Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.99 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIAI CẤP CÔNG
NHÂN VÀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN........2
1.1.

Khái niệm giai cấp công nhân.....................................................2

1.2.

Đặc điểm........................................................................................2

1.3.

Sứ mệnh của giai cấp công nhân.................................................3

CHƯƠNG II: NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ NHƯNG NÉT KHÁC BIỆT
CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN THẾ KỶ 19 VỚI GIAI CẤP CÔNG
NHÂN HIỆN NAY VÀ SỰ KHÁC NHAU GIỮA SỨ MỆNH LỊCH SỬ
CỦA GCCN VN HIỆN NAY VÀ CỦA THẾ GIỚI..................................5
2.1. Nét tương đồng và khác biệt của giai cấp công nhân ngày nay và
thế kỷ 19...................................................................................................5
2.1.1. Làm rõ điểm tương đồng và khác biệt.........................................5
2.1.2. Sứ mệnh lịch sử thế giới..............................................................6
2.2. Sự khác nhau giữa sứ mệnh lịch sử GCCN Việt Nam và thế giới
...................................................................................................................6
2.2.1. Giai đoạn hình thành...................................................................6
2.2.2. Ngày nay.....................................................................................7
2.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao vai trò sứ mệnh của giai cấp
công nhân................................................................................................7


PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................11


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phạm trù cơ bản nhất của
chủ nghĩa xã hội khoa học. Phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân là một trong những cống hiến vĩ đại nhất của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Đảng và nhà nước đã khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân Việt Nam trong giai đoạn mới là: “Lợi ích giai cấp cơng nhân thống nhất
với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực
hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã
hội chủ nghĩa..”
Trong hệ thống các phạm trù của học thuyết chủ nghĩa xã hội
khoa học (CNXH-KH) thì phạm trù giai cấp cơng nhân hiện đại là phạm trù
cơ bản, phạm trù xuất phát. Chính từ giai cấp cơng nhân hiện đại, các nhà
kinh điển Mác- Ăngghen-Lênin nhìn ra xu hướng phát triển của thời đại mới,
lực lượng cơ bản tiến hành các biến đổi xã hội và xây dựng xã hội mới.
Trước các luận điểm sai trái, thù địch đó, chúng ta cần làm sáng tỏ một
số vấn đề lý luận trụ cột trong học thuyết CNXH-KH mà họ muốn phủ nhận :
Về giai cấp công nhân hiện đại; về khả năng của giai cấp cơng nhân phát triển
từ “tự mình” lên “cho mình”; giai cấp cơng nhân hiện đại do đó có thể là lực
lượng lãnh đạo xã hội trong thực tế không?; lãnh đạo như thế nào và làm thế
nào để lãnh đạo?... và sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân là gì? Do đó
sau một thời gian tìm hiểu, tơi đã lựa chọn đề tài “ Sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân Việt Nam của thế kỷ 21. Những nét tương đồng và nhưng
nét khác biệt của giai cấp công nhân thế kỷ 19 với giai cấp cơng nhân
hiện nay. Từ đí luận giải sự khác nhau giữa sứ mệnh lịch sử của GCCN

trước đây và hiện nay? Đồng thời luận giải sự khác nhau giữa sứ mệnh


lịch sử của GCCN VN hiện nay và SMLSGCCN thế giới?” để có cái nhìn
sâu hơn về vấn đề.


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIAI CẤP
CÔNG NHÂN VÀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CƠNG
NHÂN
1.1.

Khái niệm giai cấp cơng nhân
Giai cấp công nhân là giai cấp của những người công nhân và người lao

động phải bán sức lao động để đổi lấy tiền lương và họ không phải là chủ sở
hữu của phương tiện sản xuất. Cũng theo Marx, giai cấp công nhân là giai cấp
tạo ra các giá trị thặng dư và sự giàu có cho xã hội. Ngày nay, đây là giai cấp
lao động sản xuất ra của cải vật chất trong lĩnh vực cơng nghiệp với trình độ
kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại. Sản phẩm thặng dư do họ làm ra là
nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và phát triển xã hội
1.2.

Đặc điểm
Trong giai đoạn hiện nay, giai cấp cơng nhân đã có những biến đổi

mới: "Giai cấp công nhân là một tập đồn xã hội ổn định, hình thành và phát
triển cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát
triển của lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa ngày càng cao, là lực lượng

sản xuất cơ bản, tiên phong, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình
sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực
lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp cơng nhân là những người
khơng có hoặc về cơ bản khơng có tư liệu sản xuất phải làm th cho giai cấp
tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã hội chủ
nghĩa, họ là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất
và cùng nhau hợp tác lao đơng vì lợi ích chung của tồn xã hội trong đó có lợi
ích chính đáng của bản thân họ".


Tại Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, tất cả những người khơng có tư liệu
sản xuất, phải bán sức lao động mà sống, bất kỳ họ lao động trong công nghệ
hay là trong nông nghiệp, bất kỳ họ làm nghề gì, cũng đều thuộc giai cấp
cơng nhân. Chủ chốt của giai cấp ấy, là những cơng nhân tại các xí nghiệp
như nhà máy, hầm mỏ, xe lửa v.v. Những công nhân thủ công nghệ, những
người làm thuê ở các cửa hàng, những cố nông v.v. cũng thuộc giai cấp công
nhân. Nhưng chỉ cơng nhân cơng nghệ là hồn tồn đại biểu cho đặc tính của
giai cấp cơng nhân.
Cũng theo Hồ Chí Minh, đặc tính cách mạng của giai cấp cơng nhân là:
kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, kỷ luật. Công nhân là giai cấp tiền tiến
nhất trong sức sản xuất, có trách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc, xây
dựng một xã hội mới. Vì những lẽ đó, giai cấp cơng nhân có thể lĩnh hội và
thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất: chủ nghĩa Marx Lenin. Đồng thời,
tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và làm gương cho các tầng lớp khác. Do
đó, về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, giai cấp cơng nhân đều
giữ vai trị lãnh đạo
1.3.

Sứ mệnh của giai cấp công nhân

Trước cách mạng tháng Tám, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

là giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Sứ mệnh này
được chia thành 2 bước: bước một, giai cấp công nhân trở thành lực lượng
tiên phong, tập hợp lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động đấu tranh chống
thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, giành quyền lực nhà nước về tay giai
cấp mình; bước 2: giai cấp công nhân cùng quần chúng nhân dân sử dụng bộ
máy nhà nước cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới xã hội xã
hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, giai cấp công nhân Việt Nam tiếp
tục đảm đương sứ mệnh lịch sử lớn lao, không chỉ tiếp tục là giai cấp lãnh đạo
cách mạng mà còn là lực lượng tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới.


Giai cấp cơng nhân là nịng cốt phải tự mình phấn đấu, nâng cao tri thức, tay
nghề để có thế làm tốt sứ mệnh lịch sử đã đề ra, phấn đấu đưa nước ta từ một
nước nông nghiệp sớm trở thành nước công nghiệp hiện đại.
Tại hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Đảng ta
đã khẳng định: "Cùng với q trình phát triển cơng nghiệp và cơng nghệ theo
xu hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, cần xây dựng giai cấp cơng
nhân phát triển về số lượng, giác ngộ về giai cấp, vững vàng về chính trị, tư
tưởng, có trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực tiếp thu và sáng tạo
công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, vươn lên
làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình"
Đến hội nghị lần thứ Sáu, Ban chấp hành Trung ương khóa X, Đảng ta
một lần nữa đã xác định vai trị của giai cấp cơng nhân và sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân trong thời kỳ đổi mới: thông qua đội tiên phong là Đảng
cộng sản Việt Nam; giai cấp công nhân Việt Nam đại diện cho phương thức
sản xuất tiên tiến là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Giai câp công nhân là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp

hóa hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh, lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân đội ngũ trí thức…
Để thực hiện sứ mệnh lịch sử to lớn này, giai cấp công nhân Việt Nam
cần phát triển không ngừng về số lượng, nâng cao chất lượng, phát huy vai trò
của một giai cấp tiên phong, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc dưới sự
lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng.


CHƯƠNG II: NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ NHƯNG NÉT KHÁC
BIỆT CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN THẾ KỶ 19 VỚI GIAI CẤP
CÔNG NHÂN HIỆN NAY VÀ SỰ KHÁC NHAU GIỮA SỨ
MỆNH LỊCH SỬ CỦA GCCN VN HIỆN NAY VÀ CỦA THẾ
GIỚI
2.1. Nét tương đồng và khác biệt của giai cấp công nhân ngày nay và thế
kỷ 19
2.1.1. Làm rõ điểm tương đồng và khác biệt
- Về nguồn gốc xuất thân từ đô thị của giai cấp công nhân hiện nay
+ Giai cấp công nhân thời Mác là giai cấp lao động, làm th, bị bóc lột
và xuất thân chủ yếu từ nơng dân và nông thôn.
+ Nhưng từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây, xu thế đô thị hóa
và đơng đảo cư dân đơ thị đã bổ sung một lượng lớn vào nguồn nhân lực của
giai cấp công nhân.
- Cơ cấu đa dạng của giai cấp công nhân hiện đại cũng làm nảy sinh
những nhu cầu bổ sung nhận thức mới
+ Trình độ mới của sản xuất và dịch vụ cùng với cách tổ chức xã hội
hiện đại cũng làm cho cơ cấu của giai cấp công nhân hiện đại đa dạng tới mức
nội hàm của nó liên tục phải điều chỉnh theo hướng mở rộng: theo lĩnh vực
(cơng nghiệp - nơng nghiệp - dịch vụ) theo trình độ công nghệ.
+ Phân loại công nhân theo sở hữu (có cổ phần, có tư liệu sản xuất và

trực tiếp lao động tại nhà để sống và, khơng có cổ phần). Phân loại cơng nhân
theo chế độ chính trị (cơng nhân ở các nước phát triển theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, ở các nước G7, ở các nước đang phát triển)...


2.1.2. Sứ mệnh lịch sử thế giới
- Hiện nay giai cấp công nhận vẫn thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
Là xố bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xố bỏ chế độ người bóc lột người, giải
phóng giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và tồn thể nhân loại khỏi mọi
sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa
văn minh.
- Ở nước ta, giai cấp công nhân trước hết phải làm cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phải lãnh
đạo cuộc cách mạng đó thơng qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản
Việt Nam, đấu tranh giành chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ
nhân dân. Trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân
từng bước lãnh đạo nhân dân lao động xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội,
khơng có người bóc lột người, giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi sự áp
bức, bóc lột, bất cơng.
2.2. Sự khác nhau giữa sứ mệnh lịch sử GCCN Việt Nam và thế giới
2.2.1. Giai đoạn hình thành
Ngồi những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp
công nhân Việt Nam cịn có những đặc điểm riêng:
- Giai cấp công nhân Việt Nam tuy ra đời muộn và chiếm 1 tỷ lệ ít
trong thành phần dân cư, nhưng do kế thừa được truyền thống đấu tranh anh
dũng kiên cười của dân tộc mà giai cấp công nhân nước ta luôn tỏ rõ là một
giai cấp kiên cường, bất khuất.
- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong nỗi nhục mất nước cộng
với nỗi khổ vì ách áp bức bóc lột của giai cấp Tư sản đế quốc làm cho lợi ích
giai cấp và lợi ích dân tộc kết hợp làm 1, khiến động cơ cách mạng, nghị lực

cách mạng của giai cấp công nhân được nhân lên gấp bội.


- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam,
lại có Đảng lãnh đạo nên ln giữ được sự đồn kết thống nhất và giữ vững
vai trị lãnh đạo của mình. (Khác với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu
-Mỹ)
- Giai cấp công nhân Việt Nam đa số xuất thân từ nơng dân, có mối liên
hệ máu thịt với nơng dân. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để thực hiện sự
liên minh giai cấp, trước hết là đối với giai cấp nông dân.
2.2.2. Ngày nay
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thị trường. Giai cấp công nhân nước ta
không những bất cập so với yêu cầu phát triển chung của thời đại mà đang
thực sự bất cập với chính yêu cầu phát triển của bản thân sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Chúng ta khơng phủ định mặt tích cực và
những đóng góp chung to lớn của đội ngũ giai cấp công nhân nước ta, bởi họ
là lực lượng đang vận hành những cơ sở vật chất và các phương tiện sản xuất
hiện đại nhất của xã hội, quyết định phương hướng phát triển chủ yếu của nền
kinh tế, nhưng trước mặt trái của cơ chế thị trường và diễn biến phức tạp của
tình hình thế giới, nhiều cơng nhân lao động có biểu hiện phai nhạt về chính
trị, một bộ phận chỉ lo lắng nhiều đến những vấn đề thiết thực trước mắt, ít
quan tâm đến những vấn đề lâu dài có tính chiến lược như định hướng xã hội
chủ nghĩa, vai trị vị trí của giai cấp công nhân…
2.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao vai trị sứ mệnh của giai cấp cơng
nhân
Một là: Cần định hướng lại mục tiêu của giáo dục cho sát với u cầu
của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có kế hoạch đào tạo nguồn
nhân lực thích ứng với mục tiêu phát triển cụ thể của từng giai đoạn. Thực
hiện nhất quán chủ trương xã hội hóa giáo dục, trong đó Nhà nước và các tổ
chức xã hội có nhiệm vụ đào tạo cơ bản ban đầu, các doanh nghiệp trực tiếp

sử dụng công nhân phải có trách nhiệm đào tạo nâng cao tay nghề, cập nhật


kiến thức chun mơn, tiêu chuẩn hóa chức danh nghề nghiệp trong mỗi
doanh nghiệp.
Hai là: Phải xem công tác xây dựng Đảng, củng cố các đoàn thể quần
chúng là nhiệm vụ có ý nghĩa sống cịn đối với phong trào công nhân hiện
nay. Để làm được điều này chúng ta phải thẳng thắn trả lời một câu hỏi lớn.
Vì sao Đảng của giai cấp cơng nhân, Cơng đồn của cơng nhân, Đồn Thanh
niên là tổ chức chính trị của tuổi trẻ công nhân, nhưng một bộ phận công nhân
chưa thiết tha vào Đảng vào Đồn, chưa hồn tồn xem cơng đồn là tổ chức
của họ. Thực tế cho thấy cơng tác xây dựng Đảng và tổ chức cơng đồn, đồn
thanh niên chưa theo kịp yêu cầu phát triển của sự nghiệp đổi mới. Một mặt
do áp lực của những điều kiện khách quan, mặt khác bản thân các tổ chức
đảng, cơng đồn cũng bộc lộ những bất cập yếu kém, tự thân không theo kịp
yêu cầu của sự phát triển, nhưng khơng có những chấn chỉnh kịp thời. Đã đến
lúc không chỉ dừng lại ở những chỉ thị nghị quyết mà nên có những văn bản
pháp luật thể chế rõ chỉ thị nghị quyết thành những quy định cụ thể. Đảng ta
là Đảng cầm quyền, hoạt động của các tổ chức đảng, cơng đồn, đồn thanh
niên phải được hình thành trong từng doanh nghiệp bất kỳ thuộc thành phần
kinh tế nào. Tuy nhiên hoạt động của các tổ chức trên đây phải góp phần làm
cho doanh nghiệp phát triển, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Đời sống
vật chất, tinh thần và các quyền lợi khác của người công nhân phải được bảo
đảm tốt hơn. Các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước phải được thực thi và chấp hành nghiêm túc.
Ba là: Phải thực sự chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần của công
nhân. Ký các hợp đồng lao động với công nhân phải được xem là tiêu chuẩn
bắt buộc đối với các chủ doanh nghiệp. Ngoài hợp đồng lao động cần chú
trọng thanh kiểm tra điều kiện làm việc và cường độ lao động, không để và
không cho phép chủ lao động ép công nhân làm việc vượt quá mức về cường

độ, thời gian làm việc. Vấn đề này cần phải sớm được pháp luật quy định cụ


thể. Quan tâm thích đáng đến đời sống tinh thần, hình thành những tiêu chí có
tính pháp quy về ăn ở, nơi vui chơi giải trí, các tiện ích văn hóa cơng, chế độ
nghỉ dưỡng, thưởng thức các chương trình văn hóa nghệ thuật ở trong từng
doanh nghiệp, ở mỗi cụm dân cư và các khu công nghiệp tập trung. Khuyến
khích động viên và khen thưởng, cổ vũ mạnh mẽ các doanh nghiệp làm tốt,
phê bình và xử lý thích đáng các đơn vị cố tình khơng làm tốt, hoặc làm có
tính chất đối phó, chiếu lệ… Sự thiếu thốn và nghèo nàn về đời sống văn hóa
tinh thần sẽ làm cho đại bộ phận lao động trẻ sống và làm việc trong mơi
trường khơng có cảm hứng sáng tạo, tính tích cực xã hội khơng có điều kiện
phát huy, lao động chắc chắn sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn, thiệt
thịi trước hết cho chính các doanh nghiệp.


PHẦN III: KẾT LUẬN
Dù làm việc ở đâu, trong lĩnh vực hoạt động nào và trong thành phần
kinh tế nào, giai cấp công nhân Việt Nam vẫn là chủ nhân một đất nước độc
lập, tự do, là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất mới và là lực lượng
đi tiên phong trong thực hiện đường lối đổi mới, góp phần quyết định thành
cơng của sự nghiệp CNH, HÐH đất nước.
Đô thị là nơi mà đấu tranh giai cấp hiện đại bộc lộ tính điển hình của
nó. Ph. Ăng-ghen viết: “Các thành phố lớn là nơi bắt nguồn của phong trào
công nhân: nơi đây công nhân lần đầu tiên đã bắt đầu suy nghĩ về tình cảnh
của mình và đấu tranh để thay đổi nó, nơi đây sự đối lập về lợi ích giữa giai
cấp vơ sản và giai cấp tư sản lần đầu đã biểu lộ ra, nơi đây những liên đoàn
lao động, phong trào Hiến chương và chủ nghĩa xã hội đã ra đời...”. Và quan
trọng hơn: “Cách mạng công nghiệp tập trung tư sản và vô sản vào các thành
thị lớn, ở đó sự phát triển cơng nghiệp là có lợi hơn cả, và sự tập trung đông

đảo quần chúng vào một chỗ như vậy làm cho vơ sản nhận thức được sức
mạnh của mình. Thực tiễn chính trị hiện nay cũng đang xác nhận rằng, GCCN
ở các đô thị sẽ là lực lượng quyết định diện mạo của chính trị thế kỷ XXI


TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Xem: Báo Công nhân xã hội chủ nghĩa (Socialist Worker) của Đảng Công
nhân xã hội chủ nghĩa Anh, số ra ngày 11-8-2015
(2) C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995,
t. 22, tr. 809
(3) Xem: Viện Nghiên cứu lao động và việc làm Pháp, Việc làm trên thế giới
h3iện nay, 2010
(4) Xem: Những nghiên cứu mới về giai cấp công nhân trên thế giới hiện nay,
Tài liệu dịch của Đề tài, tr. 28
(5) Xem: Phong trào cơng nhân, cơng đồn trên thế giới hiện nay, Tài liệu tập
huấn môn học Lịch sử Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế của Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tháng 12-2018



×