Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.37 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN
ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀ QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ
VÀO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY

SINH VIÊN:
LỚP:
NGÀNH:

HÀ NỘI , THÁNG 8 NĂM 2021


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
2. NỘI DUNG...................................................................................................2
2.1 Khái quát chung về quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử
theo quan điểm Triết học Mác - Lê nin.................................................2
2.1.1. Quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật....................2
2.1.2. Quan điểm lịch sử cụ thể trong phép biện chứng duy vật...........3
2.1.3. Quan hệ giữa quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể. 5
2.2. Thực trạng vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử
vào phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay............................6
2.2.1. Một số thành tựu đạt được trong quá trình vận dụng quan điểm
toàn diện và quan điểm lịch sử..............................................................7
2.2.2. Một số hạn chế tồn tại trong quá trình vận dụng quan điểm toàn
diện và quan điểm lịch sử vào phát triển kinh tế - xã hội......................9
2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc vận dụng quan điểm toàn


diện và quan điểm lịch sử vào phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
.................................................................................................................10
3. KẾT LUẬN................................................................................................13
4. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................14

i


1. MỞ ĐẦU
Kinh tế là một trong những hoạt động phục vụ sự tồn tại và phát triển
của loài người. Nó là phương thức sống cơ bản cùng với đời sống tinh thần
thúc đẩy xã hội loài người tiến lên. Ngày nay, khi thế giới đang chuyển mình
thì vai trị của kinh tế ngày càng được khẳng định hơn. Trong các phương
thức hoạt động kinh tế thị kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của
kinh tế hàng hoá. Xây dựng nên kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ
nghĩa nghĩa là mơ hình phát triển nền kinh tế tổng quát của nước ta trong giai
đoạn hiện nay. Sự phát triển của kinh tế thị trường làm tăng nhanh sụ giàu có
cho xã hội. Chỉ "chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất
nhiều hơn và đồ sộ hơn lục lượng sản xuất của tất cả các thế hẹ trước cộng
lại". Khi kinh tế phát triển, kéo theo trình độ khoa học và công nghệ cũng
phát triển theo, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
Nắm bắt được vai trò quan trọng của kinh tế thị trường, Đảng và nhà
nước ta đã quyết định chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang phát
triển kinh tế thị trường, cụ thể đó là nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội
Chủ nghĩa - nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị
trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Sau
35 năm đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ
nghĩa đã chứng minh rằng, kinh tế thị trường là con đường phát triển có hiệu
quả, phù hợp với điều kiện phát triển của nước ta.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN đã mang lại cho nước ta rất nhiều

thành tựu nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại khơng ít những hậu quả ảnh hưởng
đến quá trình phát triển của con người. Do vậy, qua quá trình học tập và tìm
hiểu, tác giả đã chọn đề tài “ Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm
lịch sử vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay” để có
cái nhìn sâu và rộng hơn.
1


2


2. NỘI DUNG
2.1 Khái quát chung về quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử theo
quan điểm Triết học Mác - Lê nin
2.1.1. Quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật.
Khái niệm quan điểm toàn diện
Quan điểm toàn diện là quan điểm mà khi nghiên cứu và xem xét hiện
tượng, sự vật hay sự việc chúng ta phải quan tâm đến tất cả các yếu tố kể cả
khâu gián tiếp hay trung gian có liên quan đến sự vật.
Điều này xuất phát từ mối liên hệ nằm trong nguyên lý phổ biến của
các hiện tượng, sự vật trên thế giới. Bởi phải có quan điểm tồn diện vì bất cứ
mối quan hệ nào cũng tồn tại sự vật, sự việc; khơng có bất cứ sự vật nào tồn
tại một cách riêng biệt, cô lập, độc lập với các sự vật khác.
Nội dung chính của quan điểm tồn diện
Ví dụ, khi chúng ta phân tích bất cứ một đối tượng nào, chúng ta cũng
cần vận dụng lý thuyết một cách hệ thống, tức là: xem xét nó được cấu thành
nên từ những yếu tố, những bộ phận nào với những mối quan hệ ràng buộc và
tương tác nào, từ đó có thể phát hiện ra thuộc tính chung của hệ thống vốn
khơng có ở mỗi yếu tố (thuộc tính “trời”).
Mặt khác, chúng ta cũng cần phải xem xét sự vật ấy trong tính mở của

nó, tức là xem xét nó trong mối quan hệ với các hệ thống khác, với các yếu tố
tạo thành môi trường vận động, phát triển của nó…
Như vậy, trong hoạt động nhận thức, thực tiễn chúng ta cần phải xem
xét sự vật trên nhiều mặt và mối quan hệ của nó. Điều này sẽ giúp chúng ta
tránh được hoặc có thể hạn chế được sự phiến diện, siêu hình, máy móc, một
chiều trong nhận thức cũng như trong việc giải quyết các tình huống trong
thực tiễn, nhờ đó tạo ra được khả năng nhận thức đúng được sự vật như nó
3


vốn có trong thực tế và xử lý một cách chính xác, có hiệu quả đối với các vấn
đề thực tiễn.
Yêu cầu của quan điểm toàn diện
Quan điểm toàn diện đòi hỏi khi xem xét sự vật, hiện tượng phải xem
xét chúng trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, các thuộc tính
của sự vật, hiện tượng đó với các sự vật khác, đồng thời phải tránh quan điểm
phiếm diện, xem xét qua loa một hoặc vài mối liên hệ đã vội đánh giá sự vật
theo một khuynh hướng nào đó, chống quan điểm cào bằng, chiết trung, coi vị
trí các mối liên hệ là như nhau; cũng cần chống quan điểm nguỵ biện bám vào
những mối liên hệ không cơ bản, không chủ yếu để biện minh cho một
khuynh hướng tư tưởng nào đó. Quan điểm toàn diện cũng bao hàm quan
điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét và giải quyết mọi vấn đề do hoạt động thực
tiễn đặt ra. Tóm lại tồn diện theo nghĩa thực tiễn có hai yêu cầu:
+ Một là cần phải phân tích và giải quyết trên nhiều mặt, nhiều mối liên
hệ tránh được sự phiếm diện.
+ Hai là cần phải xác định được vị trí và vai trò khác nhau của các mối
liên hệ trong các quá trình phân tích và giải quyết các vấn đề thực tiễn.
2.1.2. Quan điểm lịch sử cụ thể trong phép biện chứng duy vật.
Khái niệm
Nguyên tắc lịch sử (quan điểm lịch sử) là khoa học về mối liên hệ phổ

biến và về sự phát triển, tức là một hệ thống các nguyên lý, quy phạm, phạm
trù nói về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển xảy ra trong toàn bộ thế
giới. Mỗi sự vật, hiện tượng hay quá trình tồn tại trong hiện thực đều được tạo
thành từ những yếu tố, bộ phân khác nhau; có mn vàn sự tương tác (mối
liên hệ, quan hệ) với nhau và với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác
nhau; qua đó nó bộc lộ ra thành những đặc điểm tính chất khơng giống nhau.
Thêm vào đó, mỗi sự vật, hiện tương hay quá trình đều tồn tại trong tiến trình
4


phát sinh, phát triển và diệt vong của chính mình; quá trình này thể hiện một
cách cụ thể bao gồm mọi sự thay đổi và phát triển diễn ra trong những điều
kiện, hoàn cảnh khác nhau, tương tác với những sự vật, hiện tượng hay quá
trình khác nhau, trong những không gian và theo những thời gian không như
nhau.
Cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử
Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật là hai nguyên lý cơ bản và
đóng vai trị xương sống trong phép duy vật biện chứng của triết học Mác –
Lênin khi xem xét, kiến giải sự vật, hiện tượng. Trong hệ thống đó nguyên lý
về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái
quát nhất. Nội dung hai nguyên lý cơ bản như sau:
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật,
hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động,
ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự
vật, của một hiện tượng trong thế giới.
Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong trong đó khi
xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào q trình ln
ln vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật).
Phương pháp thống nhất cái lịch sử và cái lơgíc

Vận dụng ngun tắc lịch sử cụ thể vào thực tế, nhất thiết phải áp dụng
phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương pháp lịch sử là phương
pháp diễn lại tiến trình phát triển của các hiện tượng và các sự kiện lịch sử với
mọi tính chất cụ thể của chúng. Phương pháp logic là phương pháp nghiên
cứu quá trình phát triển lịch sử, nghiên cứu các hiện tượng lịch sử trong hình
thức tổng quát, nhằm vạch ra bản chất quy luật, khuynh hướng chung trong sự
vận động của chúng. Tiêu chuẩn của chân lý là lý luận ăn khớp với thực tiễn,
5


tức là cái lơgích phản ảnh đúng bản chất của lịch sử. Mặc khác, trong nhận
thức, cái lơgíc khái qt được mà chưa được thực tiễn lịch sử kiểm tra thì
chưa hẳn đã là chân lý, vì chân lý bao giờ cũng cụ thể trong tri giác, Lê-nin
nhấn mạnh: “nếu chân lý là trừu tượng thì tức là khơng phải chân lý”. Vì thế,
trong thực tế, hai phương pháp lịch sử và lơgíc phải thâm nhập vào nhau và
ảnh hưởng lẫn nhau.
2.1.3. Quan hệ giữa quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể
Theo như quan hệ giữa quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ
thể thì trong việc xử lý và nhận thức trong tình huống cần xem xét đến đặc
thù và tính chất của đối tượng nhận thức. Tình huống trong thực tiễn cần
được giải quyết một cách khác nhau trong thực tiễn.
Cần phải đặt sự vật trong điều kiện thời gian và không gian cũng như
trong từng điều kiện lịch sử cụ thể với các mối quan hệ nhất định. Xem xét cụ
thể mối quan hệ tác động từ bên trong và bên ngoài. Mối quan hệ khách quan
và chủ quan, quan hệ gián tiếp và trực tiếp của mỗi sự vật.
Ví dụ quan điểm toàn diện: Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Hồ Chí
Minh đã xác định được quan hệ giữa dân tộc thuộc địa và đế quốc xâm lược,
mối quan hệ giữa nhân dân các nước thuộc địa với nhân dân các nước đế quốc
bị bóc lột. Mối quan hệ giữa tầng lớp công – nông và quan hệ giữa giai cấp
lãnh đạo với với quần chúng nhân dân,… Chỉ khi nắm bắt được lý luận và

thực tiễn cũng như sự liên quan giữa các mối quan hệ thì cuộc chiến tranh tại
Việt Nam mới có thể hồn tồn thắng lợi.

6


2.2. Thực trạng vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử vào
phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Trước đổi mới (năm 1986), nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng
trầm trọng do cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, lại bị các nước bao vây cấm
vận. Đã vậy, nguồn viện trợ từ Liên Xô và các nước XHCN cũng bị cắt giảm.
Đời sống của nhân dân vơ cùng khó khăn. Trước tình đó, Đảng ta đã dũng
cảm “nhìn thẳng vào sự thật” và nhận ra, đã đến lúc phải đổi mới tư duy về
kinh tế.
Với chủ đề "Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát
huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ XHCN; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ
công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững mơi trường hịa bình,
ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại”, Đại hội XII của Đảng (tháng 1-2016) đã tập trung xây dựng
các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức
cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến
lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ), cơ cấu
lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng; đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước, chú trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
gắn với xây dựng nông thôn mới.
Những dấu mốc đổi mới chính sách kinh tế của Việt Nam trong 35 năm
qua cho thấy, Đảng ta luôn vạn dụng hiệu quả quan điểm tồn diện và quan
điểm lịch sử, đồng thời có nhận thức nhất quán đổi mới tư duy kinh tế luôn đi

trước một bước và được kết hợp chặt chẽ với đổi mới tư duy chính trị, nhằm
mục tiêu vì một Việt Nam tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, gắn với thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

7


2.2.1. Một số thành tựu đạt được trong quá trình vận dụng quan điểm toàn
diện và quan điểm lịch sử
Sự phát triển của Việt Nam trong 35 năm qua rất đáng ghi nhận. Vận
dụng quan điểm toàn diện và lịch sử, qi trình đổi mới kinh tế và chính trị từ
năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một
trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập
trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên
2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm
mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang
giá). Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm
86%.
Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng
nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng
kể. Tăng trưởng GDP ước đạt 2,9% năm 2020. Việt Nam là một trong số ít
quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương, nhưng đại dịch đã để lại
những tác động dài hạn đối với các hộ gia đình - thu nhập của khoảng 45% hộ
gia đình được khảo sát giảm trong tháng 1 năm 2021 so với tháng 1 năm
2020. Nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,6% năm 2021 nếu Việt Nam
kiểm soát tốt sự lây lan của vi-rút đồng thời các ngành sản xuất hướng xuất
khẩu hoạt động tốt và nhu cầu nội địa phục hồi mạnh mẽ.
Việt Nam đang chứng kiến thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội.
Dân số Việt Nam đã lên đến 96,5 triệu vào năm 2019 (từ khoảng 60 triệu năm
1986) và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050. Theo kết quả Tổng

điều tra dân số Việt Nam năm 2019, 55,5% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi
thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương
trong khu vực. Nhưng dân số đang bị già hóa nhanh. Tầng lớp trung lưu đang
hình thành – hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm
2026.
8


Chỉ số Vốn nhân lực của Việt Nam là 0.69. Điều đó có nghĩa là một em bé
Việt Nam được sinh ra ở thời điểm hiện nay khi lớn lên sẽ đạt mức năng suất
bằng 69% so với cũng đứa trẻ đó được học tập và chăm sóc sức khỏe đầy đủ.
Đây là mức cao hơn mức trung bình của khu vực Đơng Á - Thái Bình Dương
và các nước có thu nhập trung bình thấp hơn. Mặc dù chỉ số Vốn nhân lực của
Việt Nam tăng từ 0,66 lên 0,69 từ năm 2010 đến 2020 Việt Nam, còn tồn tại
sự chênh lệch trong nội bội quốc gia, đặc biệt là đối với nhóm các dân tộc
thiểu số.
Y tế cũng đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Từ
năm 1993 đến 2017, tỷ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 xuống còn 16,7
(trên 1.000 trẻ sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 lên 76,3 tuổi trong thời
gian từ năm 1990 đến 2016. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73
- cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới – với 87% dân số có bảo
hiểm y tế. Tuy nhiên tỉ lệ chênh lệch giới tính khi sinh vẫn ở mức cao và ngày
một tăng (115 trong năm 2018) cho thấy tình trạng phân biệt giới tính vẫn cịn
tồn tại. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa
dân số nhanh nhất, dự báo đến năm 2050 nhóm tuổi trên 65 sẽ tăng gấp 2,5
lần.
Trong vòng 35 năm qua, việc cung cấp các dịch vụ cơ bản có nhiều
thay đổi tích cực. Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện
đáng kể. Tính đến năm 2016, 99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ
14% năm 1993. Tỉ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ

17% năm 1993 lên 70% năm 2016, trong khi tỉ lệ ở thành thị là trên 95%. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, đầu tư cơ sở vật chất tính theo phần trăm
GDP của Việt Nam nằm trong nhóm thấp nhất trong khu vực ASEAN. Điều
này tạo ra những thách thức đối với sự phát triển liên tục của các dịch vụ cơ
9


sở hạ tầng hiện đại cần thiết cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo (Việt Nam
xếp thứ 89 trong số 137 quốc gia về chất lượng cơ sở hạ tầng).
2.2.2. Một số hạn chế tồn tại trong quá trình vận dụng quan điểm toàn diện
và quan điểm lịch sử vào phát triển kinh tế - xã hội
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, trong lĩnh vực kinh tế,
chúng ta vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm mà dự thảo Báo cáo Chính trị
của Ban Chấp hành Trung ương trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã nêu
nhu sau:
Tăng trưởng và cơng nghiệp hóa nhanh của Việt Nam đã để lại nhiều
tác động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tổng mức
tiêu thụ điện tăng gấp ba lần trong vòng mười năm qua, nhanh hơn mức tăng
sản lượng điện. Với sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nhiên liệu hóa thạch,
ngành năng lượng phát thải gần hai phần ba tổng phát thải khí nhà kính của cả
nước. Nhu cầu cấp thiết là phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng
sạch. Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã nổi lên là quốc gia phát thải khí nhà
kính bình qn đầu người tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới – với mức tăng
khoảng 5% mỗi năm. Nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng cao, trong khi
năng suất nước vẫn còn ở mức thấp, chỉ đạt 12% so với chuẩn thể giới. Tình
trạng khai thác thiếu bền vững tài nguyên thiên nhiên như cát, thủy sản và gỗ
có thể ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng dài hạn. Bên cạnh đó,
đại đa số người dân và nền kinh tế Việt Nam đều dễ bị tổn thương trước tác
động của biến đổi khí hậu.


Đơ thị hóa, tăng trưởng kinh tế và dân số tăng nhanh đang đặt ra những thách
thức ngày càng lớn về quản lý chất thải và xử lý ô nhiễm. Lượng rác thải của
Việt Nam dự báo tăng gấp đơi trong vịng chưa đầy 15 năm tới. Bên cạnh đó
là vấn đề rác thải nhựa đại dương. Theo ước tính, 90% rác thải nhựa đại
10


dương tồn cầu được thải ra từ 10 con sơng, trong đó có sơng Mê Kơng. Việt
Nam cũng là một trong mười quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất
bởi ơ nhiễm khơng khí. Ơ nhiễm nguồn nước đang gây ra những hậu quả
nghiêm trọng đối với năng suất của các ngành quan trọng và với sức khỏe của
người dân.

Chính phủ đang nỗ lực giảm thiểu tác động của tăng trưởng lên mơi trường và
thích ứng với biến đổi khí hậu một cách hiệu quả. Nhiều chiến lược và kế
hoạch để thúc đẩy tăng trưởng xanh và sử dụng bền vững tài nguyên thiên
nhiên đang được thực thi.
2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc vận dụng quan điểm toàn diện
và quan điểm lịch sử vào phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Công tác tuyên truyền của Đảng có tầm quan trọng to lớn trong lãnh
đạo xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc gia. Một mặt, Đảng lãnh đạo nhân
dân tham gia xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp qua các tổ
chức đoàn thể chính trị-xã hội, làm cho đường lối của Đảng, pháp luật của
Nhà nước thực sự xuất phát từ nhân dân, phục vụ lợi ích chính đáng của nhân
dân. Mặt khác, thông qua công tác tuyên truyền, Đảng vận động, thuyết phục
để nhân dân hiểu rõ lợi ích của việc thực hiện chủ trương của Đảng và tích
cực hưởng ứng thực hiện thắng lợi chủ trương đó.
Đại dịch Covid-19 chưa thể sớm kết thúc, tác động tiêu cực có thể kéo
dài, ảnh hưởng đến nhiều ngành, lĩnh vực. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi

và được kế thừa những thành tựu quan trọng của 35 năm đổi mới, tác động
của dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục
diễn biến phức tạp; yêu cầu cho đầu tư phát triển, phòng, chống thiên tai, dịch
bệnh, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an sinh xã hội và củng cố quốc
11


phòng, an ninh rất lớn trong khi nguồn lực còn hạn chế....để tiếp tục vận dụng
quan điểm Toàn diện và Lịch sử đổi mới tư duy phát triển, hành động quyết
liệt, hiệu quả hơn, biến thách thức thành cơ hội, nỗ lực phấn đấu với quyết
tâm cao thực hiện thành cơng tồn diện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm
2021, Chính phủ cần chỉ đạo điều hành các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
sau:
Triển khai hiệu quả các nhiệm vụ phục vụ tổ chức Đại hội Đảng, bầu
cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; chuẩn bị, ban hành và triển khai
ngay các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đảng, Quốc hội.
Tiếp tục thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng,
chống đại dịch COVID-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong
trạng thái bình thường mới.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, tạo thuận lợi cho phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững
trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, bảo đảm các
cân đối lớn; nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.
Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng
trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh
tranh của nền kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; đẩy
nhanh tiến độ lập, phê duyệt quy hoạch, triển khai các dự án kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội trọng điểm; phát triển mạnh kinh tế biển; tăng cường liên kết
vùng; phát huy vai trò các vùng kinh tế trọng điểm, đô thị lớn; đẩy mạnh xây

dựng nông thôn mới.
Nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy
mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công
nghệ.
12


Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bợ, cơng bằng xã hợi, gắn kết
hài hịa với phát triển kinh tế.
Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên,
bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; tăng
cường phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng hệ thống
hành chính nhà nước kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt,
phục vụ nhân dân; tăng cường phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững
môi trường hòa bình, ổn định và thuận lợi cho phát triển đất nước.
Đẩy mạnh thông tin truyền thông, tạo niềm tin, đồng thuận xã hội;
nâng cao hiệu quả công tác dân vận, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tăng
cường phối hợp công tác với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính
trị - xã hội, đoàn thể nhân dân./.

13


3. KẾT LUẬN
Để quyết định đường lối, chính sách và những chủ trương lớn về kinh

tế một cách đúng đắn, Đảng cần tiếp tục phát huy dân chủ trong toàn xã hội,
xuất phát từ lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy trí tuệ của tồn
dân trong việc xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng, tránh chủ quan,
duy ý chí, bảo thủ, độc đốn, lợi ích nhóm ngay trong từng quyết sách. Khi có
đường lối, chủ trương đúng, vấn đề có tính quyết định là tổ chức thực hiện,
đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Lãnh đạo kinh tế thông qua bộ máy nhà nước là phương thức lãnh đạo
chủ yếu, hiệu quả nhất trong điều kiện Đảng cầm quyền. Các cơ quan nhà
nước phải thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách, chiến lược phát triển
KT-XH của Đảng thành các văn bản quy phạm pháp luật và kế hoạch công
tác. Tuy Đảng không trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh,
không quyết định các vấn đề kinh tế thuộc thẩm quyền của bộ máy nhà nước
nhưng Đảng phải lãnh đạo các hoạt động đó theo đúng quan điểm, tư tưởng
của Đảng. Để làm được điều này, Đảng lãnh đạo xây dựng, kiện toàn bộ máy
nhà nước, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh; phối hợp hoạt
động của các cơ quan nhà nước, bảo đảm sự vận hành thông suốt của bộ máy.
Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có năng lực và phẩm chất vào hoạt
động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị, tăng cường trách
nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Điều đó cũng có nghĩa là Đảng phải
có biện pháp xử lý, đề xuất bãi nhiệm những đảng viên là cán bộ giữ trọng
trách của cơ quan nhà nước nếu không thực hiện đúng đường lối của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, tham nhũng, lãng phí.

14


4. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 42, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật,
Hà Nội 2005, tr. 364.
2. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật,

Hà Nội 2005, tr. 239.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, tập I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021, tr.
57.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, tập I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021, tr.
59.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, tập I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021,
tr.104.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, tập I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021,
tr.114-119
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, tập I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021, tr.
119 - 120.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, tập I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021, tr.
120.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, tập I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021, tr.
203-204.

15


16




×