Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

2 phát triển giai cấp công nhân việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lân thứ 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.32 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................i
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
1.

Lời mở đầu.........................................................................................1

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................2
4. Kết cấu của đề tài..................................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................3
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIAI CẤP CÔNG
NHÂN VÀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ IV.......3
1.1.

Khái niệm giai cấp công nhân........................................................3

1.1.1.

Định nghĩa:...............................................................................3

1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của giai cấp công nhân:........................3
1.1.3. Công nhân Việt Nam...................................................................4
1.2. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.......................................................6
1.2.1. Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, hai và ba
...............................................................................................................6
1.1.1.

Khái niệm cách mạng công nghiệp lần thứ 4...........................7

1.1.2. Các nguyên lý trong cách mạng công nghiệp 4.0.......................8


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TIỂN GIAI CẤP CÔNG NHÂN
TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4...........10
2.1. Thực trạng cuộc cách mạng 4.0 tại Việt Nam..................................10
2.1.1. Ảnh hưởng đến nền kinh tế.......................................................10
2.1.2. Ảnh hưởng đến các ngành, lĩnh vực khác.................................12
i


2.2. Thực trạng phát triển giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp lần thứ 4............................................................14
2.2.1. Tầm quan trọng của phát triển giai cấp công nhân...................14
2.2.2. Một số tồn tại trong phát triển giai cấp công nhân....................17
2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giai cấp công nhân
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4....................................19
2.3.1. Phát triển giai cấp công nhân Việt Nam cả về số lượng và chất
lượng....................................................................................................19
2.3.2. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chun mơn thích
ứng với cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4:.................................20
KẾT LUẬN....................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................24

ii


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
1. Lời mở đầu
Giai cấp công nhân đang hoạt động trong tất cả các ngành nghề, các thành
phần kinh tế, “là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước” , là hạt nhân của liên minh công nông và khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, là cơ sở xã hội chủ yếu của Đảng. Xây dựng giai cấp công nhân vững

mạnh là vấn đề quan trọng có ý nghĩa chiến lược của Đảng.
Cùng với q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước
và chuyển đổi cơ cấu lao động sang hướng công nghiệp và dịch vụ, giai cấp
công nhân nước ta sẽ phát triển rất nhanh, không chỉ là lực lượng chính trị, xã
hội quan trọng mà còn là người nắm giữ cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nhất
của nền kinh tế, có vai trị quyết định vào thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản
Việt Nam khẳng định: “Tăng cường xây dựng giai cấp cơng nhân có giác ngộ
và bản lĩnh chính trị, có trình độ học vấn và nghề nghiệp ngày càng cao trong
q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” . Thực hiện chủ trương
đó, Đảng phải đặc biệt quan tâm lãnh đạo xây dựng giai cấp cơng nhân.
Thực tế đó cho thấy, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển giai cấp công
nhân Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng cơng nghiệp lân thứ 4” có tính
cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Phân tích làm rõ nguồn gốc ra đời, bản chất, logic vận động
và phát triển của khái niệm nói chung trong tư duy lý luận và của khái niệm
Giai cấp cơng nhân nhìn từ quan điểm triết học biện chứng duy vật.
Nhiệm vụ:

1


-

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến lý luận chung về

khái niệm, vận động của khái niệm lý luận và khái niệm Giai cấp cơng nhân
nói riêng;
-


Làm rõ sự vận động của khái niệm Giai cấp công nhân trong tư

tưởng C.Mác,
Ph.Ăngghen và V.I. Lênin;
-

Phân tích sự phát triển của Giai cấp công nhân
Bước đầu khảo sát sự vận động của khái niệm Giai cấp công

nhân ở Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài vận dụng các phương pháp thống nhất
phân tích - tổng hợp, lịch sử - logic, diễn dịch - quy nạp, khái quát hóa, trừu
tượng hóa, so sánh, phương pháp đọc hiểu tài liệu, văn bản, chú giải học...
4. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, các cơng trình khoa học đã công bố của
tác giả, tài liệu tham khảo, đề tài bao gồm:
Chương I: Một Số Lý Luận Cơ Bản Về Giai Cấp Công Nhân Và Cuộc
Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ IV
Chương II: Thực Trạng Phát Tiển Giai Cấp Công Nhân Trong Cuộc
Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ IV

2


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIAI CẤP CÔNG
NHÂN VÀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ IV
1.1.


Khái niệm giai cấp công nhân

1.1.1. Định nghĩa:
Giai cấp cơng nhân là một tập đồn xã hội ổn định, hình thành và phát
triển cùng với quá trình phát triển của nên công nghiệp hiện đại với nhịp độ
phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực
lượng lao động cơ bản tiên tiến trong các quy trình cơng nghệ, dịch vụ công
nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra
của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất
và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay.
-

Thực tiễn và truyền thống cách mạng Việt nam cho thấy giai cấp

công nhân trong mọi hoàn cảnh và đặc biệt, trong những thời điểm bước
ngoặt của lịch sử luôn là cơ sở quan trọng nhất của Đảng, là nguồn lực bổ
sung sinh lực cho Đảng. Nhìn vào sự phát triển giai cấp cơng nhân ở nước ta
có thể thấy hiện trạng, xu hướng và triển vọng về sự phát triển chung của
Đảng, của dân tộc và xã hội với những khả năng, năng lực, tiềm lực của nó.
Quan tâm, xây dựng và phát triển giai cấp công nhân, đặc biệt là trong giai
đoạn hiện nay là nhiệm vụ sống còn của sự nghiệp cách mạng .
1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của giai cấp công nhân:
Là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất là chủ yếu (với
trình độ trí tuệ ngày càng cao, đồng thời cũng ngày càng có những sáng chế,
phát minh lý thuyết được ứng dụng ngay trong sản xuất). Vì thế, giai cấp cơng
nhân có vai trò quyết định nhất sự tồn tại và phát triển xã hội.
Có lợi ích giai cấp đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản (giai
cấp cơng nhân: xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ áp bức bóc lột, giành chính
3



quyền và làm chủ xã hội. Giai cấp tư sản không bao giờ tự rời bỏ những vấn
đề cơ bản đó). Do vậy, giai cấp cơng nhân có tinh thần cách mạng triệt để.
Là “giai cấp dân tộc” - vừa có quan hệ quốc tế, vừa có bản sắc dân tộc
và chịu trách nhiệm trước hết với dân tộc mình.
Có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình: đó là chủ nghĩa Mác-Lênin
phản ánh sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân , đồng thời hệ tư tưởng đó
dẫn dắt q trình giai cấp cơng nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình
nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người. Giai cấp cơng nhân ở Đảng
tiên phong của mình là Đảng Cộng Sản (Đảng Mác-Lênin).
Bất kỳ giai cấp cơng nhân nước nào, khi đã có đảng tiên phong của nó,
đều có những đặc điểm cơ bản, chung nhất đó. Do vậy, giai cấp cơng nhân
mỗi nước đều là một bộ phận không thể tách rời giai cấp cơng nhân trên tồn
thế giới. Vì vậy chủ nghĩa Mác-Lênin mới có quan điểm đúng đắn về sứ mệnh
lịch sử tồn thế giới cùa giai cấp cơng nhân.
Từ những đặc điểm vốn có đó, giai cấp cơng nhân mới có ba tính chất
cơ bản là:
- Tính tổ chức, kỷ luật cao.
- Tính tiên phong (về phương thức sản xuất, về tư tưởng, về Đảng của
nó).
- Tính triệt để cách mạng.
1.1.3. Công nhân Việt Nam
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần
thứ nhất của thực dân Pháp. Sinh ra trong lòng một dân tộc có truyền thống
đấu tranh chống ngoại xâm, trong điều kiện đất nước bị kẻ thù xâm lược,
khiến cho ý chí và động cơ cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam được
nâng lên gấp bội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp
4



công nhân Việt Nam đã đi tiên phong trong cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc, liên minh đồn kết chặt chẽ với nơng dân, trí thức và các tầng lớp nhân
dân lao động yêu nước làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm
1945, chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu và Đại thắng Mùa Xuân
năm 1975, giành thống nhất, độc lập cho Tổ quốc, tự do hịa bình cho Dân
tộc. Đánh giá về giai cấp cơng nhân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định: Chỉ có giai cấp cơng nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất,
ln ln gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân.
Ngay từ khi ra đời, giai cấp công nhân nước ta đã anh dũng, kiên cường
đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Phong trào đấu tranh của công nhân từng
bước trưởng thành, phát triển từ tự phát đến tự giác và không ngừng lớn
mạnh. Sự ra đời của Cơng đồn Việt Nam - tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn
nhất của giai cấp công nhân Việt Nam - là kết quả tất yếu của quá trình phát
triển phong trào cơng nhân nước ta cùng với việc chuẩn bị các điều kiện lý
luận, tư tưởng, chính trị, tổ chức của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc.
Đại đa số xuất thân từ nông dân nghèo ra đô thị, vào các đồn điền,
xưởng máy nhỏ… làm thuê cho chủ tư sản xâm lược.
Chủ yếu sống bằng sức lao động, nguồn thu nhập chính là tiền cơng và
cũng có thể có cổ phần hay cổ phiếu.
Khi ra đời với trình độ khoa học kĩ thuật, tay nghề và mức sống cịn
thấp, vì Việt Nam lúc đó chưa có nền cơng nghiệp hiện đại; chịu ảnh hưởng
nặng nề của sản xuất nhỏ, tiểu nơng.
Có truyền thống lao động cần cù, u nước nồng nàn, gắn bó mật thiết
với dân tộc, nhất là nông dân và các tầng lớp lao động.
Sớm được giác ngộ cách mạng và thành lập Đảng tiên phong do Hồ
Chí Minh - Người đưa chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và Đông Dương sáng lập và rèn luyện. Giai cấp công nhân sớm trở thành giai cấp lãnh đạo
5



cáhc mạng Việt Nam từ khi có Đảng của nó. Hơn 70 năm qua, giai cấp công
nhân và nhân dân Việt Nam đã thu được nhiều thắng lợi to lớn trong cách
mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong cuộc sống đổi mới hiện nay, tuy đã có nhiều thành tựu to lớn,
song giai cấp cơng nhân Việt Nam vẫn còn nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là về
trình độ văn hóa cơ bản, khoa học cơng nghệ và tay nghề; giác ngộ chính trị
và mức sống tuy có khá hơn sau những năm dổi mới có kết quả, nhưng nhìn
chung cũng cịn hạn chế, chưa tương xứng với u cầu đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
1.2.1. Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, hai và ba
Cách mạng cơng nghiệp lần thứ nhất
Cách mạng cơng nghiệp hay cịn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ
nhất là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều
kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa
ra tồn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa
trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc
quy mơ lớn. Tên gọi "Cách mạng công nghiệp" thường dùng để chỉ giai đoạn
thứ nhất của nó diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Giai đoạn hai hay
còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau
thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Ảnh hưởng của nó diễn ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ
trong suốt thế kỷ 19 và sau đó là toàn thế giới.
Ý kiến về thời gian diễn ra Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất không
thống nhất, nhưng nói chung là ở nửa cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu với sự phát triển sản xuất
hàng hóa của ngành cơng nghiệp dệt. Sau đó, với nhu cầu cung cấp máy móc
và năng lượng cho cơng nghiệp dệt, các kỹ thuật gia công sắt thép được cải
6



thiện và than đá sử dụng với khối lượng lớn. Thương mại mở rộng tạo điều
kiện cho sự ra đời của kênh đào giao thông và đường sắt. Bên cạnh đó, đường
giao thơng được nâng cấp lớn cho hoạt động giao thương nhộn nhịp. Động cơ
hơi nước sử dụng nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã đưa
đến gia tăng năng suất lao động đột biến. Sự phát triển các máy công cụ trong
hai thập kỷ đầu của thế kỷ 19 tạo thuận lợi cho lĩnh vực chế tạo máy, phục vụ
những ngành sản xuất khác.
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu vào khoảng thập kỷ 1860,
khi các tiến bộ kinh tế và kỹ thuật có được nhờ phát triển điện tín, điện thoại,
đường sắt và việc áp dụng dây chuyền sản xuất hàng loạt. Đến cuối thế kỷ 19,
động lực của Cách mạng công nghiệp lần 2 chủ yếu là động cơ đốt trong và
máy móc sử dụng điện. Năm 1914, năm bắt đầu Thế chiến thứ nhất, giai đoạn
thứ hai này kết thúc.
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba bắt đầu khoảng 1960, khi có các
tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và cơng nghệ kĩ thuật số trên nền tảng là
sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá
nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990). Cho đến cuối thế
kỷ 20, q trình này cơ bản hồn thành nhờ những thành tựu khoa học công
nghệ cao. Năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra là bước
đánh dấu giai đoạn thứ ba kết thúc.
1.1.1. Khái niệm cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư xuất hiện, được gọi là
Công nghiệp 4.0. Công nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ
những thập kỷ gần đây lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết
nối thông qua Internet vạn vật, truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu
7



các hệ thống vật lý không gian mạng. Công nghiệp 4.0 cung cấp một cách tiếp
cận toàn diện hơn, liên kết và tồn diện hơn cho sản xuất. Nó kết nối vật lý
với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối
tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người. Công nghiệp 4.0 trao quyền cho
các chủ doanh nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động của
họ và cho phép họ tận dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy
trình và thúc đẩy tăng trưởng.
Công nghiệp 4.0 cho phép các nhà máy thông minh, sản phẩm thông
minh và chuỗi cung ứng cũng thông minh, và làm cho các hệ thống sản xuất
và dịch vụ trở nên linh hoạt, linh hoạt và đáp ứng khách hàng hơn. Các thuộc
tính của hệ thống sản xuất và dịch vụ với Công nghiệp 4.0 đã được nêu bật và
những lợi ích mà Cơng nghiệp 4.0 mang lại cho các doanh nghiệp đã được
thảo luận. Trong tương lai, cơng nghiệp 4.0 dự kiến sẽ cịn phát triển mạnh
mẽ hơn nữa và do đó các doanh nghiệp cần sẵn sàng để chuẩn bị cho một sự
đổi mình liên tục thể cập nhật các xu hướng hiện đại sắp tới...
1.1.2. Các nguyên lý trong cách mạng công nghiệp 4.0
Sự thay đổi mơ hình này trong Cơng nghiệp 4.0 dựa trên các nguyên lý
sau:
Khả năng tương tác: khả năng giao tiếp của tất cả các yếu tố của nhà
máy, hệ thống vật lý không gian mạng, robot, hệ thống thông tin doanh
nghiệp, sản phẩm thông minh và con người, cũng như hệ thống phần ba.
Phân cấp: năng lực thiết kế các quy trình phụ tự trị trong nhà máy với
các yếu tố vật lý không gian mạng với khả năng đưa ra quyết định một cách
tự chủ.
Phân tích thời gian thực: khả năng thu thập và phân tích lượng lớn dữ
liệu (Dữ liệu lớn) cho phép giám sát, kiểm soát và tối ưu hóa các quy trình,

8



tạo điều kiện cho mọi kết quả và quyết định xuất phát từ quy trình ngay lập
tức và tại mọi thời điểm.
Ảo hóa: khả năng tạo ra một bản sao ảo của vải bằng cách thu thập dữ
liệu và mô hình hóa các quy trình cơng nghiệp (vật lý), thu được các mơ hình
nhà máy ảo và mơ hình mơ phỏng.
Định hướng dịch vụ: khả năng chuyển giá trị mới được tạo ra cho
khách hàng dưới dạng dịch vụ mới hoặc dịch vụ cải tiến với việc khai thác
các mô hình kinh doanh đột phá mới.
Tính mơ đun và khả năng mở rộng: tính linh hoạt và độ co giãn để thích
ứng với nhu cầu của ngành cơng nghiệp và kinh doanh mọi lúc, với khả năng
mở rộng năng lực kỹ thuật của hệ thống theo yêu cầu kỹ thuật theo yêu cầu
của sự phát triển của nhu cầu kinh doanh trong từng trường hợp.

9


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TIỂN GIAI CẤP CÔNG
NHÂN TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN
THỨ 4
2.1. Thực trạng cuộc cách mạng 4.0 tại Việt Nam
2.1.1. Ảnh hưởng đến nền kinh tế
Trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây, Việt Nam hưởng lợi nhiều
từ chiến lược “Trung Quốc cộng một - China Plus One Strategy” của nhiều
tập đoàn đa quốc gia với công nghệ tiên phong dẫn dắt các chuỗi giá trị toàn
cầu. Các tập đoàn này đã và đang chuyển nhà máy gia cơng lắp ráp của mình
ra khỏi Trung Quốc để đến các địa điểm “nằm ngoài Trung Quốc song gần
với Trung Quốc” nhằm một mặt tránh chi phí lao động đang tăng lên nhanh
chóng ở các vùng ven biển của Trung Quốc, mặt khác vẫn tận dụng được
ngành công nghiệp hỗ trợ rất phát triển ở quốc gia nay để nhập khẩu linh kiện
cũng như dễ dàng xuất khẩu để bán sản phẩm cho tầng lớp trung lưu đang

tăng trưởng nhanh chóng ở Trung Quốc. Nhờ lợi thế về địa kinh tế của mình,
Việt Nam hiện đang là một điểm đến ưa thích của làn sóng FDI mới, qua đó
tham gia nhiều hơn vào các chuỗi giá trị tồn cầu, là một “cơng xưởng lắp
ráp” mới của nền kinh tế thế giới. Sự phát triển nhanh chóng của các ngành
cơng nghiệp chế tạo thâm dụng lao động có định hướng xuất khẩu đang có tác
động đáng kể đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quá trình này giúp
Việt Nam rút lao động ra khỏi nông nghiệp để chuyển sang làm việc trong các
ngành công nghiệp và dịch vụ với năng suất và thu nhập cao hơn, qua đó mở
ra nhiều cơ hội để đất nước thực hiện hiệu quả quá trình tái cơ cấu nền kinh tế
gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, chuyển sang quỹ đạo tăng trưởng
nhanh và bền vững hơn.
Tuy nhiên “cửa sổ cơ hội” đó của Việt Nam đang bị thu hẹp lại dưới tác
động của cuộc cách mạng công nghệ đang tăng tốc, với đặc trưng cơ bản sự
kết nối ngày một chặt chẽ giữa thế giới thực (physical systems) với không
10


gian số (cyber systems) được nhiều chuyên gia gọi là cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư. Trong trung đến dài hạn, cơng nghệ và đổi mới sáng tạo
đóng vai trị ngày càng quan trọng trong nền kinh tế tồn cầu, bắt đầu phá vỡ
nhiều phương thức sản xuất truyền thống trong nông nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ, tạo ra những cơ hội và thách thức mới tác động mạnh mẽ đến tăng
trưởng và bất bình đẳng cũng như giảm nghèo ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Những công nghệ phá vỡ (disruptive technologies) cũng đang làm thay
đổi tương quan sức mạnh giữa các nhóm nền kinh tế trên thế giới, với vai trò
của các nền kinh tế “thâm dụng công nghệ” gia tăng trong tương quan so sánh
với các nền kinh tế “thâm dụng tài nguyên”. Các nền kinh tế “thâm dụng lao
động” – cạnh tranh chủ yếu dựa trên lợi thế về lao động giá rẻ, trong đó có
Việt Nam, cũng có xu hướng chịu ảnh hưởng bất lợi do q trình số hóa và tự
động hóa đang tăng tốc làm giảm đáng kể lợi thế này trong trung đến dài hạn.

Cụ thể, trong cuộc CMCN 4.0, ngành công nghiệp chế tạo (kể cả khâu gia
công lắp ráp) bắt đầu “hồi hương” trở lại các nước phát triển, cũng như có xu
hướng ở lại Trung Quốc – nơi có việc sử dụng người máy đang gia tăng rất
nhanh - nhằm đưa sản phẩm đến gần với thị trường tiêu thụ cuối cùng và gắn
chặt hơn với các trung tâm nghiên cứu và thiết kế.
Hệ quả là lợi thế của Việt Nam về chi phí lao động thấp có thể sẽ bị suy
giảm đáng kể, ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành cơng nghiệp chế tạo là
ngành có tầm quan trọng đặc biệt đối với các nền kinh tế kém phát triển trong
nỗ lực bắt kịp với các nền kinh tế tiên tiến hơn. Do vậy Việt Nam cần có
những nỗ lực lớn nhằm tận dụng tối đa “cửa sổ cơ hội” hiện có trước khi
ngành cơng nghiệp chế tạo quay trở lại các nước phát triển hay dừng khơng
chuyển dịch ra khỏi Trung Quốc, cũng như ứng phó với khả năng của một sự
chuyển hướng khác từ Việt Nam sang các nước đang phát triển khác (Thái
Lan, Indonesia, Campuchia và Myanmar) đang nỗ lực cạnh tranh để thu hút
FDI nói chung và các tập đồn cơng nghệ đa quốc gia nói riêng.
11


2.1.2. Ảnh hưởng đến các ngành, lĩnh vực khác
Nhóm ngành năng lượng
Nhóm ngành này cung cấp các đầu vào chiến lược cho nền kinh tế. Tuy
nhiên tác động có sự khác biệt giữa dầu khí và điện năng, do có một sự khác
biệt căn bản giữa hai phân ngành này: dầu khí có thể xuất nhập khẩu được và
do vậy chịu sự chi phối của giá thế giới, trong khi đó điện năng cơ bản là
khơng.
Ngành dầu khí của Việt Nam hiện nay đang chịu áp lực rất lớn, trước
tiên là do sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc. Việc đầu tàu của kinh tế
thế giới “ngốn nhiều năng lượng và nguyên vật liệu” này chạy chậm lại ảnh
hưởng mạnh đến các ngành dầu khí và khai thác tài ngun. Một ngun nhân
khác mang tính căn bản và có tác động dài hạn hơn là do có những đột phá

trong lĩnh vực năng lượng (khai thác dầu đá phiến, sản xuất năng lượng tái
tạo, ắc qui trữ điện) và vận tải (ơ tơ điện với chi phí sản xuất và giá giảm
nhanh, kinh tế chia sẻ như Uber hay Grab taxi), nhu cầu đối với dầu thơ khó
có thể tăng mạnh. Ngay tại Trung Quốc, như đã nêu trên, nền kinh tế đang
chuyển sang “thâm dụng công nghệ” hơn.
Điều đó có thấy những thách thức mà Tập đồn dầu khí quốc gia Việt
Nam phải đối mặt là mang tính dài hạn, địi hỏi phải có một q trình tái cơ
cấu mạnh mẽ, điều mà một quốc gia dầu mỏ như Ả rập Xê-Út đã bắt đầu phải
thực hiện. Đồng thời, cần điều chỉnh một cách căn bản và dài hạn các thông
số liên quan đến dầu thô trong việc xây dựng các kế hoạch thu chi ngân sách
để có các giải pháp phù hợp.
Ngành điện có thể được hưởng lợi khá nhiều nhờ những đột phá trong
công nghệ năng lượng tái tạo, trước hết là công nghệ ứng dụng năng lượng
mặt trời cũng đã tiến bộ rất nhiều ở một số nước tiên tiến như Mỹ, Đức v.v…
với tiềm năng phổ biến nhanh trên toàn cầu nhờ giá sản xuất giảm đáng kể.
12


Ở Việt Nam, năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời đã có những
đột phá rõ rệt. Tuy hiện nay công suất của các dự án đang hoạt động trong các
lĩnh vực điện gió và điện mặt trời cịn khá khiêm tốn song số lượng và cơng
suất của các dự án đăng ký tăng vọt. Về mặt địa lý, một số địa phương có
nhiều nắng và gió ở miến Trung và Tây Nguyên như Ninh Thuận, Bình
Thuận, Đăklắk, Khánh Hòa hay ở miền Nam như Tây Ninh đang đứng trước
những cơ hội lớn để phát triển các loại hình năng lượng này.
Ngành tài chính - ngân hàng
Cho đến nay, tài chính - ngân hàng là một trong những lĩnh vực có
nhiều thay đổi nhất khi thế giới bước vào kỷ nguyên số. CMCN 4.0 đang làm
thay đổi hoàn toàn cách thức ngân hàng giao tiếp với khách hàng và kênh
phân phối sản phẩm dịch vụ. Trong khoảng mười năm trở lại đây, sự xuất

hiện của điện thoại thông minh (Smartphone) đã thay đổi hoàn toàn cách con
người giao tiếp và tương tác, kéo theo sự thay đổi trong kênh phân phối, mạng
lưới bán hàng và cách thiết kế sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng.
Kênh bán hàng qua Internet, ngân hàng dựa trên điện thoại di động
(mobilebanking, tablet banking), mạng truyền thông xã hội (Social Media),
phát triển ngân hàng kỹ thuật số, giao dịch không giấy tờ có xu hướng phát
triển mạnh. Theo báo cáo về mobile banking được thực hiện bởi KPMG tháng
7/2015, ngân hàng di động đang là xu hướng phát triển mạnh nhất và là kênh
lớn nhất với khối lượng giao dịch nhiều nhất. Ngày càng có nhiều khách hàng
chuyển sang sử dụng máy tính, máy tính bảng, điện thoại thơng minh để tiến
hành các giao dịch với ngân hàng. Đến năm 2020, các ngân hàng sẽ bán sản
phẩm của mình với tỷ lệ là 40% online. Internet và điện toán đám mây là xu
hướng để giao dịch dễ dàng.
Ngành du lịch
13


Ngành du lịch là ngành cơng nghiệp khơng khói, có giá trị về mặt kinh
tế, văn hóa và an ninh quốc phịng. Hơn nữa, phân tích số liệu cho thấy, du
lịch là ngành có xu hướng tăng trưởng tích cực trong khi thương mại tồn cầu
có xu hướng chậm lại và suy giảm rõ nét kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu năm 2008.
Một đặc trưng quan trọng của ngành du lịch không phải chịu cạnh tranh
mặt đối mặt trên thị trường du lịch toàn cầu cũng như ít chịu những tác động
tiêu cực của quá trình tự động hóa. Các yếu tố đầu vào của ngành du lịch
chính là con người và các thiết bị khác như nhà ở, nội thất đi kèm, các
phương tiện vận chuyển v.v.,, Trong đó, chi phí nhân cơng chiếm tỷ trọng cao
trong tổng chi phí và sẽ ít chịu tác động bởi hội nhập hay sự tự động hóa. Sản
phẩm của ngành du lịch mang tính chuyên biệt, gắn liền với đặc trưng của
từng địa danh, từng vùng miền. Sản phẩm du lịch của vùng cao không thể so

sánh được với sản phẩm du lịch của vùng biển hay ngược lại bởi mỗi loại
hình sẽ cho những trải nghiệm khác nhau.
Tiếp thị bằng kỹ thuật số “digital marketing” - một khái niệm mới xuất
hiện những năm gần đây khi công nghệ số tiến bộ vượt bậc trong lưu trữ
thông tin và mạng Internet được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới đã có ảnh
hưởng khơng nhỏ đến ngành du lịch nói riêng và ngành dịch vụ nói chung.
2.2. Thực trạng phát triển giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp lần thứ 4
2.2.1. Tầm quan trọng của phát triển giai cấp cơng nhân
Vai trị của khoa học - kỹ thuật ngày càng được nâng cao trong sản xuất
không những không hề phủ nhận thuyết giá trị lao động của C. Mác, mà trái
lại là chứng minh rõ hơn tính đúng đắn của thuyết đó. Bản thân nghiên cứu
khoa học là một loại lao động đặc biệt, lao động trí óc, sáng tạo giá trị lao
động khoa học mới. Các thiết bị kỹ thuật dù là tiên tiến nhất cũng không tạo
ra giá trị, mà chỉ là sự dịch chuyển giá trị. Thuyết giá trị lao động bao gồm cả
14


sự sáng tạo giá trị của lao động trí óc là đúng đắn. Giá trị thặng dư vẫn tồn tại
trong xã hội tư bản hiện đại. Khơng có bộ phận này thì khơng có lợi nhuận.
Như vậy, chỉ có lao động làm th (cả lao động trí óc, khoa học) mới tạo ra
được giá trị thặng dư, chứ không phải là bản thân khoa học - kỹ thuật và các
thiết bị tiên tiến, sẽ góp phần sáng tạo ra những giá trị cốt lõi đó.
Hiện nay, dù trong nền kinh tế tri thức và công nghiệp 4.0 hiện đại
được tự động hóa, thậm chí, người máy có thể sẽ thay thế một bộ phận người
lao động thì giai cấp cơng nhân hiện đại vẫn là người sản xuất ra của cải vật
chất chủ yếu cho xã hội và là người phải được hưởng thụ xứng đáng các thành
quả phát triển.
Ở khía cạnh tư tưởng, chính trị thì chỉ có giai cấp công nhân mới tập
hợp được các giai tầng lao động khác do Đảng Cộng sản lãnh đạo để xây

dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do dân, vì dân. Do địa vị chính
trị, xã hội của mình, chỉ có giai cấp cơng nhân mới giải quyết được các vấn đề
chính trị - xã hội trong q trình xây dựng xã hội mới.
Về góc độ văn hóa - tư tưởng, chỉ có giai cấp cơng nhân mới là lực
lượng xác lập được các hệ giá trị mới như lao động, cơng bằng, dân chủ, bình
đẳng, tự do... để thay thế cho hệ giá trị tư sản cũ.
Do đó, học thuyết của Các Mác và chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò, sứ
mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân hiện nay vẫn cịn ngun giá trị, ý nghĩa
thời sự.
Thực tế cho thấy, sự phát triển hiện nay của lực lượng sản xuất dựa trên
nền tảng tiến bộ khoa học công nghệ đang đưa nhân loại tới những mơ hình
phát triển rất mới như cơng nghiệp 4.0, xã hội siêu thông minh 5.0 là phù hợp
với học thuyết về sự thay thế, phát triển các hình thái kinh tế - xã hội của
Mác.

15


Đối với cách mạng Việt Nam, giai cấp công nhân ln có một vai trị
và vị trí hết sức quan trọng. Trong các giai đoạn cách mạng trước đây, giai
cấp công nhân Việt Nam không chỉ là giai cấp lãnh đạo cách mạng mà còn là
một trong những lực lượng cách mạng chủ yếu trong cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân nhằm xóa bỏ sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc, thực dân,
phong kiến, giành độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
cộng sản. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, giai cấp công nhân Việt Nam
tiếp tục đảm đương sứ mệnh lịch sử lớn lao, không chỉ tiếp tục là giai cấp
lãnh đạo cách mạng mà còn là lực lượng tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp
đổi mới.
Thế giới ngày nay đã trải qua nhiều biến động. Xu hướng hợp tác, đối
thoại đã dần thay thế cho sự căng thẳng, đối đầu trong các quan hệ quốc tế.

Tuy nhiên, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác về đấu tranh giai cấp,
về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong việc tạo dựng một xã hội mới
khơng cịn áp bức, bất cơng vẫn cịn ngun sức sống của nó. Trong xã hội
Việt Nam hiện tại, giai cấp cơng nhân đang ngày càng lớn mạnh và khẳng
định được vai trị của mình trong cơng cuộc đổi mới đất nước. Để làm được
điều đó, khơng những Đảng ta mà tồn dân tộc, trong đó giai cấp cơng nhân là
nịng cốt phải tự mình phấn đấu, nâng cao tri thức, tay nghề để có thế làm tốt
sứ mệnh lịch sử đó đề ra, phấn đấu đưa nước ta từ một nước nông nghiệp sớm
trở thành một nước công nghiệp đúng như mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đó
đặt ra nhằm đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới.
Giai cấp cơng nhân Việt Nam có số lượng đang tăng lên. Theo báo cáo
của Tổng cục Thống kê, hiện nay, tổng số công nhân nước ta chiếm tỷ lệ
khoảng 13% số dân và 24% lực lượng lao động xã hội, bao gồm số công nhân
làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước;
đang làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài; số lao động giản đơn trong các cơ
quan đảng, nhà nước, đoàn thể. Dự báo đến năm 2025, giai cấp cơng nhân có
16


khoảng 21,5 triệu người. Cơng nhân trong doanh nghiệp ngồi nhà nước và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi phát triển nhanh; ngược lại, công
nhân trong doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm về số lượng.
Trình độ học vấn và trình độ chun mơn, nghề nghiệp, chính trị của
giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện. Số công nhân có tri thức, nắm
vững khoa học - cơng nghệ tiên tiến tăng lên. Công nhân trong các khu công
nghiệp, các doanh nghiệp khu vực ngồi nhà nước và có vốn đầu tư nước
ngồi được tiếp xúc với máy móc, thiết bị tiên tiến, làm việc với các chuyên
gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện tác
phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến. Lớp công nhân trẻ được
đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học vấn, văn

hóa, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động
chủ đạo, có tác động tích cực đến sản xuất cơng nghiệp, giá trị sản phẩm công
nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong tương lai…
2.2.2. Một số tồn tại trong phát triển giai cấp cơng nhân
Khó khăn, trước yêu cầu của sự phát triển, giai cấp công nhân nước ta
còn nhiều hạn chế, bất cập. “Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp
ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ
năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý
giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn
nhiều hạn chế; đa phần công nhân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và
có hệ thống”.
Chúng ta đang ở trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Tuy nhiên, quá
trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế lại chưa tương thích với quá trình chuyển dịch
cơ cấu lao động. Để hướng đến một nền sản xuất công nghiệp hiện đại, số
lượng giai cấp công nhân lao động công nghiệp chỉ chiếm khoảng 24% lực
lượng lao động xã hội là tỷ lệ còn thấp.
17


Mặt bằng chung trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân nước ta dù
được cải thiện, song vẫn cịn thấp, đã ảnh hưởng khơng thuận đến việc tiếp
thu khoa học - kỹ thuật, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Theo
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với tốc độ tăng năng suất lao động như hiện nay, thì
phải đến năm 2038, năng suất lao động của công nhân Việt Nam mới bắt kịp
Philippines, năm 2069 chúng ta mới bắt kịp được Thái Lan. Do đó, nếu không
tập trung đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có kế hoạch đào tạo đón
đầu, thì chúng ta sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng về lao động khi các dự án lớn
đầu tư vào Việt Nam. Một thực trạng đáng quan tâm khác là tỷ lệ thất nghiệp
của những người đã qua đào tạo đang ngày càng cao…

Trong thời gian tới, q trình tồn cầu hóa sản xuất với sự phân công
và hợp tác lao động diễn ra ngày càng sâu rộng giữa các nước trong khu vực
và trên thế giới. Khi chúng ta thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới, những rào cản về khơng gian kinh tế, hàng hóa, dịch vụ, vốn, khoa học công nghệ, thị trường lao động được gỡ bỏ, thì sự cạnh tranh giữa các nước
càng trở nên gay gắt. Hiện ASEAN đã có hiệp định về di chuyển tự nhiên
nhân lực, có thỏa thuận cơng nhận lẫn nhau về chứng chỉ hành nghề chính
thức đối với 8 ngành nghề được tự do chuyển dịch: kiểm toán, kiến trúc, kỹ
sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên và du lịch. Việc cơng nhận trình độ lẫn
nhau về kỹ năng nghề sẽ là một trong những điều kiện rất quan trọng trong
việc thực hiện dịch chuyển lao động giữa Việt Nam với các nước trong khu
vực. Nhưng đây cũng sẽ là thách thức cho Việt Nam, vì số lượng cơng nhân
lành nghề ở nước ta cịn khiêm tốn, buộ#c phải chấp nhận nguồn lao động di
cư đến từ các nước khác có trình độ cao hơn. Thời gian tới, nếu trình độ của
cơng nhân nước ta khơng được cải thiện để đáp ứng yêu cầu, thì chúng ta sẽ
bị thua ngay trên “sân nhà”.

18



×