Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo hiến pháp 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.6 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ QUYỀN CON
NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN............................................................2
1.1.

Hiến pháp.......................................................................................2

1.1.1.

Khái niệm.................................................................................2

1.1.2.

Hiến pháp năm 2013................................................................2

1.2.

Quyền con người và quyền công dân.............................................3

1.2.1.

Quyền con người......................................................................3

1.2.2.

Quyền công dân........................................................................3

CHƯƠNG II: CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN
CÔNG DÂN THEO HIẾN PHÁP 2013.....................................................4


2.1. Nội dung.............................................................................................4
2.2. Giải pháp............................................................................................7
PHẦN III: KẾT LUẬN...................................................................................9


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Quyền cơ bản của con người là quyền được sống trong hịa bình, độc
lập, tự do, ấm no, hạnh phúc; quyền được tôn trọng nhân cách, lương tri và
phẩm giá, được xã hội thừa nhận, tôn vinh và pháp luật bảo đảm về quyền
sống của một con người. Ngày 2/9/1945, trong bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã tun bố trước tồn thể quốc dân, đồng bào và Nhân dân
thế giới: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Đảng và Nhà nước
ta, trước sau như một, đều nhất quán khẳng định sự quan tâm, chăm lo, bảo vệ
quyền con người; luôn đề cao sự tôn vinh, tôn trọng quyền con người; đã,
đang và sẽ làm hết sức mình để thực hiện quyền con người thơng qua việc xây
dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật, thông qua việc đẩy mạnh phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội; giữ vững mơi trường hịa bình, chăm lo cải thiện đời
sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, làm cho “dân no, dân yên, dân tin”.
Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 đã khẳng định:
Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và
vì Nhân dân. Đây là cơ sở lý luận để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm
quyền con người, quyền công dân. Tuy nhiên, do các quyền con người rất
phong phú và những vi phạm quyền cũng rất đa dạng, được thực hiện bởi
nhiều loại chủ thể (Nhà nước, các pháp nhân và cá nhân), chủ thể chủ yếu
xâm hại đến quyền con người, quyền công dân lại là các cơ quan Nhà nước,
cán bộ công chức trong các cơ quan Nhà nước.
Do vậy, tự thân nó đã chứa đựng khả năng chuyên quyền. Từ đó phát
sinh nhu cầu thiết lập một hàng rào pháp lý để chống lại sự lạm quyền đến từ
phía các chủ thể nắm giữa quyền lực Nhà nước. Với lý do trên, việc nghiên

cứu đề tài “Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến
pháp 2013” là một yêu cầu khách quan và cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý
luận và thực tiễn.


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ QUYỀN CON
NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN
1.1.

Hiến pháp

1.1.1. Khái niệm
Hiến pháp là một hệ thống cao nhất của pháp luật quy định những nguyên tắc
chính trị căn bản và thiết lập thủ tục, quyền hạn, trách nhiệm của một chính
quyền. Nhiều hiến pháp cũng bảo đảm các quyền nhất định của nhân dân.
Trong bài viết này, ngoài Hiến pháp được hiểu như hiến pháp chính quyền
cịn có một số hình thức khác mang nghĩa rộng hơn như là hiến chương, luật
lệ, nguyên tắc giữa các tổ chức chính trị.
Các thực thể phi chính trị, dù hợp thể hay khơng, cũng có hiến pháp.
Các thực thể này gồm các đồn thể và các hội tình nguyện.
1.1.2. Hiến pháp năm 2013
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là bản
Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày
1 tháng 1 năm 2014. Bản Hiến pháp được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ
họp thứ 6 thơng qua vào sáng ngày 28 tháng 11, và được Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang ký Lệnh công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp vào
ngày 8 tháng 12 năm 2013.[1]
Hiến pháp có tổng cộng có 11 Chương với 120 Điều.[2] So với bản

Hiến pháp trước, có 12 điều mới được đưa vào Hiến pháp mới, đó là: các điều
về Nhân quyền (Điều 19, 34, 41–43), Ngân sách nhà nước (Điều 55), Chính
sách bảo vệ mơi trường (Điều 63), Chính quyền địa phương (Điều 111), Hội
đồng bầu cử (Điều 117), Kiểm toán Nhà nước (Điều 118),...


1.2.

Quyền con người và quyền công dân

1.2.1. Quyền con người
Tư tưởng về quyền con người (human rights, droits de l’home), cũng có
thể gọi là “quyền của con người” - “rights of human person” hình thành cùng
với sự xuất hiện của những nền văn minh cổ đại, quyền con người xuất phát
từ các quyền thiêng liêng, tự nhiên, vốn có của con người, không do chủ thể
nào ban phát. Quyền con người là khái niệm rợng hơn quyền cơng dân. Ví dụ,
về tính chất, quyền con người không bị bó hẹp trong mối quan hệ giữa cá
nhân với nhà nước như quyền công dân, mà thể hiện mối quan hệ giữa cá
nhân với toàn thể cộng đồng nhân loại, về phạm vi áp dụng, do không bị giới
hạn bởi chế định quốc tịch, nên chủ thể của quyền con người là tất cả các
thành viên của “gia đình nhân loại”, bất kể vị thế, hoàn cảnh, quốc tịch,... Nói
cách khác, quyền con người được áp dụng một cách bình đẳng với tất cả mọi
người thuộc mọi dân tộc đang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phụ
thuộc vào biên giới quốc gia, tư cách cá nhân hay môi trường sống của chủ
thể quyền.
1.2.2. Quyền công dân
Theo từ điển tiếng Việt thì “quyền cơng dân” được hiểu là “quyền của
người cơng dân được thừa nhận, bao gồm quyền tự do dân chủ và các quyền
kinh tế văn hóa - xã hội”[1]. Như vậy, theo chúng tơi, có thể hiểu “quyền
cơng dân” là quyền con người, được các nhà nước thừa nhận và áp dụng cho

cơng dân của mình, là tập hợp những quyền đượcHiến pháp và pháp luật của
mỗi Nhà nước quy định và đảm bảo thực hiện.
Theo quan niệm của Mác, quyền cơng dân là những quyền chính trị,
những quyền cá nhân con người, với tư cách là thành viên “xã hội công dân”.
Như vậy, khái niệm “quyền công dân” xuất hiện sau sự xuất hiện của khái
niệm “quyền con người” và được gắn liền với thời điểm ra đời của nhà nước
tư sản và duy trì, phát triển đến xã hội ngày nay.


CHƯƠNG II: CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN
CÔNG DÂN THEO HIẾN PHÁP 2013
2.1. Nội dung
Nhìn ở góc độ về khái niệm, “quyền con người” không loại trừ và
không thay thế được khái niệm “quyền công dân”. Hiến pháp năm 2013 đặc
biệt quan tâm đặt vị trí của chương “Quyền con người và quyền và nghĩa vụ
cơ bản của cơng dân”
Có thể nói đây cũng chính là sự kế thừa “vị trí” của Hiến pháp năm
1946. Tuy nhiên, do nhiệm vụ chính trị của các thời kỳ là khác nhau nên có
điều khác biệt, nếu như Hiến pháp năm 1946 đặt nghĩa vụ của cơng dân lên
trước thì Hiến pháp năm 2013 lại đặt quyền của công dân lên trước. Một mặt
điều này cho thấy quan điểm tôn trọng quyền con người, quyền công dân, một
mặt cho thấy quyền và nghĩa vụ trong tất cả các thời kỳ là có mối quan hệ mật
thiết với nhau, có sự kế thừa và phát triển của Hiến pháp sau so với Hiến pháp
trước.
Cả về lý thuyết và thực tế, rất khó tách bạch cơ chế bảo vệ các quyền
con người với cơ chế bảo vệ các quyền công dân, bởi việc bảo vệ cả hai dạng
quyền này đều do những thiết chế và sử dụng những quy trình, thủ tục giống
nhau. Chính vì vậy, trong mục này và những phần tiếp theo của bài viết, cụm
từ “cơ chế bảo vệ các quyền cơng dân hiến định” có thể hiểu theo nghĩa rộng
là “cơ chế bảo vệ các quyền con người, quyền cơng dân hiến định”.

Ở Việt Nam, hiện chưa có một cơ quan chuyên trách về bảo vệ các
quyền con người, quyền công dân được hiến định, mà việc này được xem là
trách nhiệm của tồn bộ hệ thống chính trị. Trước Hiến pháp năm 2013, trách
nhiệm bảo vệ các quyền con người, quyền công dân của các cơ quan nhà
nước chưa được xác định rõ, thường chỉ gắn với cơ quan lập pháp (Quốc hội)
[10]. Hiến pháp năm 2013 đã tăng cường cơ chế bảo vệ các quyền (công dân)
được hiến định thông qua việc ghi nhận cả ba nghĩa vụ của Nhà nước trong


lĩnh vực nhân quyền, đó là tơn trọng, bảo vệ và bảo đảm (Điều 3, Điều 14(1).
Cùng với đó, Hiến pháp năm 2013 đã ấn định nhiệm vụ mới là “bảo vệ quyền
con người, quyền cơng dân” cho Chính phủ (Điều 96(6), Tòa án (Điều 102(3),
và Viện kiểm sát (Điều 107(3). Đây là những quy định quan trọng có ý nghĩa
ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan nhà nước này trong việc bảo vệ, bảo
đảm các quyền con người, quyền công dân trong thực tế.
Hiến pháp năm 2013 cũng lần đầu tiên quy định nguyên tắc giới hạn
quyền (Điều 14(2) và đề cập đến cụm từ “cơ chế bảo vệ hiến pháp” (Điều
119(2). Đây là những cơ sở quan trọng nhằm hạn chế sự lạm dụng quyền lực
của các cơ quan nhà nước dẫn tới những vi phạm nhân quyền; đồng thời cũng
là tiền đề cho việc bảo vệ nhân quyền ở cấp cao nhất, bởi xét đến cùng, bảo
vệ hiến pháp chính là bảo vệ các quyền được hiến định.
Ở Việt Nam, cơ chế bảo vệ hiến pháp hiện nay cơ bản vẫn theo mơ
hình nghị viện, được thực hiện thông qua hoạt động giám sát tối cao; hoạt
động xây dựng, sửa đổi và giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh của Quốc hội
và Ủy ban thường vụ Quốc hội. Thực tiễn trên thế giới cho thấy, mô hình nghị
viện có nhiều hạn chế bởi một cơ quan lập pháp sẽ khó bảo đảm tính độc lập,
khách quan cũng như khả năng kiểm tra các đạo luật do mình ban hành. Bên
cạnh đó, do là cơ quan mang tính chính trị nên Quốc hội/Nghị viện thường
khơng có trình tự, thủ tục phù hợp và khả năng phát hiện những vi phạm hiến
pháp để phán xét về tính hợp hiến[11].

Trên thực tế, ở Việt Nam chưa từng có trường hợp nào một văn bản
pháp luật (dưới Hiến pháp) được tuyên bố về tính hợp hiến hay bất hợp hiến,
cho dù đã có khơng ít trường hợp văn bản luật khơng phù hợp với Hiến pháp
(ví dụ, Luật Cơng ty năm 1990). Thực tế này, cùng với việc các quy định của
Hiến pháp chưa được áp dụng trực tiếp đòi hỏi phải xây dựng một mơ hình
bảo vệ hiến pháp có tính độc lập và chun trách hơn để có thể bảo vệ các
quyền hiến định.


Nhìn chung, cơ chế hiện hành bảo vệ quyền cơng dân hiến định ở Việt
Nam chủ yếu được thể hiện qua hoạt động xét xử và giải quyết khiếu nại, tố
cáo. Trong những hoạt động này, vai trò bảo vệ quyền cơng dân hiến định của
tịa án là rất quan trọng. Thống kê của ngành tòa án những năm gần đây cho
thấy, khối lượng cơng việc của tịa án là rất lớn và tỷ lệ công việc được giải
quyết hàng năm thường đạt trên 90%[12]. Đây là một kết quả tương đối tốt,
nhưng vẫn cịn xảy ra tình trạng án oan sai, án bị sửa, bị hủy, án không thi
hành được hoặc có những vụ án kéo dài nhiều năm chưa giải quyết được.
Ngồi ra, tình trạng vi phạm quyền con người trong hoạt động tố tụng (như
bức cung, dùng nhục hình, thậm chí dẫn đến tử vong) vẫn cịn diễn ra. Mặc dù
những vi phạm này chủ yếu diễn ra trong giai đoạn điều tra, song thực tế cho
thấy, ngành tịa án chưa thể hiện tính hiệu quả trong việc ngăn ngừa, xử lý
những vi phạm đó thơng qua hoạt động xét xử.
Ngồi các chủ thể “mang tính nhà nước” nêu trên, trong cơ chế bảo vệ
các quyền công dân hiến định khơng thể khơng kể đến vai trị của báo chí
(truyền thơng) và các tổ chức, đồn thể xã hội. Với các chức năng của mình
(đặc biệt là chức năng thơng tin của báo chí), các chủ thể này tham gia giám
sát việc thực hiện các quyền (công dân) hiến định, từ đó giúp phát hiện, ngăn
ngừa và xử lý một cách kịp thời những sự vi phạm đến quyền con người,
quyền công dân. Trong thời gian qua, vai trò giám sát và bảo vệ của các chủ
thể này cho thấy những dấu hiệu tích cực như việc phát hiện, tố cáo các

trường hợp vi phạm nhân quyền (các vụ án oan, sai, tham nhũng, gây ô nhiễm
môi trường, …); tham vấn, tham gia xây dựng các chính sách, pháp luật của
Nhà nước; thúc đẩy và phát triển mạng lưới giáo dục nhân quyền trong xã hội
… Tuy nhiên, hiệu quả bảo vệ nhân quyền của những chủ thể này vẫn tương
đối hạn chế, do khuôn khổ pháp luật hiện hành còn thiếu hoặc chưa tạo điều
kiện thuận lợi cho các chủ thể thực hiện hiệu quả vai trị của mình.


Xét tổng quát, cơ chế bảo vệ các quyền công dân hiến định ở Việt Nam
hiện nay còn thiếu và có nhiều hạn chế, vì thế chưa bảo vệ hiệu quả các
quyền. Trong lĩnh vực nhân quyền, bảo vệ các quyền con người vừa là một
nghĩa vụ, đồng thời cũng là một yêu cầu khách quan để đảm bảo sự tồn tại
của các chế độ, nhà nước. Trong những năm gần đây, Nhà nước Việt Nam
luôn thể hiện những cam kết chính trị mạnh mẽ trong việc thúc đẩy và bảo vệ
nhân quyền, mà một trong những ví dụ nổi bật là chế định quyền con người,
quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013. Bối cảnh đó đang tạo ra những
thuận lợi, song cũng có khơng ít thách thức trong việc hồn thiện cơ chế bảo
vệ các quyền cơng dân hiến định ở nước ta.
2.2. Giải pháp
Từ những phân tích trên, có thể nêu một số gợi mở cho việc hồn thiện
cơ chế bảo vệ các quyền cơng dân hiến định ở Việt Nam như sau:
Về chính sách, Nhà nước nên tiếp tục nghiên cứu tham gia thêm các
điều ước quốc tế về nhân quyền khác, đặc biệt là các nghị định thư bổ sung về
thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của Ủy ban giám sát các Công
ước. Bởi như đã đề cập, các cơ chế quốc tế sẽ hỗ trợ, bổ sung cho cơ chế quốc
gia, giúp việc bảo vệ các quyền con người có hiệu quả hơn. Đồng thời, cần
tăng cường giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về nhân quyền cho mọi đối
tượng trong xã hội, đặc biệt là cho cán bộ của các cơ quan nhà nước có hoạt
động liên quan trực tiếp đến các quyền con người, quyền công dân.
Về pháp luật, đây là vấn đề cần được ưu tiên bởi ở nước ta hiện nay,

các quy định của Hiến pháp chưa được áp dụng trực tiếp, do đó cần thể chế
hóa các nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công
dân và cơ chế bảo vệ quyền được hiến định trong các văn bản pháp luật để
chúng có thể được thực thi trên thực tế. Do cơ chế bảo vệ quyền con người,
quyền công dân là những vấn đề tương đối mới ở Việt Nam nên quá trình xây


dựng pháp luật về vấn đề này nên chú ý tham khảo kinh nghiệm của các quốc
gia trên thế giới.
Đối với các chủ thể là các cơ quan báo chí (truyền thơng), các tổ chức
và đồn thể trong xã hội, cần rà sốt và hồn thiện khn khổ pháp lý nhằm
củng cố và tạo cơ sở thuận lợi cho các chủ thể này thực hiện vai trò giám sát
và bảo vệ các quyền cơng dân được hiến định của mình (ví dụ như các lĩnh
vực luật về báo chí, tiếp cận thơng tin, luật về hội, biểu tình, trưng cầu ý dân,
luật về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, …).


PHẦN III: KẾT LUẬN
Tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân
chủ, công bằng văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, hơn
suốt hai mươi năm qua các quyền con người được tôn trọng, bảo vệ và thực
thi thông qua việc ghi nhận nội dung quyền con người và quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân trong các bản Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ, đã
thể hiện rõ quan điểm của Đảng và nhân dân Việt Nam về sự quan tâm có tiếp
thu, kế thừa những quan điểm, giá trị tiến bộ của truyền thống dân tộc, của thế
giới, cùng những kinh nghiệm lập hiến, lập pháp của các nước tiến bộ, phù
hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nước nhà.
Với phương châm “tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền
con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của
nhân dân” đã được thể hiện ngày càng đầy đủ hơn về những nội dung liên

quan quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các
bản Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ đã chứng minh Việt Nam luôn quan
tâm đến công dân cũng như luôn quan tâm đến việc phát triển con người Việt
Nam, phù hợp với cách tiếp cận của Liên hợp quốc trong việc thực hiện
quyền con người nhằm xây dựng, kết mối quan hệ đại đoàn kết toàn dân tộc
ngày càng phát triển bền vững vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
cơng bằng, văn minh.
Để bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân ở Việt Nam bên cạnh
việc nghiên cứu góp phần làm rõ những quy định của Hiến pháp về quyền con
người, quyền công dân, thiết nghĩ chúng ta phải hoàn thiện tất cả các văn bản
quy phạm pháp luật từ Luật, pháp lệnh đến các văn bản dưới luật theo tinh
thần về quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp,
đồng thời mọi cơ quan nhà nước, tổ chức khi thực hiện mọi hoạt động cần
phải tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao (2011), Hiến pháp:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
2. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Chế định quyền con người, quyền
công dân trong Hiến pháp trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam, Thông tin
Quyền con người, (số 14), năm 2012.
3. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Minh
Tuấn, Lã Khánh Tùng (2013), ABC về Hiến pháp, Nhà xuất bản Thế Giới,
Hà Nội.




×