SỞ GD – ĐT QUẢNG NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THPT Sào Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KẾ HOẠCH THỰC TẬP CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Họ và tên giáo sinh thực tập : NGUYỄN THỊ THU HÀ
Ngày sinh : 08/12/1991
Dân tộc : Kinh
Lớp : 10ST
Khoa : Toán
Trường : ĐHSP – Đại học Đà Nẵng
Giáo viên hướng dẫn : Thầy NGUYỄN VĂN BẢO
Thực tập chủ nhiệm tại lớp : 10/1
Thời gian thực tập : Từ 10/02/2014 đến 23/03/2014
I. Đặc điểm của trường THPT Sào Nam:
1. Quá trình hình thành:
Trường THPT Sào Nam được xây dựng vào năm 1958. Khai giảng khóa học đầu tiên
vào ngày 15/09/1959. Trường đóng tại thị trấn Nam Phước – huyện Duy Xuyên – tỉnh
Quảng Nam. Từ năm 1975 – 1976 trường chỉ có 05 lớp học với 275 học sinh thì đến năm
1996 – 1997 đã tăng lên 27 lớp với 1.354 học sinh . Đến năm học 2012- 2013 này, trường
có 48 lớp với 2.137 học sinh, 98 cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
Cơ sở vật chất của trường tương đối khang trang, trường đã xây dựng được 34 phòng
học kiên cố, 1 dãy nhà làm việc, 4 phòng bộ môn, nâng cấp sân sau, xây dựng hệ thống
tường rào và nhà thi đấu đa chức năng. Năm học 2006 -2007 được Bộ và Sở đầu tư hơn 1 tỉ
đồng để nâng cấp và trang bị phòng máy tính đa phương tiện với 57 máy, phòng nghe nhìn,
phòng thí nghiệm Lý, phòng thí nghiệm Hóa – Sinh. Xây dựng phòng học ngoại ngữ kĩ
thuật số. Năm học 2010 -2011 xây dựng 1 phòng máy chiếu và 1 phòng sử dụng bảng tương
tác từ thông minh. Trang bị 100% bảng chống lóa cho các phòng học, phòng bộ môn.
Học sinh của trường Sào Nam đa số là con em gia đình nông dân. Tuy điều kiện kinh
tế còn nhiều khó khăn nhưng các em rất chăm ngoan, học giỏi. Trong nhiều năm liền,
trường THPT Sào Nam luôn luôn dẫn đầu trong phong trào Giáo dục của tỉnh Quảng Nam.
Tỉ lệ tốt nghiệp THPT luôn dẫn đầu toàn tỉnh, bình quân trong 15 năm học qua đạt 99,82%.
Riêng trong năm học 2010 -2011 tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt 100%. Trường nhiều năm liền
dẫn đầu toàn tỉnh về các giải tập thể và cá nhân trong các cuộc thi học sinh giỏi toàn tỉnh và
toàn quốc. trong các năm 1996, 1999, 2004 trường THPT Sào Nam đã lần lượt được nhà
nước trao tặng Huân chương Lao động hạng hạng ba, hạng nhì và hạng nhất. Vào tháng
4/2007, trường vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong
tặng danh hiệu “ Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới”. Năm học 1997 – 1998 nhận cờ
thi đua xuất sắc của Bộ GD-ĐT. Năm học 1998 và 2005 nhận cờ dẫn đầu phong trào thi đua
của Chính phủ.
2. Cơ cấu tổ chức:
- Hiệu trưởng : Thầy Phạm Sỹ
- Các Hiệu phó : Thầy Dương Hữu Thu
Thầy Đoàn Công Đường
Cô Nguyễn Thị Thúy Vân
- Bí thư đoàn trường : Thầy Nguyễn Hà Nhân
- Chủ tịch Công đoàn : Thầy Võ Đoàn Dũng
Các tổ chuyên môn gồm:
- Tổ Toán – Tin : Tổ trưởng: Thầy Phạm Kim Long
- Tổ Vật lý – KT – TB : Tổ trưởng: Thầy Nguyễn Văn Anh
- Tổ Hóa – Sinh : Tổ trưởng: Thầy Trần Minh Hùng
- Tổ Văn : Tổ trưởng: Thầy Nguyễn Trường Sơn
- Tổ Sử – Địa : Tổ trưởng: Cô Lê Thị Ngọc
- Tổ Ngoại ngữ : Tổ trưởng: Cô Lê Mỹ Kiều Duyên.
- Tổ Thể dục - Quốc phòng : Tổ trưởng: Thầy Võ Đoàn Dũng.
II. Đặc điểm lớp chủ nhiệm: (10/1)
1. Tổng số học sinh: 45 em
- Nam: 25 Nữ: 20
- Đoàn viên: 45
- Con thương - bệnh binh: 01 Con hộ nghèo:
2. Cơ cấu tổ chức lớp:
a. Ban cán sự:
- Lớp trưởng : Nguyễn Kim Thục.
- Lớp phó học tập : Nguyễn Hoàng Anh.
- Lớp phó kỷ luật : Huỳnh Ngọc Quốc.
- Lớp phó lao động : Nguyễn Văn Khoa.
- Lớp phó văn – thể – mỹ: Nguyễn Thị Ngọc Duyên.
b. Ban chấp hành chi đoàn:
- Bí thư : Huỳnh Ngọc Quốc.
- Phó bí thư : Nguyễn Quỳnh Phương.
- Ủy viên : Nguyễn Thị Ngọc Tuyến.
c. Các tổ trưởng:
- Tổ trưởng tổ 1 : Trần Thị Thu Sương
- Tổ trưởng tổ 2 : Phạm Quốc Mỹ
- Tổ trưởng tổ 3 : Võ Đoàn Thoại My
- Tổ trưởng tổ 4 : Nguyễn Thị Thúy
3. Kết quả học tập và rèn luyện HKI (2013 - 2014):
Loại Học lực Hạnh kiểm
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ%
Giỏi (Tốt) 8 17,8% 40 88,9%
Khá 33 73,3% 5 11,1%
TB 4 8,9% 0 0
Yếu 0 0 0 0
Kém 0 0 0 0
4. Học sinh cá biệt: Không có.
III. Kế hoạch chung toàn đợt:
1. Mục đích, yêu cầu:
Qua đợt thực tập, giáo sinh cần:
- Làm quen với công tác chủ nhiệm ở trường THPT. Từ đó nắm được yêu cầu, mục
đích đào tạo của nhà trường; học hỏi kinh nghiệm chủ nhiệm từ các giáo viên cơ sở, đặc biệt
là các giáo viên trực tiếp hướng dẫn mình.
- Nắm vững kế hoạch hoạt động đào tạo của nhà trường và kế hoạch chung của toàn
đợt thực tập để bố trí thời gian hợp lý và lựa chọn cách thức, biện pháp thực hiện mang lại
hiệu quả cao.
- Tự giác, tích cực, chủ động để hoàn thành tốt các hoạt động có liên quan đến công
tác chủ nhiệm và lớp chủ nhiệm.
2. Nội dung:
- Tham gia gặp gỡ và trao đổi với BGH và các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên
nhà trường để tìm hiểu chung về trường THPT Sào Nam.
- Tham gia chào cờ đầu tuần, ra mắt các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm nhà
trường và toàn thể học sinh.
- Gặp gỡ, làm quen và tìm hiểu tình hình chung của lớp chủ nhiệm: về cơ cấu tổ
chức, tình hình học tập và rèn luyện. Tham gia tìm hiểu hoàn cảnh của một số học sinh
trong lớp và có biện pháp giúp đỡ nếu cần.
- Bám sát lớp chủ nhiệm, theo dõi, hướng dẫn học sinh hoàn thành các nhiệm vụ học tập
rèn luyện do nhà trường đặt ra. Cùng với GVCN hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tổ chức các
hoạt động ngoại khóa: các hoạt động kỉ niệm ngày 08/03, 26/03,…
- Tham gia tổng kết, đánh giá học sinh nếu cần.
3. Biện pháp thực hiện:
- Tham gia chào cờ đầu tuần vào thứ hai hàng tuần.
- Tham gia các buổi họp hội đồng, họp tổ, nhóm chuyên môn để kịp thời nắm bắt
các chủ trương, chính sách mới do nhà trường đề ra hoặc phổ biến triển khai.
- Tham gia sinh hoạt 15 phút đầu giờ tại lớp chủ nhiệm, theo dõi thường xuyên sổ
đầu bài để nắm bắt tình hình của lớp và kịp thời phối hợp với GVHD chủ nhiệm chấn chỉnh
sai sót cũng như biểu dương, khen thưởng học sinh.
- Trao đổi với GVHD chủ nhiệm, với BCS lớp, BCH chi đoàn và các học sinh khác
để biết hoàn cảnh của các học sinh trong lớp để có biện pháp giúp đỡ nếu cần.
- Tham gia trực tiếp cùng học sinh tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
- Tham gia sinh hoạt cuối tuần ( Sinh hoạt chủ nhiệm vào chiều thứ bảy hàng tuần)
để nắm bắt được tình hình học tập rèn luyện của lớp trong tuần, định hướng nhiệm vụ tuần
kế tiếp cho học sinh.
- Tham gia giao lưu văn nghệ, hoạt động vui chơi với học sinh để tạo sự gần gũi, gắn
bó giữa học sinh với học sinh nhằm tạo môi trường thuận lợi cho công tác tìm hiểu và giáo
dục học sinh .
V. Kế hoạch cụ thể:
Tuần Nội dung công việc Biện pháp cụ thể Ghi
chú
24
Từ 10/2
đến 15/2
- Ra mắt ban giám hiệu và toàn thể nhà
trường. Tham dự chào cờ sáng. Họp hội
đồng toàn trường vào buổi chiều. Họp tổ
chuyên môn.
- Nhận lớp chủ nhiệm, tiếp cận trường lớp.
- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tìm hiểu học
sinh và tình hình học tập thi đua của lớp.
- Nghiêm túc thực hiện các kế hoạch sinh
hoạt lớp 15 phút như thường lệ.
- Tham gia nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho
hội thi văn nghệ.
- Đôn đốc, nhắc nhở học sinh thực hiện kế
hoạch trại của trường, kế hoạch cho cuộc thi
hóa trang trong hoạt động trại.
- Tham gia trực tiếp các buổi
họp, chào cờ và nghe báo cáo.
- Nhận lớp vào giờ sinh hoạt
15 phút đầu giờ, tìm hiểu cơ
cấu lớp thông qua học sinh.
- Trao đổi với giáo viên
hướng dẫn chủ nhiệm để nắm
bắt tình hình chung của lớp.
- Tìm hiểu công tác chuẩn bị
văn nghệ qua cán sự lớp.
Tham gia nhắc nhở học sinh.
- Tham gia sinh hoạt 15 phút giờ
- Tiếp tục theo dõi sát tình hình của lớp về
nề nếp cũng như học tập để có những tác
- Tham gia sinh hoạt 15 phút
đầu giờ.
- Thường xuyên theo dõi sổ
25
Từ 17/2
đến 22/2
động kịp thời hiệu quả
- Tiếp tục làm quen và thân thiện với lớp
bằng các hoạt động văn nghệ hay trao đổi về
vấn đề học tập của học sinh
- Cùng ban cán sự và giáo viên chủ nhiệm
phân công nhiệm vụ cho hội trại sắp tới.
- Đôn đốc nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho
hội trại.
- Tổng kết tình hình lớp trong tuần
- Kiểm điểm và tuyên dương những học sinh
trong lớp
- Rà soát xem xét lại ban cán sự và những
bạn học sinh được giao nhiệm vụ cho hội trại
đã hoàn thành hết nhiệm vụ đã được giao
chưa.
- Tham gia hội trại: “ Thanh niên làm theo
lời Bác”.(21-22/02/2014)
đầu bài sổ cờ đỏ,….
- Hướng dẫn học sinh chuẩn
bị cho trại.
- Nhắc nhở học sinh thực hiện
đúng nội quy.
- Khen thưởng những học
sinh có tiến bộ trong học tập
và rèn luyện, nhắc nhở những
học sinh vi phạm.
- Đôn đốc và tham gia cùng
với học sinh các hoạt động
trại.
26
Từ 24/2
đến 1/3
-Tham gia sinh hoạt 15 phút giờ
- Tiếp tục theo dõi sát tình hình của lớp về
nề nếp cũng như học tập để có những tác
động kịp thời hiệu quả
- Tiếp tục làm quen và thân thiện với lớp
bằng các hoạt động văn nghệ hay trao đổi về
vấn đề học tập của học sinh.
- Đôn đốc học sinh chuẩn bị cho văn nghệ.
- Tham gia vào công tác chuẩn bị văn nghệ
do trường sắp xếp.
- Tham gia sinh hoạt 15 phút
đầu giờ.
- Thường xuyên theo dõi sổ
đầu bài, sổ cờ đỏ,….
- Nhắc nhở học sinh thực hiện
đúng nội quy.
- Khen thưởng những học
sinh có tiến bộ trong học tập
và rèn luyện, nhắc nhở những
học sinh vi phạm.
27
Từ 3/3
đến 8/3
-Tham gia sinh hoạt 15 phút giờ
- Tiếp tục theo dõi chấn chỉnh tình hình học
tập, nề nếp của học sinh.
- Tổng kết tình hình lớp trong tuần
- Kiểm điểm và tuyên dương những học sinh
trong lớp
-Chuẩn bị kế hoạch cho tuần tới
- Theo sát các hoạt động của
học sinh.
- Tham gia sinh hoạt 15 phút
đầu giờ.
- Thường xuyên theo dõi sổ
đầu bài, sổ cờ đỏ,….
- Nhắc nhở học sinh thực hiện
đúng nội quy, khen thưởng
những học sinh có tiến bộ
- Cùng các giáo sinh khác thực hiện tiết sinh
hoạt chủ nhiệm để đánh giá
trong học tập, nhắc nhở những
học sinh vi phạm.
28
Từ 10/3
đến 15/3
- Tham gia sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
- Tiếp tục bám sát lớp
- Có những điều chỉnh để đưa phong trào lớp
đi lên.
- Tiếp tục theo giỏi tình hình học tập và rèn
luyện của học sinh.
- Tổng kết tình hình lớp trong tuần.
- Chuẩn bị kế hoạch cho tuần tiếp theo.
- Cùng các giáo sinh khác thực hiện tiết sinh
hoạt chủ nhiệm để đánh giá
- Theo sát các hoạt động của
học sinh.
- Tham gia sinh hoạt 15 phút
đầu giờ.
- Thường xuyên theo dõi sổ
đầu bài, sổ cờ đỏ,….
- Nhắc nhở học sinh thực hiện
đúng nội quy.
- Khen thưởng những học
sinh có tiến bộ trong học tập
và rè luyện, nhắc nhở những
học sinh vi phạm.
29
Từ 17/3
đến 22/3
- Tham gia sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
- Tiếp tục bám sát lớp
- Có những điều chỉnh để đưa phong trào lớp
đi lên.
- Tiếp tục theo giỏi tình hình học tập và rèn
luyện của học sinh.
- Tổng kết tình hình lớp trong tuần.
- Chuẩn bị kế hoạch cho tuần tiếp theo.
- Cùng các giáo sinh khác thực hiện tiết sinh
hoạt chủ nhiệm để đánh giá.
- Sinh hoạt chia tay học sinh kết thúc các
hoạt động thực tập tai trường THPT Sào
Nam.
- Theo sát các hoạt động của
học sinh.
- Tham gia sinh hoạt 15 phút
đầu giờ.
- Thường xuyên theo dõi sổ
đầu bài, sổ cờ đỏ,….
- Khen thưởng những học
sinh có tiến bộ trong học tập
và rèn luyện, nhắc nhở những
học sinh vi phạm.
- Liên hoan chia tay học sinh.
Duy Xuyên, ngày 15 tháng 2 năm 2014
Ban chỉ đạo Duyệt của GVHD GSTT
Nguyễn Văn Bảo Nguyễn Thị Thu Hà