TRƯỜNG ………………………
KHOA: luật
SO SÁNH ĐIỀU 19 đến ĐIỀU 43 HIẾN
PHÁP NĂM 2013
SO VỚI
CÁC QUYỀN CÔNG DÂN CỦA HIẾN PHÁP
1992
• Điều 19: là quyền được sống
Của hiến pháp 2013 là điều hoàn toàn mới so với hiến pháp 1992
!"#$%&'"(
!)!!!* !+
Quyền sống hay quyền được sống hay quyền sinh sống, quyền sống còn là thuật ngữ
mô tả về một sự tin tưởng rằng con người hoàn toàn được quyền có điều kiện và các yếu
tố cần thiết để sinh sống và không bị giết bởi một chủ thể khác (con người, nhà nước, các
tổ chức ) về các vấn đề nạo phá thai, án tử hình, cái chết nhân đạo, giết người để tự vệ
và chiến tranh. Quyền sống là một trong những nội dung quan trọng của Nhân quyền.
Trong các văn kiện quốc tế về quyền con người quyền sống được thể hiện một cách rõ
nét với tư cách là quyền con người đầu tiên và quan trọng nhất. Trong Công ước quốc tế
về các quyền dân sự và chính trị 1966 tại Điều 6 đã thể hiện ,
-./.# !"#01%&'!"(!)
$! !2!1+Trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền 1948 tại Điều 3 cũng
thể hiện ,345!6750.'!.!8!+ Như vậy, quyền sống
của con người luôn được coi là một trong những quyền đầu tiên, cơ bản và quan trọng
nhất của mỗi cá nhân trong cộng đồng nhân loại, một quyền mà không ai có thể tước bỏ
nó một các tùy tiện.
Giải thích: tức là mọi người đều có quyền sống, Nhà nước thừa nhận quyền sống
của mỗi người như 1 quyền tự nhiên, là một quyền rất là quan trọng gắn bó với
mỗi con người để từ đó để thấy quyền sống là 1 khắc thể thiêng liêng, rất là quan
trọng mà pháp luật phải bảo vệ, phải tôn trọng. Thế thì việc tước đoạt sinh mạng
sống của mỗi người là chỉ theo quy định của luật, và cụ thể ở Việt Nam thì chỉ có
bộ luật hình sự trong đó có quy định tội có mức án tử hình thì mới có thể tước
đoạt mạng sống trong trường hợp đó thôi
Văn bản hướng dẫn thi hành: Đặt biệt là 9:;; các tội xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, <$!=
6>')?$@'AB$>C'DE!F'GHIGJJJI/KGL
• Điều 20 của hiến pháp 2013 so với điều 71 hiến pháp 1992
?M'N'
-Ở điều 71(hp1992): “?&78"O!P#A80!8!5 !
"#$0!5QPR57'760.8S+Sửa thành:
"O!P#A80!8!5 !"#$0QPR57'760.
8STP&"(!*'!O5"65!*"Q5U="O!P#
A80'"O!P2=!QAM.P A8!8!5QPVW5AX
7'7658S+(điều 20 hp 2013).
“Công dân” sửa thành “mọi người” và bổ sung “P&"(!*'!O5"65!*"Q5
U="O!P#A80'"O!P2=!QAM.
P A8!8!5QPVW5AX 7'7658S+(điều 20 hp 2013).
- Điều 71(hp 1992): không ai bị bắt, nếu không có quyết định của tòa án nhân dân, quyết
định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc
bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.Thì ở điều 20 của hiến pháp 2013 vẫn giữ
nguyên như ở hiến pháp 1992
- bỏ khoảng: nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm của công dân.
- bổ sung thêm khoảng: Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác
theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức
thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm
Giải thích: Thay đổi cụm từ “công dân” thành “mọi người” thể
hiện không chỉ là công dân của Việt Nam mới được bảo hộ, mà khi
là một con người dù là quốc tịch Việt Nam hay nước khác, là sắc
tộc này hay sắc tộc khác, là công dân Việt hay là công dân nước
khác, mà đã là một con người thì cũng được pháp luật bảo vệ như
nhau, không phận biệt. So với khoản 3 điều 71 Hiến pháp 1992 thì
khoản 2 Hiến pháp 2013 rõ hơn và đầy đủ hơn các hình thức xâm
phạm đến con người.
Văn bản hướng dẫn thi hành: Chương 2 Bộ luật hình sự năm
1999
Điều 32 điều 33 và điều 34 bộ luật dân sự 2005
• Điều 21, điều 22 của hiến pháp 2013: QUYỀN RIÊNG TƯ
so với điều 73 của hiến pháp 1992
Có sửa đổi như sau:
- ở điều 73 hiến pháp 1992: ?&78"O!P#A80YZ
Sửa thành:
Z"O!P#A80*E!5"! 80."
!'=T"#017'765!>'=[ZP#\\\]
- ở điều 73 hiến pháp 1992: %&'!6^0.YZ>'P _
P&N^5!*`!* !a
sửa thành: khoảng 2 điều 22 “ "O!P#A80YZ
%&'!6^0.YZ>'P _P&N^+
Không ai được sửa thành mọi người.
- ở điều 73 hiến pháp 1992:
!!51!51!>'&78"##'!.0."!
sửa thành:
"!!!51!51!0. =!Q!*'b
!&!*E!P [P#\\G]
Bổ sung thêm các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
- ở điều 73 hiến pháp 1992:
01P Aa!YZ501"Z5P !5!-!!51!>'&
78#7!S!_.!W(>' !
Được tách ra thành khoảng 2 điều 21 và khoảng 3 điều 22 của hiến pháp 2013
như sau:
khoảng 2 điều 21: P&' được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư
tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của
người khác
bổ sung ở chỗ: điện thoại và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của
người khác.
khỏang 3 điều 22: việc khám xét chỗ ở do luật định.( thay đổi !W
(>' ! thành !()
- Bổ sung:
Điều 21 hiến pháp 2013: thông tin về đơi sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí
mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
Điều 22: công nhân có quyền có nơi ở hợp pháp.
Điều này đã được sửa đổi từ điều 73 của Hiến pháp 1992 cũ và nâng cao hơn các điều
quy định về quyền bí mật đời tư và các quyền khác liên quan đến nhân thân trong Bộ
Luật dân sự 2005. Tại Hiến pháp cũ và cả Bộ luật dân sự cũng chỉ đặt ra, công dân có
quyền bảo vệ quyền riêng tư, được bồi thường nếu bị xâm hại. Nhưng đến Hiếp pháp
mới, quyền riêng tư được coi là quyền bất khả xâm phạm. Như vậy, khi đưa vào Hiến
pháp, Nhà nước đứng ra bảo hộ nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm.
Giải thích: -So với điều 73 thì ở điều 21 mang tính chất mở rộng
hơn thể hiện qua từ “công dân” và từ “mọi người” mặt khác ở điều
21 cho ta thấy rằng thông tin cá nhân quyền cá nhân của mọi người
được bảo vệ chặt chẽ hơn kĩ lưỡng hơn. Nếu như ở điều 73 bí mật
cá nhân của công dân có thể bị người khác đụng vô khi có pháp
luật cho phép khiến cho có thể có những trường hợp người biết luật
sẽ lách luật sử dụng nhũng kẻ hở để xâm phạm quyền riêng tư của
người khác thì ở điều 21 lại khác hẳn nó đòi hỏi pháp luật tuyệt đối
bảo vệ quyền riêng tư(nơi ở, thư tín, điện thọa ) cho mỗi cá nhân
hơn.
văn bản hướng dẫn thi hành:
- Điều 21Bộ luật dân sự năm 2005
Điều 38 bộ luật dân sự 2005
Điều 125 bộ luật hình sự 2005
- Điều 22:
Điều 46 Bộ luật dân sự năm 2005
Luật nhà ở năm
Điều 124 bộ luật hình sự năm 2005
• Điều 23(hiến pháp 2013): quyền tự do đi lại
Vẫn giữ nguyên so với điều 68 hiến pháp 1992
“Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ
nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Tự do đi lại là điều kiện không thể thiếu đối với sự phát triển tự do của cá nhân.
GIẢI THÍCH: - Việc giữ nguyên không đổi đã cho thấy sự hợp lí trong
điều luật của HP 1992 cũng như cái nhìn kĩ càng của những người làm
hiến pháp về việc đi lại và cư trú của mỗi công dân cho dù họ đã đang
và từng sống ở đâu
VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH: Chương 3 mục 5 Bộ luật dân
sự năm 2005
• Điều 24 hiến pháp 2013: quyền tự do tư tưởng
Vẫn giữ nguyên so với điều 70 hiến pháp 1992, nhưng có thay đổi một chút ở
khoảng 3: sửa “ để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước” thành “ để vi
phạm pháp luật”
“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo
nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo để vi phạm pháp luật.”
Tự do tư tưởng hay còn gọi là tự do có ý kiến là một trong những quyền tự do chính trị
của mỗi cá nhân có quyền suy nghĩ và giữ ý kiến, quan điểm hay ý nghĩ của mình độc lập
với quan điểm của những người khác. Thường thì những quan điểm đó trái với quan điểm
của đa số tại thời điểm có ý kiến. Quyền tự do này có liên hệ chặt chẽ với khái niệm tự do
ngôn luận.
GIẢI THÍCH: -Có sự khác biệt giữa:
“Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.”
“Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.”
Nó cho ta thấy ở điều 24 quyền tự do tôn trọng về tôn giáo được thể hiên
rõ hơn tốt hơn vì nếu như điều 70 chỉ nói là được pháp luật bảo hộ thì ở
điều 24 lại là được nhà nước tôn trọng và bảo hộ khiến cho hàm ý mở rộng
cũng như là về mặt pháp luật cũng như trong cách cư xử chặt chẽ hợp lí hơn
dễ dàng kiểm soát tình huống cũng như là thiện cảm của các tôn giáo hơn.
VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH: Điều 47 Bộ luật dân sự năm
2005
• Điều 25 hiến pháp 2013: tự do ngôn luận
so với điều 69 hiến pháp 1992
- ở điều 69: công dân có quyền tự do đi lại và tự do cư trú ở trong nước, có quyền
ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật
M'!.
Điều 25
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội,
biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”
THAY ĐỔI: “theo quy định của pháp luật” !.“ việc thực hiện các quyền này do pháp
luật quy định”
có thay đổi về ngôn từ nhưng ý nghĩa của nó vẫn giữ nguyên.
Tự do ngôn luận là sự tự do phát biểu mà không bị kiểm duyệt hoặc hạn chế.
Thuật ngữ đồng nghĩa với tự do biểu đạt/diễn đạt hoặc tự do thể hiện
(c*WW7cWA*W) đôi khi còn được dùng để nói đến cả hành động tìm
kiếm, tiếp nhận, và chia sẻ thông tin hoặc quan niệm, quan điểm, bất kể bằng
cách sử dụng phương tiện truyền thông nào. Trong thực tiễn, không có quốc
gia nào có quyền tự do ngôn luận tuyệt đối, quyền này thường bị hạn chế,
chẳng hạn như sự hạn chế đối với các phát ngôn có tính chất thù ghét
GIẢI THÍCH: - Thay vì là “có quyền được thông tin” ở điều 69 thì ở
điều 25 lại nói là “tiếp cận thông tin’ điều này có thể hiểu là công
dân không chỉ có quyền được biết được nghe mà còn được có ý
kiến với những gì họ được biết thể hiện rõ hơn các quyền của công
dân
VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH: <$!786d\LLH5G\J
"$!=6
• Điều 26 hiến pháp 2013: bình đẳng nam-nữ
So với điều 63 hiến pháp 1992
Điều 63
Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội
và gia đình.
Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.
Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền
hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức Nhà nước và người làm công ăn lương có
quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của
pháp luật.
Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng
phát huy vai trò của mình trong xã hội; chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà
trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho
phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người
mẹ.
Sửa thành điều 26 của hiến pháp 2013:
Điều 26
1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và
cơ hội bình đẳng giới.
2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai
trò của mình trong xã hội.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.
sửa đổi “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội và gia đình.” Thành “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt.”
“Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có
quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức Nhà nước và người làm công ăn lương
có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của
pháp luật.” được tóm gọn thành “Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình
đẳng giới.”
“Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.”
rút thành “Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.”
“Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng
phát huy vai trò của mình trong xã hội; chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà
trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho
phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người
mẹ.” tóm gọn thành “Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển
toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.”
Bình đẳng nam – nữ: là một trong những nội dung quan trọng của nguyên tắc bình
đẳng vì tiêu chí để đánh giá sự tiến bộ ủa một chế độ xã hội chính là mức độ giải
phóng phụ nữ, sự tạo điều kiện cho họ được phát triển toàn diện về mọi mặt,
ngang bằng nam nữ có nghĩa là nhà nước và xã hội tạo điều kiện để nam – nữ
thực hiện quyền như nhau, chứ không phải là bình đẳng thực tế, vì khả năng thể
chất cũng như năng lực tinh thần của con người cụ thể là khác nhau.
được sửa đổi theo hướng bỏ cụm từ "công dân” mà chỉ cần ghi nhận ,eU-0.
')"=f0.''0g!!*(57865P!_5
0d'5AB$0.'=+ để đảm bảo tính thống nhất và dễ hiểu. Tránh trường
hợp khi sử dụng cụm từ "công dân” thì quyền này được hiểu chỉ là quyền được áp
dụng với công dân Việt Nam. Để đảm bảo hơn nữa, quyền của phụ nữ có quốc
tịch nước ngoài, không có quốc tịch sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam khi tham
gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình được bảo vệ
Giải thích: - Ở đây ta thấy rõ là điều 63 mang tính chất liệt kê về
các quyền lợi mà người phụ nữ được hưởng khi nam nữ ngang
nhau về mọi mặt(chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.),
thể hiện rõ là đang bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ còn điều 26
HP 2013 thì lại không như thế mà chỉ nói “công dân nam nữ có
quyền bình đẳng về mọi mặt” nghĩa là không chỉ riêng nam hay nữ
mà cả hai điều có những quyền lợi riêng những quyền lợi đó sẽ góp
phần bảo vệ duy trì tính bình đẳng giới đảm bảo sẽ không có bên
nào bị thiệt hại hay là có quyền khinh thường bên kia. Từ đó càng
chứng tỏ rằng điều 63 vẫn còn có chút thiên về bảo vệ quyên của
người phụ nữ quá dễ dẫn đến những nam giới khi đọc họ cảm thấy
mình không thật sự được bảo vệ.
Văn bản hướng dẫn thi hành:
Luật bình đẳng giới 2006.
Điều 130 bộ luật hình sự năm 2005
• Điều 27 của hiến pháp 2013 so với điều 54 hiến pháp 1992
Về điều 27 “ công sân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng,
tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có
quyền bầu cử và đủ hai mươi tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào quốc hội, Hội đồng
nhân dâ thao quy định của pháp luật”; thì có bỏ câu đầu so với điều 54: “không phân biệt
dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp,
thời hạ cư trú” và rút ngắn, sửa đổi thành “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền
bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân
dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.”(ở điều 27 hp 2013)
Văn bản hướng dẫn thi hành: Luật bầu cử đại biểu Quốc hộ. Luật
này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 15 tháng 4 năm
1997. Luật này có hiệu lực kể từ ngày công bố
• Điều 28, 29 của hiến pháp 2013 so với điều 53 hiến pháp 1992
Điều 53
Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của
cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng
cầu ý dân.
- Được sửa đổi bổ sung thành điều 28,29:
Điều 28
1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến
nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai,
minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
Điều 29
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý
dân.
So với điều 53 thì điều 28 có bổ sung thêm về việc “ công khai, minh bạch
trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”
Bỏ đoạn “ biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân” và đưa đoạn này vô điều
29( hiến pháp 2013)
ở điều 29 so với điều 53 thì có bổ sung thêm về độ tuổi để có quyền biểu quyết
khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
Văn bản hướng dẫn thi hành: các văn bản hướng dẫn thi hành
hai điều này là: Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, bổ sung theo
Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của
Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10
Điều 43 Luật tổ chức Quốc hội năm 2002 (sửa đổi bổ sung năm 2007), đại
biểu Quốc hội chịu sự giám sát của cử tri, mỗi năm một lần đại biểu phải báo
cáo trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ của mình; cử tri có thể trực tiếp
hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam yêu cầu đại biểu báo cáo công
tác và có thể nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu.
Điều 8 Luật cán bộ công chức năm 2008 cũng quy định, trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ của mình, cán bộ, công chức nhà nước chịu sự giám sát của
nhân dân.
Theo điều 6 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005
• Điều 30 hiến pháp 2013 so với điều 74 hiến pháp 192
Điều 74 “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.”
Sửa từ &78 thành và 9'.)5!bQ'P!_5!bQAB$5
90(4!*'878g"O!Q 8.!'ở điều 30 hp 2013:
“Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về
những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”
Bỏ khoảng “Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết
trong thời hạn pháp luật quy định.” ở điều 74 hiến pháp 1992
- Điều 74 “Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt
hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự”
- Khoảng 2 điều 30: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải
quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất,
tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật
Sửa đổi “Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh.”
Thành “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết
khiếu nại, tố cáo.”
Giữ nguyên khoảng: “Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng
quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.”
Giải thích: - Đầu tiên từ “mọi người” đã mang nghĩa rộng hơn từ
“công dân” nó mang tính tôn trọng tất cả những người sinh
sóng trong một đất nước dù họ là ai.
- Thứ hai ở điều 74 cho thấy rằng viêc khiếu nại phải nằm trong thời hạn
pháp luật quy định nếu quá thời hạn thì coi như không thể khiếu nại được
nữa khiến cho nhiều trường hợp người có tội có thể thoát tội còn người bị
hại phải chịu thiệt thòi. Còn điều 30 thì lại mang hàm nghĩa rộng hơn đảm
bảo hơn cho nhũng người khiếu nại để họ có thể nhận lại những gì họ đáng
được nhận.
Văn bản hướng dẫn thi hành: Luật khiếu nại, tố cáo 1998.
Điều 132 bộ luật hình sự 2005
• Điều 31 hiến pháp 2013 so với điều 72 hiến pháp 192
- Điều 72: Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết
tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
- Điều 31: 1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng
minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật.
Sửa “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt” thành “Người bị buộc
tội được coi là không có tội “
“khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.” thành “cho đến khi
được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật”
Sửa “ Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho
người khác phải bị xử lý nghiêm minh”( điều 72). Thành “Người vi phạm pháp luật trong
việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người
khác phải bị xử lý theo pháp luật.”( ở khoảng 5 điều 31 hp 2013).
- Điều 31 hp 2013 so với điều 72 hp 1992 có Bổ sung thêm 3 khoảng:
2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định,
công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên
án phải được công khai.
3. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.
4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự
bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
Giải thích: Việc sửa đổi ở điều 31 nhìn chung không khác là
mấy so với điều 72 phải chăng có khác ở đây là điều 31 đã làm
sáng tỏ- rõ ràng hơn về việc quy kết tội cho một ai đó. Mặt
khác thể hiện một quyền lợi nữa của người bị quy tội là:
“Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.” Mà ở điều 72
không hề nhắc tới.
Văn bản hướng dẫn thi hành: Điều 123 bộ luật hình sự 2005
• Điều 32 của hiến pháp 2013: quyền sở hữu
h0)Hi_ GJJ\
- ở điều 58 “ công dân” được sửa thành “ mọi người” ở điều 32. Cụ thể là:
“Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh
hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh
tế khác” Thành “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà
ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ
chức kinh tế khác”.
- ở điều 58 (hp 1992): Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế
của công dân. . “. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật
bảo hộ”.
- bổ sung thêm khoảng 3 của điều 32: Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên
tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá
nhân theo giá thị trường.
Giải thích: Trong điều 32 có khoản 3 là mới nó giúp cho mọi người
có thể bảo vệ quyền lợi về tài sản của mình khi có sự đe dọa nào đó
hay có bất kỳ mối liên quan nào đến pháp luật. Và việc sửa đổi bổ
sung này cũng chỉ nhằm nói rõ hơn so với điều 58.
Văn bản hướng dẫn thi hành: Chương 16 và 20 Bộ luật dân sự năm
2005
Điều 124, bộ luật hình sự 2005.
Chương 14 bộ luật hình sự 2005.
Điều 33 hiến pháp 2013 so với điều 57 hiến pháp 1992
- Điều 57
Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Được sửa đổi bổ sung thành Điều 33 Hiến Pháp 2013
“Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không
cấm”.
Giải thích: Ở đây điều 57 có thẻ hiểu là chỉ có những nghành nghề
nào mà được pháp luật quy định thì công dân mới có thể làm có thể
kinh doanh còn ngoài ra là bị nghiêm cấm khiến cho nó mang tính
chất bó buộc khuôn khổ quá mức. Còn ở điều 33 thì không như vậy
chỉ cần đó không phải là những nghề mà pháp luật cấm ví dụ như :
buôn bán ma túy, mại dâm, thuốc súng thì mọi người đều có thể
tự do kinh doanh đem lại lợi nhuận cho chính bản thân mình cũng
như là góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Văn bản hướng dẫn thi hành:
Điều 50 bộ luật dân sự năm 2005.
Luật doanh nghiệp 2005.
Chương 16 bộ luật hình sự.
• Điều 34 hiến phap 2013 so với điều 67 hiến pháp 1992:
Điều 67 (hp 1992): “Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi của
Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ
và có đời sống ổn định.
Những người và gia đình có công với nước được khen thưởng, chăm sóc.
Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ”.
- Được tóm gọn thành Điều 34 (hp 2013): &78"##'
AB$
Giải thích: Mục đích là thể hiện tính công bằng cho mọi công dân
chứ không riêng bất kì ai bất kỳ lứa tuổi nào khiến cho công dân có
thể an tâm về quyền lợi của mình.
• Điều 35 hiến phap 2013 so với điều 55,56 hiến pháp 1992:
- ở điều 55: Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Được sửa thành khoảng 1 điều 35: Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp,
việc làm và nơi làm việc.
- ở điều 56: Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động.
Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế
độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm công ăn
lương; khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người
lao động.
Và điều 55: Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho
người lao động
Được sửa thành khoảng 2 điều 35 hp hiện hành: Người làm công ăn lương được bảo
đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi
- Bổ cung thêm ở khoảng 3 điều 35: . Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao
động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.
Giải thích: Điều 55 mang tính chất bắt buộc thể hiện ở từ “ quyền và
nghĩa vụ” còn ở điều 35 thì lại không mang tính chất bắt buộc mà
cho công dân có quyên lựa chọn nghề tự do hơn thoải mái hơn.
Ngoài ra thì ở khoản 3 của điều 35 lại là khoản mới mà ở điều 55
và 56 của HP 1992 không hề có, nhằm bảo đảm cho người lao động
Văn bản hướng dẫn thi hành: Bộ luật lao động mới có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 5 năm 2013
Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá XIII đã thông qua Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày
18/6/2012. Bộ luật gồm 17 chương, 242 điều, có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 5 năm 2013 và thay thế Bộ luật Lao động ngày
23/6/1994; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động số
35/2002/QH10; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao
động số 74/2006/QH11; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật
Lao động số 84/2007/QH11
• Điều 36 hiến pháp 2013: hôn nhân và gia đình
h0)jk_ GJJ\
- =Zlj"b-P#Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn.”
D.Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.”
- Giữ nguyên “Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ
chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”.
- Bỏ ở những điều sau:
m'=.!_".>'AB$+
?'n!* 1&7!.-&78!!?
"bP!*0.d&".5'n+
F.)0.AB$P&!`'018"1!AM-' +
Giải thích: Điều 36 sửa đổi bổ sung nhằm mang tính chất ngắn gọn
xúc tính hơn so với điều 64 và thể hiện rõ các đối tượng được nhà
nước bảo hộ. Tuy nhiên điều 36 lại không nói tới ý nghĩa của gia
đình : “Gia đình là tế bào của xã hội.”
Văn bản hướng dẫn thi hành: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
SỐ 22/2000/QH10 NGÀY 09 THÁNG 6 NĂM 2000 CỦA QUỐC
HỘI KHÓA X
Dự thảo Luật HNGD sửa đổi gồm 135 điều, được bố cục thành 9 chương, so với
Luật HNGĐ năm 2000 thì Dự thảo Luật đã sửa đổi 62 điều, bổ sung mới 54 điều.
Có 14 điểm mới cơ bản của Dự thảo Luật so với Luật HNGĐ năm 2000 như: Bảo
vệ, hỗ trợ những nhóm người yếu thế trong HNGĐ; bổ sung nhiều hành vi bị cấm
trong HNGĐ như bạo lực gia đình, ly thân giả tạo, cản trở kết hôn, cản trở ly hôn,
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, lựa chọn giới tính, sinh sản vô tính…; áp
dụng các tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, không vi
phạm các nguyên tắc cơ bản của chế độ HNGĐ Việt Nam…; nam nữ từ đủ 18
tuổi trở lên thì được kết hôn…; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và
trẻ em, công việc nội trợ và các công việc khác có liên quan đến duy trì đời sống
chung được xem như lao động có thu nhập; bổ sung quy định giải quyết việc ly
thân theo yêu cầu của vợ chồng…
• Điều 37 hiến pháp 2013: quyền hưởng an ninh xã hội
h0)jH5jj
- Điều 65
Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
Được sửa đổi thành khoảng 1 điều 37: Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại,
hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi
phạm quyền trẻ em.
Bổ sung thêm: “được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm
hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những
hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.
- Điều 66
Thanh niên được gia đình, Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí,
phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân và
lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.
Được sửa đổi thành khoảng 2 điều 37: Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều
kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống
dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.
Bỏ “ lý tưởng xã hội chủ nghĩa” trong hiến pháp hiện hành.
- Bổ sung ở khoảng 3 điều 37: Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội
tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Giải thích: -Khoản 3 điều 37 bổ sung thêm về quyền lợi của người
già mà ở trong điểu 65 không có.
-Khoản 1 điều 37 cũng bổ sung thêm về quyền lợi của tre em : “Nghiêm
cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động
và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.”
Văn bản hướng dẫn thi hành: Điều 32 bộ luật dân sự 2005
• Điều 38 hiến pháp 2013
h0)lJ5jG_ GJJ\
Điều 61 Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ.
Nhà nước quy định chế độ viện phí, chế độ miễn, giảm viện phí.
Công dân có nghĩa vụ thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công
cộng.
Và điều 39: Nhà nước đầu tư, phát triển và thống nhất quản lý sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ
của nhân dân, huy động và tổ chức mọi lực lượng xã hội xây dựng và phát triển nền y học
Việt Nam theo hướng dự phòng; kết hợp phòng bệnh với chữa bệnh; phát triển và kết hợp
y dược học cổ truyền với y dược học hiện đại; kết hợp phát triển y tế Nhà nước với y tế
nhân dân; thực hiện bảo hiểm y tế, tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức
khoẻ.
Nhà nước ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào miền núi và
dân tộc thiểu số.
o!!.P#GliMọi người có quyền được bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có
nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
hM'!` “ công dân” thành “ mọi người” và bổ sung trong việc “bình đẳng
trong việc sử dụng các dịch vụ y tế”
Điều 61: Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc
phiện và các chất ma tuý khác. Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa
các bệnh xã hội nguy hiểm. Và điều 39: Nghiêm cấm tổ chức và tư nhân chữa bệnh, sản
xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh trái phép gây tổn hại cho sức khoẻ của nhân dân.
o!!.P#\li Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc
sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.
Giải thích: Việc sửa đổi bổ sung này mục đích nhằm súc tích ngắn
gọn lại hơn so với điều 39 và 56
văn bản hướng dẫn thi hành: Điều 242 bộ luật hình sự năm 1999
• Điều 39 hiến pháp 2013: quyền và nghĩa vụ học tập
- Điều 59
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí.
Công dân có quyền học văn hoá và học nghề bằng nhiều hình thức.
Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát
triển tài năng.
Nhà nước có chính sách học phí, học bổng.
Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hoá và học nghề
phù hợp.
Được tóm gọn ngắn gọn ở điều 39 hiến pháp hiện hành: Công dân có quyền
và nghĩa vụ học tập.
Giải thích: Điều 39 mang tính chất ngán gọn súc tích thể hiện tính chất
bắt buộc với mọi công dân bởi lẽ học là để nâng cao tri thức góp phần
bảo vệ phát triển nước nhà con điểu 59 thì mang tính cụ thể liệt kê.
• Điều 40 hiến pháp 2013
So với điều 60 hp 1992
- Điều 60
Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến
cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và
tham gia các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở
hữu công nghiệp
Được sửa thành điều 40 của hiến pháp hiện hành: Mọi người có quyền nghiên cứu
khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt
động đó.
Giải thích: Việc sửa đổi bổ sung này thể hiện những quyền cũng như
lợi ích của mọi người khi tham gia các lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Văn bản hướng dẫn thi hành: Điều 51 bộ luật dân sự 2005.
• Điều 41 của hiến pháp 2013: là điều hoàn toàn mới
Điều 41
Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời
sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa.
Mục đích để mọi người thêm tôn trọng và hiểu rõ hơn về các nền văn
hóa tránh trường hợp các giá trị văn hóa càng ngày càng bị lãng quên
mất đi giá trị vốn có
• Điều 42 của hiến pháp 2013: là điều hoàn toàn mới
Điều 42
Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn
ngôn ngữ giao tiếp.
Bảo vệ quyền lợi của công dân cũng như tôn trọng quyền quyết định
của công dân.
• Điều 43 của hiến pháp 2013: là điều hoàn toàn mới
Điều 43
Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ
môi trường.
Nêu rõ quyền cũng như nghĩa vụ của mỗi người để từ đó mọi
người có được môi trường sống tốt nhất.
một số quyền mới được bổ sung thể hiện bước tiến mới trong việc mở rộng và
phát triển quyền, phản ảnh kết quả của quá trình đổi mới gần 30 năm qua ở
nước ta
Quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp ghi nhận và
bảo đảm thực hiện
Hiến pháp năm 2013 có nhiều nội dung đổi mới hết sức quan trọng, tiến bộ, nhất là các
quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân… là cơ sở hiến định quan trọng mở đường cho
việc tiếp tục cải cách và phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Nhìn lại Hiến pháp năm 1992 và quá trình thực thi Hiến pháp, có rất nhiều quy định liên
quan đến quyền con người đến nay vẫn chưa đi vào cuộc sống. Do nhiều lí do khác nhau
mà một số quyền con người, quyền công dân đã được quy định trong các bản Hiến pháp
trước đây nhưng chưa được cụ thể hóa bằng luật hoặc văn bản dưới luật, trong đó có một
số luật thì chưa được đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, nhưng
cũng có luật thì do chuẩn bị chưa tốt hoặc tính khả thi chưa cao nên chưa được thông qua.
Tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân là mục tiêu xuyên suốt của
Nhà nước Việt Nam. Chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn có một vị trí
đặc biệt quan trọng trong tất cả các bản Hiến pháp từ năm 1946 đến nay. Hiến pháp năm
1992 lần đầu tiên đã ghi nhận quyền con người được tôn trọng và thể hiện ở các quyền cơ
bản của công dân, tuy nhiên chưa có sự phân biệt giữa quyền công dân và quyền con
người, nhiều quy định về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người và công dân còn
chưa khoa học, chưa thể hiện sự đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân,
nhiều quyền và tự do của công dân được thiết kế gắn với cụm từ “theo quy định của pháp
luật” đã gây khó khăn trong giải quyết, xây dựng và thực thi các biện pháp bảo đảm
quyền con người, quyền công dân…
Khắc phục những hạn chế của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 đã có
nhiều quy định mới về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến
pháp năm 2013 là một bước tiến lớn trong nhận thức và tư duy của Đảng và Nhà nước
Việt Nam về vị trí, vài trò của Hiến pháp trong việc ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm
bảo quyền con người, quyền công dân. Nhận thức đó hoàn toàn phù hợp với tư tưởng
chung của nhân loại, xu thế của thời đại. Theo đó Hiến pháp là văn bản pháp luật cao
nhất, thông qua đó một mặt nhân dân khẳng dịnh quyền lực của mình, giao cho Nhà nước
thực hiện một phần quyền lực đó và mặt khác dành cho mình các quyền con người, quyền
công dân mà Nhà nước phải công nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo thực hiện.
Với mục tiêu phát huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc trách nhiệm của Nhà
nước tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, Hiến pháp năm
2013 dã có nhiều điểm mới tiến bộ, tích cực được coi là điểm sáng liên quan đến chế định
quan trọng này. Cụ thể là:
- Đổi tên chương “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và chuyển vị trí từ
Chương V lên chương II của Hiến pháp (sau chương về chế độ chính trị) để khẳng định
các quyền con người, quyền công dân.
- Hiến pháp lần đầu tiên đã ghi nhận ngay ở đầu tiên của Chương (điều 14) các
nguyên tắc cơ bản trong việc tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo các quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đó là: “ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền
con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận,
tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật” (khoản 1); đồng thời, khẳng
định rõ quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế bằng luật và chỉ trong 4
trường hợp cần thiết (vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia; vì trật tự, an toàn xã hội; vì
đạo đức xã hội; vì sức khỏe của cộng đồng (khoản 2).
- Hiến pháp năm 2013 phân biệt rõ quyền nào là quyền con người, quyền nào là
quyền công dân. Trong 26 điều quy định về quyền con người, quyền công dân thì có 15
điều về quyền con người và được xem là các quyền tự nhiên của con người có được từ
khi sinh ra, ví dụ: quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
quyền được sống…; chỉ có 11 điều về quyền cơ bản của công dân, tức là gắn với việc
phải có quốc tịch Việt Nam. Do đó, một số quy định về quyền được thay đổi cho phù
hợp. Ví dụ: Hiến pháp năm 1992 quy định “ công dân có quyền bất khả xâm phạm về
thân thể” (Điều 71), thì nay Hiến pháp năm 2013 quy định “mọi người có quyền bất khả
xâm phạm về thân thể” (Điều 20)…
- Thay đổi cách tiếp cận và tư duy về quyền con người, quyền công dân theo
hướng đây không phải là những quyền được nhà nước trao, “quyết định” mà đây là
những quyền mà Hiến pháp quy định “Mọi người có quyền…”, “công dân có quyền…”
và nhà nước có trách nhiệm trong việc tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo việc thực hiện các
quyền này. Vì vậy thay vì quy định “công dân có quyền…. được thông tin” (điều 69 Hiến
pháp 1992) thì Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định “công dân có quyền… tiếp cận thông
tin”. Một số quyền được củng cố và phát triển hơn như Bảo vệ bí mật đời tư (Điều 21).
Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội (điều 28)…
- Hiến pháp không chỉ kế thừa mà còn phát triển, mở rộng các quyền con người,
quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1992. Ví dụ trong lĩnh vực dân sự –
kinh tế như khẳng định quyền sở hữu tư nhân được pháp luật bảo hộ (Điều 32); chuyển từ
nguyên tắc mọi người được kinh doanh theo quy định của pháp luật sang nguyên tắc
được tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm (điều 33); ghi
nhận thêm các quyền mới như quyền quyền sống, quyền được sống trong môi trường
trong lành, quyền được bảo đảm an sinh xã hội, quyền được hưởng thụ và tiếp cận các giá
trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa; quyền xác định
dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp… Một số quyền,
nghĩa vụ được quy định rõ việc thực hiện do Luật định như “không ai bị tước đoạt tính
mạng trái luật” (điều 19); quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân dân;
nghĩa vụ nộp thuế…
Với nhưng điểm mới, tiến bộ cơ bản nêu trên, Hiến pháp năm 2013 đã mở ra
không gian rộng lớn trong việc mở rộng và phát huy dân chủ, tôn trọng, bảo đảm quyền
con người, quyền công dân ở nước ta.
Kết luận: Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù khác nhau, song
có mối liên hệ rất chặt chẽ, tác động, bổ sung lẫn nhau. Khái niệm và viễn cảnh về
quyền con người có thể được nhìn nhận qua lăng kính của quyền công dân và
ngược lại. Thực tế cho thấy sự gắn bó giữa quyền con người và quyền công dân
ngày càng trở lên mật thiết, đến nỗi trong một số trường hợp rất khó phân biệt và
trong một số bối cảnh không cần thiết phải phân biệt giữa chúng (ví dụ các quyền
bất khả xâm phạm về tính mạng, danh dự, nhân phẩm,…). Sự tương đồng kể trên
khiến cho những nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, quyền công dân trở
lên khăng khít, không thể tách rời, kể cả khi những nỗ lực này gắn liền với những
chủ thể tương đối khác nhau.
Mặc dù vậy, do những khác biệt nhất định về tính chất, đối tượng và phạm vi điều chỉnh,
quyền con người và quyền công dân vẫn sẽ phát triển theo hai “kênh” khác nhau mà sẽ
không bao giờ hoà nhập hoàn toàn, trừ khi xã hội loài người không còn nhà nước và pháp
luật. Điều này đòi hỏi các chủ thể có liên quan, đặc biệt là các tổ chức quốc tế, các nhà
nước và các tổ chức xã hội dân sự ở các quốc gia cần tiếp tục xây dựng và củng cố các cơ
chế hợp tác để cùng thúc đẩy và bảo vệ cả quyền con người và quyền công dân trên mọi
cấp độ: quốc gia, khu vực và quốc tế./.