Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Bồi Dưỡng Cbql&Gv Về Htqc.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 76 trang )

PHẦN II

HƯỚNG DẪN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN VỀ HỌC THÔNG QUA CHƠI



MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU
1. Ngun tắc và hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
về Học thông qua Chơi tại trường tiểu học

01

1.1. Nguyên tắc và hình thức bồi dưỡng chun mơn
về Học thơng qua Chơi có hiệu quả

01

1.2. Các hình thức bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên phổ biến
hiện nay tại trường tiểu học

03

2. Hướng dẫn thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
về Học thông qua Chơi

04

2.1. Tập huấn tập trung về Học thông qua Chơi

07



2.1.1. Giới thiệu chung

07

2.1.2. Hướng dẫn tập huấn cơ bản

07

2.2. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
về Học thông qua Chơi

35

2.2.1. Giới thiệu chung

35

2.2.2. Hướng dẫn tổ chức sinh hoạt chuyên môn về Học thông qua Chơi

37

2.2.3. Tập hợp các bài học kinh nghiệm thực hành Học thông qua Chơi

46

2.3. Hỗ trợ cá nhân

52


2.3.1. Giới thiệu chung

52

2.3.2. Quy trình thực hiện hỗ trợ cá nhân

53


2.4. Tự học và học từ đồng nghiệp
2.4.1. Giới thiệu chung

56
56

a. Tự học

56

b. Học từ đồng nghiệp

56

c. Lợi ích của tự học và học từ đồng nghiệp

57

2.4.2. Hướng dẫn tự học và học từ đồng nghiệp về Học thông qua Chơi
hiệu quả


57

a. Tự học về Học thông qua Chơi hiệu quả

57

b. Tiến trình một buổi học từ đồng nghiệp về Học thơng qua Chơi

59

2.4.3. Vai trị của cán bộ quản lí nhà trường, Sở và Phịng Giáo dục và
Đào tạo trong việc thúc đẩy tinh thần tự học và học từ đồng nghiệp 62
2.5. Tổng kết triển khai Học thông qua Chơi tại trường

63

Tài liệu tham khảo

64



LỜI NĨI ĐẦU
Dự án “Lồng ghép Học thơng qua Chơi vào giáo dục tiểu học” (iPLAY Việt Nam) chính
thức khởi động từ tháng 12 năm 2019 với sự hợp tác của tổ chức VVOB tại Việt Nam và Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Dự án hướng tới nâng cao năng lực giáo viên thực hiện lồng ghép
Học thông qua Chơi vào các hoạt động học tập trên lớp nhằm nâng cao các kỹ năng
phát triển toàn diện cho học sinh tiểu học Việt Nam và góp phần thực hiện mục tiêu của
chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
Khảo sát đầu dự án do VVOB thực hiện vào tháng 6/2020 tại một số trường tiểu học ở 4

tỉnh, thành phố bao gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Đà nẵng và Quảng trị đã chỉ ra rằng một
số hoạt động học qua chơi đã được giáo viên áp dụng trên lớp học, chủ yếu vào các dịp
đặc biệt như thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi. Tuy nhiên trong các giờ học đó, giáo viên
giữ vai trò chủ đạo, học sinh thụ động thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Đa số giáo
viên ngại tổ chức hoạt động chơi trên lớp vì mất nhiều thời gian và công sức chuẩn bị.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cán bộ quản lí và giáo viên đều bày tỏ mong muốn
được bồi dưỡng để áp dụng Học thông qua Chơi trên lớp, giúp học sinh học tập vui vẻ và
hiệu quả hơn.
Tài liệu “Hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên về Học thông qua Chơi” là phần 2 trong bộ “Tài
liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên tiểu học về Học thơng qua Chơi”. Đối tượng sử
dụng tài liệu này là cán bộ quản lí nhà trường và giáo viên cốt cán (để triển khai bồi
dưỡng chuyên môn tại trường) và cán bộ Sở/Phòng GD&ĐT (để hỗ trợ và giám sát). Sau
khi được dự án tập huấn về Học thông qua Chơi, cán bộ quản lí nhà trường, giáo viên cốt
cán và cán bộ Sở/Phòng GD&ĐT sẽ sử dụng tài liệu này để bồi dưỡng chuyên môn hiệu
quả cho giáo viên tiểu học. Tài liệu tập trung vào một số hình thức bồi dưỡng chuyên
môn cho giáo viên phổ biến hiện nay ở tiểu học: tập huấn tập trung, sinh hoạt chuyên
môn, hỗ trợ cá nhân, tự học và học từ đồng nghiệp.
Tài liệu gồm các nội dung sau:
• Các nguyên tắc và hình thức bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên về Học thơng qua

Chơi ở trường tiểu học;
• Hướng dẫn cán bộ quản lí, giáo viên cốt cán thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho
giáo viên về Học thông qua Chơi.
Để sử dụng hiệu quả tài liệu này, cán bộ quản lí nhà trường và giáo viên cốt cán cần được
tâp huấn về Học thông qua Chơi và nghiên cứu kĩ phần 1 “Hướng dẫn Học thông qua
Chơi cấp tiểu học” của Bộ tài liệu. Hy vọng rằng cuốn tài liệu sẽ giúp cán bộ quản lí nhà
trường và giáo viên cốt cán triển khai bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về Học thông
qua Chơi hiệu quả, phù hợp với bối cảnh của nhà trường.



VVOB tại Việt Nam xin chân thành cám ơn nhóm chuyên gia giáo dục tiểu học đến từ Bộ
Giáo Dục & Đào Tạo, các trường Đại học Sư phạm tham gia biên soạn tài liệu này, cụ thể:
• Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương – Trưởng khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm
– Đại học Thái Nguyên
• Tiến sĩ Lê Thị Lan Anh – Giảng viên chính, Khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2
• Tiến sĩ Lê Mỹ Dung – Phó Trưởng khoa Tâm lý Giáo dục, trường Đại học Sư phạm
– Đại học Đà Nẵng
• Thạc sĩ Đinh Văn Phương – Chuyên viên chính, Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản Lí
Giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo
• Thạc sĩ Nguyễn Thủy Chung – Phó Trưởng khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học
Sư phạm Hà Nội
Bộ tài liệu này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định theo Quyết định 1277
ngày 14/04/2021. Hội đồng thẩm định đã thông qua nội dung của bộ tài liệu và cho phép
sử dụng trong tập huấn, trong trường học tại 4 tỉnh/thành phố Thái Nguyên, Quảng Trị,
Đà Nẵng và Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1 của dự án iPLAY.
VVOB tại Việt Nam mong nhận được các ý kiến phản hồi từ các thầy cô giáo, cán bộ quản
lí giáo dục và những người quan tâm về nội dung của bộ tài liệu.
Xin trân trọng cảm ơn. /
Cục Nhà giáo và Cán bộ
Quản lí Giáo dục

Vụ Giáo dục Tiểu học

VVOB tại Việt Nam


1. Ngun tắc và hình thức bồi dưỡng chun mơn cho
giáo viên về Học thông qua Chơi tại trường tiểu học
1.1. Nguyên tắc bồi dưỡng chuyên môn về Học thông qua Chơi có hiệu quả

Bồi dưỡng chun mơn (BDCM) là con đường hiệu quả để nâng cao năng lực của cán bộ
quản lí (CBQL) và giáo viên. Đồng thời, đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo
nên chất lượng dạy và học trong nhà trường. Để triển khai công tác BDCM cho giáo viên
về Học thông qua chơi (HTQC), cần phải đảm bảo 9 nguyên tắc sau:

Đáp ứng nhu cầu
của giáo viên và
nhà trường
Tích hợp

Mục tiêu

Lồng ghép

rõ ràng

1
9

Tự chủ

2

8

3

7
Đa dạng
và phân hóa


Thường xuyên
và liên tục

4
6

Cộng tác
và hợp tác

5

Suy ngẫm
và phản hồi

Dựa trên
trải nghiệm

1


1.

Đáp ứng nhu cầu của giáo viên và nhà trường: BDCM không chỉ cần đáp ứng nhu
cầu của cá nhân giáo viên mà cịn phải phù hợp với chính sách, chiến lược của ngành
giáo dục và nhà trường. Trong đó, HTQC là một cách tiếp cận góp phần thực hiện
hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018.

2. Có mục tiêu rõ ràng: Hoạt động BDCM cho giáo viên cần phải có trọng tâm và mục
tiêu rõ ràng. BDCM về HTQC cần tập trung vào nâng cao năng lực thực hiện HTQC

cho giáo viên trong trường tiểu học. CBQL và giáo viên cần biết chính xác mình muốn
gì, tại sao lại mong muốn điều đó. Mục tiêu này phải gắn với việc nâng cao chất lượng
giáo dục của nhà trường.
3. Thực hiện thường xuyên và liên tục: Hoạt động BDCM về HTQC cần được thực hiện
thường xuyên và định kì dưới các hình thức khác nhau: tập huấn tập trung, sinh hoạt
chuyên môn, hỗ trợ đồng nghiệp,… Đồng thời, giáo viên cần tích cực áp dụng HTQC
trong lớp học của mình.
4. Tích cực suy ngẫm và phản hồi: BDCM về HTQC không chỉ là truyền thụ kiến thức
và hướng dẫn kĩ năng cho giáo viên mà còn phải thúc đẩy giáo viên tự suy ngẫm và
cởi mở chia sẻ với đồng nghiệp. Trong quá trình thực hiện HTQC, giáo viên suy ngẫm
và phản hồi về việc: Chúng ta đang làm gì? Chúng ta tổ chức hoạt động Học thơng
qua Chơi như thế nào? Những hoạt động đó có mang lại kết quả như mong đợi
khơng? Cần cải thiện điều gì để học sinh học tập tốt hơn? Qua đó giáo viên hiểu sâu
sắc và biết cách thực hiện HTQC phù hợp với điều kiện cụ thể.
5. Gắn với trải nghiệm: Hoạt động BDCM về HTQC muốn hiệu quả cần được gắn với trải
nghiệm thực tiễn của giáo viên thông qua việc áp dụng HTQC trong lớp học. CBQL
cần tạo cơ hội để giáo viên áp dụng kiến thức và thực hành về HTQC, khuyến khích
giáo viên chia sẻ những gì họ đã quan sát thấy, đã gặp phải trong quá trình áp dụng
và thực hành về HTQC. Từ đó, giáo viên rút ra bài học kinh nghiệm, áp dụng vào công
việc giảng dạy trên lớp hàng ngày.
6. Cộng tác và hợp tác trong học tập: BDCM về HTQC hiệu quả hơn khi giáo viên học
cùng nhau và học hỏi lẫn nhau. Giáo viên hợp tác và cộng tác với đồng nghiệp càng
nhiều thì sự tự tin và sự hài lịng với công việc của họ sẽ càng tăng lên. CBQL xây dựng
mơi trường sư phạm thân thiện, mang tính học hỏi để các giáo viên cởi mở, tin cậy lẫn
nhau, cùng hỗ trợ nhau triển khai HTQC đạt hiệu quả tốt nhất.
7. Đáp ứng sự đa dạng và phân hóa: Mỗi giáo viên đều có một cách học riêng. BDCM
về HTQC sẽ hiệu quả hơn nếu mối quan tâm, bối cảnh (nông thôn, thành thị...), các
nhu cầu và năng lực khác nhau của giáo viên được chú trọng và đáp ứng. CBQL cần
biết cách chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt của từng giáo viên để có kế hoạch
BDCM phù hợp.


2


8. Coi trọng sự tự chủ: Bồi dưỡng chuyên môn về HTQC chỉ có hiệu quả khi giáo viên
hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động HTQC đối với sự phát triển toàn diện của học
sinh. Một khi giáo viên hiểu được điều đó, chủ động tìm tịi, học hỏi nghiên cứu về
HTQC và mong muốn thực hành HTQC hiệu quả trên lớp thì họ sẽ làm chủ việc học
tập của mình. CBQL cần khuyến khích tạo động lực để giáo viên chủ động và tích cực
tự học, tham gia vào các hoạt động BDCM về HTQC.
9. Thực hiện tích hợp/lồng ghép: Để đảm bảo tính bền vững của việc áp dụng HTQC
tại trường tiểu học, CBQL cần lồng ghép các nội dung BDCM về HTQC vào tất cả các
hoạt động BDCM phù hợp đang triển khai tại trường.

1.2. Các hình thức BDCM cho giáo viên phổ biến hiện nay tại trường tiểu học
Thực tiễn cho thấy, không một chương trình đào tạo nào của trường sư phạm có thể
trang bị đầy đủ cho giáo viên mọi kiến thức, kĩ năng cần thiết và hỗ trợ bền vững cho
giáo viên trong mọi hồn cảnh giáo dục để giáo viên có thể hồn tồn thích ứng được
với sự phát triển của kinh tế, xã hội. Do đó, các hoạt động bồi dưỡng chun mơn sẽ tạo
cho giáo viên có nhiều cơ hội phát triển năng lực nghề nghiệp của mình và áp dụng
những gì được tìm hiểu vào thực tiễn giảng dạy.
Có nhiều hình thức bồi dưỡng chun mơn giáo viên, tài liệu này sẽ tập trung vào 4 hình
thức phổ biến hiện nay như sau:

Nâng cao năng lực cho giáo viên về HTQC gắn với các hình thức BDCM giáo viên hiện nay

3


2. Hướng dẫn thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo

viên về HTQC
Để giúp cho cán bộ quản lí và giáo viên cốt cán hệ thống hóa và có cái nhìn tồn cảnh về
các hoạt động bồi dưỡng chun mơn có thể được thực hiện tại trường, dự án đã đề xuất
Chu trình bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên về HTQC. Qua chu trình này, chúng ta có
thể thấy được trình tự các hoạt động BDCM trong năm học và mối liên kết giữa chúng
với nhau.

4


Lồng ghép
HTQC vào
kế hoạch
BDCM

Tập huấn
tập trung
về HTQC

Đầu năm học

Hỗ trợ cá nhân
Tự học và học từ đồng nghiệp

Sinh hoạt chuyên
môn theo nghiên
cứu bài học

Tập huấn bổ sung


Chu trình bồi dưỡng chuyên môn giáo viên về HTQC trong một năm học

Tổng kết
cuối
năm học

Cuối năm học

5


Sơ đồ trên cho thấy chu trình BDCM cho giáo viên về HTQC diễn ra trong suốt một
năm học. Chu trình này được xây dựng với phương châm khai thác tối đa các hình
thức BDCM cho giáo viên phổ biến hiện nay ở cấp tiểu học. Chu trình bao gồm các
hoạt động cụ thể như sau:
1. Đưa kế hoạch triển khai BDCM cho
giáo viên về HTQC vào kế hoạch bồi
dưỡng thường xun của nhà trường
thơng qua các hình thức phù hợp.
2. Tập huấn tập trung về HTQC cho giáo
viên trong nhà trường (dự án ưu tiên giáo
viên dạy lớp 1, 2, 3): Khóa tập huấn này nên
được tổ chức vào đầu năm học, với mục
tiêu cung cấp những kiến thức và kĩ năng
triển khai HTQC trong trường tiểu học.
Báo cáo viên của khóa tập huấn này là
CBQL nhà trường và giáo viên cốt cán –
những người đã được tập huấn về HTQC
do Bộ GDĐT tổ chức.
3. Sinh hoạt chuyên môn: Đẩy mạnh việc

áp dụng HTQC của giáo viên thông qua
việc đưa HTQC vào các buổi sinh hoạt
chuyên môn thường kỳ của nhà trường,
tạo cơ hội cho giáo viên nghiên cứu sâu,
thực hành 4 nguyên tắc và 5 đặc điểm của
HTQC, cùng nhau suy ngẫm và chia sẻ với
đồng nghiệp. Các buổi sinh hoạt chuyên
môn dựa trên nghiên cứu bài học được
thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
4. Hỗ trợ cá nhân: Trong quá trình áp
dụng HTQC trên lớp, một số giáo viên có

thể cịn lúng túng. Khi đó họ rất cần được
hỗ trợ cá nhân. Hoạt động hỗ trợ cá nhân
cho giáo viên được thực hiện chủ yếu do
CBQL và giáo viên cốt cán trong suốt năm
học, nhằm củng cố và bổ sung các kiến
thức, kĩ năng HTQC giáo viên học được
qua lớp tập huấn, các buổi sinh hoạt
chuyên mơn để hồn thiện hơn kĩ năng
thực hành HTQC của giáo viên.
5. Tự học và học từ đồng nghiệp: Song
song với các buổi SHCM, việc tăng cường
trao đổi học hỏi cởi mở giữa giáo viên
trong nhà trường về hiểu biết và
kinh nghiệm thực hành HTQC sẽ góp
phần thúc đẩy áp dụng HTQC, cán bộ
quản lí nên khuyến khích và tạo điều kiện
để các giáo viên có cơ hội chia sẻ và học
hỏi lẫn nhau.

6. Họp tổng kết cuối năm để nhìn nhận lại
và định hướng cho năm học tiếp theo đối
với việc thực hiện HTQC của nhà trường.
Đây là cơ hội để giáo viên và CBQL chia sẻ
và rút ra bài học kinh nghiệm cho năm
học tới. Tùy theo thực tế từng trường,
cuộc họp này có thể tổ chức độc lập hoặc
lồng ghép vào hoạt động tổng kết năm
học của nhà trường.

Việc thực hiện đồng thời các hình thức bồi dưỡng chun mơn nói trên sẽ tạo
nhiều cơ hội học tập cho giáo viên, giáo viên thường xuyên được hỗ trợ, được
tiếp cận các kiến thức và kĩ năng thực hành, từng bước cải thiện năng lực
chun mơn của mình, chất lượng học của học sinh vì thế cũng được cải thiện,
góp phần đạt được mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018.

6


2.1. Tập huấn tập trung về HTQC
2.1.1. Giới thiệu chung
Tiếp theo bước lập kế hoạch, đây được coi là
hoạt động đầu trong chu trình BDCM cho
giáo viên về HTQC. Khóa tập huấn này sẽ do
CBQL và giáo viên cốt cán thực hiện ngay
tại nhà trường. Ngoài ra, hoạt động này có
thể được tổ chức với quy mơ và phạm vi
rộng hơn. Giáo viên sẽ được cung cấp kiến
thức cơ bản và hướng dẫn một số kĩ thuật
thực hiện HTQC để có thể áp dụng trên lớp.

Tất cả giáo viên cần tham dự đầy đủ khố
tập huấn thì mới đảm bảo triển khai thành
cơng HTQC.
Sau khóa tập huấn này, nhà trường có thể
tổ chức tập huấn bổ sung hoặc nâng cao
tùy thuộc vào tình hình thực tiễn và nhu
cầu cụ thể của các giáo viên trong quá trình
áp dụng HTQC trên lớp.

2.1.2. Hướng dẫn tập huấn cơ bản

Bước 3
Bước 2
Bước 1

Phản hồi/ Suy ngẫm

Triển khai/ Thực
hiện

Lập kế hoạch/
Chuẩn bị tập huấn

7


Bước

1


Lập kế hoạch/
Chuẩn bị tập huấn

Để triển khai tập huấn tập trung về HTQC, cán bộ
quản lí, tổ trưởng chuyên mơn hoặc giáo viên cốt cán,
cán bộ Phịng, Sở Giáo dục và Đào tạo (gọi chung là
báo cáo viên) trước hết phải nhận thức được tầm quan
trọng và ý nghĩa của việc triển khai HTQC ở trường tiểu
học và mong muốn lan toả điều đó tới tất cả giáo viên
trong nhà trường. Bản kế hoạch cần xác định những
nội dung sau:

• Đối tượng tham gia tập huấn: giáo viên tiểu học.
• Thời gian dự kiến sẽ tổ chức khố tập huấn về HTQC: nên tổ chức trong hè hoặc

đầu năm học để giáo viên có thời gian áp dụng và thực hiện các hoạt động bồi dưỡng
thêm trong năm học.


Mục tiêu của khoá tập huấn: đảm bảo cung cấp kiến thức cơ bản và kĩ thuật cần
thiết để áp dụng HTQC trên lớp. Mục tiêu này cần được xác định trên cơ sở tìm hiểu
nhu cầu tập huấn của giáo viên về HTQC.



Nội dung tập huấn: nội dung tập trung vào khái niệm, lợi ích và đặc điểm HTQC;
HTQC và Chương trình GDPT 2018; các nguyên tắc và kĩ thuật thực hiện HTQC trên
lớp, giáo viên tự đánh giá hiệu quả áp dụng HTQC.
Phương pháp tập huấn: báo cáo viên cần đảm bảo 9 nguyên tắc BDCM về HTQC, vận
dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật HTQC trong q trình tập huấn để giáo

viên có cơ hội trải nghiệm, kết nối những gì mình được tìm hiểu với những hoạt động
HTQC sẽ diễn ra trên lớp học.
Các hoạt động cụ thể:
Sau đây là gợi ý Chương trình tập huấn về HTQC dành cho trường tiểu học.
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN VỀ HỌC THƠNG QUA CHƠI

số

Thời
gian

Nội dung / thơng tin cơ bản

Phương pháp/
cơng cụ

Ngày 1
Phần I: Khai mạc khóa tập huấn
1

30’

o Khai mạc
o Đánh giá trước tập huấn và xác định mong
đợi của giáo viên về khoá tập huấn
o Giới thiệu mục tiêu của khoá tập huấn

- Phiếu khảo sát
- Phỏng vấn
- Phòng tranh/Padlet


8



số

Thời
gian

2
2.1

Nội dung / thông tin cơ bản
Phần II: Tổng quan về HTQC

15’

Khái niệm HTQC
 Các đặc điểm của HTQC

2.2

40’

o
o
o
o
o


Vui vẻ
Tham gia tích cực
Có ý nghĩa
Có nhiều cơ hội thử nghiệm
Tương tác xã hội

 Các loại hình chơi
2.3

40’

30’

2.4

45’

o
o
o
o

30’

10’

2.6

40’


- Chia sẻ nhóm đơi
- Trình bày
- Vịng trịn xoay
- Chia sẻ nhóm đơi

- Mảnh ghép

Chơi tự do
Chơi có định hướng
Trị chơi
Chơi có hướng dẫn cụ thể, chi tiết từ giáo viên

Bài tập phân biệt các loại hình Chơi

- Thi tiếp sức

 Các nguyên tắc thực hiện hiệu quả HTQC

- Nhóm chuyên gia
- Bài tập ghép đôi

o
o
o
o

Kết nối hoạt động HTQC với mục tiêu học tập
Khuyến khích sự tự chủ của học sinh
Quản lý lớp học hiệu quả

Sắp xếp khơng gian học tập tích cực, cởi mở

 Lợi ích của HTQC

2.5

Phương pháp/
cơng cụ

o
o
o
o
o

- Học theo trạm

Phát triển nhận thức
Phát triển kĩ năng sáng tạo
Phát triển kĩ năng xã hội
Phát triển kĩ năng cảm xúc
Phát triển thể chất

 Khởi động

- Trò chơi/Kahoot

 HTQC và Chương trình GDPT 2018

- Sơ đồ tư duy

- Học theo trạm

o HTQC góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung và
yêu cầu của Chương trình GDPT 2018
o HTQC đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp
và hình thức tổ chức dạy học
o HTQC đáp ứng yêu cầu về đổi mới đánh giá
học sinh

9



số

Thời
gian

3
3.1

Nội dung / thông tin cơ bản

Phương pháp/
công cụ

Phần III: Thực hiện HTQC ở trường tiểu học
120'

 Một số phương pháp/kĩ thuật HTQC


- Quả bóng tuyết

10'

Tổng kết ngày 1

- Trình bày
Ngày 2

10’

3.2

200’

4
4.1

4.2

 Khởi động

- Trò chơi/Kahoot

 Thực hành thiết kế và tổ chức hoạt động HTQC

- Thảo luận nhóm
- Quả bóng tuyết
- Đóng vai

- Học theo góc
- SHCM theo nghiên
cứu bài học

o Thiết kế hoạt động HTQC
o Tổ chức hoạt động HTQC
o Rút kinh nghiệm

Phần IV: Giáo viên tự BDCM về HTQC
10'

65’

 Khởi động

- Trị chơi/Kahoot

 Các hình thức BDCM về HTQC

- Phản hồi và
suy ngẫm
- Chia sẻ cá nhân

o
o
o
o

Phát triển chuyên môn của giáo viên về HTQC
Tự học

Học từ đồng nghiệp
Học hỏi từ CBQL và giáo dục

Phần V: Đánh giá - Phát triển xác định hiệu quả
của HTQC
5

60’

o
o
o
o
o

- Trao đổi
- Khảo sát

Học sinh tự đánh giá
Đánh giá đồng đẳng giữa các học sinh
Phụ huynh đánh giá học sinh
Giáo viên đánh giá học sinh
Giáo viên tự đánh giá để rút kinh nghiệm

20’

 Đánh giá sau tập huấn

20’


 Tổng kết khóa tập huấn

6

- Khảo sát
- Chia sẻ
- Trình bày

Lưu ý: trong trường hợp không tổ chức được 2 ngày tập huấn liên tục, nhà trường có thể
tách thành nhiều buổi tập huấn, đảm bảo mọi giáo viên tham gia đầy đủ nội dung và
đạt được mục tiêu của khóa tập huấn. Các trường cũng có thể chủ động và linh hoạt
điều chỉnh thời lượng của mỗi hoạt động của khoá tập huấn cho phù hợp.

10


Bước

2

Dưới đây là gợi ý thực hiện khóa tập huấn tập trung cho
giáo viên về Học thông qua Chơi tại trường.

Triển khai/ Thực hiện

GỢI Ý CHO BÁO CÁO VIÊN THỰC HIỆN
KHĨA TẬP HUẤN VỀ HỌC THƠNG QUA CHƠI Ở TIỂU HỌC







Thời gian: 2 ngày.
Địa điểm: tại trường tiểu học.
Báo cáo viên: cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán.
Học viên: giáo viên tiểu học.
Phương tiện, học liệu: máy tính, máy chiếu, giấy A0, bút dạ, tài liệu tập huấn về HTQC dành
cho giáo viên,…

Nội dung và các hoạt động
Ngày 1:
Hoạt động 1: Khai mạc khóa tập huấn (thời gian: 30 phút)
• Khai mạc:

Lãnh đạo nhà trường phát biểu khai mạc lớp tập huấn, nhấn mạnh tầm quan trọng

• của HTQC đối với việc thực hiện chương trình GDPT mới (2018).

Đánh giá ban đầu:
- Báo cáo viên nêu rõ mục tiêu của việc đánh giá trước tập huấn nhằm tìm hiểu sự hiểu
biết, kinh nghiệm của giáo viên về HTQC, làm cơ sở cho việc lựa chọn, thiết kế và tổ
chức các hoạt động tập huấn tiếp theo.
- Giáo viên trả lời phiếu khảo sát (10 phút):
PHIẾU KHẢO SÁT TRƯỚC TẬP HUẤN VỀ HỌC THƠNG QUA CHƠI
1.
2.
3.
4.


Thầy/ Cơ hiểu thế nào là HTQC?
Lợi ích của HTQC đối với học sinh là gì?
HTQC có những đặc điểm gì?
Để thực hiện HTQC hiệu quả, cần đảm bảo các nguyên tắc gì?

Tìm hiểu mong đợi của giáo viên đối với khóa tập huấn:
- GV suy nghĩ độc lập và viết ra giấy 3 điều mình mong muốn đối với khố tập huấn về
HTQC.
- Chia sẻ trước tồn lớp theo kĩ thuật phịng tranh (hoặc chia sẻ trên Padlet).

11


Giới thiệu mục tiêu khóa tập huấn:
- Báo cáo viên liên hệ với những mong đợi của giáo viên để cùng thống nhất mục tiêu
của khố tập huấn.
Mục tiêu khóa tập huấn giáo viên Học thơng qua Chơi
Sau khóa tập huấn, giáo viên tiểu học có thể:
1.
2.
3.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc triển khai HTQC trong
trường tiểu học và có những hiểu biết cơ bản về HTQC;
Vận dụng các phương pháp/kĩ thuật HTQC để thiết kế và tổ chức hiệu
quả các hoạt động dạy học ở trường tiểu học;
Nhận rõ tầm quan trọng của việc phát triển năng lực chun mơn bản
thân và hình thành thói quen tổ chức HTQC trong lớp học của mình.

Hoạt động 2: Tổng quan về HTQC

o
o
o
o
o

Thế nào là HTQC?
Đặc điểm của HTQC
Loại hình Chơi
Lợi ích của HTQC
HTQC và Chương trình GDPT 2018

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu thế nào là HTQC?





Thời gian: 15 phút
Phương pháp/kĩ thuật: chia sẻ cặp đôi
Chuẩn bị: giấy A4
Các bước tiến hành:
-

Giáo viên suy nghĩ độc lập trả lời câu hỏi: "Thầy/Cô hiểu thế nào là HTQC?".
Chia sẻ cặp đôi và thống nhất ý kiến.
Một số cặp đôi chia sẻ kết quả thảo luận.
Báo cáo viên giới thiệu định nghĩa về HTQC.

“Học và Chơi như hai cánh bướm

Cánh này không thể tồn tại nếu thiếu cánh kia.”

Carla Rinaldi, President of Reggio Children

12


Định nghĩa về Học Thơng qua chơi
• Học thơng qua Chơi được hiểu theo nghĩa rộng là hướng tiếp cận giáo

dục, ở đó học sinh được tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải quyết
vấn đề trong môi trường học tập vui vẻ. Giáo viên kết nối mục tiêu học
tập với hoạt động chơi nhằm thúc đẩy sự tham gia và tự chủ của học
sinh, từ đó góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của người học.


“Học khơng chỉ đơn thuần là việc ghi nhớ các nội dung kiến thức. Khi trẻ
có nhiều cơ hội chia sẻ ý kiến, thực hành và được lựa chọn học gì và học
như thế nào thì các em sẽ học sâu hơn và có được các kĩ năng phục vụ
cho cuộc sống.
Chơi khơng chỉ là chơi các trị chơi hay các hoạt động vận động. Có rất
nhiều loại hoạt động và trải nghiệm mà trẻ được tự do khám phá, tìm tịi
cũng được hiểu là Chơi. Và các hoạt động đó thường có cấu trúc và có
định hướng của giáo viên. Giáo viên cần tin tưởng vào khả năng của học
sinh và nên tạo cơ hội để các em phát huy khả năng tư duy và chủ động
trong hoạt động của mình thay vì giáo viên hướng dẫn chi tiết, dẫn dắt
cụ thể và giải thích mọi điều.”

Lưu ý: Hiện nay, khi nhắc đến “Học thông qua Chơi” nhiều người sẽ nghĩ khái niệm này
chỉ giới hạn ở học thông qua các trị chơi. Tuy nhiên, “Học thơng qua Chơi” bao gồm học

thơng qua các trị chơi và các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, tìm hiểu, khám phá và
giải quyết vấn đề.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu 5 đặc điểm của HTQC





Thời gian: 40 phút
Phương pháp: thảo luận vòng tròn xoay (ổ bi)
Chuẩn bị: tài liệu tập huấn, giấy nhớ/phiếu học tập
Các bước tiến hành:
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có mười thành viên.
- Giáo viên trong mỗi nhóm xếp thành hai vòng tròn đồng tâm, đánh số thứ tự cho các
thành viên trong mỗi vòng tròn (A1-A2-A3-A4-A5) và (B1-B2-B3-B4-B5) và đứng đối
diện nhau theo cặp (các thành viên có cùng số thứ tự trong nhóm tạo thành một
cặp đơi).

13


- Mỗi cặp đơi thảo luận tìm hiểu về một trong 5 đặc điểm của HTQC.
- Vòng tròn trong đứng tại chỗ, các thành viên ở vịng trịn bên ngồi di chuyển theo
từng nhịp để chia sẻ những điều mình tìm hiểu được về đặc điểm của HTQC. Sau 4
nhịp di chuyển, tất cả giáo viên đều tìm hiểu và chia sẻ cả 5 đặc điểm của HTQC.
- Chia sẻ trước lớp và thống nhất cùng báo cáo viên 5 đặc điểm của HTQC.

14



5 ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC THÔNG QUA CHƠI

VUI VẺ
Học sinh hứng thú được tham gia chơi, được trải nghiệm những
khoảnh khắc hồi hộp, ngạc nhiên, phấn khích hay vui sướng khi
các em vượt qua được thử thách.

CÓ Ý NGHĨA
Học sinh có cơ hội liên hệ những điều mình đã biết với những gì
đang học.
Học thơng qua trải nghiệm, thực hành sẽ giúp học sinh có cơ hội
thể hiện và mở rộng kiến thức.

THAM GIA TÍCH CỰC
Học sinh tham gia vào quá trình hoạt động say sưa, tập trung cao
độ vào hoạt động.

CÓ NHIỀU CƠ HỘI THỬ NGHIỆM (CÓ CƠ HỘI ĐƯỢC LẶP ĐI LẶP LẠI)
Học sinh đưa ra các giả thuyết và thử nghiệm nhiều phương án
khác nhau để tìm được ra câu trả lời cho vấn đề đang tìm hiểu.
Học theo cách này giúp học sinh học được cách tìm ra nhiều
phương án giải quyết cho một vấn đề và từ đó hình thành tư duy
nhiều chiều.
TƯƠNG TÁC XÃ HỘI
Học sinh được thể hiện, chia sẻ ý tưởng của mình, hiểu ý tưởng của
các bạn và thầy cơ.
Qua tương tác trực tiếp, học sinh sẽ thấy thoải mái và thân thiết với
các bạn hơn.

15



Hoạt động 2.3: Tìm hiểu các loại hình chơi
Tìm hiểu các loại hình chơi





Thời gian: 20 phút
Phương pháp/kĩ thuật: mảnh ghép
Chuẩn bị: giấy A4, tài liệu bồi dưỡng
Các bước tiến hành:
- Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có bốn thành viên và đánh số thứ tự cho các
thành viên trong nhóm từ 1 đến 4 (gọi là các nhóm gốc).
- Các thành viên có cùng một số thứ tự lập thành một nhóm, gọi là nhóm chuyên gia.
Giao nhiệm vụ cho các nhóm chun gia, mỗi nhóm tìm hiểu về một loại hình chơi
bao gồm: biểu hiện, điểm mạnh, điểm hạn chế của mỗi loại hình chơi:
o
o
o
o

Chơi tự do
Chơi có định hướng
Trị chơi
Chơi có hướng dẫn cụ thể, chi tiết từ giáo viên

- Các nhóm chuyên gia thảo luận và thống nhất kết quả thảo luận về hình thức chơi
được phân cơng.

- Các thành viên quay trở về nhóm gốc và chia sẻ những điều mình đã tìm hiểu được
từ nhóm chuyên gia.
- Một số giáo viên chia sẻ những gì họ đã tìm hiểu được qua hoạt động này. Mỗi người
nói về một loại hình chơi trong số bốn loại hình chơi.
- Giáo viên thảo luận và xác định: "Kĩ thuật HTQC Mảnh ghép vừa thực hiện thuộc hình
thức chơi nào? Vì sao?".
- Tóm tắt các câu trả lời của giáo viên, nhấn mạnh “HTQC tập trung vào 3 loại hình:
Chơi tự do, Chơi có định hướng, Trị chơi. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần vận
dụng linh hoạt và kết hợp các loại hình HTQC với nhau sao cho đạt hiệu quả tối ưu”.
Bài tập thực hành phân biệt các loại hình chơi






Thời gian: 30 phút
Phương pháp/kĩ thuật: thi tiếp sức
Chuẩn bị: 1 giỏ to đựng các tấm thẻ với màu khác nhau (mỗi đội thi sẽ có một màu
riêng), trên các tấm thẻ ghi đặc điểm của mỗi loại hình chơi. 03 hộp có dán nhãn Chơi
tự do/Chơi có định hướng/Trị chơi.
Các bước tiến hành (15 phút):
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ và yêu cầu các nhóm thực hiện các bước như sau:
o
o

Mỗi đội xếp thành hàng dọc.
Mỗi nhóm: 1 người lên nhặt một chiếc thẻ có màu của đội mình trong giỏ, đọc và
đặt chiếc thẻ vào đúng hộp có dán nhãn loại hình chơi tương ứng với đặc điểm
ghi trong thẻ. Sau đó, di chuyển về cuối hàng để người tiếp theo lên chơi, cứ như

vậy cho đến hết thời gian.

16


o

Các đội cử đại diện cùng cả lớp kiểm tra chéo đội bạn có đặt thẻ đúng vào hộp
khơng. Các thành viên của đội được kiểm tra giải thích lí do lựa chọn của mình
trong các trường hợp đặt thẻ chưa đúng. Tuyên dương, khen thưởng đội đặt được
nhiều thẻ vào đúng hộp nhất.

- Tóm tắt thơng tin cơ bản về đặc điểm của mỗi loại hình chơi.

Các loại hình chơi
• Chơi tự do: là loại hình chơi hồn tồn do trẻ khởi xướng, tổ chức và điều

khiển. Sự tham gia của giáo viên vào việc chơi tự do là khơng có. Với chơi tự
do, học sinh sẽ tự tìm hiểu, chơi và khám phá với ít ràng buộc và giới hạn.
Chơi có định hướng: là loại hình chơi do học sinh chủ động, giáo viên chỉ
hỗ trợ. Giáo viên sẽ hướng dẫn và hỗ trợ học sinh thực hiện hoạt động và

giúp các em kiểm sốt q trình học của mình. Với chơi có định hướng,
giáo viên có thể cung cấp cho học sinh nhiều trải nghiệm học tập có
mục tiêu cụ thể.
Trị chơi: là loại hình chơi được thiết kế sẵn với các quy tắc và luật chơi
nhưng trẻ vẫn cảm thấy vui vẻ khi chơi.
Học thông qua hướng dẫn chi tiết, cụ thể và kiểm soát của giáo viên,
do giáo viên thiết kế với cấu trúc nhất định. Giáo viên đặt mục tiêu học
tập, đưa ra khuôn khổ, hướng dẫn rõ ràng, chi tiết để học sinh thực hiện

theo. Học sinh chủ yếu làm theo sự hướng dẫn, kiểm sốt trực tiếp mà
khơng có nhiều cơ hội đưa ra các ý tưởng, quan điểm của cá nhân mình.

17


Hoạt động 2.4: Tìm hiểu 4 nguyên tắc thực hiện hiệu quả HTQC






Thời gian: 45 phút
Phương pháp/kĩ thuật: ghép đôi, nhóm chun gia
Chuẩn bị: 4 giỏ đựng các bơng hoa giấy (màu xanh và màu đỏ), trên bông hoa màu
đỏ có ghi các từ khố của một ngun tắc HTQC, trên bông hoa màu xanh ghi nội
dung diễn giải tương ứng với từ khố đó (mỗi giỏ hoa sẽ là một nguyên tắc).
Các bước tiến hành:
- Chia lớp thành 4 (hoặc 8) nhóm, gọi là nhóm chuyên gia. Mỗi nhóm chuyên gia nhận
1 giỏ hoa để tìm hiểu về 1 nguyên tắc của HTQC: i) Kết nối HTQC với mục tiêu học tập;
ii) Khuyến khích sự tự chủ của học sinh; iii) Quản lí lớp học; iv) Sắp xếp khơng gian học
tập tích cực, hiệu quả.
- Giáo viên chọn hai bơng hoa bất kì trong giỏ (mỗi bơng một màu).
- Từng người đọc to bông hoa màu đỏ và giải thích về từ khố được ghi trong đó.
- Các giáo viên khác lắng nghe, đọc thầm bông hoa màu xanh. Sau đó, giữ lại bơng hoa
màu đỏ và tặng bơng hoa màu xanh cho người có từ khố tương ứng với nội dung
được diễn giải trong bơng hoa.
- Các nhóm thảo luận nhanh để thống nhất ý kiến và cử đại diện nhóm chia sẻ.
- Báo cáo viên và tồn lớp trao đổi, thống nhất và lưu ý:


Bốn nguyên tắc của HTQC có mối liên hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau.
Để thực hiện hiệu quả các hoạt động HTQC, bên cạnh việc đảm bảo các
nguyên tắc HTQC, giáo viên cần phải tôn trọng những ý tưởng của học sinh
và tạo cơ hội cho các em được hợp tác trong quá trình tham gia vào các
hoạt động.

18


×