Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Báo cáo năng lực cạnh tranh công nghiệp Việt nam 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 90 trang )



B

C
ÔNG
T
HƯƠNG


T
Ổ CHỨC
P
HÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP
L
IÊN HỢP QUỐC
























MỤC LỤC
B
ÁO

CÁO
N
ĂNG

LỰC
C
ẠNH

TRANH
C
ÔNG

NGHIỆP
V
IỆT
N
AM

2011 1




















Báo cáo Năng lực Cạnh tranh
Công nghiệp Việt Nam 2011


2 BÁO CÁO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2011
Bản quyền © 2011

Bộ Công Thương Việt Nam (MoIT) và Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO)


Không được tái bản hoặc biên dịch lại ấn phẩm này khi không có sự cho phép bằng văn bản.

Ấn phẩm này là kết quả của nỗ lực hợp tác giữa Bộ Công Thương Việt Nam (MoIT) và Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp
quốc (UNIDO).


MỤC LỤC
BÁO CÁO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2011 3


LỜI NÓI ĐẦU 5
LỜI CẢM ƠN 6
THUẬT NGỮ 7
PHẦN A: THIẾT LẬP BỐI CẢNH 9
1. Giới thiệu 10
1.1. Phương pháp luận của UNIDO và việc xây dựng năng lực thể chế 10
2. Cơ sở lý thuyết 12
2.1. Bối cảnh công nghiệp hóa thay đổi 12
2.2. Khung khái niệm 13
2.3. Cân nhắc về phương pháp luận 15
2.4. Những hạn chế của Báo cáo 16
3. Công nghiệp hóa ở Việt Nam 18
3.1. Tại sao công nghiệp hóa lại quan trọng 18
3.2. Chính sách công nghiệp của Việt Nam: Một quan điểm lịch sử 19
PHẦN B: KẾT QUẢ CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP 23
4. Lập chuẩn đối sánh hiệu quả công nghiệp Việt Nam 24
4.1. Việt Nam trong chỉ số Năng lực cạnh tranh công nghiệp (CIP) của UNIDO 24
4.2. Kết quả giá trị gia tăng của hoạt động chế tạo 27
4.3. Kết quả xuất khẩu các sản phẩm chế tạo 28
4.4. Chuyển dịch cơ cấu 31

4.5. Đa dạng hóa sản phẩm và thị trường 34
4.5.1. Đa dạng hóa sản phẩm 34
4.5.2. Đa dạng hóa thị trường 36
4.5.3. Ma trận về mức độ rủi ro 37
4.6. Thành tích của Việt Nam trong xuất khẩu các sản phẩm chế tạo năng động nhất thế giới 38
PHẦN C: LẬP CHUẨN ĐỐI SÁNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH THEO NHÓM NGÀNH 43
5. Phân tích ngành 44
5.1. Nhóm ngành chế tạo phụ thuộc tài nguyên 44
5.2. Nhóm ngành chế tạo sử dụng công nghệ thấp 48
5.3. Nhóm ngành chế tạo sử dụng công nghệ trung bình 52
5.4. Nhóm ngành chế tạo sử dụng công nghệ cao 54
PHẦN D: NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 59
6. Những khuyến nghị chính sách 60
6.1. Tái hoạch định chính sách và chiến lược công nghiệp 61
6.2. Đa dạng hóa công nghiệp hướng vào các sản phẩm có giá trị gia tăng cao 65
6.3. Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động chế tạo 66
6.4. Phát triển công nghệ 68
6.4.1. Các hệ thống chuyển giao công nghệ 70
6.4.2. Nghiên cứu khoa học và công nghệ 71
6.5. Thu hút FDI có chất lượng cho hoạt động chế tạo 74
PHỤ LỤC 79
A. Nguồn số liệu và phân loại theo công nghệ của xuất khẩu và hoạt động chế tạo giá trị gia tăng 79
B. Phân tích đối với nhóm ngành chế tạo phụ thuộc tài nguyên và phân loại các nhóm sản phẩm 80
C. Phân tích đối với nhóm ngành chế tạo sử dụng công nghệ thấp và phân loại các nhóm sản phẩm 81
D. Phân tích đối với nhóm ngành chế tạo sử dụng công nghệ trung bình và phân loại các nhóm sản phẩm 82
E. Phân tích đối với nhóm ngành chế tạo sử dụng công nghệ cao và phân loại các nhóm sản phẩm 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
HÌNH/BẢNG/HỘP
4 BÁO CÁO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2011



HÌNH
HÌNH 1. Khung lý thuyết và phân tích năng lực cạnh tranh công nghiệp 14
HÌNH 2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và tăng trưởng MVA, 2000–2005 18
HÌNH 3. Xu hướng thay đổi của tỷ trọng thương mại các sản phẩm chế tạo trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam, Đông Á và Thế giới,
2000–2008 19
HÌNH 4. Xuất khẩu các sản phẩm chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh, 2000–2009 29
HÌNH 5. Tỷ trọng của MVA sử dụng công nghệ trung bình và cao trong tổng MVA của Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh, 2000 và 2007 hoặc
năm gần nhất 33
HÌNH 6. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng xuất khẩu các sản phẩm chế tạo và các sản phẩm thâm dụng công nghệ của Việt Nam và
các đối thủ cạnh tranh, 2000–2009 34
HÌNH 7. Đóng góp của nhóm 5 sản phẩm chế tạo đứng đầu trong tổng xuất khẩu các sản phẩm chế tạo, 2000–2009 36
HÌNH 8. Xuất khẩu các sản phẩm chế tạo của Việt Nam tới các thị trường chính, 2000–2009 37
HÌNH 9. Ma trận về mức độ rủi ro đối với sản phẩm và thị trường, 2009 37
HÌNH 10. Thị phần trên thế giới của 20 sản phẩm năng động nhất thế giới, 2000–2009 38
HÌNH 11. Nhóm ngành chế tạo sử dụng công nghệ thấp ở Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh, 2000–2009 49
HÌNH 12. Nhóm ngành chế tạo sử dụng công nghệ trung bình của Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh, 2000–2009 53
HÌNH 13. Nhóm ngành chế tạo sử dụng công nghệ cao của Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh, 2000–2009 55
BẢNG
BẢNG 1. Xếp hạng các quốc gia theo chỉ số CIP, 2005–2009 26
BẢNG 2. Giá trị gia tăng của hoạt động chế tạo của Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh, 2000–2009 27
BẢNG 3. Giá trị gia tăng của hoạt động chế tạo trên đầu người của Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh, 2000–2009 28
BẢNG 4. Xuất khẩu các sản phẩm chế tạo của Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh, 2000–2009 29
BẢNG 5. Xuất khẩu các sản phẩm chế tạo trên đầu người của Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh, 2000–2009 29
BẢNG 6. Cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm chế tạo theo công nghệ của Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh, 2000–2009 33
BẢNG 7. Chỉ số đa dạng hóa sản phẩm, 2000–2009 35
BẢNG 8. Chỉ số đa dạng hóa thị trường, 2000–2009 37
BẢNG 9. Năng lực và cơ cấu xuất khẩu 20 sản phẩm năng động nhất thế giới của Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh, 2000–2009 39
BẢNG 10. Xuất khẩu 20 sản phẩm năng động nhất thế giới phân loại theo công nghệ, 2000–2009 39
BẢNG 11. Xuất khẩu 20 sản phẩm năng động nhất thế giới của Việt Nam, 2000–2009 40

BẢNG 12. Phân loại xuất khẩu các sản phẩm chế tạo của Việt Nam 45
BẢNG 13. Xuất khẩu các sản phẩm chế tạo phụ thuộc tài nguyên của Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh, 2000–2009 45
BẢNG 14. Kết quả xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc đối với 7 sản phẩm chế tạo sử dụng công nghệ thấp xuất xắc nhất của Việt Nam,
2000–2009 50
BẢNG 15. Chức năng của Cơ quan Xúc tiến đầu tư (IPA) 77
HỘP
HỘP 1. Khía cạnh, chỉ báo và cách tính chỉ số CIP 25
HỘP 2. Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc 30
HỘP 3. Phương pháp tính chỉ số đa dạng hóa các sản phẩm chế tạo 35
HỘP 4. Phương pháp tính chỉ số đa dạng hóa thị trường 36
HỘP 5. Phân loại các sản phẩm của Việt Nam theo bốn nhóm 45
HỘP 6. Xuất khẩu các sản phẩm ‘phi hàng hóa’ phụ thuộc tài nguyên 46
HỘP 7. Phát triển ngành thủy sản: Bài học từ Na Uy và Chile 47
HỘP 8. ‘Khát’ nguyên liệu đầu vào trong nước 50
HỘP 9. Không tìm được nhà cung cấp linh kiện điện tử ở Việt Nam 57
HỘP 10. Bằng chứng về mối liên kết giữa tự do hóa thương mại, chuyển dịch cơ cấu và công nghiệp hóa 60
HỘP 11. Xây dựng luật công nghiệp: Các thành phần và yêu cầu 64
HỘP 12. Ví dụ điển hình trong phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo kỹ thuật và dạy nghề ở Singapore 67
HỘP 13. Các chiến lược phát triển công nghệ của những con Hổ châu Á 69
HỘP 14. Tái cấu trúc cơ sở hạ tầng công nghệ ở Ấn Độ 73
HỘP 15. Ví dụ điển hình cho các cơ quan xúc tiến đầu tư: Cơ quan Phát triển công nghiệp của Ireland (IDA) 76
HỘP 16. Costa Rica thu hút đầu tư của Intel xây dựng nhà máy chế tạo chất bán dẫn duy nhất ở khu vực Mỹ Latin 76

LỜI NÓI ĐẦU
B
ÁO

CÁO
N
ĂNG


LỰC
C
ẠNH

TRANH
C
ÔNG

NGHIỆP
V
IỆT
N
AM
2011 5

Năm 2011 đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp và hiện đại hóa của Việt
Nam. Đại hội Đảng lần thứ XI đã thông qua Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội 2011–2020, mang lại cho Việt
Nam nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức mới. Điều đáng ghi nhận là trong những năm gần
đây công nghiệp Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao, giá trị sản xuất công nghiệp đã chiếm
một phần đáng kể trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên so với các nền kinh tế trên thế giới nói chung và
tại khu vực Đông Á nói riêng, nơi mà sự cạnh tranh diễn ra khốc liệt nhất, chất lượng các động lực cơ bản của phát
triển công nghiệp Việt Nam vẫn cần được cải thiện hơn nữa.
Trong bối cảnh đó, Báo cáo Năng Lực Cạnh tranh Công nghiệp Việt Nam 2011 (VICR 2011) – kết quả hợp
tác giữa Bộ Công Thương và UNIDO đã ra đời rất đúng lúc vì đã đưa ra những gợi ý chính sách hết sức quan
trọng. Sử dụng phương pháp luận được UNIDO xây dựng công phu, Báo cáo tập trung vào công nghiệp chế tạo
nhằm hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách trong việc xác định các lĩnh vực có thể can thiệp để nâng cao năng lực
cạnh tranh công nghiệp. Báo cáo so sánh kết quả hoạt động công nghiệp của Việt Nam với các nước khác trong
khu vực và định ra con đường chiến lược nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa.
VICR 2011 đã nêu bật được hai vấn đề lớn đáng quan tâm: đánh giá vai trò của tự do hóa thương mại trong

những năm gần đây đối với việc tái cơ cấu sản xuất, kinh tế; và sự cần thiết phải lưu ý đến các ưu tiên quốc gia,
cũng như những thách thức và cơ hội trên phạm vi toàn cầu trong quá trình tái hoạch định các chính sách và chiến
lược công nghiệp. Báo cáo cũng xem xét khả năng xây dựng mối liên kết giữa các ngành công nghiệp nhằm nâng
cao giá trị gia tăng trong các sản phẩm hiện có và tham gia vào các ngành mới năng động hơn. Do vậy, Báo cáo đã
đánh giá khả năng tham gia và cạnh tranh của các ngành công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh quốc tế hiện nay.
Chúng tôi hy vọng rằng VICR 2011 sẽ trở thành một tài liệu hữu ích, có thể giúp các nhà hoạch định chính
sách trong việc xây dựng chính sách công nghiệp và thương mại, đáp ứng yêu cầu của thực tế trong giai đoạn phát
triển mới của công nghiệp Việt Nam.



Vũ Huy Hoàng
Bộ trưởng Công Thương Việt Nam


Kandeh K. Yumkella
Tổng giám đốc UNIDO
LỜI CẢM ƠN
6 BÁO CÁO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2011

Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Công nghiệp Việt Nam 2011 là một sản phẩm hợp tác giữa Bộ Công Thương
Việt Nam và Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), trong khuôn khổ chương trình 'Xây dựng
năng lực quốc gia trong chẩn đoán công nghiệp và phân tích cạnh tranh thương mại (FB/VIE/09/008)’ do Một
Liên hợp quốc tài trợ. Ông Cao Quốc Hưng – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và ông Lê Hữu Phúc – Phó Vụ
trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Công Thương và bà Nilgun Tas, nguyên đại diện UNIDO và Ông Patrick Gilabert
– đại diện UNIDO tại Việt Nam đã hỗ trợ và hướng dẫn tổng thể cho quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án trên.
Ông Manuel Albaladejo – chuyên gia UNIDO, Quản lý chương trình – là tác giả chính, cung cấp khung lý
thuyết và hướng dẫn kỹ thuật cho nhóm soạn thảo. Nhóm Cạnh tranh Công nghiệp (ICG) là Tổ công tác liên Bộ
được thành lập và đào tạo bởi UNIDO, chịu trách nhiệm về việc phân tích và biên soạn một số chương trong Báo
cáo. Nhóm ICG bao gồm bà Đỗ Phương Dung (chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế), ông Nguyễn Việt San (chuyên

viên chính Vụ Hợp tác quốc tế, Điều phối viên chương trình), bà Lưu Thùy Dương (chuyên viên Vụ Hợp tác quốc
tế), bà Đinh Thị Hoàng Yến (chuyên viên Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương), ông Lê Phan (nghiên cứu viên Viện
Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và bà Lê Thị Thanh Thảo (cán bộ chương trình,
UNIDO).
VICR 2011 nhận được góp ý, chỉ đạo của Hội đồng cố vấn bao gồm các quan chức Chính phủ và cố vấn cấp
cao. Hội đồng cố vấn dưới sự chủ trì của ông Đỗ Hữu Hào (nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương), ông Phan
Đăng Tuất (Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp), ông Trần Ngọc Ca (Chánh Văn
phòng Hội đồng Chính sách khoa học & công nghệ quốc gia (NCSTP), Trợ lý Bộ trưởng Khoa học và Công
nghệ) và ông Jonathan Pincus (Giám đốc đào tạo, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, Thành phố Hồ Chí
Minh và nguyên Chuyên gia kinh tế cao cấp của UNDP tại Việt Nam).
Báo cáo cũng nhận được hỗ trợ của bà Maria Elena Ayala, bà Susan Long, ông Richard Jones, ông Brian
McCrohan và ông Nguyễn Ngọc Anh, các chuyên gia tư vấn ngắn hạn ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình
soạn thảo Báo cáo. Bà Niki Rodousakis biên tập Báo cáo và bà Nevera Nenadic hỗ trợ các công việc hành chính.


THUẬT NGỮ
BÁO CÁO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2011 7

AFTA Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN MT Công nghệ trung bình
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á MVA Giá trị gia tăng của hoạt động chế tạo
ASEAN-4
Gồm các quốc gia thành viên trừ Singapore (Malaysia,
Indonesia, Thái Lan và Philippines)
NAFOSTED Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia
BTA Hiệp định Thương mại song phương NCSTP Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia
CEFT Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung NES (Sản phẩm) không xác định
CIEM Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương NICs Các nước công nghiệp mới
CINDE Cơ quan Xúc tiến đầu tư của Costa Rica OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
CIP Năng lực cạnh tranh công nghiệp RB Phụ thuộc tài nguyên
COMTRADE

Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại hàng hóa của Liên
hợp quốc
RIA Hiệp định Hội nhập khu vực
DNV Det Norske Veritas R&D Nghiên cứu và phát triển
EPA Hiệp định Đối tác kinh tế SEDP Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội
EPZ Khu chế xuất SITC Phân loại thương mại chuẩn quốc tế
FDI Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài SMEs Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
FIEs Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài SOEs Các doanh nghiệp nhà nước
FSC Hội đồng Quản trị rừng S&T Khoa học và công nghệ
FTA Hiệp định Mậu dịch tự do TDA Cơ quan Phát triển công nghệ
GDP Tổng sản phẩm quốc nội TLO Văn phòng Cấp phép công nghệ
GLOBAL G.A.P. Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu TNCs Các công ty xuyên quốc gia
HT Công nghệ cao TTO Văn phòng Chuyển giao công nghệ
ICT Công nghệ thông tin liên lạc UNDP Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc
IDA Cơ quan Phát triển công nghiệp Ireland UNIDO Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc
IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam
INDSTAT Cơ sở dữ liệu thống kê công nghiệp của UNIDO VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
IPA Cơ quan Xúc tiến đầu tư VCR Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Việt Nam
ISO Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế VICR Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Công nghiệp Việt Nam
ITC Trung tâm Thương mại quốc tế VIETRADE Cục Xúc tiến thương mại
LT Công nghệ thấp VNU Đại học Quốc gia Hà Nội
MNCs Các tập đoàn đa quốc gia VTE Đào tạo kỹ thuật và dạy nghề
MoIT Bộ Công Thương WDI Chỉ số phát triển thế giới
MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư WTO Tổ chức Thương mại thế giới


LỜI CẢM ƠN
8 BÁO CÁO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2011

THUẬT NGỮ

BÁO CÁO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2011 9
BÁO CÁO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP
VIỆT NAM
2011

Phần A:
THIẾT LẬP BỐI CẢNH

10 BÁO CÁO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2011
1. Giới thiệu
Những nỗ lực của Việt Nam để chuyển đổi từ nền
kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường
đang được đền đáp. Việt Nam không chỉ là một trong
những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong vòng
20 năm qua mà tăng trưởng còn làm giảm rõ rệt tỷ lệ
đói nghèo. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế toàn cầu và trở thành điểm đến hấp
dẫn cho nhiều nhà đầu tư tiềm năng trong nước và
quốc tế. Việc trở thành thành viên ASEAN vào năm
1995 và gia nhập WTO năm 2007 đã giúp Việt Nam
được biết đến là một nước ủng hộ tự do hóa và hội
nhập thương mại.
Nhưng công nghiệp hóa đã đóng góp như thế nào
vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và thành công
trong xuất khẩu? Hoạt động chế tạo và sự chuyển
dịch cơ cấu sản xuất có vai trò gì trong tương lai kinh
tế của đất nước? Báo cáo này nhận định rằng công
nghiệp hóa là cốt lõi của tăng trưởng kinh tế Việt
Nam. Điều này phù hợp với các bằng chứng thực tế

trong quá khứ cho thấy rằng một nền kinh tế tăng
trưởng nhanh chóng cần có một ngành công nghiệp
vững mạnh. Thúc đẩy công nghiệp chế tạo thậm chí
còn quan trọng hơn để Việt Nam tạo ra nhiều của cải
và việc làm hơn trong tương lai. Báo cáo này lập luận
rằng chuyển dịch cơ cấu hướng đến một số ngành
thâm chiến lược dụng công nghệ nhất định có thể đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hóa, nhờ đó tạo ra các
điều kiện hợp lý cho tăng trưởng bền vững.
Trong những năm gần đây đã có một số nghiên
cứu đánh giá năng lực cạnh tranh ở cấp vĩ mô của Việt
Nam. Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Việt Nam 2010
do CIEM và Trường Chính sách công Lý Quang
Diệu tại Singapore thực hiện đã đề cập đến nhiều
khía cạnh của năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt
Nam (CIEM, 2010). Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ
KHĐT), cùng với UNDP, cũng đã công bố một
nghiên cứu năm 2010 về các khó khăn và cơ hội đối
với doanh nghiệp Việt Nam trong việc cải thiện năng
lực cạnh tranh (Nixson & Walters, 2010). Một
nghiên cứu của đại học Harvard năm 2008 đã trình
bày các bài học chính sách trong khu vực để hỗ trợ
phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam (Anthony et
al., 2008).
Tất cả các báo cáo trên đều đã có những đóng
góp đáng kể cho các cuộc đối thoại chính sách ở Việt
Nam. Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Công nghiệp
Việt Nam 2011 (VICR 2011) chỉ tập trung vào lĩnh
vực công nghiệp chế tạo, do vậy có khác biệt so với
các báo cáo khác. Báo cáo này nhận định rằng Việt

Nam cần một chính sách công nghiệp với chủ trương
chuyển dịch cơ cấu hướng tới các ngành chế tạo có
giá trị gia tăng cao nhằm duy trì mức độ tăng trưởng
như hiện nay trong dài hạn. Báo cáo mong muốn
đóng góp vào các cuộc tranh luận chính sách hiện có
bằng cách:
 Cung cấp khung lý thuyết về các yếu tố ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh công nghiệp
của Việt Nam;
 Xác định vị trí của Việt Nam trong bối cảnh
quốc tế thông qua việc lập chuẩn đối sánh
khu vực về các kết quả hoạt động công
nghiệp;
 Xác định các nút thắt cổ chai trong lĩnh vực
công nghiệp mà chính sách có thể tháo gỡ;
 Đề xuất các kiến nghị cụ thể cho các nhà lãnh
đạo Việt Nam.
1.1. Phương pháp luận của UNIDO
và việc xây dựng năng lực thể chế
UNIDO đã xây dựng một hệ thống các yếu tố, chỉ
số và chỉ báo liên quan tới công nghiệp nhằm đánh
giá kết quả hoạt động công nghiệp quốc gia. Phương
pháp luận này là thành quả sau nhiều năm tiến hành
nghiên cứu và tư vấn dưới sự hướng dẫn của cố Giáo
sư Sanjaya Lall, Đại học Oxford. Những chỉ báo này
đã được các nhà hoạch định chính sách và khu vực tư
nhân sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Chỉ số Năng
lực cạnh tranh công nghiệp của UNIDO (CIP) thể
hiện một cách đơn giản và trực quan “khả năng cạnh
tranh của các quốc gia trong việc sản xuất và xuất khẩu

hàng hóa chế tạo” (UNIDO, 2002: 42).
Nguyên lý chủ đạo trong cách tiếp cận của
UNIDO là xây dựng năng lực thể chế, phục vụ việc
thiết kế và thực thi chính sách. Trong phạm vi của
chương trình, UNIDO thiết lập và đào tạo các cán bộ
có năng lực của các Bộ để họ có thể tự mình lập được
các báo cáo phân tích. VICR 2011 là kết quả của
chương trình xây dựng năng lực thể chế của UNIDO
tại Việt Nam. Nhóm Cạnh tranh Công nghiệp (ICG)
được hình thành tại Bộ Công Thương (MoIT) là
nguồn lực chính soạn thảo Báo cáo này.

BÁO CÁO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2011 11
Cấu trúc Báo cáo gồm bốn phần: a) cơ sở lý
thuyết dùng cho phân tích, b) phân tích kết quả hoạt
động công nghiệp của Việt Nam ở cấp độ vĩ mô trong
mối tương quan với các đối tượng so sánh trong khu
vực, c) phân tích kết quả hoạt động ở cấp ngành và
sản phẩm và d) các khuyến nghị chính sách.
Phần thứ nhất – "Thiết lập bối cảnh" – giới thiệu
tổng quan về những thách thức mà tất cả các nước
phải đối mặt trong quá trình phát triển, trong đó đặc
biệt chú ý tới bối cảnh công nghiệp hóa đang thay đổi
và xác định các động lực của cạnh tranh công nghiệp.
Phần này cũng trình bày lịch sử phát triển công
nghiệp của Việt Nam và nhấn mạnh tầm quan trọng
của việc nâng cấp và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
cho Việt Nam.
Phần thứ hai – "Kết quả cạnh tranh công nghiệp"
– so sánh kết quả hoạt động công nghiệp của Việt

Nam với các quốc gia trong khu vực thông qua việc sử
dụng chỉ số CIP. Phần này xem xét kết quả hoạt động
công nghiệp của Việt Nam ở cấp vĩ mô. Ngoài ra,
phần này sẽ phân tích tính dễ tổn thương của thương
mại Việt Nam trước những biến động về nhu cầu hay
sự gia tăng cạnh tranh, sử dụng các chỉ số đa dạng hóa
sản phẩm chế tạo và đa dạng hóa thị trường. Cuối
cùng, phần này phân tích khả năng thích ứng sản xuất
và khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên các thị
trường năng động nhất thế giới.
Phần thứ ba – "Lập chuẩn đối sánh cạnh tranh
ngành" – phân tích kết quả hoạt động của Việt Nam
theo từng nhóm ngành: phụ thuộc tài nguyên, sử
dụng công nghệ thấp, sử dụng công nghệ trung bình
và sử dụng công nghệ cao. Phần này bao gồm xác
định các sản phẩm và nhóm sản phẩm chủ lực và lưu ý
các vấn đề cụ thể đang cản trở hoặc tạo cơ hội phát
triển cho từng ngành.
Phần cuối cùng đưa ra các khuyến nghị để nâng
cao năng lực cạnh tranh công nghiệp của Việt Nam
dựa trên các phân tích ở Phần B và C.


12 BÁO CÁO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2011
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Bối cảnh công nghiệp hóa thay
đổi
Các nhà hoạch định chính sách cần nhận thức
được rằng công nghiệp hóa diễn ra trong bối cảnh
đang có nhiều thay đổi. Công nghiệp Việt Nam đã

được hưởng lợi từ một số xu hướng toàn cầu như FDI
gia tăng, quốc tế hóa chuỗi giá trị và tính năng động
của khu vực. Mặc dù công nghiệp Việt Nam đã đạt
được nhiều kết quả ấn tượng, các nhà hoạch định
chính sách cần nhận thức rõ sự thay đổi nhanh chóng
và sâu sắc về công nghệ, sự toàn cầu hóa của hệ thống
sản xuất trong từng ngành và sự xuất hiện của các các
đối thủ cạnh tranh mới đã tạo ra một bối cảnh hoàn
toàn mới cho tăng trưởng công nghiệp bền vững. Một
số đặc điểm nổi bật của bối cảnh mới là:
 Tiến bộ công nghệ nhanh chóng ảnh hưởng đến
tất cả các hoạt động kinh tế, khiến các công
nghệ và phương thức tổ chức trước đây trở
nên lỗi thời. Điều này có nghĩa là mỗi quốc
gia, không phân biệt mức thu nhập và phát
triển, cần phải bám sát các công nghệ mới
nếu muốn duy trì sức cạnh tranh;
 Năng lực cạnh tranh quốc tế hiện là vấn đề cốt
lõi, một phần vì khoảng cách kinh tế đang thu
hẹp dần do chi phí vận chuyển và liên lạc
giảm, phần khác bởi hầu hết các quốc gia
đang tiến hành mở cửa thương mại. Tuy
nhiên, có một lý do quan trọng hơn, đó là
khai thác tiềm năng sản xuất của công nghệ
mới yêu cầu các nước tham gia đầy đủ hơn
trong dòng chảy toàn cầu của sản phẩm và
nguyên liệu đầu vào – vật thể lẫn phi vật thể
và chuyên môn hóa nhằm tối đa hoá lợi
nhuận thu được từ các yếu tố sản xuất;
 Bản chất của cạnh tranh là sự sáng tạo và học

hỏi, làm chủ công nghệ mới và các phương
thức tiên tiến trong quản lý kinh doanh, tổ
chức và tạo mạng lưới. Điều này đúng cả với
các nước đang phát triển lẫn các nước công
nghiệp hóa cao. Báo cáo Phát triển Công
nghiệp của UNIDO năm 2002/2003 đề cập
đến việc các nước đang phát triển chỉ có thể
khai thác được các kho tàng kiến thức nếu họ
có thể xây dựng được các kỹ năng cần thiết,
năng lực công nghệ, khởi nghiệp, cơ sở hạ
tầng và thể chế để làm chủ các công nghệ mới
hiệu quả. Điều này không dễ dàng, không
đơn giản chỉ là mở cửa thị trường hàng hoá,
vốn và kiến thức. Quá trình học hỏi công
nghệ rất phức tạp, kéo dài và đòi hỏi khắt khe,
cần tới sự can thiệp chiến lược của Chính
phủ;
 Sản phẩm và nguồn lực – các yếu tố cơ bản,
thiết bị, vốn, công nghệ và kỹ năng trình độ
cao – dịch chuyển khắp thế giới một cách dễ
dàng và nhanh chóng hơn. ‘Cái chết của
khoảng cách’ là một thực tế thuyết phục
khiến cho các doanh nghiệp công nghiệp cần
phải phát triển và cạnh tranh;
 Vai trò của các công ty xuyên quốc gia (TNCs)
đang gia tăng trong hoạt động sản xuất trên thế
giới, bởi họ là động lực chính trong quá trình
dịch chuyển sản phẩm và yếu tố sản xuất. Các
TNC thực hiện khoảng ba phần tư giao dịch
thương mại thế giới, với khoảng 40% giao

dịch đó được thực hiện trong nội bộ hệ thống
thay vì trên các thị trường mở. Thương mại
nội bộ bao gồm một số hoạt động thâm dụng
công nghệ, năng động nhất trên thế giới và
việc thâm nhập vào những hoạt động này
nhất thiết phải có sự tham gia của các TNC;
 Một hệ quả quan trọng của việc giảm chi phí
về khoảng cách và tự do hóa là việc chuỗi giá
trị quốc gia gắn chặt hơn với chuỗi giá trị toàn
cầu. Chuỗi giá trị toàn cầu hiện nay được tổ
chức chặt chẽ hơn, với một số thành viên dẫn
dắt hay “người tích hợp hệ thống” đóng vai
trò đầu mối trong việc đổi mới, phát triển sản
phẩm, đảm bảo nguyên liệu, định vị sản xuất,
chuyển giao thông tin và công nghệ, tổ chức
hậu cần vận chuyển và thực hiện marketing
và đẩy mạnh tiêu thụ. Các doanh nghiệp dẫn
dắt trong từng chuỗi giá trị đóng vai trò quan
trọng: họ kiểm soát mặt hàng nào được sản
xuất, nơi sản xuất, người sản xuất, số lượng,
giá cả và theo quy trình nào. Người điều hành
chuỗi giá trị phụ thuộc vào loại chuỗi và mức
độ phát triển công nghệ. Bản chất của tổ chức
công nghiệp và các chuỗi giá trị toàn cầu đang
thay đổi do áp lực cạnh tranh khiến các
doanh nghiệp phải chuyên môn hóa sâu hơn
và cắt bỏ tất cả các hoạt động không thiết yếu
đối với năng lực cốt lõi của họ.

BÁO CÁO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2011 13

Điều này có nghĩa rằng các yếu tố quyết định lợi
thế cạnh tranh đang thay đổi. Các nguồn lực đang
dịch chuyển trên toàn thế giới và các nhà sản xuất
hiệu quả, đáng tin cậy và có khả năng công nghệ đang
được tìm kiếm. Tuy nhiên, những nguồn lực khả dịch
này cần được bổ trợ bởi các nguồn lực tại chỗ – đó
không phải là nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản
hay lao động giản đơn, mà là các kỹ năng tổ chức và
công nghệ, các mạng lưới nhà cung cấp và cơ sở hạ
tầng tốt, các dịch vụ hỗ trợ cho công nghệ, đào tạo và
nghiên cứu phát triển (R&D). Các quốc gia cần phải
phát triển những yếu tố cạnh tranh trên nếu muốn gặt
hái được những lợi ích của công nghệ mới và chuỗi
giá trị toàn cầu.
Nhiều yếu tố cạnh tranh nêu trên không chỉ phát
triển ở các doanh nghiệp độc lập mà còn trong các
cụm (cluster) gồm các doanh nghiệp liên quan đến
nhau và có vị trí gần nhau. Nhiều lợi thế mới phát
triển nhanh hơn khi các doanh nghiệp có thể chia sẻ
kiến thức, kỹ năng và đổi mới và việc thúc đẩy phát
triển các cụm công nghiệp năng động giờ đây là một
công cụ quan trọng của chiến lược cạnh tranh.
Công nghệ thông tin liên lạc (ICT) đóng vai trò
đặc biệt quan trọng trong phát triển công nghiệp.
Việc quản lý chuỗi giá trị toàn cầu phụ thuộc nhiều
vào việc liên lạc nhanh chóng, hiệu quả và chi phí
thấp. Đối với các nước đang hy vọng cạnh tranh trong
các chuỗi giá trị như vậy thì việc xây dựng cơ sở hạ
tầng và các kỹ năng cần thiết để sử dụng có hiệu quả
công nghệ thông tin có tầm quan trọng đặc biệt.

Để tiếp nhận được công nghệ mới từ các doanh
nghiệp nước ngoài hàng đầu đòi hỏi chiến lược đúng
đắn nhằm thu hút và hướng tới đầu tư nước ngoài
cần thiết. Trên thực tế, các chiến lược xúc tiến đầu tư
hiệu quả là một công cụ then chốt để tăng cường
năng lực cạnh tranh.
2.2. Khung khái niệm
Khái niệm về năng lực cạnh tranh công nghiệp
được định nghĩa là năng lực của các quốc gia trong việc
tăng sự hiện diện công nghiệp của họ tại các thị trường
trong nước và quốc tế, đồng thời phát triển cơ cấu công
nghiệp thiên về các ngành, hoạt động có giá trị gia tăng
và hàm lượng công nghệ cao hơn. Cạnh tranh thông
qua đổi mới và học hỏi giúp các nước đạt được doanh
thu công nghiệp lớn hơn và bền vững hơn (UNIDO,
2002).
Đối với các nhà hoạch định chính sách, việc đưa
ra một danh sách các yếu tố quyết định năng lực cạnh
tranh công nghiệp là điều bắt buộc. Điều này không
dễ dàng. Nhiều yếu tố xã hội, lịch sử, chính trị và kinh
tế đang ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp và
những ảnh hưởng đó khác nhau theo thời gian và bối
cảnh. Tuy nhiên, sẽ rất hữu ích khi liệt kê các yếu tố
kinh tế quan trọng mà hiện nay đang định hình sự
phát triển công nghiệp và sửa đổi danh sách theo điều
kiện và ưu tiên cụ thể của mỗi quốc gia.
Báo cáo này dựa trên khung lý thuyết của
UNIDO để xác định ‘nhóm yếu tố tác động tới năng
lực cạnh tranh công nghiệp’ (xem Hình 1).
Hệ thống công nghiệp với các thành viên chính

của nó (nhà sản xuất địa phương, các nhà cung cấp,
người mua, các tổ chức và các nhà hoạch định chính
sách) là cốt lõi của khung lý thuyết này. Hệ thống
công nghiệp có thể được chia thành các ngành, phân
ngành và các cụm. Các thành viên hợp tác và cạnh
tranh với nhau, sự tương tác giữa họ chịu ảnh hưởng
bởi các quy định, luật lệ, tập quán và nguồn vốn xã
hội của địa phương. Quá trình này tạo ra một môi
trường xã hội và kinh tế ảnh hưởng đến sự phát triển
công nghiệp và hệ thống đổi mới và học hỏi của quốc
gia. Một hệ thống mạnh sẽ giúp cho việc học hỏi và
năng lực cạnh tranh trên diện rộng được phổ biến
một cách nhanh chóng và rộng rãi. Một hệ thống yếu
kém sẽ dẫn đến sự kém hiệu quả, chậm trễ và không
có khả năng để cạnh tranh.
Phát triển công nghiệp phụ thuộc sống còn vào
bối cảnh quốc tế. Như đã đề cập ở trên, bối cảnh này
đang thay đổi nhanh chóng do quá trình toàn cầu hóa,
tự do hóa và thay đổi công nghệ. Đặc biệt, nó có các
mối liên kết rất chặt chẽ trong chuỗi giá trị toàn cầu
dựa vào sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên
quốc gia và quốc tế trong các hệ thống hội nhập. Do
đó, thành công của các ngành công nghiệp của một
quốc gia phụ thuộc ngày càng nhiều vào khả năng xây
dựng năng lực công nghệ của các doanh nghiệp trong
các sản phẩm, quy trình, hay chức năng cụ thể.


14 B
ÁO


CÁO
N
ĂNG

LỰC
C
ẠNH

TRANH
C
ÔNG

NGHIỆP
V
IỆT
N
AM
2011
HÌNH 1. Khung lý thuyết và phân tích năng lực cạnh tranh công nghiệp






Nguồn: UNIDO.

BỐI CẢNH TOÀN CẦU
Thay đổi công nghệ

- Tổng quan: ICTs, v.v
- Lĩnh vực cụ thể: sử dụng công
nghệ tinh xảo cho các quy trình gia
công, tiến gần tới ranh giới công
nghệ, v.v
Các hình thái thương mại
- Tổng quan: các hiệp định khu vực
- Các hiệp định ngành
Toàn cầu hóa
- Tổng quan: FDI và thương mại
- Lĩnh vực cụ thể: các hệ thống sản
xuất tíc h hợp (hoạt động
mua/cung ứng phụ thuộc vào
ngành công nghiệp).
Hệ thống hỗ trợ
(các cơ quan trung gian)
- Các hiệp hội ngành nghề
- Hỗ trợ công nghệ
- Dịch vụ phát triển kinh doanh
(BDS) tư nhân
- Các tổ chức tài chính
- Các viện nghiên cứu
- Các trường đại học
Môi trường kinh doanh
- Các chính sách kinh tế vĩ mô
- Các chế độ thương mại và công nghiệp
- Quy định và khung pháp lý
- Các chi phí giao dịch
Các yếu tố thị trường
- Tài nguyên thiên nghiên

-Công nghệ
- Lao động và kỹ năng
- Tài chính
- Cung ứng đầu vào
-Cơ sở hạ tầng
Quản lý nhà nước trong công nghiệp
Năng lực của Chính phủ trong việc hoạch định, thực hiện và
giám sát các chiến lược, chính sách và chương trình công
nghiệp
Chuỗi giá trị
toàn cầu
Nhà sản
xuất nội địa
Nhà cung
cấp nội
địa
Khách
hàng nội
địa
TNCs
Khách
hàng
toàn cầu
Dòn
g
chảy của
hàng hóa, tri thức,
kỹ năng, công
nghệ, vốn, v.v…
Hệ thống

công nghiệp
Quốc tế
Quốc gia

BÁO CÁO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2011 15
Phát triển công nghiệp phụ thuộc vào môi trường
kinh doanh (‘các điều kiện khung’), hiệu quả của các
thị trường yếu tố (về lao động, kỹ năng, công nghệ, tài
chính, đầu vào và cơ sở hạ tầng) và chất lượng hỗ trợ
từ các tổ chức trung gian (về đào tạo, dịch vụ công
nghệ, R&D, v.v…). Chính sách của chính phủ có thể
cải thiện hoặc làm suy yếu những yếu tố quyết định
tới phát triển công nghiệp, do đó quản trị (khả năng
hình thành, thực hiện và giám sát chính sách) được
cho rằng có ý nghĩa lớn lao.
Nhiều thị trường ở các nước đang phát triển hoạt
động kém hiệu quả và thiếu các thể chế cần thiết.
Trong nhiều trường hợp những thiếu sót này phát
sinh từ chính sách của chính phủ trong quá khứ và
việc phục hồi lại ngành công nghiệp đòi hỏi phải loại
bỏ các biện pháp can thiệp không có hiệu quả. Trong
các trường hợp khác, chính phủ cần có biện pháp can
thiệp mới để tạo ra hoặc cải thiện thị trường và các
thể chế còn thiếu hay không hiệu quả.
Việc xác định chính phủ nên can thiệp vào đâu và
như thế nào (ít hơn, nhiều hơn hoặc khác nhau) là
điều cốt lõi của chính sách công nghiệp hợp lý. Việc
xác định này cần tính tới bối cảnh công nghệ toàn cầu,
xu hướng của các chuỗi giá trị mà các ngành công
nghiệp bản địa đang tham gia vào và vị trí của các

ngành trong chuỗi giá trị. Ngoài ra, cũng cần nắm bắt
rõ triển vọng học hỏi, các trình độ công nghệ và các
lợi ích lan tỏa và chi phí có liên quan. Do các điều
kiện công nghệ đã thay đổi, các chính sách công
nghiệp tối ưu hiện nay khác so với những chính sách
đã thành công cách đây hai hoặc ba thập kỷ trước.
Chính vì lý do này, cần phải hết sức thận trọng khi áp
dụng những kinh nghiệm sẵn có.
2.3. Cân nhắc về phương pháp luận
Một số cân nhắc về phương pháp luận quan trọng
cần được chỉ ra như sau:
 Tầm quan trọng của chuẩn đối sánh. Việc so
sánh giữa các nước về kết quả hoạt động cũng
như năng lực công nghiệp là phần cốt lõi của
phương pháp này. Chuẩn đối sánh là cần thiết
vì cạnh tranh công nghiệp là một khái niệm
tương đối, cần so sánh để biết được một nước
cạnh tranh hơn hay kém cạnh tranh hơn so
với các nước khác. VICR 2011 thực hiện
chuẩn đối sánh Việt Nam với chín nước trong
khu vực theo một số tiêu chí: “các nước láng
giềng”, “các đối thủ cạnh tranh hiện nay”,
“các đối thủ cạnh tranh trong tương lai” và
“các mô hình tiêu biểu”. Trên thực tế nhiều
nước đối sánh thoả mãn hơn một tiêu chí.
Các quốc gia đó là: Trung Quốc và Ấn Độ
(nền kinh tế khổng lồ gây ra mối đe dọa đối
với Việt Nam nhưng cũng tạo ra các cơ hội
đáng quan tâm), Campuchia (một quốc gia
láng giềng có tiềm năng trở thành đối thủ

cạnh tranh trong tương lai ở ngành chế tạo có
giá trị gia tăng thấp), Hàn Quốc và Đài Loan
(mô hình tiêu biểu trong khu vực về công
nghiệp hóa với sự tập trung rõ ràng vào phát
triển công nghệ), Thái Lan, Indonesia,
Philippines và Malaysia (đối thủ cạnh tranh
hiện nay và cũng là mô hình tiêu biểu trong
các khía cạnh khác nhau về phát triển công
nghiệp);
 Sử dụng bảng phân loại công nghệ cho thương
mại và giá trị gia tăng của hoạt động chế tạo.
VICR 2011 sử dụng bảng phân loại công
nghệ của UNIDO để làm rõ quá trình thay
đổi cấu trúc sản xuất và xuất khẩu của Việt
Nam và các nước so sánh. Bảng phân loại này
chia sản phẩm thành 4 nhóm: phụ thuộc tài
nguyên, công nghệ thấp, công nghệ trung
bình và công nghệ cao khi phân tích về xuất
khẩu các sản phẩm chế tạo và MVA
1
. Mặc dù
vẫn còn một số hạn chế sẽ được đề cập đến ở
phần sau, cách phân loại này cung cấp những
hiểu biết thấu đáo về sự chuyển biến trong
lĩnh vực công nghiệp. Ví dụ như sự chuyển
dịch cơ cấu sản xuất và xuất khẩu theo hướng
phát triển các hoạt động có độ phức hợp cao
là một dấu hiệu thể hiện mức độ chuyên sâu
và nâng cấp công nghệ trong nước. Phần phụ
lục thống kê cung cấp bảng phân loại sản

phẩm chi tiết;
 Sử dụng dữ liệu định lượng và minh bạch.
VICR 2011 không dựa trên cảm nhận kinh

1 Ví dụ về các sản phẩm chế tạo phụ thuộc tài nguyên bao gồm các loại
thịt/hoa quả chế biến, đồ uống, sản phẩm gỗ, dầu thực vật; và tinh quặng được
làm giàu, các sản phẩm dầu khí/cao su, xi măng, đá quý qua chế tác và thủy tinh.
Ví dụ về các sản phẩm chế tạo sử dụng công nghệ thấp bao gồm các loại vải
dệt, quần áo, mũ, giày dép, da thuộc, đồ du lịch, cũng như đồ gốm, cấu kiện/linh
kiện kim loại đơn giản, đồ nội thất, trang sức, đồ chơi và sản phẩm nhựa. Ví dụ
về các sản phẩm chế tạo sử dụng công nghệ trung bình là phương tiện chở
khách/chở hàng, xe máy, sợi tổng hợp, hóa chất và sơn, phân bón, nhựa, sắt và
đường ống, cũng như động cơ, mô tơ, máy móc công nghiệp, máy bơm, thiết bị
đóng ngắt, tàu thuỷ và đồng hồ. Ví dụ về các sản phẩm chế tạo sử dụng công
nghệ cao bao gồm thiết bị văn phòng/xử lý dữ liệu/viễn thông, TV, chất bán
dẫn, tuốc bin và thiết bị phát điện, cũng như dược phẩm, máy bay, dụng cụ
quang học/đo lường, máy ảnh.

16 BÁO CÁO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2011
doanh để đánh giá năng lực cạnh tranh công
nghiệp của Việt Nam. Mặc dù có những lợi
ích nhất định, các cuộc điều tra dựa trên cảm
nhận định tính đưa ra các chỉ số không hoàn
chỉnh cho việc so sánh giữa các nước, do quan
điểm của các cá nhân và doanh nghiệp chịu
ảnh hưởng không chỉ bởi hoàn cảnh khách
quan mà còn bởi các yếu tố chủ quan và bối
cảnh cụ thể. Phương pháp luận của UNIDO
dựa trên các mục tiêu được lựa chọn cẩn thận,
các chỉ số dựa trên kết quả do các tổ chức

quốc tế công bố. Mặc dù các chỉ số định
lượng không phải là những đại diện hoàn hảo
cho những gì các chỉ số này dự định đo lường,
nhưng chúng cung cấp những nền tảng vững
chắc cho việc phân tích giữa các nước;
 Phân tích các cấp độ và xu hướng. VICR 2011
đánh giá kết quả hoạt động công nghiệp của
Việt Nam và xu hướng tổng thể trong một
khoảng thời gian nhất định. Cách phân tích
này đặc biệt hữu ích đối với những nước có
mức tăng trưởng cao nhưng chưa đạt tới mức
phát triển điển hình của các quốc gia công
nghiệp hoá. Phần phân tích lựa chọn giai
đoạn 2000–2009 cho tất cả các nước và sẽ sử
dụng các số liệu cập nhật hơn khi có thế.
Phân tích vĩ mô và cấp ngành. Phân tích vĩ mô
cung cấp một cái nhìn tổng quan về năng lực cạnh
tranh công nghiệp của một nước so với các nước khác.
Ví dụ điển hình của phân tích vĩ mô trong ngành chế
tạo là chỉ số Năng lực cạnh tranh công nghiệp (CIP)
của UNIDO. Tuy nhiên, chỉ số tổng hợp ở cấp vĩ mô
ít có tác dụng khi hoạch định chính sách do chúng
thường bỏ qua sự năng động ở cấp ngành. Nhiều báo
cáo thiếu sự phân tích ngành, dẫn đến các khuyến
nghị chính sách quá chung chung. Bằng cách sử dụng
phương pháp luận của UNIDO, VICR 2011 kết hợp
phân tích vĩ mô với phân tích ngành, giúp cho các nhà
hoạch định chính sách có thể thiết lập được các thông
số thực tế và có tính ứng dụng cao. Độ sâu của các
phân tích ngành phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau,

bao gồm các dữ liệu sẵn có và mục tiêu nghiên cứu.
VICR 2011 phân tích kết quả hoạt động của các
ngành ở cấp độ 3 chữ số trong SITC sửa đổi lần 3.
2.4. Những hạn chế của Báo cáo
Không có phương pháp luận nào hoàn hảo và
VICR 2011 không phải là ngoại lệ. Có một vài hạn
chế trong phương pháp luận của UNIDO mà các độc
giả cần lưu ý:
 Một số người không ủng hộ khái niệm năng lực
cạnh tranh. Ví dụ, Krugman (1994) cho rằng
năng lực cạnh tranh có thể là một "nỗi ám ảnh
nguy hiểm" bởi vì, theo lý thuyết về lợi thế so
sánh, một đất nước không thể cạnh tranh
trong tất cả các lĩnh vực. Việc cố gắng đo
lường năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia là
một việc làm vô nghĩa vì nó làm lu mờ các lợi
thế kinh tế vi mô (như ở cấp độ doanh
nghiệp) của một quốc gia. Mặc dù có những
lời chỉ trích, VICR 2011 dựa trên giả định
rằng đánh giá năng lực cạnh tranh cung cấp
thông tin hữu ích cho việc phân tích chính
sách công nghiệp nếu đánh giá đó sử dụng
các chỉ số định lượng có ý nghĩa và có tính
đến sự năng động cấp ngành. Để một nghiên
cứu về năng lực cạnh tranh có độ tin cậy cao,
cần phải giới hạn phạm vi nghiên cứu. Năng
lực cạnh tranh có thể là khái niệm rất rộng, do
vậy cần đề cập đến nó một cách thật cụ thể.
VICR 2011 thực hiện điều đó bằng cách giới
hạn phạm vi nghiên cứu trong lĩnh vực công

nghiệp;
 Bảng phân loại công nghệ của UNIDO dựa trên
một số giả định mà không phải lúc nào cũng
phản ánh chính xác hàm lượng công nghệ của
các hoạt động cụ thể. Nhiều lĩnh vực công
nghệ thấp có thể có những quy trình tinh xảo,
trong khi một số hoạt động của các doanh
nghiệp công nghệ cao không đòi hỏi kỹ năng
tiên tiến. Ví dụ, việc thiết kế với sự hỗ trợ của
máy tính được sử dụng trong ngành may mặc,
trong khi khâu lắp ráp của quá trình sản xuất
chất bán dẫn lại phụ thuộc nhiều vào lao
động. Phương pháp luận của UNIDO gộp
chung các ngành và điều đó có thể bỏ qua
những yếu tố nêu trên. Thứ hai, việc phân
loại công nghệ không thể hiện được sự nâng
cấp xảy ra trong nội bộ ngành công nghiệp –
nâng cấp công nghệ chỉ xảy ra khi một quốc
gia thay đổi từ một ngành này sang ngành
khác. Đây là một hạn chế lớn mà chỉ có thể
được khắc phục thông qua việc phân tích
ngành hoặc sản phẩm cụ thể. Điều quan
trọng là phải nhận thức được hạn chế này khi
đưa ra các khuyến nghị chính sách cho Việt
Nam. Báo cáo này nhận định rằng Việt Nam

BÁO CÁO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2011 17
có thể hưởng lợi đáng kể từ sự chuyển dịch cơ
cấu theo hướng phát triển các ngành công
nghiệp sử dụng công nghệ vừa và cao, chủ

yếu là do hầu hết các nước công nghiệp mới
đã trải qua sự chuyển dịch tương tự. Tuy
nhiên, cũng đúng khi cho rằng các hoạt động
công nghiệp tinh xảo và chuyên sâu xảy ra cả
trong các ngành công nghiệp kém phức hợp.
Chuyên môn hóa các hoạt động giản đơn
trong ngành sử dụng công nghệ cao sẽ không
mang lại nhiều lợi ích như chuyên môn hóa
và gia tăng giá trị trong những ngành thâm
dụng lao động.
Các phân tích được trình bày trong Báo cáo minh
họa cho lộ trình phát triển công nghiệp mà Việt Nam
có thể đi theo dựa trên các mô hình tiêu biểu trong
khu vực. Báo cáo có thể hữu ích cho các nhà hoạch
định chính sách của Việt Nam. Mặc dù có những hạn
chế trong phương pháp luận của UNIDO và trong
điều kiện thiếu các chỉ báo định lượng tốt hơn và có
sẵn cho phân tích liên quốc gia, bảng phân loại công
nghệ vẫn cung cấp những hiểu biết thú vị về sự
chuyển dịch công nghiệp. Dịch chuyển cơ cấu của
MVA hướng tới các hoạt động phức hợp có thể phản
ánh sự chuyên sâu và nâng cấp công nghệ trong nước.
Phương pháp luận của UNIDO cũng phân tích
năng lực công nghiệp hay ‘các yếu tố của năng lực
cạnh tranh công nghiệp’. VICR 2011 có trình bày
một số nét về hiện trạng của các yếu tố chính nhưng
không dành toàn bộ một chương cho vấn đề này vì
hai lý do. Thứ nhất, nhiều báo cáo khác đã phân tích
về vấn đề này. Ví dụ, Báo cáo VCR 2010 đã có một
chương đầy đủ về nền tảng của năng lực cạnh tranh

Việt Nam. Thứ hai, Việt Nam thiếu dữ liệu cụ thể
theo ngành để đánh giá năng lực. Số liệu về R&D
không chia theo ngành thực hiện, còn số liệu về đổi
mới và hình thành nguồn nhân lực trong ngành chế
tạo thì không có. Các báo cáo về công nghiệp sắp tới
cần phải dựa trên kết quả đánh giá sâu về năng lực
công nghiệp của Việt Nam, tuy nhiên vấn đề về số
liệu vẫn sẽ là một trở ngại lớn.


18 BÁO CÁO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2011
3. Công nghiệp hóa ở Việt Nam
3.1. Tại sao công nghiệp hóa lại
quan trọng
Trong cuốn sách gần đây của mình, nhà kinh tế
nổi tiếng của Đại học Cambridge, Ha-Joon Chang, đã
dành trọn một chương để nhấn mạnh tầm quan trọng
của ngành chế tạo đối với tăng trưởng kinh tế (Chang,
2007). Trong đó ông viết:
“Lịch sử đã nhiều lần chỉ ra rằng điều quan trọng
nhất để phân biệt nước giàu với nước nghèo là họ có
năng lực cao hơn trong hoạt động chế tạo, hoạt động này
thường có năng suất cao và quan trọng hơn, năng suất
này có xu hướng (mặc dù không phải luôn luôn) tăng
trưởng nhanh hơn năng suất của nông nghiệp và dịch vụ”
(Chang, 2007:213)
Phát triển kinh tế ở khu vực Đông Á gần đây đã
cung cấp các luận cứ vững chắc cho việc thúc đẩy các
hoạt động chế tạo tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng có
nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy công nghiệp

chế tạo đóng vai trò cốt lõi để Việt Nam tạo thêm của
cải và công ăn việc làm.
 Thứ nhất, bằng chứng thực tế không chỉ cho
thấy công nghiệp hóa gắn kết chặt chẽ với tăng
trưởng kinh tế, mà còn cho thấy hoạt động chế
tạo có thể đóng vai trò xúc tác trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của các xã hội nông
nghiệp. Hình 2 được công bố trong Báo cáo
Phát triển Công nghiệp 2009 của UNIDO
cho thấy mối liên hệ tỷ lệ thuận giữa tăng
trưởng GDP và tăng trưởng MVA trong mẫu
gồm 131 quốc gia;
 Thứ hai, hoạt động chế tạo chiếm phần lớn
trong giỏ hàng xuất khẩu của thế giới (80%
năm 2008) và ít chịu ảnh hưởng từ các cú sốc
bên ngoài, biến động giá cả, điều kiện khí hậu và
các chính sách cạnh tranh không lành mạnh.
Giá cả của các hàng hóa chế tạo có xu hướng
ổn định hơn giá các mặt hàng khác. Chính
sách cạnh tranh không lành mạnh đã bóp
méo giá cả trên thế giới, hạn chế tiềm năng
tăng trưởng xuất khẩu của một số mặt hàng;
 Thứ ba, hoạt động chế tạo tạo ra các ngoại ứng
trong phát triển công nghệ, học hỏi và hình
thành kỹ năng, đây là các yếu tố thiết yếu của
năng lực cạnh tranh. Ví dụ, hoạt động chế tạo
là phương thức chính của phát triển và đổi
mới công nghệ, là trung tâm của tiến bộ công
nghệ. Công nghiệp sử dụng công nghệ dưới
nhiều hình thức và ở các cấp độ khác nhau để

tăng lợi nhuận đầu tư bằng cách chuyển từ
các hoạt động có năng suất thấp sang các
hoạt động có năng suất cao. Hoạt động chế
tạo cũng tạo ra tiềm năng lớn cho các hoạt
động đổi mới không chính thức như những
cải tiến tình thế cho các sản phẩm và quy
trình;
 Thứ tư, hoạt động chế tạo tạo ra ‘hiệu ứng kéo’
đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Sự
phát triển của công nghiệp chế tạo kích thích
nhu cầu cần có nhiều dịch vụ hơn với chất
lượng tốt hơn như ngân hàng, bảo hiểm,
truyền thông và giao thông vận tải;
HÌNH 2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và tăng trưởng MVA, 2000–2005
Nguồn: World Development Indicators.

y = 0,4368x + 2,6455
R² = 0,4122
-10
-5
0
5
10
15
20
-15 -10 -5 0 5 10 15 20 25
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%)
Tỷ lệ tăng trưởng MVA (%)

BÁO CÁO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2011 19

HÌNH 3. Xu hướng thay đổi của tỷ trọng thương mại các sản phẩm chế tạo trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam, Đông
Á và Thế giới, 2000–2008
Nguồn: UN Comtrade.
 Cuối cùng, quốc tế hóa sản xuất đã làm lan toả
lợi ích của hoạt động chế tạo. Sự phân tán về
mặt địa lý của các hoạt động của các tập đoàn
đa quốc gia đã đem lại lợi ích cho lĩnh vực chế
tạo ở các nước đang phát triển nhiều hơn các
lĩnh vực khác của nền kinh tế. Xu thế phân
tách theo chiều dọc trong các hoạt động sản
xuất ở các nước công nghiệp hóa mang lại
nhiều cơ hội hơn cho các nước đang phát
triển tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
Thông điệp rõ ràng là: Việt Nam phải dựa vào các
hoạt động chế tạo như là động lực chính cho tăng
trưởng. Nhưng điều quan trọng nhất để Việt Nam có
thể đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa nhằm duy
trì tăng trưởng là phải chuyên sâu vào các hoạt động
tăng trưởng nhanh và có giá trị gia tăng cao.
Việt Nam đã nhận thức rõ tầm quan trọng của
hoạt động chế tạo đối với tăng trưởng kinh tế và đẩy
mạnh quá trình công nghiệp hóa. Đóng góp của MVA
vào GDP ở Việt Nam đã tăng từ 18,6% năm 2000 lên
26,1% trong năm 2009
2
. Tuy nhiên, kết quả này vẫn
còn thấp hơn nhiều so với các kết quả tốt nhất của các
con rồng Đông Á. Bên cạnh đó, tỷ trọng của MVA
trong GDP ở Thái Lan và Trung Quốc là trên 35%
năm 2009. Hơn nữa, phân tích ở các phần sau cho

thấy khoảng cách công nghiệp giữa Việt Nam và hai
nước này còn lớn hơn những gì thể hiện qua các con
số nêu trên.
Sự tiến bộ của hoạt động chế tạo ở Việt Nam
cũng được phản ánh qua sự thay đổi của các mô hình
thương mại. Tỷ trọng thương mại của các ngành chế
tạo trong tổng giá trị thương mại đã tăng từ 46,7%

2 Dự báo của UNIDO.
năm 2000 lên gần 63,8% năm 2008 (xem Hình 3).
Tuy nhiên, vẫn còn 26% khác biệt giữa số liệu của
Việt Nam và số liệu trung bình của các nước định
hướng xuất khẩu ở Đông Á.
Mặc dù vẫn còn xa mức trung bình khu vực, các
con số của Việt Nam cho thấy hoạt động chế tạo
đang ngày càng trở thành một động lực tăng trưởng
trong nền kinh tế. Báo cáo này lập luận rằng sự
chuyển dịch cơ cấu xảy ra ở hai cấp độ: từ các ngành
khác sang ngành chế tạo và trong nội bộ ngành chế
tạo. Trong khi Việt Nam đang đạt được những tiến
bộ rõ rệt ở cấp độ thứ nhất, các phần còn lại của Báo
cáo cho thấy Việt Nam thiếu các hoạt động chế tạo
thâm dụng công nghệ và tri thức để duy trì tăng
trưởng trong dài hạn.
Trọng tâm Báo cáo này muốn nhận định rằng
hoạt động chế tạo có thể đẩy mạnh tăng trưởng cho
Việt Nam cũng như tạo ra việc làm cho lực lượng lao
động đang tăng lên. Tuy nhiên, để đảm bảo tăng
trưởng trong xuất khẩu hàng hoá chế tạo và tạo ra việc
làm, Việt Nam cần phải phát triển hoạt động chế tạo

trong các phân ngành thâm dụng công nghệ nhiều
hơn.
3.2. Chính sách công nghiệp của
Việt Nam: Một quan điểm lịch sử
Trong những thập kỷ kể từ khi bắt đầu cải cách
Đổi Mới vào năm 1986, Việt Nam đã trải qua tái cơ
cấu mạnh mẽ từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung
sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, điều này đã làm thay đổi đời sống của nhân
dân. Chính sách công nghiệp đã đóng một vai trò
trung tâm trong việc chuyển đổi kinh tế của đất nước,
mặc dù trọng tâm có thay đổi theo từng thời kỳ:
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tỷ trọng thương mại các sản
phẩm chế tạo trong tổng kim
ngạch thương mại (%)
Việt Nam Thế giới Đông Á

20 BÁO CÁO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2011

 Trong giai đoạn 1946 đến 1954, trọng tâm
chính là thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, khai thác mỏ, luyện kim, cơ
khí, dệt may, giấy và dược phẩm;
 Giữa 1955 đến1965, điểm nhấn thời hậu
chiến là phục hồi và phát triển công nghiệp
thông qua việc chuyển giao sở hữu công
nghiệp cho liên doanh tư nhân – nhà nước và
các doanh nghiệp hợp tác xã. Trọng tâm là
các ngành công nghiệp nặng được lựa chọn
(cơ khí, khai khoáng luyện kim, hóa chất,
phân bón) và các ngành công nghiệp nhẹ
(hàng tiêu dùng và trang thiết bị cho phát
triển nông nghiệp);
 Giữa 1965 đến 1975, Việt Nam đã trải qua
một thời kỳ bảo hộ với trọng tâm là một số
ngành công nghiệp cơ bản như chế tạo vật
liệu xây dựng, năng lượng, máy móc và phụ
tùng linh kiện, đóng tàu, sửa chữa ô tô/xe gắn
máy, dịch vụ vận tải và hàng tiêu dùng;
 Trong giai đoạn 1975 đến 1985, Việt Nam
tiếp tục thực hiện chính sách công nghiệp để
hình thành một cơ cấu kinh tế mới dựa trên
sự phục hồi nông nghiệp và phát triển sản
xuất công nghiệp. Mục tiêu chính là đáp ứng
nhu cầu về trang thiết bị, hàng tiêu dùng và
củng cố các ngành công nghiệp miền Nam;
 Thời kỳ tái thiết công nghiệp kéo dài 20 năm,
từ 1986 đến 2006. Trong thời kỳ này, chính
sách công nghiệp có những ưu tiên sau đây:

a) Đổi mới tiến trình công nghiệp hóa định
hướng xã hội chủ nghĩa và điều chỉnh các
chính sách cơ cấu công nghiệp để thúc
đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với
trọng tâm là sản xuất nông nghiệp, hàng
tiêu dùng cho xuất khẩu (dệt may, giày
dép, hải sản) và một số ngành công
nghiệp nặng mà Việt Nam có lợi thế cạnh
tranh (năng lượng, nhiên liệu, vật liệu
xây dựng, công nghiệp chế biến, đóng và
sửa chữa tàu, luyện kim và hóa chất);
b) Phát triển doanh nghiệp nhà nước, từng
bước mở rộng quyền tự chủ cho các
doanh nghiệp nhà nước song song với
việc loại bỏ bao cấp nhà nước;
c) Phát triển khu vực tư nhân, mở cửa cho
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và hội nhập
kinh tế quốc tế.
 Hai thay đổi lớn về chính sách được khởi
xướng trong giai đoạn 2000 đến 2010 dẫn
đến sự điều chỉnh đáng kể trong cơ cấu công
nghiệp của Việt Nam. Trong đó có quyết
định trở thành thành viên của WTO và đàm
phán các hiệp định thương mại với các đối tác
thương mại quan trọng, đặc biệt là Hoa Kỳ,
EU và Nhật Bản. Do vậy, Việt Nam đã phải
sửa đổi một số luật và quy định có liên quan
đến việc gia nhập WTO
3
. Thay đổi lớn thứ

hai là quyết định của Chính phủ và Quốc hội
phê duyệt Luật Doanh nghiệp 2000 và 2005
để tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả
các doanh nghiệp không phân biệt hình thức
sở hữu;
 Trong những năm tới (2011–2020), Chính
phủ Việt Nam có quan điểm rõ ràng về các
mục tiêu tổng thể của chính sách công nghiệp
của đất nước:
a) Duy trì mức tăng trưởng của ngành công
nghiệp, thực hiện tái cơ cấu để ứng phó
với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế;
b) Tập trung vào phát triển lợi thế cạnh
tranh và các ngành công nghiệp thâm
dụng lao động như công-nông nghiệp,
thực phẩm, máy móc, cơ khí và vật liệu
xây dựng;
c) Phát triển hơn nữa của các ngành công
nghiệp chủ đạo, như năng lượng, hóa chất,
luyện kim và cơ khí;
d) Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ để cải thiện
chất lượng công nghiệp hóa và đẩy mạnh
phát triển công nghệ.
Một nghiên cứu được thực hiện để phục vụ cho
Báo cáo này đã xác định được 44 quy hoạch tổng thể
ngành công nghiệp và 7 chiến lược cụ thể cho phát

3 Trong báo cáo năm 2009, Dwight Perkins và Vũ Thành Tự Anh đã cho thấy
rất khó khăn trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của những hiệp định thương
mại đối với chính sách công nghiệp Việt Nam. Các ngành công nghiệp do Nhà

nước quản lý vẫn phát triển tốt nhờ hàng rào bảo vệ cao, đang đối mặt với việc
sắp phải gỡ bỏ hoàn toàn những hàng rào này. Trên thực tế, các đối tác đàm
phán WTO với Việt Nam đã cảnh báo rằng khu vực công của Việt Nam phải trở
nên cạnh tranh hơn trong bối cảnh toàn cầu và phải thực hiện điều này ngay lập
tức.

BÁO CÁO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2011 21
triển ngành
4
. Theo một nghiên cứu gần đây, từ năm
1995 đến nay, Việt Nam đã xây dựng khoảng 80
chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể và kế hoạch
cho các ngành công nghiệp (Kim & Nguyen, 2011).
Như vậy, Việt Nam không thiếu chính sách phát triển
công nghiệp nhưng lại thiếu kế hoạch triển khai hiệu
quả để kết hợp hài hoà nhu cầu của các ngành khác
nhau. Chính sách hiện tại vạch ra các mục tiêu kế
hoạch cho một ngành nào đó dựa trên các giải pháp
hỗ trợ cụ thể nhưng thường không được thực hiện
đầy đủ do thiếu các nguồn lực.
Ngoài số lượng lớn các quy hoạch tổng thể,
Chính phủ Việt Nam còn tập trung vào phát triển,
nâng cao hiệu quả và tái cơ cấu các ngành công
nghiệp quan trọng do các doanh nghiệp nhà nước
nắm vai trò chủ đạo. Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ năm 2005 đã thành lập tám Tập đoàn
kinh tế, mỗi Tập đoàn chịu trách nhiệm chiến lược
trong một ngành cụ thể. Tám Tập đoàn kinh tế đó
bao gồm Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
(bưu điện và truyền thông), Tập đoàn Than Khoáng

sản Việt Nam (khai thác mỏ), Tập đoàn Dệt may
Việt Nam (dệt may), Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(điện), Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam
(đóng tàu, cảng), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (thăm
dò khai thác dầu khí), Tập đoàn Cao su Việt Nam
(cao su) và Tập đoàn Tài chính và Bảo hiểm Bảo Việt
(bảo hiểm và tài chính)
5
.

4 Đây mới chỉ là kết quả nghiên cứu ban đầu từ các văn bản pháp quy của Bộ
Công Thương và có thể không bao gồm các quy hoạch tổng thể của các Bộ khác.
5 Trước khi tái cấu trúc Vinashin và phát hiện khoản nợ hơn 4,5 tỷ USD của Tập
đoàn này, Chính phủ đã đang xem xét việc mở rộng mô hình tập đoàn kinh tế,
cho phép Tập đoàn Xây dựng Sông Đà, Tập đoàn Lilama và Tập đoàn Phát triển
đô thị Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình này.

22 BÁO CÁO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2011




BÁO CÁO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2011 23
BÁO CÁO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP
VIỆT NAM
2011

Phần B:
KẾT QUẢ CẠNH TRANH

CÔNG NGHIỆP

24 BÁO CÁO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2011
4. Lập chuẩn đối sánh hiệu quả
công nghiệp Việt Nam
Việc lập chuẩn đối sánh sẽ tạo ra các thông tin có
giá trị cho chính sách. Mối quan tâm ngày càng tăng
về cạnh tranh toàn cầu đã tạo ra một ngành chuyên
cung cấp các chỉ số quốc tế và các bảng xếp hạng
quốc gia do các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác
xây dựng. Trong lĩnh vực công nghiệp, UNIDO đã
phát triển chỉ số riêng của mình để lập chuẩn đối sánh
năng lực cạnh tranh công nghiệp toàn cầu.
Các chuẩn đối sánh công nghiệp quốc tế là cần
thiết vì rất khó để có thể đánh giá hoạt động của một
quốc gia nếu chỉ dựa trên các chỉ báo trong nước. Lý
thuyết kinh tế không cung cấp cho chúng ta các cách
tiếp cận đơn giản để có thể đánh giá nhiều khía cạnh
khác nhau của kết quả hoạt động công nghiệp. Do đó,
cách tốt nhất là so sánh hiện trạng của một nước với
các nước khác sử dụng các chỉ báo định lượng minh
bạch và hợp lý về mặt kỹ thuật. Trên thực tế, kết quả
hoạt động công nghiệp của một quốc gia ngày nay
chịu tác động ngày càng nhiều bởi các yếu tố bên
ngoài (thay đổi công nghệ quốc tế, toàn cầu hóa, hội
nhập khu vực), do đó việc so sánh quốc tế càng trở
nên thích hợp hơn khi xác định các mục tiêu và chiến
lược công nghiệp quốc gia.

Chuẩn đối sánh có thể được lập ở nhiều cấp độ,

nhưng mức độ càng cụ thể thì sẽ thu được càng nhiều
các chỉ báo định lượng hữu ích. Điều này làm cho việc
lập chuẩn đối sánh kết quả hoạt động công nghiệp dễ
dàng hơn so với việc lập chuẩn đối sánh năng lực cạnh
tranh quốc gia. Điểm bất lợi là sự phân tách cụ thể
này gây khó khăn trong quá trình thu thập số liệu của
các nước so sánh. Chuẩn đối sánh công nghiệp quốc
tế, mặc dù phạm vi còn khá rộng, nhưng cũng cung
cấp các chỉ báo sơ bộ hữu ích về kết quả hoạt động có
liên quan. Chuẩn đối sánh giúp các nhà hoạch định
chính sách đánh giá sự tiến bộ, rút ra bài học từ các
mô hình tiêu biểu và xác định hướng đi chiến lược
cho tăng trưởng công nghiệp. Để hỗ trợ hơn nữa cho
công tác hoạch định chính sách, đánh giá tổng thể
này cần được bổ sung bằng các phân tích chi tiết cho
từng ngành và từng hoạt động, cũng như bằng các
biến định tính về chính sách và thể chế không nằm
trong phương pháp định lượng chuẩn đối sánh này.
Phần này phân tích kết quả hoạt động công
nghiệp của Việt Nam và so sánh với kết quả của mười
nước: Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,
Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Philippines, Singapore
và Hàn Quốc. Các nước này được xếp vào một hay
nhiều nhóm theo bốn tiêu chí cơ bản sau đây nhằm
xác định nước phù hợp để lập chuẩn đối sánh:


Nước láng giềng
là các nước có chung lợi thế
địa lý và có cơ cấu sản xuất tương đồng;



Đối thủ cạnh tranh hiện tại
là các nước có các
yếu tố tương đồng nhất định và cùng tập
trung vào các ngành công nghiệp giống nhau;


Đối thủ cạnh tranh trong tương lai
là các nước
có khả năng tạo ra nguy cơ cạnh tranh trong
các lĩnh vực vực có lợi thế so sánh và lợi thế
cạnh tranh;


Các mô hình tiêu biểu
là các nước có những
gợi ý về các mục tiêu có thể đạt được cho
phát triển công nghiệp.
Phần này xác định vị trí của Việt Nam trong chỉ
số Năng lực cạnh tranh công nghiệp (CIP) của
UNIDO, là sự kết hợp các khía cạnh của kết quả hoạt
động công nghiệp thành một đơn vị đo duy nhất.
Tiếp theo, phần này đánh giá kết quả thương mại các
sản phẩm chế tạo và MVA của Việt Nam. Từ đây, Báo
cáo sẽ chỉ ra khả năng tiến lên nấc thang công nghệ và
tăng giá trị gia tăng của Việt nam bằng cách chuyển
hướng sang các ngành thâm dụng công nghệ. Cuối
cùng, phần này phân tích mô hình đa dạng hóa sản
phẩm và thị trường của Việt Nam và xếp hạng Việt

Nam cùng với các đối thủ cạnh tranh trong ma trận
về mức độ rủi ro.
4.1. Việt Nam trong chỉ số Năng lực
cạnh tranh công nghiệp (CIP) của
UNIDO
Chỉ số Năng lực cạnh tranh công nghiệp (CIP)
của UNIDO kết hợp các khía cạnh của kết quả hoạt
động công nghiệp thành một thước đo trực quan duy
nhất. Chỉ số CIP thể hiện được khả năng cạnh tranh
của các nước trong sản xuất và xuất khẩu các sản
phẩm chế tạo, cũng như việc chuyển dịch cơ cấu
hướng tới các ngành thâm dụng công nghệ, có giá trị
gia tăng cao. UNIDO công bố chỉ số CIP trong báo
cáo có uy tín của mình, Báo cáo Phát triển Công nghiệp,
lập chuẩn đối sánh cho 118 quốc gia. Hộp 1 trình bày
các khía cạnh, các chỉ báo và cách tính chỉ số CIP.
Bảng 1 dưới đây là kết quả xếp hạng quốc gia theo
chỉ số CIP được công bố trong Báo cáo Phát triển
Công nghiệp UNIDO 2011.

×