Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu biến đổi di truyền tế bào ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hoá được điều trị bằng 131 I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.92 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y





NGUYỄN VĂN KÍNH




NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI DI TRUYỀN TẾ BÀO
Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HOÁ
ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG
131
I




Chuyên ngành : Y học hạt nhân
Mã số : 62 72 80 05



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC







HÀ NỘI – 2008
Công trình được hoàn thành tại:
Học Viện Quân y


Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TSKH PHAN SỸ AN
GS.TS TRƯƠNG ĐÌNH KIỆT

Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Bá Đức
Giám Đốc Bệnh Viện K

Phản biện 2: PGS.TS Trần Thị Thanh Hương
Chủ Nhiệm Bộ Môn Di Truyền, Trường Đại Học Y Hà Nội

Phản biện 3: PGS. TS Tạ Văn Bình
Giám Đốc Bệnh Viện Nội Tiết Trung
ương


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước,
họp tại Học viện Quân y vào hồi 8 giờ 30 ngày 04 tháng 7 năm 2008.


Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Quân y
- Thư viện Bệnh viện Chợ Rẫy

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Nguyễn Văn Kính, Nguyễn Xuân Phách, Phạm Minh Bảo … (1999),
“Chẩn đoán nhanh tình trạng chức năng tuyến giáp bằng hình ảnh chụp
mạch tuyến giáp”, Tạp chí Y học Việt Nam, 238 + 239 (8,9), tr.67.
2. Nguyễn Văn Kính, Nguyễn Xuân Phách, Phạm Minh Bảo… (1999),
“Chẩn đoán phân biệt nhân lành và nhân ác tính ở tuyến giáp bằng chụp
mạch tuyến giáp”, Tạp chí Y học Việt Nam, 238 + 239 (8,9), tr.65.
3. Kinh Nguyen Van, Phach Nguyen Xuan (2002), “Computer Aided
Radionuclide Angiography for diagnosis of thyroid function and nodule
states”, Annual General Meeting of ARCCNM at Dalian, China, pp. 39.
4. Nguyễn Văn Kính, Phan Sỹ An, Trương Quang Xuân, Phùng Như

Toàn & CS. (2007), “Đánh giá ảnh hưởng của bức xạ ion hoá lên
thai nhi ở những thai phụ ung thư tuyến giáp thể biệt hoá đã điều trị
131
I”, Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y Tế, 581+582(10), tr. 20 - 23.
5. Kinh Nguyen Van, An Phan Sy, Xuan Truong Quang (2007),
“Efficacy of 1100 MBq and 3700 MBq
131
I doses for thyroid remnant
ablation in post- thyroidectomy differentiated thyroid cancer patients”,
W. J. of nucl. Med., (6), pp. 30.
6. Kinh Nguyen Van, Phach Nguyen Xuan, Xuan Truong Quang
(2007), “Chromosomal damage after Iodine-131 treatment for
differentiated thyroid cancer: in vivo dose- effect relationship”, W. J. of
Nucl. Med., (6), pp. 84.



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLNST Biến loạn nhiễm sắc thể (chromosome aberrations)
DR Damage - ratio (Tỉ lệ tổn thương)
DH Disappearance - halftime (Thời gian bán biến)
dic Dicentric (Nhiễm sắc thể hai tâm)
Fish Fluorescence in situ hybridization (lai tại chỗ - huỳnh quang)
fr Fragment (Mảnh nhiễm sắc thể)
GBq Gyga becquerel (Đơn vị SI đo hoạt độ phóng xạ)
131
I Iốt phóng xạ- 131
“0” Ngay trước điều trị
131
I lần đầu
UTTG Ung thư tuyến giáp
mi Minute (hai chấm)
NST Nhiễm sắc thể
P Vai ngắn nhiễm sắc thể
q Vai dài nhiễm sắc thể
RH Recovery - halftime (Thời gian bán hồi phục)
RR Recovery - ratio (Tỉ lệ hồi phục)
r Ring (vòng)
Tr.ĐT Ngay trước điều trị lần thứ 2 hoặc lần tiếp theo
1
Chương 1 - MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Hiện nay trên thế giới việc sử dụng đồng vị phóng xạ trong các
ngành công nghiệp cũng như trong nghiên cứu y sinh học đang phát

triển ngày càng rộng rãi. Đặc biệt là trong y học, các đồng vị phóng xạ
đã được sử dụng có hiệu quả để chẩn đoán và điều trị bệnh. Dược chất
phóng xạ
131
I đã được dùng để điều trị bệnh Basedow, ung thư tuyến
giáp thể biệt hóa từ năm 1942, phương pháp này tương đối đơn giản, dễ
thực hiện, hiệu quả điều trị cao.
Bên cạnh đó,
131
I cũng làm tổn thương ADN, ion hóa các phân tử,
ức chế hoặc làm chậm quá trình phân chia tế bào, gây chết tế bào. Việc
nghiên cứu những tổn thương gen do phóng xạ gây ra đã được nhiều
nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Các tác giả đã tiến hành nghiên
cứu tổn thương ADN bằng phân tích biến loạn nhiễm sắc thể ở máu
ngoại vi của bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa sau điều trị
131
I,
đồng thời đánh giá khả năng sinh sản và nguy cơ bệnh di truyền tới trẻ
sơ sinh của những thai phụ ung thư tuyến giáp có tiền sử điều trị
131
I.
Sở dĩ như vậy vì tế bào lympho máu ngoại vi có số lượng lớn, đời sống
dài, phân bố khắp cơ thể và tồn tại ở phase G
o
không phân chia nên
chúng có thể tích lũy, lưu giữ lại những tổn thương nhiễm sắc thể do
bức xạ ion hóa tác động. Cũng nhờ đặc điểm này mà hiệu ứng biến loạn
nhiễm sắc thể ở tế bào lympho máu ngoại vi được coi là “dấu ấn sinh
học” trong định lượng liều chiếu, lượng giá mức độ tổn thương phóng
xạ trong lâm sàng nhằm làm cơ sở xác định thờ

i gian cho những lần
điều trị tiếp theo và cũng là chỉ tiêu để nghiên cứu ảnh hưởng của bức
xạ ion hóa đến khả năng sinh sản, nguy cơ bị bệnh di truyền tới trẻ sơ
sinh ở những bệnh nhân có tiền sử điều trị phóng xạ.
Trong nước cũng đã có một số công trình: nghiên cứu về biến loạn
nhiễm sắc thể ở ng
ười bình thường của Ngô Gia Thạch, Trần Thị
Thanh Hương…, nghiên cứu biến loạn nhiễm sắc thể do tác động của
bức xạ ion hóa và một số hóa chất trong điều kiện in vitro của Trần Quế
(2003), nghiên cứu nhiễm sắc thể ở tế bào lympho máu ngoại vi và dịch
2
ối trong xét nghiệm bệnh di truyền của Phùng Như Toàn, Phan Chiến
Thắng, Bùi Võ Minh Hoàng (2006, 2007)
Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập đến tần suất biến loạn nhiễm
sắc thể ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hoá sau điều trị bằng
131
I liều cao, đặc biệt ở những phụ nữ còn trong độ tuổi sinh sản.
131
I phóng
xạ ảnh hưởng như thế nào đến tần suất biến loạn nhiễm sắc thể? khả
năng hồi phục các biến loạn đó ra sao?, nguy cơ bệnh di truyền ở trẻ sơ
sinh của những thai phụ có tiền sử điều trị
131
I liều cao? Đây là những
vấn đề quan tâm của an toàn bức xạ và các nhà lâm sàng y học hạt nhân.
Chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu biến đổi di truyền tế bào ở bệnh
nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hoá được điều trị bằng
131
I. Mục tiêu
của đề tài:

1.1. Xác định tần suất biến loạn cấu trúc nhiễm sắc thể ở máu
ngoại vi của bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa sau điều trị
131
I.
1.2. Nghiên cứu động học của các biến loạn nhiễm sắc thể trong cơ
thể bệnh nhân qua một số chỉ tiêu: thời gian bán biến, thời gian bán hồi
phục của các biến loạn nhiễm sắc thể, đặc biệt là các nhiễm sắc thể
không bền để tiên lượng về an toàn bức xạ sau điều trị bằng
131
I.
1.3. Khảo sát tần suất biến loạn nhiễm sắc thể ở máu ngoại vi và tế
bào dịch ối của thai phụ có sử dụng
131
I liều cao trong điều trị ung thư
tuyến giáp thể biệt hoá.
2. Những đóng góp mới của luận án:
- Làm rõ mức độ ảnh hưởng của
131
I liều từ 1,11 đến ≥ 22,6GBq
gây tăng tần suất biến loạn nhiễm sắc thể ở bệnh nhân ung thư tuyến
giáp thể biệt hoá, nhưng không làm tăng thêm kiểu biến loạn nhiễm sắc
thể. Từ tần suất biến loạn nhiễm sắc thể có thể tính được liều chiếu sinh
học tương đương, đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh phóng x
ạ.
- Xác định được thời gian bán biến, bán hồi phục biến loạn nhiễm
sắc thể sau điều trị, là những chỉ số có giá trị cho các nhà lâm sàng xác
định khoảng thời gian giữa những lần điều trị tiếp theo, khoảng thời
gian cần thiết để bệnh nhân nữ sau điều trị
131
I có thể mang thai. Thời

gian bán biến, bán hồi phục có thể còn là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả
3
điều trị của thuốc bảo vệ phóng xạ trong trường hợp tai nạn hạt nhân
hoặc bệnh phóng xạ nghề nghiệp.
3. Cấu trúc của luận án:
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận - kiến nghị: 4 trang, luận án gồm
có 4 chương: Tổng quan: 34 trang, Đối tượng và phương pháp: 13
trang, Kết quả nghiên cứu: 41 trang, Bàn luận: 33 trang.
Luận án gồm 125 trang với 29 bảng; 26 đồ thị và 28 ảnh. Có 208
tài liệ
u tham khảo, trong đó 182 tài liệu tiếng Anh; 26 tài liệu tiếng Việt.

Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên tổng số 174 người, tuổi từ 17
đến 82, gồm 151 nữ và 23 nam. Trong số 174 người có 127 bệnh nhân
ung thư tuyến giáp (UTTG) thể biệt hóa, 22 trường hợp có thai có tiền
sử điều trị bằng
131
I liều cao, 25 trường hợp có thai đối chứng. Phân
nhóm bệnh nhân UTTG theo liều điều trị như sau:
Bảng 2.1: Mô hình liều điều trị và số metapha khảo sát












Nhóm thai phụ có 47 người.
- 22 thai phụ có tiền sử điều trị
131
I liều cao, đang mang thai từ tuần
tuổi thứ 17 đến 20 tại thời điểm nghiên cứu, tuổi từ 22 đến 47, không có
tiền sử bị chiếu xạ ngoài, không hút thuốc lá, không nghiện rượu. Đã
khảo sát được 2775 metapha ở tế bào máu ngoại vi và 590 metapha tế
bào dịch ối.
127 bệnh nhân
UTTG
đã phẫu thuật
63 b/n điều trị lần1
liều: 1,11GBq, phân
tích 29843 metapha
34 b/n điều trị lần1
liều: 3,70GBq, phân
tích 16441 metapha
32 b/n điều trị lần 2
liều:3,7GBq, phân
tích 18178 metapha
31 b/n điều trị lần 2
liều:5,55GBq, phân
tích 16736 metapha
30 b/n (9225met.)
điều trị nhiều lần
liều ≥22,22 GBq

4
- Đối chứng có 25 thai phụ, tuổi từ 22 đến 41, đang mang thai từ
tuần tuổi thứ 17 đến 20. Đã khảo sát 3125 metapha ở tế bào máu ngoại
vi và 625 metapha tế bào ối. Bệnh nhân được giải thích và tự nguyện
cam kết làm nhiễm sắc thể đồ ở máu ngoại vi và tế bào dịch ối.
Kỹ thuật nuôi cấy tế bào, làm tiêu bản nhiễm sắc thể (NST) và phân
tích tiêu bản theo tiêu chuẩn của IAEA (2001, 2005), thực hiện t
ại Bộ
môn Mô phôi di truyền Đại học y dược và Phòng Di truyền bệnh viện
Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu từ 2004 đến 2007.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.
- Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc, so sánh trước sau theo thời
gian đối với nhóm UTTG biệt hoá sau phẫu thuật được điều trị
131
I với
các liều: 1,11GBq ; 3,70GBq ; 4,81GBq ; 6,66GBq theo phân nhóm đã
nêu ở bảng 2.1.
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang, so sánh trước sau theo thời gian với
nhóm bệnh nhân UTTG thể biệt hoá điều trị tổng liều ≥ 22,20GBq (≥
600 mCi
131
I).
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có đối chứng với nhóm thai phụ.
2.2.2. Thời gian và phương pháp lấy mẫu
* Nhóm bệnh nhân UTTG thể biệt hoá được điều trị bằng
131
I:
Thời điểm lấy mẫu máu trước khi ăn: ngay trước điều trị lần đầu
“0” hoặc trước điều trị lần tiếp theo “Tr.ĐT”, sau điều trị 3 ngày, 7

ngày, 90 ngày, 180 ngày để khảo sát tần suất biến loạn NST, tỉ lệ tổn
thương, tỉ lệ hồi phục và tính thời gian bán biến, thời gian bán hồi phục
của tổn thương NST ứng vớ
i từng liều điều trị. Liều hấp thụ tương
đương. Vị trí lấy máu: tĩnh mạch cánh tay; thể tích máu: 2 ml.
* Nhóm thai phụ:
Lấy 2ml máu ở tĩnh mạch cánh tay và 10 ml dịch ối từ túi ối bao
quanh thai ở tuần tuổi từ 17 đến 20 của thai kỳ. Trước khi lấy dịch ối đã
giải thích cho thai phụ và ký cam kết, vì nguy cơ có thể sẩy thai tự
nhiên do chọc ối theo một số tác giả
khoảng 0,5%.
5
* Phương pháp xử lý mẫu:
Colcemid được cho vào mẫu cấy máu tại giờ thứ 46 với nồng độ
0,16µg/1ml môi trường để kìm hãm quá trình phân bào dừng phân chia
tại kỳ giữa. Các mẫu thu hoạch đồng loạt vào giờ thứ 48.
* Phương pháp đọc tiêu bản:
Các cụm NST được đọc lần lượt ngẫu nhiên theo cách quét zizắc.
Khảo sát 100 metapha / một mẫu với các chỉ tiêu dùng để phân tích gồm:
- Đếm số NST trong cụm metapha, sau đó xác định: lo
ại biến loạn
hai tâm, ba tâm, vòng, mảnh, minut, đứt nhánh vai q hoặc vai p theo
tiêu chuẩn IAEA.
- Tính số metapha có biến loạn dic, tri, mảnh, mi, đứt vai q hoặc p.
- Tính số metapha không có tổn thương trong tổng số 100 metapha
được phân tích.
- Phân tích đánh giá tần suất chung những loại biến loạn.
- Theo IAEA, khi xử lý số liệu chúng tôi phân thành 3 nhóm biến
loạn: dic + r, fr + mi và đứt nhánh vai q + p (NST 3 tâm được tính
tương đương với 2 dic, vòng khuyên tương đương 1dic, minút tương

đương với fr, p tương đương q).
2.2.3. Phương pháp nuôi cấy tế
bào dịch ối và làm tiêu bản
* Quy trình nuôi cấy, xử lý mẫu:
Quy trình nuôi cấy tế bào dịch ối, nhuộm băng G theo phương
pháp của IAEA có cải tiến. Colcemid cho vào mẫu cấy ối trước 2 giờ
thu hoạch ở ngày thứ 9 - 12 với nồng độ 0,10µg/1ml môi trường. Được
thực hiện tại Bộ môn Mô phôi di truyền - Đại học y dược, Phòng di
truyền bệnh viện Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh.
* Phương pháp đọc tiêu bả
n:
Các cụm NST nhuộm băng G phải đạt 400 băng, được phân tích
lần lượt ngẫu nhiên theo cách thức quét zizắc có thứ tự. Các chỉ tiêu
dùng để phân tích gồm:
6
- Đếm số lượng, xếp theo từng nhóm NST 20 metapha và phân tích
từng NST 5 metapha /1mẫu.
- Phân tích biến loạn số lượng, cấu trúc (chuyển đoạn, đảo đoạn,
mất đoạn).
- Tính số metapha không có biến loạn trong 25metapha phân tích
- Tính số metapha có biến loạn bền.
- Phân tích đánh giá tần suất chung những loại biến loạn bền.
2.3. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG NHIỄM SẮC THỂ
2.3.1 Xác định tần suấ
t biến loạn nhiễm sắc thể
Trong nghiên cứu này, tần suất biến loạn NST của bệnh nhân trước
khi điều trị phóng xạ được coi là tần suất biến loạn NST (BLNST) cơ sở.

Số biến loạn NST trước điều trị
Tần suất BLNST cơ sở (%) = (x100)

Số metapha khảo sát

Tần suất BLNST ở những mẫu nghiên cứu sau điều trị bằng
131
I
được tính theo công thức:
Số biến loạn NST sau điều trị
Tần suất BLNST (%) = (x100)
Số metapha khảo sát

2.3.2. Tính thời gian bán biến (disappearance halftime - DH)
Tìm phương trình hồi quy tuyến tính của các biến loạn NST và từ
đó tính ra thời gian bán biến của từng loại hình biến loạn NST.
2.3.3. Tính liều hấp thụ (Gy)
Dựa vào tần suất biến loạn NST không bền ở thời điểm cao nhất để
tính liều hấp thụ vào cơ thể tương đương liều chiếu ngoài theo công thức
của Lloyd, IAEA (1986, 2001): Y = 0,001 + 0,0164D + 0,0493D
2

2.3.4. Xác định tỉ lệ tổn thương (damage ratio-DR) và tỉ lệ hồi phục
(recovery ratio - RR)
Dựa theo công thức của Taner Erselcan, Selma Sungu (2004):
DR (%) = (1- TT
0
/TT
1
) x 100
RR (%) = [1 - (TT
6
- TT

0
)/(TT
1
- TT
0
)] x 100
7
TT
0
: tần suất biến loạn NST trước điều trị lần đầu
TT
1
: tần suất biến loạn NST 3 ngày sau điều trị
TT
6
: tần suất biến loạn NST lúc 6 tháng
2.3.5. Tính thời gian bán hồi phục (Recovery halftime - RH)
Dựa theo tỉ lệ hồi phục ở từng thời điểm để xác định phương trình
hồi quy của biến loạn NST, từ đó tính thời gian bán hồi phục cho từng
loại hình biến loạn NST.
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu nghiên cứu được xử lý thống kê theo phần mềm STATA
8.2 và SPSS 15.0.

Chương 3 - KẾ
T QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Bảng 3.1. Giới tính, tuổi, và thể bệnh của bệnh nhân


Liều điều trị
131
I. (GBq)
n
Giới tính
Tuổi
Thể ung thư
Nữ Nam Nhú Nang
1,11 63 55 8 40,0 ± 13,8 58 5
3,70 34 30 4 41,6 ± 14,0 32 2
1,11+ 3,70 32 30 2 34,2 ± 11,8 30 2
1,11+ 5,55 31 25 6 46,8 ± 11,8 28 3
≥ 22,20 30 19 11 55,6 ± 15,8 23 7

3.2. TẦN SUẤT BIẾN LOẠN NHIỄM SẮC THỂ Ở TẾ BÀO LYMPHO
MÁU NGOẠI VI BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP
3.2.1 Tần suất biến loạn nhiễm sắc thể ngay trước điều trị
131
I lần đầu
Phân tích 9506 metapha của 92 bệnh nhân UTTG ngay trước điều trị ghi
được: dic + r = 0,19 ± 0,06%, fr + mi = 0,32 ± 0,09 và q + p = 0,28 ± 0,1%.
3.2.2 Tần suất biến loạn nhiễm sắc thể sau điều trị
131
I liều 1,11GBq
Đã phân tích được 29843 metapha nhuộm giêmsa theo phương pháp
thường quy ở 5 thời điểm lấy mẫu: ngay trước điều trị lần đầu “0”, sau
8
điều trị 3 ngày, 7 ngày, 90 ngày và 180 ngày. Tần suất 3 loại biến loạn
NST: dic + r, fr + mi, q + p đều cao hơn trước điều trị (p< 0,01), đạt

đỉnh cao nhất ở ngày thứ 3 sau điều trị. Phát hiện thấy hầu hết các kiểu
biến loạn NST: hai tâm, ba tâm, vòng có tâm, vòng không tâm, mảnh,
hai chấm, đứt nhánh vai q, đứt nhánh vai p. Một số hình ảnh tổn thương
NST được minh hoạ ở hình 3.1.
Bảng 3.2. Tần suất biến loạn nhiễm sắ
c thể sau điều trị liều 1,11GBq
Thời
gian
(ngày)
n
Số
metapha
dic + r
(%)
fr + mi
(%)
q + p
(%)
0 58 6106
0,18 ± 0,08
(0,02÷ 0,34)
0,39 ± 0,11
(0,17 ÷ 0,6)
0,4 ± 0,15
(0,1 ÷ 0,69)
3 57 5969
2,23 ± 0,34
(1,93 ÷ 3,26)
3,65 ± 0,44
(2,8 ÷ 4,51)

1,69 ± 0,22
(1,26 ÷ 2,12)
7 57 5716
2,15 ± 0,32
(1,52 ÷ 2,78)
3,56 ± 0,46
(2,6 ÷ 4,46)
1,43 ± 0,24
(0,96 ÷ 1,90)
90 57 6120
1,55 ± 0,20
(1,16 ÷ 1,94)
2,33 ± 0,33
(1,7 ÷ 2,98)
0,83 ± 0,17
(0,49 ÷ 1,16)
180 57 5932
0,76 ± 0,22
(0,32 ÷ 1,19)
1,71 ± 0,28
(1,1 ÷ 2,26)
0,61 ± 0,14
(0,33 ÷ 0,88)











a. NST vòng có tâm (r) b. NST hai tâm và mảnh (dic, fr)

Hình 3.1. Biến loạn nhiễm sắc thể sau điều trị liều 1,11GBq

Tần suất biến loạn NST dic + r và q + p giảm nhanh, đến ngày thứ 90
tỉ lệ biến loạn NST chỉ còn gần 50%. Ngược lại biến loạn fr + mi đến
ngày thứ 180 vẫn chưa giảm được 50% so với ngày thứ 3 sau điều trị.
9
3.2.3. Tần suất biến loạn nhiễm sắc thể sau điều trị liều 3,70GBq
Biến loạn NST dic + r ngày thứ ba cao gấp 13 lần xuất phát điểm và
đến 6 tháng sau vẫn còn cao gấp 5 lần khi chưa điều trị.
Bảng 3.3. Tần suất biến loạn nhiễm sắc thể sau điều trị liều 3,70 GBq
Thời gian n
Số
metapha
dic + r
(%)
fr + mi
(%)
q + p
(%)
0 28 3400
0,18 ± 0,12
(0 ÷ 0,42)
0,13 ± 0,07
(0 ÷ 0,39)
0,41 ± 0,15

(0,11 ÷ 0,7)
3 32 3160
2,41 ± 0,49
(1,45 ÷ 3,37)
4,51 ± 0,49
(3,55 ÷ 5,74)
1,05 ± 0,28
(0,5 ÷ 1,60)
7 33 3162
2,16 ± 0,36
(1,45 ÷ 2,86)
3,85 ± 0,54
(2,79 ÷ 4,9)
1,13 ± 0,53
(0 ÷ 2,17)
90 33 3580
1,86 ± 0,27
(1,33 ÷ 2,39)
3,51 ± 0,49
(2,55 ÷ 4,47)
0,84 ± 0,22
(0,4 ÷ 1,27)
180 32 3139
0,89 ± 0,24
(0,42 ÷ 1,36)
2,12 ± 0,45
(1,24 ÷ 3,0)
0,33 ± 0,13
(0,07÷ 0,58)
Biến loạn NST dic + r và fr + mi đạt đỉnh cao 2,41% và 4,51%, sau

đó giảm chậm, đến 180 ngày tần suất hai loại biến loạn này vẫn ở mức
cao 0,89% và 2,12%, trong đó biến loạn nhiễm sắc tử q + p giảm đều và
đến ngày thứ 180 còn 0,33%.
3.2.4. Tần suất biến loạn nhiễm sắc thể sau 2 lần điều trị tổng liều 4,81GBq
Bảng 3.4.Tần suất biến loạn nhiễm sắc thể điề
u trị tổng liều 4,81 GBq
Thời
gian
n
Số
metapha
dic + r
(%)
fr + mi
(%)
q + p
(%)
Tr. ĐT 31 3194
0,55 ± 0,12
(0,31 ÷ 0,79)
1,52 ± 0,36
(0,81 ÷ 2,23)
0,57 ± 0,15
(0,28÷ 0,86)
3 31 2898
2,26 ± 0,48
(1,32÷ 3,20)
3,45 ± 0,55
(2,7 ÷ 4,53)
0,63 ± 0,28

(0,08÷ 1,18)
7 29 2817
1,69 ± 0,43
(0,85 ÷ 2,53)
2,6 ± 0,62
(1,38÷ 3,81)
0,3 ± 0,11
(0,08÷ 0,52)
90 31 3145
1,23 ± 0,16
(0,92 ÷ 1,54)
2,27 ± 0,38
(1,53÷3,01)
0,35 ± 0,12
(0,11÷ 0,59)
180 26 2600
1,07 ± 0,14
(0,8 ÷ 1,34)
1,92 ± 0,42
(1,1 ÷ 2,74)
0,15 ± 0,07
(0,01÷0,29)
3.2.5 Tần suất biến loạn nhiễm sắc thể sau 2 lần điều trị tổng liều
6,66GBq
10
Bảng 3.5.Tần suất biến loạn nhiễm sắc thể điều trị tổng liều 6,66 GBq
Thời
gian
n
Số

metapha
dic + r
(%)
fr + mi
(%)
q + p
(%)
Tr.
ĐT
31
3194 0,55 ± 0,12
(0,31 ÷ 0,79)
1,52 ± 0,36
(0,81 ÷ 2,23)
0,57 ± 0,15
(0,28÷ 0,86)
3 31
2898 2,26 ± 0,48
(1,32÷ 3,20)
3,45 ± 0,55
(2,7 ÷ 4,53)
0,63 ± 0,28
(0,08÷ 1,18)
7 29
2817 1,69 ± 0,43
(0,85 ÷ 2,53)
2,6 ± 0,62
(1,38÷ 3,81)
0,3 ± 0,11
(0,08÷ 0,52)

90 31
3145 1,23 ± 0,16
(0,92 ÷ 1,54)
2,27 ± 0,38
(1,53÷3,01)
0,35 ± 0,12
(0,11÷ 0,59)
180 26
2600 1,07 ± 0,14
(0,8 ÷ 1,34)
1,92 ± 0,42
(1,1 ÷ 2,74)
0,15 ± 0,07
(0,01 ÷ 0,29)
Tần suất biến loạn NST sau điều trị liều tích luỹ 6,66GBq tương
tự nhóm 4,81GBq. Cao nhất ở ngày thứ 3: dic + r = 2,32 ± 0,36%, fr
+ mi = 3,81 ± 0,63%, q + p = 0,97 ± 0,25%, sau đó giảm dần, đến
ngày 180 giảm: dic + r = 1,29 ± 0,30%, fr + mi = 2,23 ± 0,37% và
q + p = 0,40 ± 0,22%.
3.2.6 Tần suất biến loạn nhiễm sắc thể sau điều trị nhiều lần tổng liều
≥ 22,20GBq
131
I
Tần suất biến loạn NST tích lũy từ những lần điều trị trước là rất cao:
dic + r = 4,75 ± 0,82 %, fr + mi = 6,30 ± 1,05%, q + p = 0,65 ± 0,24%.












Hình 3.4. Biến loạn nhiễm sắc thể điều trị tổng liều ≥ 22,20GBq
Tần suất biến loạn NST sau điều trị nhiều lần tổng liều ≥ 22,20GBq
giảm rất chậm. Đến ngày thứ 180 kiểu dic + r và fr + mi (5,06% và
11
5,89%) vẫn cao gấp 2 lần so với tần suất biến loạn NST của hai nhóm
điều trị tổng liều 4,81GBq và 6,66GBq ở ngày thứ 3 sau điều trị.
3.2.7 Tần suất biến loạn nhiễm sắc thể bền ở máu ngoại vi sau điều trị
131
I
+ Nhóm được điều trị liều đơn 3,70GBq (100mCi): Quan sát thấy
hai loại biến loạn: kiểu chuyển đoạn (0,93%) và kiểu mất đoạn 0,175%.
+ Nhóm điều trị tổng liều từ 22,20 đến 65,86 GBq (600 đến 1840
mCi): Quan sát thấy 14,9% chuyển đoạn, đảo đoạn là 0,87% và mất
đoạn là 4,27%.
Ở nhóm điều trị tổng liều ≥ 22,20 GBq số metapha bị biến loạn
NST dạng bền nhiều hơn so với nhóm điều trị liều đơn, số lượng bệnh
nhân bị biến loạn NST bền cũng cao hơn và mức độ biến loạn cấu trúc
phức tạp hơn.


Hình 3.5. Biến loạn nhiễm sắc thể bền sau điều trị
131
I
3.3 TỈ LỆ TỔN THƯƠNG SAU ĐIỀU TRỊ

131
I (damage ratio - DR)
+ Nhóm điều trị liều 1,11GBq: DR của các loại biến loạn NST ở ngày
thứ ba sau điều trị: dic + r = 91,93 %; fr + mi = 89,31% và q + p = 76,33% .
+ Nhóm điều trị liều 3,70 GBq: Tỉ lệ tổn thương của dic + r =
92,53%, fr + mi = 89,31% và p + q = 76,33%.
+ Nhóm điều trị 2 lần tổng liều 4,81GBq: Tỉ lệ tổn thương của biến
loạn dic + r = 92,03%, fr + mi = 88,69%, p + q = 36,5%.
+ Nhóm điều trị 2 lần tổng liều 6,66GBq: DR không có gì khác so với
tổng liều 4,81GBq. dic + r = 92,24%, fr + mi = 89,76% và p + q = 58,76%.
+ Nhóm điều trị nhiều lần tổng liều ≥ 22,20 GBq ( ≥ 600 mCi):
Có DR dic + r = 97,23%, fr + mi = 95,85% và q + p = 70,37%.
12
3.4. TỶ LỆ HỒI PHỤC SAU ĐIỀU TRỊ
131
I (recovery ratio - RR)
Tỷ lệ hồi phục được tính vào ngày thứ 180, tức là 6 tháng sau điều trị.
Bảng 3.11. Tỉ lệ hồi phục ứng với các liều điều trị
131
I sau 180 ngày
Thứ
tự
n
Liều điều trị
(GBq)
dic + r
(%)
fr + mi (%)
p + q
(%)

1 57 1,11 71,7 59,51 83,72
2 32 3,70 68,16 54,56 100
3 31 1,11+ 3,70 57,21 50,00 100
4 30 1,11 + 5,55 48,13 46,19 100
5 27
≥ 22,20
22,7 38,96 100

Tỷ lệ hồi phục biến loạn NST dic + r và fr + mi tương quan nghịch
với liều điều trị
131
I. Từ những số liệu trên có thể tính được phương
trình hồi quy về hồi phục biến loạn NST dic + r của 5 nhóm:
Y = 71,01 - 0,083x (x là liều)
Như vậy những chỉ tiêu như tần suất biến loạn NST, thời gian bán
biến, thời gian bán hồi phục có giá trị trong chẩn đoán đánh giá mức độ
tổn thương nặng - nhẹ của NST sau điều trị bằng
131
I.
3.5. THỜI GIAN BÁN BIẾN CỦA BIẾN LOẠN NHIỄM SẮC THỂ
3.5.1. Sau điều trị liều 1,11GBq (30 mCi)
Với biến loạn NST dic + r, phương trình hồi quy có dạng như sau:

(Ngày)

Đồ thị 3.9. Hồi quy dic+r sau điều trị 1,11GBq (R
2
= 0,99)
13
Từ phương trình hồi quy, tính được thời gian bán biến của dic + r

là 137 ngày. Với biến loạn NST fr + mi, p + q, đường hổi quy cũng có
dạng tương tự, và thời gian bán biến tương ứng là 158 ngày, 123 ngày.
3.5.2. Sau điều trị liều 3,70GBq (100 mCi)

Đồ thị 3.10: Hồi quy tuyến tính dic +r sau điều trị 3,70GBq (R
2
=0,95).
Thời gian bán biến của dic + r =151 ngày. Theo phương pháp này,
tính được thời gian bán biến của fr + mi = 178 ngày và p + q = 145 ngày.
3.5.3. Sau 2 lần điều trị tổng liều tích luỹ 4,81GBq (30+ 100 mCi)
131
I
Thời gian bán biến của dic + r = 148 ngày, fr + mi = 197 ngày,
q + p = 94 ngày.
3.5.4. Sau 2 lần điều trị tổng liều tích luỹ 6,66GBq (30+150 mCi)
131
I
Từ phương trình hồi quy của các kiểu biến loạn NST sau 2 lần
điều trị tính được DH của dic + r = 181 ngày, fr + mi = 221 ngày và
q + p = 151 ngày.
3.5.5. Sau nhiều lần điều trị tổng liều ≥ 22,20GBq
DH sau nhiều lần điều trị liều từ 22,20 đến 65,86 GBq của các kiểu
biến loạn dic + r = 452, fr + mi = 305 và q + p là 98 ngày.
Nếu coi biến loạn NST dic + r và fr + mi là chính, chúng ta có bảng
tổng hợp thời gian bán biến của 5 nhóm bệnh nhân như ở b
ảng 3.14.
Bảng 3.14. Thời gian bán biến ứng với liều điều trị
Thứ tự Liều điều trị (GBq) dic + r (ngày) fr + mi (ngày)
1 1,11 137 158
2 3,70 151 178

3 1,11+3,70 148 197
4 1,11+5,55 181 221
5 ≥ 22,20 452 305
14
Qua bảng 3.14 thấy: liều từ 22,20GBq trở lên có thời gian bán biến
của dic + r kéo dài tới 15 tháng và bán biến của fr + mi kéo dài tới 10
tháng. Từ những thông số ở bảng 3.14 có thể xây dựng phương trình
hồi quy tuyến tính giữa dic + r và liều điều trị. Từ đó có thể tính được
thời gian bán biến ứng với các liều khác nhau như ở đồ thị 3.11.

Liều (mCi)
Đồ thị 3.11: Hồi quy tuyến tính DH dic+r ứng với liều điều trị
* Liều hấp thụ ở cơ thể bệnh nhân tính tương đương chiếu ngoài
Theo tổng số tần suất biến loạn NST không bền ở thời điểm cao
nhất tính được liều hấp thụ từ 0,91Gy đến 1,02 Gy ứng với liều từ
1,11GBq đến 6,66GBq. Từ 22,2GBq
đến 65,86GBq là 1,63Gy.
3.6. THỜI GIAN BÁN HỒI PHỤC (recovery halftime- RH)
3.6.1 Sau điều trị liều 1,11 GBq (30mCi)
Bảng 3.15. Thời gian bán hồi phục sau điều trị liều 1,11GBq
Kiểu r R
2
Phương trình hồi quy t
1/2
(ngày)
di + r 0,99 0,99 16,216 + 0,307 x 111
fr + mi 0,98 0,96 4,116 + 0,326x 141
q + p 0,96 0,92 23,149 + 0,365 x 74
Bảng 3.15 cho thấy để hồi phục được 50% biến loạn NST kiểu
dic + r mất khoảng 111 ngày, kiểu fr + mi cần phải khoảng thời gian

lâu hơn đến 141 ngày, trong khi đó chỉ 74 ngày là biến loạn q + p đã
hồi phục được 50%.
3.6.2. Sau điều trị liều 3,70 GBq (100mCi)
Biến loạn NST kiểu dic + r mất khoảng 139 ngày, kiểu fr + mi cần
176 ngày, biến loạn q + p cần 100 ngày để hồi phục được 50%.
15
3.6.3. Sau 2 lần điều trị tổng liều 4,81GBq (30 + 100 mCi)
Phương trình hồi quy tuyến tính thuận để tính thời gian bán hồi phục của
những biến loạn nhiễm sắc thể ở nhóm bệnh nhân được điều trị lặp lại liều
3,70 GBq
131
I ứng với dic + r = 123 ngày, fr + mi = 180 và q + p = 43 ngày.









Đồ thị 3.16. Hồi quy bán hồi phục fr+mi (r = 1,00, R
2
=1,00)

3.6.4. Sau 2 lần điều trị tổng liều 6,66GBq (30+150 mCi):
Biến loạn kiểu dic + r có thời gian bán hồi phục 170 ngày. Thời
gian bán hồi phục của fr + mi = 203 ngày và của q + p là 83 ngày.
3.6.5. Sau nhiều lần điều trị tổng liều ≥ 22,20 GBq (≥ 600 mCi)
Thời gian bán hồi phục biến loạn NST dic + r = 622 ngày, kiểu fr + mi

= 330 ngày, kiểu q + p là 25 ngày. Bảng 3.18 so sánh thời gian bán hồi
phục của cả 5 nhóm liều điều trị. Với liều từ 1,11 đến 6,66GBq, th
ời
gian bán hồi phục dao động trong khoảng 6 tháng. Nhưng với liều tích
lũy từ 22,20 đến 65,86GBq, thời gian bán hồi phục kéo dài gần 2 năm.
Bảng 3.18. Thời gian bán hồi phục của dic + r ứng với liều điều trị
Thứ tự Liều điều trị (GBq) n RH (ngày)
1 1,11 57 111
2 3,70 32 138
3 1,11+3,70 31 123
4 1,11+5,55 39 170
5 22,20 - 65,86 27 622
Vẽ đường hồi quy, chúng ta có thể tính được thời gian bán hồi
phục của bất kỳ liều
131
I nào trong giới hạn từ 1,11 tới 22,20 GBq.
16


Đồ thị 3.21. Hồi quy bán hồi phục ứng với liều điều trị (R
2
= 0,97)
Căn cứ vào kết quả thời gian bán biến và bán hồi phục của hai loại
biến loạn NST dic + r, fr + mi của những bệnh nhân điều trị liều đơn từ
1,11GBq đến liều tích lũy ≥ 22,20GBq thì khoảng thời gian giữa 2 lần
điều trị tối ưu có thể từ 5 tháng đến 12 tháng.
3.7 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU TRỊ
131
I ĐẾN TẦN SUẤT BIẾN
LOẠN NHIỄM SẮC THỂ Ở TẾ BÀO LYMPHO MÁU NGOẠI VI

VÀ TẾ BÀO DỊCH ỐI CỦA THAI PHỤ
3.7.1 Tần suất biến loạn nhiễm sắc thể ở máu ngoại vi nhóm thai phụ
Chúng tôi đã phân tích 4700 metapha ở tế bào lympho máu ngoại
vi nhuộm thường quy để khảo sát tần suất biến loạn NST không bền
(NST đa tâm, mảnh không tâm, vòng, hai chấm, đứt nhánh vai q, vai p)
và 1175 metapha tế bào máu, 1215 metapha ối nhuộm bă
ng G để phân
tích biến loạn NST bền (chuyển đoạn, đảo đoạn, mất đoạn…) tại thời
điểm khảo sát ở tuần tuổi thứ 17 đến 20 thai kỳ của 22 thai phụ đã điều
trị thành công với
131
I liều cao và 25 thai phụ đối chứng không bị chiếu
xạ hoặc điều trị bằng phóng xạ.
3.7.1.1 Tần suất biến loạn nhiễm sắc thể không bền
Bảng 3.21. Biến loạn nhiễm sắc thể ở máu ngoại vi nhóm thai phụ
Nhóm n metapha dic + r fr + mi q + p
Chứng
25
(1)
2500
0,24 ± 0,05
0,15 ÷ 0,33
0,80 ± 0,21
0,44 ÷ 1,16
1,03 ± 0,23
0,64 ÷ 1,42
131
I
22
(2)

2200
1,10 ± 0,28
0,62 ÷ 1,58
2,15 ± 0,47
1,34 ÷ 2,96
1,07 ± 0,17
0,78 ÷ 1,36
p(1&2) 47 4700 <0,01 <0,01 >0,05
17
3.7.1.2 Tần suất biến loạn nhiễm sắc thể bền
Trong số 22 thai phụ có tiền sử điều trị
131
I, đã gặp 11/22 trường
hợp có chuyển đoạn, 2 trường hợp mất đoạn và 1 trường hợp đảo đoạn.
Tuy nhiên, những biến loạn này chỉ mang tính ngẫu nhiên, phân tán,
không tập trung vào một NST.
Phân tích NST ở 25 thai phụ khoẻ mạnh (đối chứng) đã gặp 2/25
trường hợp có chuyển đoạn, mỗi trường hợp có một chuyển đoạn ngẫu
nhiên trên một NST.
3.7.2. Tầ
n suất biến loạn nhiễm sắc thể ở tế bào dịch ối
Phân tích cấu trúc NST tế bào ối của 25 người nhóm thai phụ đối
chứng ở tuần tuổi thứ 17 đến 20 của thai kỳ đều ghi nhận bình thường.
Còn ở 21thai phụ có tiền sử điều trị
131
I quan sát thấy 1 trường hợp có 1
NST số 1/100 metapha bị khuyết vai q như ở hình 3.6, còn lại 20
trường hợp đều có bộ NST bình thường.



Hình 3.6. Nhiễm sắc thể số 1 dịch ối khuyết vai q
3.7.3 Khả năng sinh sản và tình trạng sức khoẻ trẻ sơ sinh của nhóm
bệnh nhân nữ đã sử dụng
131
I liều cao điều trị ung thư tuyến giáp
Khảo sát 477 bệnh nhân nữ còn trong độ tuổi sinh sản đã sử dụng
131
I liều cao điều trị UTTG, không có trường hợp bị sinh non, thai lưu
hoặc bị xẩy thai và đã ghi nhận được 22 trường hợp có thai bình
thường. Trẻ sơ sinh của nhóm này phát triển trí tuệ và trọng lượng lúc
sinh bình thường tương đương với nhóm trẻ đối chứng như ở bảng 3.24.
18
Bảng 3.24. Tình trạng sức khoẻ trẻ sơ sinh

Nhóm

n
Giới tính Trọng lượng
(kg)
TSH
(µUI/ml )
G
6
pd
(UI/gHb)
Nữ Nam
Chứng 25(1) 13 12 3,15 ± 0,28 5,15 ± 3,23 12,41 ± 6,35
131
I 22(2) 13 9 3,19 ± 0,45 4,86 ± 2,89 11,03 ± 3,42
p


(
1 & 2
)

P > 0,05 P > 0,05 P > 0,05

Chương 4 - BÀN LUẬN

Trong Y học hạt nhân, việc điều trị cho bệnh nhân basedow và bệnh
nhân UTTG thể biệt hoá sau phẫu thuật bằng
131
I góp phần nâng cao hiệu
quả điều trị, đã được hầu hết các cơ sở y học hạt nhân áp dụng rộng rãi.
Việc dùng
131
I liều cao trong điều trị UTTG thể biệt hoá đã mang
lại hiệu quả tốt cho bệnh nhân (kéo dài thời gian sống thêm, nâng cao
chất lượng cuộc sống…), bên cạnh đó
131
I có thể ảnh hưởng không tốt
đến hệ tạo máu, tổn thương các phân tử ADN, tăng tần suất biến loạn NST.
Nghiên cứu tần suất biến loạn NST trên đối tượng là bệnh nhân
UTTG được điều trị bằng
131
I một mặt cho phép đánh giá được mức độ
ảnh hưởng, quá trình hồi phục, mặt khác kết quả có thể cung cấp thêm
các dữ liệu về liều sinh học nói chung.
Chúng tôi quan sát được tất cả những kiểu biến loạn NST như đã
phân tích ở những mẫu trước khi điều trị. Tần suất biến loạn NST thể

của tất cả các nhóm đều cao hơn so với trước
điều trị (p<0,01) và cao
nhất ở ngày thứ 3 sau điều trị. Sau đó tần suất biến loạn NST bắt đầu
giảm dần theo thời gian. Điều này chứng tỏ
131
I phóng xạ chỉ làm tăng
tần suất tổn thương NST chứ không làm xuất hiện thêm kiểu biến loạn
NST mới. Biến loạn NST kiểu hai tâm động và vòng có giá trị trong
đánh giá liều sinh học.
Biến loạn NST của nhóm bệnh nhân được điều trị liều tích lũy từ
4,81GBq, 6,66GBq đều tương tự như những nhóm điều trị liều đơn.
Tần suất biến loạn NST loạ
i dic + r và fr + mi sau 180 ngày điều trị của
liều tích lũy 4,81GBq và 6,66GBq cao hơn so với tần suất biến loạn
19
NST liều đơn. Có thể những bệnh nhân điều trị với liều tích lũy cao trên
lâm sàng đã xuất hiện di căn hoặc xuất hiện tái phát, một số yếu tố miễn
dịch bị suy giảm, do đó khả năng hồi phục tổn thương chậm và những ổ
di căn bắt xạ nhiều hơn nên gây tổn thương cũng trầm trọng hơn. Đến
180 ngày sau điều trị hai kiểu biến loạn NST ứng với hai liều điều trị
tích lũy là 1,07 ± 0,14; 1,92 ± 0,42% và 1,29 ± 0,30; 2,23 ± 0,37%, chỉ
có kiểu đứt nhánh vai q + p giảm nhanh.
Sau điều trị liều tích lũy từ 22,20 đến 65,86GBq, số lượng biến
loạn NST kiểu 3 tâm nhiều hơn so với những nhóm bệnh nhân điều trị
liều thấp. Ở tất cả các thời điểm khảo sát, tỉ l
ệ tổn thương NST ở tế bào
lympho máu ngoại vi rất cao. Sau 180 ngày điều trị tần suất biến loạn
NST của các kiểu dic + r, fr + mi vẫn đạt mức cao tương ứng là 5,06 ±
1,57; 5,89 ± 2,0%. Có thể thấy khi liều tích luỹ vượt quá 22,20GBq, bắt
đầu có sự phụ thuộc rõ rệt hơn tần suất biến loạn NST vào liều. Với liều

tích lũy lớn thì khả năng hồi phục tổn thương NST do bứ
c xạ gây ra là
rất thấp. Trong lâm sàng y học hạt nhân những bệnh nhân khi đã điều
trị đạt liều tích lũy từ 22,20GBq (600mCi), nếu phải điều trị tiếp theo
thì cần lưu tâm hơn đến khoảng thời gian giữa những lần điều trị. Nếu
là bệnh nhân nữ đang trong độ tuổi sinh sản, phải điều trị liều tích luỹ
cao, sau khi bệnh ổ
n định muốn sinh con thì khoảng thời gian từ lần
điều trị cuối đến lúc bắt đầu có thai cần phải dài hơn và nên cân nhắc
cẩn thận hơn.
Biến loạn NST bền (chuyển đoạn, đảo đoạn và mất đoạn) ở nhóm
bệnh nhân điều trị
131
I liều từ 22,20 đến 65,86 GBq cao hơn rõ rệt (p <
0,01) so với nhóm điều trị liều 3,70 GBq.
Trong lâm sàng điều trị UTTG thể biệt hóa thì việc xác định
khoảng thời gian từ lần điều trị đầu tiên đến lần điều trị tiếp theo là rất
quan trọng, vì phải vừa đảm bảo hiệu quả cho lần điều trị tiếp theo,
đồng thời phải không để lâm sàng ti
ến triển nặng hơn và cần giảm thiểu
những nguy cơ rủi ro cho bệnh nhân. Như vậy vấn đề xác định thời gian
tối ưu, liều
131
I thích hợp cho những lần điều trị tiếp theo và tiên lượng
bệnh nhân có thể điều trị được bao nhiêu lần với tổng liều điều trị bao
20
nhiêu là rất quan trọng. Việc khảo sát hiệu ứng liều với thời gian “bán
biến” và thời gian “bán hồi phục” của tần suất biến loạn NST là rất có ý
nghĩa đối với lâm sàng trong điều trị ung thư và cũng có thể giúp ích
cho việc theo dõi, nghiên cứu đánh giá hiệu lực của thuốc bảo vệ phóng

xạ và mức độ trầm trọng bệnh phóng xạ do tai nạn hạt nhân gây ra.
Thời gian bán bi
ến của dic + r, fr + mi và q + p sau điều trị liều
1,11GBq và 3,70 GBq
131
I tương ứng với từng loại là 137, 158, 123
và 151, 178, 145 ngày. Nghĩa là sau những khoảng thời gian trên thì
biến loạn NST trong máu ngoại vi giảm một nửa.
Thời gian bán biến là một chỉ tiêu phụ thuộc vào liều điều trị tích
lũy. Liều điều trị tích lũy càng cao thì thời gian bán biến càng dài. Khi
điều trị tổng liều lớn (trên 37GBq -1000 mCi) cần phải cân nhắc thận
trọng đối với nhữ
ng bệnh nhân tuổi còn trẻ có nhu cầu sinh sản.
Thời gian bán biến giúp ta đánh giá những biến loạn NST tồn lưu
lâu dài trong cơ thể hay chỉ thoáng qua. Trong công trình nghiên cứu
này, căn cứ vào số lượng hơn 100 bệnh nhân dùng
131
I uống 1 lần và
uống nhiều lần, với các liều từ nhỏ nhất là 1,11GBq đến liều tích lũy
22,20GBq và hơn nữa, chúng tôi thấy thời gian bán biến của biến loạn
dic + r tương quan thuận với liều phóng xạ uống vào.
Thời gian bán hồi phục của biến loạn NST phụ thuộc vào liều điều
trị tích lũy. Mặc dù tần suất biến loạn NST của hai nhóm điề
u trị không
khác biệt nhau nhưng sự hồi phục tổn thương NST lại khác nhau ở thời
điểm 180 ngày sau điều trị. Nhóm điều trị tổng liều tích lũy 6,66 GBq
có thời gian bán hồi phục kéo dài hơn (p <0,05) so với nhóm điều trị
tổng liều 4,81GBq. Trong lâm sàng y học hạt nhân, khoảng thời gian
cho lần điều trị tiếp theo của bệnh nhân sau điều trị tổng liều 6,66GBq
(180mCi) phải từ 7 tháng trở lên, trong khi đó nhóm tổng liều 4,81GBq

(130mCi) chỉ cần 5 tháng.
Thời gian bán hồi phục phản ánh mức độ trầm trọng của bệnh
phóng xạ và đây cũng là chỉ số rất có ý nghĩa đối với lĩnh vực y học hạt
nhân trong việc xác định tổng liều điều trị và thời gian thích hợp cho
những lần điều trị tiếp theo. Thời gian bán hồ
i phục cũng là thước đo để
21
đánh giá tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, tiên lượng những yếu tố
nguy cơ do tác dụng phụ trong quá trình điều trị, đặc biệt việc đánh giá
hiệu quả điều trị của các thuốc bảo vệ phóng xạ trong trường hợp tai
nạn hạt nhân hoặc bệnh phóng xạ nghề nghiệp.
Có sự tương quan giữa liều tích lũy với thời gian bán biến và bán hồi
phục, ngưỡng liều phụ thuộc rõ rệt nhất ở liều tích lũy từ 6,66GBq
(180mCi) trở lên. Thời gian bán biến và bán hồi phục của nhóm điều
trị tổng liều từ 22,20 đến 65,86 GBq cao hơn rõ rệt (p < 0,01) so với
hai nhóm điều trị tổng liều 6,66 GBq và 4,81GBq.
Thời gian bán biến và bán hồi phục tương quan với liều điều trị.
Hai chỉ tiêu này rất có ích cho lâm sàng điều trị UTTG th
ể biệt hoá.
Từ kết quả nghiên cứu thời gian bán biến và bán hồi phục của đề tài
này thì khoảng thời gian giữa hai lần điều trị tiếp theo của bệnh nhân
UTTG tối thiểu từ 5 đến 12 tháng. Nhận định này phù hợp với các tác
giả của bệnh viện Royal Marsden và tài liệu của Đại Học Michigan.
Tất cả những biến loạn NST bền và không bền đều phân bố rời
rạc, ngẫu nhiên phù hợp với quy luật tác động của phóng xạ. Do vậy
những biến loạn NST này không ảnh hưởng đến yếu tố di truyền.
Tần suất các tổn thương NST không bền và bền ghi nhận được
trong nhóm thai phụ có tiền sử điều trị
131
I đều cao hơn so với nhóm

đối chứng (p<0,01). Tần suất tổn thương không bền phụ thuộc vào
thời gian từ lần điều trị cuối đến lúc có thai. 10 trường hợp có thai sau
điều trị phóng xạ từ 3 đến 9 tháng, có tỉ lệ NST hai tâm từ 0,1 đến
0,2%, mảnh 0,1 đến 0,4%. 2 trường hợp điều trị liều 25,16 GBq sau 48
tháng có thai, tỉ lệ NST hai tâm tương đương với đối chứng. Khi
nhuộm giêmsa b
ằng kỹ thuật băng G, tần suất biến loạn bền (chuyển
đoạn, đảo đoạn, khuyết NST) ghi nhận được từ 8% đến 25%. Những
tổn thương này mang tính ngẫu nhiên, không tập trung vào một NST
nhất định, nên không ảnh hưởng đến kiểu hình.
Chúng tôi chỉ phân tích được cấu trúc nhiễm sắc thể ở tế bào dịch ối
của 21 thai phụ. Kết quả có 20 bộ NST không bị tổ
n thương. Có 1 thai
phụ (điều trị 7,66 GBq, sau 9 tháng có thai) ghi nhận 1/100 metapha

×