Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Luận văn thạc sĩ tương quan giữa phong cách làm cha mẹ với sự tự đánh giá bản thân của học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.33 KB, 43 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
------------------------

CHU THỊ BÍCH HỒNG

TƢƠNG QUAN GIỮA
PHONG CÁCH LÀM CHA MẸ
VỚI SỰ TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM
VÀ VỊ THÀNH NIÊN

Mã số: Thí điểm

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Ngọc Khanh
TS. Trần Thành Nam

HÀ NỘI - 2017

z


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn
sâu sắc đến PGS.TS. Đỗ Ngọc Khanh và TS. Trần Thành Nam đã tận tình
hướng dẫn tơi suốt q trình thực hiện luận văn.
Bên cạnh đó, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường,
các thầy cô giáo, cha mẹ và các em học sinh Trường THPT Phùng Khắc
Khoan, Trường THPT Nhân Chính, Trường THPT Hịa Bình và Trường


THPT Bưng Riềng đã tạo điều kiện thuận lợi và tham gia nhiệt tình vào đề tài
nghiên cứu của tơi.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn học, anh chị em đồng
nghiệp và gia đình đã ln bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong
suốt quá trình học tập và hồn thành luận văn của mình.

i

z


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN ................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI ................................ v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI ................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1

2.

Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2

3.

Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 2


4.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 2

5.

Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 2

6.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 3

7.

Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3

8.

Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 3

9.

Kế hoạch thực hiện.................................................................................... 4

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................... 5
1.1. Lịch sử nghiêu cứu vấn đề ........................................................................ 5
1.1.1. Nghiến cứu về phong cách làm cha mẹ .............................................. 5
1.1.2. Nghiên cứu về tự đánh giá .................................................................. 9
1.1.3. Các hướng nghiên cứu tương quan giữa phong cách, hành vi làm cha
mẹ và tự đánh giá. ........................................................................................ 20

1.2. Một số vấn đề về lý luận.......................................................................... 22
1.2.1. Khái niệm tương quan....................................................................... 22
1.2.2. Phong cách làm cha mẹ..................................................................... 23
1.2.3. Tự đánh giá ....................................................................................... 25
1.2.4. Học sinh trung học phổ thông ........................................................... 31
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 35
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu. .......................................... 35
2.1.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu .......................................................... 35
2.1.2. Đặc điểm về khách thể nghiên cứu ................................................... 36
ii

z


2.2. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................. 41
2.2.1. Giai đoạn 1 ........................................................................................ 41
2.2.2. Giai đoạn khảo sát thực trạng, xử lý số liệu ..................................... 41
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 41
2.3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu lý luận. ..................................................... 41
2.3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu thực tiễn ................................................... 42
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 50
3.1. Thực trạng tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở ............................ 50
3.1.1. Các khía cạnh của tự đánh giá .......................................................... 50
3.1.2. Thực trạng tự đánh giá của học sinh theo các mặt............................ 52
3.1.3. So sánh điểm trung bình tự đánh giá các mặt của học sinh theo
trường, khối, giới, học lực ........................................................................... 63
3.2. Thực trạng về các phong cách, hành vi làm cha mẹ............................... 66
3.2.1. Các loại phong cách, hành vi mà cha mẹ sử dụng ............................ 66
3.2.2. So sánh sự tự đánh giá của cha mẹ với đánh giá của học sinh về
phong cách của cha mẹ ................................................................................ 71

3.3. Tương quan giữa phong cách, hành vi của cha mẹ đến các yếu tố tự đánh
giá của học sinh trung học phổ thông ............................................................. 72
3.3.1. Tương quan giữa phong cách làm cha với tự đánh giá của học sinh
trung học phổ thông ..................................................................................... 72
3.3.2. Tương quan giữa phong cách, hành vi của mẹ với tự đánh giá của
học sinh trung học phổ thông....................................................................... 74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 78
1. KếT LUậN ............................................................................................... 78
1.1 Về mặt lý luận.......................................................................................... 78
1.2 Về mặt thực tiễn....................................................................................... 79
2. KHUYếN NGHị ...................................................................................... 79
2.1. Đối với cha mẹ các em học sinh.............................................................. 80
2.2. Đối với nhà trường và thầy cô giáo ........................................................ 80
2.3. Đối với các nhà chuyên môn quan tâm đến chủ đề này. ........................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 84
iii

z


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
1.

TĐG: Tự đánh giá

2.

HS: Học sinh


3.

THPT: Trung học phổ thông

4.

THCS: Trung học cơ sở

5.

ĐTB: Điểm trung bình

6.

PC: Phong cách

7.

CRPBI: Child’s Report of Parental Behavior

8.

PAQ: Parental Authority Quesionnaire

9.

MHC-SF: Mental health continuum – short from

10.


GAD-7: thang đánh giá lo âu

11.

PHQ-9: thang đánh giá trầm cảm.

iv

z


DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
Bảng 2. 1. Số lượng khách thể nghiên cứu theo từng trường ......................... 35
Bảng 2.2. Số lượng và khách thể nghiên cứu phân theo khối......................... 36
Bảng 3.1. Tự đánh giá chung về các mặt của học sinh THPT ........................ 50
Bảng 3.2. Tự đánh giá của học sinh THPT về mặt học tập ............................ 53
Bảng 3.3. Tự đánh giá của học sinh THPT về mặt xã hội .............................. 55
Bảng 3.4. Tự đánh giá của học sinh THPT về mặt đạo đức ........................... 57
Bảng 3.5. Tự đánh giá của học sinh THPT về mặt thể chất ........................... 58
Bảng 3.6. Số lượng và tỉ lệ học sinh có lo âu, trầm cảm. ............................... 60
Bảng 3. 7. Mức độ lo âu .................................................................................. 61
Bảng 3.8. Mức độ trầm cảm ............................................................................ 62
Bảng 3.9. So sánh ĐTB TĐG về các mặt giữa các trường ............................. 63
Bảng 3.10. So sánh ĐTB TĐG về các mặt theo khối lớp. .............................. 64
Bảng 3.11. So sánh ĐTB TĐG về mặt xã hội giữa hai nhóm giới tính .......... 64
Bảng 3.12. So sánh điểm trung bình tự đánh giá về các mặt cảm giữa các
nhóm học lực ................................................................................................... 65
Bảng 3.13. Điểm trung bình thang đo phong cách của cha ............................ 66
Bảng 3.14. Phong cách của cha theo đánh giá của học sinh ........................... 67
Bảng 3.15. Điểm trung bình thang đo phong cách của mẹ ............................. 68

Bảng 3.16. Phong cách của mẹ theo đánh giá của học sinh ........................... 68
Bảng 3.17. Hành vi của mẹ theo đánh giá của học sinh ................................. 69
Bảng 3.18. Hành vi của mẹ theo đánh giá của học sinh ................................. 70
Bảng 3.19. So sánh điểm trung bình tự đánh giá của cha với đánh giá của học
sinh về phong cách của cha. ............................................................................ 71
Bảng 3.20. So sánh điểm trung bình tự đánh giá của mẹ với đánh giá của học
sinh về phong cách của mẹ.............................................................................. 72
Bảng 3.21. Tương quan giữa phong cách làm cha với tự đánh giá của HS THPT ... 73
Bảng 3.22. Tương quan giữa phong cách của mẹ với tự đánh giá của học sinh
THPT ............................................................................................................... 74
Bảng 3.23. Tương quan giữa hành vi của mẹ với tự đánh giá của học sinh THPT..... 75
v

z


DANH MỤC BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
Biểu đồ 2.1.Tỉ lệ giới tính thamgia vào ngiên cứu ......................................... 37
Biểu đồ 2.2. Điều kiện kinh tế của gia đình phân theo trường ....................... 38
Biểu đồ 2.3. Nghề nghiệp của cha học sinh phân theo trường ....................... 39
Biểu đồ 2.4. Nghề nghiệp của mẹ học sinh phân theo trường ........................ 40
Biểu đồ 2.5. Tình trạng hơn nhân của cha mẹ phân theo trường. ................... 40
Biểu đồ 3.1. Tự đánh giá tổng thể về bản thân ............................................... 52
Biểu đồ 3.2. Mức độ tự đánh giá về mặt học tập ............................................ 54
Biểu đồ 3.3. Mức độ tự đánh giá về mặt xã hội .............................................. 56
Biểu đồ 3.4. Mức độ tự đánh giá về mặt đạo đức ........................................... 57
Biểu đồ 3.5. Mức độ tự đánh giá về mặt thể chất ........................................... 59
Biểu đồ 3.6. Tự đánh giá về cảm xúc.............................................................. 59
Biểu đồ 3.8. Mức độ tự đánh giá cảm nhận hạnh phúc chủ quan ................... 60


vi

z


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tự đánh giá là một hoạt động nhận thức, trong đó con người tự đánh giá
tổng thể các giá trị, khả năng của bản thân mình. Đây là một hoạt động quan
trọng mà các nghiên cứu trước đây đã cho thấy nó có ảnh hưởng đến sự phát
triển nhân cách của chủ thể và có mối quan hệ với kết quả học tập của học
sinh, sinh viên. Trên cơ sở nhận thức và đánh giá được mình, các em mới có
khả năng điều khiển, điều chỉnh hoạt động của bản thân cho phù hợp với yêu
cầu khách quan, mới giữ được quan hệ, giữ được vị trí xứng đáng trong xã
hội, trong lớp học, trong nhóm bạn.
Nếu mỗi cá nhân đánh giá tích cực về bản thân thì cá nhân ấy sẽ phấn
đấu để đến gần với “cái tơi lý tưởng” của chính mình. Ngược lại, đánh giá quá
cao bản thân, dẫn đến tự cao, coi thường người khác hoặc đánh giá quá thấp,
coi mình là bất tài, vơ dụng sẽ để lại hậu quả đáng tiếc trong cuộc đời mỗi
người, đến sự phát triển lành mạnh và sự trưởng thành của cá nhân ấy.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tự đánh giá của học sinh. Bao
gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội như những trải nghiệm về thành
công và thất bại trong cuộc sống, qua sự so sánh, đối chiếu với ý kiến đánh
giá của những người xung quanh về bản thân từ gia đình, nhóm bạn, thầy cơ
giáo…. Tìm hiểu các đề tài nghiên cứu khoa học trong nước cho thấy, có sự
ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến hành vi khơng thích nghi của trẻ
em Vị thành niên có rối loạn hành vi, có sự tương quan giữa phong cách làm
cha mẹ với lòng tự trọng của học sinh trung học cơ sở và tương quan giữa
phong cách làm cha mẹ đế kết quả học tập của học sinh, sinh viên.
Ngoài ra, chưa có đề tài nào nghiên cứu nào về “Tương quan giữa phong

cách làm cha mẹ với sự tự đánh giá bản thân của học sinh trung học phổ
thông” (HS THPT). Vì vậy đó là lý do để tơi thực hiện đề tài này với hi vọng

1

z


tìm ra được những ảnh hưởng khác của các phong cách làm cha mẹ đến sự phát
triển của HS THPT để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao sức khỏe
tinh thần cho các em học sinh là việc làm có ý nghĩa cả về thực tế lẫn lý luận.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu mối liên hệ giữa phong cách, hành vi làm cha mẹ với sự tự
đánh giá bản thân của HS THPT.
- Đề xuất một số giải pháp về việc áp dụng các phong cách làm cha mẹ
giúp học sinh tự đánh giá bản thân 1 cách tích cực.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về phong cách làm cha mẹ và sự tự
đánh giá của HS THPT.
- Khảo sát phong cách, hành vi làm cha mẹ và sự tự đánh giá bản thân
của HS THPT.
- Tìm hiểu tương quan giữa phong cách, hành vi làm cha mẹ với sự tự
đánh giá của con ở lứa tuổi HS THPT.
- Đề ra một số giải pháp
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Khảo sát trên 574 khách thể, gồm 290 học sinh
THPT đang học trong các trường trung học phổ thông tại Hà Nội và 284 phụ
huynh của các em.
- Đối tượng nghiên cứu: Tương quan giữa phong cách, hành vi làm cha
mẹ với sự tự đánh giá của con ở lứa tuổi HS THPT.

5. Giả thuyết nghiên cứu
Có mối tương quan giữa các phong cách, hành vi làm cha mẹ với sự tự
đánh giá bản thân của HS THPT. Cụ thể:
- Cha mẹ áp dụng phong cách dân chủ và có hành vi ấm áp, nhất quán có
mối tương quan thuận với sự tự đánh bản thân của HS THPT.
- Cha mẹ áp dụng phong cách độc đốn, dễ dãi và có hành vi theo hướng
kiểm sốt - áp đặt có tương quan nghịch với sự tự đánh bản thân của HS THPT.

2

z


6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Năm học 2015-2016.
- Phạm vi khơng gian: Do thời gian có hạn vì vậy giới hạn của đề tài
được xác định trên HS THPT
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Tương quan giữa phong cách, hành vi
làm cha mẹ với sự tự đánh giá bản thân của HS THPT.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, tổng hợp trên tư liệu có sẵn.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
 Bảng hỏi về các phong cách làm cha mẹ gồm: Sử dụng thang đo
hành vi của cha mẹ dành cho con CRPBI (Child’s Report of Parental
Behavior) do Earl S. Schaefer thuộc Viện sức khỏe tâm thần quốc gia Mỹ
nghiên cứu và phát triển. Thang đo gồm 30 câu hỏi, tương ứng với 3 kiểu
hành vi: Nồng ấm, áp đặt – kiểm soát, nhất quán.
 Thang PAQ (Parental Authority Quesionnaire): Bộ câu hỏi về phong
cách làm cha mẹ, gồm 30 câu hỏi đánh giá các mức độ sau: Phong cách dân
chủ, phong cách độc đoán, phong cách dễ dãi - nuông chiều.

 Thang đo tự đánh giá “Perceived compentence scale for children”
của Susan Harter xây dựng năm 1979.
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
8. Cấu trúc của luận văn
- Mở đầu
- Chương I: Cơ sở lý luận
- Chương II: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
- Chương II: Nội dung nghiên cứu
- Kết luận và khuyến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục

3

z


9. Kế hoạch thực hiện
Thời gian
Tháng 1, 2
Tháng 3

Nhiện vụ
Xây dựng cơ sở lý luận
Chuẩn bị công cụ, thư mời khách thể tham gia nghiên
cứu, phát phiếu điều tra số liệu

Tháng 4,5

Thống kê và xử lý số liệu


Tháng 6,7

Phân tích số liệu

Tháng 8, 9

Hoàn thiện nội dung nghiên cứu

4

z


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiêu cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về phong cách làm cha mẹ
Tổng quan các nghiên cứu trong nước và trên thế giới về phong cách làm
cha mẹ cho thấy các nghiên cứu của các tác giả thầu hết tập trung tìm hiểu về
thực trạng, các yếu tố tác động đến phong cách làm cha mẹ và những ảnh
hưởng của phong cách làm cha mẹ đến vấn đề hành vi, cảm xúc và kết quả
học tập của các đối tượng khác nhau. Sau đây là nội dung chi tiết về các
nghiên cứu này:
 Nghiên cứu trong nước:
 Nghiên cứu về thực trạng:
- Tác giả Vũ Thị Khánh Linh, trong nghiên cứu “Thực trạng về phong
cách giáo dục của cha mẹ học sinh trường THCS Trần Đăng Ninh – TP Nam
Định”, đã tiến hành trên 103 học sinh lớp 8, 9 và 103 cặp phụ huynh và giáo
viên chủ nghiệm của 2 lớp được nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
phong cách giáo dục dân chủ chiếm ưu thế nhất trong tổng số 103 gia đình

được nghiên cứu, cịn gần một nửa số phụ huynh cịn lại có phong cách giáo
dục độc đốn và tự do. Có sự chênh lệch giữa tự đánh giá của các bậc phụ
huynh về phong cách giáo dục của mình và nhận định của học sinh về phong
cách giáo dục của cha mẹ các em [30, tr. 17-23].
- Tác giả Phùng Thị Hiên, trong luận văn thạc sỹ “Mối tương quan giữa
cách ứng xử của cha mẹ với hành vi của trẻ tiểu học” ngành Tâm lý học lâm
sàng trẻ em và vị thành niên, trường ĐH Giáo Dục cho thấy mỗi cha mẹ tham
gia vào nghiên cứu đều có các cách ứng xử với con cái xen lẫn nhiều phong
cách khác nhau nhưng nhìn chung đa số cha mẹ đều ứng xử với con thiên về
một trong ba phong cách dễ dãi, độc đoán và dân chủ. Nhưng vẫn có những
cha mẹ ứng xử với con khơng nghiêng hẳn về bất kỳ phong cách nào, họ là

5

z


những người ứng xử theo phong cách tổng hợp. Trong đó, tỉ lệ cha mẹ có
cách ứng xử nghiêng về phong cách dễ dãi, nuông chiều là cao nhất và đều
thống nhất ở cả cha, mẹ và con; phong cách dân chủ (đánh giá từ cha mẹ)
hoặc phong cách độc đoán (đánh giá của trẻ) là thấp nhất [21, tr. 76-108].
 Nghiên cứu về ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến vấn đề hành
vi và cảm xúc:
- Năm 2012, luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Bích Phượng ngành
Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, trường ĐH Giáo Dục về “Ảnh
hưởng của phong cách làm cha mẹ đến hành vi khơng thích nghi của trẻ em vị
thành niên có rối loạn hành vi”. Nghiên cứu được thực hiện trên 342 khách
thể, gồm học sinh, cha mẹ và giáo viên của các em Trường Giáo dưỡng và
Trường THCS Hiệp Phước. Kết quả cho thấy, hai phong cách độc đốn và dễ
dãi, nng chiều đều có tương quan với rối loạn hành vi hướng ngoại ở trẻ vị

thành niên Việt Nam. Có những biến số tác động đến mối quan hệ giữa phong
cách làm cha mẹ và rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên đó là số lượng thành viên
trong gia đình, trình độ học vấn của cha mẹ, nghề nghiệp của mẹ. [5, tr. 41].
- Năm 2013, luận văn thạc sỹ của tác giả Phùng Thị Hiên về “Mối tương
quan giữa cách ứng xử của cha mẹ với hành vi của trẻ tiểu học”. Nghiên cứu
được thực hiện trên tổng số 310 khách thể nghiên cứu... Kết quả nghiên cứu
cho thấy có mối tương quan thuận giữa phong cách dân chủ và cách ứng xử
thống nhất của cha mẹ với những hành vi tích cực của trẻ. Ở một số lĩnh vực,
phong cách dễ dãi, độc đốn của cha có tỉ lệ thuận với những hành vi tích cực
của trẻ, nhưng ở một số lĩnh vực hành vi nhất định, mẹ ứng xử theo phong
cách độc đoán, dễ dãi lại tỉ lệ thuận với hành vi tiêu cực ở trẻ. Phong cách
tổng hợp là phong cách bất lợi nhất cho sự phát triển của những hành vi tích
cực và hạn chế những hành vi tiêu cực của trẻ và nó thống nhất ở hầu hết dữ
liệu do trẻ và cha mẹ cung cấp [21, tr. 76-108].

6

z


 Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách làm cha mẹ:
- Nghiên cứu tác giả Vũ Thị Khánh Linh cũng chỉ ra yếu tố độ tuổi, trình
độ văn hóa, nghề nghiệp của các bậc phụ huynh có ảnh hưởng nhất định đến
việc hình thành ở họ những phong cách giáo dục khác nhau [30, tr. 17-23].
- Nghiên cứu tác giả Phùng Thị Hiên lại [21, tr. 76-108] chỉ ra các yếu tố
liên quan đến điều kiện sống hay trình độ học vấn của cha mẹ và nghề nghiệp,
tình trạng nghề nghiệp của mỗi người hầu như có liên hệ rất ít đến phong cách
làm cha mẹ [21, tr. 76-108].
 Nghiên cứu trên thế giới:
 Ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến sự phát triển của trẻ:

Trong các tác trên thế giới nghiên cứu về phong cách làm cha mẹ và
những ảnh hưởng của các phong cách làm cha mẹ đến sự phát triển của trẻ.
Baumrind là người có nhiều đóng góp to lớn và sâu rộng về chủ đề này.
- Kết quả nghiên cứu của Baumrind cũng chỉ ra rằng, trẻ vị thành niên
của phong cách cha mẹ dân chủ học được cách thương lượng và kết nối trong
những thảo luận, trẻ hiểu và tự đánh giá được những ý kiến của bản thân. Kết
quả là, trẻ thể hiện mình tốt trong xã hội, sẵn sàng hợp tác với mọi người, có
trách nhiệm và có tính tự quyết cao.
- Cha mẹ độc đốn có khuynh hướng khơng khuyến khích tính độc lập
của trẻ và điều này làm hạn chế tính tự quyết nơi trẻ. Nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng, trẻ vị thành niên của phong cách cha mẹ độc đoán học được rằng phải
tuân theo những quy định, luật lệ cha mẹ đưa ra, kết quả là trẻ vị thành niên
trở nên chống đối hoặc phụ thuộc và cha mẹ. Với những trẻ chống đối thường
bộc lộ bằng những hành vi gây hấn. Ngược lại, với trẻ trở nên phụ thuộc thì rất
dễ phục tùng và có khuynh hướng đeo bám và quá phụ thuộc vào cha mẹ. Chúng
thường cảm thấy buồn rầu, bất hạnh, bất lực, dễ hốt hoảng, không thân thiện.
- Trẻ vị thành niên của những cha mẹ dễ dãi - nng chiều học được rằng
có rất ít ranh giới giữa những luật lệ cũng như hậu quả có được cũng không

7

z


quá quan trọng. Kết quả là, trẻ vị thành niên có lẽ rất khó tự kiểm sốt bản
thân, hiếu chiến và có khuynh hướng chỉ coi trọng bản thân, hách dịch, điều
này cản trở trong việc phát triển mối quan hệ với các bạn cùng trang lứa.
- Cuối cùng, trẻ vị thành niên của cha mẹ thờ ơ – không quan tâm học
được rằng cha mẹ chúng có khuynh hướng thích thú với cuộc sống riêng tư
của bản thân và ít đầu tư cho việc chăm sóc con cái. Kết quả là trẻ vị thành

niên dần dần bộc lộ mô hình hành vi tương tự như cha mẹ chúng và trẻ tăng
hành vi bỏ mặc chuyện gia đình; có vấn đề trong việc tự điều chỉnh bản thân,
tăng hành vi bốc đồng, có tính hiếu chiến cao và có những biểu hiện bên
ngồi như cáu giận, thù địch, ích kỷ, nổi loạn; dễ dàng có những hành vi
chống xã hội, phạm pháp như: Nghiện rượu, lạm dụng ma túy, ứng xử tình
dục sai lệch, bỏ học và rất nhiều hành vi phạm pháp khác. Những trẻ này
khơng có mục đích dài hạn có ý nghĩa [18, tr. 161-167, tr. 731-734].
Các nghiên cứu ở phương Tây, từ năm 1970 về phong cách làm cha mẹ
đã khẳng định , trong bốn loại phong cách làm cha mẹ thì phong cách dân chủ
là tối ưu nhất trong việc cải thiện hành vi của con cái, trong khi đó ba loại
phong cách làm cha mẹ cịn lại là phong cách độc đốn, phong cách dễ dãi,
phong cách thờ ơ đều có những tác động ít nhiều tiêu cực đến hành vi xã hội,
thành tích học tập, các vấn đề hành vi và vấn đề cảm xúc. Cho thấy có mối
tương quan chặt chẽ giữa phong cách làm cha mẹ dân chủ, ấm áp với những
hành vi vâng lời. Ngược lại phong cách độc đoán, bỏ mặc hoặc q nng
chiều và có những hành vi lạnh lùng, thiếu nhất quán có liên hệ với rối loạn
hành vi ở trẻ, bao gồm hung tính, trộm cắp, bạo lực, lừa dối đến những vấn đề
rối loạn cảm xúc như lo âu, trầm cảm (dẫn theo [22, tr. 47-60].)
Nghiên cứu của Coplan, Reichel và Rowan (2009) tiến hành tìm hiểu
mối quan hệ phong cách, hành vi của cha mẹ và khả năng tự chủ, kiểm soát
cảm xúc ở con cái đã khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa hành vi làm cha
mẹ và khả năng kiểm soát cảm xúc ở trẻ vị thành niên. Cụ thể là trẻ VNT

8

z


sống trong những gia đình cha mẹ ấm áp, phát huy tính dân chủ và có khả
năng kiểm sốt cảm xúc tốt hơn những gia đình bố mẹ độc đốn và quá bao

bọc con cái [34, tr. 241-268].
 Nghiên cứu ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến kết quả học tập
Một số nghiên cứu về phong cách làm cha mẹ liên hệ đến thành tích học
tập của con. Nghiên cứu của Pratt, Green, MacVicar và Bountrogianni (1992)
chỉ ra rằng những trẻ sống trong gia đình có phong cách dân chủ có kết quả
học tập mơn tốn khá hơn những trẻ sống trong gia đình có phong cách độc
đốn. Trẻ ở những gia đình nng chiều cũng có kết quả học tập nói chung
kém. Nghiên cứu trong nhóm đối tượng sinh viên đại học, thì phong cách cha
mẹ dân chủ trong suốt thời gian các em ở trong giai đoạn vị thành niên có thể
dùng để dự đốn sự khỏe mạnh về tinh thần cũng như sự thành công trong học
đường. Nghiên cứu cũng khẳng định rằng phong cách cha mẹ dân chủ đặc
trưng bằng sự nồng ấm, có những nguyên tắc để quản lý hành vi và chú ý phát
triển tính tự lập của con cái có liên quan đến động cơ học tập cao và tỉ lệ
thuận với điểm số GPA ở đại học [34, tr.17–34.]
1.1.2. Nghiên cứu về tự đánh giá


Nghiên cứu trong nước

Các nghiên cứu của các tác giả trong nước về TĐG khá phong phú. Các
hướng nghiên cứu bao gồm: đặc điểm, mức độ tự đánh giá; mối quan hệ giữa
tự đánh giá và kết quả học tập của học sinh, sinh viên; nghiên cứu về các yếu
tố ảnh hưởng đến tự đánh giá.
 Nghiên cứu về đặc điểm, mức độ TĐG có các cơng trình nghiên cứu
của các tác giả Vũ Thị Nho, Văn Thị Kim Cúc, Đỗ Ngọc Khanh, Trương
Quang Lâm, Cao Hải An ở các lứa tuổi khác nhau như sau:
- Nghiên cứu về một số đặc điểm tự đánh giá của học sinh cuối bậc tiểu
học, tác giả Vũ Thị Nho đã thực hiện nghiên cứu về khả năng TĐG phù hợp,
ổn định của HS cuối bậc tiểu học, nghiên cứu được thực hiện trên 500 học


9

z


sinh lớp 4 và lớp 5 theo trình độ học lực (khá, giỏi, trung bình, yếu) tại 6
trường tiểu học của TP Hà Nội và Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho
thấy “HS cuối bậc tiểu học đã có khả năng TĐG những phẩm chất nhân cách
cơ bản của người học sinh, người đội viên; song việc TĐG phù hợp và ổn
định chiếm tỉ lệ chưa cao và phụ thuộc khá rõ vào nội dung, chuẩn đánh giá
cũng như trình độ học lực. Học sinh giỏi TĐG phù hợp và ổn định trội hơn
hẳn so với HS các loại khác”. Bên cạnh đó, tác giả đã đưa một số khuyến nghị
sau “đối với học sinh cuối bậc tiểu học, việc nâng cao chất lượng học tập, khả
năng nhận thức là một trong những con đường nâng cao khả năng TĐG của
các em, giúp các em “hết mình” và chính xác trong sự định hướng, điều chỉnh
và tự giáo dục một cách hiệu quả”. Theo tôi, đây là một đề tài hiếm hoi trong
số các đề tài nghiên cứu về tự TĐG tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến
sự TĐG và đề ra các kiến nghị để nâng cao TĐG của học sinh [31, tr. 58 ].
- Bên cạnh đó, có một số nghiên cứu của các tác giả Văn Thị Kim Cúc, Đỗ
Ngọc Khanh, Trương Quang Lâm, Cao Hải An, Nguyễn Văn Lượt, Bùi Thu Hà
cho thấy TĐG của HS THCS, HS THPT và sinh viên ở mức trung bình.
Trong đó nghiên cứu của tác giả Văn Thị Kim Cúc được thực hiện trên
120 trẻ từ 10 đến 15 tuổi, gồm 60 trai, 60 gái, được lựa chọn ngẫu nhiên ở
một số trường THCS tại Hà Nội trên 3 lĩnh vực: cái tôi thể chất, cái tôi cảm
xúc và cái tôi trường học. Sự tự đánh giá bản thân của học sinh bộc lộ tính
tích cực ở lĩnh vực học đường thể hiện rõ khả năng đáp ứng thích hợp của các
em vào các hoạt động chủ đạo, vào các quan hệ trong khuôn viên cuộc sống
học đường của giai đoạn lứa tuổi này. Hơn nữa sự đánh giá về cảm xúc của
bản thân cũng tỏ ra khả quan cho phép các em làm chủ tốt các tình huống này
sinh của tuổi đầu thanh niên. Tuy nhiên các em đánh giá thấp về hình thức và

các năng lực thể chất của các em, cho thấy các em khơng kịp thích nghi, cịn
q bỡ ngỡ về những thay đổi nhanh chóng của cơ thể mình

10

z


Còn nghiên cứu của tác giả Đỗ Ngọc Khanh được thực hiện trên 471
khách thể nghiên cứu là các em học sinh THCS tại 5 trường THCS ở 4 quận
nội thành Hà Nội. Nói chung, sự TĐG về học tập, đạo đức, xã hội của học
sinh THCS tại Hà Nội đạt mức trung bình cao. Sự TĐG về mặt thể chất ở
mức trung bình. Trong đó, các em học sinh đánh giá sức khỏe tích cực hơn
đánh giá về hình dáng bản thân. Sự TĐG về mặt cảm xúc đạt mức trung bình
thấp. Các em có sự TĐG về cảm xúc tiêu cực liên quan đến khía cạnh học tập,
trong khi đó cảm xúc tích cực thường liên quan đến quan hệ xã hội.
- Nghiên cứu của tác giả Trương Quang Lâm, thực hiện nghiên cứu trên
256 cặp khách thể gồm học sinh và phụ huynh cùng 6 giáo viên chủ nhiệm
trên 3 khối lớp 10, lớp 11, lớp 12 tại trường THPT Tô Hiệu, Hà Nội. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, đa số học sinh có TĐG phù hợp với đánh giá của cha mẹ
và giáo viên. TĐG của học sinh khơng đồng đều ở các mặt, trong đó học sinh
đánh giá cao hơn ở mặt giao tiếp xã hội, định hướng tương lai và về thể chất
ngoại hình. TĐG về mặt học tập thấp hơn, gần đạt mức trung bình [25, tr.
107-108].
- Nghiên cứu của tác giả Cao Hải An kết luận, các khách thể nghiên cứu
nhận thấy bản thân có giá trị nhất định, về cơ bản, họ thấy mình có một số
phẩm chất tốt, cho rằng bản thân có khả năng làm việc tốt như những người
khác. Họ cũng có sự hài lịng nhất định về bản thân. Tuy nhiên, các khách thể
nghiên cứu chưa nhận thức một cách thực sự đầy đủ về những năng lực, phẩm
chất nhân cách của bản thân, chưa có được sự tơn trọng cao đối với bản thân

mình” [3, tr. 91-92].
-

Như vậy nghiên cứu TĐG ở các đối tượng khách thể có lứa tuổi khác

nhau đều cho thấy TĐG ở mức độ trung bình [7, tr. 26-27, tr. 30], [27, tr. 20],
[25, tr. 107-108], [3, tr. 91-92], [19, tr. 58-69]. Tuy nhiên, luận văn thạc sỹ
của tác giả Hoàng Thu Huyền tiến hành nghiên cứu trên 290 học sinh lớp 5 tại 3
trường tiểu học trong địa bàn Hà Nội. Kết quả cho thấy, tự đánh giá tổng thể của
học sinh lớp 5 qua 2 lần nghiên cứu đều ở mức trung bình khá [10, tr 86-87].

11

z


 NC mối quan hệ giữa đánh giá bản thân và kết quả học tập:
Các nghiên cứu về mối tương quan giữa TĐG và kết quả học tập là khác
nhau.Trong khi luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Thu Huyền, nghiên cứu đề
tài “Tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập của học sinh lớp
5 tại Hà Nội”, cho thấy, khơng có mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân
tổng thể, tự đánh giá bản thân về thể chất, học đường, xã hội ở cả 2 lần nghiên
cứu với kết quả học tập [10, tr 86-87].
- Ngược lại, trong nghiên cứu “Mối tương quan giữa tự đánh giá bản
thân và kết quả học tập của học sinh THPT” của tác giả Nguyễn Thị Thủy cho
thấy có mối liên hệ mật thiết giữa ĐGBT và kết quả học tập của HS THPT, cụ
thể là những em xếp loại học lực khá, giỏi đánh giá bản thân cao hơn những
em xếp loại học lực trung bình. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả
nghiên cứu của tác giả Cao Hải An trên sinh viên đại học cơng nghiệp Quảng
Ninh “Có mối tương quan giữa TĐG bản thân và kết quả học tập của sinh

viên, cụ thể là những sinh viên có học lực khá có sự TĐG bản thân tích cực
hơn những sinh viên có học lực trung bình” [17, tr. 70-71], [3, tr. 91-92].
 NC mối quan hệ giữa đánh giá bản thân và sức khỏe tâm thần.
- Trong bài viết “Vai trò của tự đánh giá bản thân đối với rối loạn stress
sau sang chấn ở phụ nữ sau sinh”, TS. Bùi Thị Hồng Thái lấy từ kết quả
nghiên cứu trên 1.134 sản phụ mới sinh con trong vòng 12 tháng trở lại tại 3
thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. Bài báo chỉ ra rằng “Tự đánh
giá bản thân cao làm giảm rối loạn stress sau sang chấn ở sản phụ. Bên cạnh
đó, tự đánh giá bản thân có thể điều tiết mối quan hệ giữa những yếu tố khơng
thuận lợi với rối loạn stress. Theo đó, những sản phụ trong hoàn cảnh kinh tế
sa sút, điều kiện hơn nhân khơng tốt, khơng có sự trợ giúp sau sinh sẽ càng
tăng điểm rối loạn stress khi kết hợp với tự đánh giá bản thân ở mức thấp.
Trong khi đó, các yếu tố này khơng trở thành nguy cơ đối với rối loạn stress
sau sang chấn khi sản phụ tự đánh giá bản thân ở mức chuẩn và mức cao” [2,
tr. 47– 49].

12

z


-

Một bài viết khác “Mối liên hệ giữa tự đánh giá và cảm nhận về hạnh

phúc của sinh viên”, được tác giả Nguyễn Văn Lượt, Bùi Thu Hà khảo sát
trên 124 sinh viên trên địa bàn Hà Nội cho thấy giữa TĐG và cảm nhận về
hạnh phúc của sinh viên có mối tương quan thuận, tương đối chặt chẽ, giữa
các mặt TĐG (thể chất, xã hội, học đường, gia đình) và cảm nhận về hạnh
phúc của sinh viên (tâm lý, cảm xúc và xã hội) [19, tr. 58-69].

 Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá:
Từ kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Nho cho chúng ta thấy kết quả học
tập có ảnh hưởng đến khả năng tự đánh giá của học sinh. Ngoài ra tác giả
cũng nhận định rằng “trình độ nhận thức và trình độ học lực đã ảnh hưởng
trực tiếp đến khả năng tự đánh giá” [31, tr. 58 ].
- Nghiên cứu của tác giả Trương Quang Lâm cho thấy có sự khác biệt
trong TĐG giữa 2 giới, về mặt giao tiếp xã hội, mặt học tập, định hướng
tương lai nhìn chung nữ có TĐG cao hơn nam ở 3 mặt này, trong khi đó các
em nam có TĐG cao hơn so với các em nữ về mặt thể chất. So sánh mức độ
tự đánh giá của các khối lớp cho thấy, học sinh khối 11 có TĐG thấp hơn học
sinh khối 10 và 12 trên các mặt được đánh giá, trong đó học sinh khối 12 có
TĐG cao nhất. Cuối cùng tác giả khẳng định “con cái có mức độ TĐG cao
khi bố mẹ có cách ứng xử quan tâm, tích cực và ngược lại, con cái có TĐG
thấp khi cha mẹ ít quan tâm, thờ ơ hoặc có cách ứng xử phê phán tiêu cực”
[25, tr. 107-108].
- Theo tác giả Đinh Thị Tứ “tự đánh giá của con người được hình thành
và phát triển trong quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh, trong quá
trình hoạt động và sinh hoạt tập thể và cuối cùng tự đánh giá được hình thành
và phát triển mạnh mẽ trong quá trình cá nhân tích cực hoạt động cải tạo
chính bản thân mình. Ba con đường trên đây nó có liên hệ mật thiết với nhau,
hai con đường đầu được coi là nguồn gốc để nảy sinh và phát triển khả năng
tự đánh giá. Con đường thứ ba là con đường quan trọng có ảnh hưởng quyết
định tới sự hình thành và phát triển tự đánh giá” [4, tr. 28].

13

z




×