Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

nâng cao hoạt đông cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.94 KB, 53 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hầu hết sự phát triển về kinh tế của các quốc gia trên thế giới hiện nay và
trong tương lai đều có sự tham gia của các khu vực kinh tế thuộc Nhà nước, Tư nhân,
và Nước ngoài. Mỗi khu vực này đều có những đóng góp nhất định đối với mỗi nền
kinh tế cụ thể, tuy nhiên theo kinh nghiệm của các quốc gia phát triển trên thế giới thì
khu vực nền kinh tế tư nhân là khu vực có đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy
quá trình phát triển của họ, mà khu vực kinh tế tư nhân ở đây là những doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Ngay cả Mỹ một nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới, có các công ty
xuyên quốc gia khổng lồ, thì việc đóng góp cho nền kinh tế chủ yếu là các DNVVN
của khu vực tư nhân . Đối với Việt Nam thì khu vực kinh tế tư nhân đã có những đóng
góp to lớn cho nền kinh tế nước nhà.
Tại NHTMCP Ngoại thưong chi nhánh Huế khách hàng là DNVVN chiếm tỷ trọng
cao,cho vay DNVVN chiếm khoản 40% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng và khách
hàng SME là định hướng phát triển của chi nhánh trong thời gian tới. Để hiểu rõ hơn
hoạt động cho vay đối với DNVVN trong nền kinh tế này, trong quá trình thực tập tại
NHTMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế em đã chọn đề tài:”Nâng cao hoạt
đông cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần
Ngoại Thương chi nhánh Huế.” Báo cáo thực tập cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số lý thuyết cơ bản về hoạt động cho vay DNVVN của
NHTM.
- Phân tích thực trạng cho vay của chi nhánh qua 3 năm 2008- 2010.
Trên cơ sở phân tích đưa ra những giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay đối
với DNVVN tại chi nhánh NHTMCP Ngoại thương Huế qua ba năm 2008- 2010.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay ngắn hạn đối với
DNVVN của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế.
4. Phạm vi nghiên cứu.
1
Phạm vi hoạt động của ngân hàng khá rộng nhưng chuyên đề chỉ tập trung


nghiên cứu cho vay đối với DNVVN tại ngân hàng qua 3 năm 2008- 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Chuyên đề sử dụng một số phương pháp như sau: Phương pháp quan sát,
nghiên cứu tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống
kê, so sánh.
6. Kết cấu đề tài.
Đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cho vay ngắn hạn trong ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNVVN của ngân hàng
Thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Huế.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay đối với DNVVN của ngân
hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế.
2
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Cở sở lý luận
1.1.1. Ngân hàng thương mại và các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại
Theo luật bổ sung, sửa đổi một số điều luật của Tổ chức tín dụng (TCTD) được
Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/06/2004 tại điều 20 đã nêu rõ:
“Ngân hàng là loại TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh khác có
liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động các loại hình Ngân hàng bao gồm
Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính
sách hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác.
…Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng
với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và
cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
1.1.1.2.Các nghiệp vụ của NHTM:
Các nghiệp vụ ngân hàng bao gồm tất cả các hoạt động mà ngân hàng thực hiện
trong khuôn khổ nghề nghiệp của mình. Hoạt động NHTM thường bao gồm:

a, Nghiệp vụ nợ (Tạo lập vốn)
 Nghiệp vụ huy động vốn
Đây là nghiệp vụ cơ bản thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức thành
phần kinh tế. Công tác huy động vốn góp phần quan trọng để bổ sung cho nguồn vốn
hoạt động của ngân hàng một cách liên tục và thường xuyên.
Nguồn vốn huy động của NHTM bao gồm:
- Nguồn huy động tiền gửi không kỳ hạn như: tiền gửi thanh toán, tài khoản vãng
lai.
- Tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm xây dựng nhà ở.
- Nguồn vốn tiền gửi khác của các TCKT, tổ chức xã hội, các đoàn thể, TCTD, kho
bạc Nhà nước, ngân sách địa phương mang tính chuyên dùng và các tổ chức dự án
nước ngoại.
 Nghiệp vụ đi vay
3
Nghiệp vụ đi vay bảo đảm cho hoạt động của ngân hàng diễn ra bình thường. Nếu
ở một thời điểm nào đó ngân hàng cần vốn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì
ngân hàng có thể tiến hành vay NHTW, vay trên thị trường tiền tệ, vay từ các NHTM
và các TCTD khác…
 Vốn điều lệ
Là mức vốn khi thành lập ngân hàng ghi rõ trong điều lệ hoạt động của NHTM,
vốn điều lệ lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Do tính chất sở hữu mà vốn pháp định
của mỗi loại ngân hàng khác nhau.
b, Nghiệp vụ có (Sử dụng vốn)
 Nghiệp vụ ngân quỹ
Là việc ngân hàng để lại một số tiền nhất định mà không cho vay ra nhằm duy trì
tính thanh khoản của ngân hàng. Ngân quỹ của NHTM gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền mặt
trên đường đi, tiền mặt gửi tại NHTW, các khoản dự trữ.
 Nghiệp vụ cho vay
Cho vay là khoản mục sinh lời chủ yếu của ngân hàng. Lái suất thu được từ những
hoạt động cho vay để bù đắp chi phí tiền gửi, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí

thuế và các khoản chi phí rủi ro đầu tư.
- Theo tính chất pháp lý, nghiệp vụ cho vay của NHTM gồm cho vay trực tiếp, cho
vay dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền, cho vay qua chữ ký.
- Theo thời hạn cho vay, gồm cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn.
- Theo phương thức tạo lập thị trường, gồm thị trường hóa giấy tờ thương mại, tiền
cho vay đơn thuần trực tiếp.
Nhìn chung các khoản vay của NHTM bao gồm: tín dụng ngân quỹ, tín dụng thuê
mua hay tài trợ cho thuê, tài trợ thương mại, tài trợ tiêu dùng, cho vay kinh doanh bất
động sản, cho vay cầm cố, hùn vốn kinh doanh và các nghiệp vụ liên kết tín dụng.
 Đầu tư chứng khoán
Đầu tư chứng khoán là mô hình phổ biết trong tài sản có của NHTM. NHTM thực
hiện đầu tư chứng khoán nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao khả năng thanh
khoản, đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh nhằm phân tán rủi ro.
c, Nghiệp vụ trung gian
4
Thường bao gồm nhiều loại nghiệp vụ ngân hàng khác nhau, cùng với sự phát triển
không ngừng của nền kinh tế, các dịch vụ này ngày càng da dạng giúp cho ngân hàng
phát triển toàn diện làm phong phú thêm hoạt động kinh doanh, đem lại cho ngân hàng
khoản thu nhập khá quan trọng.
Có hai loại chủ yếu là nghiệp vụ mỡ tài khoản và thanh toán không dùng tiền mặt
nhằm thực hiện các dịch vụ chuyển khoản chi trả hộ, thu hộ, chi lương, chuyển tiền.
1.1.2. Hoạt động tín dụng
1.1.2.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là loại hình cho vay mượn tiền, đã có từ lâu và phát triển cho đến nay.
Việc vay mượn tiền hây các vật phẩm có giá trị thường kèm theo sự tin tưởng sẽ hoàn
trả.
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (Tiền tệ hay hiện vật)
từ người sở hữu sang người sử dụng trong một thời gian nhất định, sau đó sẽ thu về
một giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.
Trong thực tế, hoạt động tín dụng diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng nhưng

bất cứ hoạt động tín dụng nào cũng thể hiện trên hai mặt sau:
- Có sự chuyển nhượng một giá trị từ người sở hữu sang người có nhu cầu sử dụng
trong một thời gian nhất định mà hai bên cung thõa thuận.
- Đến hạn như đã thõa thuận, người sử dụng hoàn trả người sở hữu một lượng giá trị
lớn hơn, phần tăng thêm gọi là lãi vay hay lãi suất.
1.1.2.2 Phân loại tín dụng
Vì hoạt động tín dụng rất đa dạng nên để thuận lợi trong việc quản lý và sử
dụng, người ta thường phân loại tín dụng. Việc phân loại tín dụng dựa trên các tiêu chí
sau:
 Cắn cứ vào thời hạn hoàn trả vốn tín dụng:
- Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn <=12 tháng (1 năm). Cung cấp tạm thời lượng vốn
tối thiếu hụt của doanh nghiệp và phục vụ nhu cầu sinh hoạt dân cư.
- Tín dụng trung hạn: có thời hạn 12 tháng đến 60 tháng. Loại hình tín dụng này chỉ
thực hiện nhằm cung cấp vốn cho nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới
công nghệ, xây dựng các công trình nhỏ…có thời gian thu hồi nhanh.
5
- Tín dụng dài hạn: có thời hạn trên 60 tháng, thường được áp dụng cho các công trình
đầu tư xây dựng cơ bản như cầu đường, nhà máy xí nghiệp có quy mô lớn…có thời
gian hoàn vốn dài.
 Căn cứ vào thời hạn hoàn trả vốn tín dụng:
Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn dưới 12 tháng hay 1 năm. Cung cấp tạm thời lượng
vốn thiếu hụt của các doanh nghiệp và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của dân cư.
- Tín dụng trung hạn: Có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng. Loại tín dụng này được
thực hiện nhằm cung cấp vốn cho nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới
công nghệ, xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn: có thời hạn trên 60 tháng, thường được áp dụng cho các công trình
đầu tư xây dựng cơ bản như cầu đường, nhà máy xí nghiệp có quy mô lớn có thời
gian hoàn vốn dài.
 Căn cứ vào đối lương tín dụng:
- Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được cấp phát để hình thành vốn lưu động

của các tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hoá, cho vay sản xuất
- Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được cấp phát để hình thành các tài sản cố
định, cải tiến và đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, xây dựng công trình Thời hạn
cho vay của loại tín dụng này thường là trung và dài hạn.
 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại cấp phát tín dụng cho các doanh
nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hoá
- Tín dụng tiêu dùng: Là loại cấp phát tín dụng cho các cá nhân, chủ thể khác để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt.
 Căn cứ vào mối quan hệ tín dụng giữa các chủ thể trong tín dụng:
Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được thể hiện dưới
hình thức mua bán chịu hàng hoá.
- Tín dụng Nhà nước: là tín dụng do Nhà nước vay của nhân dân dưới hình thức công
trái, tín phiếu kho bạc để bù đắp thiếu hụt ngân sách hay lập quỹ đầu tư để phát triển
hạ tầng kinh tế, xã hội.
6
- Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng với các
tổ chức tín dụng khác và giữa ngân hàng với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
 Căn cứ vào mức độ tín dụng (điều 52 luật TCTD) gồm có:
- Tín dụng có bảo đảm tiền vay.
- Tín dụng không có bảo đảm tiền vay.
1.1.3. Những quy định chung về hoạt động cho vay của Ngân hàng
1.1.3.1. Nguyên tắc cho vay Theo quyết định 1627/QĐ-NHNN ban hành
31/12/2001 về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng đã quy định 2 nguyên
tắc cho vay như sau:
* Khách hàng vay vốn của TCTD phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả
thuận trong hợp đồng tín dụng
* Hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
1.1.3.2. Điều kiện cho vay vốn:
Điều kiện cho vay là cơ sở để Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay hay

không. Theo văn bản hiện hành thì điều kiện vay vốn gồm:
* Khách hàng vay vốn phải có năng lực pháp luật dân sự.
* Mục đích sử dụng vốn hợp pháp
* Có khả năng tài chính để trả nợ trong thời hạn đã cam kết.
* Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi.
* Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay.
1.1.3.3. Đối tượng khách hàng cho vay
Khách hàng là doanh nghiệp Việt Nam: các pháp nhân được quy định tại điều 94
của Bộ luật dân sự, các pháp nhân nước ngoài, DNTN, công ty hợp danh.
- Khách hàng là dân cư: cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
1.1.3.4. Lãi suất cho vay
Mức lãi suất cho vay do các TCTD và khách hàng thoả thuận với nhau theo quy
định của NHNN Việt Nam.
7
1.1.3.5. Thẩm định và quyết định cho vay
- NHCV xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc bảo đảm tính độc
lập và phân định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định và
khâu quyết định cho vay.
- Phòng (ban) tín dụng kiểm tra các tài liệu và các tài liệu khách hàng gửi đến,
đồng thời tiến hành thẩm định tính khả thi, hiệu quả của phương án sản xuất, khách
hàng, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ
vay của khách hàng.
- Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc đối với vay ngân hạn, không quá 10
ngày đối với vay trung và dài hạn kể từ khi NHCV nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn
hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu, NHCV thông báo việc cho
vay hoặc không cho vay cho khách hàng biết, trong trường hợp quyết định không cho
vay, NHCV phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản trong đó nêu rõ căn cứ từ
chối không cho vay.
1.1.3.6. Phương thức cho vay
- Cho vay từng lần: Là phương thức cho vay áp dụng đối với khách hàng có nhu

cầu vay vốn từng lần, mỗi lần vay vốn, khách hàng và NHCV đều làm thủ tục vay vốn
cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là phương thức cho vay áp dụng đối với
khách hàng vay vốn ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định,
có uy tín trong quan hệ tín dụng.
- Cho vay theo dự án đầu tư: NHCV cho khách hàng vay vốn để thực hiện dự án
đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
Nguồn vốn cho vay được giải ngân theo tiến độ của dự án.
- Cho vay hợp đồng (đồng tài trợ): là phương thức cho vay mà NHCV cùng cho
vay trong một nhóm tổ chức tín dụng đối với một dự án hoặc phương án vay vốn của
khách hàng, trong đó NHCV hoặc một tổ chức tín dụng đứng ra dàn xếp, phối hợp với
các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay trả góp: là phương thức cho vay mà NHCV cùng với khách hàng xác
định và thoả thuận số tiền lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc chia ra để trả nợ theo
nhiều kỳ hạn trong thời gian cho vay. Hợp đồng tín dụng phải ghi rõ các hạn trả nợ, số
tiền trả nợ ở mỗi kỳ bao gồm cả gốc và lãi.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: NHCV cam kết bảo đảm sẵn sàng
cho khách hàng vay vốn trong hạn mức tín dụng nhất định. NHCV và khách hàng thoả
thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín
dụng dự phòng.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là phương thức cho vay mà NHCV thoả thuận
bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trong tài khoản thanh toán
8
của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN về việc thanh toán
qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Cho vay theo các phương thức khác: Cho vay lưu vụ, cho vay đầu tư xây dựng theo kế
hoạch Nhà nước, cho vay ưu đãi, cho vay theo uỷ thác
1.1.4. Rủi ro tín dụng
1.1.4.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng
Là những rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh tín dụng như: đọng vốn, mất vốn.

. . Đó là rủi ro lớn nhất trong các rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng. Do những
đặc trưng của hoạt động ngân hàng là hoạt động tín dụng đóng vai trò quan trọng, là
hoạt động tạo ra lợi nhuận chiếm tỷ trọng cao của ngân hàng.
1.1.4.2. Nguyên nhân rủi ro
a. Rủi ro xảy ra do phía khách hàng
- Do khách hàng chủ yếu của NHNo&PTNT là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp,
hoạt động sản xuất nông nghiệp chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như thời tiết, giá cả
thị trường, vốn của ngân hàng bị ứ đọng gây ra rủi ro cho ngân hàng thu nhập không
ổn định làm cho khả năng thanh toán khoản nợ vay bị hạn chế.
- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích so với hợp đồng tín dụng làm cho khả
năng mất vốn cao.
- Năng lực hạch toán kinh tế, quản lý và sử dụng vốn nhiều hạn chế của khách
hàng dẫn tới hiệu quả của đồng vốn thấp hoặc mất vốn.
- Do ảnh hưởng của thiên tai, dịch hoạ và các nguyên nhân khác.
b. Rủi ro xảy ra do phía NHCV:
Trình độ tổ chức quản lý và năng lực chuyên môn của các cấp quản trị cũng như
CBTD của NHCV hạn chế dẫn tới những quyết định không đúng khi cho vay.
- Chấp hành quy trình xét duyệt cho vay thiếu nghiêm túc như: thẩm định
khách hàng sơ sài, mang tính hình thức, không chính xác, chiếu lệ nên khi ra quyết
định cho vay thiếu cơ sở đến thu hồi vốn và lãi không đúng kỳ hạn hoặc mất vón; xác
định mức cho vay không sát với nhu cầu dự án, phương án sản xuất kinh doanh dẫn
đến thất thoát vốn vay hoặc khách hàng sử dụng vay vốn không hiệu quả; định giá tài
sản thế chấp không đúng dẫn tới mức cho vay lớn hơn giá trị tài sản thế chấp, đến khi
phát mại không thu đủ nợ, dẫn đến rủi ro tín dụng.
- Kiểm tra, giám sát tiền cho vay không tốt dễ gáy ra' rủi ro tín dụng. Sau khi
giải ngân vốn vay, CBTD không kiểm tra hoặc kiểm tra chiếu lệ nên khách hàng sử
dụng vốn vay sai mục đích so với thoả thuận như trong hợp đồng tín dụng, nguy cơ rủi
ro là khá cao.
- Công tác quản lý tín dụng còn yếu. Không thực hiện nghiêm túc việc phân
loại nợ nên không đánh giá đúng thực chất của từng loại nợ nên không đưa ra hoặc

đưa ra biện pháp xử lý không kịp thời.
- Đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ quản lý, CBTD còn yếu, còn lợi
dụng chức vụ, vị trí công tác để mưu lợi cá nhân.
c. Các nguyên nhân khác
- Do sự thay đổi của cơ chế, chính sách.
- Các khoản vay ưu đãi, chỉ định của Chính phủ.
- Các khoản vay theo chương trình kinh tế.
9
1.1.4.3. Xử lý rủi ro tín dụng
CBTD luôn giám sát, theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng vay. Khi
phát hiện thấy có dấu hiệu khách hàng vay gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh
hay sử dụng sai mục đích, CBTD cần tiến hành tiếp xúc với khách hàng, tư vấn giúp
đỡ khách hàng tháo gỡ khó khăn nhằm hạn chế dư nợ có vấn đề, hạn chế rủi ro tín
dụng xảy ra. Các biện pháp để xử lý rủi ro tín dụng:
- Hướng xử lý tổ chức khai thác:
Bổ sung tài sản bảo đảm: khoản vay có biểu hiện bất ổn, tài sản bảo đảm có độ khả
bản thấp hơn giá trị khoản vay, có thể yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm,
coi như phần bổ sung của hợp đồng tín dụng.
- Chuyển nợ quá hạn: Chuyển toàn bộ nợ gốc thực tế còn lại sang nợ quá hạn,
CBTD lập thông báo gửi khách hàng, bám sát nguồn thu để thu nợ.
- Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay: NHCV có quyền xử tài sản bảo đảm đều vay
trong các trường hợp mà khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng. Các phương thức xử
lý tài sản bảo đảm được tiến hành theo quy định của pháp luật và NHNN.
( Hướng dẫn sử dụng các biện pháp thanh lý:
- Xử lý nợ tồn đọng :
Đối với nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm, NHCV có quyền tự bán công khai trên thị
trường; bán đấu giá
Đối với nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu, báo cáo
lên NHNN Việt Nam, ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính các NHTM xem xét quá trình
Chính phủ cho phép xoá nợ bằng vốn ngân sách.

Khởi kiện: nếu xảy ra tranh chấp, bên nợ có dấu hiệu lừa đảo NHCV tiến hành khởi
kiện bên nợ ra toà để thu hồi nợ.
- Bán nợ: tìm kiếm khách hàng để bán nợ có vấn đề với một tỷ lệ thích hợp;
bán cho các tổ chức của Chính phủ hoặc các NHTM khác
( Trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro:
- Các sở giao dịch, các chi nhánh phải thực hiện phân loại tài sản Có, trích lập
dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
- Việc xử lý rủi ro được tiến hành một quý một lần sau khi đã thực hiện trích
lập dự phòng rủi ro và chỉ được xử lý rủi ro trong phạm vi dự phòng hiện có của đơn
vị mình.
- Mọi khoản thu hồi được từ những khoản rủi ro đã được xử lý sau khi đã trừ đi
chi phí hợp lý được hạch toán vào thu nhập của đơn vị.
1.1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động tín dụng ngân hàng
1.1.5.1. Doanh số cho vay:
Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân cho khách
hàng vay vốn trên cơ sở các hợp đồng tín dụng trong một thời gian nhất định, thường
là một năm.
Doanh số cho vay
trong kỳ
= Dư nợ cuối kỳ +
Doanh số thu nợ
trong kỳ
-
Dư nợ
đầu kỳ.
10
1.1.5.2. Doanh s thu n, t l thu n:
Doanh s thu n trong k: l ch tiờu phn ỏnh s tin m ngõn hng thu c t
nhng khỏch hng ó vay vn ngõn hng trong mt thi gian nht nh, thng l mt
nm

Doanh s thu n
trong k
= D n u k +
Doanh s cho vay
trong k
-
D n
cui k.

T l thu n: l t l gia doanh s thu n v doanh s cho vay. Ch tiờu ny phn ỏnh
kt qu ca cụng tỏc thu n, t l ny cng cao chng t cụng tỏc thu hi n ca ngõn
hng cng tt. T l ny cũn phn ỏnh tc vũng quay ca vn.
vay cho sọỳDoanh
nồỹ thu sọỳDoanh
nồỹ thu lóỷTyớ
=
1.1.5.3. D n cui k:
D n cui k: l ch tiờu phn ỏnh s tin m ngõn hng ó gii ngõn cho khỏch hng
vay nhng cha thu li c, ch tiờu ny cng núi lờn quy mụ vn. õy l ch tiờu
thi k, kộo di trong nhiu nm.
D n cui k = D n u k +
Doanh s cho
vay trong k
-
Doanh s thu
n trong k
1.1.5.4. N quỏ hn v t l n quỏ hn:
N quỏ hn: phn ỏnh s tin m khỏch hng vay ó n thi hn tr nhng khỏch
hng cha thc hin thanh toỏn n cho ngõn hng theo nh thi hn ó quy nh trong
hp ng tớn dng.

T l n quỏ hn: l t l gia tng n quỏ hn v tng d n. Ch tiờu ny phn ỏnh
cụng tỏc thu hi n ca ngõn hng.
100%x
nồỹ dổ Tọứng
haỷn quaù Nồỹ
haỷn quaù nồỹ lóỷTyớ
=
1.2. C S THC TIN
Chin lc phỏt trin t nc n 2020 l quyt tõm a nc ta c bn tr thnh
mt nc cụng nghip. cú c iu ú cn n lc CNH - HH nụng nghip nụng
thụn to th v lc cho mc tiờu lõu di bi vỡ trong giai on hin nay nc ta, khu
vc nụng thụn vn úng vai trũ quan trng vi hn 70% dõn s c nc, cú ngun lao
ng di do, úng gúp mt phn ỏng k vo thu nhp quc dõn. Trờn thc t, khu
vc nụng thụn vn cũn nhiu khú khn v hn ch nh sn xut cũn mang tớnh nh l
v khụng n nh, lao ng lm vic trong lnh vc nụng nghip v ph thuc vo
nụng nghip l chớnh, thu nhp bỡnh quõn u ngi thp, cụng nghip nụng thụn vn
cũn kộm phỏt trin, c s h tng cũn yu v thiu. ng v Nh nc ó khng nh
mc tiờu chung v lõu di ca nụng nghip v CNH - HH nụng thụn l xõy dng mt
nn nụng nghip v kinh t nụng thụn cú quan h sn xut hin i v phự hp nõng
11
cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm, xóa đói giảm
nghèo, Nhanh chóng tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân nông thôn,
đưa nông thôn tiến tới văn minh hiện đại và nâng cao vị thế hàng nông sản của chúng
ta trên trường quốc tế".
CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn là nhiệm vụ lâu dài, sự thành công của sự
nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó vốn
là một yếu tố rất quan trọng. Để giải quyết nhu cầu về vốn để CNH - HĐH và phát
triển đất nước thì hoạt động của ngành ngân hàng đóng vai trò rất lớn. Phát triển cùng
xu hướng hội nhập thì hệ thống NHTM cần đổi mới mạnh mẽ về cơ chế hoạt động, mở
rộng phạm vi và quy mô hoạt động kinh doanh, ứng dụng tiến bộ của công nghệ thông

tin vào các nghiệp vụ ngân hàng.
Là một chi nhánh trực thuộc ngân hàng tỉnh Thừa Thiên Huế, NHNo&PTNT Hương
Trà trong những năm qua đã thể hiện dược vai trò và chỗ đứng của mình trong sự phát
triển chung của tỉnh nhà. Hoạt động kinh doanh trên địa bàn còn khó khăn về nhiều
mặt; tuy đã có nhiều thay đổi tích cực nhưng nhìn chung Hương Trà vẫn là một huyện
nghèo của tỉnh Thừa Thiên Huế, đời sống nhân dân còn thấp, kinh tế phát triển chưa
vững chắc và còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Trước tình hình đó,
NHNo&PTNT Hương Trà đã có nhiều cố gắng vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, luôn giữ vai trò chủ đạo trong
thị trường tài chính nông thôn.
NHNo&PTNT Hương Trà tiến hành huy động và đáp ứng nhu cầu vốn của nhiều loại
hình kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngoài thị trường truyền thống là nông
nghiệp nông thôn, chi nhánh không ngừng mở rộng hoạt động cho vay đối với nhiều
lĩnh vực, thị trường khác nhau Bên cạnh đó, chi nhánh cố gắng đầu tư mở rộng cơ sở
vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh, chú trọng đào tạo bồi dưỡng CBCNV,
hiện đại hoá hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Ngoại thương Huế
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế được thành lập theo Quyết
định số 68- QĐ NH3 ngày 10/08/1993 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại Thương
Việt Nam. Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động ngày 02/11/1993, trụ sở chính đóng
tại số 78 Hùng Vương Thành phố Huế.
Ngày 2/6/2008, căn cứ Quyết định số 421/QĐ- TCCB- ĐT của Hội đồng quản trị
NHMCP Ngoại Thương Việt Nam chuyển đổi chi nhánh Huế thành Ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Huế.
Tên tiếng Anh: Joint stock commercial Bank for foreign and trade of Vietnam-

Hue branch. Tên giao dịch: Vietcombank Huế.
Hiện nay, ngoài trụ sở chính chi nhánh còn có thêm các Phòng giao dịch số 1,2;
Phòng giao dịch Mai Thúc Loan, Phạm Văn Đồng, Phòng giao dịch Bến Ngự.
Hoạt động của chi nhánh gồm:
- Huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và tổ
chức bằng tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ, phát hành giấy tờ có giá.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn với mọi thành phần kinh tế bằng Việt Nam
đồng và ngoại tệ.
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: mở tài khoản, cung ứng các phương tiện
thanh toán trong nước và ngoài nước, thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu.
- Kinh doanh ngoại tệ: thực hiện mua bán giao ngay, mua bán kỳ hạn các loại
ngoại tệ, dịch vụ quyền chọn mua (bán) và dịch vụ hoán đổi ngoại tệ.
- Phát hành thẻ VCB Connect 24, VCB MTV, VCB Visa Card, VCB Master
Card, VCB SG24,VCB American Express. Làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng
quốc tế như: Master Card, Visa, JBC, Americcan Express, Dinners Club.
13
- Thu đổi ngoại tệ, séc du lịch, chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.
- Nhận và trả lương tự động, thanh toán hóa đơn tự động.
- Dịch vụ E- Banking, Home- Banking, SMS- Banking
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
Lúc thành lập số lượng nhân viên chỉ có 8 người nhưng giờ đã là 171 người,
chức năng và nhiệm vụ các phòng ban được quy định như sau:
- Giám Đốc: Điều hành, lãnh đạo mọi hoạt động của Chi nhánh và chịu trách
nhiệm trực tiếp với Ngân hàng Ngoại Thương Trung ương và Ngân hàng Nhà nước.
- Các phó giám đốc : Trực tiếp chỉ đạo, quản lý các bộ phận tổ quản lý nợ,phòng
quan hệ khách hàng, phòng quản lý rủi ro tín dụng, phòng kế toán,phòng thanh toán
quốc tế, phòng kinh doanh dịch vụ, phòng ngân quỹ, tổ vi tính, phòng giao dịch Phạm
Văn Đồng, Mai Thúc Loan, số 1,số 2. Đồng thời thay mặt giám đốc giải quyết chung
các công việc của ngân hàng khi giám đốc đi vắng theo phạm vi theo quy định của
ngân hàng trung ương và chịu trách nhiệm về những việc làm đã giải quyết trong thời

gian được ủy quyền.
- Phòng Kiểm tra Nội bộ: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong quản lý
và khắc phục sai sót trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phòng Khách hàng: Tiếp xúc với Khách hàng trong các quan hệ giao dịch.
Phòng Khách hàng chia làm 3 bộ phận: Nhóm tín dụng doanh nghiệp, Nhóm tín dụng
thể nhân, Nhóm thị trường và khách hàng.
- Tổ công tác: Xử lý những món nợ khó đòi.
- Tổ quản lý nợ: Lưu giữ hồ sơ vay vốn và quản lý các món vay.
- Phòng Hành chính- Nhân sự: Quản lý hành chính và có chức năng tham mưu
cho Giám đốc trong công tác quản lý tổ chức, nhân sự, đào tạo và đề bạt cán bộ.
- Phòng Tổng hợp: Có nhiệm vụ lập các kế hoạch, định hướng cho chi nhánh
trong từng thời điểm và giai đoạn cụ thể, tổng hợp và cân đối nguồn vốn, cân đối kế
hoạch tín dụng, xây dựng lãi suất đầu vào,lãi suất đầu ra…
- Phòng Thanh toán Quốc tế: Có chức năng hỗ trợ công tác thanh toán quốc tế
trong các giao dịch với ngân hàng nước ngoài.
14
- Phòng Thanh toán Thẻ: Là nơi cung cấp các loại hình dịch vụ thanh toán thẻ:
Connect 24, JCB, Master Card, Visa Card…
- Phòng kinh doanh dịch vụ: Nhận chuyển tiền, thực hiện các sản phẩm dịch vụ,
thiết lập quan hệ đại lý với các Ngân hàng nước ngoài.
- Phòng Ngân quỹ: Quản lý trực tiếp và bảo quản các loại tiền giấy và giấy tờ có
giá, hồ sơ thế chấp, cầm cố, ký gửi…
- Tổ Vi tính: chịu trách nhiệm về hệ thống mạng nội bộ.
- Phòng giao dịch số 1 và số 2, Mai Thúc Loan, Phạm Văn Đồng, Phòng giao
dịch Bến Ngự: Trực tiếp tiếp xúc và thực hiện giao dịch với khách hàng.
15
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Huế
16
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc

Phòng
Tổng hợp
Phòng
Khách
hàng
Phòng
thanh toán
Quốc
Tế
Phòng
Kiểm toán
nội bộ
Phòng hành
chính nhân
sự
Phòng
Kế toán
Phòng
KD & DV
Phòng
Thẻ
Phòng
Ngân quỹ
Phòng
GD số 1
Phòng
GD số 2
Phòng
GD Phạm Văn
Đồng

Tổ xử lý nợ
xấu
Tổ quản lý nợ
Tổ vi tính
Phòng GD Mai
Thúc Loan
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm (2008- 2010)
2.1.3.1 Kết quả kinh doanh
Mọi hoạt động kinh doanh đều hướng đến mục đích cuối cùng là lợi
nhuận và lợi nhuận là tấm gương phản chiếu kết quả hoạt động của mọi thành
phần kinh tế trong xã hội. Cùng với việc mở rộng phạm vi hoạt động tín dụng,
đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại
tệ nên trong những năm qua Vietcombank Huế đã đạt được những thành quả
đáng khích lệ.
Là một NHTM lớn trên địa bàn tỉnh, Chi nhánh đã nhanh chóng quán triệt
và thực hiện đúng đắn các định hướng, chủ trương, chính sách của Chính phủ,
của địa phương, đã tiến hành tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội của đất nước nói chung và của tỉnh nhà nói riêng. Với hiệu quả hoạt động
kinh doanh không ngừng tăng lên trong thời gian qua, Chi nhánh đã và đang
khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển chung
của tỉnh nhà.
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm 2008, 2009 và 2010 cho thấy
lợi nhuận sau thuế của chi nhánh ngày càng tăng. Lợi nhuận là số tiền thu được
từ chênh lệch của tổng thu nhập và tổng chi phí. Tổng thu nhập và Tổng chi phí
có biến động cùng chiều với nhau và Chi nhánh đã duy trì, kiểm soát được mức
chênh lệch phù hợp, ổn định.
Tổng thu nhập năm 2008 đạt 152.894 triệu đồng, năm 2009 là 146.428
triệu đồng giảm 6.466 triệu với tốc độ giảm nhẹ là 4,23%. Trong khi đó tổng
chi phí năm 2008 là 143.474 triệu đồng, năm 2009 tổng chi phí giảm nhiều hơn
tốc độ giảm thu nhập là 5,35% đạt giá trị 135.799 triệu đồng nên Chi nhánh vẫn

thu được lợi nhuận. Năm 2010 thu nhập của Chi nhánh đạt mức tăng trưởng
cao là 17,50% với giá trị là 172.058 triệu đồng, trong khi đó tổng chi phí tăng
lên mức 159.207 triệu đồng nhưng do tốc độ tăng ít hơn thu nhập là 17,24 %,
Chi nhánh vẫn tiếp tục kinh doanh có lời.
17
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Ngoại Thương Huế trong 3 năm (2008- 2010)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009
Giá trị
(tr.đ) %
Giá trị
(tr.đ) %
Giá trị
(tr.đ) % (+/- ) % (+/- ) %
I. Tổng thu nhập 152,894 100 146,428 100 172,058 100 - 6,466 - 4.23 25,630 17.50
1. Thu từ lãi 115,120 75 130,808 89 154,236 90% 15,688 13.63 23,428 17.91
2.Thu từ hoạt động dịch vụ 8,060 5 5,615 4 10,966 6% - 2,445 - 30.33 5,351 95.30
3. Lãi kinh doanh ngoại hối 2,803 2 2,960 2 1,826 1% 157 5.60 - 1,134 - 38.31
4. Thu nhập bất thường 26,911 18 7,045 5 5,000 3% - 19,866 - 73.82 - 2,045 - 29.03
II. Tổng chi phí 143,474 100 135,799 100 159,207 100 - 7,675 - 5.35 23,408 17.24
1. Chi phí lãi 75,575 53 95,619 70 113,804 71% 20,044 26.52 18,185 19.02
2. Chi hoạt động dịch vụ 1,680 1 1,659 1 575 1% - 21 - 1.25 - 1,084 - 65.34
3. Chi phí hoạt động khác 46,693 33 22,560 17 13,000 8% - 24,133 - 51.68 - 9,560 - 42.38
4. Chi phí hoạt động 19,526 26 15,961 12 31,828 20% - 3,565 - 18.26 15,867 99.41
III. Tổng lợi nhuận trước
thuế 9,420 10,629 12,851 1,209 12.83 2,222 20.91
IV. Thuế TNDN 2,637.6 2,976.1 3,212.8 338.5 12.83 236.6 7.95
V. Lợi nhuận sau thuế 6,782.4 7,652.9 9,638.3 870.5 12.83 1,985.4 25.94
(Nguồn:Phòng Tổng Hợp NHTMCP Ngoại Thương Huế)

18
2.2 Phân tích tình hình cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng Ngoại thương Huế
2.2.1 Tình hình cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng Ngoại thương Huế qua 3
năm (2008- 2010)
Điểm cơ bản khi đề cập đến DNVVN ở Việt Nam là tình trạng thiếu vốn,
DNVVN ở Huế cũng không ngoại lệ. Vốn đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với DN,
thiếu vốn nghĩa là DN không thể mở rộng sản xuất, không thể đầu tư lĩnh vực sản xuất
mới, không thể đổi các thiết bị sản xuất cũ kỹ lạc hậu. Nói như vậy để thấy được tầm
quan trọng của NH trong việc điều phối và cung ứng vốn cho DN đảm bảo hoạt động
sản xuất kinh doanh được thuận lợi.
Trong những năm qua, Vietcombank Huế đã chứng tỏ vai trò chủ đạo của một
NHTMCP Nhà Nước, nghiêm túc gương mẫu đi đầu thực hiện các chính sách tiền tệ
của NHNN, góp phần chống suy giảm kinh tế, thực hiện kinh tế vĩ mô, thực hiện an
sinh xã hội. Vietcombank Huế là một trong những ngân hàng đầu tiên thực hiện triển
khai nghiêm túc và có hiệu quả gói kích cầu của chính phủ thông qua Hỗ trọ lãi suất.
Với mức lãi suất “ mềm” so với mặt bằng lãi suất chung trên thị trường, chi nhánh
NHTMCPNT Huế luôn cố gắng giữ chân khách hàng truyền thống cũng như mở rộng
thị phần ở các mảng thị trường mới.
Việc thực hiện cho vay trực tiếp đến các DNVVN là một chủ trương đúng đắn,
kịp thời, phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương. Trong giai đoạn hội nhập hiện
nay, các DNVVN rất cần vốn để có thể trụ được với sự cạnh tranh từ các nền kinh tế
khác trên thế giới. Vì vậy, đáp ứng nguồn vốn trên cho DN mang lại hiệu quả thiết
thực, đẩy mạnh phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
2.2.1.1 Phân tích chung tình hình cho vay DNVVN của NHTMCP Ngoại thương Huế
Doanh số cho vay DNVVN năm 2010 đạt 931.086 tr.đ, tăng 217.074 tr.đ so với
năm 2009, tương ứng mức tăng 30%. Có thể nhận thấy mức tăng lớn trong năm 2010
là do chỉ thị của trung ương hạn chế việc cho vay tiêu dùng, tập trung vào cho vay các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các DNVVN vì đây là các DN có tình
trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tốt. Năm 2010, tỷ trọng doanh số cho vay
DNVVN trên địa bàn tỉnh chiếm 43,8% doanh số cho vay của ngân hàng.

19
Bảng 2.2 Doanh số cho vay DNVVN qua 3 năm (2008- 2010)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009
Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % +/- (Tr.đ) +/-(%) +/- (Tr.đ) +/-(%)
DSCV 725.793 100 714.012 100 931.086 100 - 11.781 - 2% 217.074 30
Theo kỳ hạn
Ngắn hạn 550.587 76 450.042 63 569.642 61 - 100.545 - 18% 119.600 27
Trung dài hạn 175.206 24 263.970 37 361.444 39 88.764 51% 97.474 37
Theo ngành kinh tế
NLNN 57.556 8 33.702 5 25.091 3 - 23.854 - 41% - 8.611 - 26
CNXD 342.937 47 326.089 46 420.827 45 - 16.848 - 5% 94.738 29
TMDV 325.300 45 354.221 49 329.646 35 28.921 9% - 24.575 - 7
Theo loại hình DN
DNNN 200.029 27 172.291 24 0 0 - 27.738 - 14% - 172.291 - 100
CTCP 214.907 30 234.267 33 512.760 55 19.360 9% 278.493 119
TNHH 185.948 26 190.784 27 230.367 25 4.836 3% 39.583 21
DNTN 124.909 17 116.670 16 187.959 20 - 8.239 - 7% 71.289 61
( Nguồn: Phòng Khách hàng –NHTMCP Ngoại Thương Huế)
20
2.3.1.2 Phân tích tình hình cho vay đối với DNVVN theo kỳ hạn
Biểu đồ 2.1 Doanh số cho vay DNVVN theo kỳ hạn
Các DNVVN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đa dạng về ngành nghề, tuy
nhiên đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, vốn ít, chu kỳ kinh doanh ngắn nên đa phần
vốn vay là vốn vay ngắn hạn, sử dụng chủ yếu để bổ sung vốn lưu động. Công tác cho
vay vốn lưu động tại chi nhánh tập trung cho tài trọ thu mua hàng hóa như thu mua
lương thực, nông sản chế biến, vật tư nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, xây dựng.
Phần lớn khách hàng vay vốn ngắn hạn nhằm trang trải những khoản chi phi

trước mắt, khi nào thu được tiền bán hàng cũng như hoàn thành chu kỳ sản xuất thì họ
sẽ hoàn trả vốn vay và lãi. Ưu điểm của khoản cho vay này là ít rủi ro mất vốn, tuy
nhiên lãi suất thấp hơn cũng như giá trị các khoản cho vay nhỏ. Năm 2008, doanh số
cho vay ngắn hạn đạt 550.587 tr.đ, chiếm 76% trong tổng doanh số cho vay. Sang
năm 2009, do chủ trương hạn chế cho vay của Trung ương nên doanh số cho vay giảm
xuống còn 450.042 tr.đ, mức giảm là 100.545 tr.đ ứng với 18%; năm này thì tỷ trọng
khoản cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay là 63%. Đến năm 2010, để hoàn
thành chỉ tiêu trung ương giao, doanh số cho vay DNVVN trên địa bàn tăng đáng kể,
tăng 30 % so với năm 2009; trong đó doanh số cho vay ngắn hạn đạt 569.642 tr.đ, mức
tăng 119.600 tr.đ ứng với 27 %, chiếm 61 % tỷ trọng. Như vậy có thể nhậ thấy dù
21
doanh số cho vay DNVVN ở ngắn hạn có tăng tuy nhiên về tỷ trọng thì qua các năm
có sự giảm dần.
Ngược lại thì đó là sự tăng trưởng cả về giá trị cũng như tỷ trọng doanh số cho
vay trung dài hạn. Các khoản cho vay trung dài hạn đem lại khoản lợi nhuận cho vay
lớn hơn so với khoản cho vay ngắn hạn, có thể nhận thấy đây là xu hướng cho vay
chung của các ngân hàng trên địa bàn. Tuy nhiên, đi đôi cùng mức lãi suất cao hơn
cũng là rủi ro tiềm ẩn khả năng mất vốn, do đó ngân hàng cần nâng cao chất lượng
công tác thẩm định các dự án cho vay trung dài hạn, tình hình tài chính minh bạch,
theo dõi quá trình sử dụng vốn nhằm hạn chế rủi ro có thể. Thời hạn cho vay trung dài
hạn là trên 12 tháng, các DN vay nhằm mua sắm thiết bị, máy móc thiết bị, đổi máy
công nghệ, hoàn thành các dự án. Đây chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực du lịch, Công nghiệp xây dựng… Năm 2008, doanh số cho vay trung dài hạn
DNVVN là 175.2066 tr.đ, chiếm 24% tỷ trọng doanh số cho vay DNVVN. Năm 2009,
con số này là 263.970 tr.đ, tăng 88.764 tr.đ ứng với mức tăng 51%. Năm 2008, vẫn là
mức tăng đều đặn với giá trị 361.444 tr.đ, tăng 97.474 tr.đ, ứng với 37%.
2.2.1.3 Phân tích tình hình cho vay đối với DNVVN theo ngành kinh tế
Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay DNVVN theo ngành kinh tế
22
Trong những năm vừa qua, chủ trương của ngân hàng là tập trung vào cho vay

các DN hoạt động trong lĩnh vực CNXD và TMDV, hạn chế cho vay các DN hoạt
động trong lĩnh vực NLNN. Với đặc điểm của địa bàn tinh là vùng đất của khí hậu
khắc nghiệt, vào hè thì trời nóng, hạn hán; vào đông thì thời tiết lạnh lẽo, mưa dầm dề,
lũ lụt nên các DN hoạt động trong lĩnh vực NLNN gặp nhiều khó khăn hơn cả do đặc
thù hoạt động của mình. Do đó mà có thể nhận thấy là doanh số cho vay của ngân
hàng vào ngành này là khá thấp, chỉ chiếm lần lượt là 8%, 5%, 3% lần lượt qua 3 năm
2008, 2009 và 2010.
Cụ thể là năm 2008, doanh số cho vay là 55.556 tr.đ, sang đến năm 2009 do hạn
chế cho vay, khủng hoảng kinh tế toàn cầu… mà con số này chỉ còn 33.702 tr.đ giảm
25.091 tr.đ; tiếp tục đà giảm trên nên đến năm 2010 thì chỉ còn 25.091 tr.đ, giảm 26%.
Ở ngành kinh tế CNXD và TMDV, doanh số cho vay tương đối bằng đều nhau
qua các năm. Năm 2010, do ngân hàng tiến hành giải ngân nhiều dự án lớn trên địa
bàn tỉnh nên doanh số cho vay ở năm này tăng mạnh, và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
doanh số cho vay của ngân hàng. Cụ thể ở năm 2008, doanh số cho vay CNXD ở năm
này là 342.937 tr.đ, chiếm 47% trong tổng doanh số cho vay; năm 2009 con số này là
326.089 tr.đ, chiếm 46% và đến năm 2010, giá trị doanh số cho vay đạt 420.827 tr.đ,
tăng 94.738 tr.đ, tương ứng mức tăng 26%.
Ngành TMDV cũng là một ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DSCV DNVVN
của NHTMCP Ngoại thương Huế. Năm 2009 ngân hàng đã tiến hành cho vay nhiều ở
các DN hoạt động trong lĩnh vực này, do đó năm này là năm mà DSCV ở ngành này
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các ngành, chiếm 49% tổng DSCV. Năm 2010, không
phải là cao điểm du lịch do nhiều nguyên nhân như không có lễ hội thật sự lớn nào
diễn ra trên địa bàn tỉnh, do đó các nhà hàng hay khách sạn không có nhu cầu nhiều
cho việc vay vốn ngân hàng. Doanh số cho vay năm này chỉ là 329.646 tr.đ, giảm
24.575 tr.đ, tương ứng 7%.
2.2.2 Phân tích tình hình cho vay đối với DNVVN theo loại hình doanh nghiệp
Trên địa bàn tỉnh số DNNN ít hơn nhiều so với các DN ngoài quốc doanh, đó là
một phần nguyên nhân lý giải DSCV ở loại hình DN này chiếm tỷ trọng nhỏ trong
23
tổng số DSCV DNVVN của ngân hàng. Thứ nữa là các DNNN đang dần cổ phần hóa

theo chủ trương của Nhà nước nên DSCV của Ngân hàng chủ yếu cho các loại hình
DN như CTCP, TNHH, DNTN.
Biểu đồ 2.3: Doanh số cho vay DNVVN theo loại hình doanh nghiệp
DSCV DNNN có xu hướng giảm dần qua các năm, đỉnh điểm là việc năm 2010
DSCV ở loại hình DN này bằng 0. Năm 2008, DSCV chiếm 27 % thì đến năm 2009
DSCV DNNN giảm 14% so với năm 2008 đạt 172.291 tr.đ. Sang năm 2010, mức giảm
này là 100%, nghĩa là DSCV năm này là bằng 0. Tinh đã thực hiện nghị định
338/HĐBT về việc sắp xếp lại cấc DNNN, giải thể các DN làm ăn kém hiệu quả cũng
như việc các DN tiến hành cổ phần hóa cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên.
Chủ trương của NHTMCPNTVN là đa đạng hóa khách hàng, phòng ngừa rủi ro,
chính thế mà DSCV các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh của ngân hàng có xu
hướng tăng cao qua các năm; trong đó thì loại hình CTCP luôn chiếm tỷ trọng cho vay
lớn nhất trong tổng DSCV của ngân hàng. Năm 2008 là 30 % sang năm 2009 là 33%,
tăng 9% đạt giá trị 234.267 tr.đ. Đến năm 2010, để đối phó với tình hình suy giảm
kinh tế toàn cầu, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao năng lực sản xuất, tiến hành các
chính sách tiền tệ và công cụ tài chính hỗ trợ các DNVVN sản xuất kinh doanh, tuân
thủ nghị định 30- 2008/NĐ- CP ngày 11/12/2008 của chính phủ nên doanh số cho vay
ở năm này tăng mạnh ở các loại hình DN, và tăng mạnh nhất là CTCP lên tới 119%,
đạt 512.760 tr.đ, chiếm 55% tỷ trọng DSCV, lớn nhất trong các loại hình DN.
24
DSCV loại hình TNHH cũng tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2009, DSCV là
190.784 tr.đ, tăng nhẹ 3% so với năm 2008 bởi xu hương chung hạn chế cho vay
trong bối cảnh kinh tế rối ren. Sang năm 2010, việc hỗ trợ thuế và giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp của chính phủ cùng nhiều chinh sách hỗ trợ DNVVN khác kéo theo
nhiều chuyển biến tích cực trong tình hình hoạt động của các DN, các DN đã mạnh
dạn đầu tư phát triển sản xuất và tìm kiếm thị trường nên nhu cầu vốn lớn và ngân
hàng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các DN vay vốn. Năm 2010, DSCV loại hình
TNHH là 230.367 tr.đ, tăng 21% so với năm 2009.
Đa phần DNTN ở địa bàn là các doanh nghiệp nhỏ, vốn ít nhưng lại dễ thành lập
nên số lượng trên địa bàn nhiều. Năm 2009, DSCV đạt 116.670 tr.đ, giảm 7% so với năm

2008; năm 2010 thì do ảnh hưởng của các chính sách hỗ trợ cũng như lãi suất nhìn chung
là mềm của ngân hàng nên DSCV năm này tăng mạnh 61%, đạt 187.959 tr.đ.
2.2.2 Phân tích doanh số thu nợ DNVVN
2.2.2.1 Đánh giá chung
Trong hoạt động cho vay, công tác thu hồi vốn cũng rất quan trọng. Việc cho vay
và thu hồi nợ có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. DSTN phản ánh
tình hình thu hồi vốn của ngân hàng và là cơ sở để xác định vòng chu chuyển vốn vay.
Một chu kỳ kinh doanh được xem là kết thúc và có hiệu quả khi bảo toàn được vốn
đầy đủ và có lợi nhuận cao.
Năm 2009, mặc dù DSCV giảm nhưng DSTN vẫn tăng nhẹ với tốc độ tăng
2,15% tương ứng mức tăng 14.547, đạt 690.861 tr.đ. Do năm 2008 tỉ lệ nợ xấu cao nên
ngân hàng đã rất cố gắng trong công tác thu hồi nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các
DN gặp khó khăn tạm thời nhưng có thể khắc phục được. Sang năm 2010 DSTN tiếp
tục tăng khi tình hình kinh doanh của các DN trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích
cực, nợ xấu giảm, DSTN đạt 769.509 tr.đ, tương ứng mức tăng 11,8%. Có được kết
quả này là cả sự cố gắng nỗ lực trong công tác cho vay, nâng cao chất lượng thẩm
định, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay và công tác thu hồi nợ được đẩy mạnh và giám
sát tích cực.
25

×