Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.91 KB, 87 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 4
1.1. Những vấn đề cơ bản về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản 4
1.1.1. Vai trò của khoáng sản và khai thác khoáng sản đối với việc phát triển kinh tế xã hội
quốc gia 4
1.1.1.1. Khái quát về khoáng sản và khai thác khoáng sản 4
1.1.1.2. Vai trò của khai thác khoáng sản đối với việc phát triển kinh tế xã hội 6
1.1.2. Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản 9
1.1.2.1. Khái niệm bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản 9
1.1.2.2. Đặc điểm của bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản 12
1.1.2.3. Vai trò của bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản 16
1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai
thác khoáng sản 20
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, những chế định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường
trong hoạt động khai thác khoáng sản 20
1.2.1.1. Khái niệm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng
sản 20
1.2.1.2. Đặc điểm của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản 22
1.2.1.3. Những chế định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động
khai thác khoáng sản 24
1.2.2. Những biện pháp bảo đảm thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản 31
1.2.3. Những yếu tố tác động đến pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai
thác khoáng sản 35
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT


VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 41
2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về bảo vệ môi trường trong
hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam 41
2.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng
sản 48
2.2.1. Những kết quả đạt được 48
2.2.1.1. Xây dựng và từng bước hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi
trường trong hoạt động khai thác khoáng sản 48
2.2.2.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý về bảo vệ môi
trường trong hoạt động khai thác khoáng sản đã được quan tâm thực hiện 52
2.2.2.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản và bảo vệ
môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản được thực hiện tương đối hiệu quả
52
2.2.2.4. Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã có nhiều cố gắng trong việc
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản 54
2.2.2.5. Nhiều tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã thực hiện nghiêm túc các nghĩa
vụ về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản 57
2.2.2.6. Nguồn tài chính cho công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản đã dần được đảm bảo 58
2.2.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra, và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
trong hoạt động khai thác khoáng sản ngày càng được chú trọng thực hiện 59
2.2.2.8. Đã có sự tham gia công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản 60
2.2.2. Những tồn tại, hạn chế của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai
thác khoáng sản 61
2.2.2.1. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản đã được
quan tâm xây dựng tuy nhiên vẫn còn tồn tại không ít bất cập, hạn chế 61
2.2.2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý về môi trường vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về trình

độ chuyên môn 67
2.2.2.3. Công tác lập quy hoạch khoáng sản vẫn còn nhiều bất cập 68
2.2.2.4. Công tác cấp phép khai thác khoáng sản ở các địa phương còn có nhiều bất cập
70
2.2.2.5. Công công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn
chế. Cụ thể: 71
2.2.2.6. Việc ký quỹ, quản lý tiền ký quỹ, thực hiện cải tạo phục hồi môi trường còn
chậm 73
2.2.2.7. Thiết bị, công nghệ khai thác khoáng sản còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu
cầu bảo vệ môi trường 73
2.2.2.8. Tình trạng ô nhiễm môi trường và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
trong hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra một cách đáng lo ngại 74
2.2.2.9. Việc quản lý nguồn thu phục vụ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản 76
2.2.3. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế 76
2.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam 77
2.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 77
2.3.2. Các giải pháp cụ thể 78
2.3.2.1. Giải pháp pháp lý 78
2.3.2.2. Các giải pháp khác 81
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
1.1. Những vấn đề cơ bản về bảo vệ môi trường trong hoạt động
khai thác khoáng sản
1.1.1. Vai trò của khoáng sản và khai thác khoáng sản đối với việc
phát triển kinh tế xã hội quốc gia
1.1.1.1. Khái quát về khoáng sản và khai thác khoáng sản
Cuộc sống của con người rất gần gũi với những vật chất như sắt,

nhôm, đồng, kẽm, than đá, dầu khí, nước khoáng thiên nhiên, nước nóng
thiên nhiên, đá, cát, vàng,… Những vật chất đó có tên gọi chung là khoáng
sản. Dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, khái niệm khoáng sản cũng
được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:
Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam thì: “Khoáng sản là những thành
tạo khoáng vật trong vỏ trái đất có thể sử dụng trong nền kinh tế quốc dân.
Dựa trên trạng thái vật lý phân ra: khoáng sản rắn, lỏng (dầu mỏ, nước
khoáng) và khí (khí đốt, khí trơ). Dựa vào thành phần hóa học và công
dụng phân ra: khoáng sản kim loại, phi kim (không kim loại) và nhiên
liệu.” (Từ điển Bách khoa Việt Nam 2, Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa Hà
Nội, 2002, tr. 516)
Giáo trình Khoa học môi trường đại cương viết: “Khoáng sản là
nguyên liệu tự nhiên có nguồn gốc hữu cơ hoặc vô cơ, chứa trong lớp vỏ
trái đất, trên mặt đất, dưới đáy biển hoặc hòa tan trong nước đại dương”
Dưới góc độ khoa học pháp lý, Khoản 1, Điều 2, Luật Khoáng sản
Việt Nam năm 2010 quy định: “Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có
ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất,
trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ”.
4
Từ những khái niệm đã nêu ở trên, có thể hiểu một cách cụ thể về
khoáng sản như sau:
i) Khoáng sản là những vật chất tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng
hoặc thể khí.
ii) Khoáng sản có nguồn gốc hữu cơ hoặc vô cơ, tồn tại ở trên mặt đất,
trong lòng đất.
iii) Khoáng sản là tài nguyên thiên nhiên có ích và có hạn. Khoáng
sản có thể được khai thác ở hiện tại hoặc tương lai và khoáng sản là tài
nguyên không thể tái tạo.
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại khoáng sản. Theo trạng thái
vật lý, khoáng sản gồm: khoáng sản rắn, lỏng (dầu mỏ, nước khoáng) và

khí (khí đốt, khí trơ). Theo địa điểm phân bố thì khoáng sản gồm: khoáng
sản trên mặt đất, khoáng sản trong lòng đất. Theo tính chất của công dụng,
khoáng sản được chia ra làm bốn nhóm: khoáng sản kim loại, khoáng sản
phi kim, khoáng sản nhiên liệu và khoáng sản nước.
- Khoáng sản kim loại là những quặng, qua quá trình chế luyện, lấy ra
kim loại hoặc hợp chất của chúng, thuộc nhóm này gồm: Nhóm khoáng sản
sắt và hợp kim sắt (sắt, Mangan, Crôm…); Nhóm kim lại cơ bản (Thiếc,
Đồng, Chì, Kẽm…); Nhóm kim loại nhẹ (Nhôm, Titan, Magiê…); Nhóm
kim loại phóng xạ (Uran, thori, rađi) và nhóm kim loại hiếm và đất hiếm.
- Khoáng sản phi kim là những quặng được sử dụng trực tiếp hoặc qua
chế biến để lấy ra đơn chất hoặc hợp chất không kim loại: nhóm khoáng
sản hóa chất và phân bón (lưu huỳnh, apatit, phôtphorit…); Nhóm nguyên
liệu gốm sứ - chịu lửa (sét, kaolin…) và nhóm nguyên liệu kiến trúc xây
dựng (cát, đá vôi, đá hoa…).
- Khoáng sản nhiên liệu gồm các đá có nguồn gốc sinh vật (than bùn,
than đá, dầu…). Loại khoáng sản này ngoài việc làm chất đốt, khoáng sản
nhiên liệu còn để sản xuất ra hóa phẩm, dược phẩm và các thành phần khác
(sợi nhân tạo, vật liệu khuôn đúc.v.v…).
5
- Khoáng sản nước: Là các loại nước được dùng cho sinh hoạt và công
nghiệp như nước khoáng, bùn khoáng sử dụng trong y tế và sinh hoạt.
Khoáng sản được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống con người: từ
nhiên liệu cho đến trồng trọt, xây dựng, chế tạo các sản phẩm phục vụ cuộc
sống… Muốn sử dụng khoáng sản thì cần phải khai thác chúng.
Hiểu một cách đơn giản, khai thác khoáng sản là hoạt động lấy
khoáng sản từ trong lòng đất, trên mặt đất.
Dưới góc độ pháp lý, khai thác khoáng sản là: “hoạt động nhằm thu
hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm
giàu và các hoạt động khác có liên quan” (Khoản 7, Điều 2, Luật Khoáng
sản Việt Nam năm 2010)

1.1.1.2. Vai trò của khai thác khoáng sản đối với việc phát triển kinh
tế xã hội
Khai thác khoáng sản đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát
triển kinh tế xã hội mỗi quốc gia. Vai trò của khai thác khoáng sản đối với
việc phát triển kinh tế xã hội thể hiện qua các khía cạnh:
•Khai thác khoáng sản đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng
Con người sử dụng khoáng sản để đáp ứng rất nhiều nhu cầu trong
cuộc sống: nhiên liệu, xây dựng, phân bón, kim loại, trang sức, Đồng
thời, khoáng sản lại là nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác như:
điện, hóa chất, xi măng, hóa dầu, chế tạo, gia công sản phẩm từ kim loại…
Các quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản thì khả năng đáp ứng nhu cầu trên
càng cao.
Đến nay, nước ta đã phát hiện được trên 5.000 mỏ và điểm quặng với
trên 60 loại khoáng sản khác nhau. Trong đó:
- Các loại khoáng sản có triển vọng gồm dầu khí, than (antraxit Quảng
ninh), chì, kẽm, thiếc, sắt, vonfram, đồng, antimon, bauxit, đất hiếm, đá
vôi, cát thuỷ tinh, đá xây dựng;
6
- Các loại khoáng sản có triển vọng khá gồm titan, crom, mangan,
felspat, kaolin, talc, fluorit, barit, graphit, dolomit, photsphorit,
bentonit, diatomit, đá ốp lát các loại, than lignit (đồng bằng Sông Hồng
và thềm lục địa);
- Các loại khoáng sản có triển vọng kém hơn gồm kaolin, graphít,
mangan, barit, niken…
Ngoài ra, trên địa bàn cả nước đã phát hiện khoảng 400 nguồn nước
khoáng và nước nóng thiên nhiên. Các nguồn nước có thành phần và nhiệt
độ tương đối đa dạng; phân bố tương đối đều tại các vùng, miền.
( />option=com_content&view=article&id=58:v-tim-nng-khoang-sn-vit-
nam&catid=3:phobienkienthuc&Itemid=4)
So sánh kết quả trên với diện tích lãnh thổ quốc gia, có thể thấy rằng,

nước ta là một quốc gia có tiềm năng khoáng sản tương đối, và về cơ bản,
có khả năng đáp ứng được nhiều nhu cầu sản xuất, sử dụng khoáng sản.
•Chủ thể tiến hành đầu tư khai thác khoáng sản thu được lợi nhuận từ
hoạt động khai thác khoáng sản
Khoáng sản là những tài nguyên thiên nhiên có giá trị. Trong đầu tư
khai thác khoáng sản, chi phí đầu vào thấp (do khoáng sản là tài nguyên
sẵn có) nhưng lại cho chi phí đầu ra cao (khi thu hồi được khoáng sản, đặc
biệt là sau khi làm giàu và chế biến). Do đó, hoạt động khai thác khoáng
sản mang lại nhiều lợi nhuận cho chủ thể tiến hành đầu tư khai thác.
Quá trình phát triển của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản
cùng với sự gia tăng số lượng chủ thể và sự đa dạng trong hình thức, quy
mô khai thác khoáng sản đã chứng minh điều đó.
Ở Việt Nam, số doanh nghiệp tham gia hoạt động khai thác khoáng
sản tăng nhanh từ 427 doanh nghiệp năm 2000, đến nay đã lên gần 2000
doanh nghiệp.
( />khoang-san-gan-voi-moi-truong-395.thl)
•Khai thác khoáng sản tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
7
Khoáng sản là tài nguyên quan trọng và có hạn của mỗi quốc gia, vì
vậy, các quốc gia đều cố gắng tạo ra nguồn thu để bồi hoàn cho quốc gia
những giá trị bị mất đi vĩnh viễn do quá trình khai thác khoáng sản. Hiện
nay, hầu hết các quốc gia đều quy định các nghĩa vụ tài chính đối với các
chủ thể tiến hành khai thác khoáng sản dưới nhiều hình thức như: thuế tài
nguyên, thuế thu nhập doạnh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu khoáng sản, phí
bảo vệ môi trường, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, …
Nếu quản lý hiệu quả, các dự án khai thác khoáng sản có thể mang lại
nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.
Nhiều nước trên thế giới có nguồn thu chủ yếu từ khai khoáng như:
Bruei, Cooet, Veneduela…
Ở Việt Nam, theo thống kê, từ năm 2000 đến nay, mỗi năm ngành

khai khoáng đóng gần 25% thu ngân sách hàng năm của nhà nước.
( />san-Kho-chap-nhan-yeu-kem/45/12153880.epi)
•Khai thác khoáng sản tạo cơ hội việc làm
Để tiến hành khai thác khoáng sản, cần phải có nguồn nhân lực. Nhu
cầu này tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động.
Theo số liệu thống kê thì tại Việt Nam, từ năm 2000 cho đến nay,
ngành khai khoáng cũng đã tạo được nhiều công ăn việc làm với hơn
430.000 lao động hiện đang làm việc.
( />distributionid=519682)
•Khai thác khoáng sản thu hút đầu tư, giúp nâng cao trình độ khoa
học công nghệ, năng lực quản lý
Lợi nhuận của hoạt động khai thác khoáng sản đã thu hút ngày càng
nhiều chủ thể tham gia khai thác khoáng sản. Để thu được nhiều lợi nhuận
hơn, các chủ thể đã mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động. Các công ty khai
thác khoáng sản đã đầu tư tăng cường chế biến sâu nhằm nâng cao lợi
nhuận. Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, khai thác khoáng
sản ngày càng thu hút được sự quan tâm của đầu tư từ nước ngoài. Điển
hình như trong lĩnh vực khai thác dầu khí, khai thác mỏ bô xít, mỏ thiếc và
8
mỏ đồng, với mục tiêu là cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các hoạt động
hạ nguồn trong nước, nhiều công ty đã đầu tư khai thác khoáng sản ở nước
ngoài. Đơn cử như công ty dầu khí đa quốc gia Hà Lan- Anh: Royal
Dutch/Shell, Công ty dầu khí Anh Quốc British Petroleum (BP).
(
Trong quá trình phát triển đầu tư khai thác khoáng sản, tất yếu các chủ
thể tiến hành khai thác khoáng sản sẽ tiến hành đầu tư máy móc, công
nghệ, thiết bị hiện đại cũng như tăng cường công tác quản lý. Nhờ đó, trình
độ khoa học công nghệ, năng lực quản trị của quốc gia, địa phương nơi tiến
hành khai thác khoáng sản sẽ được nâng lên.
•Thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ cận

Đầu ra của ngành khoáng sản là nguyên vật liệu đầu vào thiết yếu cho
các ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo và xây dựng. Do đó, khai thác
khoáng sản thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ cận khác cùng phát triển.
•Khai thác khoáng sản giúp phát triển cơ sở hạ tầng, giảm cách biệt
giàu nghèo
Trong quá trình tiến hành khai thác khoáng sản, các chủ thể phải đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho hoạt động của mình (đường sá để
vận chuyển, hệ thống nhà máy, …) Đồng thời, các chủ thể này còn có
nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm xã hội đối với địa phương nơi khai thác
khoáng sản như xây dựng trường học, cơ sở y tế,… Điều này đặc biệt có ý
nghĩa đối với các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn như vùng núi,
biên giới. Giúp cho các địa phương này có điều kiện để phát triển, góp
phần xóa đói giảm nghèo từ đó giúp rút ngắn sự cách biệt giàu nghèo với
các vùng có điều kiện kinh tế phát triển.
1.1.2. Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
1.1.2.1. Khái niệm bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản
Theo từ điển tiếng Việt thì: “bảo vệ là chống lại mọi sự xâm phạm để
9
giữ cho luôn luôn được nguyên vẹn. Bảo vệ đê điều, bảo vệ đất nước, bảo
vệ chân lý,…” (Từ điển tiếng Việt, NxB Đà Nẵng, 2004, tr.40).
Môi trường là một khái niệm có nội hàm rộng và được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực, ngữ cảnh khác nhau. Theo định nghĩa thông thường thì môi
trường là: “toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó
con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con
người hay sinh vật ấy’’ (Từ điển tiếng Việt, Nxb.Đà Nẵng 1997, tr.618)
Báo cáo toàn cầu năm 2000 đưa ra định nghĩa về môi trường như sau:
“Theo tự nghĩa, môi trường là những vật thể vật lý và sinh học bao quanh
loài người. Con người cần đến sự hỗ trợ của môi trường xung quanh để
sống … mối quan hệ giữa loài người và môi trường chặt chẽ đến mức mà

sự phân biệt giữa cá thể con người và môi trường bị xóa nhòa đi”.
Dưới góc độ khoa học pháp lý, Luật Bảo vệ môi trường được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005,
có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 quy định tại Khoản 1, Điều 3 như sau: “
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và sinh vật”. Theo định nghĩa này, môi trường được tạo thành
bởi các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo. Trong đó yếu tố tự
nhiên (đất, nước, không khí, ánh sáng, khoáng sản, sinh vật,… ) đóng vai
trò đặc biệt quan trọng đối với sự xuất hiện, tồn tại của con người. Những
yếu tố này phát triển theo quy luật của tự nhiên nhưng cũng có thể chịu sự
tác động nhất định của con người. Các yếu tố vật chất nhân tạo được hình
thành trong quá trình con người khai thác, sử dụng các yếu tố tự nhiên để
thỏa mãn các nhu cầu của mình. Đây là quá trình con người biến đổi, cải
biến tự nhiên để tạo ra hoàn cảnh, điều kiện sống mới. Như vậy, con người
trở thành trung tâm trong mối quan hệ với tự nhiên và mối quan hệ giữa
con người với nhau tạo thành trung tâm đó chứ không phải mối liên hệ giữa
các thành phần khác của môi trường.
10
Con người đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài về mặt nhận
thức và hành động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường. Từ xa xưa, con người
đã coi mối quan hệ giữa môi trường và con người là thống nhất thông qua
quan điểm mang màu sắc tôn giáo: “Thiên, địa, nhân hợp nhất”. Từ đó, đã
hình thành những khu vực được coi là “linh thiêng’’ (con người không
được có bất cứ hoạt động nào tác động vào khu vực này). Cùng với thời
gian, con người đã nhận thức thức được tầm quan trọng của môi trường và
có những hành động tự giác nhằm bảo vệ môi trường:
•Giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1960 là giai đoạn thu thập thông tin
về môi trường: các quốc gia phát triển hơn đã tiến hành thu thập thông tin
về số lượng, chất lượng từng nguồn tài nguyên thiên nhiên.

•Cuối những năm 60 của thế kỷ XX là giai đoạn báo động về tình
trạng môi trường: các quốc gia cũng như toàn cầu đã thực hiện những cảnh
báo giữa các quốc gia về hiện trạng môi trường quốc gia. Các quốc gia
cũng như cộng đồng quốc tế đã lập các chương trình và chiến lược bảo vệ
môi trường.
•Đầu những năm 70 của thế kỷ XX cho tới nay, các quốc gia cũng
như cộng đồng quốc tế đã và đang xây dựng và thực hiện những chương
trình bảo vệ môi trường.
Từ điển bách khoa Việt Nam tập 1, Hà Nội, 1995 định nghĩa bảo vệ
môi trường như sau: “Bảo vệ môi trường là tập hợp các biện pháp giữ gìn,
sử dụng hoặc phục hồi một cách hợp lý sinh giới (vi sinh vật, thực vật,
động vật và môi sinh, đất, nước, không khí, lòng đất) nghiên cứu thử
nghiệm thiết bị sử dụng tài nguyên thiên nhiên, áp dụng công nghệ ít có
hoặc không có phế liệu…nhằm tạo ra một không gian tối ưu cho cuộc sống
con người. Ngoài ra, bảo vệ môi trường còn tạo ra điều kiện tinh thần, văn
hóa khiến cho đời sống con người được thoải mái”.
Khoản 3, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường định nghĩa: “Hoạt động bảo
vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng
11
ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường;
khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác,
sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh
học”. Định nghĩa này đã liệt kê đầy đủ các hình thức bảo vệ môi trường
với các cấp độ khác nhau.
Khoáng sản là một loại tài nguyên, là một bộ phận của môi trường.
Con người tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản (nhằm thu hồi khoáng
sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các
hoạt động khác có liên quan) để thỏa mãn những nhu cầu của mình đồng
thời cũng gây ra những tác động đến môi trường. Vì vậy, cần thiết phải bảo
vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Trên thực tế hiện nay, khái niệm “Bảo vệ môi trường trong hoạt động
khai thác khoáng sản” vẫn chưa được định nghĩa khái quát trong một văn
bản cụ thể nào. Vậy chúng ta có thể rút ra khái niệm bảo vệ môi trường
trong hoạt động khai thác khoáng sản dựa trên khái niệm ở trên như sau:
“Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản là sử dụng tổng
hợp nhiều biện pháp, công cụ phòng chống và khắc phục ô nhiễm, phục hồi
và cải thiện môi trường; khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản”
1.1.2.2. Đặc điểm của bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản
Bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển
bền vững của các quốc gia. Khoáng sản là một thành phần của môi trường
vì vậy bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản cũng là một
phần trong tổng thể các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi
trường trong hoạt động khai thác khoáng sản có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
nhằm mục đích:
•Phòng chống, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
•Phục hồi và cải thiện môi trường trong hoạt hoạt động khai thác
12
khoáng sản
•Góp phần khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên khoáng sản
Thứ hai, cũng như hoạt động bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ
môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản cần được thực hiện dưới
nhiều cấp độ khác nhau:
•Cấp độ cá nhân: để phục vụ nhu cầu trong cuộc sống của mình, con
người đã và đang khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản. Bên cạnh
những lợi ích, hoạt động khai thác khoáng sản còn có những tác động tiêu
cực đến môi trường, mà trong đó, con người vừa là thủ phạm vừa là nạn
nhân. Vì vậy, con người cần ý thức được tính hai mặt của hoạt động khai
thác khoáng sản, từ đó biết cách sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên

khoáng sản; lựa chọn sử dụng những nguồn năng lượng, tài nguyên được
coi là vô tận để thay thế cho tài nguyên khoáng sản và có ý thức bảo vệ tài
nguyên khoáng sản nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.
•Cấp độ cộng đồng: Cộng đồng là tập thể người có gắn kết với nhau
bằng những yếu tố kinh tế, xã hội hoặc tổ chức, chính trị. Dù tồn tại dưới
hình thức nào, gắn kết với nhau bằng yếu tố nào, các cộng đồng đều phải
bảo vệ môi trường vì lợi ích của chính mình. Để bảo vệ môi trường trong
hoạt động khai thác khoáng sản, ở cấp độ này, các biện pháp giáo dục, các
hành động tập thể như các quy tắc, chương trình và biện pháp tập thể cần
được chú trọng. Theo nghiên cứu của Paul Collier trong cuốn The Bottom
Billion, trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp khai thác thì cộng đồng có
vai trò rất quan trọng trong giai đoạn tham vấn (FPIC) trước khi quyết định
khai thác để xác định rõ các khu vực môi tường hoặc văn hóa quan trọng
cần hạn chế hoạt động thăm dò và khai thác, thậm chí cả những khu vực
cần được giữ lại để áp dụng các phương pháp khai thác cụ thể.
( />%20Value_Chain_Vietnamese.pdf)
•Cấp độ địa phương, vùng: môi trường của cộng đồng không tách rời
khỏi môi trường chung nên việc bảo vệ môi trường sẽ đạt hiệu quả cao hơn
13
nếu được tổ chức, thực hiện với sự tham gia của nhiều cộng đồng- với cấp
độ địa phương, vùng (thường theo địa giới hành chính cấp địa phương do
cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương tổ chức thực hiện). Cũng theo
nghiên cứu của Paul Collier trong cuốn The Bottom Billion, trong chuỗi giá
trị ngành công nghiệp khai thác thì chính quyền địa phương tham gia vào
nhiều giai đoạn: giai đoạn quyết định khai thác(thông qua tham vấn với
cộng đồng để quyết định khai thác); giai đoạn ký kết hợp đồng (cấp phép
thăm dò, khai thác); giai đoạn quản lý và phân bổ nguồn thu từ hoạt động
khai thác ( quản lý nguồn thu minh bạch và có kế hoạch phân bổ nguồn thu
để phục vụ mục đích bảo vệ môi trường như quỹ tài nguyên, đầu tư phục
hồi và cải tạo môi trường sau khai thác khoáng sản)

•Cấp độ quốc gia: ngày nay, Nhà nước trung ương của tất cả các quốc
gia đều xem bảo vệ môi trường như một nhiệm vụ quan trọng để thực hiện
mục tiêu phát triển bền vững. Trong hoạt động khai thác khoáng sản, các
quốc gia đều chú trọng xây dựng các đơn vị chuyên trách, ban hành và thực
hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch và pháp luật về bảo vệ môi trường
trong hoạt động khai thác khoáng sản nhằm thực hiện thống nhất các hoạt
động quản lý ở tầm vĩ mô cũng như xác lập quan hệ quốc tế về môi trường.
• Cấp độ quốc tế: bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường
trong hoạt động khai thác khoáng sản nói riêng đang thu hút được sự quan
tâm và hợp tác của toàn thế giới. Hiện nay, có nhiều tổ chức quốc tế (phi
Chính phủ và liên Chính phủ), các diễn đàn quốc tế, khu vực liên quan đến
vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt động
khai thác khoáng sản nói riêng. Điển hình như: Ngân hàng thế giới (WB),
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Tổ
chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO),…
Thứ ba, bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
được tiến hành bằng cách sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp. Bao gồm:
•Biện pháp tổ chức - chính trị:
Chính trị được coi là một trong những biện pháp quan trọng của bảo
14
vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản nói riêng. Ở những quốc gia mà ý thức về môi trường và bảo vệ
môi trường của người dân cao và với thể chế đa đảng thì vấn đề môi trường
được các đảng phái chính trị sử dụng nhằm thu hút sự ủng hộ chính trị của
nhân dân và các tổ chức xã hội (nhất là trong những kỳ bầu cử cơ quan
quyền lực các cấp). Ở Việt Nam, đường lối chính sách bảo vệ môi trường
của Đảng Cộng sản Việt Nam được đưa ra không nhằm mục đích thu hút lá
phiếu của cử tri hay giành giật quyền lực chính trị mà nhằm vạch ra đường
lối đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phù
hợp với quan điểm phát triển bền vững. Đảng ta đã ban hành nhiều văn

kiện có nội dung liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (nói chung và
từng bộ phận môi trường cụ thể). Ngày 25 tháng 4 năm 2011, Bộ Chính trị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã ban
hành Nghị Quyết số 02-NQ/TW về định hướng chiến lược khoáng sản và
công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó,
mục tiêu của Nghị quyết là: “Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành công tác
lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 và các diện tích
biển ven bờ sâu đến 30m nước. Xây dựng chuyên ngành điều tra cơ bản
địa chất về khoáng sản ở mức hiện đại,…; Nâng tỷ trọng ngành công
nghiệp khai khoáng trong GDP từ khoảng 10% hiện nay lên 15-20% vào
năm 2020 ….; Tăng dự trữ một số khoáng sản chiến lược vì lợi ích lâu dài
của quốc gia”.
•Biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức môi trường
Ý thức của người dân có vai trò quan trọng đến công cuộc bảo vệ môi
trường nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng
sản nói riêng, do đó, cần thiết phải tuyên truyền, giáo dục ý thức môi
trường cho người dân thông qua nhiều hình thức khác nhau như: đưa vào
chương trình giáo dục, tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng,
tổ chức các hoạt động cụ thể
15
•Biện pháp khoa học công nghệ
Trong quá trình khai thác khoáng sản, chất lượng máy móc, thiết bị
được sử dụng cũng gây tác động không nhỏ đến môi trường. Do đó, cần
thiết phải áp dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ sao cho quá trình khai
thác khoáng sản tạo ra ít hoặc không thải nhiều chất thải, sử dụng năng
lượng và tài nguyên ít nhất. Muốn làm được điều này, cần có trình độ khoa
học công nghệ và nguồn tài chính nhất định.
•Biện pháp kinh tế
Trong quá trình khai thác khoáng sản, các doanh nghiệp sẽ tìm mọi
cách để thu lợi nhuận tối đa và kéo theo đó là sự đánh đổi về môi trường.

Do đó, nhất thiết phải sử dụng biện pháp kinh tế như một giải pháp hàng
đầu nhằm bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Một số
biện pháp kinh tế chủ yếu như: thành lập quỹ bảo vệ môi trường; chính
sách thuế, phí; biện pháp đặt cọc, ký quỹ; bảo hiểm môi trường
•Biện pháp pháp lý
Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước. Trong công tác
quản lý nhà nước về môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản nói riêng, pháp luật chính là một công cụ hữu
hiệu. Thông qua hệ thống quy định, chế tài, pháp luật đã tạo dựng một
khuôn khổ chung cho mọi người tuân thủ để bảo vệ môi trường.
1.1.2.3. Vai trò của bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản
Bên cạnh mang lại lợi ích về kinh tế, xã hội, hoạt động khai thác
khoáng sản còn gây ra những tác động đến môi trường.
Trước hết, khai thác khoáng sản làm cạn kiệt chính loại khoáng sản
đó. Vì khoáng sản là tài nguyên có hạn và không tái tạo nên khai thác
khoáng sản cũng có nghĩa là đang làm vơi đi một lượng tài nguyên của môi
trường, ảnh hưởng đến sự cân bằng của các thành phần môi trường. Nếu
16
khai thác ồ ạt, không có kế hoạch thì tất yếu sẽ có những loại khoáng sản bị
triệt tiêu. Một nghiên cứu của Công ty dầu khí Anh Quốc British Petroleum
(BP) chỉ ra rằng nếu con người vẫn sử dụng khoáng sản với tốc độ như hiện
nay thì tính từ tháng 6 năm 2011: trữ lượng dầu mỏ trên thế giới chỉ còn đủ
dùng trong vòng 46 năm nữa; khí gas trong tự nhiên cũng chỉ còn đủ dùng
khoảng 58.6 năm; thiếu photpho thì cây cối không phát triển được, nhưng
theo ước tính, từ 50-100 năm nữa, thế giới sẽ hết photpho, khoảng 188 năm
nữa, thế giới sẽ không còn than để sử dụng.
( />nguyen-thien-nhien-s%E1%BA%AFp-b%E1%BB%8B-c%E1%BA%A1n-
ki%E1%BB%87t-b%E1%BB%9Fi-7-t%E1%BB%B7-ng
%C6%B0%E1%BB%9Di-tren-trai-d%E1%BA%A5t/. )

Tác động đến môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản không
chỉ dừng lại ở việc làm cạn kiệt chính loại khoáng sản được khai thác, mà
nguy hiểm hơn là sự tác động đến các thành phần môi trường khác. Đây là
vấn đề cấp bách, thu hút sự quan tâm của cộng đồng.
Đối với đất đai, hoạt động khai thác khoáng sản có thể gây xói mòn,
sụt đất, mất đất, ô nhiễm đất. Trong khai thác quặng, nếu bóc lớp đất đá
nằm phía trên quặng không hợp lý sẽ chôn vùi và mất đất mặt, đá mẹ lộ ra
tạo ra một vùng đất kiệt vô dụng rộng lớn. Sau quá trình khai thác mỏ
thường để lại các dạng địa hình có tiềm năng gây sạt lở cao, làm ô nhiễm
môi trường, gây nguy hiểm cho con người, súc vật, động vật hoang dã
trong khu vực sau khai thác.

(Lê Diên Dực, Tác động môi trường của hoạt
động khai thác khoáng sản, Trung tâm Tài nguyên và Môi trường).
(
/>%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%99ng-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB
%9Dng-c%E1%BB%A7a-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-
khai-th%C3%A1c-kho%C3%A1ng-s%E1%BA%A3n.aspx)
17
Bên cạnh đó, hoạt động khai thác khoáng sản thường sinh ra bụi, nước
thải với khối lượng lớn, gây ô nhiễm không khí và nguồn nước.
Sự phá vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và
khoan nổ sẽ thúc đẩy các quá trình hoà tan, rửa lũa các thành phần chứa
trong quặng và đất đá, quá trình tháo khô mỏ, đổ các chất thải vào nguồn
nước, chất thải rắn, bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ, tham gia
vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự
nhiên, là những tác động hoá học làm thay đổi tính chất vật lý và thành
phần hoá học của nguồn nước xung quanh các khu mỏ. Nước ở các mỏ
than thường có hàm lượng các ion kim loại nặng, á kim, các hợp chất hữu
cơ, các nguyên tố phóng xạ cao hơn so với nước mặt và nước biển khu

vực đối chứng. (Giáo trình khoa học môi trường đại cương). Theo

Báo cáo
mang tên “Troubled Waters” (Tạm dịch: Nguồn nước đang lâm nguy) do tổ
chức bảo vệ môi trường Earthworks và cơ quan chuyên thanh tra mỏ
Mining Watch Canada công bố cho thấy: một số hệ thống nước trên thế
giới đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi chất thải từ các khu khai mỏ. Hàng
năm, lượng chất thải do hoạt động khai khoáng thải vào nguồn nước lên
đến trên 180 triệu tấn và có tới 9 trong số những công ty khai mỏ hàng đầu
thế giới chọn cách đổ trực tiếp chất thải ra môi trường thay vì tìm hướng xử
lý hiệu quả để giảm bớt tác động của các loại rác thải độc hại.
( />Bụi, khí độc, khí nổ, tiếng ồn trong khai thác khoáng sản cũng làm
cho môi trường không khí bị ảnh hưởng. Trong khai thác mỏ, ở tất cả các
công đoạn đều sinh ra bụi. Tại các mỏ lộ thiên, các máy khoan, bãi nổ mìn,
xe vận tải cỡ lớn, các băng tải, búa hơi, máy gò là nguồn gây ra tiếng ồn
chủ yếu. Trong hầm lò, độ ồn còn cao hơn do âm thanh từ tiếng xe goòng,
máy khoan. Ra khỏi các khu khai thác, các xe tải vận chuyển khoáng sản
18
qua các trục đường cũng khiến người dân phải chịu ô nhiễm hàng ngày.
Ngoài ra, hoạt động khai thác khoáng sản là một trong những nguyên
nhân làm cho các loại thực vật, động vật bị giảm số lượng hoặc tuyệt chủng
do các điều kiện sinh sống ở rừng cây, đồng cỏ và sông nước xấu đi.
Ở nước ta, thời gian qua hoạt động khai thác khoáng sản đã gây nhiều
tác động tiêu cực đến môi trường trên tất cả các địa phương. Điển hình
như: ô nhiễm môi trường ở các bãi than, các mỏ than ở Quảng Ninh; tình
trạng tàn phá rừng phòng hộ đầu nguồn để đào vàng ở Bình Định chỉ vì tin
đồn ở rừng đó có vàng; và mới đây, vẫn còn gây nhức nhối là vụ vỡ hồ
chứa bùn titan vào ngày 18/11/2013 của công ty cổ phần Đầu tư khoáng
sản và thương mại Bình Thuận (xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam,
tỉnh Bình Thuận). Lũ bùn đỏ cuốn trôi 3 xe máy, gây ngập úng cả khu vực

rộng lớn tại khu vực giáp ranh huyện Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết.
Những phân tích trên cho thấy rằng, bên cạnh thỏa mãn những nhu
cầu của con người, hoạt động khai thác khoáng sản còn mang đến cho môi
trường những tác động tiêu cực. Vì vậy, cần thiết phải cân bằng giữa lợi ích
kinh tế với những vấn nạn môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản
mang lại. Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản là một
trong những hoạt động nhằm đạt được sự cân bằng đó. Bảo vệ môi trường
trong hoạt động khai thác khoáng sản có vai trò:
Thứ nhất, bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
giúp tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản là có hạn và không tái tạo. Do đó, đòi hỏi phải
có kế hoạch, biện pháp khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả.
Trong hoạt động khai thác khoáng sản, nếu Nhà nước quan tâm chỉ đạo,
điều hành, khoanh vùng khoáng sản và tổ chức, cá nhân tuân thủ quy định
của Nhà nước đồng thời áp dụng các biện pháp về khoa học, công nghệ để
thu hồi khoáng sản hiệu quả, không để thất thoát trong quá trình phân loại,
làm giàu, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác thì tài nguyên khoáng sản sẽ
19
được tiết kiệm và sẽ có khả năng phục vụ lâu dài cho nhu cầu trong cuộc
sống của con người.
Thứ hai, bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
giúp phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố
môi trường
Trong quá trình khai thác khoáng sản, tất yếu phải có những tác động
tới môi trường. Thực hiện bảo vệ môi trường sẽ giúp hạn chế, giảm thiểu
những tác động xấu tới môi trường, ứng phó và giải quyết được với những
sự cố môi trường xảy ra.
Thứ ba, bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản giúp
khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường
Thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường trong hoạt động

khai thác khoáng sản giúp giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường
đã xảy ra do hoạt động khai thác khoáng sản, khắc phục ô nhiễm, suy thoái
môi trường sau khi khai thác khoáng sản, đưa cảnh quan, môi trường trở về
trạng thái trong lành.
1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi
trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, những chế định cơ bản của pháp luật về
bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
1.2.1.1. Khái niệm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động
khai thác khoáng sản
Hiện nay, trong số các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường nói chung
và bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản nói riêng thì
biện pháp pháp lý được sử dụng phổ biến nhất. Theo đó:
Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
là một bộ phận của pháp luật môi trường. Bao gồm hệ thống các quy phạm
pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền với các tổ chức, cá nhân và giữa các chủ thể tiến hành các
20
hoạt động liên quan đến khai thác khoáng sản với nhau nhằm phòng chống
và khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác hợp lý,
tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.
Từ khái niệm trên, có thể hiểu về pháp luật về bảo vệ môi trường
trong hoạt động khai thác khoáng sản như sau:
Thứ nhất, pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản là một bộ phận của pháp luật môi trường. Pháp luật về môi
trường bao gồm nhiều bộ phận, như: pháp luật về kiểm soát ô nhiễm, suy
thoái, sự cố môi trường; pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học; pháp luật
về kiểm soát ô nhiễm không khí; pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước;
pháp luật về quản lý chất thải; pháp luật về đánh giá tác động môi trường,
đánh giá môi trường chiến lược; pháp luật về kiểm soát ô nhiễm đối với các

hoạt động có ảnh hưởng đặc biệt đến môi trường, Trong những hoạt động
có ảnh hưởng đến môi trường mà pháp luật điều chỉnh, có hoạt động khai
thác khoáng sản. Vì vậy, pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động
khai thác khoáng sản là một bộ phận của pháp luật môi trường.
Thứ hai, pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản điều chỉnh hai nhóm quan hệ: nhóm quan hệ giữa các cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền với các tổ chức, cá nhân và nhóm quan hệ
giữa các chủ thể tiến hành các hoạt động liên quan đến khai thác khoáng
sản với nhau. Nhóm quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về môi
trường với các tổ chức, cá nhân gồm những quan hệ phát sinh trong quá
trình quản lý nhà nước về khoáng sản như: đánh giá thực trạng khoáng sản,
hiện trạng môi trường trong khai thác khoáng sản quốc gia; xây dựng và
thực hiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động khoáng sản, chiến
lược, chính sách, kế hoạch về khai thác và sử dụng, bảo vệ khoáng sản;
cấp, thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản; thực hiện các nghĩa vụ tài
chính liên quan đến bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng
sản; kiểm tra, thanh tra việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
21
trong hoạt động khai thác khoáng sản; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; Nhóm
quan hệ giữa các chủ thể tiến hành các hoạt động liên quan đến khai thác
khoáng sản với nhau gồm những quan hệ phát sinh trong quá trình tiến
hành các hoạt động: xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và
các hoạt động khác có liên quan nhằm thu hồi khoáng sản như: phòng
chống sự cố môi trường trong hoạt động khoáng sản; bồi thường thiệt hại
do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra,
Thứ ba, pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản nhằm mục đích: phòng chống và khắc phục ô nhiễm; phục hồi
và cải thiện môi trường; khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản
thông qua tạo dựng khung pháp lý quy định về trách nhiệm của các cơ quan

nhà nước trong việc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên
quan đến hoạt động khai thác khoáng sản.
1.2.1.2. Đặc điểm của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản
Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
là một công cụ hữu hiệu trong việc bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ
môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản nói riêng. Pháp luật về
bảo vệ môi trường trong hoạt động khait thác khoáng sản có những đặc
điểm sau:
Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng
sản là một bộ phận của pháp luật môi trường. Các quy phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản là thành phần
cấu thành ngành luật bảo vệ môi trường trong hệ thống pháp luật của các
quốc gia.
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản là những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt
22
động khai thác khoáng sản và có ảnh hưởng đến môi trường. Nghĩa là trong
hoạt động khai thác khoáng sản có nhiều quan hệ, pháp luật về bảo vệ môi
trường trong hoạt động khai thác khoáng sản điều chỉnh những quan hệ có
ảnh hưởng đến môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản chứ
không phải điều chỉnh tất cả các quan hệ trong hoạt động khai thác khoáng
sản. Chẳng hạn như trong quá trình khai thác cát, do người đã thuê không
đi làm, chủ thể khai thác thuê thêm người lao động khác. Đây là quan hệ
phát sinh trong quá trình khai thác khoáng sản, nhưng lại không chịu sự
điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
mà chịu sự điều chỉnh của pháp luật lao động. Căn cứ vào địa vị pháp lý
của các chủ thể trong quan hệ pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động
khai thác khoáng sản, có thể phân chia đối tượng điều chỉnh của pháp luật

về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản thành hai nhóm
chính: Nhóm quan hệ có một bên tham gia là cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền và nhóm quan hệ mà các bên tham gia không mang quyền lực
nhà nước.
Về cơ bản, pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản sử dụng kết hợp phương pháp điều chỉnh mệnh lệnh, quyền uy
và phương pháp bình đẳng. Tùy thuộc địa vị pháp lý của các chủ thể tham
gia vào quan hệ pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản mà pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản sử dụng phương pháp mệnh lệnh, quyền uy (khi có cơ quan nhà
nước có thẩm quyền tham gia quan hệ) hay phương pháp bình đẳng (khi
các chủ thể tham gia quan hệ không mang quyền lực nhà nước). Phương
pháp mệnh lệnh, quyền uy được sử dụng trong những trường hợp như
Quyết định cấp hoặc thu hồi hoặc cho phép chuyển nhượng giấy phép khai
thác khoáng sản; Quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với người có
hành vi vi phạm pháp luật môi trường trong hoạt động khai thác khoáng
sản; Phương pháp bình đẳng được sử dụng trong những trường hợp như
23
thỏa thuận trong quá trình chuyển nhượng giấy phép khoáng sản; trong
trường hợp giải quyết tranh chấp môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản; Ngoài ra hiện nay, ở một số nước phát triển, nhà nước đang
tăng cường sử dụng phương pháp kích thích lợi ích (còn gọi là phương
pháp kinh tế hay phương pháp lợi ích vật chất). Theo đó, nhà nước áp dụng
công cụ kinh tế như thuế môi trường, phí môi trường, hệ thống đặt cọc, ký
quỹ đối với chủ thể tiến hành các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường.
Qua phương pháp này, nhà nước chuyển hóa chi phí cho môi trường vào
chi phí sản xuất của doanh nghiệp
Mục đích của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai
thác khoáng sản là nhằm phòng chống và khắc phục ô nhiễm; phục hồi và
cải thiện môi trường; khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên.

1.2.1.3. Những chế định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường
trong hoạt động khai thác khoáng sản
Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
bao gồm nhiều quy phạm pháp luật. Nghiên cứu một cách có hệ thống, thấy
rằng pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
gồm những chế định cơ bản sau:
i) Chế định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tham gia quan hệ pháp
luật bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản với tư cách
là một bên chủ thể có đặc trưng: mang quyền lực nhà nước và thực hiện
chức năng quản lý. Do đó, pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản có những quy định về trách nhiệm của chủ thể
này. Bao gồm:
•Trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật,
chiến lược, quy hoạch và kế hoạch về bảo vệ môi trường trong hoạt động
khai thác khoáng sản
24
Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản
và môi trường, các cơ quan có thẩm quyền phải xây dựng và tổ chức thực
hiện các chiến lược, chính sách, kế hoạch về khai thác, sử dụng và bảo vệ
khoáng sản, bảo vệ môi trường. Hoạt động này nhằm xác định mục tiêu,
nhiệm vụ, giải pháp lớn về bảo vệ khoáng sản, bảo vệ môi trường trong
hoạt động khoáng sản ở từng thời kỳ nhất định, với sự tính toán, phân bổ cụ
thể về quy mô, thời gian, cách thức tiến hành hoạt động khai thác khoáng
sản ở những khu vực, thời điểm nhất định.
Để tạo điều kiện cho hoạt động trên được tiến hành một cách thống
nhất, đồng bộ và hiệu quả, pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động
khai thác khoáng sản đưa ra quy định về thẩm quyền, căn cứ, nội dung, thủ
tục xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch về khai

thác, sử dụng, bảo vệ khoáng sản và môi trường.
•Trách nhiệm xây dựng các chỉ tiêu, định mức về kỹ thuật trong khai
thác khoáng sản và môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Hoạt động khai thác khoáng sản phải sử dụng các loại máy móc, dây
chuyền công nghệ đặc thù như: thiết bị khoan thăm dò, thiết bị bảo quản
khoáng sản,…mặt khác có ảnh hưởng đến chất lượng đất đai, nguồn nước,
không khí, rừng,… Do đó, cần thiết phải xây dựng các chỉ tiêu, định mức,
giới hạn về kỹ thuật trong khai thác và môi trường trong khai thác khoáng
sản. Những chỉ tiêu, định mức, giới hạn về kỹ thuật và môi trường này là
căn cứ khoa học, pháp lý, công cụ kiểm soát không thể thiếu trong quá
trình bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
Trên thế giới, quản lý môi trường đang có xu hướng kết hợp quản lý
môi trường của nhà nước với tăng cường tự quản lý môi trường của doanh
nghiệp thông qua triển khai áp dụng ISO 14.000- hệ thống tiêu chuẩn quốc
tế về quản lý môi trường - áp dụng trên tinh thần tự nguyện - do tổ chức
Quốc tế về tiêu chuẩn xây dựng. Ở nước ta, pháp luật bảo vệ môi trường đã
quy định về thẩm quyền, trình tự, hiệu lực…của quy chuẩn, tiêu chuẩn môi
trường trong Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
25

×