Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

LỊCH SỬ VĂN HÓA DÒNG HỌ LÊ NHO Ở XÃ HOÀI THƯỢNG , HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.29 MB, 131 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

HNG TH HI MINH
Lịch sử - văn hóa dòng họ Lê Nho
ở xã Hoài Thợng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
(từ thế kỉ XV đến những năm đầu thế kỉ XXI)
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60.22.03.13
LUN VN THC S KHOA HC LCH S
Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS. NGND Nguyn Cnh Minh
H NI - 2013
LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn:
Các thầy cô tổ bộ môn Lịch sử Việt Nam cùng các thầy, cô khoa Lịch sử
Trường Đại học sư phạm Hà Nội đã giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Đặc biệt xin cảm ơn PGS. TS. NGND Nguyễn Cảnh Minh (khoa Lịch
sử, Trường Đại học sư phạm Hà Nội) đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong
quá trình hoàn thành Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn ông Lê Nho Đằng - Trưởng ban Hội đồng gia tộc
trị sự họ Lê Nho đã cung cấp những tư liệu giúp tôi hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn: thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội, thư viện
Quốc gia, thư viện Viện sử học, thư viện tỉnh Bắc Ninh, Uỷ ban nhân dân xã
Hoài Thượng đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, con cháu
dòng họ Lê Nho, đã động viên tôi hoàn thành khóa học này.
Hà Nội, tháng 7 năm 2013
Tác giả Luận văn
Hàng Thị Hải Minh


MỤC LỤC
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng: các chế độ chính trị xã hội thay đổi
theo tiến trình phát triển của lịch sử, song tổ chức gia đình và dòng tộc thì luôn
trường tồn cùng non sông đất nước. Dòng họ là một hiện tượng lịch sử - xã hội
đặc biệt mang tính phổ quát của nhân loại. Ý thức về dòng họ là dấu hiệu quan
trọng đánh dấu bước phát triển của xã hội loài người. Mỗi dòng tộc, nhất là các
dòng tộc lớn, đều có truyền thống văn hóa, bản sắc riêng của mình. Những nét
riêng ở mỗi dòng tộc đã góp phần hình thành nên nền văn hóa dân tộc. Nói cách
khác, văn hóa các dòng họ chính là cơ sở, nền tảng của truyền thống và bản sắc
văn hóa quốc gia. Vì vậy, việc nghiên cứu về dòng họ có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong việc nhận thức, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Dòng họ là nơi bảo tồn những di sản văn hóa của các thành viên trong họ
như: văn bia, câu đối, nhà thờ, thơ văn, gia phả, sách truyện, nghề truyền
thống… Việc tìm hiểu về văn hóa các dòng họ, một mặt góp phần vào sự nghiệp
xây dựng và phát triển văn hoá, mặt khác góp phần củng cố và khơi dậy ý thức,
biết ơn và tự hào về công đức của tổ tiên. Từ đó tiếp tục phát huy truyền thống
gia tộc, xây dựng gia đình, quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Vì thế việc
nghiên cứu về lịch sử - văn hóa của các dòng họ là một yêu cầu bức thiết.
Hiện nay, trong xã hội đang hình thành một xu hướng, một trào lưu là
trùng tu nhà từ đường, chắp nối gia phả, xây dựng và tôn tạo nhà thờ… Đây là
biểu hiện của ý thức “uống nước nhớ nguồn”, một truyền thống tốt đẹp của
dân tộc. Tuy nhiên, cùng với ý nghĩa nhân văn của xu hướng này đã thấy có
những mặt trái của nó. Đó chính là việc xây dựng nhà thờ một cách bừa bãi,
tranh giành đất đai, kiện cáo, học hỏi văn hóa lai căng… Vì vậy, việc tìm hiểu
đầy đủ và nghiêm túc về lịch sử - văn hóa của các dòng họ là việc “gạn đục
khơi trong”, giữ gìn bản sắc cho các dòng họ, cho đất nước.
1

Mỗi một địa phương bao gồm nhiều dòng họ cùng chung sống với nhau.
Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng ta cần phải làm rõ những đóng
góp riêng của mỗi dòng họ ở địa phương ấy. Vì vậy, nghiên cứu về dòng họ thì
chúng ta không chỉ nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của dòng họ mà
đặc biệt phải tìm hiểu những đóng góp của dòng họ đó đối với lịch sử dân tộc.
Một dòng họ thường tập trung sinh sống ở một địa phương hoặc một số
địa phương nhất định. Do đó, việc nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của một dòng
họ trên một địa phương cụ thể không chỉ góp phần làm phong phú hơn bộ sử
địa phương mà còn góp phần thiết thực vào việc nâng cao nhận thức về lịch sử
dân tộc, vì lịch sử địa phương là một bộ phận của lịch sử dân tộc. Ngoài ra,
chúng ta có nhận thức đúng đắn hơn về mối quan hệ giữa các dòng họ, đặc biệt
là quan hệ tác động qua lại giữa gia đình, dòng họ với các danh nhân. Trên cơ
sở đó rút ra những bài học, phát huy những mặt tích cực của dòng họ, xóa bỏ
những mặt hạn chế, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
Ngoài ra, lí do nữa khiến em lựa chọn đề tài này bởi Bắc Ninh là một
vùng đất cổ xưa, có bề dày văn hóa với những “tính cách riêng”. Việc nghiên
cứu về lịch sử - văn hóa truyền thống dòng họ Lê Nho sẽ cho chúng ta thấy rõ
điều này.
Với những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề nghiên cứu: “Lịch
sử - văn hóa dòng họ Lê Nho ở xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến những năm đầu thế kỉ XXI”, làm đề tài luận văn
thạc sĩ khoa học lịch sử của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu lịch sử - văn hóa một dòng họ và những gương mặt tiêu biểu
của dòng họ là việc làm có ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn cao. Tuy nhiên,
chưa có nhiều công trình khoa học, những bài viết bàn về vấn đề này.
Trong những năm 90 của thế kỉ XX, có một số công trình tiêu biểu viết
2
về dòng họ như:
Năm 1996, hiệp hội câu lạc bộ Unessco Việt Nam - Câu lạc bộ thông tin

về dòng họ đã xuất bản cuốn “Cội nguồn”, đề cập đến vấn đề dòng họ và tập
trung nghiên cứu về nguồn gốc của các dòng họ.
Năm 1999, Phạm Côn Sơn với cuốn “Tinh thần gia tộc dã sử ngoại phả”.
Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản, tập trung viết về truyền thống của các
dòng họ Việt Nam.
Ngoài ra còn có một số khóa luận tốt nghiệp của sinh viên và học viên
cao học khoa lịch sử trường Đại học sư phạm Hà Nội viết về dòng họ ở địa
phương mình như: “Bước đầu tìm hiểu dòng họ Nguyễn Tất ở Tân Sơn - Đô
Lương - Nghệ An” của sinh viên Phạm Thị Dung bảo vệ năm 2001. Hay sinh
viên Trần Thị Hợi với luận văn tốt nghiệp năm 2004: “Tìm hiểu truyền thống
uống nước nhớ nguồn qua gia phả một số dòng họ ở Việt Nam”.
Một số luận văn của thạc sĩ khoa học lịch sử viết về đề tài dòng họ như:
“Lịch sử - văn hóa dòng họ Đặng ở Lương Điền, Thanh Chương, Nghệ An từ
thế kỉ XVII đến nay” của Nguyễn Thị Phương Thảo, ĐH Vinh, 2006. Hay
“Tìm hiểu về dòng họ Hà ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang từ 1945 đến
nay của Lý Thị Thu, ĐHSP Hà Nội, 2007. Gần đây năm 2009, Trần Ngọc
Uyển cũng nghiên cứu đề tài: “Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương
Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỉ XV đến nay”.
Như vậy cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên
khảo nào nói về dòng họ Lê Nho, gốc tích ở Bắc Ninh (xã Hoài Thượng, huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Nhưng những sách liên quan ít nhiều tới dòng
họ Lê Nho khá nhiều, do đây là dòng họ có truyền thống hiếu học và đấu tranh
cách mạng anh dũng, hào hùng trong thời chiến cũng như thời bình.
Tác phẩm “Đại Mão làng quê văn hiến” của nhóm nghiên cứu, biên soạn
Đại Mão và viện Hán Nôm”, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, 1997 đề cập đến
3
những nhân vật lịch sử tiêu biểu của dòng họ Lê Nho có nhiều đóng góp trên
một số lĩnh vực sau:
- Về giáo dục:
Tiêu biểu là cụ Hiến Hồ (Lê Nho Thạc) đỗ thủ khoa Nho sinh (cử nhân),

giữ chức Hiến phó sứ Sơn Nam trấn. Sau khi nghỉ hưu cụ làm nghề dạy học,
học trò có nhiều người thành đạt, cùng thời có tới 43 vị đỗ đại khoa.
Cụ Lê Chu Kiều (Lê Nho Kiều) đỗ đầu cử nhân, làm tri huyện Thanh Ba
tỉnh Phú Thọ, là một viên quan liêm khiết, có 5 người con trai đều đỗ cử nhân.
- Về y học: Có một số cụ làm nghề thầy thuốc, cứu lấy sinh mạng nhiều
người như cụ Lê Nho Liêu, Lê Nho Giác.
- Về quân sự: Đây là dòng họ có nhiều anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ như Lê Nho Bổng, Lê Nho
Hưởng…
- Tác giả Thế Anh, năm 1998 đã có bài viết trên tạp chí Thế giới mới số
92 với nhan đề: Cụ Hiến Hồ - người thầy mẫu mực. Nội dung chủ yếu của bài
báo nói về tiểu sử, ca ngợi tài năng của cụ Hiến Hồ (Lê Nho Thạc).
Trong cuốn “Lịch sử họ Lê Bắc Ninh” của Nguyễn Sinh, Nxb Văn học,
Hà Nội, 2010 đề cập đến những nội dung sau:
- Truyền thống hiếu học và khoa cử của họ Lê Nho thời phong kiến với
những gương mặt tiêu biểu như cụ Tất Văn, cụ Phan Lân, cụ Khâm Bật, cụ Lê
Chu Kiều, Lê Nho Thạc. Ngày nay, dòng họ Lê Nho có nhiều người làm nghề
dạy học, là giáo viên dạy giỏi (Lê Nho Ánh, Lê Nho Tỳ) và đặt biệt là nhà giáo
ưu tú Lê Nho Nùng.
- Khái quát những đóng góp của họ Lê Nho trên các lĩnh vực: giáo dục,
kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự.
Năm 2011, trên báo Bắc Ninh số 11089, nhà báo Vĩnh Tân với bài báo
“Nhớ về những bến bờ xưa”, tập trung viết về tài năng và đức độ của Nhà giáo
4
ưu tú Lê Nho Nùng nguyên Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh,
nhấn mạnh vai trò của ông trong việc thúc đẩy sự nghiệp giáo dục tại tỉnh Bắc
Ninh trong những năm tháng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của ngành
giáo dục tỉnh gặp nhiều khó khăn. Đồng thời ca ngợi sự hi sinh, tận tụy của ông
đối với nghề, với học trò có hoàn cảnh khó khăn.
Năm 2012, trên báo Bắc Ninh số 13065, nhà báo Huy Chương cho đăng

bài “Nhà giáo Lê Nho Nùng - Một đời tâm huyết với sự nghiệp trồng người”
viết khái quát về quá trình 37 năm công tác giảng dạy và quản lý trong ngành
Giáo dục, 10 năm làm công tác khuyến học của ông Lê Nho Nùng. Ông là
người rất tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, đã cùng đồng nghiệp và các cộng
sự của mình đóng góp tích cực cho sự phát triển giáo dục của tỉnh Bắc Ninh.
Ông đã được nhà nước tặng thưởng Huân Chương Lao động hạng Ba và phong
tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.
Dòng họ Lê Nho cũng như các dòng họ khác trên mảnh đất Kinh Bắc
lịch sử và văn hiến này có nhiều truyền thống tốt đẹp như truyền thống yêu
nước, truyền thống hiếu học và khoa cử, truyền thống liêm khiết, công minh,
cần kiệm, khiêm nhường, yêu lao động và trọng đạo lý làm người.
Dòng họ Lê Nho còn cống hiến cho quê hương đất nước trên nhiều lĩnh
vực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tất cả những cuốn sách, bài viết trên ít nhiều đề cập đến một số thành
viên của dòng họ Lê Nho. Tuy nhiên còn mang tính sơ lược, riêng lẻ, chưa đi
sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về lịch sử - văn hóa dòng họ
Lê Nho ở xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh từ thế kỷ XV
đến những năm đầu thế kỉ XXI; những đóng góp của dòng họ cho quê hương,
đất nước. Từ đó đặt ra cho chúng tôi nhiệm vụ nghiên cứu sâu hơn, toàn diện
hơn về lịch sử - văn hóa dòng họ này, cũng là một việc nhỏ góp phần giữ gìn
và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.
5
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nguồn gốc và lịch sử phát triển của dòng họ Lê Nho ở
xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, văn hóa truyền thống của
dòng họ Lê Nho cũng như những đóng góp của dòng họ này đối với lịch sử địa
phương và lịch sử dân tộc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu lịch sử - văn hóa của dòng họ Lê Nho từ thế kỷ

XV đến những năm đầu thế kỉ XXI ở xã Hoài Thượng, huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh.
3.3. Nhiệm vụ khoa học của đề tài
Với đề tài “Lịch sử - văn hóa dòng họ Lê Nho ở xã Hoài Thượng,
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến những năm đầu thế kỉ
XXI” người nghiên cứu nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu về cội nguồn và quá trình phát triển của dòng họ Lê Nho từ
thế kỷ XV đến những năm đầu thế kỉ XXI.
- Luận văn đi sâu tìm hiểu truyền thống văn hóa dòng họ Lê Nho ở xã
Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh qua những di sản văn hóa
của dòng họ.
- Luận văn trình bày những đóng góp của dòng họ Lê Nho trong lịch sử
dân tộc trong các thời kỳ: phong kiến, cận đại, hiện đại trên các lĩnh vực chính
trị, quân sự, kinh tế, xã hội, giáo dục…
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu gồm:
4.1.1. Nguồn tư liệu thành văn
- Gia phả dòng họ Lê Nho ở thôn Đại Mão, xã Hoài Thượng, huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và gia phả của các chi nhánh của dòng họ Lê Nho
ở các địa phương khác.
6
- Văn bia, câu đối, sắc phong dòng họ Lê Nho.
- Các sách, các tạp chí, các tài liệu về lịch sử văn hóa.
- Các sách, các tạp chí, các tài liệu có liên quan đến lịch sử văn hóa dòng
họ Lê Nho.
4.1.2. Nguồn tư liệu vật chất
- Nhà thờ dòng họ Lê Nho.
- Lăng mộ cụ thủy tổ.
4.1.3. Nguồn tư liệu truyền miệng

Để bổ sung cho tính hạn chế của các nguồn tư liệu trên chúng tôi đặc
biệt chú ý đến nguồn tư liệu truyền miệng, những câu chuyện của con cháu
dòng họ kể lại về cụ thủy tổ, những nhân vật có nhiều đóng góp cho dòng họ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Khi tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày vấn đề, tác giả đã sử dụng phương
pháp nghiên cứu lịch sử cụ thể, phương pháp lôgic, phương pháp so sánh,
thống kê, phương pháp liên ngành để làm sáng tỏ nội dung của luận văn.
5. Đóng góp khoa học của đề tài
Trên cả hai phương diện khoa học và thực tiễn, luận văn đã có những
đóng góp nhất định:
- Luận văn “Lịch sử - văn hóa dòng họ Lê Nho ở xã Hoài Thượng,
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến những năm đầu thế kỉ
XXI” là một công trình khảo cứu công phu, nghiêm túc về đề tài đã trình bày,
cung cấp cho người đọc bức tranh toàn cảnh về nguồn gốc, lịch sử phát triển của
dòng họ Lê Nho trong lịch sử dân tộc, đặc biệt là văn hóa truyền thống của dòng
họ với nề nếp gia phong mẫu mực, là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.
Khi xem luận văn này những người trong dòng họ hiểu rõ cội nguồn gia
tộc mình với những truyền thống nhân văn cao quý của dòng họ như lời cụ
7
trưởng tổ Lê Nho Tính trong phần đầu cuốn gia phả: “Thường nghe vật giá ở
trời: người gốc ở tổ; như nước nghìn dòng, muôn phái chảy ra cũng bởi ở
nguồn, cây nghìn cành muôn lá nảy lên cũng do từ gốc, đến như người có tổ
tiên sau có cha mẹ, có cha mẹ sau có bản thân, có bản thân sau có con cháu. Lễ
có nói: “biết nhớ ơn sâu từ cha mẹ (nên đến tổ tiên là người không quên gốc)”.
Vì vậy, họ nhà vẫn có gia phả lưu truyền” [11,1].
- Luận văn là công trình nghiên cứu tổng hợp những đóng góp của dòng
họ trên nhiều lĩnh vực qua các thời kì lịch sử, giúp con cháu ghi nhớ, biết ơn và
noi theo công đức, phát huy truyền thống, gương sáng của tổ tiên.
- Luận văn góp phần vào việc biên soạn lịch sử, truyền thống văn hóa
của dòng họ Lê Nho nói riêng, địa phương nói chung và địa chí của huyện

Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Đối với những người làm công tác giảng dạy lịch sử, luận văn có ý
nghĩa thực tiễn là cung cấp tài liệu bổ ích cho việc tìm hiểu, giảng dạy lịch sử,
truyền thống văn hóa địa phương. Từ đó giáo dục lòng tự hào truyền thống của
dòng họ, trân trọng giữ gìn những di tích lịch sử - văn hóa mà cha ông để lại,
quyết tâm xây dựng quê hương đất nước mình giàu đẹp hơn.
Thông qua việc nghiên cứu lịch sử - văn hóa dòng Lê Nho, tác giả làm
rõ giá trị lịch sử về gia phả của dòng họ Lê Nho như một di sản văn hóa địa
phương. Đồng thời, tác giả hi vọng góp phần tăng cường nhận thức khách
quan của nhân dân, các cấp lãnh đạo huyện Thuận Thành về giá trị lịch sử của
gia phả các dòng họ. Ngoài ra, luận văn còn làm sống lại văn hóa các gia tộc
trong di sản văn hóa Việt, góp phần thực hiện chiến lược con người trong thế
kỷ XXI, làm nền tảng cơ sở để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc .
8
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Nguồn gốc và lịch sử phát triển của dòng họ Lê Nho ở xã
Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh từ thế kỉ XV đến những năm
đầu thế kỉ XXI.
Chương 2: Văn hóa dòng họ Lê Nho ở xã Hoài Thượng, huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Những đóng góp của dòng họ Lê Nho đối với lịch sử địa
phương và lịch sử dân tộc.
9
Bản đồ huyện Thuận Thành [3,21]
10
CHƯƠNG 1
NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG HỌ LÊ NHO Ở

XÃ HOÀI THƯỢNG, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH TỪ
THẾ KỈ XV ĐẾN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI
1.1. Vài nét về mảnh đất và con người xã Hoài Thượng
1.1.1. Địa giới hành chính và điều kiện tự nhiên
Về địa giới hành chính:
Hoài Thượng là một xã nhỏ nằm ở phía Đông Bắc thuộc huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh. Phía bắc giáp với sông Đuống, bên Bắc Đuống có Hán
Quảng, Chi Lăng (Quế Võ), phía Nam giáp với xã An Bình, phía Đông Nam
giáp với xã Mão Điền, phía Tây giáp với xã Song Hồ.
Trải qua các thời kì lịch sử, đơn vị hành chính của Hoài Thượng có
nhiều thay đổi và phụ thuộc vào đơn vị hành chính cấp trên.
Thời Tây Hán, Hoài Thượng thuộc đất Luy Lâu.
Thời Hai Bà Trưng (năm 40), thuộc đất Long Biên.
Thời Tống thuộc Tống Bình.
Khi đơn vị hương được thành lập, Hoài Thượng thuộc hương Thổ Lỗi.
Năm Thiên Hương Bảo tượng thời Lý Thánh Tông (1068), hương Thổ
Lỗi được đổi tên là hương Siêu Loại.
Tháng 5 năm 1417, nhà Minh chia nước ta thành 17 phủ, lộ, Hoài
Thượng thuộc huyện Siêu Loại, phủ Bắc Giang.
Cuối thời Lê đầu thời Nguyễn, khi cấp tổng được thành lập, Hoài
Thượng thuộc tổng Thượng Mão, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An.
Năm 1862, phủ Thuận An được đổi tên là phủ Thuận Thành.
Năm 1912, huyện Siêu Loại được đổi tên là thành huyện Thuận Thành,
lúc này Hoài Thượng trực thuộc tổng Thượng Mão, huyện Thuận Thành.
11
Tháng 9 năm 1945, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành
lập, đơn vị hành chính cấp tổng bị bãi bỏ, các xã của đất Hoài Thượng trực
thuộc huyện Thuận Thành.
Tháng 5 năm 1946, các xã nhỏ được sáp nhập với nhau thành xã lớn.
Lúc này các xã Nghĩa Vi, Lam Cầu, Bình Cầu được sáp nhập thành một xã lấy

tên là xã Hoài Đức. Các xã, thôn: Đại Mão, Đông Miếu, Dực Vi, Thượng Trì,
Ngọ Xá được sáp nhập thành một xã lấy tên là xã Thượng Mão.
Năm 1965, hai xã Hoài Đức và Thượng Mão hợp nhất thành xã Hoài
Thượng.
Hiện nay, xã Hoài Thượng gồm có 9 thôn: Đại Mão (làng Giữa), Lam Cầu
(làng Lam), Bình Cầu (làng Lam), Nghĩa Vi, Dực Vi (làng Rộng), Đông Miếu,
Ngọ Xá (làng Ngọ), Thượng Trì Làng (Đìa làng), Thượng Trì Ấp (Đìa Ấp).
Về điều kiện tự nhiên:
Xã có diện tích đất tự nhiên là 552,12 ha, dân số là 9.178 người, mật độ
dân cư 1.712,2 người/km
2
(số liệu tháng 9 năm 2005).
Xã Hoài Thượng nằm dọc theo bờ nam sông Đuống, thuộc đồng bằng
Bắc Bộ. Xã có 9 thôn nằm trải dài ven đê sông Đuống.
Về địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống giao thông, thuỷ lợi thuận
tiện, có đường đê, đường thuỷ sông Đuống chạy dọc theo chiều dài của xã
nên thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Hầu
hết diện tích đất trong xã đều có độ dốc nhỏ hơn 30 xuôi từ Tây Bắc xuống
Đông Nam. Kết cấu địa chất chủ yếu là đất phù sa cổ tạo điều kiện cho sản
xuất nhiều loại cây trồng.
Khí hậu nhiệt độ trung bình cả năm là 23,3
o
C, nhiệt độ trung bình tháng
cao nhất là 29
o
C tập trung vào tháng 7 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình tháng
thấp nhất là 15,8
o
C tập trung vào tháng 1; lượng mưa trung bình 1.400 đến
12

1.500 mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80% lượng mưa trong
năm; độ ẩm trung bình là 78%.
Về thủy văn: xã Hoài Thượng có 1 con kênh giữa chảy qua, tạo điều
kiện cung cấp nước cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, cũng là nơi
trũng, có thể úng ngập cục bộ, do nước của các địa phương khác đổ về.
Người dân nơi đây liên tục đương đầu gánh chịu rất nhiều khó khăn do
hậu quả lũ lụt gây ra. Điều kiện tự nhiên ấy đã tạo nên sức mạnh của sự đoàn
kết, ý chí kiên cường bất khuất của người dân trải trường kỳ trong đấu tranh
lao động sản xuất.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế của xã
Sinh tồn trong một vùng đất có sông nước bao quanh, thiên nhiên ở đây
vừa hào phóng vừa ưu ái nhưng cũng muôn phần khắc nghiệt. Từ lâu đời,
nghề nông đã sớm xuất hiện, là vùng quê lúa nhưng Hoài Thượng lại thường
xuyên phải trợ cấp lương thực do hàng năm bị lũ lụt. Trong nông nghiệp,
nghề trồng cây ăn quả, trồng sen, trồng dâu nuôi tằm đóng vai trò là ngành
kinh tế chủ đạo.
Công việc của nhà nông thường bận rộn vào những ngày mùa. Tận
dụng thời gian nông nhàn, người nông dân đã phát huy tính cần cù, khéo léo
và sáng tạo của mình để làm ra ở những sản phẩm thủ công phong phú và đa
dạng. Hoài Thượng có những nghề thủ công truyền thống sau:
Nghề dệt: Đầu thế kỉ XVII, cụ Phạm Thị Quý, con gái một vị quan,
người làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm (Hà Nội), là phu nhân của cụ nghè Lê
Doãn Giản, mang nghề dệt của quê mình về làm và hướng dẫn cho nhân dân
thôn Đại Mão, Dực Vi, Ngọ Xá làm trong dịp nông nhàn.
Nghề làm sơn mài, chạm khắc gỗ ở Lam Cầu, Bình Cầu, Đại Mão.
Nghề thợ nề ở Đại Mão: thiết kế, trạm trổ, xây dựng các ngôi đình ở các thôn.
13
Nghề làm nan vàng mã ở Thượng Trì, Ngọ Xá, Đông Miếu, Nghĩa Vi,
Bình Cầu.
Nghề ép dầu ở Đại Mão, Lam Cầu, Bình Cầu.

Nghề làm con tò he ở Đông Miếu.
Nghề làm nón hồ ở Ngọ Xá.
Với vị trí thuận lợi: nằm sát sông Đuống, thuyền bè đi lại thuận tiện, có
bến đò ngang nên thương nghiệp ở đây phát triển sớm. Chợ Giữa được ra đời,
họp ở khu vực đình chợ. Đình chợ có 5 gian tiền tế, dùng làm nơi bán vải sợi,
2 gian giải vũ, sân đình, đầu đình là chỗ mua bán các mặt hàng sinh hoạt, vật
dụng hàng ngày.
1.1.3. Đặc điểm con người xã Hoài Thượng
Cư dân sống trên đất Hoài Thượng đều là người Kinh, sống tập trung
thành những làng lớn nằm kề nhau. Họ sống bằng nhiều nghề nhưng chủ yếu
làm nông nghiệp nên bản tính rất chất phác, cần kiệm.
Hoài Thượng là vùng đất cổ, vốn gần với trung tâm Phật giáo ở Luy
Lâu, gần kinh đô Cổ Loa của An Dương Vương, Ngô Quyền khi xưa, lại sát
gần với Thăng Long, Hà Nội sau này, nên Hoài Thượng đã trải qua nhiều phen
biến đổi, thăng trầm cùng lịch sử - văn hóa dân tộc. Có thể nói nơi đây, hơn bất
cứ nơi nào trên đất Việt, trong suốt hai nghìn năm đã diễn ra sôi nổi quá trình
giải thể và đan xen, giao lưu, tiếp xúc và biến đổi văn hóa Việt cổ - Hoa cổ -
Ấn cổ và nhiều yếu tố văn hóa ngoại lai khác.
Như vậy, từ cốt lõi văn hóa Đông Sơn Việt cổ, hội nhập thêm văn hóa
Phật giáo của Ấn Độ, Nho giáo của Trung Hoa và sau này là văn hóa phương
Tây con người Hoài Thượng, Bắc Ninh đã được rèn dũa, hình thành nên nét
tính cách riêng của mình: rất “phong nhã và thượng võ”.
Con người Hoài Thượng rất chuộng văn học và có truyền thống khoa
bảng. Theo sách Đại Việt triều đăng khoa thực lục, các cuốn gia phả của dòng
14
họ và văn bia văn chỉ thời cổ, Hoài Thượng có các tiến sĩ sau: Nguyễn Đình
Khuê, Trịnh Đức Vận, Lê Doãn Giản, Lê Doãn Thân. Đặc biệt, cụ Đỗ Trọng
Vỹ đỗ cử nhân, được tôn vinh là Danh nhân, ngôi sao sáng của văn hiến Kinh
Bắc. Ông là nhà giáo có nhiều học trò thành đạt, đặc biệt là ông có công tôn
tạo Văn Miếu - Bắc Ninh, nơi có 12 tấm bia đá ghi danh gần 700 người đỗ

đạt. Ông cũng dày công soạn bộ sách Bắc Ninh địa dư chí ghi chép, đánh giá
về thuần phong, mỹ tục của các làng quê và các vị đại khoa tỉnh Bắc Ninh.
Ngoài học vị tiến sĩ, đất Hoài Thượng thời phong kiến có gần 60 vị
Hương cống, cử nhân và hàng trăm sinh đồ, tú tài. Có nhiều gia đình, nhiều
dòng họ có truyền thống khoa cử rất rực rỡ như gia đình cụ Lê Chu Kiều (bố và
5 con trai đều đỗ cử nhân), dòng họ Đỗ 4 đời đều có người đỗ cử nhân. Đặc
biệt, có cụ Lê Nho Thạc mặc dù không có học vị tiến sĩ nhưng lại là thầy dạy
của hàng ngàn học trò, trong đó có 43 vị đỗ tiến sĩ. Những vị đỗ đại khoa của
vùng đất Hoài Thượng đều được ghi danh ở Văn Miếu Bắc Ninh.
Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về điều này khi nghiên cứu về lịch sử - văn
hóa dòng họ Lê Nho với những gương mặt tiêu biểu.
1.1.4. Truyền thống lịch sử - văn hóa
Truyền thống lịch sử
Là miền quê có truyền thống thượng võ và có lòng yêu nước nồng nàn,
các thế hệ người dân Hoài Thượng luôn có tinh thần đoàn kết, tích cực tham gia
đóng góp vào công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm và bảo vệ Tổ quốc.
Theo Thần phả của làng Đại Mão thì vào năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ
khởi nghĩa đánh đuổi Tô Định, có chiêu mộ đinh tráng và tổ chức luyện tập ở
đây. Một số địa danh như Đường Trống, Đường Cờ còn ghi lại sự tích đó.
Năm 542, Lý Bí đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân Lương. Khi ông
hành quân qua đây có nghỉ lại ở Thượng Trì. Trong dịp này, nhiều trai đinh
của làng đã tình nguyện đi theo nghĩa quân đánh giặc [3,45].
15
Năm 1884, cuộc khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của
Hoàng Hoa Thám phong trào nhanh chóng phát triển rộng, nhiều trai tráng
trong làng tham gia vào hàng ngũ nghĩa quân và lập được nhiều chiến công.
Tiêu biểu là các cụ: Cả Đò, Lê Nho Dung, Lê Nho Huấn, Nguyễn Đình Liêm
ở Đại Mão. Cụ Nguyễn Hữu Kiêm, Nguyễn Hữu Tự ở Thượng Trì [3,60].
Năm 1884, Nguyễn Cao (người xã Cánh Bi, huyện Quế Võ) đứng lên
khởi nghĩa chống thực dân Pháp. Khi phong trào lan rộng khắp cả vùng, nhiều

người có tinh thần yêu nước đã đầu quân ứng nghĩa. Trong số những người đi
theo cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Cao có các cụ: Lê Doãn Vãn, Lê Doãn Vát,
Nguyễn Đình Dương (Đại Mão), Tống Tuy (Đông Miếu) [3,47].
Năm 1885, cuộc khởi nghĩa của Đề Vang nổ ra, lan rộng ra nhiều làng
của vùng Siêu Loại. Nhiều trai tráng của làng thuộc tổng Thượng Mão đã
tham gia phong trào. Vào một ngày cuối năm 1893, nghĩa quân tập trung ở
Thượng Trì chuẩn bị chống giặc. Khi thấy thế giặc mạnh đã rút về Lam Cầu
để tác chiến. Tại đây, nghĩa quân tổ chức đánh một trận quyết chiến với giặc
Pháp, giết chết một tên quan người Pháp, chặt đầu treo lên cửa võng đình
Bình Cầu. Ngày 6 - 2 - 1894, giặc Pháp kéo quân đến triệt hạ 3 làng Đại Mão,
Bình Cầu, Lam Cầu. Riêng làng Lam Cầu còn có 8 đôi vợ chồng [3,46].
Năm 1885, khi vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, nhân dân Hoài
Thượng có nhiều người hưởng ứng. Tiêu biểu là cụ Nguyễn Đình Dương, cụ
Tán Thái Lạc (Đại Mão).
Năm 1907, khi phong trào yêu nước Đông Kinh Nghĩa Thục do cụ
Nguyễn Quyền và các đồng chí của mình khởi xướng, nhiều nhà nho của đất
Hoài Thượng tích cực tham gia. Đó là các cụ Nguyễn Ngọc Ninh, Nguyễn
Ngọc Lợi, Trần Đăng Lâm (ở Ngọ Xá) [3,47].
Năm 1930, phong trào yêu nước của những đảng viên Quốc dân Đảng
do Nguyễn Thái Học lãnh đạo phát triển về đất Hoài Thượng, một số trai
16
tráng đã tham gia phong trào, đó là các cụ: Lê Doãn Bàng, Lê Doãn Ý, Lê
Doãn Kỹ.
Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
nhân dân Hoài Đức, Thượng Mão đã tích cực chuẩn bị lực lượng để kháng
chiến lâu dài. Nhân dân hai xã đã thành lập ban phá hoại từ xã đến các thôn và
phát động toàn dân tiêu thổ kháng chiến, đốt sạch một số cơ sở như đình Đại
Mão, đình Thượng Trì không để cho quân địch chiếm đóng. Ở địa phương dấy
lên phong trào “tình nguyện tòng quân giết giặc cứu nước, hàng chục thanh
niên đã viết đơn xung phong tham gia cứu quốc quân như: Trần Đăng Duyên,

Tuấn Anh, Đỗ Trọng Khang, Lê Đình Thỉnh, Lê Văn Dâu… [3,68].
Năm 1947, Hoài Đức và Thượng Mão nằm trong vùng tạm chiếm của
địch, đời sống nhân dân ngày càng gặp nhiều khó khăn, Ủy ban Hành chính
chuyển thành Ủy ban Kháng chiến hành chính. Chính quyền cách mạng của 2
xã phải sơ tán sang Tiên Du, Quế Võ. Cán bộ Đảng viên và du kích ban đêm
phải vượt sông về bắt mối gây dựng cơ sở cách mạng, củng cố phong trào.
Đây là thời kì khó khăn gian khổ nhất trong phong trào kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược.
Tháng 5 năm 1947, chi bộ Đảng Thượng - Hoài - Mão được thành lập
gồm ba xã Hoài Đức, Thượng Mão, Mão Điền. Những Đảng viên kiên trung
như Đỗ Trọng Tứ, Đỗ Trọng Khoát, Lê Nho Hiệu, Nguyễn Duy Đức bị thực
dân Pháp bắt và tra tấn dã man nhưng họ đã không khai ra cơ sở cách mạng ở
xã, sau bị thực dân Pháp bắt giam tại nhà tù Hỏa Lò.
Năm 1947 - 1948, tỉnh ủy Bắc Ninh ra chỉ thị “Tổng phá tề diệt bảo
an”, địa phương đã phát động quần chúng nhất tề đấu tranh, trong vòng 1 tuần
đã giải tán các ban tề của địch. Thắng lợi này có ý nghĩa chính trị to lớn, tập
hợp đông đảo quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh cách mạng.
17
Từ giữa năm 1950, phong trào chiến tranh du kích ở 2 xã Hoài Đức,
Thượng Mão phát triển mạnh mẽ, đánh địch bằng nhiều hình thức, chủ yếu là
hình thức phục kích tiêu diệt địch. Đi đầu trong phong trào này có chiến sĩ
Nguyễn Hữu Tài, Phạm Hữu Đoàn, Trần Đăng Chiên, Trịnh Hòa Hoàn
[3,77].
Năm 1951, du kích 2 xã Hoài Đức và Thượng Mão cùng với bộ đội
huyện Thuận Thành đã tổ chức tấn công và tiêu diệt hai bốt Đại Mão và
Thượng Trì.
Trải qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, cán bộ và nhân dân
xã Hoài Đức, Thượng Mão đã được Chính phủ tặng thưởng 11 huân chương
kháng chiến hạng ba, 91 huy chương hạng nhất, 70 huy chương hạng hai và
61 bằng khen cho cá nhân và tập thể [3,88].

Qua cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, toàn xã có 1479 người tham
gia lên đường nhập ngũ, 146 liệt sĩ, 53 thương bệnh binh, 601 gia đình được
cấp bằng danh dự có công với nước, 815 người được tặng thưởng Huân huy
chương cứu nước, 7 Huân chương Lao động kháng chiến các hạng, 523 Huân
chương chiến công giải phóng, 7 mẹ Việt Nam Anh hùng [3,98].
Truyền thống văn hóa
Xã Hoài Thượng được hình thành từ rất sớm, nhân dân sống tập trung
thành từng làng, xung quanh làng là những lũy tre bao bọc. Mỗi làng đều có
bến nước, cây đa, mái đình có nhiều loại hình nghệ thuật phong phú và sôi
động với nhiều thể loại như tuồng cổ, chèo, ca trù, hát nhà tơ Song tiêu biểu
hơn cả vẫn là hình thức sinh hoạt văn hóa quan họ. Quan họ là đặc trưng riêng
biệt, tạo nên bản sắc văn hóa Bắc Ninh. Trong các lễ hội, một hình ảnh đã trở
thành biểu trưng của văn hóa quan họ đó là các liền anh, liền chị mặc áo mớ
ba mớ bảy, đội nón quai thao, tóc vấn đuôi gà, cạnh các liền anh áo the khăn
xếp, tay cầm ô đen, đứng duyên dáng và hát đối đáp với nhau.
18
Hoài Thượng có tục lên Lão đối với các cụ 50 tuổi. Tục nhập Hương
ẩm vào ngày 10 - 2 và ngày 10 - 8, hàng năm ở Đại Mão thường vào sổ nhập
hương ẩm cho trẻ là con trai vào các kỳ mồng mười tháng Hai, mồng mười
tháng Tám là ngày xuân tịch và thu tịch cũng như ngày cúng xôi mới của làng
vào khoảng tháng Mười âm lịch hàng năm. Khi một đứa trẻ ra đời, vào những
ngày trên bố mẹ sắm cơi trầu, chai rượu ra đình làng làm xin lễ “nhập hương
ẩm” còn gọi là vào làng.
Một nét đẹp nữa trong đời sống tâm linh của người dân Hoài Thượng là
tổ chức Xuân tế hàng năm. Xuân tế tổ của các dòng họ trong thôn thường
cúng từ ngày 6/1 đến ngày 14/1.
Hoài Thượng là vùng đất có nhiều lễ hội. Làng Thượng Trì vào đám
ngày 12 đến ngày 22 tháng 2 kỉ niệm ngày sinh của Thành Hoàng, có ca
xướng. Làng Lam Cầu vào hội ngày 12 - 2 và ngày 12 - 8, đó là ngày sinh của
vị Thành Hoàng. Làng Ngọ Xá mở hội vào ngày 12 - 2 và ngày 13 - 8. Hội

tháng Hai mở ra là để kỉ niệm ngày Hai Bà Trưng đánh quân Tô Định.
Phần hội là phần thu hút được nhiều người tham gia và tạo nên tính hấp
dẫn của lễ hội. Đó là các hội thi để thể hiện tài nghệ, khéo léo của người chơi
như thi đấu vật, đánh cờ, chọi gà, đấu ngựa gỗ, thi đọc mục lục đều có ở các
làng, thi dệt vải ở Đại Mão, hay nghi lễ rước sắc của ba thôn Đại Mão, Thụy
Mão, Đông Miếu. Hội diễn ra cả ngày lẫn đêm.
Ở các làng xã của Hoài Thượng có các cuộc tế lễ:
- Cầu đảo: có 9 thôn đến đình Đại Mão rước sấm, cầu mưa.
- Lễ Mông sơn thí thực: cúng cháo cô hồn vào ngày 1/7 và ngày 15/7.
Đối với người dân, lễ hội là dịp vui chơi giải trí, thoát ra khỏi sự nhọc
nhằn vất vả sau những ngày lặn lội với đồng ruộng, là nơi để mọi người gặp
gỡ nhau. Lễ hội còn là dịp để con cháu đi xa trở về sum họp nơi quê cha đất
tổ. Lễ hội luôn luôn là một nét đẹp truyền thống của mỗi làng quê và dù thế
19
nào thì hàng năm nó vẫn được diễn ra vì đối với mỗi người dân đó là một hoạt
động văn hóa tinh thần không thể thiếu.
Xã Hoài Thượng còn có các di tích lịch sử văn hóa. Đó là những công
trình kiến trúc tôn giáo như: chùa Lương Đống xây năm 1687, chùa Sùng Ân,
chùa Thanh Ngọc được xây dựng vào thời vua Lê Dụ Tông (1719), chùa Mục
Đồng (hiện nay không còn).
Đình Chợ ở Đại Mão được xây dựng từ thời Lê để thờ các tổ sư bách
nghệ. Đình làng Nghĩa Vi và Dực Vi thờ ba vị Thành hoàng là Tây phương
Bạch đế, Bắc phương Hắc đế và Nam phương Xích đế. Đó là ba vị thiên thần
đã giúp Trưng Trắc phá giặc Tô Định.
Văn hóa ẩm thực: Xã Hoài Thượng nổi tiếng với các món đặc sản đậm
chất dân dã như: bánh đúc lạc ở Đông Miếu, tương ở Ngọ Xá, bánh tro ở
Thượng Trì, rượu nếp ở Bình Cầu.
1.1.5. Một số dòng họ lớn trên đất Hoài Thượng
Dòng họ Lê Doãn ở Đại Mão, Hoài Thượng, Thuận Thành, Bắc Ninh.
Theo gia phả thì cụ Thủy Tổ Lê Quý Công tự Thủ trung phủ quân có lẽ

là một chức quan nhỏ triều Lê hoặc dạy học tại thôn Đại Mão, thấy địa thế Đại
Mão đẹp bèn sinh cơ lập nghiệp tại đây vào thời vua Lê Uy Mục (1505 - 1509)
đến nay vào khoảng 500 năm.
Hiện nay, họ Lê Doãn có 4 chi:
Chi 1, chi 2, chi 3 ở Đại Mão đều là con cháu của cụ Lê Doãn Nghi
(đời thứ 8).
Chi 4 ở Nhã Lộng - Phú Bình - Thái Nguyên là con cháu của cụ Lê Doãn
Nghiêu tự là Pháp năng (đời thứ 8).
Tính đến thời điểm 2013, dòng họ Lê Doãn ở Đại Mão, Hoài Thượng,
Thuận Thành, Bắc Ninh đã trải qua 19 đời. Đây là một dòng họ có truyền thống
hiếu học và khoa cử. Theo bia phả, tổ tiên họ Lê Doãn chủ yếu làm quan cho
20
nhà Lê từ thời Lê Trung Hưng cho đến thời Lê Mạt (Lê Chiêu Thống) trong
khoảng thời gian 257 năm (1532-1789) các cụ nối tiếp nhau khoa bảng và kế
tiếp nhau 7 thế hệ làm quan phục vụ cho nhà Lê.
Như vậy, từ cụ Thủy Tổ đến kết thúc nhà Nguyễn, con cháu thuộc dòng
họ con trưởng họ Lê Doãn trong thời gian gần 500 năm vào đời thứ 19 đã có
nhiều người đỗ đạt cao, gồm có:
Phong tặng Đông các Đại học sỹ: 1 cụ.
Đỗ tiến sĩ: 2 cụ.
Cử nhân: 10 cụ.
Tú tài: 4 cụ [18,34].
Thật là một dòng họ khoa bảng lẫy lừng vùng Kinh Bắc. Với những giá
trị đó, nhà thờ dòng họ Lê Doãn đã được các cơ quan chuyên môn khảo cứu
xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đầu năm 2012.
Dòng họ Lê Đình ở Đông Miếu, Hoài Thượng, Thuận Thành, Bắc Ninh.
Họ Lê Đình có lịch sử trên 400 năm, trải qua 16 đời. Cụ Tổ hiệu là “Lê
Công tự Phúc Châu”. Theo gia phả ghi chép lại thì từ lúc cụ Tổ đến khai cơ lập
nghiệp ở Đông Miếu vào thời kì nhà Mạc, không có người làm quan to trong
triều. Đến thế kỉ XX, dòng họ Lê Đình có một số cụ đỗ đạt làm quan cho triều

đình như cụ Lê Đình Khoa đỗ tú tài và dạy học, Lê Đình Hoạch đỗ tiến sĩ làm
đến chức Tuần phủ.
1.2. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của dòng họ Lê Nho ở Đại Mão
1.2.1. Làng Đại Mão - quê hương dòng họ Lê Nho
Từ thủ đô Hà Nội đi qua cầu Chương Dương, theo đường số 5 đến ga
Phú Thị rẽ vào đường số 182 qua chùa Dâu đến ngã tư Đông Côi gặp đường
số 38 rẽ tay trái qua huyện lỵ Thuận Thành, lên đò Đuống rẽ tay phải đi theo
đường đê chừng 3 km là tới dốc bên trái vào làng Đại Mão.
21
Đại Mão là một làng cổ của xứ Kinh Bắc ngàn năm văn hiến. Làng Đại
Mão nằm bên bờ sông Đuống. Phía Bắc giáp thôn Lam Cầu, phía Đông giáp
thôn Đông Miếu, phía Nam giáp xã Mão Điền, phía Tây giáp thôn Bình Cầu,
Nghĩa Vi, Dực Vi, Thượng Trì. Làng cách huyện lỵ Thuận Thành chừng 4 km
về phía Tây Nam. Cùng vị trí nối tiếp có làng Đông Hồ, nổi tiếng về nghề
tranh dân gian. Làng trải dài từ Tây sang Đông với chiều dài chừng 1 km,
chiều rộng trung bình 0,2 km.
Đại Mão xưa có tên nôm là Trung Thôn (hay còn gọi là làng Giữa)
thuộc tổng Thượng Mão, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh,
nay là thôn Đại Mão, xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Tên của địa danh này có từ bao giờ, không ai khẳng định được.
Làng nằm trên một thế đất tay ngai cao, hình võng khá cao (thấp dần về
giữa). Dưới con mắt của các nhà địa lý thì đây là điểm huyệt có long mạch
chạy từ Bắc Ninh về. Quanh làng có 40 gò đống mang địa danh khác nhau
như Đống Sang, Đống Sến, Đường Cờ, đường Trống, đường Bút… Đại Mão
nằm trên bãi bồi bờ Nam sông Đuống, được bao bọc bởi những vạt ruộng lúa,
ngô xanh mướt, người Đại Mão truyền nhau rằng làng có thế đất “Tay ngai”
và có “Ngũ Mã chấn tiền, Tam Thai ủng hậu”, nên con người nơi đây ham
làm và ham học. Theo thuyết phong thủy thì:
“Muốn cho con cháu công hầu
Phải có thiên mã đứng chầu phương Nam

Muốn cho con cháu làm quan
Phải có thiên mã phương Nam chầu về” [28,13].
Long mạch chạy từ núi Phật Tích về hội tụ tại đình làng. Phía trước
đình làng và làng là Ngũ Mã (Mã Cao, Mã Chàng, Mã Đường, Mã Thủy, Mã
Cuối) chầu vào. Đường sau đình làng lại có “Tam Thai ủng hậu” đó là 3 gò
(Con Kim, Con Hỏa, Con Diệu). Hai bên đình làng còn là đường Cờ, đường
22

×