Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Lộ trình chứng chỉ rừng và kế hoạch thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.6 KB, 11 trang )

Hội thảo chuyên đề:
Xây dựng kế hoạch tổng thể thực thi chứng chỉ rừng (CCR)
Cục Lâm nghiệp, Hà nội 05-03-2008

LỘ TRÌNH CHỨNG CHỈ RỪNG
VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Nguyễn Ngọc Lung
Viện QLRBV và chứng chỉ rừng
*
NỘI DUNG
1. Giới thiệu chiến lược LNQG 2006-2020
1.1 Mục tiêu
1.2 Các chương trình ưu tiên
1.3 Chương trình QLRBV
2. Kế hoạch và lộ trình CCR
2.1 Các khái niệm
2.2 Xây dựng các điều kiện để QLRBV và CCR
2.3 Tiến hành CCR
- Quan điểm
- Nội dung đề xuất lộ trình CCR
- Giải pháp
Trong văn bản sử dụng các từ viết tắt sau đây:
QLR: Quản lý rừng,QRBV: Quản lý rừng bền vững, CCR: Chứng chỉ rừng,
RTN: Rừng tự nhiên, RT: Rừng trồng, FSC: Hội đồng quản trị rừng quốc tế,
NWG: Tổ cụng tỏc quốc gia về QLRBV và CCR RSX: Rừng sản xuất.
&
1
Phần 1. Giới thiệu Chiến lược lâm nghiệp quốc gia 2006-2020
Bằng quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007, Thủ tướng Chính phủ
đã phê duyệt “Chiến lược lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020” mà trong ngành
lâm nghiệp quen gọi là chiến lược LNQG 2006-2020.


Đây là cương lĩnh xây dựng phát triển ngành lâm nghiệp, được dự thảo trong
thời gian 2 năm (2005,2006) với sự nỗ lực lớn về tài lực và chất xám của toàn ngành
và sự hợp tác có hiệu quả của các đối tác quốc tế (FSSP), trong đó kế hoạch 5 năm và
tầm nhìn 15 năm là sự kết hợp năng lực tối đa của đất nước với các phương hướng
phát triển bền vững của thế giới, cũng là sự phối hợp đa ngành trong nền kinh tế quốc
dân và sự phối hợp có trọng điểm giữa trung ương với từng vùng kinh tế sinh thái và
từng tỉnh.
1.1 Mục tiêu đến năm 2020
Thiết lập quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy
hoạch cho lâm nghiệp, nâng tỷ lệ đất có rừng từ 42% (năm 2010) lên 47% vào năm
2020; đảm bảo sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào
phát triển lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào phát triển KT – XH, bảo vệ
môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường,
góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn, miền núi
và giữ vững an ninh quốc phòng.
Các mục tiêu cụ thể giai đoạn 2006-2020.
+ Về kinh tế:
- Tăng GDP giá trị SXLN từ 1,6% lên 3%.
- Sản xuất 20-40 triệu m
3
gỗ, kim ngạch xuất khẩu từ 1,45 tỷ USD lên
7,5 tỷ USD.
+ Về xã hội cung cấp thêm việc làm, tăng thu nhập và góp phần xoá đói giảm
nghèo, ổn định KT – XH nông thôn, miền núi.
+ Về môi trường:

- Tăng độ che phủ đất có rừng từ 37 lên 47%, góp phần hạn chế thiên tai,
hay đổi khí hậu và đảm bảo môi trường phát triển bền vững cho đất
nước.
- Bảo tồn rừng, đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường.

1.2 Các chương trình ưu tiên trọng yếu
3 chương trình phát triển
1. Quản lý và phát triển rừng bền vững (QLRBV)
2. Bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH và phát triển dịch vụ môi trường.
3. Chế biến thương mại lâm sản
2
2 chương trình hỗ trợ
1. Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm
2. Đổi mới thể chế chính sách, kế hoạch, giám sát ngành.
(người đọc muốn có chi tiết các mục tiêu, nhiệm cụ của mỗi chương trình xin tham
khảo “Chiến lược phát triển lâm nghiệp VN giai đoạn 2006-2020” NXB nông nghiệp,
Hà nội 2007 hoặc tra cứu website www.vietnamforestry.org.vn
1.3 Chương trình quản lý rừng bền vững
Sau khi lồng ghép với dự án trồng 5 triệu ha rừng (661) giai đoạn cuối cùng
2006-2010 thì đã trở thành chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững với mục
tiêu QLRBV 3 loại rừng, trong đó rừng sản xuất (RSX) đạt tới mục tiêu 30% diện tích
được cấp chứng chỉ quản lý (FM).
1.3.1 Xây dựng và hoàn thiện các điều kiện cần thiết để QLRBV
1. Thiết lập lâm phận ổn định trên cơ sở quy hoạch 3 loại rừng
2. Hoàn thiện hệ thống đánh giá tài nguyên rừng, cơ sở dữ liệu
3. Cải cách quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng bằng giao khoán, cho
thuê.
4. Hoàn thiện các tiêu chuẩn QLRBV, lâm sinh, sử dụng rừng.
1.3.2 Thực hiện QLBV rừng tự nhiên
1. Xây dựng và thực hiện phương án điều chế rừng (kế hoạch QLR).
2. Chứng chỉ rừng: thử nghiệm và nhân rộng trong các hình thức QL
RTN.
1.3.3 Thực hiện QLRBV cho rừng trồng, đáp ứng nhu cầu lâm sản nhanh
1. Quy hoạch rừng nguyên liệu gắn kết chế biến và trong mọi thành phần
kinh tế.

2. Thúc đẩy cải thiện giống, phương thức lâm sinh, sản lượng và điều
chế rừng.
3. Thử nghiệm và mở rộng chứng chỉ rừng trồng mọi quy mô, mọi thành
phần kinh tế.
3
Phần 2: Kế hoạch và lộ trình CCR
2.1 Các khái niệm
Mặc dù cả 5 chương trình đã được xây dựng và phê duyệt kế hoạch thực hiện, nhưng
lộ trình chứng chỉ rừng chưa xác định rõ từng bước đi, từng giải pháp nhằm đạt được
30% diện tích RSX vào cuối năm 2020. Viện QLRBV xin đề xuất:
1. Quản lý và phát triển bền vững là mục tiêu cao nhất của toàn thế giới,

Trong các bài học kinh nghiệm về lạm dụng tài nguyên môi trường của các nước
thuộc thế giới thứ 3, trong đó cuộc chạy đua phát triển nhanh nhưng không bền vững
của thế kỷ XX, thì rừng là đối tượng bị tàn phá nhiều nhất và trở thành 1 trong các
nguyên nhân chính làm thay đổi khí hậu toàn cầu.
2 Quản lý rừng bền vững (QLRBV)
Đây là mục tiêu mà mọi nước đang phấn đấu, sự thực hiện tự nguyện của chủ
rừng, của người sử dụng và buôn bán lâm sản, của cộng đồng dân cư đang sống và
hưởng lợi từ rừng. Vì vậy, mặc dù QLRBV là cuộc vận động lớn nhất của ngành lâm
nghiệp từ cuối thế kỷ XX và được các tổ chức độc lập quốc tế như FSC, ITTO, PEFC
vận động hướng dẫn và chứng nhận. Song, vai trò của các chính phủ là rất quan trọng
trong từng quốc gia do chính sách khuyến khích QLRBV của mỗi nước khác nhau, và
tầm quan trọng của rừng ở mỗi quốc gia có khác nhau.
3 Chứng chỉ rừng (CCR)
Đó là sự xác nhận khu rừng đã được quản lý bền vững dựa trên các tiêu chuẩn
cao và thống nhất quốc tế về kinh tế, xã hội, môi trường. Chứng chỉ rừng là giải pháp
khuyến khích các chủ rừng quản lý bền vững vì ngoài lợi ích quốc gia về đảm bảo môi
trường phát triển bền vững và phát triển kinh tế-xã hội, chính chủ rừng được đền đáp
các chi phí tự nguyên QLRBV bởi 2 quyền lợi:

- Được xuất khẩu lâm sản vào mọi thị trường thế giới kể cả tây Âu và bắc Mỹ,
- Được hưởng giá bán cao hơn.
Thực chất CCR chính là chứng chỉ chất lượng ISO cấp cho đơn vị sản xuất và chế
biến lâm sản.
Mới chỉ trong 15 năm phát động cao trào QLRBV mà đã có 94 triệu ha rừng đạt
chứng chỉ FSC (đến 31-12-2007) và khoảng 140 triệu ha rừng đạt chứng chỉ PEFC của
74 nước trên toàn thế giới, đa số thuộc châu Âu, châu Mỹ, Việt Nam mới chi có 10
nghìn Ha rừng trồng tại Quy Nhơn.
Chứng chỉ rừng là hiệu quả cuối cùng của QLRBV, vì nếu quá trình QLR chưa đạt
được các tiêu chuẩn bền vững thì không có CCR. Do đó, hai từ này thường được gắn
chặt với nhau. Không thể nói VN đã hoàn thành quá trình QLRBV, mà rừng lại không
được cấp chứng chỉ.
4
2.2 Xây dựng các điều kiện để QLRBV và CCR

a) Ở những nước sẵn có nền lâm nghiệp tiên tiến, đáp ứng cho quốc gia cả 3 mặt
là kinh tế, xã hội, môi trường, có lâm phận ổn định và độ che phủ thích hợp, thì họ tiến
hành quá trình QLRBV và CCR rất nhanh, và chiếm lĩnh thị trường lâm sản tốt nhất
thế giới.
Trong khi Việt Nam do chưa ổn định diện tích đất, độ che phủ chưa đủ, chất
lượng năng suất rừng còn rất thấp so với tiềm năng, quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp
chưa đủ tầm nhìn nên luôn phải điều chỉnh. Vì vậy trong chương trình đã thiết kế thêm
một giai đoạn là “xây dựng các điều kiện cần và đủ” để tiến hành quản lý bền vững
rừng tự nhiên và rừng trồng.
Đó chính là công việc đang làm trong 5 năm đầu tiên 2006-2010:
- Tiếp tục dự án 661 để có đủ rừng phòng hộ và rừng sản xuất
- Rà soát lại 3 loại rừng cho hợp lý, có diện tích ranh giới ổn định
- Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp vĩ mô và vi mô theo tầm nhìn tới 2020 (có
điều chỉnh, dữ trữ, chuyển đổi cho đô thị hoá, liên doanh liên kết, cây lương thực, cây
công nghiệp v.v )

b) Vừa xây dựng điều kiện, vừa tiến hành CCR.

Không phải vì giai đoạn “xây dựng các điều kiện cần và đủ” mà không tiến hành
ngay việc QLRBV tại các khu rừng có đủ điều kiện, đó là các đơn vị có quy hoạch sử
dụng đất lâu dài đã hợp lý, có diện tích, ranh giới ổn định. Vì vậy phải làm song song,
vừa xây dựng điều kiện, vừa tiến hành QLRBV theo các tiêu chí tiên tiến quốc tế lại
phù hợp pháp luật truyền thống quốc gia, đó chính là quan điểm của tổ chức FSC
(Forest Stewardship Council).
3. Đề xuất nội dung và các bước QLRBV của Việt Nam
2.3 Tiến hành QLRBV và CCR (2006-2020).
Về quan điểm:
- Giai đoạn 15 năm (2006-2020) là rất ngắn so với nhiệm vụ QLRBV và CCR
ở trình độ quản lý còn rất thấp, điều kiện rừng chưa đầy đủ. Cần bắt đầu càng sớm
càng tốt.
- Những việc đã làm được còn quá ít. Hỗ trợ quốc tế là rất quan trọng về kỹ
thuật và kinh nghiệm, nhưng Việt Nam phải tự làm lấy vì nhà nước còn nghèo, phải
huy động trách nhiệm đóng góp của xã hội và của chính chủ rừng, chứ không thể chỉ
dựa vào tài trợ cao như chi hàng triệu USD cho 5 lâm trường thí nghiệm của GTZ,
hơn 1 triệu USD cho 2 lâm trường QLRBV của WWF, mà chỉ nên coi đây là các thử
nghiệm rất cần thiết ban đầu để QL bền vững RTN, sang giai đoạn mở rộng, các chủ
rừng phải tự học hỏi, tự chi phí để nâng cấp trình độ QLRBV để đạt chứng chỉ rừng,
có sự hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức NGO.
b) Nội dung chính của đề xuất này chính là lộ trình CCR sau đây:
1. Xây dựng Bộ tiêu chuẩn QLRBV quốc gia (1998-2007)
5
+ Dựa trên cơ sở 10 nguyên tắc và 55 tiêu chí của FSC, tổ công tác quốc gia
(NWG) thuộc Hội khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam (nay là Viện QLRBV và
CCR) đã hoàn thành dự thảo tiêu chuẩn quốc gia với 158 chỉ số phản ánh các đặc thù
của Việt Nam, song vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng của FSC. Đây là dự thảo
lần 9 đã lấy ý kiến nhiều chủ rừng, các cơ quan tổ chức liên quan, đã 2 lần mời chuyên

gia FSC sang dự hội thảo góp ý. Đang chờ ý kiến FSC thẩm định.

Đồng thời NWG Việt Nam vẫn làm đủ nghĩa vụ thành viên ASEAN, xây dựng
bộ tiêu chuẩn theo 7 tiêu chí của ITTO, song ITTO lại không được cấp CCR quốc tế
như FSC, nên mỗi nước lại phải tự xin chứng chỉ theo tiêu chuẩn của FSC.
+ Quốc gia có Bộ tiêu chuẩn riêng sẽ có lợi cho các chủ rừng của mình, vì khi
được thẩm định cấp chứng chỉ, thì sự chênh lệch giữa tiêu chuẩn FSC với các quy định
QLR của quốc gia đã được giải quyết và điều chỉnh. Tuy nhiên mới có 25 bộ tiêu
chuẩn riêng trên toàn thế giới, đại đa số các nước khác vẫn dùng bộ tiêu chuẩn chung
của FSC để thẩm định cấp chứng chỉ.
2. Công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức.
Đối tượng là chủ rừng và cho các bên liên quan (stakeholders), và cho cộng đồng
dân cư sống trong rừng, gần rừng.
NWG đã tiến hành từ 1998 bằng mọi hình thức sách báo, TV, hội thảo (tỉnh, vùng
và quốc gia), giảng dạy ngoại khoá, đặc biệt các vùng có khai thác gỗ nhiều như Tây
nguyên, khu 4 cũ. Song, hiệu quả chưa cao, nhiều chủ rừng chưa được tham gia và các
nhà lãnh đạo địa phương chưa hiểu rõ.
3. Nâng cao năng lực và nghiệp vụ.
+ Nâng cao năng lực quản lý cho chủ rừng còn rất hạn chế. Qua tài liệu và hội
thảo họ chỉ nhận ra các yếu kém trong quản lý so với tiêu chuẩn QLRBV, chưa biết
xây dựng phương án khắc phục, ngay cả ở các tổ chức Lâm trường lấy làm mô hình thí
điểm.
Từ năm 2004 có thêm hai mô hình do TFT, WWF hỗ trợ, từ năm 2006 có 5 lâm
trường được dự án GTZ tài trợ, nên số chủ rừng được tập huấn thực tế đã mở rộng
thêm.
Cần có các lớp tập huấn tự đánh giá năng lực quản lý, để các chủ rừng và cán bộ
lâm nghiệp địa phương tự đánh giá ưu khuyết điểm trong QLR và tự xây dựng dược
phương án khắc phục theo 1 quy trình thống nhất của FSC do Viện QLRBV và các tổ
chức được FSC uỷ quyền cấp chứng chỉ rừng.
+ Nâng cao năng lực hoạt động cho chuyên gia Viện QLRBV và cán bộ lâm

nghiệp cấp trung ương và cấp tỉnh. Việc này vẫn chưa làm được do thiếu kinh phí, mặc
dù các thành viên của Viện đa số đã được đào tạo QLRBV bởi các lớp quốc tế và 10
người đã là thành viên của FSC, song nhu cầu này rất cao, cần luôn được cải thiện
năng lực.
4. Đánh giá chất lượng quản lý của từng khu rừng (2008-2010).
+ Chủ rừng được sự hướng dẫn của chuyên gia Viện QLRBV, tự đánh giá hiện
trạng mỗi đơn vị QLR của mình, dựa vào các tiêu chuấn của FSC. Phân loại trình độ
quản lý tốt, trung bình và kém để xây dựng phương án khắc phục mọi yếu kém cho
mỗi đơn vị, và để lập mạng lưới các khu rừng xin cấp chứng chỉ trước.
6
+ Muốn vậy, cần tập huấn kỹ thuật cho người sẽ đi đánh giá, thành viên của Viện
QLRBV và các cán bộ lâm nghiệp cấp tỉnh sẽ chỉ đạo quá trình.
5. Tổ chức mạng lưới các mô hình QLRBV tự nguyện (2006-2015).
+ Tiếp tục các mô hình (pilot) QLRBV đối với các đơn vị quản lý, giai đoạn 1
(2004-2010), ngoài 1 đơn vị đã được cấp CCR, số đơn vị hiện còn đang thử nghiệm là:
Viện QLRBV: 2 LT – (RTN), 1 cộng đồng – (RT)
WWF: 2 LT – (RTN)
GTZ: 5 LT – (RTN)
IKEA: Dự kiến 2 đơn vị – (RT)
Một số công ty muốn thử nghiệm như Trường Thành, Hải Vương…
+ Tổ chức một mạng lưới các đơn vị tự nguyện QLRBV, có trình độ trên trung
bình, giai đoạn 2 (2011-2015) trong cả nước. Hỗ trợ cho từng đơn vị tự nâng cao năng
lực quản lý để đạt các tiêu chuẩn về kinh tế, xã hội, môi trường theo tiêu chuẩn FSC để
ít nhất sau 5 năm (2015) một số đơn vị đạt tiêu chuẩn và xin cấp chứng chỉ QLRBV.
+ Bổ sung các đơn vị tự nguyện vào mạng lưới, tiếp tục lộ trình 5 năm, giai đoạn 3
(2016-2020) một số đơn vị lại đủ tiêu chuẩn cấp chứng chỉ. Có như vậy mới đạt chỉ
tiêu 30% diện tích rừng sản xuất được chứng chỉ vào cuối năm 2020.
6. Cấp chứng chỉ rừng (2008-2020).
- Chỉ có 16 tổ chức chuyên môn được FSC uỷ quyền mới được cấp chứng chỉ
QLRBV của FSC, thời hạn chứng chỉ mỗi lần cấp có hiệu lực 5 năm và luôn kiểm tra

chất lượng.
- Một vài đơn vị đủ tiêu chuẩn giai đoạn 2004-2010 sẽ được cấp CCR trước.
- Khoảng 30% đơn vị trong mạng lưới tự nguyện 2 (giai đoạn 2011-2015) sẽ được
cấp CCR và khoảng 20% đơn vị mới bổ sung vào mạng lưới tự nguyện 3 (giai đoạn
2016-2020) sẽ được cấp CCR tiếp theo. Bảng 1 trình bày các bước và lộ trình cấp
CCR cả giai đoạn.
7
Bảng 1. Tiến độ thực hiện QLRBV và cấp CCR giai đoạn 2006-2020
Bước Thời gian Nội dung Đối tượng
1 1998-2009 - Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc
gia (TCQG) về QLRBV
- Soạn thảo hướng dẫn đánh giá
rừng và sử dụng bộ TCQG
- Đã hoàn thành, đợi thẩm
định của FSC
- Viện QLRBV, cùng
GTZ, WWF
2 2008-2010 - Tuyên truyền vận động, nâng
cao nhận thức
- Chủ rừng, quan chức,
cộng đồng
3 2008-2015 - Nâng cao năng lực quản lý rừng
cho từng chủ rừng
- Nâng cao năng lực tổ chức thực
hiện chương trình QLRBV
- Chủ rừng
- Cán bộ Viện QLRBV,
Cục Lâm nghiệp, các Chi
cục
4 2008-2010 - Đánh giá trình độ quản lý rừng

và lập phương án khắc phục các
yếu kém để đạt tiêu chuẩn
QLRBV
- Chủ rừng tự đánh giá
theo tiêu chuẩn FSC, Viện
QLRBV hướng dẫn hỗ trợ
5 2006-2020
2006-2010
2010-2015
2016-2020
Tổ chức thử nghiệm các mô hình
chủ rừng tự nguyện QLRBV :
- Tiếp tục nâng cấp các mô hình
đang có.
- Tổ chức mạng lưới chủ rừng tự
nguyện QLRBV cả nước
- Bổ sung vào mạng lưới các chủ
rừng tự nguyện khác
- Hỗ trợ bởi Viện QLRBV,
WWF, GTZ,IKEA,
- Chủ các khu rừng QLR
mức trên trung bình
- Chủ rừng trước đây QL
trung bình trở xuống
6 2008-2020
2008-2010
2011-2015
2016-2020
Mời thẩm định, cấp CCR:
- Một vài mô hình hiện đang phấn

đấu sẽ được mời cấp chứng chỉ
- 30% số đơn vị QLRBV trong
mạng lưới tự nguyện 1
- 20% đơn vị QLRBV mạng lưới
tự nguyện 2
Các khu rừng đạt tiêu
chuẩn
- Viện QLRBV đánh giá
nội bộ thấy đủ




8
Trước khi xây dựng chiến lược lâm nghiệp quốc gia (LNQG) 2006-2020, các
hoạt động QLRBV ở VN chỉ do Tổ công tác quốc gia (NWG) phối hợp với các tổ
chức quốc tế như WWF, IUCN, FSC, TFT tiến hành tự nguyện, chậm chạp.
Kinh phí hoạt động cũng rất hạn chế, NWG vừa thu hút các nguồn tài trợ cho
mình hoạt động, lại còn phải thu hút tài trợ giúp các đơn vị QLR (lâm trường).
Từ năm 2006, khi dự thảo chiến lược LNQG 2006-2020, NWG chuyển đổi
thành Viện QLRBV và CCR để tăng cường năng lực đẩy nhanh tốc độ chứng chỉ rừng
trong kế hoạch 5 năm của mình 2006-2010. Cho dù nguồn kinh phí nào thì cũng thực
hiện 1 kế hoạch chung là đẩy mạnh QLRBV và CCR cho Việt Nam. Bảng 2 là khái
toán kinh phí cả quá trình 2006-2020 và cho các hoạt động của 3 giai đoạn 2006-2010,
2011-2015, và 2016-2020., trong đó giai đoạn đầu tiên chỉ còn 3 năm 2008, 2009,
2010.

Tổng hợp kế hoạch, kinh phí như sau:
Kinh phí / nguồn Cả giai đoạn 2006-2020 3 năm 2008, 2009, 2010
Tổng nhu cầu 11,354 triệu USD 0,90 triệu USD

Ngân sách + Tài trợ 3,464 (30%) 0,48 (53%)
Đóng góp của chủ rừng 7,620 (70%) 0,42 (47%)
Kinh phí khái toán trên chưa tính đến trên 1 triệu USD của GTZ chi cho thử
nghiệm 5 lâm trường thuộc hợp phần QLRBV, dự án chương trình lâm nghiệp (2006-
2010), và 1 triệu USD của WWF hỗ trợ 2 lâm trường mô hình QLRBV (2004-2009).
c) Các giải pháp phục vụ CCR, cần thảo luận.
+ Về tổ chức và kế hoạch: Cả 5 chương trình trọng điểm của chiến lược đã
được Bộ NN-PTNT xây dựng thành kế hoạch 5 năm 2006-2010 một cách đầy đủ và
chi tiết. Riêng lộ trình CCR cần có 1 dự án cho cả quá trình thực hiện chiến lược, chia
thành 3 giai đoạn (3 phase). Dự án lộ trình CCR giai đoạn 2008 – 2010 sẽ trình bày rõ:
các hoạt động, mục tiêu và kết quả mong đợi, thời gian, trách nhiệm chủ trì và phối
hợp, các giả định thách thức, các tiêu chí đánh giá trong bảng logic dự án. Vậy ai nên
chủ trì và phối hợp với ai?
+ Về tài chính, sẽ huy động từ mọi nguồn (ngân sách, hỗ trợ quốc tế, NGO,
người hưởng lợi …). Riêng sự đóng góp của chủ rừng tới 70% có được coi là giá thành
sản xuất không? Cần thủ tục gì?
+ Giải pháp về chính sách, thể chế: Cần có cách nhìn đúng về doanh nghiệp, dù
là lâm trường, công ty, HTX, cộng đồng, trang trai, hộ tư nhân …sản xuất nguyên liệu
hay chế biến thương mại đều không cần cấp chủ quản, để được thự chủ về kế hoạch,
tài chính, tổ chức sản xuất, tiêu thụ…, theo Luật Doanh nghiệp. Vậy phải làm thế nào,
ở mỗi vùng, mỗi tỉnh khác nhau?, trong RSX cần bảo vệ các khu có giá trị bảo tồn cao
theo nguyên tắc 9 của FSC …
9
Bảng 2: Kế hoạch và khái toán kinh phí thực hiện QLRBV và cấp CCR
Bước Thời gian Nội dung hoạt động
Khái toán (000 US$) Kế hoạch 2008-2010 Bình
luận
Tổng
nhu
cầu

Ngân
sách
+ tài
trợ
Từ
Chủ
rừng
Tổng
nhu
cầu
Ngân
sách
+ tài
trợ
Từ
Chủ
rừng
1
1998-2008 Xây dựng tiêu chuẩn QLRBV
- Tiêu chuẩn ASEAN theo ITTO
- Tiêu chuẩn QG theo FSC
- Soạn thảo hướng dẫn đánh giá
rừng và sử dụng bộ TCQG
60
164
60
164
9
6
9

6
0
0
- Đã xong
- Đã xong dự thảo 9
2008-2009
2
2008-2020 Tuyên truyền , nâng cao nhận thức 190 190 0 30 30 0 Tiếp tục từ 1998
3
2008-2015 Tạo năng lực QL cho chủ rừng
Tạo năng lực tổ chức thực hiện
220
110
140
110
80
0
100
45
70
45
30
0
- Bắt đầu
- Tiếp tục từ 1998
4
2008-2020 Đánh giá (nội bộ) và phân loại trình
độ QL của chủ rừng
850 370 480 50 100 150 Bắt đầu
5

2004-2020
-2010
2010-2015
2016-2020
Thử nghiệm và phát triển mô hình
a) Đang có 10 mô hình QLRBV
b) Giai đoạn PT.1, các đ/v QL tốt
c) Giai đoạn PT.2, các đ/v còn lại
270
1.200
1.800
160
700
900
110
500
900
240 150 90 - Chưa kê GTZ,WWF
6
2008-2010
-2010
-2015
-2020
Mời thẩm định cấp CCR, bước 5
a) 2 đơn vị (1 RTN, 1 RT)
b) 25% đơn vị của mạng lưới 2
c) 30% số đơn vị của mạng lưới 3
220
2.500
3.500

70
250
350
150
2.250
3.150
220 70 150 Qua đánh giá nội bộ,
sẽ mời CCR cho đơn
vị QL tốt
11.084 3.464 7.620 900 480 420
10
Hanoi 27- 02- 2008
11

×