Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Sự phát triển của các phong trào cách mạng trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.79 KB, 32 trang )

MỤC LỤ

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHONG TRÀO
CÁCH MẠNG.............................................................................................2
1.1. Lý luận về cách mạng.......................................................................2
1.1.1. Khái niệm cách mạng..................................................................2
1.1.2. Cách mạng chính trị và cách mạng xã hội..................................3
1.2. Lý luận về Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc..................5
1.2.1. Khái niệm Phong trào giải phóng dân tộc...................................5
1.2.2. Đặc điểm của các phong trào giải phóng dân tộc........................5
CHƯƠNG II: Q TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC PHONG TRÀO
CÁCH MẠNG TRÊN THẾ GIỚI..............................................................7
2.1. Lịch sử phát triển của các phong trào cách mạng........................7
2.1.1. Giai đoạn 1918 - 1923.................................................................7
2.1.2. Giai đoạn 1924-1929.................................................................10
2.1.3.

Giai đoạn 1929-1939..............................................................14

2.1.4. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai................................................15
2.2. Ý nghĩa lịch sử của các phong trào cách mạng trên thế giới......18
2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các phong trào cách mạng trên
thế giới và sự vận dụng trong giữ gìn nền độc lập dân tộc................20
2.3.1. Bài học kinh nghiệm.................................................................20

i


2.3.2. Vận dụng trong cơng cuộc giữ gìn nền độc lập dân tộc tại Việt


Nam.....................................................................................................23
KẾT LUẬN....................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................28

ii


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Á,
Phi, Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ khiến cho hệ thống thuộc địa của chủ
nghĩa đế quốc bị tan rã thành từng mảng, hàng trăm quốc gia độc lập ra đời.
Sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và cuộc chiến tranh
Lạnh cũng thúc đẩy các quốc gia tích cực ảnh hưởng và tranh chấp tới các
quốc gia thuộc địa cũ. Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa tích cực tài trợ cho
các cuộc đấu tranh giành độc lập và thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa tại các
nước. Trong khi đó, nước chống cộng đứng đầu là Mỹ cũng thúc đẩy quá
trình trao độc lập và thành lập các chính quyền thân Mỹ tại các nước thuộc
địa cũ, nhiều người cho đó là Chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Các cuộc
chiến tranh hoặc xung đột diễn ra thường xuyên giữa hai phe này tại các quốc
gia ở châu Á (như tại Indonesia hay Malaysia), châu Mỹ Latin.
Từ cuối thế kỷ XX và sang thế kỷ XXI, đa số các nước trên thế giới đã
giành được độc lập. Tuy nhiên sự lệ thuộc của các nước nghèo và các nước
giàu, trong khi các nước giàu vẫn can thiệp vào chính trị của các nước nghèo
vẫn phổ biến. Thế giới bị phân cực, trước từ hai thái cực đã chuyển sang đa
cực xoay quanh các nước mạnh trên thế giới (Hoa Kỳ, châu Âu, Nga, Trung
Quốc). Chủ nghĩa thực dân mới của các cường quốc áp đặt lên các nước châu
Phi và một số nước ở châu Á, chây Mỹ vẫn diễn ra mạnh mẽ. Do đó, qua q
trình học tập và tìm hiểu, tác giả đã chọn đề tài “ Sự phát triển của các
phong trào cách mạng trên thế giới” để có cái nhìn sâu và rộng hơn.


1


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHONG TRÀO
CÁCH MẠNG
1.1. Lý luận về cách mạng
1.1.1. Khái niệm cách mạng
Cách mạng là một quá trình của nhân dân hoặc một tổ chức mà trong
đó các hoạt động đấu tranh diễn ra liên tục nhằm xoá bỏ một chính quyền, tư
tưởng, cơng nghệ kỹ thuật,... Một cuộc cách mạng có thể dẫn đến thay đổi
trong các thể chế chính trị – xã hội, hoặc thay đổi lớn trong 1 nền kinh tế hay
văn hóa. Cách mạng đã từng xảy ra trong nhiều lĩnh vực như xã hội, chính trị,
văn hóa, kinh tế, cơng nghiệp,...
Cách mạng thường được thực hiện dưới sự lãnh đạo nhân dân, tạo ra 1
sự thay đổi về chất trên các mặt chính trị, kinh tế, hay văn hóa, xã hội. Đối lập
với cách mạng thường được gọi là phản cách mạng, tức quay lại với cái cũ,
trung thành với cái cũ hoặc cái đang tồn tại, hay 1 sự thay đổi tiệm tiến có kế
thừa cái cũ.
Trong chính trị, cách mạng và đảo chính có những điểm giống và khác
với nhau: Cách mạng và đảo chính đều được tiến hành nhằm lật đổ chế độ
chính trị cũ, nhưng khác nhau ở mục tiêu sau đó: cách mạng là thay chế độ cũ
bằng 1 chế độ mới tiến bộ hơn về cơ cấu và tính chất, cịn đảo chính là thuật
ngữ chung mà chỉ thay thế 1 chính quyền này bằng 1 chính quyền khác có
hình thái và bản chất giống như cũ. Ngồi ra, đảo chính thường chỉ được thực
hiện bởi 1 nhóm lãnh đạo nhắm vào 1 nhóm các lãnh đạo khác, trong khi cách
mạng thường được tổ chức bởi phần lớn quần chúng xã hội và lật đổ cả thể
chế chính trị cũ. Ví dụ: Cách mạng Tháng Mười được thực hiện bởi đông đảo
quần chúng nhằm thay thế chế độ Nga hồng bằng nền Cộng hịa Xơ viết nên
được coi là cách mạng, trong khi đảo chính Thái Lan 2006 được thực hiện bởi

2


một số tướng lĩnh nhằm lật đổ cá nhân Thủ tướng, và Chính phủ mới vẫn áp
dụng cơ cấu chính trị trước đó nên được coi là đảo chính.
1.1.2. Cách mạng chính trị và cách mạng xã hội
Cách mạng chính trị là sự thay đổi nhà cầm quyền hoặc hình thức tổ
chức nhà nước hiện tại bằng nhà cầm quyền hoặc hình thức tổ chức nhà nước
khác được xem là tiến bộ hơn bằng phương pháp bạo động hoặc bất bạo động
mà không tuân theo những thủ tục được pháp luật quy định.
Cách mạng chính trị thường được thực hiện bởi bạo lực, và những thay
đổi lớn trong bộ máy quyền lực thường có kết quả nhanh chóng hơn bằng việc
sử dụng bạo lực, như ở Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) và Cách mạng
Pháp. Một cuộc cách mạng chính trị có thể sử dụng vũ lực để lật đổ nhà cầm
quyền, tiêu diệt những cá nhân bị xem là phản cách mạng (như đã xảy ra ở
Anh, Pháp và Nga); trong khi đó một cuộc cách mạng xã hội thường là sự
thay đổi 1 xã hội thông qua các học thuyết và tư tưởng mới như trong thời kỳ
Phục Hưng. Tuy nhiên, những cuộc cách mạng xã hội thường khơng có mốc
thời gian rõ ràng, và hầu hết các cuộc cách mạng chính trị đều trở thành cách
mạng xã hội, vì chúng được thực hiện dựa trên 1 cơ sở triết học nào đó hướng
tới việc tạo dựng ra các định chế kinh tế - chính trị mới nhằm thay đổi bản
chất của xã hội. Những cuộc cách mạng trong thế giới hiện đại có thể trở
thành những cuộc cách mạng tự do và cách mạng cộng sản. Trái lại, 1 cuộc
đảo chính thường tìm kiếm sự thay đổi nhà cầm quyền hoặc đường lối chính
trị hiện thời hơn là đặt mục tiêu cải cách xã hội dựa trên quan niệm, ý tưởng
về một xã hội tốt đẹp hơn.
Các cuộc cách mạng chính trị có thể đem đến sự thay đổi chính trị
nhanh chóng làm cơ sở để thực hiện những cải cách xã hội khi quần chúng bị
kích động đứng lên làm cách mạng nhưng nó sẽ đi kèm những tổn thất rất to
lớn cho xã hội trong một thời gian dài, và khi cần kìm hãm người dân để đưa

họ về trạng thái tâm lý ơn hịa thì đó lại là một việc rất khó và mất thời gian,
3


đơi khi cịn tổn thất rất lớn khác; thậm chí các nhà cách mạng sau khi lật đổ
chế độ cũ sẽ thanh trừng lẫn nhau vì bất đồng quan điểm hay vì cạnh tranh
quyền lực. Các cuộc cách mạng chính trị đều cho thấy phá hủy các định chế
kinh tế - chính trị, các mối quan hệ sản xuất - quan hệ xã hội cũ thì dễ dàng
hơn là xây dựng những nhân tố mới tốt đẹp và có hiệu quả hơn. Các định chế
kinh tế – chính trị cũ có khuynh hướng tái sinh dưới hình thức mới với cùng
bản chất nhưng do một nhóm người mới nắm giữ quyền lực là điều mà Karl
Marx gọi là lịch sử lặp lại chính nó – lần đầu như 1 tấn thảm kịch, lần thứ 2
như 1 định mệnh trớ trêu. Các cuộc cách mạng không thể nào thay thế cho
tiến hóa xã hội mà chỉ tạo điều kiện cho tiến hóa có thể diễn ra nhanh hơn
trong một số trường hợp và kéo lùi xã hội trong một số trường hợp khác. Điều
này cho thấy phá hủy lúc nào cũng dễ dàng hơn là xây dựng và xây dựng lúc
nào cũng cần nhiều thời gian hơn phá hủy. Các cuộc cách mạng xã hội hướng
đến sự thay đổi bản chất của xã hội trong đó các lực lượng xã hội cần phải tự
điều chỉnh hoặc bị điều chỉnh để giải quyết các mâu thuẫn đối kháng. Trong
nhiều trường hợp, những cuộc cách mạng xã hội sẽ tiếp nối các cuộc cách
mạng chính trị nhằm mang lại những thay đổi sâu sắc và bền vững hơn kết
quả do các cuộc cách mạng chính trị mang lại. Các cuộc cách mạng xã hội
cũng có thể đi kèm với những hậu quả tiêu cực như từng diễn ra tại các cuộc
cải cách văn hóa, cải cách tơn giáo, cải cách ruộng đất, cải cách công thương
nghiệp trên thế giới.
Một vài nhà triết học chính trị coi các cuộc cách mạng giống như cái
đích của mình. Hầu hết những người vơ chính phủ ủng hộ cách mạng xã hội
như chứng kiến sự đổ vỡ của bộ máy nhà nước và thay thế vào đó 1 tình trạng
xã hội khơng có thứ bậc. Chẳng hạn trong số những người theo Chủ nghĩa
cộng sản và Chủ nghĩa Marx, có 1 sự tách biệt giữa người ủng hộ nhà nước

Xơ Viết (phái chính thống chủ nghĩa Mác) xem nhà nước này là công cụ của

4


giai cấp vô sản và phái theo Chủ nghĩa Trotsky chỉ trích nhà nước Xơ Viết
xem đây là 1 hệ thống quan liêu nhân danh giai cấp vô sản.
Cách mạng chính trị và xã hội thường "thể chế hóa" những ý tưởng hay
khẩu hiệu hay nhân vật của cuộc cách mạng để tiếp tục nắm vai trò quan trọng
trong đời sống chính trị của một đất nước, ngay cả khi cuộc cách mạng đó đã
kết thúc nhiều năm. Các hệ thống chính trị mới thường thể chế hóa những
cuộc cách mạng này để hợp pháp hóa những đường lối của chính quyền. Ví
dụ như việc Pháp, Mỹ, Nga,... tiếp tục kỷ niệm quá khứ cách mạng qua những
ngày nghỉ lễ, những bài hát hay bằng hình thức khác.
1.2. Lý luận về Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc
1.2.1. Khái niệm Phong trào giải phóng dân tộc
Phong trào giải phóng dân tộc là phong trào đấu tranh đòi quyền độc
lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới
trong thế kỷ XX, chủ yếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945.
Trước Thế Chiến II, đa số các nước kém phát triển trên thế giới là
thuộc địa của các nước giàu có. Các nước đế quốc đã ra sức bóc lột tài
nguyên, nhân lực, vật lực của các nước thuộc địa, gây mâu thuẫn gay gắt giữa
người dân thuộc địa và chính phủ chính quốc. Xuất hiện các phong trào đòi
quyền độc lập dân tộc (trở thành nước độc lập, tự do, không bị nước khác áp
đặt quyền cai trị), nhưng đa số bị dập tắt do các nguyên nhân khác nhau.
1.2.2. Đặc điểm của các phong trào giải phóng dân tộc
Sau 1945, chủ nghĩa thực dân cũ bước đầu bị sụp đổ. Tuyên ngôn Quốc
tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại hội
đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de
Chaillot ở Paris, Pháp, mang đến tiếng nói cho các dân tộc bị áp bức. Cách

mạng giải phóng dân tộc thành cơng tại một số nước tiên phong như In- đônê-xi-a và Việt Nam lan ra các nước khác trên thế giới. Phong trào giải phóng
5


dân tộc bắt đầu diễn ra sôi nổi mạnh mẽ và rộng lớn ở Đông Nam Á và Đông
Bắc Á. Từ 1954 – 1960, hệ thống thuộc địa tan vỡ nhanh chóng, sự phát triển
mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào lan rộng sang Châu
Phi, Mỹ La Tinh. Ở đây đặc biệt phải tính tới vai trò của Chủ nghĩa Cộng sản,
tác động về mặt tư tưởng và nhân sự của Đệ Tam Quốc tế, đứng đầu là Liên
Xô.
Các nước đế quốc cũ bị Thế chiến II làm kiệt quệ đành phải từ bỏ thuộc
địa của mình (như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha). Ấn Độ là trường
hợp điển hình, khi mà thực dân Anh đồng ý trao trả quyền độc lập năm 1947.
Đồng thời sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế của các nước này
làm giảm sự lệ thuộc của họ vào khai thác tài nguyên tại các thuộc địa. Các
phong trào quyền con người và quyền bình đẳng tại các quốc gia (như phong
trào bình đẳng giới, thiểu số, da đen...) đã làm thay đổi cơ cấu chính trị tại các
quốc gia phát triển, nhiều đảng phái cấp tiến lên lãnh đạo, khiến họ dần dần
chấp nhận quyền độc lập của các quốc gia thuộc địa. Đồng thời tổn thất nặng
nề trong các cuộc chiến tranh tại các nước thuộc địa đã buộc các nước thực
dân phải từ bỏ tham vọng của mình. Thất bại nặng nề tại Trận Điện Biên Phủ
năm 1954 đã buộc Pháp phải rút quân tại Việt Nam. Một loạt các thuộc địa
của Anh Quốc đã được độc lập vì lý do tương tự. Tại một số nước thuộc địa,
Chủ nghĩa thực dân mới dễ được chấp nhận hơn dần dần thay thế chủ nghĩa
thực dân kiểu cũ.
Đại hội đồng Liên hiệp Quốc khóa XV năm 1960 đã thông qua văn
kiện: Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn Chủ nghĩa thực dân, kêu gọi trao trả
độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa, đặc biệt đến Đại hội Đồng Liên
hiệp Quốc 1963 đã thơng qua tun ngơn về thủ tiêu hồn tồn các hình thức
chế độ phân biệt chủng tộc. Sự đấu tranh giành quyền tự do bình đẳng và

quyền con người vẫn tiếp tục diễn ra tại ngay cả các nước đã độc lập. Chế độ

6


phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ Nam Phi sau hơn 300 năm tồn tại vào năm
1994.
Sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và cuộc chiến tranh
Lạnh cũng thúc đẩy các quốc gia tích cực ảnh hưởng và tranh chấp tới các
quốc gia thuộc địa cũ. Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa tích cực tài trợ cho
các cuộc đấu tranh giành độc lập và thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa tại các
nước. Trong khi đó, nước chống cộng đứng đầu là Mỹ cũng thúc đẩy quá
trình trao độc lập và thành lập các chính quyền thân Mỹ tại các nước thuộc
địa cũ, nhiều người cho đó là Chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Các cuộc
chiến tranh hoặc xung đột diễn ra thường xuyên giữa hai phe này tại các quốc
gia ở châu Á (như tại Indonesia hay Malaysia), châu Mỹ Latin.
Từ cuối thế kỷ XX và sang thế kỷ XXI, đa số các nước trên thế giới đã
giành được độc lập. Tuy nhiên sự lệ thuộc của các nước nghèo và các nước
giàu, trong khi các nước giàu vẫn can thiệp vào chính trị của các nước nghèo
vẫn phổ biến. Thế giới bị phân cực, trước từ hai thái cực đã chuyển sang đa
cực xoay quanh các nước mạnh trên thế giới (Hoa Kỳ, châu Âu, Nga, Trung
Quốc). Chủ nghĩa thực dân mới của các cường quốc áp đặt lên các nước châu
Phi và một số nước ở châu Á, chây Mỹ vẫn diễn ra mạnh mẽ.
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC PHONG
TRÀO CÁCH MẠNG TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Lịch sử phát triển của các phong trào cách mạng
2.1.1. Giai đoạn 1918 - 1923
Châu Á
Châu Á là khu vực đơng dân nhất thế giới, bao gồm những nước có
lãnh thổ lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú. Từ cuối thế

kỷ XIX, các nước châu Á đã trở thành những nước thuộc địa, nửa thuộc địa
của chủ nghĩa thực dân như: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan… chịu ách
bóc lột, nơ dịch nặng nề. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách
7


mạng giải phóng dân tộc ở các nước châu Á lên cao và lan rộng hơn cả so với
châu Phi và Mĩ la tinh.
Ở Trung Quốc, ngày 4-5-1919, phong trào cách mạng rộng lớn chống
chủ nghĩa đế quốc đã bùng nổ, mở đầu cho cuộc cách mạng dân chủ mới tiếp
diễn trong suốt 30 năm sau đó. Phong trào Ngũ Tứ đã thúc đẩy phong trào
công nhân Trung Quốc nhanh chóng kết hợp với chủ nghĩa Mác – Lênin và
dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921.
Năm 1921, cuộc cách mạng nhân dân Mông Cổ thắng lợi. Đến năm
1924, nước Cộng hịa nhân dân Mơng Cổ, nhà nước dân chủ nhân dân đầu
tiên ở châu Á được thành lập. Với sự ủng hộ và giúp đỡ của giai cấp vơ sản
Nga, nước Cộng hịa nhân dân Mông Cổ đã đứng vững và từng bước tiến lên
con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong những năm 1918 - 1922, nhân dân Ấn Độ đã tăng cường đấu
tranh chống thực dân Anh. Nhiều cuộc bãi công lớn của công nhân với hàng
chục vạn người tham gia, kéo dài hàng tháng, đã lan lộng khắp cả nước. Đồng
thời, phong trào nổi dậy của nông dân cũng liên tiếp bùng nổ chống lại bọn
địa chủ phong kiến và đế quốc Anh.
Ở Thổ Nhĩ Kì, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc 1919 - 1922 (do giai
cấp tư sản lãnh đạo) đã kết thúc thắng lợi. Ngày 29-10-1923, chế độ cộng hịa
được thiết lập Thổ Nhĩ Kì có điều kiện để trở thành một nước có chủ quyền
và bước vào thời kì phát triển mới.
Năm 1919, nhân dân Ápganixtan thu được thắng lợi trong cuộc chiến
tranh giải phóng dân tộc, buộc đế quốc Anh phải cơng nhận quyền độc lập
chính trị của mình. Cũng vào năm 1919, nhân dân Triều Tiên đã nổi dây khởi

nghĩa chống đế quốc Nhật Bản.
Những năm sau Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng
dân tộc ở châu Phi và Mĩ la tinh cũng có những bước phát triển mới.
8


Châu Phi
Ở châu Phi, phong trào đấu tranh mạnh mẽ nhất là ở Ai Cập. Năm
1918, những tiểu tổ xã hội chủ nghĩa xuất hiện ở Cairơ, Alêchxanđri,
Pcxait, rồi hợp nhất thành Đảng Xã hội và từ năm 1921 mang tên Đảng
Cộng sản Ai Cập. Trong những năm 1918 - 1923, đã diễn ra cuộc đấu tranh
giành độc lập hoàn tồn cho Ai Cập… bằng con đường hịa bình hợp pháp, do
giai cấp tư sản dân tộc khởi xướng. Bị thực dân Anh đàn áp, phong trào vẫn
tiếp tục dâng cao và chuyển biến thành khởi nghĩa vũ trang trong nhiều thành
thị. Công nhân xe điện, đường sắt ở Cairô, công nhân khuân vác ở
Alêchxanđri, các viên chức cơ quan nhà nước đã bãi công.
Trong nhiều làng xã, tỉnh thành, các ủy ban cách mạng (mang tên gọi
Xô viết) được thành lập. Nhân dân Ai Cập đã anh dũng đấu tranh nhưng do
thiếu sự lãnh đao thống nhất nên đến đầu tháng 4 - 1919, thực dân Anh đã đàn
áp được khởi nghĩa vũ trang.
Cuối năm 1921, cuộc khởi nghĩa mới lại bùng nổ. Thực dân Anh buộc
phải đi đến những nhượng bộ bề ngồi. Tháng 2 - 1922, Chính phủ Anh phải
tuyên bố hủy bỏ chế độ bảo hộ và trao trả “độc lập” cho Ai Cập. Xuntan
Atmét Phuát đổi danh hiệu là vua Phuát I; tháng 5 - 1923, hiến pháp mới được
ban hành. Tuy vậy, trên thực tế ảnh hưởng của đế quốc Anh vẫn giữ nguyên.
Quân đội Anh vẫn đóng ở Ai Cập, thực dân Anh cịn nắm quyền nội trị, ngoại
giao và đơ hộ trực tiếp vùng Xuđăng.
Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ. Đồng thời giai cấp tư sản
dân tộc, đứng đầu là Xaalibi, cũng dấy lên phong trào đòi hỏi những quyền lợi
chính đáng cho Tuynidi. Thực dân Pháp chẳng những bác bỏ các u sách đó

mà cịn đàn áp phong trào. Lập tức làn sóng biểu tình phản đối và bãi công sôi
sục diễn ra khắp cả nước. Phong trào đấu tranh chính trị lên tới đỉnh cao vào
tháng 4 - 1922, đòi hỏi phải khẩn trương thực hiện những cải cách hiến pháp.
Tháng 6 - 1922, chính phủ Pháp buộc phải ban hành sắc lệnh về cải cách hiến
9


pháp ở Tuynidi. Phong trào đấu tranh vũ trang bùng lên mạnh mẽ ở nhiều
vùng Marốc (thuộc Pháp) và đặc biệt Marốc thuộc Tây Ban Nha. Giữa năm
1921, các bộ lạc Rớp (thuộc Tây Ban Nha), dưới sự lãnh đạo của Ápđen
Kêrim, đã đánh bại đạo quân của tướng Xinvéttôrơ gồm 12.000 binh lính với
120 khẩu đại bác. Ngày 19 - 9 - 1921, trong đại hội các bộ lạc, dưới sư lãnh
đạo của Ápđen Kêrim, Cộng hịa Ríp độc lập đã ra đời và tồn tại được đến
năm 1926.
Ở châu Phi nhiệt đới cũng bùng nổ phong trào đấu tranh chống đế
quốc. Phong trào bãi công rộng lớn ở Nạm Phi (diễn ra trong những năm 1918
- 1920, Đảng Cộng sản Nam Phi ra đời năm 1921, Đảng Đại hội quốc dân
Tây Phi thành lập năm 1920 và Đại hội toàn Phi họp năm 1919 là những sự
kiện quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi.
Đặc biệt, Đại hội toàn Phi lần thứ I họp năm 1919 ở Pari (có 17 Đại biểu tham
dự) đã để ra nghị quyết về quyền của người Phi được tham gia cai quản đất
nước, bắt đầu từ các cơ quan địa phương và dần dần đi đến những “nhiệm vụ
chính quyền cấp cao để trong tương lai châu Phi phải do người Phi cai quản”.
2.1.2. Giai đoạn 1924-1929
Châu Á
Ở Ấn Độ, phong trào bãi công của công nhân tiếp diễn trong suốt
những năm 1924 - 1927. Phong trào nông dân chống thuế, chống địa chủ tăng
tô tức diễn ra mạnh mẽ vào năm 1927. Đảng Quốc đại, sau một thời gian suy
giảm lực lượng, bắt đầu tăng cường hoạt động mở rộng đội ngũ.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế quốc đều tăng cường

chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa để giải quyết những khó khăn trong
nước. Tình hình đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến các nước Đông Nam Á. Đời
sống nhân dân ngày càng cùng cực, mâu thuẫn dân tộc với đế quốc càng thêm
sâu sắc.

10


Bắt đầu từ những năm 20, trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân
tộc ở Đông Nam Á đã xuất hiện và phát triển một xu hướng mới: xu hướng
cánh tả. Điều đó khơng chỉ phản ánh ảnh hưởng to lớn của Cách mạng tháng
Mười Nga đối với các dân tộc ở Đơng Nam Á, mà cịn cho thấy những biến
đổi lớn lao đã diễn ra trong từng nước. Đó là sự hình thành và phát triển nền
cơng nghiệp dân tộc, cùng với q trình đó là sự phát triển của giai cấp công
nhân cả về số lượng và ý thức giai cấp. Đồng thời quá trình bần cùng hố
nơng dân cũng diễn ra nhanh chóng. Tất cả những yếu tố đó đã làm bùng nổ
một cao trào cách mạng mới, một xu hướng mới trong phong trào đấu tranh
giành độc lập ở Đông Nam Á - xu hướng cánh tả. Như vậy, trong công cuộc
đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc Đông Nam Á đã tồn tại và
phát triển song song hai xu hướng cánh tả và cánh hữu.
Trong giai đoạn này, đã xuất hiện hàng loạt các Đảng Cộng sản trong
khu vực, mở đầu là sự thành lập Đảng Cộng sản Indonesia (5-1920). Đảng
Cộng sản Indonesia đã nhanh chóng trở thành một lực lượng chính trị quan
trọng. Ở Việt Nam, trong những năm 20 của thế kỉ này, thông qua lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc, người cộng sản Việt Nam đầu tiên, chủ nghĩa Mác - Lênin
đã được du nhập vào Việt Nam tiến tới việc thành lập Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên (tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương). Tiếp theo
Indonesia, năm 1930 ở Đông Nam Á đã xuất hiện Đảng Cộng sản ở Việt Nam
(tháng 2), ở Mã Lai và Xiêm (tháng 4), ở Philippin (tháng 11). Ở Myanmar,
Đảng Cộng sản được thành lập năm 1939. Sự thành lập các Đảng Cộng sản là

kết quả của quá trình phát triển phong trào yêu nước kết hợp với phong trào
công nhân, tiếp nhận và vận dụng học thuyết Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể
của các nước Đơng Nam Á. Đó cũng là hậu quả của cuộc khủng hoàng kinh tế
thế giới bắt đầu từ năm 1929 làm cho mâu thuẫn vốn có giữa các dân tộc với
chủ nghĩa đế quốc càng trở nên gay gắt. Giai cấp công nhân và nhân dân lao

11


động cùng những người yêu nước đã hướng về Đảng Cộng sản với nguyện
vọng giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước.
Dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, giai cấp công nhân và
nhân dân lao động một số nước đã vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa đế
quốc. Nổi bật là cuộc khởi nghĩa ở Sumatra 1926 - 1927 và sự thành lập chính
quyền Xơ viết ở Nghệ-Tĩnh, Việt Nam. Tại Indonesia, Đảng Cộng sản tích
cực lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi thiết thân. Năm
1925, phong trào bãi công của công nhân dâng cao. Năm 1926, nhân dân
Bativia (tức Giacacta ngày nay) khởi nghĩa vũ trang. Năm 1927, khởi nghĩa
vũ trang bùng nổ ở đảo Sumatra. Mặc dù bị thất bại nhưng những cuộc nổi
dậy đó chính là sự xuất hiện trên vũ đài chính trị những cuộc đấu tranh yêu
nước mang màu sắc vô sản, diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Như
vậy, giai cấp công nhân dù mới ra đời cũng đã tham gia vào cuộc đấu tranh
chống đế quốc và phong kiến.
Trong những năm 20 và 30, phong trào dân tộc cánh hữu đã có những
bước tiến rõ rệt so với những năm đầu thế kỉ. Nếu như trước đây, những hoạt
động chính trị chỉ nhằm mục đích khai trí để chấn hưng quốc gia thì đến nay
mục tiêu giành độc lập được đề xuất rõ ràng: địi quyền tự chủ về chính trị,
quyền tự do trong kinh doanh, quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong giáo dục… Nếu
như trước đây mới xuất hiện các học hội hay nhóm phái mà vai trị quan trọng
thuộc về những người cấp tiến trong sĩ phu phong kiến thì đến giai đoạn này

đã hình thành các chính đảng có tơn chỉ mục đích rõ ràng và có ảnh hưởng xã
hội rộng lớn. Lực lượng đóng vai trị nổi bật trong phong trào dân tộc cánh
hữu thời kì này là tầng lớp trí thức. Họ là học sinh, sinh viên, các nhà kĩ thuật,
viên chức tiếp thu ảnh hưởng văn hóa nước ngồi, từ tư tưởng dân chủ của
cách mạng Pháp đến chế độ cộng hòa của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, từ “chủ
nghĩa Tam dân” của Tôn Trung Sơn đến học thuyết bất bạo động của Ghandi.

12


Họ trở thành bộ phận cấp tiến, là ngòi nổ trong những cuộc đấu tranh lớn ở
Đông Nam Á.
Những tổ chức sinh viên ở Miến Điện đã dấy lên những cuộc đấu tranh
đòi cải cách quy chế đại học, đòi tự trị, dẫn đến phong trào Thakin (có nghĩa
là những người chủ đất nước) trong những năm 30. Tổ chức đại hội tồn Mã
Lai từ đầu thế kỉ địi cải cách Hồi giáo và dùng tiếng Mã Lai trong nhà
trường, phát triển thành phong trào đấu tranh chống thực dân Anh đòi tư trị. Ở
Indonesia, năm 1927 Đảng Dân tộc do Sukarno đứng đầu được thành lập. Trải
qua nhiều năm tháng, đến cuối năm 1939, Sukarno đã tổ chức Đại hội nhân
dân Indonesia bao gồm 90 đảng phái và tổ chức chính trị biểu thị sự thống
nhất dân tộc, thơng qua nghị quyết về ngơn ngữ (Bahasa Indonesia), về quốc
kì (đỏ-trắng), về quốc ca (Indonesia Raya). Ý chí về cuộc đấu tranh cho một
quốc gia Indonesia thống nhất và độc lập đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh
trong toàn dân ở giai đoạn tiếp theo.
Hai phong trào cánh hữu và cánh tả cùng tồn tại ở Đông Nam Á có
nhiều điểm khác biệt về ý thức hệ, về mục tiêu cuối cùng. Nhưng đứng trước
mục tiêu chung là độc lập dân tộc nên cả hai phong trào đã tồn tại song song,
có những lúc kết hợp với nhau trong một chừng mực nhất định. Bởi lẽ đối với
nhân dân Đông Nam Á, kẻ thù lớn nhất là chủ nghĩa đế quốc, khơng một lực
lượng cứu nước nào có thể đứng riêng lẻ hoặc chống đối lẫn nhau. Điều đó đã

tạo nên những tiền đề khách quan cho sự thành lập Mặt trận dân tộc thống
nhất trong giai đoạn sau.
Trung Đơng và Bắc Phi
Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi sục, nhất là ở Xiri - Libăng và
Marốc đã bùng nổ những cuộc đấu tranh vũ trang oanh liệt. Dưới sự thống trị
nặng nề của thực dân Pháp, nhân dân Xiri trong những năm 1920 đến 1924 đã
sáu lần vùng dậy khởi nghĩa: ở Khauran (8-1920), ở Bắc Xiri (1921 - 1925), ở
vùng Giơben Đruydơ (1922- 1923) ở vùng Bêcaa (1924). Tháng 7-1925, lại
13


một lần nữa nhân dân Xiri vùng dậy đấu tranh ở vùng Giơben Đruydơ. Cuộc
khởi nghĩa do Xuntan Atratxơ lãnh đạo đã nhanh chóng chuyển thành cuộc
đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. Vào đầu tháng
8-1925, quân khởi nghĩa đã giáng cho quân Pháp những đòn nặng nề. Cuộc
chiến tranh kéo dài đến năm 1927, thực dân Pháp đã huy động lực lượng đến
đàn áp, nên cuộc khởi nghĩa không tránh khỏi thất bại.
Tại Marốc thuộc Pháp, trong năm 1924 - 1926 đã diễn ra cuộc đấu
tranh chống thực dân Pháp rất quyết liệt. Nghĩa quân Ríp được nhân dân
Marốc ủng hộ đã tiến công quân Pháp và thu được nhiều thắng lợi. Quân đội
Pháp và quân đội Tây Ban Nha phải hợp sức tấn cơng mới chiến thắng được
qn đội Ríp vào năm 1926. Cộng hịa Ríp bị thủ tiêu, phong trào đấu tranh
của các bộ lạc Ríp thất bại.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Xiri những năm 1925 - 1927 và cuộc đấu
tranh vũ trang của Cộng hịa Ríp (Marốc thuộc Pháp) trong những năm 1925
– 1926, chống đế quốc Pháp đã nói lên tinh thần quyết tâm chiến đấu vì độc
lập, tự do của các dân tộc bị áp bức và đóng góp nhiều kinh nghiệm quý báu
cho phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Arập.
2.1.3. Giai đoạn 1929-1939
Châu Á

Nhân dân Trung Quốc đã tiến hành cuộc đấu tranh chống nền thống trị
của chính quyền Tưởng Giới Thạch và cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật
xâm lược, bảo vệ đất nước. Ở Ấn Độ, phong trào đấu tranh chống thực dân
Anh tiếp tục phát triển rộng khắp trong những năm 1929 – 1932. Sự thành lập
Đảng Cộng sản Ấn Độ vào tháng 11-1939 đã đánh dấu một bước phát triển
mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ.
Trên bán đảo Triều Tiên, nhân dân tổ chức lực lượng vũ trang, xây
dựng căn cứ địa cách mạng…tiến hành cuộc đấu tranh chống Nhật.
14


Ở Đông Nam Á,. đầu những năm 30, một số Đảng Cộng sản được
thành lập, mở ra một thời kì mới trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Riêng ở Việt Nam, cuộc khởi nghĩa Yên Bái tháng 2 năm 1930 thất bại khiến
cho Việt Nam Quốc dân Đảng suy yếu. Năm 1930 - 1931, Đảng Cộng sản
Đông Dương tổ chức phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh chống thực dân Pháp và
triều đình nhà Nguyễn nhưng cũng thất bại. Ở Philippine, cuộc khởi nghĩa
nông dân chống địa chủ phong kiến gắn liền với cuộc đấu tranh chống đế
quốc bùng nổ năm 1931 đã buộc Mĩ phải trao trả quyền tự trị cho nước này. Ở
Miến Điện, phong trào khởi nghĩa nông dân được diễn ra từ cuối năm 1930
đến mùa xuân năm 1932. Đầu năm 1933, ở Indonesia đã bùng nổ cuộc khởi
nghĩa của thủy binh trên tàu chiến Đơ Giơven Pơrôvinxien.
Châu Phi
Phong trào cách mạng lên cao ở Ai Cập trong những năm khủng hoảng
kinh tế. Tháng 10-1930, thực dân Anh đề ra hiến pháp nhằm tập trung toàn bộ
quyền hành vào tay nhà vua thân Anh. Tháng 5-1931, cuộc bầu cử diễn ra
trong tình hình quần chúng bất bình sâu sắc.
Trong cả nước đã bùng nổ cuộc bãi cơng chính trị, đặc biệt mạnh mẽ ở
Cairơ và Pc Xít, quần chúng đã xung đột vũ trang với bọn cảnh sát và quân
đội.

Ở Ethiopia, cuộc đấu tranh anh dũng và chính nghĩa của nhân dân
chống phát xít Italia xâm lược có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành phong
trào chống đế quốc trên toàn lục địa Phi.
Trong các nước châu Phi nhiệt đới ở phía nam sa mạc Xahara, vào cuối
những năm 20 đến những năm 39 của thế kỉ XX đã diễn ra sự tập hợp dần dần
các lực lượng yêu nước và cách mạng trong cuộc đấu tranh giành được độc
lập dân tộc, giành quyền sống. Mầm mống của giai cấp công nhân được phát
sinh và phát triển trong nhiều nước. Quá trình hình thành giai cấp tư sản dân
tộc cũng bắt đầu trong một số nước.
15


Liên bang Nam Phi, một thuộc địa di dân của đế quốc Anh, nước phát
triển nhất về mặt kinh tế, đã có ảnh hưởng hai mặt đối với tình hình chính trị
của châu Phi nhiệt đới. Bọn thống trị ở đây là người da trắng đã thi hành chế
độ phân biệt chủng tộc dã man, tàn bạo nhất. Phong trào cơng nhân và phong
trào giải phóng dân tộc của nhân dân Nam Phi đã có ảnh hưởng tích cực đối
với phong trào cách mạng châu Phi.
2.1.4. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã đưa lịch sử Đông Nam Á bước
sang giai đoạn mới. Cùng với chiến thắng của các lực lượng đồng minh dân
chủ, đứng đầu là Liên Xô, đối với chủ nghĩa phát xít thế giới và trong những
điều kiện lịch sử cụ thể ở mỗi nước, nhân dân các dân tộc thuộc địa, đặc biệt
là ở châu Á, sau những năm tháng đấu tranh gian khổ, đã giành được độc lập
ở những mức độ khác nhau.
Ở Trung Quốc, cuộc chiến tranh chống Nhật kéo dài 8 năm liền (1937 1945) với những hi sinh to lớn của nhân dân Trung Quốc đã kết thúc thắng lợi
và góp phần cống hiến khơng nhỏ vào cuộc chiến tranh chống phát xít của
nhân dân các nước trên thế giới.
Trên bán đảo Triều Tiên, cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật của các
lực lượng yêu nước đã làm suy yếu lực lương phát xít Nhật chiếm đóng, góp

phần dẫn tới thất bại của phát xít Nhật trên bán đảo Triều Tiên. Quân du kích
Triều Tiên, dưới sự lãnh đạo của Kim Nhật Thành, đã hoạt động mạnh mẽ ở
nhiều vùng trong nước, sát cánh với qn giải phóng Trung Quốc.
Năm 1940, phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á và cũng từ đây cuộc
đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít
Nhật. Ở các nước Đơng Nam Á, đã diễn ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ chống lại
sự xâm lược của phát xít Nhật và chống lại trật tự mới của phát xít Nhật (thiết
lập từ năm 1940) nhằm thủ tiêu hoàn toàn nền độc lập của các dân tộc. Trong
16


cuộc đấu tranh này, các lực lượng yêu nước chống phát xít đã tập hợp trong
Mặt trận dân tộc thống nhất để hòa nhập vào phong trào dân chủ chống phát
xít trên thế giới. Đồng thời, các lực lượng vũ trang cũng được thành lập ở
những thời điểm khác nhau và góp phần vào việc giải phóng đất nước, tiêu
diệt phát xít Nhật.
Do cuộc đấu tranh chống phát xít Nhật đã trở thành nội dung chính của
phong trào giải phóng dân tộc lúc này, đồng thời để hòa nhập với phong trào
dân chủ chống chủ nghĩa phát xít trên thế giới, hai xu hướng cộng sản và quốc
gia đã từng tồn tại song song trong giai đoạn trước nay đã tụ hội theo một
hướng chung là cứu nước, mặc dù điều đó chỉ được thực hiện trong một
khoảng thời gian nhất định và ở một chừng mực nhất định.
Vì vậy, nét mới của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong giai
đoạn này là sự thành lập ở hầu hết các nước Đông Nam Á Mặt trận dân tộc
thống nhất và lực lượng vũ trang cách mạng. Mở đầu là Việt Nam độc lập
đồng minh (5-1941) và các đội Cứu quốc quân, sau là Việt Nam tuyên truyền
giải phóng quân. Trong những năm 1942 - 1944, lần lượt xuất hiện Đồng
minh dân chủ Philippine với đội quân Húcbalaháp, Liên hiệp nhân dân Mã
Lai chống Nhật cùng các đơn vị Quân đội nhân dân, Liên minh tự do nhân
dân chống phát xít cùng Quân đội quốc gia Miến Điện…

Thất bại của chủ nghĩa phát xít trên thế giới, thời điểm quân phát phiệt
Nhật Bản đầu hàng đồng minh là thời cơ có một khơng hai, tạo ra tình thế mới
hết sức thuận lợi cho phong trào giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. Chớp
lấy thời cơ, nhân dân các nước Đông Nam Á đã nhất tề vùng dậy tiến hành
cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho đất nước.
Trong hồn cảnh chung đó, cách mạng Việt Nam có những nét riêng
tiến đến thắng lợi vào tháng 8 năm 1945. Trong nửa đầu những năm 40, cuộc
đấu tranh giành quyền lực diễn ra rất quyết liệt giữa các lực lương chính trị ở
17


trong và ngồi nước. Nhưng Đảng Cộng sản Đơng Dương đã chớp thời cơ
phát động Tổng khởi nghĩa, tuyên bố độc lập và đơn phương thành lập chính
quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước khi quân Anh và quân Tưởng vào
Việt Nam giải giáp quân Nhật, thu hút sự ủng hộ của nhiều tầng lớp nhân dân.
Trong khi tranh thủ mọi khả năng để tập hợp lực lượng, Đảng Cộng sản Đông
Dương giữ địa vị người lãnh đạo nhà nước để đón tiếp phe Đồng minh.
Ở Indonesia, ngay sau khi Nhật đầu hàng, ngày 17-8-1945, đại diện các
đảng phái và đoàn thể yêu nước đã soạn thảo và ký vào Tun ngơn độc lập.
Trước cuộc mít tinh của đơng đảo quần chúng ở thủ đô Jakarta, Sukarno đã
đọc bản Tun ngơn độc lập, thành lập nước Cộng hồ Indonesia. Ngày 4-91945, chính phủ Indonesia được thành lập, đứng đầu là Sukarno. Hiến pháp
mới của Indonesia được thông qua, mở ra thời kì mới trong lịch sử Indonesia.
Ở Lào, sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh ngày 23-8-1945,
nhân dân Lào đã nổi dậy thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều nơi. Ngày
12-10-1945, nhân dân thủ đô Viêng Chăn khởi nghĩa giành chính quyền,
Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và trịnh trọng tuyên bố trước thế giới nền độc
lập của Lào.
Tuy nhiên, để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân các nước Việt
Nam, Lào, Indonesia còn phải trải qua cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ chống
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực cánh hữu trong nhiều năm sau Chiến tranh

thế giới thứ hai.
Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, thời điểm phát xít Nhật đầu hàng
Đồng minh là thời cơ có một khơng hai, tạo ra tình thế hết sức thuận lợi cho
phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đơng Nam Á. Chớp lấy thời cơ đó,
các dân tộc ở Đông Nam Á đã vùng dậy tiến hành cách mạng giải phóng dân
tộc, giành độc lập tự do cho đất nước. Tháng 8-1945, cách mạng Việt Nam
giành được thắng lợi. Ở Lào, ngày 23-8 nhân dân Lào nổi dậy thành lập chính
18



×