Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

giảng dạy thơ chữ hán – dịch việt trong môn ngữ văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.32 KB, 11 trang )

A. PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Đổi mới dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của một đất nước
trong giai đoạn phát triển mới, đồng thời nhằm cải thiện tình trạng trì trệ của
việc dạy học hiện nay đang là yêu cầu và cũng là niềm mong mỏi của đội ngũ
giáo viên. Chương trình THCS mới với những thay đổi quan trọng chính là
một khâu then chốt của quá trình này.
Căn cứ định hướng chung, chương trình ngữ văn THCS quán triệt các
yêu cầu: tích hợp, tích cực, giảm tải. Sự thay đổi một cách toàn diện cả về
cầu trúc, nội dung chương trình đã tạo cho dạy học Ngữ văn THCS nhiều dấu
hiệu tích cực.
Nhằm đáp ứng yêu cầu trên, việc giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay và
đặc biệt là việc dạy thơ chữ Hán – dịch Việt trong nhà trường THCS không
chỉ nhằm mục đích trang bị những kiến thức cơ bản của bộ môn cho học sinh,
mà còn phải nâng cao kỹ năng sử dụng từ ngữ, kỹ năng nói - viết trong giao
tiếp. Để hình thành nên những con người XHCN có trình độ văn hoá, bản
lĩnh, có năng lực và tư duy sáng tạo.
Vì vậy việc giảng dạy môn Ngữ văn hướng tới mục đích chung là đào
tạo những con người phù hợp với những đổi thay của xã hội. Để đạt được
hiệu quả đó, người giáo viên phải xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể.
Đó là việc thực hiện thiết kế giáo án trong mỗi giờ dạy phải phù hợp với đặc
trưng bộ môn, phải nổi bật kiến thức trọng tâm của bài, thực hiện dạy học
theo đúng phương pháp đổi mới, tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích
cực tham gia hoạt động.
Sau một thời gian thực hiện giảng dạy môn Ngữ văn THCS tôi đã tự rút
ra một số kinh nghiệm cho bản thân và lựa chọn vấn đề giảng dạy thơ chữ
Hán – dịch Việt trong môn Ngữ văn THCS để nghiên cứu.
II. Mục đích
Để thực hiện được đúng phương pháp đổi mới trong một tiết dạy thơ
chữ Hán – dịch Việt. Người giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh
những kiến thức cơ bản của bài học đó mà còn phải hệ thống, so sánh các tri


1
thức giữa các bản phiên âm , dịch thơ, dịch nghĩa theo một quy trình cụ thể.
Vì vậy việc đổi mới phương pháp trong dạy thơ chữ Hán – dịch Việt, là
yêu cầu cần thiết trong giảng dạy ngữ văn THCS.
Thông quan phân môn văn và đặc biệt là việc dạy thơ chữ Hán-dịch
Việt, học sinh có thêm kiến thức để cảm nhận, phân tích cái hay, cái đẹp
trong văn bản. Đồng thời có kiến thức, kỹ năng phục vụ trong quá trình phân
tích hưởng thụ văn bản. Ngoài ra học sinh còn nắm được các đơn vị ngôn
ngữ trong tiếng Hán – tiếng Việt (nghĩa của các từ), hoàn cảnh tạo lập văn
bản. Để từ đó các em thực hành kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết trên cơ sở vận
dụng tri thức lý thuyết. Đặc biệt đổi mới phương pháp dạy học thơ chữ Hán –
dịch Việt buộc người học, người dạy phải luôn luôn quan tâm đến đặc trưng
của người dạy và học theo phương pháp đổi mới.
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối THCS, trong đó đặc biệt chú
trọng khối 7,8
- Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian và điều kiện thực tiễn, tôi chỉ đưa ra
những kinh nghiệm mang tính cơ bản nhất của việc giảng dạy thơ chữ Hán –
dịch Việt trong chương trình THCS.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Các bài thơ chữ Hán – dịch Việt trong chương trình sách giáo khoa
THCS đều đã ghi lại bằng ba văn bản: phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. Phần
dịch thơ sách giáo khoa đã chọn những bản dịch sát, hay và nhìn chung đã
giữ đúng thể thơ, kết cấu, bố cục và nhịp điệu của nguyên tác. Tuy nhiên do
nguyên tắc hiệp vần thơ nên một số bản dịch thơ có một số từ ngữ bị chệch.
Vì vậy mà nhiệm vụ nghiên cứu trong bài tập nghiên cứu khoa học này
là định hướng cụ thể cho giáo viên khi giảng dạy văn thơ chữ Hán – dịch
Việt là tạo hứng thú học tập cho học sinh.
V. Các phương pháp nghiên cứu chính.
- Điều tra, quan sát.

- Phân tích sản phẩm.
VI. Thời gian nghiên cứu.
2
Từ đầu năm học 2008 – 2009 đến tháng 2 năm 2009.
B. PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Đa số các bài thơ chữ Hán - dịch Việt được đưa và chương trình giảng
dạy đều đã được ghi lại bằng ba văn bản: phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
Nội dung phiên bản dịch nghĩa khá rõ ràng, dễ hiểu và trung thành với
phiên âm.
Phần dịch thơ, sách giáo khoa đã chọn những bản dịch sát, hay và nhìn
chung đã giữ đúng thể thơ, kết cấu, bố cục và nhịp điệu của nguyên tác. Tuy
nhiên do quy tắc hiệp vần thơ, nên một số từ ngữ dịch chệch đi. vì thế mà nội
dung dịch thơ so với phiên âm chưa thật sát, làm giảm đi ý nghĩa của bài thơ.
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC TIỄN
VIỆC GIẢNG DẠY THƠ CHỮ HÁN – DỊCH VIỆT
I. Khó khăn:
Hiện nay giáo viên dạy môn ngữ văn trong nhà trường THCS thường có
tâm lý ngại dạy thơ chữ Hán- dịch Việt với một số lý do sau:
- Thứ nhất thơ chữ Hán – dịch Việt sử dụng từ Hán Việt có chứa nhiều
điển cố, điền tích cổ điển khó hiểu.
- Thứ hai thể thơ thường mô phỏng thơ của Trung Quốc là những thể
thơ có kết cấu, bố cục quy tắc chặt chẽ, nghiêm ngặt rất phức tạp.
- Thứ ba khi dạy phải so sánh với bản phiên âm chữ Hán mất nhiều thời
gian.
Từ những lý do trên dẫn tới đại đa số giáo viên khi dạy thơ chữ Hán –
dịch Việt thường dạy theo trình tự sau:
- Đối với việc đọc, giáo viên bỏ qua bản phiên âm và dịch nghĩa mà chỉ
chú ý đọc phần dịch thơ.
- Đối với phần phân tích giáo viên chỉ căn cứ vào bản dịch thơ, không

3
bám vào phiên âm và dịch nghĩa, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc
truyền thụ và lĩnh hội kiến thức vì có những bài thơ, câu thơ dịch chưa thật
sát.
- Một số giáo viên khi phân tích có chú ý so sánh giữa bản dịch thơ và
phiên âm nhưng còn lúng túng, máy móc không biết so sánh như thế nào? vì
thế ảnh hưởng đến thời gian một tiết học.
Qua thực tế trên đây tôi thấy cần phải có định hướng cụ thể khi dạy kiểu
bài này để tránh lan man, mơ hồ qua truyền thụ kiến thức.
2. Thuận lợi.
- Sự nỗ lực học hỏi kinh nghiệm, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu của giáo
viên.
- Chuyên môn, sở và phòng Giáo dục - Đào tạo luôn quan tâm tạo điều
kiện, xây dựng các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với
kiểu bài.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH DẠY
MỘT BÀI THƠ CHỮ HÁN – DỊCH VIỆT.
I. Nội dung chương trình.
Phần thơ chữ Hán – dịch Việt được đưa vào giảng dạy ở khối lớp 7 và
khối lớp 8 với tổng số là 6 tiết, trong đó:
* Lớp 7: 05 tiết (07 bài):
1. Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà).
2. Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư).
3. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn
vọng).
4. Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố).
5. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ).
6. Ngầu nhiên biết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư).
4
7. Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu).

* Lớp 8: 01 tiết (02 bài)
1. Ngắm trăng (Vọng nguyệt).
2. Đi đường (Tẩu lộ).
Tất cả các bài thơ đều có cả ba bản phiên âm, dịch thơ, dịch nghĩa trong
sách giáo khoa
II. Tiến hành.
1. Bước chuẩn bị.
* Về phía giáo viên:
Nắm vững nội dung bài giảng: đại ý, thể thơ, nghĩa từng câu, vẻ đẹp
từng hình ảnh, những từ hay, từ khó, từ có chứa điển tích, điển cố.
Thuộc bản phiên âm, dịch thơ trên cơ sở nắm vững nội dung phiên bản
dịch nghĩa cụ thể:
+ Với bản phiên âm: giáo viên hiểu từng câu, từng chữ (dựa vào bản
dịch nghĩa) so sách đối chiếu với bản dịch thơ để phát hiện ra những chữ hay
hoặc không sát
- Với bản dịch nghĩa: nắm chắc để tham khảo, mở rộng, hiểu sâu hơn
bản dịch thơ và nguyên tác.
- Với bản dịch thơ: hiểu kỹ từng từ, chữ, hình ảnh, điển tích được vận
dụng. Chỗ nào chưa hiểu thì đối chiếu với bản dịch nghĩa, phiên âm hoặc tra
cứu thêm các loại sách công cụ (Từ điển tiếng Việt, từ điển văn học Việt
Nam, sổ tay từ Hán – Việt).
* Đối với học sinh: giáo viên cần có định hướng cụ thể để hướng dẫn
học sinh học bài. Yêu cầu học sinh phải nắm được nội dung bản dịch nghĩa,
dịch thơ, trên cơ sở xem xét kỹ phần chú giải trong sách giáo khoa, căn cứ
vào nội dung bài giảng và hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa hướng dẫn
cho học sinh tìm hiểu bài thơ.
2. Bước lên lớp.
- Giáo viên chủ động về nội dung kiến thức, linh hoạt về phương pháp
dạy học.
5

- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp, lô gíc để học sinh khai thác được
kiến thức của tác phẩm.
- Thực hiện các bước lên lớp như các giờ dạy văn học khác.
Nội dung bài mới được tiến hành như sau:
2.1 Đọc và thảo luận chú thích.
- Phần đọc văn bản: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc chính xác
phần phiên âm chữ Hán, phần dịch nghĩa và bài dịch thơ
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ phần phiên âm, phần giải nghĩa chữ
Hán, phần dịch nghĩa và hướng dẫn học sinh so sách bài thơ với nguyên tác
để học sinh hiểu đúng, sát câu thơ, đồng thời giúp học sinh tăng thêm vốn từ
Hán – Việt. Điều này rất có ý nghĩa khi mà từ gốc Hán trong tiếng Việt
chiếm một tỷ lệ đặc biệt lớn.
2.2 Phần phân tích.
Căn cứ vào bản dịch thơ làm văn bản giảng dạy trên lớp.
- So sánh đối chiếu với phiên âm để phát hiện những chữ dịch hay, thoát
ý, sát ý và những chữ dịch chưa sát, chưa thoát ý (dựa vào bản dịch nghĩa).
- Phân tích rút ra giá trị, tác dụng, hạn chế câu thơ dịch. Trong quá trình
so sánh, đối chiếu giữa bản dịch thơ và phiên âm chúng ta sẽ gặp phải bốn
dạng sau:
2.2.1 Bản dịch thơ sát ý, thoát ý.
- Cần phát hiện ra những chữ, câu dịch hay, giúp học sinh cảm nhận
được ngôn từ qua phiên âm.
Ví dụ: Hai câu 3 và 4 trong bài “Đi đường”.
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian
Dịch: Núi ca lên đến tận cùng
Thu và tầm mặt muôn trùng nước non.
6
Hai cầu thơ dịch thoát ý rất hay, diễn tả niềm vui sướng khi người đi
đường đến được vị trí cao nhất, cũng tức là tốt nhất, để tha hồ thưởng ngoạn

phong cảnh núi non hùng vĩ bao la trải ra trước mắt.
2.2.2 Đối với những câu thơ dịch chưa sát, chưa đúng với phiên âm
- So sánh với bản phiên âm với dịch thơ thông qua bản dịch nghĩa phát
hiện những chữ chưa sát, chưa đúng. Phân tích để thấy rõ việc dịch chưa sát,
chưa đúng ấy có ảnh hưởng đến thơ như thế nào.
Ví dụ: trong bài “Vọng nguyệt” (Ngắm trăng) câu thơ thứ hai Bác viết
“Đối thử lương tiêu nại nhược hà” có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết
làm thế nào?”. Câu thơ dịch “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” đã làm mất đi
cái xốn xang, bối rối được thể hiện ở lời tự hỏi “nại nhược hà?” (biết làm thể
nào?), mà chính cái xốn xang, bối rối đó mới cho thấy tâm hồn nghệ sỹ rất
nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên của Bác Hồ. Dịch là “khó hững hờ” thì lại
cho thấy nhân vật trữ tình quá bình thản, có phần hững hờ, chứ không rung
cảm mạnh mẽ như trong câu thơ nguyên tác.
Câu thơ thứ tư trong bản dịch có hai từ gần đồng nghĩa (nhòm, ngắm) rõ
ràng là chưa cô đúc, đó là chưa kể đến chữ “nhòm” ở đây không được nhã
(nhất là lại “nhòm khe cửa”).
2.2.3 Đối với những câu thơ dịch thoát ý nhưng không giữ được thể
thơ, cấu trúc thơ.
- Về thể thơ: cần so sánh số câu, chữ, gieo vần ở bản dịch thơ và phiên
âm rút ra nhận xét, giáo viên phân tích lý do không giữ đúng thể thơ, nêu hạn
chế.
Ví dụ: + Bài “Tẩu lộ” (Đi đường), nguyên tác viết theo thể thất ngôn tứ
tuyệt, bài dịch theo thể lục bát, câu lục bát của bài thơ dịch tuy khá mềm mại
tự nhiên nhưng phần nào giảm đi cái chắc chắn, chặt chẽ, gân guốc phù hợp
với nội dung tư tưởng của bài thơ.
+ Bài “Vọng nguyệt” (Ngắm trăng) bài dịch giữ đúng thể thơ nhưng
thay đổi cấu trúc của bài thơ nguyên tác.
Trong phiên âm hai câu kết có kết cấu khá chặt chẽ, mỗi câu là một tiểu
đối nhân và minh nguyệt; nguyệt và thi gia, bản thân hai câu thơ cũng tạo
thành một cặp đối: nhân và nguyệt, minh nguyệt và thi gia, trong bản dịch thơ

7
của Nam Trân làm mất đi cấu trúc đăng đối đó, tức là làm giảm đi hiệu quả
nghệ thuật, khiến ý và tình cảm giao hoà gắn bó giữa tình cảm con người và
thiên nhiên cũng giảm đi.
2.2.4. Đối với những câu thơ dịch chưa đầy đủ.
- So sánh với phiên âm để phát hiện ra chữ chưa được dịch và phân tích
rõ ý nghĩa tác dụng của những chữ đó, giáo viên có thể bổ sung ý cho hoàn
chỉnh ý thơ.
Ví dụ: Câu thơ thứ hai trong bài “Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu):
“xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên” có nghĩa là (sông xuân, nước xuân,
tiếp liền trời xuân). Bản dịch thơ là “sông xuân, nước lẫn mầu trời thêm
xuân”, rõ ràng câu thơ dịch đã bỏ một chữ “xuân” khiến câu thơ mất đi vẻ
đẹp tràn trề ngân nga, vang vọng của sức xuân đang lan toả cả đất trời sông
nước.
Câu thơ thứ ba “Yên ba thâm sứ đàm quân sự” có nghĩa là (nơi sâu thẳm
mịt mù khói sóng bàn việc quân).
Câu thơ dịch là: “Giữa dòng bàn bạc việc quân” như vậy câu thơ dịch đã
đánh mất từ “yên ba” (khói sóng) thường gặp ở đường đi. nếu dựa vào phiên
âm ta có thể tưởng tượng thấy hình ảnh thiêng liêng trang trọng đó là những
vị tướng lĩnh chỉ huy cuộc kháng chiến đang họp bàn việc quân như ẩn hiện
trong khói sóng (sóng nước của sông và sương đêm của mùa xuân) trên con
thuyền nơi sâu thẳm (thâm sứ), câu thơ có nét gì đó phảng phấp như những
anh hùng cổ xưa, sự việc hiện tại mà mang phong vị của quá khứ thật gợi
cảm.
8
C. PHẦN III: KẾT LUẬN
Hiện nay sách giáo khoa – sách giáo viên đã tạo nên được một cơ chế
dạy học phù hợp, nhịp nhàng, vừa tạo điều kiện cho chủ thể học tập (học
sinh) hoạt động, suy nghĩ độc lập sáng tạo, vừa đảm bảo vai trò chủ đạo của
thầy, vừa tạo điều kiện cho giáo viên đứng lớp dạy đúng phương pháp mới.

Dĩ nhiên, thực hiện tốt bất cứ một điều gì mới cũng đòi hỏi phải có một quá
trình.
Tuy nhiên quá trình thực nghiệm dạy học thơ chữ Hán- dịch Việt như
trình bày ở trên, tôi đã thu được những kết quả khả quan. Bản thân tôi thấy
hứng thú giảng dạy, giúp học sinh chủ động phát huy khả năng tư duy, so
sánh và nhận xét tác phẩm thơ chữ Hán - dịch Việt, học sinh cảm nhận được
cái hay, cái độc đáo của thơ chữ Hán – dịch Việt.
Khi dạy những bài thơ chữ Hán – dịch Việt, giáo viên cần hiểu rõ các
câu, chữ, điển tích để đưa học sinh về với không khí lịch sử, từ đó các em
có tâm thế lĩnh hội kiến thức một cách chủ động. Đồng thời các thao tác so
sánh, đối chiếu sẽ giúp các em có điều kiện hiểu kỹ nội dung tác phẩm, để từ
đó cảm thụ hay, sát với nội dung bài học.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi thực hiện giảng dạy những bài
thơ chữ Hán – dịch Việt, kết quả là học sinh không còn ngại ngùng khi phải
tiếp xúc với những loại thơ này. Các em đã có hứng thú say mê khi tìm tòi
phát hiện ra cái phong vị cổ điển trong thơ Đường, các em tự hào về sự khám
phá những nét độc đáo trong thơ. Vì thế tiết học không còn cảm giác nhàm
chán, buồn tẻ mà thực sự hứng khởi.
Lào Cai, tháng 3 năm 2009
NGƯỜI THỰC HIỆN
Vũ Thị Hảo
9
10
11

×