Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÚ SỐC GIÁ HÀNG HÓA VÀ CÁC KẾT QUẢ TÀI KHÓA – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM Ở KHU VỰC ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 61 trang )

i

MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ii
DANH MỤC PHỤ LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ iii
TÓM TẮT 1
1. GIỚI THIỆU 2
2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 3
3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 8
3.1 Tổng quan các bài nghiên cứu trước đây 8
3.2 Mục tiêu bài nghiên cứu 9
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12
5.1 Mẫu dữ liệu và phân tích đơn biến 12
5.1.1 Dữ liệu 12
5.1.2 Phân tích đơn biến 12
5.2 Kết quả hồi quy và phân tích đa biến 23
5.2.1 Kiểm định mô hình định lượng cho dữ liệu 23
5.2.2 Kết quả hồi quy và phân tích đa biến 46
5.2.2.1 Giá trị hàng hóa xuất khẩu và các kết quả tài khóa 46
5.2.2.2 Giá trị hàng hóa nhập khẩu và các kết quả tài khóa 47
5.2.2.3 Vai trò của bộ đệm chính sách truyền thống 49
6. KẾT LUẬN 49
6.1 Kết luận của bài nghiên cứu và những hàm ý cho ASEAN và Việt Nam 49
6.2 Những hạn chế của bài nghiên cứu và hướng phát triển đề tài 50
PHỤ LỤC 1
1. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÚ SỐC GIÁ VÀ CÚ SỐC KHỐI LƯỢNG 1
2. CÁC BIẾN SỐ VÀ NGUỒN DỮ LIỆU 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO 4


ii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 1 : Giá trị trung bình xuất nhập khẩu / GDP giai đoạn 1981 – 2008 5
Biều đồ 2 : Giá trị trung bình xuất nhập khẩu / GDP của ASEAN giai đoạn 1990–
2012 6
Biểu đồ 3 : Giá trị trung bình của Thu ngân sách / GDP các nước ASEAN 16
Biểu đồ 4 : Giá trị trung bình của Chi ngân sách / GDP các nước ASEAN 17
Biểu đồ 5 : Giá trị trung bình của Cán cân tài khóa / GDP các nước ASEAN 18
Biểu đồ 6 : Giá trị trung bình của Chi tiêu xã hội / GDP các nước ASEAN 19
Biểu đồ 7 : Giá trị trung bình của Nợ công / GDP các nước ASEAN 20
Biểu đồ 8 : Giá trị trung bình của Dữ trự quốc gia các nước ASEAN 21
Biểu đồ 9 : Giá trị trung bình hàng hóa xuất nhập khẩu các nước ASEAN 22

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tỉ trọng xuất nhập khẩu so với GDP ở từng quốc gia (2000 -2012) 7
Bảng 2: Thống kê tóm tắt số liệu 10 nước ASEAN giai đoạn 1990 - 2012 13
Bảng 3 : Phân tích tương quan mối quan hệ giữa các biến tài khóa và giá hàng hóa
xuất nhập khẩu giai đoạn 1990 - 2012 14
Bảng 4 Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là thu ngân sách/GDP 25
Bảng 5 Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là chi ngân sách /GDP 28
Bảng 6 Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là cán cân tài khóa/GDP 31
Bảng 7 Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là chi tiêu xã hội/GDP 34
Bảng 8 Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là nợ công/GDP 37
Bảng 9 Kết quả tổng hợp tác động trong ngắn hạn và dài hạn của cú sốc giá hàng
hóa xuất nhập khẩu đối với mô hình tác động cố định 40
Bảng 10 . Kết quả tổng hợp tác động trong ngắn hạn và dài hạn của cú sốc giá hàng
hóa xuất nhập khẩu đối với mô hình Arellano Bond. 43




iii

DANH MỤC PHỤ LỤC

1. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÚ SỐC GIÁ VÀ CÚ SỐC KHỐI LƯỢNG
2. CÁC BIẾN SỐ VÀ NGUỒN DỮ LIỆU

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ
ASEAN
Các quốc gia Đông Nam Á
ER
Chế độ tỉ giá hối đoái
RES
Dự trữ quốc gia
GDP
Tổng sản phẩm quốc dân
OPEC
Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ
LICs
Các quốc gia có thu nhập thấp
MICs
Các quốc gia có thu nhập trung bình
Aseanstat
Kho dữ liệu thống kê của ASEAN
ADB
Ngân hàng phát triển châu Á
WB
Ngân hàng thế giới


Các thuật ngữ được sử dụng trong bài nghiên cứu
- Thu ngân sách : bao gồm doanh thu thuế và phi thuế tính theo % GDP.
- Chi ngân sách : các khoản chi tiếu của chính phủ tính theo % GDP.
- Chi tiêu xã hội : bao gồm chi y tế và chi giáo dục tính theo % GDP.
- Cán cân tài khóa: được định nghĩa bằng chi ngân sách trừ đi thu ngân sách
tính theo % GDP.
- Chế độ tỉ giá : biểu thị chế độ tỉ giá hối đoái thực của một quốc gia.
- Dự trữ quốc gia : biểu thị phần dự trữ của từng quốc gia cụ thể bao gồm
vàng và các ngoại tệ mạnh.
- Kết quả tài khóa : thuật ngữ chỉ chung về thu ngân sách, chi ngân sách , cán
cân tài khóa, tình trạng nợ công.

1

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này nghiên cứu tác động của các cú sốc giá hàng hóa xuất nhập khẩu
lên trên các biến tài khóa như thu ngân sách, chi ngân sách, cán cân tài khóa, chi tiêu
xã hội và nợ công. Đồng thời dưới tác động của chế độ tỉ giá và dữ trữ ngoại hối thì
có làm giảm được tác động của các cú sốc đến các biến tài khóa hay không. Bài
nghiên cứu cho thấy rằng tác động của các cú sốc giá hàng hóa xuất nhập khẩu ở
khu vực ASEAN là rất đáng kể. Thu ngân sách và chi ngân sách gia tăng để phản
ứng với sự gia tăng trong giá hàng hóa, phản ứng của cán cân tài khóa rõ ràng, và
tình trạng nợ công thì càng trở nên trầm trọng hơn dưới tác động của các cú sốc.
Bài nghiên cứu cũng xem xét vấn đề dưới hai góc nhìn : ngắn hạn và dài hạn. Thực
tế nghiên cứu đã cho thấy rằng ảnh hưởng của các cú sốc giá hàng hóa xuất nhập
khẩu có thể kéo dài đến tương lai và tác động trong dài hạn còn nghiêm trọng hơn
rất nhiều so với trong khoảng thời gian ngắn hạn. Bộ đệm chính sách truyền thống
mà ở đây là chế độ tỉ giá hối đoái chỉ làm giảm bớt một phần nào các tác động còn
dự trữ quốc gia không có vai trò đáng kể trong việc làm giảm tác động của các cú
sốc. Điều này khuyến nghị nền kinh tế nên phát triển các loại công cụ phái sinh và

thị trường phái sinh dựa trên những thiết lập của giá cả các mặt hàng quan trọng trên
thế giới. Mẫu số liệu của bài nghiên cứu bao gồm 10 nước ASEAN trong khoảng
thời gian 1990 – 2012.

Từ khóa : Cú sốc giá hàng hóa, kết quả tài khóa.

2

1. GIỚI THIỆU
Tác động của cú sốc giá cả hàng hóa đến nền kinh tế toàn cầu thông qua các biến tài
khóa như thu chi ngân sách, cán cân tài khóa, tình trạng nợ công vẫn luôn là một chủ
đề còn tranh cãi đáng kể trong giới học thuật. Trong lịch sử kinh tế thế giới đã có rất
nhiều cuộc khủng hoảng lớn về lương thực và nhiên liệu mà nổi bật khủng hoảng
dầu mỏ năm 1973 và khủng hoảng lương thực và nhiên liệu năm 2007. Cuộc khủng
hoảng giá dầu mỏ 1973 bắt nguồn từ việc OPEC trừng phạt các nước Mỹ, Nhật và
Tây Âu. Nguồn cung dầu mỏ trên thế giới bị suy giảm đáng kể và giá dầu leo thang
đến mức kỷ lục làm tổn hại nặng nề đến nền kinh tế toàn thế giới. Sau đó, vào những
năm 2007 – 2008, một cuộc khủng hoảng về cả lương thực và nhiên liệu đã trở lại.
Giá dầu leo thang lên đến 100 USD/ thùng bên cạnh cuộc khủng hoảng tài chính ở
Mỹ đã làm cho thị trường chứng khoán toàn cầu suy sụp. Bên cạnh đó, việc thiếu
hụt nguồn cung gạo tại Philippines đã làm cho quốc gia này tăng giá mua gạo trên
thế giới. Bên cạnh đó, các quốc gia xuất khẩu gạo mạnh như Việt Nam, Thái Lan và
Ấn Độ cắt giảm xuất khẩu gạo đã làm cho giá gạo ở khu vực Đông Nam Á tăng cao.
Việc giá gạo tăng cao ở khu vực Đông Nam Á lan ra trên toàn thế giới và khiến giá
lương thực trên thế giới tăng cao đến mức kỷ lục. Giá ba loại lương thực chính nuôi
sống dân số thế giới là lúa mì, gạo và ngô tăng 96,7%. Năm 2007, giá gạo từ 300
USD/tấn đột ngột tăng lên 1.100 USD/tấn trong vòng sáu tháng. Chưa dừng lại ở đó,
các dự báo và quan sát hiện tại từ Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) dựa trên
biến động giá hàng hóa xuất nhập khẩu cho thấy rằng, một cú sốc giá lương thực
toàn cầu lần thứ hai vẫn đang âm thầm diễn ra và có thể còn nghiêm trọng hơn cả

cuộc khủng hoảng lương thực 2007 – 2008. Như vậy, các cú sốc giá cả hàng hóa và
nhiên liệu thực sự tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu.
Thực trạng tại các nước đang phát triển trong giai đoạn 1990 – 2010 nói lên rằng các
cú sốc giá hàng hóa xuất nhập khẩu tác động mạnh mẽ đến các kết quả tài khóa. Ở
các nước chuyên xuất nhập khẩu hàng hóa, phản ứng của các biến số tài khóa còn
mạnh mẽ hơn do các nước này giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn
3

trong GDP. Ảnh hưởng của các cú sốc giá hàng hóa xuất nhập khẩu làm cho chính
sách tài khóa và việc quản lý ngân sách trở nên phức tạp hơn, làm tình trạng nợ công
nở nên trầm trọng. Khu vực ASEAN gồm những quốc gia đang phát triển, giá trị
hàng hóa xuất nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao so với GDP nên nguy cơ đối mặt với
các cú sốc giá hàng hóa xuất nhập khẩu là rất lớn, đặc biệt hơn là khi các nước
ASEAN đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.
Bài nghiên cứu nhắm đến vấn đề xem xét tác động các cú sốc giá xuất nhập khẩu lên
trên các biến tài khóa trong khu vực ASEAN trong cả ngắn hạn và dài hạn. Các cú
sốc giá hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ tác động lên việc thu chi ngân sách, cán cân tài
khóa và tình trạng nợ công như thế nào. Việc chính phủ sử dụng bộ đệm chính sách
truyền thống là chế độ tỉ giá và dự trữ quốc gia có làm giảm được tác động của các
cú sốc hay không ?
Để đạt được các mục tiêu đưa ra, phần còn lại của bài nghiên cứu sẽ được sắp xếp
bao gồm. Phần 2 sẽ trình bày tầm quan trọng của xuất nhập khẩu hàng hóa. Phần 3
là phần tổng quan các lí thuyết nghiên cứu trước đây về tác động của cú sốc giá
hàng hóa xuất nhập khẩu. Phần 4 trình bày phương pháp nghiên cứu thực nghiệm,
phần 5 trình bày kết quả. Và phần cuối cùng sẽ trình bày những kết luận của bài
nghiên cứu và hàm ý cho Việt Nam.
2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét tầm quan trọng của xuất nhập khẩu hàng hóa
đối với nền kinh tế thế giới nói chung và của các nước ASEAN giai đoạn 1990 –
2012 nói riêng. Từ đó để thấy rằng, biến động trong giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu

tác động mạnh mẽ đối với nền kinh tế và rất khó kiểm soát.
Nikola Spatafora và Issouf Samake thu thập dữ liệu từ 116 quốc gia trong khoảng
thời gian từ năm 1980 – 2008 và kết luận rằng xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng
chiếm vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia và thương mại trên toàn cầu.
Thậm chí, tỉ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu so với GDP tăng dần theo thời gian. Từ
4

những năm 1980, xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, tỉ trọng
so với GDP ngày càng cao.
Về xuất khẩu, từ năm 1980 đến 2008, xuất khẩu của toàn thế giới tăng từ 22% đến
30% so với GDP. Đáng chú ý hơn tại các quốc gia có thu nhập thấp, giá tri xuất
khẩu biến động rất mạnh và tăng cao trong những năm 1990 đến gần 25% so với
GDP. Còn với các nước chuyên xuất khẩu hàng hóa, tỉ trọng xuất khẩu so với với
GDP tăng vượt trội từ 25% đến gần 40% so với GDP. Những con số này cho thấy
xuất khẩu hàng hóa trên thế giới các năm qua ngày càng phát triển mạnh mẽ. Điều
này xuất phát từ việc hiện nay các quốc gia đều bước vào thời kỳ mở cửa và giao
thương hàng hóa, quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và
mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại.
Về nhập khẩu, do chính sách mở cửa của các quốc gia và và quá trình toàn cầu hóa,
nhập khẩu ngày càng phát triển trong mối tương quan so với GDP. So với xuất khẩu,
tỉ lệ nhập khẩu so với GDP ở các nhóm nước không có quá nhiều khác biệt, từ năm
1980 đến năm 2008, tỉ trọng của xuất khẩu so với GDP của tất cả các nhóm nước
tăng từ 35% đến hơn 45%. Vào năm 1990, sự tan rã của các nước Đông Âu, khủng
hoảng dầu mỏ ở vùng Trung Đông đã làm cho nền kinh tế thế giới và thương mại
hàng hóa bị sụt giảm nghiêm trọng. Nhưng sau đó, khi nền kinh tế các nước bắt đầu
khôi phục đã làm cho thương mại hàng hóa của toàn thế giới phát triển một cách
nhanh chóng. Đây chính là nguyên nhân tình trạng biến động mạnh mẽ của cả xuất
khẩu và nhập khẩu hàng hóa vào những năm 1990 – 1993.






5

Biều đồ 1 : Giá trị trung bình xuất nhập khẩu / GDP giai đoạn 1981 – 2008


















Nguồn : Dựa trên số liệu của IFS; WEO; World Bank; Commodity Prices Database; and
COMTRADE/WITS.


6


Không chỉ có vậy, những số liệu thống kê ở ASEAN cũng cho thấy rằng xuất nhập
khẩu hàng háo từ năm 1990 đã chiếm một tỉ trọng đáng kể so với GDP và tăng dần
qua thời gian. Dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế trong khu vực,
xuất nhập khẩu hàng hóa chiếm từ khoảng 50% ở những năm 1990 thì đến năm
2012 xuất khẩu đã chiếm khoảng 78% và nhập khẩu hàng hóa khoảng 70% GDP.
Điều này cho thấy rằng xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng chiếm vai trò quan
trọng đối với nền kinh tế của các nước ASEAN.
Biều đồ 2 : Giá trị trung bình xuất nhập khẩu / GDP của ASEAN giai đoạn
1990– 2012

Nguồn : Dựa trên số liệu của World Bank; Commodity Prices Database; and Aseanstat.




7

Kết quả tính toán từ Aseanstat được cũng cho thấy rằng, hầu hết các nước ASEAN
là những nước mà phần trăm xuất nhập khẩu trên GDP rất cao (trên 20%) , do đó
các nước ASEAN tiếp xúc rất nhiều với các cú sốc giá hàng hóa, đặc biệt là trong
giai đoạn hội nhập với nền kinh tế quốc tế hiện nay.
Bảng 1: Tỉ trọng xuất nhập khẩu so với GDP ở từng quốc gia
giai đoạn 2000 - 2012
STT
Quốc gia
Tỉ trọng
xuất khẩu
(đơn vị %)
Tỉ trọng
nhập khẩu

(đơn vị %)
1
Bruney
31.20
66.88
2
Campuchia
41.28
46.21
3
Indonesia
21.67
25.99
4
Lào
25.82
14.12
5
Malaysia
70.40
88.43
6
Myanmar
15.53
22.54
7
Phillipines
35.84
31.60
8

Singapore
153.74
170.88
9
Thái Lan
59.68
61.04
10
Việt Nam
76.89
63.06
Nguồn : Dựa trên số liệu tính toán từ Aseanstat, IMF
Tuy nhiên, giá trị xuất nhập khẩu càng tăng cao thì nguy cơ đối mặt đối với các cú
sốc giá hàng hóa càng lớn . Những cuộc khủng hoảng lương thực và nhiên liệu trên
toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới mà những quốc gia có
giá trị xuất nhập khẩu cao thường chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Dữ liệu cho thấy các
quốc gia ASEAN có tỉ trọng xuất nhập khẩu so với GDP hầu hết chiếm rất cao nguy
cơ đối mặt với các cú sốc giá rất lớn
1
. Điều đó càng cho thấy tầm quan trọng của


1
Năm 2007, khủng hoảng lương thực toàn cầu bắt nguồn từ khu vực ASEAN
8

việc nghiên cứu tác động của các cú sốc giá hàng hóa xuất nhập khẩu đến các kết
quả tài khóa.
3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN
CỨU

3.1 Tổng quan các bài nghiên cứu trước đây
Các tài liệu hiện có về biến động giá hàng hóa xuất nhập khẩu chỉ tập trung vào tác
động tăng trưởng của nó đối với nền kinh tế, và xem xét dưới góc độ hiệu ứng
truyền dẫn của giá quốc tế vào giá cả trong nước. Kaminsky (2010) cho rằng sự
bùng nổ các điều khoản thương mại không nhất thiết phải liên quan đến cán cân tài
khóa ở các nước đang phát triển, phản ánh qua việc chi ngân sách có cùng chu kỳ
với nền kinh tế. Medina (2010) và Villafuerte cùng các đồng sự (2010) tìm thấy một
phản ứng mạnh mẽ của thu ngân sách và chi ngân sách cho giá hàng hóa ở châu Mỹ
Latinh và các quốc gia vùng Caribê. Tuy nhiên, những phân tích này chỉ bao gồm
một số ít các biến tài khóa, và không phân biệt được giữa cú sốc giá hàng hoá nhập
khẩu và cú sốc giá hàng hóa xuất khẩu.
Ossowski (2008) cho rằng chính phủ có thể sử dụng bộ đệm chính sách truyền thống
như chế độ tỉ giá và dự trữ quốc gia cùng các chính sách phi tài khóa để phòng ngừa
chống lại biến động giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu như tích lũy tài sản nước ngoài,
đa dạng hóa xuất khẩu. Một số công cụ khác như quỹ bình ổn giá cả hàng hóa
thường được thiết lập để đối phó với sự suy giảm nguồn hàng và biến động của
doanh thu hàng hóa. Soto và Medina cũng cho rằng các cú sốc giá hàng hóa xuất
nhập khẩu thực sự tác động đến nền kinh tế và chính phủ cần có một chính sách tài
khóa và tiền tệ linh hoạt để phòng ngừa chống lại các cú sốc giá hàng hóa xuất nhập
khẩu
Nikola Spatafora và Issouf Samake (2012) cũng đã nghiên cứu về những vấn đề trên
dựa trên bộ dữ liệu hằng năm không đồng đều giữa các nước giai đoạn 1990 – 2010
của 116 quốc gia và đưa ra những kết luận quan trọng : ở các nước có thu nhập thấp,
9

đặc biệt là những nước chuyên nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa
2
cho thấy một nguy
cơ đối mặt với rủi ro tài khóa đến từ những cú sốc giá hàng hóa. Nguy cơ này nảy
sinh từ việc các biến thu ngân sách và chi ngân sách phản ứng mạnh mẽ đối với biến

động giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu. Cú sốc giá hàng hóa có một tác động đáng kể
đến các kết quả tài khóa, điều này cho thấy rằng sự bất ổn giá cả hàng hóa có thể
làm tăng sự bất ổn trong việc thu chi ngân sách và đe dọa đến tình trạng nợ công.
3.2 Mục tiêu bài nghiên cứu
Như vậy mục tiêu của bài nghiên cứu là trả lời cho hai câu hỏi sau
1. Tác động của các cú sốc giá hàng hóa xuất nhập khẩu tác động lên các kết
quả tài khóa như thế nào. Rồi từ đó xem xét phản ứng của các biến tài khóa. ?
2. Bằng bộ đệm chính sách truyền thống là chế độ tỉ giá và dự trữ quốc gia có
làm giảm tác động của các cú sốc giá hàng hóa xuất nhậo khẩu hay không ?
Từ đó đưa ra đề xuất và giải pháp.
Để giải quyết câu hỏi đầu tiên chúng tôi lần lượt sử dụng 3 mô hình : mô hình hồi
quy với tác động cố định (FEM) . mô hình hồi quy với tác động ngẫu nhiên (REM)
và mô hình Arellano Bond. Sau đó, để xem xét tác động của bộ đệm chính sách
truyền thống, chúng tôi đưa thêm lần lượt cả hai yếu tố chế độ tỉ giá và dự trữ quốc
gia vào các mô hình rồi so sánh các kết quả,
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nikola Spatafora và Issouf Samakes đã đề xuất một phương trình đo lường tác động
của cú sốc giá hàng hóa xuất nhập khẩu đối với các biến tài khóa và đã thu được
những thành công nhất định. Bằng việc sử dụng phương trình này, hai nhà nghiên
cứu trên đã tính toán tác động của các cú sốc trong cả ngắn hạn và dài hạn, đồng
thời giải thích vai trò của chế độ tỉ giá bà dự trữ quốc gia trong việc làm giảm tác
động của các cú sốc.


2
được định nghĩa là những nước có giá trị xuất khẩu hàng hóa hoặc nhập khẩu hàng hóa chiếm ít
nhất 20% của GDP
10

(1)

Trong đó i biểu thị cho các quốc gia, t biểu thị cho từng năm, x biểu thị cho xuất
khẩu và m biểu thị cho nhập khẩu.
∆Y
it
biểu thị phần trăm sự thay đổi trong mỗi biến phụ thuộc sau đây, lần lượt là: thu
ngân sách / GDP; chi ngân sách / GDP ; chi tiêu xã hội / GDP; cán cân tài khóa /
GDP và nợ công / GDP.
p
x,it
và p
m,it
là chỉ số giá hàng hóa xuất khẩu vả nhập khẩu trong từng thời điểm khác
nhau của từng quốc gia cụ thể được xây dựng dựa trên logarit của giá trị hàng hóa
xuất nhập khẩu trong năm.
x
it-1
và m
it-1
được thiết lập bằng cách lấy giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu
chia cho GDP trong từng năm ở từng quốc gia cụ thể. Các tỉ trọng bị trễ để làm giảm
các tác động nội sinh.
Biến ER
it
biểu thị chế độ tỉ giá hối đoái thực tế của một quốc gia = 1 nếu là chế độ tỉ
giá là cố định và bằng 0 nếu ngược lại
3
. Lý thuyết cho rằng tỷ giá thả nổi có thể làm
suy yếu tác động của thay đổi giá hàng hóa trên các biến tài khóa.
RES
it

biểu thị dự trữ quốc gia của các quốc gia qua mỗi năm được tính toán bằng
cách lấy dự trữ vàng và ngoại tệ chia cho giá trị hàng hóa nhập khẩu trong năm kế
tiếp. Có hai giả thuyết được đưa ra về dự trữ quốc gia. Trước tiên, dự trữ quốc gia
lớn hơn có thể làm cho giá cả hàng hóa bớt bị tác động bởi sự thay đổi tỉ giá hối đoái
đặc biệt là các cú sốc hàng hóa mang đến các tác động tiêu cực. Thứ hai, dự trữ quốc
tế lớn hơn có thể cho phép chính phủ để làm dịu sức mua trong khi đối mặt với các
cú sốc tiêu cực.


3
dựa trên phương pháp tiếp cận của llzetzki và các đồng sự năm 2009, với các chế độ tỉ giá trung gian được
xem là cố định
11

Vế trái của phương trình (1) là sai phân của các biến tài khóa. Vế phải phương trình
(1) bao gồm
- 



: các hệ số chặn của phương trình theo quốc gia và theo thời gian.
- 

: độ trễ của biến phụ thuộc
- : tác động của cú sốc giá hàng hóa xuất
khẩu
- : tác động của cú sốc giá hàng hóa nhập
khẩu
- 








: tác động của chế độ tỉ giá và dự trữ quốc gia.
- 

: phần dư
Như vậy phương trình (1) đo lường đồng thời tác động của cú sốc giá hàng hóa xuất
nhập khẩu lên trên các biến tài khóa với sự hiện diện của biến chế độ tỉ giá và dự trữ
quốc gia. Để tăng tính thuyết phục bài nghiên cứu sẽ lần lượt ước lượng phương
trình (1) trong 4 trường hợp : không có sự tác động của chế độ tỉ giá và dự trữ quốc
gia, chỉ có sự tác động của chế độ tỉ giá, chỉ có sự tác động của dự trữ quốc gia, có
sự tác động của chế độ tỉ giá và dự trữ quốc gia.
Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng tính toán tác động ngắn hạn và tác động dài hạn của
sự thay đổi trong giá cả hàng hóa lên các biến tài khóa. Trong đó tác động dài hạn
được tính toán bằng tác động ngắn hạn / (1 – hệ số tương quan của độ trễ) . Còn tác
động ngắn hạn được tính toán bằng cách hồi quy tuyến tính kết hợp của các hệ số
tương quan có ý nghĩa lấy từ các bảng kết quả hồi quy.

12

5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1 Mẫu dữ liệu và phân tích đơn biến
5.1.1 Dữ liệu
Dữ liệu cho bài nghiên cứu này được thu thập ở 10 quốc gia thuộc khu vực
ASEAN. Dữ liệu cần thiết bao gồm các biến số tài khóa như thu ngân sách, chi ngân
sách, nợ công, cán cân tài khóa, chi tiêu xã hội hằng năm trong giai đoạn 1990 -

2012. Bên cạnh đó, những dữ liệu quan trọng để tính toán tác động từ các cú sốc bao
gồm giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu và GDP của từng quốc gia cụ thể.
Bảng mô tả chi tiết các biến số và nguồn dữ liệu nằm ở Phụ Lục 2.
5.1.2 Phân tích đơn biến
Trong phần này chúng ta sẽ phân tích riêng lẽ các biến số tài khóa trong bài nghiên
cứu và mối tương quan giữa các biến.
13


Bảng 2: Thống kê tóm tắt số liệu 10 nước ASEAN giai đoạn 1990 - 2012

Số quan sát
Giá Trị
Trung Bình
Sai số chuẩn
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất


Đơn vị : Phần trăm
Thu ngân sách / GDP
230
20.97
10.79
4.00
70.13
Chi ngân sách / GDP
230

21.81
10.10
2.00
69.10
Cán cân tài khóa /GDP
230
0.83
7.57
-40.00
33.11
Nợ công / GDP
230
53.46
31.58
0.00
140.95
Chi tiêu xã hội / GDP
230
4.63
2.10
0.81
10.13
Giá trị xuất khẩu / GDP
230
63.63
52.25
0.18
241.40
Giá trị nhập khẩu / GDP
230

60.33
44.91
0.74
219.07
Dự trữ quốc gia
230
42.32
23.58
0.53
131.13

Đơn vị : USD
Giá trị hàng hóa xuất khẩu
230
60989548619
85284383766
68528864
500852897855.4
Giá trị hàng hóa nhập khẩu
230
55879818618
74767665165
142458102
436929342810.5
14

Bảng 3 : Phân tích tương quan mối quan hệ giữa các biến tài khóa và giá hàng hóa xuất nhập khẩu giai đoạn 1990 - 2012

Thu ngân
sách / GDP

Chi ngân
sách /GDP
Cán cân tài
khóa/GDP
Nợ công
/ GDP
Giá hàng hóa
xuất khẩu
Giá hàng hóa
nhập khẩu
Chế độ
tỉ giá
Dự trữ
quốc gia
Thu ngân sách / GDP
1







Chi ngân sách /GDP
0.746
1







Cán cân tài khóa/GDP
-0.445
0.285
1





Nợ công/ GDP
-0.472
-0.532
-0.037
1




Giá hàng hóa xuất khẩu
0.392
0.144
-0.378
-0.271
1



Giá hàng hóa nhập khẩu

0.306
0.077
-0.285
0.214
0.861
1


Chế độ tỉ giá
-0.232
-0.291
-0.055
0.095
-0.124
-0.123
1

Dự trữ quốc gia
-0.034
-0.173
-0.183
0.147
0.291
0.238
0.133
1
Nguồn : tính toán dựa trên số liệu của WorldBank, IMF, Aseanstat, ADB.

15



Kết quả thống kê từ bảng 2 cho thấy được, tình trạng thu ngân sách và chi ngân sách
ở các quốc gia ASEAN rất chênh lệnh, cho thấy khoảng cách trong sự phát triển của
các nước. Thu ngân sách và chi ngân sách chiếm trung bình khoảng 20% GDP. Tuy
nhiên cá biệt có những quốc gia mà thu ngân sách và chi ngân sách chiếm tỉ trọng
rất lớn khoảng 70% GDP hoặc rất nhỏ 2 – 4% GDP. Tình trạng chung ở các nước
ASEAN đều là chi nhiều hơn thu dẫn đến bội chi ngân sách. Trung bình trong
khoảng thời gian 22 năm nợ công chiếm đến hơn 50% GDP ở các quốc gia ASEAN.
Nợ công là một vấn đề nghiêm trọng từ những năm trước và còn kéo dài đến hiện tại
làm ảnh hưởng đến nền kinh tế. Ngoài ra, bảng kết quả thống kê còn cho thấy được
giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa luôn chiếm tỉ trọng cao trên 50% ở các quốc gia
ASEAN. Xuất nhập khẩu hàng hóa là thế mạnh của các quốc gia ASEAN nhưng
đồng thời cũng làm tăng cao nguy cơ đối mặt với các cú sốc giá hàng hóa.
Bên cạnh đó, kết quả kiểm tra ma trận tương quan giữa các biến tài khóa ở bảng 3
cho thấy mối tương quan giữa các biến trong mô hình. Quan trọng nhất là mối tương
quan dương mạnh giữa giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu và thu ngân sách vì các quốc
gia ASEAN là những quốc gia chuyên xuất nhập khẩu hàng hóa. Cuối cùng chúng ta
thấy rằng từ bảng 3 hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình và giữa
các biến nội sinh khá thấp. Không có cặp biến nào có mối tương quan lớn hay gần
như không xuất hiện vấn đề đa cộng tuyến trong kết quả hồi quy.

16

Biểu đồ 3 : Giá trị trung bình của Thu ngân sách / GDP các nước ASEAN

Nguồn: Kết quả tính toán dựa trên số liệu của IMF, WB và Aseanstat

Ở biểu đồ này, quan sát cho thấy giá trị trung bình của Thu ngân sách / GDP tương
đối ổn định quanh mức 20% qua các năm, sau đó tăng dần và chiếm khoảng 25%
GDP. Xu hướng chung qua khoảng thời gian quan sát được là thu ngân sách gia

tăng, trong đó nổi bật là thời điểm năm 2007 – 2008, khoảng thời gian khủng hoảng
lương thực làm thu ngân sách tăng đột xuất rồi ổn định trở lại.

0.000
0.050
0.100
0.150
0.200
0.250
0.300
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009

2010
2011
2012
Thu ngân sách / GDP
Doanh Thu / GDP
17

Biểu đồ 4 : Giá trị trung bình của Chi ngân sách / GDP các nước ASEAN

Nguồn: Kết quả tính toán dựa trên số liệu của IMF, WB và Aseanstat
Biểu đồ này thể hiện giá trị trung bình của chi ngân sách của các quốc gia ASEAN.
Nhìn chung, chi ngân sách biến động tăng giảm không đồng đều. Trong khoảng thời
gian quan sát, xu hướng chung của biến chi ngân sách là sau những đợt tăng nhẹ là
một đợt giảm mạnh và hiện nay bắt đầu tăng trở lại vào năm 2012 Chi ngân sách
hầu hết luôn cao hơn thu ngân sách. Chúng ta chú ý giai đoạn 2007 – 2008 , giai
đoạn diễn ra khủng hoảng lương thực , chi ngân sách cũng tăng đột ngột rồi bắt đầu
giảm trở lại.


0.000
0.050
0.100
0.150
0.200
0.250
0.300
1990
1991
1992
1993

1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Chi ngân sách / GDP
Chi ngân sách /…
18

Biểu đồ 5 : Giá trị trung bình của Cán cân tài khóa / GDP các nước ASEAN

Nguồn: Kết quả tính toán dựa trên số liệu của IMF, WB và Aseanstat
Biểu đồ thể hiện cán cân tài khóa trong khoảng thời gian quan sát. Cán cân tài khóa
được định nghĩa trong bài nghiên cứu bằng chi ngân sách trừ cho thu ngân sách.
Tình trạng không ổn định của chi ngân sách và chi ngân sách hầu như đều lớn hơn
thu ngân sách làm cho biểu đồ của cán cân tài khóa ngày càng tăng theo thời gian.

Trước năm 2006, hầu hết các nước đều có tình trạng thâm hụt ngân sách để phục vụ
cho nhu cầu phát triển đất nước. Mức độ thâm hụt ngân sách này không quá nghiêm
trọng . Tuy nhiên đáng chú ý là giai đoạn từ 2006 đến 2008, giai đoạn biến động từ
cuộc khủng hoảng lương thực và giá dầu là cho cán cân tài khóa có sự gia tăng đáng
kể. .


0.000
0.005
0.010
0.015
0.020
0.025
0.030
0.035
0.040
0.045
0.050
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001

2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Cán cân tài khóa / GDP
Cán cân tài khóa / GDP
19

Biểu đồ 6 : Giá trị trung bình của Chi tiêu xã hội / GDP các nước ASEAN

Chi tiêu xã hội bao gồm chi y tế và chi giáo dục của các quốc gia ASEAN. Nhìn
chung, qua khoảng thời gian quan sát được , chi tiêu xã hội biến động nhẹ và xu
hướng tăng lên từ 4.2 % GDP đến 6% GDP


0.000
0.010
0.020
0.030
0.040
0.050
0.060
0.070

1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Chi tiêu xã hội / GDP
Chi tiêu xã hội / GDP
20

Biểu đồ 7 : Giá trị trung bình của Nợ công / GDP các nước ASEAN

Đáng chú ý nhất là tình trạng nợ công của các quốc gia ASEAN. Từ những năm

1990, nợ công chiếm khoảng gần 60% GDP và theo thời gian nợ công có chiều
hướng tăng lên vào giai đoạn 2001 khi đạt đến 70% GDP . Tuy nhiên, sau đó tình
trạng nợ công được cải thiện và bắt đầu giảm dần, cho đến hiện nay chỉ còn khoảng
40%. Nợ công giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng rất cao so với GDP , tình trạng nợ
công cao có thể tác động trực tiếp làm cho nền kinh tế suy yếu hoặc gián tiếp làm
cho cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn nếu xảy ra. Điều này thể hiện rất rõ
vào giai đoạn năm 2008, khi cú sốc giá lương thực xảy ra đã làm cho nợ công tăng
trở lại.


0.000
0.100
0.200
0.300
0.400
0.500
0.600
0.700
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001

2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Nợ công / GDP
Nợ công / GDP
21

Biểu đồ 8 : Giá trị trung bình của Dữ trự quốc gia các nước ASEAN

Biểu đồ cho thấy sự biến động của dự trữ quốc gia của các quốc gia ASEAN từ năm
1990 đến nay. Xu hướng chính của dự trữ quốc gia là tăng đồng đều, ngoại trừ
trường hợp biến động vào năm 1997 – 1998 vì đây là giai đoạn xảy ra cuộc khủng
hoảng tài chính Đông Nam Á. Cho đến năm 2012, dự trữ quốc gia khoảng 60%.

0.000
0.200
0.400
0.600
0.800
1.000
1.200
1990

1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Dự trữ quốc gia
Dự trữ quốc gia

×