Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Vai trò của lí luận hình thái kinh tế xã hội đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.45 KB, 19 trang )

Tiểu luận triết học
MỤC LỤC
Nguyễn Thị Minh Nguyệt KD BĐS 49
1
Tiểu luận triết học
LỜI MỞ ĐẦU
Lý luận hình thái kinh tế - xã hội là lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch
sử do C. Mác xây dựng lên. Nó có vị trí quan trọng trong triết học Mác. Lý luận
đóđãđược thừa nhận là lý luận khoa học và là phương pháp luận cơ bản trong việc
nghiên cứu lĩnh vực xã hội. Lý luận đó giúp chúng ta nghiên cứu một cách đứng
đắn và khoa học sự vận hành của xã hội trong giai đoạn phát triển nhất định cũng
như tiến trình vận động lịch sử chung của xã hội loài người.
Song, ngày nay. Đứng trước sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông
Âu, lý luận đó đang được phê phán từ nhiều phía. Nhiều ý kiến cho rằng lý luận,
hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác đã lỗi thời trong thời đại ngày nay cần
phải thay thế nó bằng một lý luận khác. Chính vì vậy làm rõ thực chất lý luận hình
thái kinh tế - xã hội, giá trị khoa học và tính thời đại của nóđang là một đòi hỏi cấp
thiết .
Về thực tiễn, Việt Nam đang tiến hành sự nghiệp Công nghiệp hoá _ Hiện đại
hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đó đang đặt ra hàng loạt vấn đề
đòi hỏi các nhà khoa học trên các lĩnh vực khác nhau phải tập trung nghiên cứu giải
quyết trên cơ sở làm rõ giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế - xã hội và việc
vận dụng lý luận đó vào sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoáở nước ta. Chính
vì những lý do trên, em chọn đề tài: “Vai trò của lí luận hình thái kinh tế xã hội
đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay”.
Do trình độ có hạn, nên không tránh khỏi khiếm khuyết trong việc nghiên cứu.
Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài viết của em
được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
I. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Khái niệm
Nguyễn Thị Minh Nguyệt KD BĐS 49


2
Tiểu luận triết học
Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng
để chỉ xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, với những quan hệ sản
xuất của nó thích ứng với lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và với một
kiến trúc thượng tầng được xây dựng lên trên những quan hệ sản xuất đó.
2. Kết cấu và chức năng của các yếu tố cấu thành hình thái kinh tế – xã hội.
Xã hội không phải là tổng số những hiện tượng, sự kiện rời rạc những cá nhân
riêng lẻ. Xã hội là một chỉnh thể toàn vẹn có cơ cấu phức tạp. Trong đó có những
mặt cơ bản nhất là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
Mỗi mặt có vai trò nhất định và tác động đến mặt khác tạo nên sự vận động của cơ
thể xã hội. Chính tính toàn vẹn của nóđược phản ánh bằng khái niệm hình thái kinh
tế – xã hội.
Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế – xã
hội. Sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái kinh tế – xã hội xét đến cùng là
do lực lượng sản xuất quyết định. Lực lượng sản xuất phát triển qua các hình thái
kinh tế – xã hội nối tiếp nhau từ thấp lên cao thể hiện tính liên tục trong sự phát
triển của xã hội loài người.
Quan hệ sản xuất – quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất – là
những quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả mối quan hệ xã hội khác,
không có mối quan hệđó thì không thành xã hội và quy luật xã hội. Mỗi hình thái
kinh tế - xã hội lại có một kiểu quan hệ sản xuất của nó tương ứng với trình độ
nhất định của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất, đó là tiêu chuẩn khách quan để
phân biệt xã hội cụ thể này với xã hội cụ thể khác, đồng thời tiêu biểu cho một giai
đoạn phát triển nhất định của lịch sử.
Ngoài những mặt cơ bản của xã hội đãđề cập ở trên – lực lượng sản xuất, quan
hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng – thì còn có những quan hệ dân tộc quan hệ
gia đình và các sinh hoạt xã hội khác.
3.Ý nghĩa phương pháp luận của phạm trù hình thái kinh tế - xã hội
a) Sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên.

Nguyễn Thị Minh Nguyệt KD BĐS 49
3
Tiểu luận triết học
C. Mac viết : “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế – xã hội là
một quá trình lịch sử tự nhiên ”.
Các mặt cơ bản hợp thành một hình thái kinh tế – xã hội: lực lượng sản xuất
quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng không tách rời nhau, mà liên hệ biện
chứng với nhau hình thành nên những quy luật phổ biến của xã hội. Đó là quy luật
về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản
xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các quy luật xã hội
khác. Chính do tác động của quy luật khách quan đó, mà các hình thái kinh tế – xã
hội vận động và phát triển thay thế nhau từ thấp lên cao trong lịch sử như một quá
trình lịch sử tự nhiên không phụ thuộc vào ý trí, nguyện vọng chủ quan của con
người.
b) Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế-xã hội
Sự ra đời học thuyết hình thái kinh tế – xã hội đãđưa lại cho khoa học xã hội một
phương pháp nghiên cứu thực sự khoa học.
Học thuyếtđó chỉ ra : sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức
sản xuất quyết định các mặt của đời sống xã hội. Học thuyết đó cũng chỉ ra: xã hội
không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân, mà là
một cơ thể sống sinh động,các mặt thống nhất chặt chẽvới nhau, tác động qua lai
lẫn nhau.
II. SỰNGHIỆPCÔNGNGHIỆPHOÁ - HIỆNĐẠIHOÁỞVIỆTNAM
1.Khái niệm
Hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ VII khoá VI vàđại hội đại biểu toàn
quốc thứ VII Đảng cộng sản Việt Nam xác định: “Công nghiệp hoá là quá trình
chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất và kinh doanh ,dịch vụ và
quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công
Nguyễn Thị Minh Nguyệt KD BĐS 49
4

Tiểu luận triết học
nghệ phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công
nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng xuất lao động cao ”(1)
Khái niệm công nghiệp hoá như vậy Đảng ta đã xác định rộng hơn những
quan điểm trước đó bao gồm tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cả về dịch vụ và
quản lý kinh tế xã hội được sử dụng bằng các phương tiện tiên tiến hiện đại cùng
với kĩ thuật và công nghệ cao. Như vậy tư tưởng CNH không bó hẹp trong phạm vi
các trình độ lực lượng sản xuất đơn thuần, kĩ thuật đơn thuần để chuyển lao động
thủ công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây.
2. Tính tất yếu của công nghiệp hoá-hiện đại hoáở Việt Nam
a) CNH-HĐH có tính phổ biến
Mỗi phương thức sản xuất xã hội chỉ có thể vững chắc trên cơ sở vật chất kĩ
thuật tương ứng. Cơ sở vật chất kĩ thuật của một xã hội là toàn bộ các yếu tố vật
chất của lực lượng sản xuất xã hội phù hợp với trình độ kĩ thuật tương ứng mà lực
lượng lao động sản xuất sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu
của xã hội.
Chủ Nghĩa Tư Bản đã tiến hành CNH để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật
cho chính Chủ Nghĩa Tư Bản vàđã thu được nhiều thành công. Đó là lực lượng sản
xuất phát triển cao, trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, năng suất lao động cao.
Do Chủ Nghĩa Xã Hội có phương thức sản xuất tiên tiến hiện đại dựa trên
trình độ khoa học kĩ thuật của lực lượng sản xuất phát triển cao. Vì nước ta đi lên
Chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiêp lạc hậu nên nước ta phải xây dựng cơ
sở vật chất kĩ thuật cho Chủ Nghĩa Xã Hội. Trong đó, nền nông nghiệp và công
nghiệp hiện đại, khoa học công nghệ phát triển cao. Muốn thực hiện thành công
nhiệm vụ quan trọng đó chúng ta phải tiến hành CNH tức là chuyển từ nền sản xuất
nông nghiệp lạc hậu sang nền công nghiệp hiện đại.
b) CNH-HĐH là quá trình tạo cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế quốc dân
Xã hội chủ nghĩa
Nguyễn Thị Minh Nguyệt KD BĐS 49
5

Tiểu luận triết học
Xã Hội Chủ Nghĩa muốn tồn tại và phát triển cũng cần phải có một nền kinh
tế tăng trưởng, phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chếđộ công
hữu về tư liệu sản xuất. Cơ sở vật chất kĩ thuật của Chủ nghĩa xã hội cần phải xây
dựng trên cơ sở thành tựu mới nhất, tiên tiến nhất của khoa học và công nghệ. Cơ
sở kĩ thuật đó phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao. CNH-HĐH chính là quá
trình tạo ra nền tảng cơ sở cho nền kinh tế quốc dân.
c) CNH-HĐH là lựa chọn phù hợp với nước ta hiện nay
Việt Nam đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở
vật chất kĩ thuật thấp kém, trình độ lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản
xuất Xã Hội Chủ Nghĩa mới được thiết lập chưa được hoàn thiện. Vì vây, quá trình
CNH-HĐH sẽ xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Mỗi bước tiến của
quá trình công nghiệp hoá là một bước tăng cường cơ sở vật chất cho Chủ Nghĩa
Xã Hội, làm phát triển mạnh lực lượng sản xuất, góp phần hoàn thiện quan hệ sản
xuất Xã Hôi Chủ Nghĩa.
d) CNH-HĐH ở Việt Nam hiện nay phù hợp với xu hướng thời đại
Trong thời đại ngày nay với hàng loạt nhiệm vụđặt ra cho mỗi nước như là:
xoáđói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, giải quyết các vấn đề về thiên tai...
Vì vậy, mọi quốc gia phải tập trung mọi nguồn lưc để giải quyết các vấn đề trên.
Một lựa chọn cho các nước phát triển là phải xây dựng thành công sự nghiệp CNH-
HĐH.
Xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tếđang phát triển mạnh mẽ
trên cơ sở khoa học công nghệ cũng phát triển nhanh chóng. Những điều kiện
thuận lợi và khó khăn, khách quan và chủ quan, tạo ra nhiều cơ hội mới nhưng
không ít những khó khăn, thử thách đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng. Vì vậy, chúng ta phải chủđộng nắm lấy thời cơ, phát huy thuận lợi
đểđẩy nhanh quá trình CNH-HĐH tạo ra thế và lực vượt qua khó khăn, đẩy lùi
nguy cơ tụt hậu đưa kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững.
3. Vai trò của sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoáở Viêt Nam
Nguyễn Thị Minh Nguyệt KD BĐS 49

6
Tiểu luận triết học
CNH - HĐHở Việt Nam trước hết là quá trình tạo ra những điều kiện vật chất-
kĩ thuật cần thiết về con người và khoa học công nghệ,thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nhằm huy động và sử dung có hiệu quả mọi nguồn lực làm cho nền kinh tế
tăng trưởng nhanh.
CNH - HĐH tạo ra cơ sở vật chất để làm biến đổi về chất lưc lương sản xuất,
nhờđó mà nâng cao nâng cao vai trò của người lao động-nhân tố trung tâm của nền
kinh tế xã hội chủ nghĩa.
CNH - HĐH là cơ sở kinh tếđể củng cố và phát triển khối liên minh vững chắc
giữa giai cấp công nhân, nông dân vàđội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách mạng xã
hội chủ nghĩa.
CNH - HĐH tạo điều kiện vật chất để xây dưng nèn kinh tếđộc lập, tự chủ,
vững mạnh trên cơ sởố thưc hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế.
CNH - HĐH cỏn tạo tiền đề vật chất để xây dưng, phát triển và hiện đại hoá nền
quốc phòng-an ninh.
Vì vậy, công nghiệp hoá-hiện đại hoáđược coi la nhiệm vụ trọng tâm trong suốt
thời kì quáđộ lên chủ nghĩa xã hội.
4. Nội dung cơ bản của sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoáở Việt Nam
a) Phát triển lực lượng sản xuất-cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội-
trên cơ sở thực hiện cơ khí hoá nền sản xuất xã hội vàáp dụng những thành tựu
khoa học- công nghệ hiện đại
Trước hết, quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa là một quá trình cải biến lao
động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng máy móc, tức là phải cơ khí hóanền
kinh tế quốc dân.
Đi liền với cơ khí hóa làđiện khí hóa và tựđộng hóa sản xuất từng bước và trong
toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đạihóa đòi hỏi phải
xây dựng và phát triển mạnh mẽ các nghành công nghiệp, then chốt là nghành
chế tạo tư liệu sản xuất. Sự phát triển của các nghành chế tạo tư liệu sản xuất là cơ
Nguyễn Thị Minh Nguyệt KD BĐS 49

7

×