Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Hành vi nhận hối lộ tại việt nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.78 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA KINH TẾ


TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết
Nga
Mã LHP: BLAW220308_04
(Sáng thứ tư tiết 4-5)
Nhóm SVTH: 7A

MSSV

Nguyễn Văn A 12345678
Trần Thị B

12345678

Bùi Thái Hồng C

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2021

12345678


MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2


CHƯƠNG I: Khái quát chung về hành vi nhận hối lộ............................2
1.1. Khái niệm và dấu hiệu hành vi nhận hối lộ...................................2
1.1.1. Khái niệm nhận hối lộ.................................................................2
1.1.2. Dấu hiệu của hành vi nhận hối lộ................................................2
1.2. Tội phạm nhân hối lộ theo Luật hình sự Việt Nam.......................4
1.3. Trách nhiệm hình sự áp dụng đối với tội nhận hối lộ...................5
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HÀNH VI NHẬN HỐI LỘ TẠI
VIỆT NAM...................................................................................................7
2.1. Đánh giá, nhận xét về thực trạng hành vi nhận hối lộ..................7
2.2. Phân tích 3 vụ án liên quan đến hành vi nhận hối lộ....................8
2.3.1. Vụ án “Đưa hối lộ”; “Môi giới hối lộ”; “Nhận hối lộ” liên quan
đến Phan Văn Anh Vũ...........................................................................8
2.3.2. Vụ án khởi tố với 2 phóng viên đều về tội danh “Nhận hối lộ”..8
2.3.3. Vụ án đưa và nhận hối lộ tại chốt kiểm dịch COVID-19 tại Thái
Bình.......................................................................................................9
2.3. Nêu nhận xét, bình luận và đề xuất giải pháp đối với hành vi
nhận hối lộ..............................................................................................10
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến hành vi tham nhũng...............10
2.3.2. Nguyên nhân khách quan dẫn đến hành vi tham nhũng............12
2.3.3. Một số giải pháp nhằm hạn chế hành vi nhận hối lộ.................15
KẾT LUẬN....................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................19

i


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta có được rất
nhiều thuận lợi: sự đồng tình, ủng hộ và tin tưởng của quần chúng nhân dân;
sự chăm lo và định hướng phát triển đúng đắn của Đảng và Nhà nước; sự ủng

hộ, giúp đỡ của quốc tế, nhưng đồng thời chúng ta cũng gặp khơng ít những
thách thức, khó khăn. Một trong những vấn đề gây khó khăn và ảnh hưởng
nghiêm trọng đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là tệ tham
nhũng - quốc nạn của nước ta.
“Hối lộ” là một dạng biểu hiện cụ thể của tham nhũng, hậu quả của
hành vi đưa, nhận hối lộ nói riêng, tham nhũng nói chung là rất nặng nề, ảnh
hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đất nước, làm sai lệch hoạt động bình
thường của bộ máy nhà nước, làm giảm niềm tin của nhân dân vào cán bộ các
cơ quan cơng quyền.
Trong khi đó, cơng tác điều tra, truy tố, xét xử hành vi đưa, nhận hối lộ
rất khó khăn. Bởi những người nhận hối lộ đều là quan chức, thậm chí là quan
chức cơng tác tại cơ quan pháp luật, cơ quan tiến hành tố tụng nên họ nắm
pháp luật rất chắc, có nhiều thủ đoạn để che giấu, xóa dấu vết phạm tội. Hơn
nữa, do hành vi đưa hối lộ cũng là tội phạm nên hiếm có trường hợp người
chủ động hối lộ tố cáo hay khai báo. Do đó, tác giả đã chọn đề tài Hành vi
nhận hối lộ tại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp để làm rõ về mặt lý
luận, thực tiễn, đồng thời đưa ra những khuyến nghị hợp lý nhằm hạn chế tình
trạng “ Hối lộ” cịn tồn tại hiện nay.

1


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Khái quát chung về hành vi nhận hối lộ
1.1. Khái niệm và dấu hiệu hành vi nhận hối lộ
1.1.1. Khái niệm nhận hối lộ
Nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc
qua trung gian nhận lợi ích vật chất (của hối lộ) do đã hoặc sẽ làm hay khơng
làm một việc có lợi cho bên đưa hoặc theo yêu cầu của bên đưa hối lộ.
Nhận hối lộ là một dạng hành vi tham nhũng, nguy hiểm cho xã hội,

xâm phạm hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức. Trong luật hình sự
Việt Nam, nhận hối lộ bị coi là một tội phạm về chức vụ.
Nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc
qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người
đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi
ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Nhận hối lộ là một trong những hành vi tham nhũng gây nguy hiểm cho
xã hội, xâm phạm hoạt động bình thường của cơ quan tổ chức, làm suy thoái,
ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ cũng như hoạt động quản lý nhà
nước.
1.1.2. Dấu hiệu của hành vi nhận hối lộ
Thủ đoạn phạm tội
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Tức là người phạm tội sử dụng quyền
hạn được giao như là một phương tiện phạm tội để thực hiện việc nhận hối lộ.
- Hành vi khách quan của tội phạm được thực hiện bởi 02 hành vi:
a.1 Hành vi nhận tiền, của hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào, trực tiếp
haowjc qua trung gian (1).

2


a.2 Làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của mình vì lợi
ích hay theo u cầu của người đưa (2).
Trong hai loại hành vi khách quan này thì hành vi (1) có thể thực hiện
trước hành vi (2), tức là nhận của hối lộ rồi làm hoặc không làm một việc gì
vì lợi ích hay theo u cầu của người đưa. Nhưng hành vi (2) cũng có thể thực
hiện trước hành vi (1) – tức là làm một việc vì lợi ích hay theo u cầu của
người đưa rồi sau đó nhận hối lộ.
Nếu người có chức vụ quyền hạn làm hoặc khơng làm một việc vì lợi
ích hay theo yêu cầu của người đưa rồi sau đó nhận của hối lộ thì phải thỏa

mãn điều kiện là có sự thỏa thuận trước mới cấu thành tội nhận hối lộ.
Nếu người phạm tội làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm
của mình vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa mà cấu thành một tội độc
lập thì ngồi tội nhận hối lộ họ cịn bị truy tố thêm tội đã cấu thành.
Phương tiện phạm tội:
b.1 Tương tự như đối với tội tham ô, Bộ luật hình sự năm 2015 đã nâng
mức định giá trị tài sản trong tình tiết định tội và định khung tăng nặng của tội
nhận hối lộ. Cụ thể:
+ Đối với mức định lượng của giá trị tài sản nhậ hối lộ trong khung
định tội, Bộ luật hình sự 2015 đã tăng từ 2.000.000 đồng đến dưới 10.000.000
đồng. Nếu giá trị của nhận hối lộ dưới 2.000.000 đồng thì phải đáp ứng một
trong hai điều kiện: đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc bị
kết án về một trong các tội tham nhũng, chưa được xóa án tích mà cịn vi
phạm.
+ Đối với mức định lượng của giá trị tài sản nhận hối lộ trong khung
tăng nặng, 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng lên 100.000.000 đồng
đến dưới 500.000.000 đồng cho hình phạt từ 07 năm đến 15 năm, từ
50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng lên mức từ 500.000.000 đồng
3


đến dưới 1.000.000.000 đồng đối với hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử
hình.
b.2 Bộ luật hình sự năm 2015 cịn bổ sung thêm tình tiết định khung
tăng nặng đối với trường hợp “ gây thiệt hại về tài sản ” (chưa được quy định
cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 1999) với các mức định lượng giá trị như
sau: gây thiệt hịa về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000
đồng (phạt tù từ 07 năm đến 15 năm); gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000
đồng trở lên (phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình).
Đồng thời, Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm lợi ích phi vật

chất vào cấu thành định tội danh này, xuất phát từ thực tiễn đấu tranh, phòng
chống tội phạm nhận hối lộ và hối lộ.
Tội này hoàn thành một trong hai thời điểm: Nếu chủ động địi hối lộ
thì hồn thành từ thời điểm địi. Nếu khơng địi hối lộ thì hồn thành từ thời
điểm nhận hối lộ.
* Chủ thể của tội phạm: là người có chức vụ quyền hạn ở khu vục Nhà
nước hoặc trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.
* Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
1.2. Tội phạm nhân hối lộ theo Luật hình sự Việt Nam
Mặt khách quan:
Về hành vi. Có hành vi đưa của hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào cho
người có chức vụ, quyền hạn.
Việc đưa của hối lộ có thể là do người phạm tội chủ động đưa cho
người có chức vụ, quyền hạn nhưng cũng có thể đưa của hối lộ theo gợi ý, địi
hỏi của người có chức vụ, quyền hạn.
Việc đưa hối lộ có thể thực hiện một cách trực tiếp, nhưng cũng có thể
thực hiện một cách gián tiếp (qua người mơi giới).
4


Thời điểm hồn thành tội phạm này được tính từ thời điểm một bên
chấp nhận đề nghị hoặc yêu cầu của bên kia. Trên thực tế có trường hợp bên
đưa hối lộ khơng có thỏa thuận trước với người có chức vụ, quyền hạn nhưng
thực hiện việc đưa của hối lộ đồng thời với việc đưa ra yêu cầu đối với người
có chức vụ, quyền hạn và người đó đã chấp nhận (tức vừa nhận của hối lộ vừa
chấp nhận đề nghị của người đưa hối lộ), thì thời điểm hồn thành tội phạm
này tính từ thời điểm người có chức vụ, quyền hạn chấp nhận đề nghị của bên
đưa hối lộ, đây cũng đồng thời là thời điểm hoàn thành tội nhận hối lộ.
Dấu hiệu khác, của hối lộ phải có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc
dưới hai triệu đồng nhưng việc đưa hối lộ đó phải gây hậu quả nghiêm trọng

hoặc vi phạm nhiều lần thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu
hiệu cơ bản cấu thành tội này.
Khách thể:
Hành vi phạm tội xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế nhà
nước.
Mặt chủ quan:
Người phạm tội đưa hối lộ thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Mục đính của việc đưa hối lộ là để ngưịi có chức vụ, quyền hạn chấp
nhận làm hoặc khơng làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người
phạm tội.
Chủ thể:
Chủ thể của người đưa hối lộ là bất kỳ người nào có năng lực trách
nhiệm hình sự.
1.3. Trách nhiệm hình sự áp dụng đối với tội nhận hối lộ
Tại Điều 354 BLHS quy định người phạm tội nhận hối lộ bị phạt tù từ
02 - 07 năm.
5


Ngoài ra, nếu phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau thì bị
phạt tù từ 07 - 15 năm:
- Phạm tội có tổ chức;
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100 triệu
đến dưới 500 triệu đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 01 tỷ đến dưới 03 tỷ đồng;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
- Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

Phạt tù từ 15 - 20 năm khi của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất
khác trị giá từ 500 triệu đến dưới 01 tỷ đồng hoặc gây thiệt hại về tài sản từ
03 đến dưới 05 tỷ đồng.
Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc
tử hình khi của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 01 tỷ
đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản trên 05 tỷ đồng.
Ngồi ra, người phạm tội cịn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ
01 năm đến 05 năm. Đồng thời, có thể bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, tịch
thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài
Nhà nước mà nhận hối lộ thì cũng bị xử lý theo quy định trên.

6


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HÀNH VI NHẬN HỐI LỘ TẠI
VIỆT NAM
2.1. Đánh giá, nhận xét về thực trạng hành vi nhận hối lộ
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) vừa công bố Chỉ số Cảm nhận Tham
nhũng (CPI) 2020, trong đó đánh giá 180 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên
cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực
công tại các quốc gia và vùng lãnh thổ đó.
Năm 2020, Việt Nam đạt 36/100 điểm, giảm 1 điểm so với năm 2019,
đứng thứ 104/180 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Điểm CPI của Việt Nam thấp
hơn điểm trung bình của khu vực ASEAN (42/100) nhưng cao hơn một số
quốc gia trong khu vực trong đó có Phi-líp-pin, Lào, My-an-ma và Cam-puchia.
Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) - cơ quan đầu mối quốc gia của TI
tại Việt Nam nhận định, về mặt thống kê, việc giảm 1 điểm của Việt Nam so
với năm 2019 là không đáng kể. Tuy nhiên, xét trên thang điểm từ 0-100 của
CPI, trong đó 0 thể hiện mức độ cảm nhận tham nhũng cao nhất và 100 là

mức độ cảm nhận tham nhũng thấp nhất, năm 2020 Việt Nam vẫn nằm trong
số hai phần ba các quốc gia trên thế giới có điểm dưới 50.
Trong những năm gần đây, điểm CPI của Việt Nam có xu hướng cải
thiện khá tích cực. Theo TT, điều này phản ánh kết quả các nỗ lực của Đảng
Cộng sản và Nhà nước Việt Nam trong việc đẩy mạnh cơng tác phịng, chống
tham nhũng, đặc biệt là việc truy tố, xét xử hàng loạt vụ án tham nhũng lớn.
Tuy nhiên, điểm số CPI 2020 cho thấy Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh
phòng, chống tham nhũng quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa để đảm bảo kết quả
sâu, rộng, đồng thời có thể tạo ra những bước tiến đột phá hơn trong thời gian
tới.

7


2.2. Phân tích 3 vụ án liên quan đến hành vi nhận hối lộ
2.3.1. Vụ án “Đưa hối lộ”; “Môi giới hối lộ”; “Nhận hối lộ” liên quan đến
Phan Văn Anh Vũ
Bị cáo Nguyễn Duy Linh (SN 1971, nguyên Phó Tổng Cục trưởng
Tổng cục Tình báo) bị truy tố về tội “Nhận hối lộ” theo quy định tại Điều 354
BLHS. Bị cáo Hồ Hữu Hòa (SN 1984, trú tại thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An, làm nghề phong thuỷ) bị truy tố về tội “Môi giới hối lộ”
theo quy định tại Điều 365 BLHS.
Kết quả điều tra xác định, Hịa có vai trị trung gian nhận túi quà 5 tỷ
đồng từ tay Vũ để chuyển cho Linh. Linh biết rõ Vũ đang trong quá trình bị
cơ quan chức năng xem xét xử lý, biết rõ mục đích của Vũ muốn nhờ giúp đỡ
nhưng vẫn nhiều lần trao đổi và nhận tiền của Vũ, và Vũ đã chuyển 5 tỷ đồng
cho Hòa để đưa cho Linh. Hòa đã đưa túi tiền này cho cán bộ cấp dưới của
Linh, rồi thơng qua trợ lý chuyển đến phịng làm việc của Linh và Linh đã
nhận được túi tiền này. Khi biết Vũ sắp bị khởi tố bị can, Linh đã báo tin cho
Vũ bỏ trốn.

2.3.2. Vụ án khởi tố với 2 phóng viên đều về tội danh “Nhận hối lộ”
Ngày 13/9, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, Cơ quan
điều tra và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất khởi tố vụ
án hình sự “Nhận hối lộ”; khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam trong thời hạn 4
tháng đối với Nguyễn Văn Điệp (tức Nguyễn Tuấn Điệp, SN 1979, ĐKTT tại
thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên; hiện ở phường Hồng Hà, TP Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh) và Hồng Văn Trình (SN 1985, ĐKTT và chỗ ở tại phường
Cao Xanh, TP Hạ Long), đều về tội danh “Nhận hối lộ”, quy định tại Điều
354 Bộ luật Hình sự.
Các quyết định khởi tố và lệnh tạm giam đã được Viện Kiểm sát nhân
dân tỉnh phê chuẩn; đồng thời cũng đã được Cơ quan điều tra thông báo đến
8


chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan theo đúng quy định của
pháp luật.
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã phối hợp với Viện Kiểm sát
nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức bắt quả tang Nguyễn Văn Điệp, là phóng
viên của 1 tờ báo ở Quảng Ninh, đang nhận 250 triệu đồng của đại diện một
Công ty tại khu vực bãi xe chợ Hạ Long I.
2.3.3. Vụ án đưa và nhận hối lộ tại chốt kiểm dịch COVID-19 tại Thái Bình
Tối 28/8, Cơ quan cảnh sát điều tra Cơng an tỉnh Thái Bình cho biết đã
ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Việt Cường (29
tuổi, cán bộ Trung tâm Y tế huyện Hưng Hà) và Vũ Thị Lan (37 tuổi, cán bộ
Trạm Y tế xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà) về tội Nhận hối lộ.
Liên quan vụ việc, Nguyễn Trọng Đạt (37 tuổi, cán bộ Công ty Cổ
phần Tiên Hưng) và Nguyễn Duy Việt (38 tuổi, Trưởng phòng hành chính
nhân sự Cơng ty TNHH Thiên Sơn, địa chỉ cùng tỉnh Hưng Yên) cũng bị khởi
tố, bắt tạm giam về tội Đưa hối lộ.
Các quyết định và lệnh nêu trên đã được Viện Kiểm sát Nhân dân cùng

cấp phê chuẩn.
Theo kết quả điều tra ban đầu, Phạm Việt Cường là cán bộ y tế thuộc tổ
liên nghành Chốt kiểm dịch COVID-19 tại cầu Triều Dương, huyện Hưng Hà,
tiếp giáp tỉnh Hưng Yên.
Lợi dụng nhiệm vụ kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19 đối với người
ra vào tỉnh Thái Bình, Cường đã nhận số tiền 3,5 triệu đồng từ Nguyễn Trọng
Đạt. Hành vi này nhằm tạo điều kiện cho công nhân của Công ty Tiên Hưng
chưa xét nghiệm COVID-19 được qua chốt.
Tương tự, cán bộ y tế Vũ Thị Lan cũng nhận số tiền 5 triệu đồng của
Nguyễn Duy Việt để cho lượng lớn công nhân của Công ty Thiên Sơn qua
chốt cầu Triều Dương.
9


2.3. Nêu nhận xét, bình luận và đề xuất giải pháp đối với hành vi nhận
hối lộ
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến hành vi tham nhũng
Thứ nhất, nguyên nhân và động cơ chủ yếu của tham nhũng là lòng
tham của con người. Mọi hành vi tham nhũng dù dưới hình thức nào chăng
nữa đều có thể quy về “lợi ích cá nhân”. Lợi ích nhóm cũng xuất phát từ lợi
ích cá nhân mà ra. Nếu khơng vì lợi ích của bản thân thì chẳng ai cịn muốn
tham nhũng nữa. Vì lợi ích cá nhân, người ta có thể làm tất cả, bất chấp mọi
thủ đoạn, mọi hậu quả để đạt được dù hành vi đó là vi phạm đạo đức, pháp
luật, hay vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng.
Thứ hai là do lối sống “ăn bám”, ỷ lại, lười lao động thích hưởng thụ
của một bộ phận, tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Chính
lối sống này kết hợp với bản chất ích kỷ, đam mê lợi ích vật chất của các bậc
phụ huynh, cán bộ, công chức,… là chất xúc tác để thúc đẩy con người ta lao
vào các “phi vụ” phạm pháp. Lối sống hưởng thụ len lỏi vào các cơ quan
công quyền thể hiện ở sự quan liêu và suy đồi của khơng ít cán bộ, cơng chức,

viên chức nhà nước; cống hiến thì ít mà muốn hưởng thụ thì nhiều, nên sách
nhiễu, làm khó để vịi vĩnh, “gợi ý”, “lót đường”, “rải thảm”.
Thứ ba là do cuộc sống, áp lực công việc, do môi trường xung quanh;
do giáo dục, do cơ chế và do chính bản thân mà đạo đức con người ngày càng
bị suy thối, tha hóa. Điều này làm cho tệ tham nhũng càng có điều kiện
thuận lợi để phát sinh và lan rộng trong toàn xã hội. Tình trạng này đang có
xu hướng ngày càng tăng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành
Trung ương Đảng khố X nhận định: “Cơng tác cán bộ nói chung và việc
quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, cơng chức nói riêng cịn yếu kém. Một
bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên, cơng chức suy thối về tư tưởng chính
trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Khơng ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp,
các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp, còn thiếu gương mẫu trong việc giữ
10


gìn phẩm chất đạo đức; chưa đi đầu trong cuộc sống đấu tranh chống tham
nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm”.
Thứ tư là do tâm lý, “truyền thống văn hóa” và trình độ nhận thức của
một bộ phận người dân cịn yếu kém. Với quan niệm “dầu bơi trơn bánh xe”,
“đầu xuôi đuôi lọt”, “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” và nghĩ rằng giải
pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất để giải quyết công việc là “thủ tục đầu tiên”
cũng là nguyên nhân thúc đẩy tham nhũng. Hơn thế, người ta còn dùng hối lộ,
quà cáp như một hình thức “kết thân”, “đầu tư chiều sâu”, “đầu tư vào tương
lai” để tạo thuận lợi cho con đường công danh sự nghiệp sau này cho cả bản
thân lẫn người thân. Chính hành vi tâm lý và trình độ nhận thức này đã vơ
tình làm cho khơng ít cán bộ, nhân viên bị tham nhũng thụ động. Tình trạng
này kéo dài làm xuất hiện tư tưởng gây khó dễ ở cán bộ, cơng chức để nhận
“phong bì” từ dân mới giải quyết công việc, cho rằng nhận hối lộ là một thủ
tục tất yếu trong q trình xử lý cơng việc.
Thứ năm và cũng là nguyên nhân quan trọng, dễ dẫn đến tham nhũng

nhất đó chính là sự sơ hở, bất cập, thiếu công khai, thiếu minh bạch, cơ chế
“xin - cho” còn tồn tại. Đây là nguyên nhân thường xuyên được đề cập và lặp
đi lặp lại nhiều lần trong các phiên họp của Quốc hội. Nguyên nhân này thể
hiện ở chỗ: cơ chế kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng, quản lý, luân chuyển tài
sản có nhiều sơ hở, giao tài sản cho nhân viên nhưng khơng có biện pháp
kiểm tra, giám sát chặt chẽ, gian lận trong công tác để chiếm đoạt tài sản,...
Các thủ tục, quy định của Nhà nước chưa được công khai, rõ ràng nên nhân
dân có suy nghĩ “tiếp cận, giải quyết” mới xong, tạo điều kiện cho cán bộ
tham nhũng; thiếu công khai, minh bạch trong công tác quản lý, trong công
tác kê khai tài sản, trong công tác sử dụng tài sản, và thiếu minh bạch trong
các văn bản, quy định, thủ tục.
Thứ sáu, một nguyên nhân cần được nghiên cứu thêm đó là tư duy
chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn phảng phất tư duy “truyền
11


thống”, phong kiến, manh mún, chắp vá, thiếu tính hệ thống dẫn đến thiếu
mạnh dạn và quyết tâm trong việc thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt là đổi
mới tư duy chính trị. Giữa đổi mới tư duy chính trị và đổi mới tư duy kinh tế
của Đảng ta chưa có sự đồng bộ, thống nhất cần thiết nên thường xuyên diễn
ra tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, “đầu voi đi chuột” làm tầm thường hóa
hệ thống pháp luật.
Ngồi ra cịn có ngun nhân nữa mang tính chất khái quát là chúng ta
chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ. Hồ Chí Minh từng cho rằng “dân chủ là
chìa khóa vạn năng để giải quyết những vấn đề xã hội”. Tuy nhiên dân chủ
phải gắn liền với dân trí. Nhìn chung trình độ dân trí, kể cả quan trí của chúng
ta chưa cao nên nhân dân chưa có nhiều khả năng tham gia làm chủ, quản lý
nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và của cán
bộ, công chức, viên chức. Mặc dù chúng ta đã có bước tiến đáng kể về việc
ban hành quy chế dân chủ, song nhìn chung việc thực hiện đưa quy chế vào

cuộc sống còn nhiều hạn chế, khó khăn.
Bên cạnh một số nguyên nhân chủ quan cơ bản nêu trên cịn có những
ngun nhân khách quan rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng
tham nhũng ở nước ta.
2.3.2. Nguyên nhân khách quan dẫn đến hành vi tham nhũng
Thứ nhất là việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa
triệt để, không theo kịp được trình độ phát triển của hoạt động thực tiễn.
Trong quá trình lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, để xây dựng,
phát triển và bình ổn trật tự xã hội còn nghiêng về “đức trị”, “nhân trị” mà
chưa nghiêng về “pháp trị”. Chính sách thưởng phạt chưa đủ sức răn đe người
phạm tội và khuyến khích người lập công, tố giác tội phạm.
Thứ hai là do hệ thống pháp luật, chính sách ở nước ta thiếu đồng bộ,
chưa thỏa đáng và nhất quán; trong xử lý, chế tài chưa nghiêm minh, pháp
12


luật còn nhiều kẽ hở, cơ chế quản lý còn nhiều yếu kém. Các thủ tục hành
chính hay giấy tờ, đất đai đều chưa minh bạch, rườm rà, cơ chế quản lý bất
động sản chưa hiệu quả và chặt chẽ tạo kẽ hở cho các cán bộ, viên chức tham
nhũng. Pháp luật là công cụ mạnh nhất để ngăn chặn, chế tài và xử lý tham
nhũng nhưng pháp luật lại chưa nghiêm, lỏng lẻo tạo điều kiện, cơ hội cho
tham nhũng phát triển.
Thứ ba là do những bất cập trong triết lý về giáo dục, chưa hình thành
được một triết lý giáo dục đủ tầm cỡ, làm trụ cột lâu dài, xuyên suốt và bền
vững trong quá trình phát triển, kể cả giáo dục nói chung và giáo dục pháp
luật nói riêng; giáo dục đạo đức cán bộ, đảng viên trong giai đoạn phát triển
kinh tế thị trường chưa được chú trọng đúng mức. Hơn nữa, việc đưa những
người thiếu năng lực và thiếu phẩm chất đạo đức vào làm cho các cơ quan
nhà nước do “quan hệ”, nể nang, “đi đêm”,... làm suy thối hệ thống chính trị
và làm cho tình trạng tham nhũng ngày càng phát triển nhanh chóng.

Thứ tư là do sự quản lý, thanh tra, kiểm tra lỏng lẻo, yếu kém của Nhà
nước; xử lý qua loa, chỉ mang tính “hình thức” như cảnh cáo, phê bình hoặc
chủ trương “đại sự hóa tiểu sự, tiểu sự hóa vơ sự” vì người vi phạm thường là
cán bộ có quyền lực và địa vị, nên chưa mang tính răn đe. Các cán bộ cấp cao
và cấp trên chưa làm gương cho cấp dưới, chưa thấm nhuần tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh với phương châm “một tấm gương sống về đạo đức gấp hàng
trăm, hàng nghìn bài diễn thuyết”. Việc chấp hành kỷ luật cũng bị xem nhẹ
dẫn đến tình trạng “phép vua thua lệ làng”, “trên bảo dưới không nghe”,...
Người quản lý, thanh tra, kiểm tra, điều tra cũng chưa thật sự mạnh tay và làm
việc có hiệu quả, vẫn cịn nặng tình trạng “báo cáo tốt”, tệ hại hơn còn đồng
lõa, “gợi ý” làm cho tệ tham nhũng gia tăng, khó có thể ngăn chặn, phát hiện,
xử lý kịp thời.
Thứ năm là do việc thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng của
nước ta chưa hiệu quả, đồng bộ, chưa đáp ứng được thực trạng tham nhũng
13


hiện nay, thiếu một chương trình phịng, chống lâu dài, tổng thể mà chỉ chủ
yếu tập trung vào việc giải quyết những vụ “tham nhũng vặt”, nhỏ lẻ. Mặt
khác, các chính sách của nước ta chưa khuyến khích tồn dân và cả hệ thống
chính trị cùng phịng, chống tham nhũng. Chúng ta chưa có cơ chế hữu hiệu
để bảo vệ những người phát hiện và dám tố cáo tham nhũng. Việc tuyên
dương người đứng lên tố cáo tham nhũng hiện nay cũng chưa phải là giải
pháp hiệu quả để động viên toàn dân tham gia. Hơn nữa, người “đưa hối lộ”
đi tố cáo tham nhũng cũng bị khép tội “đưa hối lộ” nên cũng làm hạn chế việc
tố cáo tham nhũng của nhân dân.
Thứ sáu là do mặt trái (bản chất) của nền kinh tế thị trường và sự phân
cực giữa các giai tầng trong xã hội ngày càng sâu sắc làm cho các giá trị đạo
đức bị đảo lộn. Đồng tiền đang lên ngôi trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Khi đồng tiền được xem là “thước đo của vạn vật” thì các giá trị đạo đức,

nhân phẩm sẽ đứng trước bên bờ vực. C. Mác từng cảnh báo: “Trong xã hội
tư bản đồng tiền là một vấn đề trung tâm của mọi quan hệ cha con, vợ chồng,
anh em, bạn bè đều bị dìm chết trong dịng nước băng giá của đầu óc vị kỷ”
và khẳng định: “Tất cả những mối liên hệ phức tạp và muôn màu muôn vẻ
ràng buộc con người phong kiến đều bị giai cấp tư sản thẳng tay phá vỡ,
không để lại giữa người và người một mối quan hệ nào khác, ngoài mối lợi
lạnh lùng với “lối trả tiền ngay” tiền trao cháo múc khơng tình nghĩa”. Việc
chạy theo sức mạnh của đồng tiền làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ đi
ngược lại truyền thống văn hóa của dân tộc.
Qua những phân tích trên đây chúng ta thấy rằng nguyên nhân của
tham nhũng là sự tổng hợp, hội tụ nhiều nguyên nhân, điều kiện cả chủ quan
lẫn khách quan, cả con người lẫn cơ chế của Nhà nước ta. Tham nhũng là một
trong những nguy cơ làm cản trở cơng cuộc đổi mới. Cùng với lãng phí, tham
nhũng đang diễn ra trầm trọng, kéo dài, gây bất bình trong quần chúng nhân

14


dân, xâm hại đến công lý và công bằng xã hội, gây thiệt hại lớn về tài sản Nhà
nước và của nhân dân.
Đảng và Nhà nước ta đã đã có nhiều chủ trương, biện pháp phòng,
chống tham nhũng nhưng vẫn chưa hiệu quả. Do đó cần phải có nhận thức
tồn diện hơn về bản chất và nguyên nhân của tham nhũng để có giải pháp
hữu hiệu. Muốn triệt phá tham nhũng, chúng ta cần loại trừ hết các nguyên
nhân và điều kiện phát sinh tham nhũng. Các biện pháp phòng và chống cũng
phải mang tính hệ thống, tồn diện.
2.3.3. Một số giải pháp nhằm hạn chế hành vi nhận hối lộ
Đối với cơ quan, chính quyền Nhà nước cần phải lấy tinh thần đấu
tranh chống tham nhũng của Xin-ga-po để nghiên cứu, học tập, tăng cường
chính sách thưởng phạt để người ta không thể, không dám, không muốn,

không cần tham nhũng. Để làm được việc đó trước hết cần minh bạch, thực
hiện minh bạch là công cụ, biện pháp chống tham nhũng hiệu quả nhất. Minh
bạch trong nhiều vấn đề, lĩnh vực: trong khiếu nại của nhân dân, trong việc kê
khai và quản lý tài sản, ngân sách, trong mua sắm, trong quản lý đất đai, nhà
ở, vốn, nguồn viện trợ, đầu tư,... Ngồi ra cũng có nhiều biện pháp khác được
đề xuất cần được thực hiện cùng với việc minh bạch:
Thứ nhất, cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung pháp luật nước ta, cần quy
định chặt chẽ hơn, xử lý nghiêm minh hơn, giảm bớt sự rườm rà không cần
thiết các thủ tục hành chính, phải có biện pháp chế tài đủ mạnh để những
công chức thấy rằng việc tham nhũng đem lại cho họ “mất” nhiều hơn
“được”.
Thứ hai, cần cải cách hệ thống chính sách giáo dục ở nước ta, xóa bỏ
tình trạng đặt nặng lý thuyết, chú trọng đào tạo chuyên môn và phẩm chất đạo
đức của thế hệ tương lai. Đồng thời các cán bộ cấp cao phải đi đầu trong việc
thực hiện gương mẫu, nâng cao phẩm chất đạo đức, chuyên môn. Đồng thời
15


tăng cường, củng cố tư tưởng chính trị, rèn luyện cho các đảng viên, các cán
bộ, công chức, viên chức nhà nước để tăng cường sự vững mạnh của hệ thống
chính trị và bộ máy nhà nước ta.
Thứ ba là phải kiềm chế mặt trái của nền kinh tế thị trường, tăng cường
định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường cổ phần hóa, phát triển kinh tế xã
hội đồng bộ, giảm sự phân hóa giàu nghèo, hạn chế sự độc quyền. Đồng thời
tăng lương, tăng phúc lợi, tạo sự công bằng, xứng đáng cho các công chức,
viên chức. Khi đồng lương đủ giúp họ trang trải cuộc sống thì họ cũng ít suy
nghĩ đến tham nhũng hơn. Giải pháp này cần hoạch định lâu dài và có kế
hoạch cụ thể.
Thứ tư, cần đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm soát trong tất cả các lĩnh vực
từ chính trị, kinh tế đến xã hội, xử lý mạnh tay đối với các hành vi tham

nhũng, làm gương cho người khác, tách riêng bộ phận Thanh tra ra khỏi
Chính phủ. Thực hiện thanh tra toàn diện, từ trung ương đến địa phương, trên
mọi lĩnh vực. Tăng cường quản lý tài sản, ngân sách, nguồn viện trợ cũng như
việc sử dụng tài sản của Nhà nước cũng như sử dụng chúng một cách hợp lý.
Phải dựa vào nhân dân và báo chí để tăng cường cơng tác phịng, chống tham
nhũng, đưa nhân dân vào các bộ phận thanh tra, kiểm soát tham nhũng để
hoạt động hiệu quả hơn, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Báo chí
là cơng cụ đắc lực và hiệu quả trong việc ngăn ngừa và vạch trần tệ tham
nhũng. Đồng thời cũng cần hạn chế sự độc quyền của các cán bộ, công chức
trong một số lĩnh vực hay thủ tục nào đó dẫn đến tham nhũng.
Thứ năm, cần tuyển chọn, chọn lọc kỹ càng khi phân công, bổ nhiệm
các cán bộ, công chức, bảo đảm phẩm chất đạo đức của các nhân viên nhà
nước từ cấp thấp đến cấp cao. Ngăn chặn tham nhũng từ lúc bắt đầu nhất là
đối với các quan chức đứng đầu và lực lượng thanh tra, quản lý. Thường
xuyên tổ chức kiểm tra, thanh lọc, giáo dục trong bộ máy nhà nước. Lực
lượng thanh tra, quản lý cần được tuyển chọn đặc biệt kỹ càng vì đây là lực
16


lượng có ảnh hưởng quan trọng đến q trình phịng, chống và diệt trừ tệ
tham nhũng ở nước ta.
Về chính trị, cần thực hiện dân chủ một cách triệt để hơn, tồn diện
hơn. Cơng khai, minh bạch với nhân dân. Khẳng định tư tưởng Nhà nước là
“của dân, do dân, vì dân” và phát triển vững chắc dựa vào sức của nhân dân.
Theo các học giả trên thế giới thì tham nhũng tỷ lệ nghịch với dân chủ. Ở các
nước phát triển, pháp luật nghiêm minh thì khó mà thấy tình trạng tham
nhũng diễn ra.
Việc phịng chống tham nhũng cũng cần có sự hợp tác và hỗ trợ kinh
nghiệm từ các nước trên thế giới. Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền trong
nhân dân về ý thức phòng, chống tham nhũng, yêu cầu cả hệ thống chính trị

và quần chúng nhân dân cùng chung tay trong cơng cuộc phịng, chống tham
nhũng, mạnh dạn tố cáo, đóng góp ý kiến, thay đổi tâm lý khơng tốt đã ăn sâu
vào khơng ít tầng lớp trong xã hội.

17


KẾT LUẬN
Những năm qua, các cơ quan tư pháp đã điều tra và khởi tố được một
số vụ án, một số bị can, bị cáo tội danh Đưa - Nhận hối lộ. Tuy nhiên, vẫn còn
nhiều vụ án lớn mà dư luận nghi ngờ có dấu hiệu tham nhũng , có dấu hiệu
đưa nhận hối lộ, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được
hành vi đưa và nhận hối lộ nên phải xử lý về tội danh khác. Cá biệt có những
vụ chỉ khởi tố được người đưa hối lộ, môi giới hối lộ mà không khởi tố được
người nhận hối lộ. Do đó, trong giai đoạn mới, để cuộc đấu tranh phịng,
chống tham nhũng tồn diện hơn..., cần phải xử lý triệt để , đưa ra "ánh sáng"
tội phạm nhận hối lộ…
Nhìn một cách tổng thể, sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới,
Đảng ta ngày càng trưởng thành, nội bộ Đảng ngày càng trong sạch, vững
mạnh, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, trước
những yêu cầu, nhiệm vụ mới, Đảng cần phải đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận
động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tập trung khắc phục những mặt còn hạn chế,
khuyết điểm, đặc biệt là cuộc đấu tranh phịng, chống suy thối, biến chất,
quan liêu, tham nhũng; đẩy mạnh nghiên cứu tổng kết thực tiễn, hoàn thiện lý
luận xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh.

18




×