Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics tại công ty cp dịch vụ giao nhận hàng hóa tnn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.64 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ LOGISTICS
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA TNN

Họ và tên

:

Vũ Việt Hùng

Lớp

:

134201.ONE39

Ngành

:

Quản trị kinh doanh tổng hợp

Thời gian thực tập

:

Từ ngày 02/04/2017 đến 06/07/2017



Giảng viên hướng dẫn

:

Ths Phạm Hương Thảo

Hà Nội, tháng 04 năm 2017


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................2
LỜI NĨI ĐẦU.................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CƠNG TY CP DỊCH VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HĨA TNN...........................................................................................3
1.1 Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty................................3
1.1.1. Lịch sử hình thành...........................................................................3
1.1.2. Sự thay đổi của Công ty cho đến nay..............................................5
1.2 Cơ cấu tổ chức của Cơng ty..................................................................6
1.2.1 Mơ hình cơ cấu tổ chức bộ máy.......................................................6
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Ban giám đốc, các phòng ban.............0
1.3 Đánh giá kết quả hoạt động của Công ty............................................1
1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh.........................................................1
1.3.2. Đánh giá các kết quả hoạt động khác..............................................4
Hoạt động thi đua:.....................................................................................4
Hoạt động thể thao:...................................................................................5
1.4 Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới năng lực
cạnh tranh dịch vụ Logistics Công ty........................................................5
1.4.1 Thị trường logistics thế giới và Việt Nam........................................5
Thị trường Logistics thế giới.....................................................................5

Thị trường Logistics Việt Nam.................................................................7
1.4.2 Cơ sở vật chất...................................................................................9
1.4.3 Chất lượng dịch vụ logistics.............................................................9
1.4.4 Chất lượng nguồn nhân lực............................................................10
1.4.5 Dịch vụ logistics đối thủ của Công ty............................................11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CƠNG TY
CP DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HĨA TNN........................................13


2.1 Đánh giá tổng quát dịch vụ logistics..................................................13
2.1.1 Năng lực về giá dịch vụ..................................................................13
2.1.2 Chất lượng dịch vụ.........................................................................13
2.1.3 Thị phần..........................................................................................15
2.1.4 Uy tín, thương hiệu.........................................................................15
2.1.5 Quan hệ với khách hàng và chăm sóc sau bán hàng......................15
2.2 Phân tích thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics
của Công ty................................................................................................15
2.2.1 Đầu tư cơ sở vật chất (văn phòng, xe, kho bãi…)..........................15
2.2.2 Duy trì và cải tiến chất lượng dịch vụ logistics..............................16
2.2.3 Đẩy mạnh hợp tác kinh doanh với các đối tác...............................16
2.2.4 Nâng cao cơng tác chăm sóc khách hàng.......................................16
2.2.5 Nâng cao giá trị thương hiệu, hình ảnh và uy tín của Cơng ty.......16
2.2.6 Giải pháp Marketing.......................................................................17
2.2.6.1 Chính sách Sản phẩm..........................................................................18
2.2.6.2 Chính sách giá cả.................................................................................18
2.2.6.3 Chính sách phân phối..........................................................................18
2.2.6.4 Chính sách xúc tiến bán hàng......................................................18
2.3 Ưu điểm, hạn chế chủ yếu...................................................................19
2.3.1. Ưu điểm.........................................................................................19
2.3.2. Hạn chế..........................................................................................19

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế..............................................................19
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC DỊCH
VỤ LOGISTICS CƠNG TY CP DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HĨA
TNN................................................................................................................20
3.1 Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới..............20


3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ Logistics của
Công ty.......................................................................................................20
3.2.1 Dịch vụ vận tải, giao nhận và phân phối hàng hóa........................20
3.2.2 Dịch vụ kho bãi..............................................................................24
3.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp.........................................26
3.2.5 Tăng cường hoạt động marketing...................................................27
3.2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics...............29
3.2.7 Hệ thống chia sẻ và trao đổi dữ liệu điện tử - EDI.........................30
3.2.8 Điểm bán hàng – POS (Point of sale)............................................30
3.2.8 Liên kết với doanh nghiệp cùng ngành ở trong và ngoài nước......33
3.3 Kiến nghị..............................................................................................34
KẾT LUẬN....................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................38


LỜI NĨI ĐẦU
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực
cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.
Mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào
GDP đạt 8%-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch
vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20%
GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ
50 trở lên.

Bên cạnh đó, tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics, xây
dựng các trung tâm logistics cấp khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả kết nối giữa
Việt Nam với các nước. Đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics của khu
vực.
Đồng thời, hình thành các doanh nghiệp dịch vụ logistics đầu tàu, có đủ sức
cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời hỗ trợ phát triển các
doanh nghiệp dịch vụ logistics theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp.
Nguồn lực của một doanh nghiệp bao gồm: nguồn nhân lực, tài sản vật chất,
các nguồn lực vơ hình. Đây là nhóm yếu tố quyết định khả năng hoạt động của
doanh nghiệp, quyết định sự thành bại trên thị trường; trong đó nguồn lực quan
trọng nhất là con người.
Con người là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của các loại hình doanh
nghiệp, quyết định sự thành công hay không của các doanh nghiệp, các tổ chức ở
mỗi quốc gia. Nhận thức được điều đó, TNN Logistics coi yếu tố con người cực kỳ
quan trọng vì mọi quyết định liên quan đến quá trình quản trị chiến lược đều do con
người quyết định, khả năng cạnh tranh trên thị trường mạnh hay yếu, văn hóa tổ
chức tốt hay chưa tốt ... đều xuất phát từ con người. Vì vậy nhân lực là yếu tố đầu
tiên trong các nguồn lực mà TNN Logistics cần xem xét, phân tích để quyết định
nhiệm vụ, mục tiêu và những giải pháp cần thực hiện.
TNN Logistics là đơn vị cung cấp dịch vụ logistics được thành lập tháng
6/2003. TNN Logistics là thành viên của hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế

1


(FIATA), hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA) và Phịng thương mại
và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI). Ngồi ra, cơng ty cịn là thành viên của các Hiệp
hội nghề nghiệp phi chính phủ tại các nước trên thế giới như Amcharm, Auscharm,
EuroCharm. Để đảm bảo khách hàng của chúng tôi được sử dụng dịch vụ do TNN
Logistics cung cấp với những dịch vụ tốt nhất và giá cả phù hợp, chúng tôi luôn tập

trung phát triển yếu tố con người và văn hóa doanh nghiệp.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Giao nhận Hàng Hóa
TNN (TNN Logistics), em mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh
tranh dịch vụ logistics tại Cơng ty CP Dịch Vụ Giao Nhận Hàng hóa TNN”. Đây là
vấn đề đang nóng tại ngành Logistics Việt Nam cũng như tại TNN Logistics trong
bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao. Qua đề tài này, em mong muốn có thêm kiến
thức và các giải pháp cho TNN Logistics để góp phần mang đến cho khách hàng sử
dụng dịch vụ của TNN giảm thiểu chi phí logistics trong sản xuất, kinh doanh.
Đi sâu vào thực tế hoạt động khai thác của công ty là phương pháp tiếp cận tốt
nhất để xây dựng và đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ
logistics.
Kết cấu nội dung báo cáo bao gồm:
Chương I: Tổng quan về Công ty CP Dịch Vụ Giao Nhận Hàng Hóa TNN
Chương II: Thực trạng dịch vụ logistics tại Công ty CP Dịch Vụ Giao Nhận
Hàng Hóa TNN
Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực dịch vụ logistics tại Công ty
CP Dịch Vụ Giao Nhận Hàng Hóa TNN
Lời kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

2


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÔNG TY CP DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG
HĨA TNN
1.1 Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty
1.1.1. Lịch sử hình thành
Cơng ty cổ phần Dịch vụ Giao nhận Hàng hóa TNN (TNN Logistics) được
thành lập vào ngày 18 tháng 6 năm 2003 do Sở KHĐT Hải Phịng cấp.

Mã số doanh nghiệp: 0200549767
Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty cổ phần
Địa chỉ trụ sở chính: Phịng 602, tịa nhà DG, số 15 Trần Phú, Ngơ Quyền,
Hải Phịng
ĐT: 0225 – 3652 145 Fax: 0225 – 3652 147
VPĐD tại TP.HCM: Phòng 403 tòa nhà City View, số 12 Mạc Đĩnh Chi,
Quận 1, TPHCM
ĐT: 08 – 3822 1286 Fax: 08 – 3822 1296
VPĐD tại Hà Nội: Tầng 6, Tháp Star Tower, đường Dương Đình Nghệ,
Phường n Hồ, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
ĐT: 04 – 37955 144 Fax: 04 – 37956 987
Quy mô hiện tại: 71 nhân sự

3


Ngành nghề kinh doanh của Công ty
STT

Tên ngành

Mã ngành

1

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

H5229

2


Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

H4933

3

Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương

H5012

4

Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa

H5022

5

Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

H5210

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải

6

đường sắt và đường bộ

H5221


7

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy

H5222

8

Bốc xếp hàng hóa

H5224

9

Hoạt động của đại lý và mơi giới bảo hiểm

K66220

10

Dịch vụ đóng gói

N82920

Mục tiêu phát triển của TNN là doanh nghiệp logistics Việt Nam hoạt động uy
tín trong lĩnh vực Asean với sứ mệnh hướng tới là phát triển, cung cấp các giải pháp
logistics hiệu quả và hữu ích cho khách hàng, cam kết chia sẻ lợi ích giữa khách
hàng, người lao động, cổ đơng và cộng đồng, đồng thời là cơ sở kinh doanh dựa
trên nền tảng nguồn nhân lực có chất lượng và cung cấp các nguồn lực và cơ hội

đào tạo cho cộng đồng.
Với việc áp dụng các phần mềm công nghệ tiên tiến và hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9001-2008 trong công tác quản lý cùng đội ngũ nhân viên giàu kinh
nghiệm, được đào tạo tốt, Công ty tự hào là nhà cung cấp dịch vụ tiêu chuẩn với giá
hợp lý chuyên cung cấp giải pháp logistics tích hợp trọn gói cho các tập đồn đa
quốc gia phục vụ khách hàng nhanh chóng và chuyên nghiệp theo phương châm
“Make the best of what we have”.
Trong những năm qua, Công ty cổ phần dịch vụ Giao nhận hàng hóa TNN đã
khơng ngừng lớn mạnh về mọi mặt với lĩnh vực kinh doanh và phạm vi hoạt động

4


với Văn phịng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, trong đó tập trung vào một số dịch vụ
chính như sau:
-

Dịch vụ vận chuyển quốc tế bằng đường biển

-

Dịch vụ vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không

-

Vận chuyển đường bộ bằng xe kéo container & xe tải

-

Dịch vụ logisitics tích hợp


-

Dịch vụ mơi giới hải quan

-

Dịch vụ lưu kho bãi

1.1.2. Sự thay đổi của Công ty cho đến nay
Ngày 17 tháng 06 năm 2003
Công ty Cổ phần Dịch vụ Giao nhận Hàng hóa TNN chính thức được thành
lập vào với trụ sở ban đầu tại số 88 Điện Biên Phủ, Ngơ Quyền, Hải Phịng.
Tháng 8 năm 2008
Cơng ty chuyển trụ sở về tòa nhà DG, 15 Trần Phú cho đến hiện tại.
Tháng 10.2011
Mở rộng thêm kho Yên Mỹ tại Hưng Yên với 1200m2
Tháng 05.2012
Đạt chứng nhận ISO 9001:2008
Tháng 07.2012
Phát triển Văn phịng Hà Nội với mục đích mở rộng hệ thống phục vụ khách
hàng tại khu vực các tỉnh phía Bắc.
Tháng 10.2012
Đạt Giấy phép kinh doanh Vận tái đa phương thức
Từ tháng 8 – tháng 10.2012
Trở thành thành viên các Hiệp hội Hiệp hội thương mại Mỹ Amcham, Hiệp
hội thương mại Úc Auscham và Hiệp hội thương mại châu Âu Euro Cham.
Tháng 01.2013
Mở thêm kho Sài Gòn (200m2) nhằm phát triển mạng lưới kinh doanh phía
Nam tại 18B Lưu Trọng Lư, Tân Thuận Đơng, Quận 7, Hồ Chí Minh.


5


Từ tháng 2 – tháng 5.2013
Hoàn thành thủ tục đăng ký bản quyền nhãn hiệu của TNN tại Cục Sở hữu trí
tuệ với nhóm hàng hố dịch vụ 35, 36, 39.
Tháng 3.2015
Phát triển Văn phịng Hồ Chí Minh với mục đích mở rộng hệ thống phục vụ
khách hàng tại khu vực các tỉnh phía Nam tại phịng 403, tầng 4, tịa nhà Cityview,
phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Tháng 6.2015
Mở rộng thêm kho Như Quỳnh, Hưng Yên với diện tích 1200m2
1.2 Cơ cấu tổ chức của Cơng ty
1.2.1 Mơ hình cơ cấu tổ chức bộ máy

6


0


1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Ban giám đốc, các phòng ban
- Chủ tịch Hội đồng Quản trị: Quản trị và kiểm sốt mọi hoạt động của Cơng ty
và ban Giám đốc Công ty.
- Giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của Công ty; Điều hành công việc
kinh doanh hằng ngày của Công ty theo đúng quy định của Pháp luật, Điều Lệ, Bộ qui tắc
ứng xử và các quy chế của Công ty do Hội đồng quản trị ban hành, các nghị quyết của
Hội đồng quản trị, hợp đồng lao động ký với Công ty; Quyết định tất cả các vấn đề khơng
cần phải có nghị quyết của Hội đồng quản trị, bao gồm việc thay mặt Cơng ty ký kết các

hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
thường nhật của Công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất. Chuẩn bị các dự toán dài
hạn, hàng năm, hàng quý của Công ty phục vụ hoạt động quản lý dài hạn, hàng năm,
hàng quý của Cơng ty theo kế hoạch kinh doanh. Bản dự tốn hàng năm (bao gồm cả
bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ
dự kiến) cho từng năm tài chính phải được trình để Hội đồng quản trị thơng qua và phải
bao gồm những thông tin qui định tại các quy chế của Công ty do Hội đồng quản trị ban
hành;
- Phó Giám đốc nội chính: phụ trách các vấn đề mang tính liên phịng, liên quan
đến nhiều chun mơn khai thác và văn phịng chính.
- Phó Giám đốc kinh doanh: Quản lý tồn bộ hoạt động phịng Phịng kinh doanh;
Tổ chức thực hiện việc mở rộng thị trường và phát triển doanh số bán hàng; Quản lý việc
thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ và đôn đốc thu hồi cơng nợ.
- Kế tốn trưởng: Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Công ty về việc tổ chức
thực hiện thu thập, ghi chép, tổng hợp và hạch toán kế tốn đối với tồn bộ hoạt động đầu
tư kinh doanh của Công ty theo đúng quy định, chế độ tài chính kế tốn, đảm bảo tính
chính xác, trung thực, kịp thời. Phối hợp các phòng ban tham mưu giúp lãnh đạo Cơng ty
quản lý, phân tích tài chính, nguồn vốn, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả và an
toàn sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh.
- Giám đốc chi nhánh: Phụ trách toàn bộ hoạt động của Chi nhánh;
- Văn phịng cơng ty: có chức năng tham mưu giúp việc cho Phó Giám đốc nội
chính các cơng việc thuộc lĩnh vực nhân sự hành chính:
o Nhân sự:
 Tổ chức, quản lý lao động và thực hiện chế đô lương, thưởng.
 Tuyển dụng, đào tạo, theo dõi hợp đồng lao động.


 Thực hiện chế độ chính sách của Cơng ty đối với cán bộ cơng nhân viên.
o Hành chính:
 Tổ chức, thực hiện cơng tác hành chính, quản trị văn phòng

 Các vấn đề pháp lý và thủ tục liên quan đến Cơng ty.
 Duy trì ổn định các kênh thơng tin trong tồn bộ Cơng ty, đảm bảo đúng
thơng tin được đưa đến đúng người, vào đúng lúc.
- Phòng kế toán – thống kê: Quản lý, kiểm tra, xây dựng, hướng dẫn và thực hiện
chế độ kế toán – thống kê – thuế theo đúng quy định của Nhà nước và yêu cầu quản trị
nội bộ của Công ty; Quản lý tài chính, tài sản theo quy định của nhà nước, Điều lệ và quy
chế, quy định nội bộ của Cơng ty; Đáp ứng nhu cầu về tài chính cho mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty theo kế hoạch;
- Phòng khai thác: Thiết lập, tổ chức, triển khai, thực hiện các dịch vụ của Công
ty; Quản lý, vận hành đội xe hiệu quả; Tìm kiếm, tư vấn cho BGĐ phê duyệt các hợp
đồng mua ngoài; Kiểm tra, giám sát các dịch vụ mua ngoài; Tham mưu cho BGĐ xây
dựng, mở rộng dịch vụ của Công ty; Kiểm tra, giám sát cơng việc của nhân viên phịng
- Phòng kinh doanh: Xây dựng và phát triển thương hiệu để Công ty trở thành
doanh nghiệp logistics Việt Nam uy tín hoạt động trong khu vực ASEAN. Nghiên cứu,
mở rộng thị trường, phát triển khách hàng và hồ sơ dịch vụ của cơng ty. Duy trì và phát
triển doanh số bán hàng. Theo dõi việc thực hiện hợp đồng và tham gia thu hồi cơng nợ.
- Văn phịng CNHCM: thực hiện các giao dịch, triển khai dịch vụ tại địa bàn phía
Nam (từ Đà Nẵng trở vào).
- Văn phịng CNHN: thực hiện các giao dịch và triển khai dịch vụ tại địa bàn Hà
Nội.
- Đội kho: Đội Kho trực thuộc phòng Khai thác quản lý. Đội kho là đơn vị thực
hiện dịch vụ lưu kho, quản lý xuất nhập tồn và bốc xếp hàng hóa trong kho.
- Đội xe: trực thuộc phòng Khai thác quản lý. Đội xe thực hiện vận chuyển hàng
hóa từ kho / cảng theo lệnh điều động từ Phịng khai thác.
- Đội giao nhận: hồn thành tồn bộ các chứng từ, thủ tục cho các lơ hàng theo cam
kết của công ty với khách hàng.
1.3 Đánh giá kết quả hoạt động của Công ty
1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh

1



Bảng 1. Doanh thu thực hiện năm 2013, 2014, 2015 và 2016
ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3.Doanh thu thuần và bán hàng và cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí quản lý kinh doanh
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
10. Thu nhập khác
11. Chi phí khác
12. Lợi nhuận khác
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
87,871
87,871
78,920
8,951
50
7,022

1,879
1,879
470
1,409

101,462
101,462
88,896
12,566
75
8,333
4,158
4,158
915
3,243

110,468
110,468
97,693
12,775
97
9,358
3,320
3,320
730
2,590

124,680
124,680
110,896

13,784
64
9,982
3,738
3,738
747
2,991

2014/2013
(+/-)
%
13,591 15.5%
13,591 15.5%
9,976 12.6%
3,615 40.4%
25 50.0%
1,311 18.7%
2,279 121.3%
2,279 121.3%
445 94.7%
1,834 130.2%

Chênh lệch
2015/2014
(+/-)
%
9,006
8.9%
9,006
8.9%

8,797
9.9%
209
1.7%
22 29.3%
1,025 12.3%
(838) -0.8%
(838) -0.8%
(185) -0.8%
(653) -0.8%

2016/2015
(+/-)
%
14,212 12.9%
14,212 12.9%
13,203 13.5%
1,009
7.9%
(33) -0.7%
624
6.7%
418 12.6%
418 12.6%
17
2.3%
401 15.5%

2



Qua bảng số liệu ta thấy:
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 4 năm 2013 2016 tăng trưởng, hằng năm đều có lợi nhuận. Tuy nhiên, chúng ta khơng thể phủ
nhận, có một vài sự thay đổi lớn trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty
trong giai đoạn 2013 - 2016:
Về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: so với năm 2013 tổng doanh thu
năm 2014 tăng 13,591 triệu đồng, tăng trưởng 15,5%. Năm 2015 so với năm 2014,
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 110,468 triệu đồng, tăng 9,006 triệu
đồng tương ứng tăng 8,9%. Doanh thu thuần và bán hàng và cung cấp dịch vụ tính
đến năm 2016 tăng 14,212 tỷ đồng tương ứng 12,9% so với năm 2015.

Kết quả kinh doanh giai đoạn 2013-2016
140,000
124,680
120,000
100,000
80,000

110,896

110,468
101,462

97,693
88,896

87,871
78,920

60,000

40,000
20,000
1,879

4,158

3,320

3,738

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

3.Doanh thu thuần và bán hàng và cung cấp dịch vụ
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

Năm 2016

12. Lợi nhuận khác

Về giá vốn hàng bán: có thể thấy được, khi Công ty nhận được nhiều hợp
đồng sẽ phải bỏ ra một lượng chi phí lớn để phục vụ cho quá trình hoạt động dịch
vụ của mình. Giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp, ta có thể thấy cùng
với sự gia tăng của doanh thu, giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp
của Công ty cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể, năm 2014 giá vốn hàng bán tăng 9,976

3



triệu đồng, tương ứng 12,6% so với năm 2013, đến năm 2015 tăng lên 97,693 triệu
đồng, tăng 9,006 triệu đồng so với năm 2014, tương đương giảm 9,9% so với năm
2014; năm 2016 giá vốn hàng bán tăng 14,212 triệu đồng, tương đương 12,9% so
với năm 2015.
Về lợi nhuận gộp tính đến năm 2015 tăng 209 tỷ đồng tương ứng tăng 1,7% so
với năm 2014. Lợi nhuận trước thuế: năm 2016 đạt 3,738 tỷ đồng tăng 418 triệu
đồng tương ứng tăng 12,6% so với năm 2015. Chi phí quản lý kinh doanh năm 2016
đạt 9,982 tỷ đồng tăng 624 triệu đồng so với năm 2015 tương ứng tăng 6,7%. Chi
phí này giảm so với tốc độ tăng doanh thu là 6,2%. Chính sách của cơng ty là lấy
chất lượng dịch vụ và sự thuần thục của nhân sự làm nền tảng để tiết kiệm chi phí.
Tập trung mở rộng kinh doanh với khách hàng mới và duy trì mở rộng dịch vụ đối
với khách hàng cũ.
Công ty cũng đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát
triển nhiều mảng dịch vụ và mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng.
Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của năm 2015 đạt 2,590 tỷ đồng, giảm so với
năm 2014 là 653 triệu đồng. Nguyên nhân do giá vốn, chi phí đầu tư nâng cấp phần
mềm quản trị dẫn đến chi phí quản lý kinh doanh tăng.
Nhận xét:
Qua phân tích báo cáo nêu trên cho ta thấy kết quả kinh doanh của Công ty
trong các năm 2013- 2016 đều có lãi. Lợi nhuận sau thuế có năm cao năm thấp từ
1,409 tỷ đến 3,243 tỷ đồng. Doanh thu năm sau cao hơn năm trước, tăng bình quân
8,9% đến 15,5% / năm. Công ty cần xem xét kỹ nguyên nhân để tăng đều lợi nhuận
sau thuế qua các năm.
1.3.2. Đánh giá các kết quả hoạt động khác
Hoạt động thi đua:
Công ty xây dựng phong trào thi đua khen thưởng cho các phịng ban của cơng
ty như:
- Phịng kinh doanh: thi đua vể doanh thu bán hàng, lợi nhuận bán hàng giữa

các nhân viên bán hàng và các văn phòng

4


- Phòng khai thác: thi đua về các ý tưởng tiết kiệm chi phí dịch vụ, thời gian
hồn thành lơ hàng, thời gian thanh tốn, hồn ứng lơ hàng với các thành viên trong
phịng.
- Phịng kế tốn: thi đua về việc thu hồi cơng nợ, gửi quyết tốn cơng nợ cho
khách hàng.
- Phịng hành chính nhân sự: tổ chức các chương trình team building, thể thao,
nấu ăn ... để tăng cường kết nối, giao lưu giữa các thành viên trong cơng ty và
phịng ban.
Hoạt động thể thao:
-

Giao lưu bóng đá giữa các phịng ban trong cơng ty 2 buổi / tuần

-

Giao lưu bóng đá với các đơn vị: nhà cung cấp, đối tác, khách hàng ...
Thông qua các hoạt động thi đua và thể thao, tăng cường gắn kết và hiểu nhau

hơn giữa các thành viên trong công ty, đối tác và khách hàng.
1.4 Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh
dịch vụ Logistics Công ty
1.4.1 Thị trường logistics thế giới và Việt Nam
Thị trường Logistics thế giới
- Tổng giá trị thương mại hàng hóa tồn thế giới dựa trên tổng giá trị xuất
khẩu đạt mức 18,936 tỷ USD vào năm 2014, tăng trưởng bình quân 6.8% trong giai

đoạn 2005 – 2014.
- Theo số liệu từ tổ chức Armstrong & Associates, chi phí logistics tồn cầu
trong giai đoạn từ năm 2006 – 2014 tăng trưởng bình quân 4.73%/năm đạt mức
8,858 tỷ USD, tương ứng với tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu 5.37%/năm.
- Tại các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp, Đức, chỉ số đo
lường hiệu quả logistics dao động ở mức cao khoảng từ 3.8 trở lên. Đồng thời, tỷ
trọng chi phí logistics tại các quốc gia này chỉ dao động trong khoảng 8% - 10%.
- Ngược lại, các quốc gia đang phát triển tại Châu Á, Nam Mỹ như Việt Nam,
Indonesia, Brazil, Venezuela có hiệu quả quả logistics thấp hơn trong khoảng 2.5 –

5


3%, với tỷ trọng chi phí logistics trong nền kinh tế dao động trong khoảng 10% 12%.
Hoạt động khai thác cảng
- Thống kê tổng sản lượng hàng hóa container thơng qua hệ thống cảng biển
trên thế giới, năm 2013, tổng sản lượng đạt 651 triệu TEU, tốc độ tăng trưởng bình
quân 8.15%/năm trong giai đoạn 2002 – 2013.
- Tỷ trọng hàng hóa container thơng qua 50 cảng lớn nhất thế giới chiếm đến
64.96% tổng lượng hóa container cả thế giới.
- Năm 2013, tổng sản lượng hàng hóa thơng qua hệ thống cảng hàng khơng
ước tính trên 93 triệu tấn, bao gồm cả hàng hóa trung chuyển. Tỷ trọng hàng hóa
thơng qua 30 cảng hàng không lớn nhất chỉ chiếm hơn 55% toàn thế giới.
Hoạt động vận tải
- Vận tải đường biển bằng container và đường hàng không là hai phương thức
vận tải chủ yếu của thế giới với sản lượng luân chuyển chiếm cao nhất, lần lượt là
11.200 tỷ Tấn-Km và 208 tỷ Tấn – Km năm 2013.
- Đội tàu hàng rời vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn nhất thế giới (chiếm 43% tỷ
trọng đội tàu thế giới), tiếp theo là đội tàu dầu (chiếm 28%), đội tàu container
(chiếm 13%), đội tàu hàng tổng hợp (chiếm 4%). Đội tàu container duy trì tốc độ

tăng trưởng cao nhất trong 15 năm qua. Nhóm 20 hãng tàu container lớn nhất hiện
chiếm hơn 50% sản lượng vận chuyển container toàn cầu.
- Tuyến Á – Âu và Á – Bắc Mỹ hiện là 2 tuyến vận tải biển sôi động nhất thế
giới, chiếm hơn 50% sản lượng container toàn cầu. Hoạt động của các hãng tàu trên
thế giới nhìn chung gặp khó khăn trong các năm qua khi giá cước vận tải dao động
ở mức thấp, nhiều hãng chịu thua lỗ nặng, thậm chí phá sản.
- Vận tải hàng không chủ yếu vận chuyển các mặt hàng có giá trị cao như hàng
điện tử, linh kiện máy móc, hàng thời trang, hàng dễ vỡ, hóa chất…Thị phần vận tải
hàng hóa hàng khơng tồn cầu khá phân mảnh do chính sách hỗ trợ các hãng hàng
không nội địa của các quốc gia. Các tuyến vận tải hàng không nội vùng Chấu Á –

6


Thái Bình Dương và Châu Á Thái Bình Dương – EU là 2 nhóm tuyến vận tài hàng
khơng lớn nhất thế giớ
Hoạt động điều phối logistics
- Trong giai đoạn 2009 – 2014, mức tăng trưởng bình quân của sản lượng giao
nhận hàng hóa hàng hải và hàng khơng lần lượt là 7.56%/năm và 4.52%/năm.
- Trong giai đoạn 2004 – 2007, doanh thu mảng hoạt động 3PL đạt mức tăng
trưởng cao 7.25%/năm. Sau cú sốc khủng hoảng kinh tế thế giới, doanh thu sụt
giảm mạnh sau đó phục hồi tuy nhiên tốc độ tăng trưởng vẫn chưa cao so với giai
đoạn trước, bình quân 5.62%/năm trong giai đoạn 2009 – 2013, 168 triệu EUR.
Thị trường Logistics Việt Nam
- Hoạt động thượng mại quốc tế của Việt Nam thể hiện sự tăng trưởng mạnh
mẽ và bền vững qua các năm. Bình quân tăng trưởng trong giai đoạn 1992 – 2014
đạt mức 20.3%/năm.
- Hoạt động ngoại thương của Việt Nam chủ yếu tập trung tại các quốc gia
trong khu vực Châu Á, năm 2014 đạt 182.58 tỷ USD, chiếm hơn 60% tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu.

Hoạt động khai thác cảng.
- Trong năm 2014, tổng sản lượng hàng hóa container thơng qua hệ thống
cảng biển cả nước đạt 10,240 nghìn TEU, tăng 16.2% so với cùng kỳ. Trong giai
đoạn từ 1999 – 2014, sản lượng hàng hóa container ln tăng trưởng đều đặn qua
các năm, với mức bình qn 17.43%/năm.
- Trong đó, sản lượng hàng hóa thơng qua khu vực miền Nam chiếm tỷ trọng
lớn nhất 66.6%, khu vực miền Bắc và miền Trung lần lượt chiếm tỷ trọng 30.5% và
2.9%
- Sản lượng hàng hóa container thơng qua hệ thống cảng biển Việt Nam dự
báo trong năm 2015 khoảng 11,000 – 12,000 nghìn TEU.
- Tính đến thời điểm cuối năm 2014, tổng mức cơng suất khai thác cảng tại
khu vực phía Bắc đạt hơn 4,800 nghìn TEU và tăng lên 5,000 nghìn TEU vào cuối
năm 2015.

7


- Dự phóng đến năm 2016, nguồn cung năng lực xếp dỡ tại khu vực TP. Hồ
Chí Minh là 8,650 nghìn TEU, cùng với hệ thống cảng Cái Mép Thi Vải sẽ tạo ra
nguồn cung 15,370 nghìn TEU cả hệ thống cảng miền Nam.
Hoạt động vận tải
- Cơ cấu vận tải của Việt Nam có nhiều bất cân đối so với toàn cầu với sự
chiếm ưu thế của vận tải đường bộ và thủy nội địa, trong khi vận tải đường biển và
đường hàng không chiếm tỷ trọng rất thấp (khoảng 6,5%).
- Ngành vận tải biển Việt Nam nhìn chung còn yếu và hoạt động chưa hiệu
quả. Các tuyến quốc tế, đội tàu Việt Nam chỉ chạy tuyến ngắn và chiếm khoảng
12% thị phần. Các tuyến nội địa chiếm hơn 90% do được sự bảo hộ của chính phủ.
Đội tàu biển Việt Nam cũng chủ yếu là tàu hàng rời và tàu dầu, trong khi tàu
container thì rất ít. Với mức ước thấp trong hơn 5 năm qua, hoạt động của các hãng
tàu Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp thua lỗ nặng, phá sản.

- Vận tải hàng hóa hàng khơng chiếm khoảng 25% giá trị xuất nhập khẩu của
Việt Nam. Hiện có hơn 50 hãng hàng khơng nước ngồi và 4 hãng hàng khơng nội
địa hoạt động ở Việt Nam. 4 hãng hàng không Việt Nam chiếm tỷ trọng tuyệt đối
trong các tuyến nội địa do chính sách bảo hộ của chính phủ. Cịn các tuyến quốc tế,
ưu thế thuộc về các hãng nước ngoài với 82% thị phần. Các tuyến vận chuyển hàng
hóa hàng khơng quốc tế chủ yếu ở Việt là Châu Á – Thái Bình Dương, EU và Bắc
Mỹ.
Hoạt động điều phối logistics
- Theo thống kê, tổng diện tích hệ thống các trung tâm phân phối tại Việt Nam
hiện khoảng 300 ha, phân bố rải rác từ bắc vào nam.
- Hoạt động hệ thống ICD ở phía Nam phát triển mạnh mẽ hơn phía Bắc với
sản lượng hàng hóa thơng qua gấp khoảng 3.5 lần, và trung chuyển được khoảng
50% hàng hóa cho hệ thống cảng miền Nam.
- Theo thống kê từ dữ liệu Amstrong & Associates, thị trường cung cấp 3PL
tại Việt Nam trong năm 2014 ước tính đạt 1.2 tỷ USD, tỷ lệ cịn rất thấp so với mức
trung bình thế giới.

8



×