Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

NHỮNG vấn đề nảy SINH KHI THU hồi đất NÔNG THÔN để xây DỰNG các kết cấu hạ TẦNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.07 KB, 4 trang )

SV thực hiện: Nguyễn Thị Thu Nga
CQ510603 - KTNN51
BÀI TẬP 20% MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
NHỮNG VẤN ĐỀ NẢY SINH KHI THU HỒI ĐẤT NÔNG THÔN ĐỂ XÂY DỰNG
CÁC KẾT CẤU HẠ TẦNG.
I. THỰC TRẠNG
* Thời gian qua, để tăng GDP, các địa phương đã chú trọng phát triển các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp và phát triển các khu đô thị mới.
Vd như ở Đồng bằng sông Hồng, tính đến cuối năm 2009 có 61 Khu công nghiệp được
thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên trên 13.800 ha.
So với cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 26% về số lượng KCN và 23% về diện
tích đất tự nhiên các KCN.
 Từ đó dẫn tới vấn đề thu hồi đất nông nghiệp.
* Theo số liệu đưa ra tại Hội thảo “Nông dân mất đất – Thực trạng và giải pháp” tổ chức
ngày 4/7/2007 tại Hà Nội do Bộ NN&PTNT tổ chức:
Từ năm 2001-2005:
- tổng diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi là 366 nghìn ha (chiếm gần 3,9% quỹ đất
nông nghiệp), tính bình quân mỗi năm có gần 73,3 nghìn ha đất bị thu hồi.
- Đồng bằng sông Hồng là nơi có tỷ lệ bị thu hồi nhiều nhất với 4,4%, tiếp đến là Đông
Nam Bộ 2,1%.
Các vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn nhất, chiếm
khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên toàn quốc.
* Thứ hai, những diện tích đất nông thôn bị thu hồi hầu hết đều là những vùng đất tốt, có điều
kiện thuận lợi cho canh tác - Các “bờ xôi ruộng mật”.
VD: Diện tích đất nông nghiệp ven đường 5 (Quận Long Biên); Vùng chiêm trũng Hà
Nam ( Địa phận Đường Pháp Vân Cầu Giẽ hiện nay)…
(Vì sao đất trồng lúa hai bên đường quốc lộ lại được chọn để chuyển đổi mà không phải loại đất khác? Ông Phan
Trung Lý lý giải, một trong nhiều nguyên nhân là do tư duy nhiệm kỳ, bệnh thành tích nên “chiều lòng” nhà đầu
tư: “Lãnh đạo mới lên muốn có 5-6 công trình, chứng tỏ thành tích công nghiệp hóa. Nhà đầu tư xin thì cho rồi
sửa quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất …”)
II. CÁC VẤN ĐỀ NÀY SINH


* Việc thu hồi đất để xây dựng các kết cấu hạ tầng, có 2 mặt của nó:
- Về mặt tích cực, những kết cấu hạ tầng được xây dựng chính là những cơ hội lớn để
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tao nên một số lượng đáng kể việc làm phi nông nghiệp giảm tỷ lệ
thất nghiệp và gia tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư, thông qua đó giảm tỷ lệ nghèo ở nông
thôn các vùng xung quanh, bổ sung nguồn thu ngân sách cho địa phương…
- Tuy nhiên việc thu hồi đất cũng dẫn đến những vấn đề nảy sinh - thu hồi đất hay "bê
tông hoá vĩnh viễn đất nông nghiệp" ??  Những vấn đề nảy sinh:
1. Mâu thuẫn giữa người dân nông thôn với nhà đầu tư.
* Trong quá trình thu hồi đất, không thiếu các đợn thư khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo xoay
quanh vấn đề thu hồi đất (70% các vụ khiếu kiện liên quan đến vấn đề đất đai). Lí do:
- Một là, mức đến bù đất nông nghiệp quá thấp so với giá trị sử dụng của nó
- Thứ hai, cán bộ địa phương có dấu hiệu lợi dụng việc thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt
bằng để trục lợi cá nhân, tham nhũng: đầu cơ đất, sách nhiễu dân (đa số người nông dân không
hiểu rõ chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước), cán bộ địa phương cùng với các nhà đầu
tư gây sức ép với dân
2. Vấn đề việc làm
- Theo số liệu, việc thu hồi đất khiến rất nhiều người nông dân không có việc làm: bình
quân cứ 1 ha đất nông nghiệp bị thu hồi thì sẽ có 10-13 lao động mất việc hoặc cần phải chuyển
đổi việc làm.
VD: Tại huyện Từ Sơn, Bắc Ninh có 10.600 hộ nông dân mất đất, làm cho 21.000 lao động
không có việc làm, nhưng diện tích thu hồi lại bỏ hoang, chờ dự án, hoặc chỉ sử dụng khoảng
30% (nguồn tapchicongsan.org.vn)
- Nhiều nơi người dân chờ được làm công nhân ở các KCN sau khi thu hồi đất nhưng
nhiều dự án thu hồi xong lại bỏ hoang.  Những KCN chỉ có gió và cỏ.
Không nghề không nghiệp, người dân sẽ kéo ra thành phố, gây nên sức ép lớn cho đô thị.
3. Vấn đề lao động nông thôn di cư ra thành thị.
* Theo kết quả của Cuộc Tổng Điều tra dân số ngày 1.4.2009 cho thấy, tốc độ di cư tăng tỉ lệ
thuận với tốc độ đô thị hoá.
- Cơ cấu dân số nông thôn mất cân đối nghiêm trọng: chỉ còn lại toàn người già và trẻ em
 khó có khả năng học 1 nghề mới.

- Gây ra sức ép cho đô thị: về giao thông, việc làm, cơ sở hạ tầng, y tế, các tệ nạn xã hội…
- Đời sống của những lao động di cư: ngoài những trí thức có việc làm ổn định, hầu hết
đời sống của những người nông dân di cư đều không ổn đinh hay nói 1 cách khác là tình trạng "
Nghèo và bất an".
+ không được hưởng bất kì 1 chính sách xã hội đặc biệt nào.
+ không có công đoàn
+ không được hưởng bảo hiểm y tế hay bảo hiểm xã hội.
+ luôn phải vật lộn để tìm việc, thu xếp nơi ăn chỗ ở, gửi thu nhập ít ỏi về nuôi gia đình
đồng thời phải dành dụm để phòng ngừa bất trắc.
4. Nảy sinh các vấn đề về xã hội ở nông thôn.
- Các giá trị văn hoá làng xã ngày càng mờ nhạt:
Việc thu hồi đất không chỉ khiến 1 bộ phận nông dân giàu lên nhanh chóng mà kéo theo
nó là những sự thay đổi của xã hội nông thôn, dường như hình ảnh những cây đa bến nước,
những buổi các mẹ các chị gọi nhau ra đồng ngày gặt…đã mất, thay vào đó là những tệ nạn xã
hội nảy sinh: cờ bạc, rượu chè, ma tuý… Kéo theo đó chính là sự sa ngã của bộ phận giới trẻ -
những chủ nhân tương lai trước những cám dỗ của xã hội hiện đại, của đô thị hoá.
- Ô nhiễm môi trường sống:
+ do khói bui, chất thải từ các khu công nghiệp  ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của
cộng đồng: làng ung thư…
 Theo kết quả quan trắc của Bộ TN-MT và Nhà đất Hà Nội:
 nồng độ bụi tại các khu dân cư gần các khu công nghiệp, các khu vực xây dựng và đường
giao thông đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 – 3 lần.
 Tiếng ồn vượt quá giới hạn tiêu chuẩn cho phép 3,2 – 9,5 lần(ban ngày)
từ 25,6 – 26,5 lần ( ban đêm)
- Hiện tượng vỡ nợ tín dụng đen: Thống kê cho thấy những vụ vỡ nợ tín dụng đen lại
thường xảy ra ở khu vực nông thôn: VD vụ Quang Quyên ở Đan Phượng (số tiền trên 300 tỷ
đồng), vụ Hà Đông (trên 200 tỷ đồng), Phú Xuyên (500 tỷ đồng)…
Lí do: có thể dễ dàng nhìn thấy để vay được 1 khoản tiền lớn như vậy thì cần phải từ nhiều
người khác nhau - thường là những người nông dân vừa thu hồi đất, không hiểu biết và dễ bị lừa
 1 làn sóng ngầm và đến khi bị vỡ nợ, nhiều người nông dân tần tảo 1 nắng 2 sương bỗng

nhiên bị mất trắng.
5. Nguy cơ mất an ninh lương thực.
Theo dự báo của Bộ NN&PTNT, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khoảng 130 triệu
người vào năm 2035 phải cần tới 36 triệu tấn thóc.
Giá lương thực tăng cao do biến đổi khí hậu khiến 1 bộ phận người dân không có điều
kiện tiếp cận với nguồn lương thực.
Trong khi đó, việc thu hồi đất hàng loạt và đặc biệt là những mảnh "bờ xôi ruộng mật" đã
khiến nguy cơ mất an ninh lương thực trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
 Tất cả các vấn đề nảy sinh trên sẽ đều dẫn đến 1 hệ quả tất yếu là:
SỰ PHÁT TRIỂN KHÔNG BỀN VỮNG CỦA XÃ HỘI.
III. GIẢI PHÁP
1. Giải quyết đúng đắn, hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích của nhân dân địa phương với nhà
đầu tư
- tuyên truyền cho người dân về mục đích thu hồi đất, phân tích rõ ràng lợi ích của người
dân và của cộng đồng.
- tiến hành công khai minh bạch trong quá trình tiến hành dự án, thông báo tới người dân
khi có thay đổi…
- cần công khai hoá các nguồn thu chi của chính quyền địa phương, đặc biệt liên quan tới
vấn đề đền bù thu hồi đất.
2. Các phương án đền bù:
- Đền bù bằng tiền và trả phí đào tạo nghề.
- Nhận người vào làm tại các doanh nghiệp lấy đất.
- Nhân dân góp đất vào doanh nghiệp coi như cổ phần.
- Cho doanh nghiệp thuê đất ( trường hợp của nhà máy mía đường Lam Sơn).
3. Bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá ở nông thôn đi liền với quá trình
chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
- Trong quá trình xây dựng dự án phải tính đến nguy cơ ô nhiễm và phương pháp xử lý.
- Tuyên truyền cho người dân địa phương, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường.
- Xây dựng các quy định về bảo vệ môi trường cấp cơ sở…
4. Quy hoạch và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp

- Các địa phương xây dựng phương án chuyển đổi theo khả năng lợi thế của mình.
- Rà soát lại đất đai trên toàn quốc, thu hồi lại những diện tích đất làm KCN nhưng bỏ
hoang hoặc hoạt động không hiệu quả.
- Đối với đất trồng lúa trước khi chuyển đổi, chủ đầu tư phải bóc lớp đất mặt để cải tạo
cho những diện tích đất nông nghiệp khác…
TÓM LẠI:
Thực tế là, đất nông nghiệp có thể chuyển sang đất phi nông nghiệp (xây khu đô thị, khu công
nhiệp, khu chế xuất…), nhưng đất đã đô thị hoá, đã xây khu công nghiệp… thì vĩnh viễn
không bao giờ có thể chuyển sang đất nông nghiệp được nữa. Đây là một cảnh báo đối với
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

×