải chú ý hư cấu còn xuất phát từ quan niệm nghệ thuật của mỗi
nhà văn khi viết tiểu thuyết lịch sử, cho nên cũng không nên tuyệt đối hóa nó
trong đánh giá thành công của tác phẩm bởi có nhà văn chủ trương trung
thành với lịch sử, có người lại đề cao sự sáng tạo của hư cấu. Vì vậy luôn phải
có cái nhìn khách quan đánh giá.
21
- Tiểu thuyết lịch sử phải có tính sinh động và một trí tưởng tượng
phong phú. Bởi lẽ tiểu thuyết lịch sử sẽ mất đi tính hấp dẫn nếu thiếu tính sinh
động và sự bay bổng của trí tưởng tượng, người đọc tìm đến loại hình tiểu
thuyết này không cốt nhằm thỏa mãn tri thức về các sự kiện mà họ muốn tìm
đến chân dung tinh thần của thời đã qua. Rồi từ thời đại đã qua suy ngẫm về

hiện tại, diễn ngôn nghệ thuật của họ là những diễn ngôn đậm cá tính của chủ
thể sáng tạo.
- Mỗi nhà văn khi viết tiểu thuyết lịch sử đều có cách lí giải và trình
bày lịch sử phù hợp với chiều sâu lí giải mang tính cá nhân. Nhưng cảm hứng
lý giải và thái độ hưởng thụ của nhà văn phải xuất phát từ nền tảng nhân văn
không sẽ rơi vào tùy tiện, bóp méo lịch sử. Nó thật đúng với lời nhận xét của
GS.TS Đinh Xuân Dũng: “Người viết tiểu thuyết lịch sử trước hết phải có cái
tâm. Cụ thể là phải tôn tọng lịch sử, phải tỉnh táo đánh giá các sự kiện và nhân
vật lịch sử, phải tôn trọng cái gì thuộc về sự thật và trong đánh giá phải hết
sức công tâm nghĩa là phải gạn đục, khơi trong, không được đem tà tâm gửi
vào ngòi bút. Ngoài cái tâm còn có cái dũng của người cầm bút, có lòng kiên
nhẫn - nếu không thì người viết dễ bỏ cuộc” [17].
- Yêu cầu nhà viết tiểu thuyết lịch sử là phải có sự hiểu biết như một
nhà sử học, có tố chất, tác phong của một nhà nghiên cứu lịch sử để có thể lựa
chọn hiện tượng, sự kiện, con người, thời gian nào trong lịch sử dựng thành
tiểu thuyết. Nhưng đó chỉ là điều kiện cần còn điều kiện đủ chính là tài năng
của mỗi nhà văn - điều kiện quyết định sự thành công hay thất bại của một tác
phẩm văn chương. Kết quả quan trọng của người viết tiểu thuyết lịch sử vẫn
là từ cái riêng khái quát thành những vấn đề chung cho cả một thời kì lịch sử.
Đặc biệt phải đi sâu khắc họa tính cách, số phận của nhân vật chính, chú ý
đến đời tư của nhân vật từ đó tái hiện cuộc sống càng đa dạng, phong phú,
sinh động thì tác phẩm đó càng mang giá trị.
22
1.2. Sơ lược về tình hình tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong văn học
trung đại và giai đoạn 1930 - 1945.
1.2.1. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong văn học trung đại.
Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong văn học trung đại cũng chính là tiểu
thuyết chương hồi bằng văn xuôi chữ Hán.
Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử có
nhiều biến động đặc biệt là ở thế kỉ XVI trở đi khi triều đình nhà Lê được

thiết lập, hệ tư tưởng Nho giáo trở thành quốc giáo, các vua Lê chỉ lo hưởng
thụ, không quan tâm tới tình hình chính trị trong nước, kết quả là quyền bính
về tay họ Mạc. Vua nhà Mạc cố giữ cho cỗ xe chính trị khỏi rơi xuống vực
nhưng lực bất tòng tâm. Trong lúc đó lòng hoài Lê đã bén rễ quá sâu vào tâm
trí tầng lớp trí thức và đám quan lại nhà Lê làm bùng lên cuộc nội chiến Lê -
Mạc. Thế kỉ XVI -XVII, đất nước tạo thành cục diện tam phân Mạc - Lê -
Nguyễn, đời sống nhân dân lầm than. Cuối thế kỉ XVIII, về cơ bản chiến cục
ba bên đã chấm dứt nhưng Đàng Ngoài hình thành ra một chính quyền hết sức
rối ren có vua lại có chúa. Đàng Trong cũng chẳng sáng sủa hơn. Chính vì
thế, chính trị trong nước ngày càng trở nên căng thẳng. Do đó, nhân dân hai
miền đã đồng khởi chống lại chính quyền phong kiến trên phạm vi toàn quốc
với quy mô lớn chưa từng thấy.
Hoàn cảnh xã hội ở trên đã ảnh hưởng đến bộ mặt sự thay đổi của văn
học mà về cơ bản văn học Việt Nam đã tiếp thu được tinh hoa văn học nước
ngoài mà chủ yếu là văn học Trung Hoa về cả ngôn ngữ sử dụng, cả thi liệu…
nhưng quan trọng nhất vẫn là các thể loại văn học như hịch, cáo, chiếu,
biểu… và không thể bỏ qua thể loại tiểu thuyết chương hồi bằng văn xuôi chữ
Hán viết về vấn đề lịch sử. Do đó, tiểu thuyết chương hồi trung đại có thể
được coi là tiểu thuyết lịch sử.
Thực ra, tiểu thuyết lịch sử trung đại xuất hiện đầu thế kỉ XVIII với số
lượng tác phẩm không nhiều nhưng giữ một vai trò quan trọng trong tiến trình
phát triển của nền văn xuôi Việt Nam trung đại. Chúng ta phải kể đến các tác
23
phẩm như Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm (1719),
Thiên Nam liệt truyện (khuyết danh), Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô
gia văn phái, Hoàng Việt hưng long chí của Ngô Đậu Giáp, Việt Lam tiểu sử
của Lê Hoan. Như trên chúng ta có nói đến ảnh hưởng của nền văn học Trung
Hoa đến Việt Nam mà cơ bản thể hiện ở mặt thể loại. Đó chính là tiểu thuyết
chương hồi. Vì vậy lễ tất nhiên, tiểu thuyết lịch sử trung đại sẽ mang những
đặc điểm chung của tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa như kết cấu tác phẩm

theo từng hồi, chương, mỗi hồi ứng với một sự kiện trong tác phẩm và được
mở đầu bằng một câu hay một cặp câu văn vần, khi chuyển đổi các sự kiện,
nhân vật thì người viết thường sử dụng các cụm từ “đây nói”, “đây nhắc lại”,
“nói về”, “lại nói về”… kết thúc mỗi chương có câu “Muốn biết việc… thế
nào xem hồi sau sẽ rõ”, nội dung câu chuyện diễn tả chủ yếu qua hành động,
tính cách nhân vật mang tính ước lệ, ít quan tâm đến đời sống tâm lí bên
trong, cá nhân của các nhân vật, nếu có đề cập thì chỉ ở mức độ đơn giản,
truyện kể theo trình tự đơn tuyến, ít quan tâm đến hư cấu, dùng nhiều điển
tích, điển cố, sử dụng ngôn ngữ đời thường, giọng điệu hài hước, hóm hỉnh.
Tuy nhiên, ngoài những đặc điểm tiếp thu của tiểu thuyết chương hồi
Trung Hoa thì tiểu thuyết lịch sử trung đại ở Việt Nam cũng mang trong mình
những nét riêng, độc đáo. Nếu như tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc bên
cạnh đề tài lịch sử còn xuất hiện đề tài tình yêu thì hầu như tiểu thuyết
chương hồi trong văn học trung đại không đề cập đến đề tài tình yêu mà chỉ
quan tâm đến đề tài lịch sử và đó là lịch sử đương đại của chính tác giả chứ
không phải lịch sử quá khứ. Hơn nữa, tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc bắt
đầu bằng những sáng tác thoại bản, giảng sử có tính chất dân gian rồi sau văn
nhân mới tập hợp, xâu chuỗi, liên kết lại dưới hình thức tiểu thuyết đồ sộ thì
tiểu thuyết lịch sử trung đại thuần túy là sáng tác của văn nhân.
Nói tóm lại, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trung đại chính là tiểu thuyết
chương hồi bằng văn xuôi chữ Hán, nó có quá trình hình thành, phát triển
24

×