Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề cương ôn tập HK1 vật lý 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.73 KB, 2 trang )

1
TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN-QUẬN 1

VẬT LÍ 8 - ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ 1 2013 - 2014
I. Lí Thuyết
Câu hỏi 1:Thế nào là chuyển động cơ? Cho ví dụ và giải thích?
Trả lời:
- Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật làm mốc.
- Ví dụ: Một người đang đi xe thì người đó chuyển động so với cây bên đường. Trong trường hợp này cái cây được
chọn làm mốc. Còn nếu chọn cái xe làm vật mốc thì người đó đang đứng yên.
Câu hỏi 2:Nêu kết luận về tính tương đối của chuyển động.
- Cho ví dụ về một vật chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác.
Trả lời:
- Chuyển động hay đứng yên của một vật chỉ mang tính tương đối phụ thuộc vào vật làm mốc.
- Ví dụ: Một người lái xe đi trên đường. Người đó chuyển động so với cây bên đường nhưng đứng yên so với xe
Câu hỏi 3:Thế nào là tốc độ? Viết công thức và nêu đơn vị các đại lượng trong công thức?
Nói tốc độ của xe ô tô là 50 km/h nghĩa là gì?
Trả lời:
Tốc độ cho biết độ nhanh hay chậm của một vật chuyển động được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị
thời gian
Công thức:
s
v
t
=
trong đó: s: quãng đường đi được (km, m …)
t: thời gian đi hết quãng đường đó (h, min, s …)
v: tốc độ (km/h, m/s …)
Nói tốc độ của xe ô tô là 50 km/h nghĩa là trong 1 h xe ô tô đi được quãng đường là 50 km.
Câu hỏi 4:Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều?Cho ví dụ?Nêu công thức tính vận tốc trung
bình?


Trả lời: Chuyền động đều là chuyển động có tốc độ không thay đổi theo thời gian.
Chuyền động không đều là chuyển động có tốc độ thay đổi theo thời gian.
Công thức tính vận tốc trung bình:
1 2
1 2


s s
s
v
t t t
+ +
= =
+ +
Câu hỏi 4:Nêu cách biểu diễn lực? Kí hiệu một véc tơ lực?
Trả lời:
- Lực là một đại lượng vec tơ, được biểu diễn bằng một mũi tên có:
+ Gốc là điểm đặt của lực
+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực
+ Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ xích cho trước.
Câu hỏi 5: Quán tính là gì? Quán tính của một vật được thể hiện như thế nào? Ví dụ?
Trả lời:
Quán tính là tính chất của một vật giữ nguyên chuyển động khi không có lực tác dụng và chỉ thay đổi dần chuyển
động khi có lực tác dụng
- Một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của hai lực cân bằng, nếu đang đứng yên thì sẽ tiếp
tục đứng yên, nếu đang chuyển động thì sẽ chuyển động thẳng đều.
- Một vật khi chịu tác dụng của 1 lực hoặc chịu tác dụng của các lực không cân bằng nhau thì vật bị biến đổi
chuyển động và chuyển động chỉ có thể biến đổi dần, không thể xảy ra ngay lập tức .
Câu hỏi 6: Thế nào là lực ma sát?
- Lực ma sát trượt, lực ma sát lăn và lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào ?

- Nêu ví dụ về lực ma sát có lợi và nêu biện pháp để tăng tác dụng có lợi của lực ma sát.
- Nêu ví dụ về lực ma sát có hại và nêu biện pháp để giảm tác dụng có hại của lực ma sát.
Trả lời:
- Các lực cản trở chuyển động của một vật, tạo ra bởi những vật tiếp xúc với nó, được gọi là lực ma sát.
2
- Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt vật khác.
Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên về mặt vật khác
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không bị trượt hay lăn khi vật chịu tác dụng của những lực khác.
- Ví dụ:Đế giày dép thường có khía để tăng lực ma sát giửa dép với mặt đường giúp ta không bị té.
- Ví dụ: khi ta đây một thùng gỗ trượt trên sàn nhà rất khó khăn. Ta cần đặt thùng lên một xe đẩy để giảm độ lớn
lực ma sát bằng cách chuyển từ lực sát trượt thành lực ma sát lăn
Câu hỏi 7: Thế nào là áp lực?Ví dụ ?
Áp lực có tác dụng càng mạnh khi nào?Để thể hiện tác dụng mạnh yếu của áp lực người ta dùng đại lượng
nào?
Trả lời:-Áp lực là lực nén có phương vuông góc với mat tiếp xúc.
Ví dụ: Tù, bàn , ghế tác dụng lực lên sàn nhà.
Áp lực có tác dụng càng mạnh khi: Áp lực càng mạnh và diện tích tiếp xúc càng nhỏ
Để thể hiện tác dụng mạnh yếu của áp lực người ta dùng đại lượng:áp suất.
Câu hỏi 7: Áp suất được tính như thế nào? Công thức, tên gọi, đơn vị của áp suất?
Trả lời:Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị nén.
F
p
S
=
F:Áp lực(N)
S:Diện tích(m
2
)
p:áp suất(N/m
2

)
Câu hỏi 8:Nêu kết luận về áp suất chất lỏng?Viết công thức tính áp suất chất lỏng?
Trả lời: Chất lỏng có thể gây ra áp suất theo mọi phương. Tại một nơi trên mặt tiếp xúc với chất lỏng, áp suất chất
lỏng có phương vuông góc với mặt tiếp xúc tại nơi đó.
Công thức: p = d.h -d: Trọng lượng riêng của chất lỏng ( N/m
3
)
- -h:độ sâu cột chất lỏng (m)
-p:Áp suất chất lỏng (N/m
2
)
Câu hỏi 9:Thế nào là bình thông nhau?Đặc điểm của mặt thoáng chất lỏng trong bình thông nhau?Ví dụ?
Công thức của máy thủy lực?
Trả lời
- Bình thông nhau là bình gồm hai hoặc nhiều nhánh có hình dạng bất kỳ, phần miệng thông với không khí, phần đáy
được thông với nhau.
-Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh có độ cao bằng
nhau.
-Ví dụ:ống thoát nước dưới các la-va bô, ấm pha trà, ống đo mực chất lỏng?
- Công thức của máy thủy lực
2 2
1 1
F S
F S
=
-F
1
:áp lực tác dụng lên pít tong nho
-F
2

:áp lực tác dụng lên pít tông lớn
-S
1
:Diện tích pít tong nhỏ
-S
2
:Diện tích pít tong nhỏ lớn
Câu hỏi 10: Thế nào là áp suất khí quyển? Áp suất này tác dụng lên các vật theo phương nào? Ví dụ?
Đơn vị áp suất khí quyển?
Trả lời:
-Do không khí có trọng lượng nên trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao quanh trái
đất. Áp suất này được gọi là áp suất khí quyển.
-Áp suất khí quyển tác dụng lên các vật theo mọi phương. -
Ví dụ ống nhỏ giọt, hút sữa trong hộp giấy, miếng hít nhựa….
-Đơn vị áp suất khí quyển: Pa , át-mốt-phe(atm), torr(Torr), milimet thủy ngân (mmHg)
1atm =101325 pa (100 000pa)
1atm =76 cm Hg = 760 mm Hg
1 Torr = 1mmHg

×