Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tư tưởng hcm về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.58 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM..............................................................................................2
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội..................................2
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.........................................................................3
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam...................................................................................................3
CHƯƠNG II: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA................................................................................5
2.1. Một số vận dụng tư tưởng Mác Lê-nin...........................................5
2.1.1. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là một tất yếu, khách quan....................5
2.1.2. Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN là nghĩa vụ, trách nhiệm của
toàn dân tộc...........................................................................................6
2.1.3. Bảo vệ Tổ quốc XHCN phải thường xuyên tăng cường tiềm lực
quốc phòng gắn với phát triển kinh tế – xã hội.....................................6
2.1.4. Đảng Cộng sản lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo vê Tổ quốc
XHCN....................................................................................................6
2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa.........................................................................................................7
2.2.1. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách
quan.......................................................................................................7
2.2.2. Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân.......................................8


2.2.3. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc,
cả nước, kết hợp với sức mạnh thời đại................................................8
2.2.4. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc


Việt Nam xã hội chủ nghĩa....................................................................9
2.3. Sự vận dụng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ
thể bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam............................................................10
CHƯƠNG III: Ý NGHĨA VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG
CAO NHẬN THỨC TƯ TƯỞNG HCM VỀ BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA.....................................................................................11
3.1. Ý nghĩa............................................................................................11
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao tư tưởng HCM về bảo vệ tổ
quốc Xã hội Chủ nghĩa..........................................................................11
3.2.1.Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm............11
3.2.2. Xây dựng nền QPTD độc lập, tự chủ, ANND vững mạnh toàn
diện ngày càng hiện đại.......................................................................12
3.2.3. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh..................12
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................14


PHẦN I: MỞ ĐẦU
Cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh
là biểu tượng cao đẹp cho các thế hệ con người Việt Nam noi theo. Mặc dù
Người đã đi xa, nhưng tư tưởng, tình cảm và đặc biệt là tấm gương đạo đức
của Người vẫn còn sống mãi với mỗi người dân yêu nước Việt Nam. Những
việc làm, những lời căn dặn, chỉ bảo của Người mãi là những chỉ dẫn hết sức
cần thiết cho chúng ta trong bước đường phát triển hôm nay và mai sau.
Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 – 1991) đánh đấu
một cột mốc quan trọng trong nhận thức của Đảng ta về tư tưởng Hồ Chí
Minh. Tại Đại hội này, Đảng ta khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tử tưởng, kim chỉ nam cho hành động.
Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là
một trong những nội dung quan trọng và đây cũng là phương châm lãnh đạo

của Đảng ta. Đây là một tất yếu khách quan sự phát triển lịch sử của đất nước.
Nội dung này có sự nghiên cứu và vận dụng những tư tưởng của chủ nghĩa
Mác Lê-nin và dựa theo tình hình thực tế của đất nước mà có sự điều chỉnh và
bổ sung.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa” là
một nội dung lớn với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trong khuôn khổ bài viết này tơi
xin giới thiệu tóm tắt nội dung cũng như ý nghĩa của tư tưởng này.


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI Ở VIỆT NAM
Trong giai đoạn hiện nay, để “tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị
to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo
đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của
đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, cần tập trung nghiên cứu, quán triệt
nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh trong 6 nhóm vấn đề: về con
đường của cách mạng Việt Nam; về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam;
về nhân dân; đại đoàn kết toàn dân tộc, về xây dựng văn hóa và con người, về
phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; về
xây dựng Đảng.
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội bao
gồm:
Chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân làm chủ, Nhà nước phải
phát huy quyền làm chủ của nhân dân để phát huy được tính tích cực và sáng
tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân
dân lao động.
Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức,
trong đó người với người là bạn bè, là đồng chí, là anh em; con người được


giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú,
được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình.
Chủ nghĩa xã hội là một xã hội cơng bằng và hợp lý: làm nhiều hưởng
nhiều, làm ít hưởng ít, khơng làm thì khơng được hưởng; các dân tộc đều
được bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để theo kịp miền xi.
Chủ nghĩa xã hội là cơng trình tập thể của nhân dân, do nhân dân xây
dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam.
Về mục tiêu: Hồ Chí Minh khẳng định, xây dựng chủ nghĩa xã hội bao
gồm cả chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và xây dựng con người.
Về động lực: Người chỉ rõ, quyết định nhất là con người, là nhân dân
lao động, nịng cốt là cơng – nơng – trí thức. Trong thực hiện, phải kết hợp
giữa cá nhân (sức mạnh cá thể) với xã hội (sức mạnh cộng đồng); coi trọng
động lực kinh tế, phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh, giải phóng mọi năng
lực sản xuất. Phải quan tâm tới văn hóa, khoa học, giáo dục, coi đó là động
lực tinh thần khơng thể thiếu của chủ nghĩa xã hội. Cần kết hợp nguồn lực bên
trong với nguồn lực bên ngoài, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nội
lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng.
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam
Trước hết, Hồ Chí Minh khẳng định: Cần căn cứ vào đặc điểm lịch sử

cụ thể của mỗi nước để xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Người
viết: “Tùy vào hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triển theo con đường khác
nhau. Có nước thì đi thẳng đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản),…Có nước thì
phải kinh qua chế độ dân chủ mới , rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội (cộng sản)
…”.


Hồ Chí Minh đã chỉ ra những đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, trong đó bao trùm lớn nhất là đặc điểm từ một nước
nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, khi nói về độ dài của thời kỳ quá độ,
Người chỉ rõ: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng
phức tạp, gian khổ và lâu dài”.
Về những nhân tố bảo đảm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ phải giữa vững và tăng cương vai trò lãnh đạo của
Đảng: Nâng cao vai trị quản lý của nhà nước: Phát huy tích cực, chủ động
của các tổ chức chính trị - xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Về phương châm xây dựng chủ nghĩa xã hội: Hồ Chí Minh cho rằng,
xây dựng chủ nghĩa xã hội là một q trình phổ biến, có tính quy luật trên thế
giới. Nhưng việc xác định bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội
phải xuất phát từ điều kiện cụ thể, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng
thực tế của nhân dân. Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thận trọng từng bước
một, từ thấp đến cao, khơng chủ quan, nơn nóng. Người chỉ rõ: “Ta xây dựng
chủ nghĩa xã hội từ hai bàn tay trắng đi lên thì khó khăn cịn nhiều và lâu
dài”, “phải làm dần dần”, “không thể một sớm, một chiều”, “ai nói dễ là chủ
quan và sẽ thất bại”. Tư tưởng chủ đạo của Hồ Chí Minh về bước đi của thời
kỳ quá độ ở Việt Nam là phải qua nhiều bước, “bước ngắn, bước dài, tùy theo
hoàn cảnh”, nhưng “chớ ham làm mau, ham rầm rộ……Đi bước nào vững
vàng, chắc chắn bước ấy, cứ tiến tới dần dần”.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội là thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã
hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, trong đó lấy xây dựng làm chính. Kết
hợp xây dựng và bảo vệ trong phạm vi một quốc gia (tiến hành đồng thời hai


nhiệm vụ chiến lược khác nhau ở hai miền Nam – Bắc trong kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước). Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện
pháp, đặc biệt là quyết tâm (chỉ tiêu 1, biện pháp 10, quyết tâm 20) để thực
hiện thắng lợi kế hoạch đã đề ra.
Theo Hồ Chí Minh, biện pháp cơ bản, quyết định, lâu dài trong xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là đem của dân, tài dân, sức dân làm lợi cho
dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vai trò lãnh đạo của
Đảng cầm quyền là tập hợp lực lượng, đề ra đường lối, chính sách nhằm huy
động và khai thác các nguồn lực trong dân để phát triển đất nước vì lợi ích
của nhân dân. Người luôn luôn nhắc nhở phải nêu cao tinh thần độc lập, tự
chủ, sáng tạo, chống giáo điều, rập khn kinh nghiệm nước ngồi, phải suy
nghĩ tìm tịi, sáng tạo ra cách làm phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
CHƯƠNG II: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ TỔ
QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
2.1. Một số vận dụng tư tưởng Mác Lê-nin
Nội dung học thuyết gồm những vấn đề sau:
2.1.1. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là một tất yếu, khách quan
o Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ thành quả cách mạng của giai cấp công
nhân. Trong điều kiện giai cấp tư sản nắm chính quyền, C. Mác và Ph. Ăngghen chỉ ra rằng, giai cấp công nhân phải đấu tranh trở thành giai cấp dân tộc,
khi ấy chính giai cấp công nhân là người đại diện cho Tổ quốc, họ có nhiệm
vụ phải đẩy lùi sự tấn cơng của bọn phản cách mạng.
Ngay sau khi Cách mạng tháng 10 Nga thành cơng, CNĐQ tìm mọi
cách tiêu diệt Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. Lênin đã chứng minh
tính tất yếu khách quan phải bảo vệ thành quả cách mạng của giai cấp vô sản
chống lại sự tấn công vũ trang của Nhà nước Tư bản, đế quốc. Bởi vì bản chất

của CNĐQ là xâm lược phải ngăn chặn mưu đồ của chúng.


2.1.2. Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN là nghĩa vụ, trách nhiệm của toàn
dân tộc
Trong những năm đầu của chính quyền Xơ viết, Lênin trực tiếp lãnh
đạo xây dựng đất nước, chống lại sự can thiệp của các nước đế quốc, tư bản
và tiến hành nội chiến cách mạng. Đó là những năm tháng cực kỳ khó khăn,
gian khổ. Người chỉ rõ: “Bảo vệ Tổ quốc XHCN là nghĩa vụ, là trách nhiệm
của toàn Đảng, toàn dân, của giai cấp vô sản trong nước, nhân dân lao động
và giai cấp vơ sản thế giới có nghĩa vụ ủng hộ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
XHCN”.
2.1.3. Bảo vệ Tổ quốc XHCN phải thường xuyên tăng cường tiềm lực quốc
phòng gắn với phát triển kinh tế – xã hội
Học thuyết bảo vệ Tổ quốc XHCN của Lênin đã khẳng định: “Bảo vệ
Tổ quốc XHCN là sự nghiệp thiêng liêng, cao cả, mang tính cách mạng, chính
nghĩa và có ý nghĩa quốc tế sâu sắc, sự nghiệp đó phải được quan tâm, chuẩn
bị chu đáo và kiên quyết”. Người chỉ rõ bảo vệ Tổ quốc phải thường xuyên
tăng cường tiềm lực quốc phịng, vì bản chất CNĐQ là xâm lược, phải ngăn
chặn mưu đồ xâm lược của chúng.
Kẻ thù tiến hành chiến tranh xâm lược, muốn đánh bại chúng, Nhà
nước XHCN phải có tiềm lực quốc phịng cần thiết, Lê-nin u cầu: “Phải có
thái độ nghiêm túc đối với quốc phịng”, tiềm lực quốc phịng phải ln được
chuẩn bị, phải cảnh giác, đánh giá đúng đắn so sánh lực lượng ta và địch,
Người viết: “Điều nguy hiểm nhất là đánh giá thấp kẻ thù và tự ru ngủ với tư
tưởng cho rằng chúng ta là những kẻ mạnh dạn. Đó là điều có thể dẫn tới thất
bại trong chiến tranh”.


2.1.4. Đảng Cộng sản lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo vê Tổ quốc XHCN

Lênin chỉ ra rằng: Đảng cộng sản phải lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc. Đảng phải đề ra chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình, có
sáng kiến
để lơi kéo quần chúng và phải có đội ngũ Đảng viên gương mẫu, hi sinh, vì
Tổ quốc, vì nhân dân. Trong quân đội, chế độ chính uỷ được thực hiện, cán
bộ chính trị được lấy từ những đại biểu ưu tú của công nhân, thực chất đó là
người đại diện của Đảng, để thực hiên sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội.
2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc XHCN là sự vận dụng sáng
tạo học thuyết Mác-Lênin về bảo vệ Tổ quốc XHCN vào tình hình cụ thể Việt
Nam. Tư tưởng của Người là:
2.2.1. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan
Tính tất yếu khách quan của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Các vua Hùng đã có cơng
dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Ý chí giữ nước của
Người rất sâu sắc và kiên quyết. Trong Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến
ngày 19-12-1946, Người nói: “Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không
chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ... Hỡi đồng bào ! Chúng ta
phải đứng lên !...”. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành
công, trước sự uy hiếp của thực dân đế quốc và bọn phản động tay sai,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Đảng đề ra nhiều biện pháp thiết thực,
cụ thể để giữ vững chính quyền nhân dân chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
chỉ ra một chân lí rằng: “Khơng có gì q hơn độc lập tự do”. “Hễ cịn một
tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta cịn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó
đi”, trước khi đi xa, trong bản Di chúc Người căn dặn: “Cuộc kháng chiến


chống Mĩ cứu nước có thể cịn kéo dài, đồng bào ta có thể phải hi sinh nhiều
của, nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ đến

thắng lợi hồn tồn”. Ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc là
tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2.2.2. Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là
nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu xuyên suốt trong tư
tưởng Hồ Chí Minh. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm, nghĩa
vụ của mỗi công dân Việt Nam. Trong Bản Tuyên ngôn độc lập, Người khẳng
định: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”. Khi thực dân Pháp
quay trở lại xâm lược nước ta, Người kêu gọi: Hễ là người Việt Nam thì phải
đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Người kêu gọi nhân dân
cả nước quyết tâm chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn để giải phóng miền
Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới thống nhất Tổ quốc, cả nước đi lên xã hội chủ
nghĩa.
2.2.3. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, cả
nước, kết hợp với sức mạnh thời đại
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nhất qn quan điểm: Phát huy sức mạnh
tổng hợp trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đó là sức mạnh của
toàn dân tộc, toàn dân, của từng người dân, của các cấp, các ngành từ Trung
ương đến cơ sở, là sức mạnh của các nhân tố chính trị, quân sự, kinh tế, văn
hoá - xã hội, sức mạnh truyền thống với hiện đại, sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại.
So sánh về sức mạnh giữa chúng ta với quân xâm lược trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ, Người phân tích: Chúng ta có chính nghĩa, có sức


mạnh đồn kết tồn dân từ Bắc đến Nam, có truyền thống đấu tranh bất khuất,
lại có sự đồng tình ủng hộ rộng lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và
nhân dân tiến bộ trên thế giới, chúng ta nhất định thắng.

Để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi
trọng xây dựng và củng cố nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân, xây
dựng quân đội nhân dân, coi đó là lực lượng chủ chốt để bảo vệ Tổ quốc.
Người căn đặn: Chúng ta phải xây dựng quân đội ngày càng hùng mạnh, sẵn
sàng chiến đấu để giữ gìn hồ bình, bảo vệ đất nước, bảo vệ cơng cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
2.2.4. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa
Đảng ta là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt
Nam. Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa phải do Đảng
lãnh đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đảng và Chính phủ phải lãnh đạo tồn
dân, ra sức củng cố và xây dựng miền Bắc tiến dần lên xã hội chủ nghĩa, đồng
thời tiếp tục đấu tranh để thống nhất nước nhà, trên cơ sở độc lập và dân chủ
bằng phương pháp hồ bình, góp phần bảo vệ cơng cuộc hồ bình ở Á Đơng
và trên thế giới” và Người khẳng định: “Với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
và Chính phủ, với sự đồn kết nhất trí, lòng tin tưởng vững chắc và tinh thần
tự lực cánh sinh của mình, sự giúp đỡ vơ tư của các nước anh em, với sự ủng
hộ của nhân dân yêu chuộng hồ bình trên thế giới nhất là nhân dân các nước
Á - Phi, nhân dân ta nhất định khắc phục được mọi khó khăn; làm trịn được
nhiệm vụ vẻ vang mà Đảng và Chính phủ đã đề ra”.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc, ngày nay toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa. Để thực hiện được thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong giai
đoạn mới, chúng ta cần thực hiện tốt một số nội dung chiến lược sau đây:


+ Một là, xây dựng tiềm lực toàn diện của đất nước, đặc biệt tiềm lực
kinh tế, tạo ra thế và lực mới cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.


+ Hai là, xây dựng nền quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân vững
mạnh, xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
+ Ba là, quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công, chủ động đánh thắng
địch trong mọi hồn cảnh, tình huống chiến tranh.
+ Bốn là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
sự nghiệp quốc phòng và an ninh, bảo vê Tổ quốc.
2.3. Sự vận dụng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể
bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam
Qua nội dung của học thuyết bảo vệ Tổ quốc XHCN của Lê-nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, ta có thể thấy rõ
được sự vấn dụng, phát triển sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong từng
nội dung để sao cho học thuyết bảo vệ Tổ quốc XHCN đó phù hợp với điều
kiện cụ thể ở Việt Nam nước ta. Sự vận dụng, phát triển và sáng tạo đó thể
hiện qua từng nội dung:
+ Trong nội dung này Hồ Chí Minh hồn tồn đồng ý và vận dụng tư
tưởng của Lênin rằng đây là một vấn đề tất yếu, khách quan. Nó xuất phát từ
yêu cầu bảo vệ thành quả cách mạng. Cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc XHCN
không chỉ là cuộc chiến tranh chống bọn chống phá phản cách mạng, giành lại
đất nước CNXH mà còn là cuộc chiến tranh để bảo vệ và gìn giữ CNXH ấy
với tư cách là tổ quốc.
+ Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảo vệ Tổ quốc là sự gắn bó chặt chẽ
giữa mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, là sự thống nhất giữa nội dung dân


tộc, nội dung giai cấp và nội dung thời đại. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội là mục tiêu xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Lê-nin cho rằng “Phải thường xuyên tăng cường tiềm lực quốc
phòng, gắn với phát triển kinh tế – xã hội” nhưng với tư tưởng Hồ Chí Minh
thì “Sức mạnh bảo vệ tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, cảnước,

kết hợp với sức mạnh thời đại”
Ở đây có điểm khác biệt rõ rệt giữa 2 quan điểm, tư tưởng. Với Lênin,
sức mạnh bảo vệ tổ quốcchỉ là “tăng cường sức mạnh về mặt quốc phòng,
kinh tế – xã hội”, nhưng với Hồ Chí Minh, đó là “sức mạnh tổng hợp”.
+ Hồ Chí Minh đồng ý và vận dụng tư tưởng của Lê-nin rằng “Đảng
cộng sản lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ tổ quốc XHCN”.
CHƯƠNG III: Ý NGHĨA VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM
NÂNG CAO NHẬN THỨC TƯ TƯỞNG HCM VỀ BẢO VỆ TỔ
QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
3.1. Ý nghĩa
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc mang tính cách mạng và
khoa học sâu sắc, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm
của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng
vào điều kiện cụ thể của nước ta; kế thừa và phát triển truyền thống “dựng
nước đi đôi với giữ nước”, kinh nghiệm đánh giặc và nghệ thuật quân sự độc
đáo của dân tộc Việt Nam; đồng thời, tiếp thu những kinh nghiệm hay của các
dân tộc trên thế giới.
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao tư tưởng HCM về bảo vệ tổ quốc Xã
hội Chủ nghĩa
3.2.1.Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm
Đây là nội dung quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng nền quốc
phịng tồn dân. Bởi lẽ, có thực hiện tốt cơng tác tun truyền, giáo dục, thì


mới thống nhất được nhận thức về tầm quan trọng, sự cần thiết phải xây dựng
nền quốc phịng tồn dân. Và như vậy mới thống nhất được hành động, phát
huy được trách nhiệm, tính tự giác, tích cực của tồn dân, nhất là đội ngũ cán
bộ, đảng viên đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phịng tồn dân vững
mạnh toàn diện.
3.2.2. Xây dựng nền QPTD độc lập, tự chủ, ANND vững mạnh toàn diện ngày

càng hiện đại
Xây dựng QĐND và CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bước
hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Đây là mục tiêu, phương hướng xây dựng nền quốc phòng Việt Nam
theo quan điểm nhất quán của Đảng ta và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là nền
quốc phịng độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, vững mạnh toàn diện và ngày
càng hiện đại. Đó là nền quốc phịng do tồn dân tiến hành, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, sự thống nhất quản lý của Nhà nước.
Tiềm lực và sức mạnh của nền quốc phịng được hình thành bởi các
nguồn lực, đó là: Nguồn lực của quốc gia, nguồn của các ngành, địa phương
và nguồn lực to lớn từ nhân dân. Như vậy, về mặt nội hàm, nó khác với nền
quốc phịng của nhiều nước là chủ yếu dựa vào nguồn lực của quốc gia, còn
nguồn lực từ trong nhân dân cũng như sự tham gia của nhân dân đối với nền
quốc phòng là rất hạn chế.
3.2.3. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh
Lực lượng vũ trang nhân dân, nhất là Quân đội nhân dân và Công an
nhân dân là ực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc
phịng tồn dân, an ninh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc. Nhưng cũng cần thấy
rằng, xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân vững mạnh là một
nội dung quan trọng của quá trình xây dựng nền quốc phịng tồn dân. Đây là


hai mặt của một vấn đề có mối quan hệ biện chứng.Nói cách khác, hai lực
lượng này vừa là chủ thể vừa là đối tượng của sự nghiệp xây dựng nền quốc
phịng tồn dân.


PHẦN III: KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc xã

hội chủ nghĩa mang tính cách mạng và khoa học sâu sắc. Đó là cơ sở lí luận
để các Đảng Cộng sản đề ra chủ trương, đường lối chiến lược xây dựng nền
quốc phòng, an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa.
Trong thời đại hiện nay tình hình thế giới, khu vực và trong nước đang
có nhiều biến đổi và diễn biến phức tạp. Tuy nhiên cho đến ngày nay những
nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến
tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc vẫn cịn ngun giá trị. Vì vậy, nghiên cứu
và nắm vững những nội dung cơ bản trên, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện
nay đang đặt ra có tính cấp thiết cả về lí luận và thực tiễn.
Sinh viên là lớp trí thức trẻ, cần nghiên cứu nhận thức đúng đắn nội
dung trên, xây dựng thế giới quan khoa học, niềm tin và trách nhiệm của mình
để góp phần tích cực vào bảo vệ, phát triển những nội dung đó trong bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2016.
2. Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2017. 3. Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia,
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban
Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám
Ban Chấp hành Trung ương khố XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.




×