Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Luận văn thạc sĩ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo hướng phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.42 KB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THU HÀ

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CÔNG NGHIỆP
TỈNH BẮC NINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN – 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THU HÀ

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CÔNG NGHIỆP
TỈNH BẮC NINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Nga

THÁI NGUYÊN – 2019



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của cô giáo TS. Phạm Thị Nga và không trùng lặp với các công trình khác.
Các tư liệu và số liệu được sử dụng trong luận văn được thu thập từ nguồn
số liệu có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và được trích dẫn đầy đủ, chính
xác.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hà


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới TS.
Phạm Thị Nga, người ln hết sức tận tình hướng dẫn, góp ý, chỉnh sửa
giúp tơi hồn thành luận văn của mình.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Khoa Quản lý Luật Kinh tế, Phòng Đào tạo – bộ phận sau đại học, các nhà khoa học , các
thầy cô giáo trong hội đồng đánh giá các cập đã tạo điều kiện giúp đỡ trong
suốt quá trình thực hiện luận văn của mình.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, đồng nghiệp đã tận tình
giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện luận văn của mình
Xin cảm ơn sự động viên, hỗ trợ to lớn của gia đình, bạn bè và người
thân đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn của
mình!
Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hà


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................ ii
MỤC LỤC.................................................................................................................................. ii
MỤC LỤC................................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ............................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................ 3
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ............................................................................................. 3
5. Kết cấu của luận văn .............................................................................................................. 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG......................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp.................................... 5

1.1.1. Cơ cấu kinh tế ...................................................................................................5
1.1.2. Cơ cấu ngành kinh tế .........................................................................................6
1.1.3. Cơ cấu ngành công nghiệp ................................................................................8
1.1.4. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững ................................................................9
1.1.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp theo hướng phát triển bền vững .11
1.2. Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp theo hướng phát
triển bền vững ................................................................................................................. 20
1.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc ....................................................................20


iv

1.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng .............................................................23
1.3. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với tỉnh Bắc Ninh.......................................................... 24
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 26
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................... 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................. 26
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp .........................................................26
2.2.2. Phương pháp xử lý thơng tin ...........................................................................27
2.2.3. Phương pháp phân tích thơng tin ....................................................................27
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 28
2.3.1. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp ..........................................................28
2.3.2. Sản xuất công nghiệp ......................................................................................28
2.3.3. Tổ chức không gian lãnh thổ và phân bố công nghiệp ...................................29
2.3.4. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............................................................31
2.3.5. Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên ........................31
Chương 3 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG ............................................................................................................................ 32
3.1. Khái quát về tình hình phát triển cơng nghiệp Bắc Ninh ............................................... 32

3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo
hướng phát triển bền vững ............................................................................................. 33
3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp theo hướng phát triển bền
vững về mặt kinh tế ..........................................................................................33
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp theo hướng phát triển bền
vững về xã hội ..................................................................................................43
3.3. Các nhân tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp theo hướng
phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh............................................................ 58
3.3.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................58
3.3.2. Nguồn nhân lực ...............................................................................................61
3.3.3. Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................63
3.3.4. Chính sách phát triển cơng nghiệp bền vững ..................................................65


v

3.4. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp theo hướng phát
triển bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.................................................................... 65
3.4.1. Kết quả đạt được .............................................................................................65
3.4.2. Hạn chế............................................................................................................66
3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ........................................................68
Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH
BẮC NINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ................................. 71
4.1. Phương hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp tỉnh Bắc
Ninh theo hướng phát triển bền vững ........................................................................... 71
4.1.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp tỉnh Bắc

Ninh theo hướng phát triển bền vững ...............................................................71
4.1.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
theo hướng phát triển bền vững ........................................................................72
4.2. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
theo hướng phát triển bền vững..................................................................................... 73
4.2.1. Nhóm giải pháp quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tỉnh Bắc
Ninh theo hướng phát triển bền vững ...............................................................73
4.2.2. Nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp nhanh và bền vững ............75
4.2.3. Giải pháp tổ chức không gian lãnh thổ và phân bổ công nghiệp hợp lý, phát
triển hạ tầng xã hội theo hướng hợp lý, hiệu quả .............................................77
4.2.4. Giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .............................79
4.2.5. Giải pháp nhằm khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên ...85
KẾT LUẬN............................................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 89


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT

Viết tắt

Tên đầy đủ Tiếng Việt

Tên đầy đủ tiếng Anh

CCKT

Cơ cấu kinh tế


CCN

Cụm công nghiệp

CDCCKT

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

DN

Doanh nghiệp

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

Foreign Direct Investment

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Product

GTSX


Giá trị sản xuất

HĐND

Hội đồng nhân dân

KCN

Khu công nghiệp

PP

Phân phối

PTBV

Phát triển bền vững

SX

Sản xuất


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành phân theo ......................... 36
Bảng 3. 2: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
giai đoạn 2014 – 2017 ..................................................................................... 37
Bảng 3. 3: Chỉ số sản xuất công nghiệp phân theo ngành công nghiệp ........................ 38

Bảng 3. 4: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp .......................... 39
Bảng 3. 5: Cơ cấu và giá trị sản xuất ngành công nghiệp trong giá trị sản xuất toàn
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013 - 2017 ............................................................... 40
Bảng 3. 6: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010 phân theo ngành công
nghiệp cấp II.................................................................................................... 41
Bảng 3. 7: Giá trị và cơ cấu tổng sản phẩm ngành công nghiệp trong cơ cấu tổng sản
phẩm theo giá hiện hành giai đoạn 2013 - 2017 ............................................... 42
Bảng 3. 8: Sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh Bắc Ninh .................................... 42
Bảng 3. 9: Thu nhập bình quân một tháng của người lao động trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh phân theo đơn vị hành chính giai đoạn 2013 – 2017................................ 46
Bảng 3. 10: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng
năm trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo giới tính, thành thị, nơng
thơn ................................................................................................................. 61


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1. 1: Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế ..................................... 6
Biểu đồ 3. 1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2017 .................. 32
Biểu đồ 3. 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 20142017 ....................................................................................................... 34
Biểu đồ 3. 3: Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh năm 2017 ................................... 35


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển bền vững là trạng thái phát triển của một nền kinh tế gắn với chuyển

dịch cơ cấu kinh tế (trọng tâm là cơ cấu ngành kinh tế) theo hướng hoàn thiện hơn.
Sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và một địa phương nói riêng địi hỏi
phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý. Việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý mà trọng tâm
là phải xác định rõ tỷ trọng và giá trị từng ngành một cách phù hợp nhằm phát huy
mọi tiềm năng, thế mạnh của từng ngành, từng lĩnh vực là nội dung cơ bản trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia cũng như mỗi địa phương.
Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phịng Quảng Ninh, là cửa ngõ phía Bắc của thủ đơ Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh có nhiều tiềm
năng để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc
Ninh, từ một tỉnh nông nghiệp với nền kinh tế lạc hậu, sau 20 năm nỗ lực phát
triển, kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều bước chuyển biến rõ rệt, đặc biệt là trong
lĩnh vực công nghiệp điện tử. Thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế
quốc tế, với lợi thế về vị trí địa lý cùng khả năng liên kết vùng, khu vực thuận lợi,
nguồn nhân lực chất lượng và sự năng động của lãnh đạo tỉnh, những năm qua,
Bắc Ninh đã thu hút có hiệu quả dịng vốn FDI, phát triển cơng nghiệp, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và sớm thành công khi trở thành điểm sáng về thu hút FDI và
tỉnh công nghiệp vào năm 2015.
Trong năm 2017, một trong những thành tựu nổi bật đạt được là quy mô kinh
tế tiếp tục mở rộng, vị thế của Bắc Ninh ngày càng nâng cao so với các tỉnh, thành
phố trong cả nước. Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2017 chiếm 3,11% GDP cả nước,
xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố; tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 18,6% (kế hoạch đề ra
tăng 9,0-9,2%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: khu vực công
nghiệp - xây dựng chiếm 75,2%; dịch vụ chiếm 21,8%; nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản chiếm 3,0%. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp
(theo giá so sánh năm 2010) đạt 979 nghìn tỷ đồng (UBND tỉnh Bắc Ninh (2017).
Trong chiến lược phát triển của mình, tỉnh rất chú trọng vào việc phát triển công
nghiệp, đặc biệt là công nghiệp điện tử công nghệ cao. Nhờ vậy, Bắc Ninh đã cơ


2


bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm công nghiệp điện
tử công nghệ cao của cả nước, với nhiều sản phẩm công nghệ cao mang tầm quốc tế
của các tập đoàn lớn như: Samsung, Canon, Hồng Hải...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Bắc Ninh đang phải đối mặt
với những thách thức gay gắt trong phát triển bền vững (PTBV) cả về kinh tế, xã
hội và môi trường: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng,
thế mạnh của tỉnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm đặc biệt, cơ cấu ngành
công nghiệp chưa phát huy được lợi thế so sánh của tỉnh, sự phát triển công
nghiệp thiếu cân đối dẫn tới những ngành công nghiệp truyền thống của tỉnh có
xu hướng bị mai một. Đồng thời, việc gia tăng mạnh mẽ, thiếu cân nhắc, tính
tốn kỹ lưỡng trong các ngành cơng nghiệp khai thác, chế biến, sự hình thành
các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) tập trung; việc tổ chức
không gian lãnh thổ và phân bố công nghiệp... đang đặt ra các vấn đề về mặt xã
hội và các vấn đề về môi trường, đe đọạ đến sự PTBV và ổn định của địa
phương. Môi trường thiên nhiên ở nhiều nơi bị xuống cấp, ô nhiễm và suy thoái
đã và đang là những vấn đề bức xúc. Đặc biệt, trong các quy hoạch tổng thể và
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, 3 mặt quan trọng của PTBV
cũng chưa thực sự được kết hợp và lồng ghép chặt chẽ với nhau.
Do vậy, tiếp tục hồn thiện cơ cấu ngành cơng nghiệp nhằm phát huy lợi thế
so sánh của tỉnh Bắc Ninh là một vấn đề hết sức cấp bách và có ý nghĩa cả về mặt lý
luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo hướng phát triển bền
vững” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công
nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013 - 2017, từ đó, đề xuất một số giải pháp thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng phát triển bền vững trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh thời gian tiếp theo.



3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành công nghiệp theo hướng phát triển bền vững.
- Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp theo
hướng phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013 – 2017.
- Phân tích những mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn
chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo
hướng phát triển bền vững.
- Đề xuất một số giải thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
công nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo hướng phát triển bền vững giai đoạn tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo hướng phát triển bền vững. Trong phạm vi
luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu ngành công nghiệp chứ không nghiên
cứu ngành xây dựng trong tổng thể ngành công nghiệp, xây dựng.
Cấp độ ngành mà luận văn hướng tới là ngành cấp I và cấp II.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành công nghiệp theo hướng phát triển bền vững.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
công nghiệp tỉnh Bắc Ninh chủ yếu được thu thập từ năm 2013 đến năm 2017.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Luận văn sau khi hoàn thành, có thể có một số đóng góp mới về mặt lý luận
và thực tiễn sau:

* Về mặt lý luận
Trên cơ sở phân tích lý luận và kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành công
nghiệp của một tỉnh thành ở Việt Nam, đề tài tổng kết, rút ra những bài học có thể
áp dụng đối với tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. Những bài học


4

kinh nghiệm được đúc kết trên cơ sở phân tích cả những mặt làm được và những
vấn đề còn tồn tại, trên cơ sở đó tỉnh Bắc Ninh có thể tiếp thu, rút kinh nghiệm với
tư cách là tỉnh đi sau để có thể tận dụng tối đa lợi thế, giảm thiểu bất lợi thế nhằm
thực hiện tốt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng PTBV.
* Về mặt thực tiễn
- Dựa trên phân tích tiềm năng, lợi thế của tỉnh Bắc Ninh, đề tài tập trung
phân tích thực trạng CDCC ngành cơng nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo hướng PTBV
trên ba phương diện kinh tế, xã hội, môi trường, đánh giá những mặt làm được và
những tồn tại, hạn chế, từ đó luận giải nguyên nhân của những mặt tồn tại hạn chế
nói trên;
- Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo hướng PTBV trong giai đoạn tới;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
các cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Bắc Ninh trong việc nghiên cứu, hoạch định
các chính sách và hành động cụ thể nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công
nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo hướng phát triển bền vững trong giai đoạn tới.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 4 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành công nghiệp theo hướng phát triển bền vững
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp tỉnh
Bắc Ninh theo hướng phát triển bền vững
Chương 4. Phương hướng, mục tiêu, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo hướng phát triển bền vững


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CÔNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp
1.1.1. Cơ cấu kinh tế
Hiện nay có nhiều quan niệm về cơ cấu kinh tế (CCKT).
“Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền
kinh tế quốc dân, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau trong
những không gian, thời gian nhất định và trong điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Nó
thể hiện đầy đủ cả mặt định tính và định lượng, cả mặt chất lượng và số lượng, và
vận động hướng vào những mục tiêu nhất định của nền kinh tế, (Ngô Thái Hà,
2014). Trong đó, mặt chất lượng quy định vai trị, vị trí quan trọng khác nhau của
các yếu tố, các bộ phận cấu thành của CCKT; mặt số lượng thể hiện quan hệ tỷ lệ
hình thành của của cơ cấu phù hợp với mặt chất lượng đã xác định. Nhưng khi mặt
số lượng (quan hệ tỷ lệ, tốc độ...) thay đổi tạo ra khả năng thay đổi về chất, và lúc
đó có sự thay đổi về CCKT.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam:“Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, các
lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành” (Trung
tâm biên soạn từ điển quốc gia, 1995)
Nội dung chủ yếu của cơ cấu kinh tế là : Tổng thể của các bộ phận (thành
phần) hợp thành. Các mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan

hay tỉ lệ nhất định.
Cơ cấu kinh tế bao gồm cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu
thành phần kinh tế, trong đó Cơ cấu ngành kinh tế có vai trò quyết định. Việc phân
chia các loại CCKT như trên không phải là cách phân chia duy nhất, lại càng khơng
phải chỉ có từng ấy loại CCKT. Thực tế, tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà người ta
có thể phân chia theo những cách khác nhau, và trong mỗi loại cơ cấu này, đến lượt
nó lại bao hàm nhiều kiểu cơ cấu khác nữa (Sơ đồ 1.1)


6

Sơ đồ 1. 1: Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế
Nguồn: Ngơ Dỗn Vịnh, Bàn về phát triển kinh tế (Nghiên cứu con đường dẫn tới
giàu sang), Nhà Xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 222
1.1.2. Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành kinh tế và mối quan hệ tỷ lệ giữa
các ngành thể hiện ở vị trí và tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế
quốc dân. Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh trình độ phân cơng lao động xã hội của
nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (Bùi Tất Thắng, 2006)
Một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý, hiệu quả trước hết phải huy động được nội
lực các ngành, thu hút tối đa đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, khai thác tối đa
công nghệ và chất xám .... Việc xác định cơ cấu ngành kinh tế hợp lý sẽ đảm
bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển kinh tế xã hội bền vững,
khả năng tích lũy và thu hút đầu tư phát triển cao và mang lại sức cạnh tranh
cao cho nền kinh tế (Bùi Tất Thắng 2006).
Cơ cấu ngành kinh tế còn được biểu hiện ra dưới các hình thức ngành lớn:
Ngành cấp I, bao gồm 3 khu vực kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ;
Ngành cấp II bao gồm: chăn ni, trồng trọt... trong nơng nghiệp; cơ khí, luyện
kim, năng lượng trong công nghiệp; Ngành cấp III bao gồm lúa, màu trong trồng
trọt... Trong phạm vi luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu ngành công nghiệp ở

cấp độ ngành cấp I (để so sánh với các ngành khác: nông nghiệp, dịch vụ) và cấp
II (để thấy sự biến đổi của nội bộ các ngành nhỏ trong ngành công nghiệp) (Tạ
Đình Thi, 2007). Ngồi ra, theo cách phân loại của Tổ chức thống kê Liên hợp
quốc (United Nations Statistics Division) và phân loại ngành tiêu chuẩn quốc tế


7

(International Standard Industrial Classification –ISCI) thì tồn bộ hoạt động
kinh tế được phân chia thành 20 ngành và 03 khu vực được thể hiện trong hệ
thống tài khoản quốc gia (SNA) và cho đến nay, hầu hết các nước trên thế giới
đều xây dựng và áp dụng SNA, cụ thể:
Khu vực I: Sản phẩm khai thác từ tự nhiên (Việt Nam quen gọi là nhóm
ngành nơng nghiệp) gồm: (1) Nơng nghiệp và lâm nghiệp, (2) Thủy sản, (3)
Công nghiệp và khai thác mỏ.
Khu vực II: Chế biến từ sản phẩm khai thác – nhóm ngành cơng nghiệp, bao
gồm: (4) Cơng nghiệp chế biến, (5) Xây dựng, (6) Sản xuất và phân phối điện, khí
đốt và nước.
Khu vực III: Khu vực dịch vụ bao gồm: (7) Thương mại, sửa chữa xe cong,
động cơ, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân và gia đình, (8) Du lịch, khách sạn –
nhà hàng, (9) Vận tải, kho bãi và bưu chính viễn thơng, (10) Tài chính, ngân hàng,
(11) Hoạt động khoa học công nghệ, (12) Hoạt động liên quan đến kinh doanh tài
sản và dịch vụ tư vấn, (13) quản lí nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội,
(14) giáo dục và đào tạo, (15) y tế và hoạt động cứu trợ xã hội, (16) hoạt động văn
hóa, thể thao, (17) Hoạt động Đảng, Đoàn thể, Hiệp hội, (18) Hoạt động dịch vụ
phục vụ cá nhân và cộng đồng, (19) Dịch vụ phục vụ trong các hộ gia đình, (20)
Hoạt động của các tổ chức và đoàn thể quốc tế.
Tuy nhiên, căn cứ vào nội dung của cách phân loại hoạt động sản xuất của
Liên Hiệp quốc, Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định số 75/CP ngày
27/10/1993 ban hành Bảng phân ngành Kinh tế quốc dân thể hiện thống nhất

trong cả nước. Trong Bảng phân ngành Kinh tế quốc dân của Việt Nam có một
số điểm khác với ISIC là ngành khai thác mỏ thuộc khu vực II, trong khi đó, nếu
theo cách phân loại của ISIC thì ngành khai thác mỏ thuộc khu vực I. Điều này
dẫn đến việc khi so sánh cơ cấu nền kinh tế quốc dân của nước ta với các nền
kinh tế khác trên thế giới sẽ khơng tương thích và có một số sự sai lệch đáng kể
về số liệu (Nguyễn Đình Hịa, 2006).


8

1.1.3. Cơ cấu ngành công nghiệp
Cơ cấu công nghiệp là số lượng các bộ phận hợp thành công nghiệp và mối
quan hệ tương tác giữa các bộ phận ấy. Một nền cơng nghiệp chỉ được coi là phát
triển khi nó có một cơ cấu cân đối và hợp lý.
Về mặt lượng, cơ cấu công nghiệp được xác định bằng tỷ trọng giá trị sản
lượng (hoặc GDP) của từng bộ phận chiếm trong tổng giá trị sản lượng (hoặc GDP)
của toàn bộ công nghiệp. Tỷ trọng này phụ thuộc vào vị trí của mỗi bộ phận trong
hệ thống. Những ngành cơng nghiệp then chốt, mũi nhọn thường chiếm tỷ trọng
lớn, vì chúng luôn được ưu tiên về đầu tư phát triển. Những ngành công nghiệp
“mới” lúc đầu thường chiếm tỷ trọng nhỏ, tỷ trọng này sẽ tăng dần lên cùng với sự
trưởng thành của chúng. Phân theo ngành cấp 1, công nghiệp Việt Nam có 3 nhóm
ngành: cơng nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất,
phân phối ga, điện, nước.
Cơ cấu công nghiệp là một trong ba nội dung tạo nên chất lượng tăng trưởng.
Cơ cấu bền vững là cơ cấu phản ánh được xu thế phát triển chung (sản phẩm, công
nghệ), đảm bảo các cân đối nội tại thượng-hạ nguồn, công nghiệp phụ trợ... và xuất
nhập khẩu. Đó là cơ cấu đa dạng nhưng thống nhất và có khả năng hỗ trợ tốt cho
nhau cho phép tạo ra các giá trị gia tăng lớn nhất. Trong đó, hàm lượng cơng nghệ và
chế biến sâu trở thành động lực chính của tăng trưởng, quyết định nội dung về chất
của cơ cấu. Bên cạnh đó, cơng nghiệp bền vững còn phải được hỗ trợ bởi hệ thống

đổi mới và nghiên cứu triển khai có năng lực, cơ sở thúc đẩy năng suất và chất lượng.
Việc xác định thế nào là một cơ cấu ngành công nghiệp cân đối và hợp lý
cho mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ và mỗi địa phương là khác nhau và không có
một khn mẫu thống nhất. Một cơ cấu ngành cơng nghiệp được coi là cân đối và
hợp lý khi nó khai thác, tận dụng được các nguồn lực, thế mạnh và lợi thế so sánh của
quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương để tạo điều kiện tốt cho phát triển cơng nghiệp,
đồng thời cơ cấu ngành cơng nghiệp đó phải chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa.
Ngồi việc xác định cơ cấu nội bộ ngành cơng nghiệp, chúng ta cịn phải quan tâm
đến đóng góp của cơng nghiệp vào cơ cấu kinh tế nói chung, nói cách khác là quan
tâm đến tỷ trọng của công nghiệp trong GDP. Một địa phương, quốc gia chỉ được coi
là có nền cơng nghiệp phát triển khi tỷ trọng công nghiệp trong GDP ngày càng tăng.


9

1.1.4. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững

1.1.4.1. Khái niệm phát triển bền vững
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn
Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên
Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể
chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà cịn phải tơn trọng những nhu cầu tất yếu của
xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái ".
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và
Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ:
“Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện
tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các
thế hệ tương lai..." (WCED, 1987).
Ngày nay, nói về PTBV, thường người ta dùng hai định nghĩa: i) PTBV là sự

phát triển đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng
của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng những nhu cầu của họ. ii) PTBV là sự
phát triển không làm tổn hại đến môi trường, không gây ra những thảm họa về sinh
thái, thế hệ hôm nay phải khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý nhằm
thỏa mãn những nhu cầu của mình sao cho không ảnh hưởng đến việc thỏa mãn
những nhu cầu của thế hệ mai sau.
Như vậy, các khái niệm đều có ba đặc điểm chung: (i) điều kiện con người
mong muốn: duy trì một xã hội đáp ứng các nhu cầu chung của họ; (ii) điều kiện hệ
sinh thái bền vững: hệ sinh thái duy trì khả năng hỗ trợ sự sống của con người và bản
thân hệ sinh thái; (iii) tính bình đẳng: sự chia sẻ cơng bằng các lợi ích và các gánh nặng
- giữa các thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai và trong bản thân thế hệ hiện tại.
Mặc dù, chưa có một khái niệm "chuẩn tắc", nhưng các học giả đã cảnh báo về sự
không lường trước được những khiếm khuyết của sự phát triển bền vững. Vì vậy,
việc làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững vận dụng vào
điều kiện cụ thể của Việt Nam có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.


10

Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững được định
nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ
sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ
mơi trường”. Đây là định nghĩa có tính tổng quát, nêu bật những yêu cầu và mục tiêu
trọng yếu nhất của phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam.

1.1.4.2. Nội dung phát triển bền vững
Từ nội hàm khái niệm PTBV, cho thấy, để đạt được mục tiêu PTBV cần giải
quyết hàng loạt các vấn đề thuộc ba lĩnh vực là kinh tế, xã hội và môi trường:
(i) Phát triển bền vững về kinh tế: Sự bền vững về kinh tế phụ thuộc vào mối

quan hệ giữa lợi ích và chi phí, hay chính xác hơn nó u cầu lợi ích phải lớn hơn hoặc
cân bằng với chi phí. Tuy nhiên, nếu sự phát triển kinh tế quá phụ thuộc vào tài nguyên
thiên nhiên thì dễ rơi vào khủng hoảng khi tài nguyên bị cạn kiệt và có những tài
nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được. Việc khai thác tài nguyên như vậy sẽ vượt
quá sức chịu đựng của các hệ sinh thái, gây ơ nhiễm, suy thối mơi trường và tạo ra
những nguy cơ tiềm ẩn mà con người có thể cịn chưa biết đến, hoặc chưa lường hết
được. Vì vậy, đây không phải là phương thức phát triển bền vững. Nói cách khác,
"mục tiêu PTBV về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế
hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự suy
thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần cho các thế hệ
mai sau" (Ngô Thái Hà, 2014).
(ii) Phát triển bền vững về xã hội, "mục tiêu PTBV về xã hội là đạt kết quả
cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và
chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người đều
có cơ hội học hành và có việc làm, giảm tình trạng nghèo đói và hạn chế khoảng
cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng
cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế
hệ trong một xã hội" (Ngô Thái Hà, 2014).



×