Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý trường đại học đa phân hiệu ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay luận án ts quản lý giáo dục 62 14 05 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 218 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THIÊN TUẾ

QUẢN LÝ TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU
Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2014
i

z


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THIÊN TUẾ

QUẢN LÝ TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU
Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 62.14.05.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TSKH. THÁI DUY TUYÊN
2. PGS.TS. NGUYỄN PHÚC CHÂU

HÀ NỘI - 2014
ii

z


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả trong luận án này là trung thực chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thiên Tuế

i

z


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu Trường Đại học
Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy, cô giáo của Nhà trường cùng
các nhà khoa học đã giúp đỡ tơi tận tình trong suốt q trình học tập, gợi ý
những ý tưởng, đóng góp các ý kiến quý báu, những nhận xét mang tính xây
dựng cho luận án ngay từ khi cịn ở dạng đề cương.

Tơi cũng đặc biệt cảm ơn GS.TSKH. Thái Duy Tuyên và PGS.TS.
Nguyễn Phúc Châu về những hướng dẫn và những gợi ý sâu sắc.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp đã tạo điều kiện
về thời gian để tơi hồn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình !
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thiên Tuế

ii

z


CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CBQL

Cán bộ quản lý

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hố-hiện đại hố

CTQL

Chủ thể quản lý

CSVC&TBĐT

Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo


GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GV

Giảng viên

KH&CN

Khoa học và công nghệ

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NXB

Nhà xuất bản

SV

Sinh viên

QLGD

Quản lý giáo dục

iii


z


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ................... ......... ............................................................................... i
Lời cảm ơn ........................ ........... ........................................................................... ii
Các cụm từ viết tắt trong luận án .......................... ............. ..................................... iii
Mục lục ............................................................................... .......... .......................... iv
Danh mục các bảng ................................................................. ................................ viii
Danh mục các sơ đồ ............................................................................................... x
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ .........

1

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN
HIỆU ....................................................................................................................... 10

1.1. Tổng quát nghiên cứu vấn đề ............................................. ........ ...................... 10
1.1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của các trường đại học đa phân hiệu . .......... 10
1.1.2. Các cơng trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về quản lý trường đại học ................... 16
1.2. Các khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận án ............................ .............. 19
1.2.1. Tổ chức, cơ cấu tổ chức ...................................................................... ......... 19
1.2.2. Quản lý, cơ chế quản lý, chức năng quản lý, quản lý nhà trường ........ ......... 22
1.2.3. Phân hiệu trường đại học, trường đại học đa phân hiệu .......................... ..... 29
1.3. Những vấn đề lí luận cơ bản về quản lý và tổ chức ................................ ......... 30
1.3.1. Khái quát về các học thuyết quản lý ..................................................... ........ 30
1.3.2. Các yếu tố cấu thành một tổ chức nhìn từ góc độ khoa học quản lý ... ......... 33
1.3.3. Các mối quan hệ chủ yếu trong quản lý một tổ chức ..............................


39

1.3.4. Các loại (dạng) cơ cấu tổ chức nhìn từ góc độ khoa học quản lý ......... ........ 41
1.3.5. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý một tổ chức ....................................

46

1.4. Những đặc điểm chủ yếu về tổ chức và quản lý của trường đại học đa
phân hiệu ...................................................................................................... ........ ... 48
1.4.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức ................................................................ ......... 49
1.4.2. Đặc điểm về cơ chế quản lý ................................................................ ........ 50
1.5. Những nội dung quản lý chủ yếu của các trường đại học đa phân hiệu .....

iv

z

50


1.5.1. Quản lý hoạt động đào tạo và nghiên cứu KH&CN ................................ ..... 51
1.5.2. Quản lý đội ngũ .................................................................................... ......... 52
1.5.3. Quản lý cơ sở vất chất và thiết bị ............................................. ........ ............. 52
1.5.4. Quản lý môi trường hoạt động ................................................. ....... ............. 54
1.5.5. Quản lý hoạt động kiểm soát chất lượng ........................................... ....... .... 54
1.5.6. Quản lý hệ thống thông tin quản lý ...................................................... ......... 55
1.6. Các yếu tố tác động đến quản lý của trường đại học đa phân hiệu .......... ........ 56
1.6.1. Luật pháp, điều lệ, quy chế và chính sách phát triển giáo dục đại học .......... 56
1.6.2. Quan điểm, mục tiêu và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

đại học ............................................................................................................. ........ 56
1.6.3. Bối cảnh hội nhập quốc tế về giáo dục đại học ........................ ..... ................ 58
1.6.4. Công nghệ thông tin và truyền thông ................................. ...... ..................... 60
Tiểu kết chương 1 ............................................................................... .... ................ 61
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐA
PHÂN HIỆU Ở VIỆT NAM ................................................. ........................... ......
2.1. Bối cảnh phát triển KT-XH trong giai đoạn hiện nay và vấn đề hình thành
các trường đại học đa phân hiệu ..................................................................... ........
2.1.1. Các đặc trưng về phát triển KT-XH trong giai đoạn hiện nay dẫn đến sự
hình thành và phát triển các trường đại học đa phân hiệu ......................................
2.1.2. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, yêu cầu cơng bằng và bình đẳng về cơ
hội thụ hưởng giáo dục đại học tạo nên sự hình thành và phát triển các trường
đại học đa phân hiệu ................................................................ ......... ......................
2.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của các trường đại học đa
phân hiệu .............................................................................................................
2.2.1. Mục đích, đối tượng, nội dung, phương thức tổ chức khảo sát thực trạng

63
63
63

65
72

quản lý của các trường đại học đa phân hiệu .................................................. ...... ... 72
2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý của Trường Đại học Ngoại thương ........... 74
2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý của Trường Đại học Nơng Lâm
thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................ ......... ..... 88
2.2.4. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý của Trường Đại học Công nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh .................................................................. ......... ................ 103


v

z


2.3. Thực trạng triển khai những hoạt động quản lý tại phân hiệu của các
trường đại học đa phân hiệu ...................................................... .......... .................... 121
2.3.1. Mục đích, nội dung, phương pháp khảo sát thực trạng triển khai những
hoạt động quản lý tại phân hiệu của các trường đại học đa phân hiệu . ................ .. 121
2.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng triển khai quản lý các hoạt động tại phân
hiệu của các trường đại học đa phân hiệu ..........................................................
123
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý của các trường đại học đa phân hiệu
ở Việt Nam trong bối cảnh KT- XH hiện nay ................................................. ......... 129
2.4.1. Những ưu điểm chính ........................................................................ ......... .. 129
2.4.2. Những hạn chế ..................................................................................... ......... 130
2.4.3. Những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế ................................................ ..... 131
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... ......... 133
Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU Ở
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY .........................
137
3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp ................................................. ......... ................. 137
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ................................................. ......... ...... 137
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ....................................................... ........ 137
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ........................................................... ....... 138
3.2. Các giải pháp quản lý của trường đại học đa phân hiệu ở Việt Nam trong
bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay ................................................................... ........ 139
3.2.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý ....................... ....... 139
3.2.2. Giải pháp 2: Thực hiện quan điểm phân cấp, phân quyền hợp lý nhằm

nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của các phân hiệu ................. ......... 158
3.2.3. Giải pháp 3: Nâng cao năng lực đào tạo cho các phân hiệu bằng hỗ trợ
cán bộ quản lý và giảng viên có trình độ cao; đồng thời tổ chức các hoạt động
bổ sung kiến thức cơ sở cho người học tại các phân hiệu ........................... ......... .. 163
3.2.4. Giải pháp 4: Đa dạng hóa các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính
từ cơ sở chính và địa phương để đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo cho
các phân hiệu được tương xứng với cơ sở chính ................................................. ..... 167
3.2.5. Giải pháp 5: Thực hiện cam kết với cộng đồng và xã hội về phương
thức đảm bảo chất lượng đào tạo ...................................................... ........ .............. 170
3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý
của các trường đại học đa phân hiệu trong bối cảnh KT-XH hiện nay ....... ......... ..... 173
3.3.1. Mục đích, phương pháp, hình thức tổ chức, đối tượng khảo nghiệm và
cách thức xử lý số liệu ..................................................................................... ....... 173
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................... ......... 176

vi

z


Tiểu kết chương 3 ........................................................................................... ........ 183
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................... 185

1. Kết luận ......................................................................... ................. ..................... 185
2. Khuyến nghị .................................................................................... ........... ......... 189
CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ......... ............................................................................................. 191
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 192
PHỤ LỤC........................................................................................................................... 198


vii

z


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 20112020 ...................................................................... ...................... .............................
70
Bảng 2.2. Quy mô đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương trong các
năm từ 2005 đến 2010 ................................................................. ........... .................
79
Bảng 2.3. Quy mô đào tạo của các phân hiệu thuộc Trường Đại học Ngoại
thương qua các năm từ 2005 đến 2010 .................................................... ........... ....
79
Bảng 2.4. Số lượng, trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên và nhân viên của
Trường Đại học Ngoại thương giai đoạn 2005 - 2010 ................................. ...........82
Bảng 2.5. Số lượng, trình độ đào tạo đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân
viên tại các phân hiệu của Trường Đại học Ngoại thương năm 2010 ............. .......83
Bảng 2.6. Quy mô đào tạo của Trường Đại học Nơng Lâm thành phố Hồ
Chí Minh qua các năm học từ 2006-2007 đến 2010-2011 .....................................94
Bảng 2.7. Chất lượng đào tạo của Trường Đại học Nơng Lâm thành phố Hồ
Chí Minh khóa học 2006 – 2010 ............................................................ .................
95
Bảng 2.8. Số lượng, cơ cấu, trình độ đội ngũ CB-GV-NV của Trường Đại
học Nơng Lâm thành phố Hồ Chí Minh .................................. ....... ........................
97
Bảng 2.9. Số lượng, cơ cấu, trình độ đội ngũ CB-GV-NV tại các phân hiệu
so với cơ sở chính của Trường Đại học Nông Lâm đến năm 2011 ........ ....... .........
97

Bảng 2.10. Quy mô đào tạo của Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ
Chí Minh ....................................................................................... ........... ..............
110
Bảng 2.11. Chất lượng đào tạo tại cơ sở chính và tại các phân hiệu của
Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 .................... 111
Bảng 2.12. Số lượng, cơ cấu, trình độ đội ngũ CBQL, giảng viên và nhân
viên của Trường ĐHCN Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ 2006 – 2010 .........
113
Bảng 2.13. Số lượng, cơ cấu, trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân
viên tại các phân hiệu của Trường ĐHCN thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 114
Bảng 2.14. Tần suất các ý kiến chuyên gia đánh giá về thuận lợi, khó khăn
trong quản lý hoạt động đào tạo tại các phân hiệu ............ ........... ..........................
123
Bảng 2.15. Tần suất các ý kiến đánh giá về thuận lợi, khó khăn trong quản
lý đội ngũ ở các phân hiệu .............................................................. .......... ..............
124

viii

z


Bảng 2.16. Tần suất các ý kiến đánh giá thuận lợi, khó khăn trong quản lý
cơ sở vật chất và thiết bị tại các phân hiệu ............................. .................................
125
Bảng 2.17. Tần suất các ý kiến đánh giá thuận lợi, khó khăn trong quản lý
các hoạt động phát huy lợi thế của môi trường hoạt động tại các phân hiệu ..........
126
Bảng 2.18. Tần suất các ý kiến đánh giá thuận lợi, khó khăn trong quản lý
hoạt động kiểm soát chất lượng tại các phân hiệu ........................................... .......

127
Bảng 2.19. Tần suất các ý kiến đánh giá thuận lợi, khó khăn trong quản lý
hệ thống thông tin quản lý tại các phân hiệu .................................................. .......
128
Bảng 3.1. Tần suất các ý kiến chuyên gia đánh giá về mức độ cần thiết của
các giải pháp quản lý của các trường đại học đa phân hiệu ............................ .......
181
Bảng 3.2. Tần suất các ý kiến chuyên gia đánh giá về tính khả thi của các
giải pháp quản lý của các trường đại học đa phân hiệu ............................ ........ ......
182

ix

z


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản của quản lý với nhau và
với thông tin quản lý ............................................................ ....... ............................27
Sơ đồ 1.2. Dạng cơ cấu tổ chức theo cấu trúc trực tuyến ............. ........ ..................42
Sơ đồ 1.3. Dạng cơ cấu tổ chức theo cấu trúc chức năng ...................... ....... ..........43
Sơ đồ 1.4. Dạng cơ cấu tổ chức theo cấu trúc trực tuyến - chức năng ........ ....... .44
Sơ đồ 1.5. Dạng cơ cấu tổ chức theo cấu trúc trực tuyến - chức năng liên hợp ... ....... 45
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Ngoại thương ....................... ....... 76
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nơng Lâm thành phố Hồ Chí Minh ...

91

Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Cơng nghiệp thành phố Hồ

Chí Minh ........................................................................................ ........ .................107
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức trường đại học đa phân hiệu ....... ........ ..........................141

x

z


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, kinh tế tri thức và kinh tế thị
trường, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ (KH&CN) của
thời đại ngày nay đã tác động sâu sắc, mạnh mẽ và làm thay đổi mọi hoạt
động của xã hội trên tất cả các bình diện cá nhân, tổ chức, cộng đồng, địa
phương và quốc gia. Xu thế này tác động mạnh mẽ tới giáo dục và đào tạo,
đòi hỏi phải đổi mới tư duy và phương thức quản lý đào tạo nguồn nhân lực mô ̣t trong những nhân tố quan tro ̣ng tạo nên sự tăng trưởng của nền kinh tế .
Hiện nay, để đáp ứng các yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện
cơng bằng và bình đẳng về thụ hưởng giáo dục đại học, mở rộng “thương
hiệu” của nhiều cơ sở giáo dục đại học có danh tiếng; nhiều quốc gia đã có
những thay đổi về mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức
tổ chức, phương thức kiểm định chất lượng đào tạo và đặc biệt là sự phát
triển đa dạng về loại hình cơ sở giáo dục đại học. Một trong những sự phát
triển đa dạng đó là loại hình trường đại học có một hoặc nhiều cơ sở đào tạo
(đa phân hiệu) đặt trụ sở tại địa phương khác trong cùng một quốc gia hoặc tại
các quốc gia khác nhau.
Cũng như một số quốc gia trên thế giới, tại Việt Nam bên cạnh các
trường đại học chỉ có một cơ sở, đã xuất hiện một số trường đại học đa phân
hiệu có các cơ sở đặt tại các địa phương khác ngoài địa phương đặt trụ sở
chính. Cụ thể, ngồi các đại học quốc gia và các đại học vùng, có nhiều
trường đại học đa phân hiệu hoặc có đặc điểm đa phân hiệu như: Trường Đại

học Ngoại Thương (có cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh và phân hiệu ở tỉnh
Quảng Ninh), Trường Đại học Cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (có các
cơ sở tại các tỉnh Thái Bình, Thanh Hóa, Biên Hịa và Quảng Ngãi), Trường
Đại học Nơng Lâm thành phố Hồ Chí Minh (có các phân hiệu tại tỉnh Ninh
1

z


Thuận và tỉnh Gia Lai), Trường Đại học Nha Trang (có phân hiệu tại tỉnh
Kiên Giang)...
Đặc trưng nổi bật của các trường đại học đa phân hiệu là cơ cấu tổ chức,
bộ máy quản lý khác với các trường đại học chỉ có một cơ sở; nhưng các hoạt
động tại các cơ sở vẫn phải chịu sự quản lý của một bộ máy tổ chức quản lý
của trường. Điều đó dẫn đến sự khác nhau về cơ chế quản lý, về các phương
tiện và điều kiện đảm bảo chất lượng giữa trường đại học đa phân hiệu với
các trường đại học chỉ có một cơ sở. Có nghĩa là, quản lý một trường đại học
đa phân hiệu sẽ có nhiều điểm khác với quản lý trường đại học chỉ có một cơ
sở về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, về đảm bảo các phương tiện và điều
kiện hoạt động.
Trên thực tế, hoạt động của các trường đại học đa phân hiệu trên thế giới
và ở Việt Nam không những phát huy được thương hiệu để đáp ứng được nhu
cầu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của cộng
đồng, địa phương, quốc gia và tồn cầu; mà cịn góp phần đáng kể vào mục
tiêu cơng bằng và bình đẳng về cơ hội thụ hưởng giáo dục đại học đối với
nhiều vùng, miền trong một quốc gia và đối với các quốc gia chậm phát triển
hoặc đang phát triển.
Như vậy, sự hình thành và phát triển các trường đại học đa phân hiệu là
một xu thế phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh tồn cầu
hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, với nhu cầu đa dạng về đào tạo

nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, góp phần tạo
nên sự cơng bằng và bình đẳng về cơ hội thụ hưởng giáo dục đại học trong thời
đại ngày nay. Tuy nhiên, sự hình thành và phát triển các trường đại học đa phân
hiệu lại đặt ra những vấn đề phải nghiên cứu; trong đó có vấn đề bức thiết là cơ
cấu tổ chức và cơ chế quản lý của các trường đó như thế nào để mang lại chất
lượng và hiệu quả trong bối cảnh KT-XH hiện nay, khi mà cơ cấu tổ chức, cơ
chế quản lý của các trường này khác với các trường đại học chỉ có một cơ sở.
2

z


Hiện nay, đã có một số cơng trình khoa học ở trong và ngoài nước
nghiên cứu về quản lý cơ sở giáo dục đại học. Những cơng trình khoa học đó
tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao chất
lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học trong mối quan hệ biện chứng
giữa phát triển giáo dục với phát triển KT-XH; nhưng chưa có cơng trình
khoa học nào nghiên cứu cụ thể về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của
trường đại học đa phân hiệu.
Trong nhiều năm qua, là một cán bộ quản lý của một trường đại học đa
phân hiệu, trước sự bức thiết về lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn vấn đề:
“Quản lý trường đại học đa phân hiệu ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay” làm đề tài luận án tiế n si ̃ để nghiên cứu nhằm hoàn thiện cơ
cấu tổ chức và cơ chế quản lý, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo tại các phân
hiệu, góp phần đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện cơng bằng
và bình đẳng về cơ hội thụ hưởng giáo dục đại học trong bối cảnh KT-XH
hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, đảm
bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động của các trường đại học đa phân
hiệu tại Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại phân hiệu, góp phần

đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện cơng bằng và bình đẳng
về cơ hội thụ hưởng giáo dục đại học trong bối cảnh KT-XH hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Trường đại học đa phân hiệu ở Việt Nam trong bối cảnh KT-XH hiện nay.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, đảm bảo các phương tiện
và điều kiện hoạt động của các trường đại học đa phân hiệu tại Việt Nam
trong bối cảnh KT-XH hiện nay.
3

z


4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu học đại học ngày càng đa dạng và phong
phú của thanh niên, cũng như yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực có
trình độ đại học, nhiều trường đại học đã mở các phân hiệu tại các địa phương
khác nhau. Mặc dù ở mức độ nhất định các trường đại học đa phân hiệu đã
góp phần khơng nhỏ vào việc đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, cũng
như góp phần đảm bảo sự cơng bằng trong thụ hưởng giáo dục đại học. Tuy
vậy, vẫn còn khá nhiều vấn đề về tổ chức và quản lý cản trở sự phát triển một
loại hình trường đại học đang trở thành xu thế phổ biến của kỉ nguyên thông
tin và kinh tế trí thức.
Nếu tìm được các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý,
đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động của các trường đại học đa
phân hiệu phù hợp với lý luận và thực tiễn trong bối cảnh KT-XH hiện nay;
thì các trường đại học đa phân hiệu tại Việt Nam có thể nâng cao chất lượng
đào tạo tại phân hiệu, góp phần đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, thực
hiện cơng bằng và bình đẳng về cơ hội thụ hưởng giáo dục đại học.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý trường đại học đa phân hiệu trong
bối cảnh KT-XH hiện nay; trong đó có nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và cơ
chế quản lý, sự đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý trường đại học đa phân hiệu ở
Việt Nam nhằm tìm ra những mâu thuẫn, khó khăn và bất cập trong thiết lập
cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt
động làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp quản lý.
5.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, đảm bảo
các phương tiện và điều kiện hoạt động của trường đại học đa phân hiệu;
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại phân hiệu, góp phần đáp ứng nhu cầu

4

z


đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện công bằng và bình đẳng về cơ hội thụ
hưởng giáo dục đại học trong bối cảnh KT-XH của Việt Nam hiện nay.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Trong nghiên cứu quản lý trường đại học đa phân hiệu, chúng tôi chỉ
tập trung đề xuất các giải pháp quản lý của hiệu trưởng về thiết lập cơ cấu tổ
chức và cơ chế quản lý, về đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động
cho các trường đại học đa phân hiệu.
- Trong nghiên cứu đề tài luận án, chúng tôi chọn mô ̣t số trường đại học
dưới đây làm mẫu đại diện để khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý của
trường đại học đa phân hiệu: Trường Đại học Ngoại thương (các cơ sở tại
thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ninh),Trường Đại học Nơng Lâm
thành phố Hồ Chí Minh (các phân hiệu tại Ninh Thuận và Gia Lai) và Trường
Đại học Cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (các cơ sở tại Biên Hịa, Thái

Bình, Thanh Hố và Quảng Ngãi).
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của
chủ nghĩa Mác - Lênin, trong luận án này chúng tôi chọn các hướng tiếp cận
và phương pháp nghiên cứu chủ yếu dưới đây.
7.1. Các tiếp cận trong nghiên cứu
7.1.1. Tiếp cận lịch sử - lôgic
Tiếp cận lịch sử - lôgic trong nghiên cứu đề tài luận án là việc xem xét
các dấu hiệu mang tính lịch sử theo giai đoạn và các thời kỳ hình thành, phát
triển trường đại học đa phân hiệu về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, đảm
bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động, nhằm so sánh và đối chiếu với lý
thuyết quản lý một tổ chức để tìm được sự lơgic giữa các dấu hiệu mang tính
lịch sử; đồng thời qua đó chỉ ra xu hướng phát triển các trường đại học đa
phân hiệu trong giai đoạn hiện nay.

5

z


7.1.2. Tiếp cận thực tiễn
Tiếp cận thực tiễn trong nghiên cứu đề tài luận án là việc nghiên cứu mối
quan hệ biện chứng giữa phát triển KT-XH với phát triển giáo dục đại học trong
bối cảnh KT-XH hiện nay; trong đó làm rõ nhu cầu của xã hội về đào tạo
nguồn nhân lực, sự bình đẳng và cơng bằng về cơ hội thụ hưởng giáo dục đại
học; đồng thời đánh giá thực trạng về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, sự
đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động trên cơ sở lý luận quản lý; từ
đó có cái nhìn tồn diện về thực trạng quản lý của các trường đại học đa phân
hiệu về thiết lập cơ cấu tổ chức và định ra cơ chế quản lý, về bảo đảm các
phương tiện và điều kiện hoạt động.

7.1.3. Tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu đề tài luận án là xem xét các dấu
hiệu hình thành và phát triển trường đại học đa phân hiệu (mỗi trường là một
hệ thống), các phần tử cấu thành (các hệ con: các đơn vị trong cơ sở chính và
trong phân hiệu), mối quan hệ và quy luật vận hành của hệ thống; đồng thời
làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và những dấu hiệu đầu ra (chất
lượng đào tạo) của hệ thống; nhằm tìm ra các dấu hiệu đặc thù về cơ cấu tổ
chức và cơ chế quản lý, về đảm bảo phương tiện và điều kiện hoạt động của
hệ thống và các hệ con của hệ thống (cơ sở chính và các phân hiệu).
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hố, khái qt hóa các cơng trình nghiên
cứu về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, trong đó có các cơng
trình nghiên cứu về quản lý trường đại học đa phân hệ để xây dựng cơ sở lý
luận của vấn đề nghiên cứu, xác định cơ sở lý luận về thiết lập cơ cấu tổ chức,
cơ chế quản lý, về đảm bảo phương tiện và điều kiện hoạt động của trường
đại học đa phân hiệu.

6

z


7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát, điều tra, phương pháp chuyên gia, tổng kết kinh
nghiệm, nghiên cứu sản phẩm hoạt động và so sánh.
Các phương pháp này được sử dụng với mục đích khảo sát và đánh giá
thực trạng quản lý trường đại học đa phân hiệu tại Việt Nam; trong đó làm rõ
thực trạng về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, về đảm bảo các phương tiện
và điều kiện hoạt động của trường đại học đa phân hiệu; là cơ sở thực tiễn để

đề xuất các giải pháp quản lý nhằm giải quyết mâu thuẫn, tháo gỡ khó khăn
và khắc phục các bất cập có trong thực trạng quản lý của các trường đại học
đa phân hiệu tại Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường và
đặc biệt là chất lượng đào tạo tại phân hiệu.
7.2.3. Các phương pháp hỗ trợ khác
Phương pháp thống kê toán học và một số phần mềm tin học để xử lý
các số liệu thu thập được trong nghiên cứu thực trạng quản lý của các trường
đại học đa phân hiệu; đồng thời khẳng định mức độ tin cậy của các số liệu
trong kết quả nghiên cứu.
8. Những đóng góp của luận án
8.1. Những đóng góp về lý luận
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý trường đại học đa phân hiệu.
- Khẳng định sự hình thành, tồn tại và phát triển trường đại học đa phân
hiệu trong bối cảnh KT-XH hiện nay là một tất yếu khách quan, tận dụng
được thế mạnh của cơ sở chính đối với các hoạt động của phân hiệu trong
việc đáp ứng yêu cầu của xã hội về đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện bình
đẳng và cơng bằng về thụ hưởng giáo dục đại học.
- Từ góc độ khoa học quản lý, xác định những đặc trưng cơ bản của
trường đại học đa phân hiệu trên các phương diện:
+ Cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý;

7

z


+ Phương tiện và điều kiện đảm bảo chất lượng các hoạt động, đặc
biệt là chất lượng đào tạo;
+ Các hoạt động quản lý chủ yếu như đào tạo, nghiên cứu khoa học,
đảm bảo phương tiện và điều kiện hoạt động của cơ sở chính và của phân hiệu

của trường đại học đa phân hiệu; đồng thời chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng
đến hoạt động quản lý của các trường này.
8.2. Những đóng góp về thực tiễn
- Làm rõ cơ sở thực tiễn về sự hình thành và phát triển các trường đại
học đa phân hiệu trên thế giới và trong nước.
- Chỉ ra thực trạng về cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, phương tiện và
điều kiện hoạt động, đặc biệt là hoạt động đào tạo của các trường đại học đa
phân hiệu.
- Đề xuất được các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản
lý, đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động của trường đại học đa
phân hiệu; nhằm phát huy thế mạnh của cơ sở chính trong việc nâng cao chất
lượng đào tạo tại phân hiệu đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, góp
phần thực hiện cơng bằng và bình đẳng về cơ hội thụ hưởng giáo dục đại học
trong bối cảnh KT-XH của Việt Nam hiện nay.
9. Luận điểm bảo vệ
1) Trong bối cảnh KT-XH hiện nay, trường đại học đa phân hiệu được
hình thành và phát triển phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở
Việt Nam nhằm phát huy thế mạnh của cơ sở chính đối với đào tạo nguồn
nhân lực theo nhu cầu xã hội, tạo sự công bằng và bình đẳng về cơ hội hưởng
thụ giáo dục đại học, tận dụng được thế mạnh của địa phương, vùng miền.
2) Đặc điểm về cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý của các trường đại học đa
phân hiệu đòi hỏi phải có sự khác biệt về phương thức đảm bảo các phương
tiện và điều kiện hoạt động của nhà trường như: đội ngũ (cán bộ quản lý, cán
bộ khoa học, giảng viên và nhân viên), người học, cơ sở vật chất và thiết bị,

8

z



môi trường hoạt động, hệ thống thông tin quản lý và phương thức kiểm định
chất lượng giữa phân hiệu với cơ sở chính.
3) Cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, phương tiện và điều kiện hoạt động
của trường đại học đa phân hiệu là các yếu tố quyết định đến chất lượng đào
tạo của nhà trường, nhất là chất lượng đào tạo của phân hiệu. Để nâng cao
chất lượng đào tạo của phân hiệu trước hết cần phải tập trung vào việc hoàn
thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, đảm bảo các phương tiện và điều kiện
hoạt động để các phân hiệu tận dụng sự hỗ trợ của cơ sở chính, phát huy tính
chủ động và sáng tạo, thế mạnh từ đặc trưng môi trường KT-XH của địa
phương, vùng miền.
4) Nâng cao chất lượng đào tạo tại các phân hiệu là một trong những
mục tiêu quản lý của hiệu trưởng trường đại học đa phân hiệu. Các giải pháp
quản lý trường đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại phân hiệu chỉ có
thể thành cơng trên cơ sở hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, đảm bảo
phương tiện và điều kiện hoạt động có trong thực trạng quản lý của các
trường đại học đa phân hiệu.
5) Các giải pháp về hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, đảm bảo
phương tiện và điều kiện hoạt động sẽ phát huy hiệu quả cao khi trường đại
học đa phân hiệu tại Việt Nam phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng
cao tính cạnh tranh để các phân hiệu phát triển bền vững trong bối cảnh KTXH hiện nay.
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, các cơng trình khoa học của
tác giả, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý trường đại học đa phân hiệu.
- Chương 2: Thực trạng quản lý của các trường đại học đa phân hiệu ở
Việt Nam.
- Chương 3: Các giải pháp quản lý của các trường đại học đa phân hiệu ở
Việt Nam trong bối cảnh KT-XH hiện nay.
9


z


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của các trường đại học đa
phân hiệu
1.1.1.1. Trên thế giới
Trường đại học đa phân hiệu đã xuất hiện từ lâu trên thế giới, rất phổ
biến ở Châu Âu và Châu Mỹ, thường tồn tại dưới các hình thức trường
(Colleges) thuộc trường đại học (University) hoặc cơ sở (Campus) thuộc
trường đại học (University). Cụ thể:
- Tại Hoa Kỳ (Mỹ)
Hoa Kỳ có một hệ thống giáo dục đại học được đánh giá là tiên tiến nhất
thế giới, trong đó đề cao quyền tự chủ và tự trị của các cơ sở giáo dục đại học
dưới sự điều chỉnh của luật pháp. Cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của cơ sở
giáo dục đại học ở Hoa Kỳ tuy vẫn giữ được những nét chung nhất về cơ cấu
tổ chức theo lý thuyết tổ chức, nhưng rất đa dạng theo sáng kiến thiết lập
riêng của mỗi cơ sở nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm giải trình xã
hội. Tùy theo quy định về chức năng, quy mô chuyên ngành đào tạo và trình
độ đào tạo mà các cơ sở giáo dục đại học được gọi với các tên khác nhau như
University, Institute, College và School. Trong đó University và Institute
thường dùng cho những đại học đa ngành, có quy mơ lớn và có nhiều trường
thành viên (College hoặc Shool); College thường là những cơ sở có chức
năng, quy mơ và phạm vi đào tạo nhỏ hơn, nhưng thường là một trường độc
lập hoặc một trường thành viên trực thuộc một University nào đó. Ví dụ:
trong Đại học Harvard có các trường như Đại học Nghệ thuật và Khoa học
(Graduate School of Science and Arts), Đại học Luật (Harvard Law School),

10

z


Đại học Y khoa (Harvard Medical School), Đại học Kinh doanh (Harvard
Business School)...; trong Đại học Northwestern có các trường như Trường
Khoa học và Nhân văn (School of Arts and Science), Trường Thương mại
(School of Business), Trường Sư phạm (School of Education) và Trường Kỹ
thuật (School of Engineering)... Mỗi trường thành viên thuộc University có
chức năng đào tạo một nhóm ngành, một chuyên ngành, hoặc một bậc học. Ví
dụ: School of Arts and Science là Trường Khoa học Tự nhiên và nhân văn,
gồm các ngành khoa học cơ bản như Tốn, Vật lý, Hóa học và Khoa học
Nhân văn như Sử, Kinh tế, Chính trị, Tâm lý,...; Medical school là trường
chuyên về ngành y; Graduate school là trường đào tạo chương trình sau cử
nhân, tức là thạc sĩ (MA) và tiến sĩ (PhD) [63]. Cũng tại quốc gia này có mơ
hình cơ sở (Campus) thuộc trường đại học; nghĩa là một trường đại học có thể
đặt các cơ sở (Campus) tại nhiều địa phương hoặc quốc gia khác nhau để đào
tạo với hệ thống quản lý chuẩn mực gần như “nguyên bản” với cơ sở chính.
Ví dụ: Đại học Webster, Hoa Kỳ, thành lập năm 1915 tại thành phố St. Louis.
Hiện nay, trường này có hàng chục cơ sở (Campus) nằm khắp liên bang và có
7 cơ sở khác đặt trụ sở tại 7 nước trên thế giới như tại London - Anh, Vienna Úc, Geneva - Thụy Sĩ, Leiden - Hà Lan, Bangkok - Thái Lan, Thượng Hải Trung Quốc và tại thành phố Osaka - Nhật Bản [63].
Hệ thống giáo dục đại học đa dạng về cơ cấu tổ chức (có các trường
thành viên, hoặc các cơ sở) và cơ chế quản lý được phân cấp theo hướng nâng
cao quyền tự chủ, đề cao trách nhiệm xã hội, nhưng tuân thủ sự quản lý của
cơ sở chính đã làm cho giáo dục đại học của Hoa Kỳ không những đáp ứng
được nhu cầu xã hội về đào tạo nguồn nhân lực, mà còn phát huy được
thương hiệu và thế mạnh vốn có của các cơ sở chính của trường.
- Tại Nhật Bản
Ngay sau Thế chiến thứ 2, Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành tái cơ cấu

hệ thống giáo dục đại học bằng chính sách cải cách giáo dục. Chính sách này
11

z


đã thay đổi cơ bản về hệ thống giáo dục đại học theo mơ hình của Hoa Kỳ
(với hệ thống 4 cấp trình độ đào tạo là cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ).
Thời kỳ này, Nhật Bản đã phát triển mạnh các đại học đa ngành, đa lĩnh vực
như Đại học Tokyo, Đại học Osaka, Đại học Kyoto ... Mỗi trường đại học có
quy mơ lớn ở Nhật Bản cũng có nhiều trường thành viên, trong đó mỗi trường
thành viên có chức năng đào tạo một số chun ngành hoặc các nhóm chun
ngành. Ví dụ: Đại học Tokyo có 15 trường đại học thành viên và 11 học viện,
Đại học Tổng hợp Kyoto có 4 trường thành viên... Nhưng, đến các thập niên
cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, để đáp ứng với nhu cầu phát triển KT-XH
của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nhật Bản đã tiến hành cải cách triệt
để hệ thống giáo dục đại học theo Luật Tập đồn hóa đại học công (năm
2003). Theo hướng cải cách này, đến năm 2004, các cơ sở giáo dục đại học
công được kết hợp và cơ cấu lại thành các cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa
lĩnh vực (University). Điều đó đã làm cho các trường đại học có thêm các cơ
sở và có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về đào tạo nguồn nhân lực[63].
Kết quả của q trình tập đồn hóa các đại học công lập ở Nhật Bản đã
phát huy được thế mạnh của các cơ sở chính, tăng cường được tính độc lập,
tự chủ và trách nhiệm giải trình, đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân
lực cho nền kinh tế hội nhập và tạo được bình đẳng về cơ hội học tập cho
người học.
- Tại Australia (Úc)
Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (The Royal Melbourne Institute
of Technology University - RMIT) là một đại học có trụ sở chính tại trung

tâm thương mại thuộc thành phố Melbourne. Trường này có cơ sở thứ hai đặt
tại thành phố Hồ Chí Minh mang tên Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam. Đây
là một cơ sở của RMIT tại Châu Á với cam kết chiến lược là xây dựng một
“đại học đôi”. Theo đó, cơ sở của RMIT tại Việt Nam sẽ là cầu nối chặt chẽ
12

z


giữa RMIT tại Melbourne với một số cơ sở của RMIT tại một số nước ở Châu
Á. Trong những năm qua, RMIT Việt Nam đã phát triển theo hướng đa dạng
hóa các chương trình đào tạo, thực hiện nhiều dự án nghiên cứu mang tầm
khu vực, tạo ra các mối quan hệ của mình với chính phủ và các doanh nghiệp
sở tại, gia tăng được số lượng sinh viên và nghiên cứu sinh trong các chương
trình và chuyên ngành đào tạo.
Phương thức thiết lập cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của RMIT tại
thành phố Hồ Chí Minh theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm trên cơ sở phân cấp, phân quyền đã thực sự nâng cao được chất lượng
đào tạo của RMIT tại Việt Nam tương xứng với RMIT tại Úc, tạo cơ hội học
tập cho sinh viên Việt Nam và sinh viên một số nước trong khu vực có văn
bằng tương đương với văn bằng cấp tại RMIT của Úc; đặc biệt là phát huy
được thế mạnh cơ sở chính của RMIT và tận dụng được môi trường đào tạo
phù hợp với bối cảnh KT-XH của các quốc gia sở tại.
- Tại Thái Lan
Viện Công nghệ Châu Á (Asian Institute of Technology - AIT) đặt tại
Thái Lan được thành lập từ năm 1959 thuộc Trường Đại học Chulalongkorn
(Thái Lan) tuy đã hoạt động độc lập vào tháng 11 năm 1967, nhưng vẫn có
nhiều quan hệ với Trường Đại học Chulalongkorn. Chức năng của AIT là đào
tạo sau đại học các chuyên ngành kỹ thuật của khối SEATO với mục tiêu đào
tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đảm nhiệm vai trị dẫn đầu cho sự phát

triển bền vững của khu vực và quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Năm 1993, AIT có một cơ sở đào tạo tại Việt Nam mang tên Trung tâm của
AIT tại Việt Nam, trụ sở đặt tại số 21 phố Lê Thánh Tông, Hà Nội. Ngày 17
tháng 4 năm 2009, trung tâm này đổi tên thành Viện Công nghệ Châu Á Việt Nam (AIT - VN) có trụ sở tại cơ sở 1 của Trường Đại học Giao thông
Vận tải (phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội). Đây là cơ sở duy nhất của
AIT đặt bên ngoài Thái Lan. Trên cơ sở quản lý theo cơ chế phân cấp, phân
13

z


×