Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thông đường bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.45 KB, 81 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA LUẬT
--------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ
KHÓA 2010 - 2014

NHỮNG VƯỚNG MẮC TỪ THỰC TIỄN
XỬ LÝ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TAI NẠN
GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. Nguyễn Thị Xuân

Phan Thanh Lâm
Lớp: K34G - Hình Sự

Huế, 03/2014


Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ



Để hoàn thành được khóa luận tốt
nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, lời
đầu tiên trong khóa luận tốt nghiệp này,


em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân
thành đến cô giáo - Thạc só Nguyễn Thị
Xuân đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn, chỉ
bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực tập và thực hiện khóa luận tốt
nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô giáo
công tác và giảng dạy tại Khoa Luật - Đại
học Huế, đã tận tình truyền đạt những
kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt
quá trình học tập tại đây, đó là hành
trang vô cùng quý giá giúp em vững
vàng, tự tin trong công việc cũng như trong
cuộc sống.
Cuối cùng bằng sự biết ơn chân thành
em xin được cảm ơn sự dạy dỗ, chăm sóc,
yêu thương của cha mẹ đã tạo mọi ñieàu
SVTH: Phan Thanh Lâm

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Xuân


Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ

kiện để em có thể được học tập. Xin cảm
ơn các anh chị, bạn bè đã động viên, giúp
đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện
khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày tháng

năm 2014
Sinh viên
Phan Thanh Lâm

SVTH: Phan Thanh Lâm

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Xuân


Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ

MỤC LỤC

SVTH: Phan Thanh Lâm

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Xuân


Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ

SVTH: Phan Thanh Lâm

5

GVHD: Th.S.GVC Nguyễn Thị Xuân


Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tai nạn giao thông đường bộ đang là một vấn đề nhức nhối đối với
toàn xã hội. Mỗi năm, những con số thống kê thiệt hại về cả con người lẫn
tài sản do nó gây ra vẫn cứ ngày một tăng lên bất chấp những nỗ lực của
toàn xã hội nhằm ngăn ngừa tai nạn. Hầu như mỗi ngày, các phương tiện
thông tin đại chúng đều có thời lượng để đưa tin về những vụ tai nạn giao
thông đường bộ nghiêm trọng. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới
(WHO), mỗi năm nước ta có khoảng 11.500 người chết do tai nạn giao
thông đường bộ, đứng thứ tư trên thế giới. Riêng trong năm 2013, con số
này là khoảng 9.900 người. Bên cạnh số người chết là hàng chục ngàn
người bị thương, trong đó phần lớn là các ca chấn thương nặng, kéo theo
những gánh nặng về kinh tế, xã hội lên vai những gia đình có người thân bị
tai nạn giao thơng và tồn xã hội. Một điều đáng báo động là các vụ tai nạn
giao thơng đường bộ có tính chất nghiêm trọng, gây thương vong cho nhiều
người đang xảy ra với tần suất ngày một cao hơn.
Đứng trước thực trạng trên, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và thực
hiện nhiều nhóm giải pháp quyết liệt để hạn chế tối đa các vụ tai nạn giao
thông đường bộ và bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ. Một trong
những giải pháp quan trọng được đề ra đó là xử lý nghiêm minh những
hành vi vi phạm Luật Giao thơng đường bộ có dấu hiệu tội phạm. Tuy
nhiên, thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thông đường bộ
cũng đang gặp nhiều vấn đề vướng mắc cần sớm được tháo gỡ kịp thời.
Những vướng mắc này xảy ra ở hầu hết tất cả các giai đoạn của quá trình
xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ. Đó là những vướng
mắc trong hoạt động điều tra, trong hoạt động định tội danh và cả trong
việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội.

SVTH: Phan Thanh Lâm

6


GVHD: Th.S.GVC Nguyễn Thị Xuân


Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ

Để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, xử lý có hiệu quả các vụ
án hình sự về tai nạn giao thơng góp phần ngăn ngừa tai nạn giao thơng
đường bộ, tôi cho rằng cần phải khẩn trương làm rõ những vướng mắc
cũng như nguyên nhân của chúng, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp để
tháo gỡ. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của công tác đảm bảo trật
tự, an tồn giao thơng đường bộ trong giai đoạn hiện nay cũng như giúp
các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt chắc năng mà nhân dân giao
phó. Đó cũng chính là lý do tơi chọn Đề tài “Những vướng mắc từ thực tiễn
xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ” làm đề tài nghiên
cứu khóa luận cuối khóa của mình.

2. Mục đích nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục đích. Thứ nhất, tác giả
giải quyết một số vấn đề về mặt tội phạm học của tình hình tội phạm về tai
nạn giao thơng đường bộ. Thứ hai, tác giả hướng tới làm rõ những vướng
mắc trong thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ
để từ đó đề ra những giải pháp tháo gỡ.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình tai nạn giao thơng đường
bộ nói chung và các vụ tai nạn giao thơng đường bộ nói riêng; các quy định
của pháp luật liên quan đến việc xử lý các vụ án về tai nạn giao thông
đường bộ cụ thể là Luật Giao thông đường bộ 2008, Bộ luật Hình sự, Bộ
luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự và các văn bản

dưới luật khác ; thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng
đường bộ của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Trong khả năng nghiên cứu của mình, tác giả chỉ nghiên cứu những
vấn đề cơ bản nhất về mặt tội phạm học của tình hình tội phạm về tai nạn
giao thơng đường bộ trên cơ sở tham khảo những số liệu từ Tòa án nhân
dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Để làm rõ những vướng
SVTH: Phan Thanh Lâm

7

GVHD: Th.S.GVC Nguyễn Thị Xuân


Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ

mắc trong thực tiễn xử lý các vụ án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những
vụ án nổi cộm, còn nhiều quan điểm trái chiều trong những năm qua.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này một cách hệ thống và hiệu quả, tác
giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, tổng hợp,
suy luận logic, so sánh, thống kê và chứng minh nhận định dựa trên nền
tảng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học
Mác - Lê Nin.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học, đề tài góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về các
tội phạm trong lĩnh vực tai nạn giao thông đường bộ.
Về mặt thực tiễn, đề tài sẽ phân tích một cách khách quan vấn đề tai
nạn giao thơng dưới góc độ tội phạm học; việc làm rõ những vướng mắc

trong thực tiễn xử lý các vụ án về tai nạn giao thông cũng góp phần giúp
các cơ quan tiến hành tố tụng hạn chế được những lúng túng khi áp dụng
pháp luật, tiến tới xử lý có hiệu quả loại tội phạm này.

6. Cấu trúc của khóa luận
Nhằm thể hiện nội dung nghiên cứu đề tài một cách có hệ thống và
khoa học, tác giả xây dựng khóa luận theo trình tự sau:
Phần mở đầu.
Chương 1. Tổng quan về tình hình tai nạn giao thơng đường bộ dưới
góc độ tội phạm học.
Chương 2. Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các tội phạm về tai
nạn giao thông đường bộ
Chương 3. Một số đề xuất nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong việc
xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thông đường bộ

SVTH: Phan Thanh Lâm

8

GVHD: Th.S.GVC Nguyễn Thị Xuân


Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TAI NẠN
GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ DƯỚI GÓC ĐỘ TỘI PHẠM HỌC

1.1. Cơ sở lý luận của các tội phạm xâm phạm trật tự an tồn
giao thơng đường bộ
1.1.1. Khái niệm các tội phạm xâm phạm trật tự an tồn giao

thơng đường bộ
Lý luận tội phạm học chỉ ra rằng, với mỗi tội phạm hay nhóm tội
phạm cụ thể ln có những ngun nhân khác nhau cũng như có các
phương pháp đấu tranh phịng ngừa khác nhau. Để làm rõ nguyên nhân
cũng như tìm ra những giải pháp đấu tranh, xử lý, phòng ngừa hiệu quả cần
có nhận thức đúng đắn về tội phạm hay nhóm tội phạm cụ thể đó. Đối với
các tội phạm xâm phạm trật tự an tồn giao thơng đường bộ cũng vậy. Việc
làm rõ khái niệm cũng như các đặc điểm của nhóm tội phạm này có ý ngĩa
hết sức quan trọng trong việc tìm ra những bất cập trong thực tiễn xử lý
cũng như đề xuất những giải pháp để tháo gỡ những bất cập đó.
Cho đến nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra định
nghĩa chính thức về các tội xâm phạm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ.
Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 cũng không quy định các
tội xâm phạm trật tự an tồn giao thơng đường bộ thành một chương riêng
mà đặt các tội này trong tổng thể Chương XIX (các tội xâm phạm trật tự,
an tồn cơng cộng).
Một số nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về nhóm tội này cũng đã cố
gắng đưa ra một số cách định nghĩa về các tội xâm phạm trật tự an tồn
giao thơng. Luận văn thạc sĩ “các tội xâm phạm trật tự an tồn giao thơng
đường bộ theo Luật Hình sự Việt Nam” của tác giả Bùi Quang Trung Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội định nghĩa các tội xâm phạm trật tự
an toàn giao thông đường bộ như sau: “tội xâm phạm trật tự an toàn giao
SVTH: Phan Thanh Lâm

9

GVHD: Th.S.GVC Nguyễn Thị Xuân


Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ


thơng đường bộ là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định tại
các điều 202, 203, 204 và 205 Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách vơ ý xâm phạm trật tự an tồn giao
thơng đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm
trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác”[11, Tr4]. Định nghĩa trên
phần nào đã khái quát được những đặc điểm cơ bản của các tội xâm phậm
trật tự an toàn giao thơng đường bộ. Trong đó có các đặc điểm về hành vi
khách quan, về chủ thể của tội phạm và về hậu quả do các tội này gây ra.
Theo cách hiểu của tác giả Bùi Quang Trung, nhóm tội xâm phạm trật tự an
tồn giao thơng đường bộ bao gồm các tội danh cụ thể được quy định tại
các Điều từ 202 đến 205 Bộ luật Hình sự.
Đồng quan điểm với tác giả Bùi Quang Trung, tác giả Đinh Văn Quế trong cuốn “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - Phần các tội phạm, tập
7”, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh - cũng đưa ra cách hiểu các tội
xâm phạm trật tự an tồn giao thơng như trên. Về các tội danh cụ thể trong
nhóm tội này, tác giả Đinh Văn Quế cũng liệt kê các tội được quy định tại
các Điều từ 202 đến 205 Bộ luật Hình sự.
Về các đặc điểm cơ bản của nhóm tội xâm phạm trật tự an tồn giao
thơng đường bộ được khái quát trong định nghĩa trên, tác giả đồng ý với
quan điểm của hai tác giả Bùi Quang Trung và Đinh Văn Quế. Tuy nhiên,
về các tội danh cụ thể của nhóm tội này được hai tác giả liệt kê ở trên, tác
giả lại khơng đồng tình. Theo quan điểm của tác giả, cần liệt kê thêm tội
“tổ chức đua xe trái phép” và tội “đua xe trái phép” được quy định tại các
Điều 206 và 207 Bộ luật Hình sự vào nhóm tội trên. Bởi lẽ, về khách thể
của tội phạm, tội tổ chức đua xe trái phép và tội đua xe trái phép cũng trực
tiếp xâm phạm đến trật tự, an tồn giao thơng. Do đó, việc hai tác giả trên
không liệt kê hai tội phạm trên vào nhóm tội xâm phạm trật tự, an tồn giao
thông đường bộ là chưa hợp lý.

SVTH: Phan Thanh Lâm


10

GVHD: Th.S.GVC Nguyễn Thị Xuân


Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ

Mặc dù chưa có định nghĩa chính thức của nhóm tội phạm xâm phạm
trật tự, an tồn giao thơng đường bộ, tuy nhiên tại thông tư liên tịch số
09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28 tháng 8
năm 2013 của Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy
định tại chương của Bộ luật Hình sự về các tội xâm phạm trật tự, an tồn
giao thơng có xác định những tội phạm xâm phạm trật tự an tồn giao
thơng đường bộ gồm các tội theo quy định tại các điều từ 202 đến 207 của
Bộ luật hình sự. Đó là các tội: vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ (Điều 202); cản trở giao thông đường bộ (Điều 203);
tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo
an toàn (Điều 204); tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện
điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ (Điều 205); tội tổ chức
đua xe trái phép (Điều 206) và tội đua xe trái phép (Điều 207). Quy định
trên một lần nữa khẳng định cho nhận định trên của tác giả là có cơ sở. Đặc
điểm chung của các tội phạm trên là trong cấu thành tội phạm cơ bản đều
có dấu hiệu hành vi vi phạm quy định trật tự, an tồn giao thơng đường bộ.
Đối với dấu hiệu hậu quả gây thiệt hại về người hoặc tài sản, hầu hết trong
các cấu thành cơ bản của các tội phạm trên đều có chứa dấu hiệu này, duy
chỉ có tội tổ chức đua xe trái phép là không quy định dấu hiệu hậu quả. Tuy
nhiên, tình tiết định khung tăng nặng quy định tại điểm e, Khoản 2 Điều
206 có quy định : “gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm
trọng cho sức khỏe của người khác”.

Tội phạm xâm phạm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ có những
đặc điểm cơ bản sau:
Đặc điểm thứ nhất, tội phạm xâm phạm trật tự an tồn giao thơng
đường bộ là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi xâm phạm trật tự an
tồn giao thơng đường bộ nguy hiểm cho xã hội là hành vi vi phạm quy
định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho xã hội hoặc hành vi
SVTH: Phan Thanh Lâm

11

GVHD: Th.S.GVC Nguyễn Thị Xuân


Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ

tạo khả năng gây ra các thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ. Các thiệt hại do tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông
đường bộ gây ra cho các quan hệ xã hội bao gồm: trật tự, an tồn giao
thơng đường bộ, tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. Do vậy,
trường hợp vi phạm các quy định về an toàn giao thơng đường bộ gây thiệt
hại cho chính bản thân người vi phạm mà khơng gây thiệt hại cho tính
mạng, sức khỏe, tài sản của người khác, thì khơng bị coi là tội phạm.
Đặc điểm thứ hai của tội phạm xâm phạm trật tự, an tồn giao thơng
đường bộ là "được quy định trong Bộ luật hình sự". Tại Điều 2 Bộ luật
Hình sự quy định: "Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự
quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự". Do vậy, chỉ người nào phạm
một trong các tội sau đây được quy định trong Bộ luật Hình sự mới phải
chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm xâm pham trật tự, an tồn giao
thơng đường bộ: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ (Điều 202); tội cản trở giao thông đường bộ (Điều 203); tội

đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an
toàn (Điều 204); tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện
điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ (điều 2005); tội tổ chức
đua xe trái phép (Điều 206) và tội đua xe trái phép (Điều 207). Tức là
khơng thể có tội phạm xâm phạm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ nếu
như hành vi phạm tội đó chưa được mơ tả tại một điều luật cụ thể ở phần
các tội phạm của Bộ luật Hình sự.
Đặc điểm thứ ba của các tội xâm phạm trật tự, an tồn giao thơng
đường bộ là "tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện". Người có năng lực trách nhiệm hình sự là con người cụ thể đạt độ
tuổi do pháp luật hình sự quy định, có khả năng nhận thức và điều khiển
hành vi của mình. Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định độ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự như sau: "Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm
hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16
SVTH: Phan Thanh Lâm

12

GVHD: Th.S.GVC Nguyễn Thị Xuân


Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ

tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng". Năng lực trách nhiệm hình sự được
Nhà nước ta quy định theo phương pháp loại trừ, tức là khẳng định tình
trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự là gì và nếu khơng phải là tình
trạng đó, thì là tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự. Tình trạng
khơng có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định tại Khoản 1 Điều 13
Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009: “Người thực hiện

hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
của mình, thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải
áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.”
Đặc điểm thứ tư của tội xâm phạm trật tự, an tồn giao thơng đường
bộ là tính có lỗi của tội phạm. Lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện tội
phạm đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện và đối với hậu
quả cho xã hội do hành vi đó gây ra. Lỗi của các tội xâm phạm trật tự, an
tồn giao thơng đường bộ được thể hiện dưới hình thức vơ ý hoặc cố ý.
Đặc điểm thứ năm của tội xâm phạm trật tự, an tồn giao thơng
đường bộ là tính phải chịu hình phạt của tội phạm. Hình phạt là biện pháp
cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế
một số quyền, lợi ích của người phạm tội. Mục đích của hình phạt là trừng
trị người phạm tội; giáo dục họ trở thành người công dân có ích cho xã hội,
có ý thức tn theo pháp luật và quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa;
ngăn ngừa họ phạm tội mới và giáo dục người khác tơn trọng pháp luật,
đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm.
Từ những phân tích trên, tác giả xin đưa ra khái niệm tội phạm xâm
phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau: “Tội phạm xâm phạm
trật tự, an tồn giao thơng đường bộ là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được
quy định tại các Điều từ 202 đến 207 Bộ luật Hình sự, do người có năng

SVTH: Phan Thanh Lâm

13

GVHD: Th.S.GVC Nguyễn Thị Xuân


Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ


lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi vơ ý hoặc cố ý, xâm phạm các
quy định của nhà nước về trật tự an tồn giao thơng đường bộ và gây thiệt
hại ở mức độ nhất định về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác”.

1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm xâm phạm trật tự,
an tồn giao thơng đường bộ
1.1.2.1. Khách thể của các tội phạm xâm phạm trật tự, an tồn giao
thơng đường bộ
Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo
vệ và bị hành vi phạm tội xâm phạm. Khách thể của các tội xâm phạm xâm
phạm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ là sự an tồn của hoạt động giao
thơng đường bộ và an tồn về tính mạng, sức khỏe của cơng dân, tài sản
của Nhà nước, tập thể và cơng dân. Có thể thấy ở đây hai nhóm quan hệ xã
hội cùng lúc trở thành khách thể của loại tội phạm này. Nhóm thứ nhất là
nhóm các quan hệ xã hội đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của giao
thơng đường bộ. Nhóm quan hệ xã hội thứ hai là nhóm các quan hệ bảo
đảm sự bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của cơng dân, tài sản của
Nhà nước, tập thể và công dân. Cần lưu ý là một hành vi nguy hiểm cho xã
hội chỉ được coi là phạm vào các tội xâm phạm trật tự, an tồn giao thơng
đường bộ khi nó xâm phạm đồng thời cả hai nhóm quan hệ trên. Nếu chỉ
xâm phạm nhóm quan hệ thứ nhất, hành vi đó có thể chỉ bị xử lý hành
chính. Ngược lại, nếu chỉ xâm phạm nhóm quan hệ thứ hai thì hành vi đó
có thể sẽ bị xử lý hình sự nhưng ở các nhóm tội khác như nhóm tội xâm
phạm quyền sở hữu hoặc nhóm tội xâm phạm sức khỏe, tính mạng.

1.1.2.2. Mặt khách quan của các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao
thông đường bộ
Đa số các tội phạm xâm phạm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ là
những tội phạm có cấu thành vật chất, trừ tội tổ chức đua xe trái phép

(Điều 206 Bộ luật Hình sự). Do vậy, mặt khách quan của các tội phạm xâm
SVTH: Phan Thanh Lâm

14

GVHD: Th.S.GVC Nguyễn Thị Xuân


Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ

phạm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ có cấu thành vật chất bao gồm
các dấu hiệu: hành vi khách quan, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi phạm tội
gây ra. Riêng mặt khách quan của tội tổ chức đua xe trái phép chỉ có dấu
hiệu hành vi khách quan do tội này có cấu thành vật chật.

a, Hành vi khách quan của các tội phạm xâm phạm trật tự, an tồn
giao thơng đường bộ
Hành vi khách quan của các tội xâm phạm trật tự, an tồn giao thơng
đường bộ là hành vi vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông
đường bộ. Các hành vi này được quy định tại Luật Giao thông đường bộ
và các văn bản hướng dẫn. Đây là dấu hiệu rất quan trọng trong việc xác
định một hành vi nguy hiểm cho xã hội có thuộc nhóm tội phạm này hay
khơng. Tùy từng tội phạm cụ thể mà hành vi khách quan có những đặc
trưng riêng.
Hành vi khách quan của tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự là hành vi
“vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là
không chấp hành hoặc chấp hành khơng đầy đủ các quy định an tồn giao

thơng đường bộ. Ví dụ: Xe xin vượt chỉ được vượt khi khơng có chướng
ngại vật phía trước, khơng có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định
vượt, xe chạy trước khơng có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải
( khoản 2 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ )[12, Tr. 10]. Như vậy, việc
xác định hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ không chỉ căn cứ vào các quy định của Bộ luật Hình sự mà
phải căn cứ vào các quy định tại Luật Giao thông đường bộ và các văn bản
hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.

SVTH: Phan Thanh Lâm

15

GVHD: Th.S.GVC Nguyễn Thị Xuân


Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ

Hành vi khách quan của tội cản trở giao thông đường bộ quy định tại
Điều 203 Bộ luật Hình sự là hành vi “cản trở giao thông đường bộ”. Theo
quy định tại khoản 1 Điều 203 Bộ luật Hình sự, các hành vi sau đây được
xem là hành vi cản trở giao thông đường bộ: hành vi đào, khoan, xẻ trái
phép các cơng trình giao thơng đường bộ; đặt trái phép chướng ngại vật gây
cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che
khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;
mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách; lấn
chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường; lấn chiếm hành lang bảo vệ đường
bộ; vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên
đường bộ và các hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ[12, Tr. 30]
Về hành vi khách quan của tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao

thông đường bộ không đảm bảo an tồn quy định tại điều 204 Bộ luật Hình
sự, người phạm tội này có thể thực hiện một trong hai hành vi sau, tuỳ
thuộc vào trách nhiệm của họ về phương tiện giao thông. Nếu là người
chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động phương tiện giao thông đường
bộ thì hành vi khách quan của họ là hành vi điều động phương tiện giao
thông đường bộ không bảo đảm an tồn. Ví dụ: Xe khơng bảo đảm an tồn,
lốp xe sắp vỡ, phanh khơng ăn, nhưng vì muốn vận chuyển hàng cho kịp
thời gian, nên Giám đốc xí nghiệp vận tải vẫn điều động lái xe chở hàng.
Trên đường vận chuyển hàng thì bị tai nạn làm chết người và hư hỏng tài
sản. Nếu là người chịu trách nhiệm trực tiếp về tình trạng kỹ thuật phương
tiện giao thơng đường bộ, thì hành vi khách quan của họ là chứng nhận
khơng đúng về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thơng đường bộ.
Ví dụ: Bùi Văn Trường là cán bộ đăng kiểm biết rõ xe của Đào Xn Liêm
khơng bảo đảm an tồn, nhưng vẫn chứng nhận là xe bảo đảm các thông số
kỹ thuật và cho phép lưu hành. Khi Đào Xuân Liêm gây tai nạn mới phát
hiện xe của Liêm khơng bảo đảm an tồn nên mới gây ra tai nạn [31].

SVTH: Phan Thanh Lâm

16

GVHD: Th.S.GVC Nguyễn Thị Xuân


Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ

Hành vi khách quan của tội điều động hoặc giao cho người không đủ
điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ là hành vi “điều
động” hoặc “giao” cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ.

“Điều động” là ra lệnh, phân công, chỉ thị cho người khác. Điều động
người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là
ra lệnh, chỉ thị hoặc phân công những người bị pháp luật cấm điều khiển
phương tiện giao thơng đường bộ. Ví dụ: Nguyễn Xn Hướng là giám đốc
xí nghiệp vận tải hàng hố điều động Bùi Lưu Kiên là lái xe của xi nghiệp
trong máu đang có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu, lái
xe vận tải chở hàng gây tai nạn làm chết người.
Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ là giao phương tiện giao thông đường bộ cho những người bị
pháp luật cấm điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ. Ví dụ: Vũ
Khắc Tiệp là lái xe khách, sau khi đã trả khách ở bến xe xong. Tiệp nói với
Nguyễn Văn Minh là phụ xe khơng có bằng lái đưa xe đi thay dầu, còn
Tiệp vào quán ngồi uống bia. Trên đường đến nơi thay dầu, Minh gây tai
nạn làm chết người[25]. Hành vi của Tiệp là hành vi giao cho người không
đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Trường hợp cho
người khác mượn xe mô tô, xe máy mà biết người mượn xe không đủ điều
kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, nhưng vẫn cho mượn
dẫn đến người mượn xe gây tai nạn làm chết người thì người cho mượn xe
bị coi là giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao
thơng đường bộ và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu có căn cứ cho
rằng, người cho mượn xe không biết người mượn xe không đủ điều kiện
điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ thì họ khơng phạm tội này.
Đối với tội đua xe trái phép quy định tại Điều 207 Bộ luật Hình sự,
hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi đua xe. Người đua xe trái

SVTH: Phan Thanh Lâm

17

GVHD: Th.S.GVC Nguyễn Thị Xuân



Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ

phép, có thể thực hiện một trong các hành vi như: chuẩn bị phương tiện
(xe đua) và những điều kiện cần thiết cho cuộc đua; đến nơi tập trung đua;
điều khiển xe tham gia cuộc đua. Trong các hành vi trên, thì hành vi điều
khiển xe tham gia cuộc đua là hành vi quan trọng nhất, nó là điểm bắt đầu
và cũng là điểm kết thúc cho một quá trình thực hiện việc đua xe trái phép.
Tội phạm hoàn thành từ khi người phạm tội bắt đầu điều khiển xe tham gia
vào cuộc đua. Nếu người phạm tội đã chuẩn bị phương tiện và những điều
kiện cần thiết đang trên đường đến điểm tập trung đua xe bị phát hiện và bị
bắt giữ thì chưa cấu thành tội đua xe trái phép mà tuỳ trường hợp người
phạm tội sẽ bị xâm phạm hành chính hoặc trên đường đến nơi tập trung
người phạm tội cũng lạng lách (đánh võng) trên đường thì có thể bị xử lý
về hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ. Tuy nhiên, nếu trên đường đến nơi tập trung đua những người tham gia
cuộc đua lại thực hiện một cuộc đua “mi ni” trên đường đến nơi tập trung
thì hành vi của những người này bị coi là hành vi đua xe trái phép, nếu thoả
mãn các dấu hiệu khác thì họ vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
đua xe trái phép. Cũng coi là có hành vi đua xe trái phép nếu lúc đầu người
phạm tội chưa có ý định tham gia cuộc đua nhưng khi đồn đua đi qua đã
tự nguyện tham gia vào cuộc đua trên đường đua. Loại hành vi này, thường
xảy ra ở nhiều cuộc đua trong thời gian vừa qua và cũng là đặc điểm của
các cuộc đua xe trái phép ở nước ta.[13, Tr.29-30]
Về tội tổ chức đua xe trái phép quy định tại Điều 206 Bộ luật Hình sự.
Người phạm tội tổ chức đua xe trái phép, có thể thực hiện một trong các
hành vi sau: Khởi xướng ra việc đua xe; vạch kế hoạch đua xe; chỉ huy
việc đua xe; cưỡng bức, dụ dỗ, mua chuộc, lơi kéo, kích động người khác
đua xe; quyên góp tiền, cung cấp tiền, tài sản cho người đua xe hoặc để

làm giải thưởng cho người đua xe; cung cấp xe cho người đua xe; tổ chức
canh gác, bảo vệ hoặc chống đối lại lực lượng làm nhiệm vụ; huy động, lôi
kéo, mua chuộc người khác cổ vũ cho cuộc đua.v.v…[13, Tr.10]
SVTH: Phan Thanh Lâm

18

GVHD: Th.S.GVC Nguyễn Thị Xuân


Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ

b, Hậu quả của các tội phạm xâm phạm trật tự, an tồn giao thơng
đường bộ
Hậu quả của các tội phạm xâm phạm trật tự, an tồn giao thơng đường
bộ là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. Hậu quả này
được quy định trong hầu hết các cấu thành tội phạm cơ bản của các tội
phạm trong nhóm tội này. Tuy nhiên, cá biệt với tội tổ chức đua xe trái
phép, vì đây là tội phạm có cấu thành hình thức nên trong cấu thành cơ bản
không quy định hậu quả là dấu hiệu bắt buộc, mà hậu quả gây thiệt hại cho
tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác lại được quy định trong cấu
thành tăng nặng (điểm g, khoản 2 Điều 206 Bộ luật Hình sự). Về mức độ
thiệt hại của hậu quả, tùy từng tội phạm cụ thể mà nhà làm luật quy định
mức đội thiệt hại khác nhau. Với tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ; tội cản trở giao thông đường bộ; tội đưa
vào sử dụng các phương tiện giao thông không đảm bảo an tồn; tội điều
động hoặc giao cho người khơng đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ, hậu quả quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản là “gây
thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài
sản của người khác”. Với tội đua xe trái phép thì chỉ cần gây thiệt hại cho

sức khỏe, tài sản của người khác là đã cấu thành khung cơ bản mà không
cần xác định mức độ thiệt hại nghiêm trọng đến đâu. Riêng đối với tội tổ
chức đua xe trái phép, mặc dù hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của
tội này, tuy nhiên như đã nói ở trên, trong cấu thành tăng nặng của tội này
có quy định tình tiết định khung tăng nặng là “gây thiệt hại cho tính mạng
hoặc gây thiệt hại nghiêm trong cho sức khỏe. tài sản của người khác”. Đây
cũng chính là lý do tác giả xếp tội tổ chức đua xe trái phép vào nhóm tội
mặc dù trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội phạm này khơng có dấu
hiệu hậu quả.
Các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, “hậu quả rất nghiêm trọng”
và “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” được quy định trong các cấu thành tội
SVTH: Phan Thanh Lâm

19

GVHD: Th.S.GVC Nguyễn Thị Xuân


Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ

phạm của các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thơng đường bộ đã được
Tịa án nhân dân tối cao hướng dẫn tại các Nghị quyết số 02/2013 ngày
14/7/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp
dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự và Thơng tư liên tịch số
09/2013/ TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/8/2013
của Bộ Cơng an - Bộ Quốc phịng - Bộ Tư pháp - Viện kiểm sát nhân dân
tối cao - Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại
Chương XIX của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao
thông. Các thiệt hại này bao gồm thiệt hại về tính mạng, tổn hại sức khỏe
người khác và thiệt hại về tài sản. Có thể chỉ ra một số trường hợp điển

hình như:
Người phạm tội bị coi là “gây thiệt hại nghiêm trọng” khi thuộc một
trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch
số 09/2013/ TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TAND, như: làm chết một
người hoặc gây tổn hại sức khỏe của một đến hai người với tỉ lệ thương tật
mỗi người từ 31 % trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ bảy
mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
Người phạm tội bị coi là “gây thiệt hại rất nghiêm trọng nếu thuộc
một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư trên, như:
làm chết hai người hoặc làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một
trong các trường hợp quy định cho tình tiết gây thiệt hại nghiêm trọng ở
trên hoặc gây tổn hại sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật
mỗi người từ 31% trở lên hoặc gây tổn hại sức khỏe nhiều người với tổng
tỷ lệ thương tật tất cả những người này từ 101% đến 200% hoặc gây thiệt
hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm
triệu đồng.
Người phạm tội bị coi là “gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng” nếu
thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư trên,

SVTH: Phan Thanh Lâm

20

GVHD: Th.S.GVC Nguyễn Thị Xuân


Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ

như: làm chết từ ba người trở lên hoặc gây sức khỏ của năm người trở lên
với tỷ lệ thương tật mỗi người từ 31% trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản

có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.
Riêng đối với những thiệt hại về tài sản trong các vụ án về tai nạn giao
thông đường bộ, cần lưu ý: chỉ những tài sản do hành vi vi phạm các quy
định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ trực tiếp gây ra, cịn
những thiệt hại gián tiếp khơng tính là thiệt hại để xác định trách nhiệm
hình sự đối với người phạm tội như: Do bị thương nên phải chi phí cho việc
điều trị và các khoản chi phí khác (mất thu nhập, làm chân giả, tay giả, mắt
giả...). Mặc dù các thiệt hại này người phạm tội vẫn phải bồi thường nhưng
không tính để xác định trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội [12,
Tr.11, 12].

b, Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của các tội phạm
xâm phạm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ
Dấu hiệu thứ ba trong mặt khách quan của các tội phạm xâm phạm
trật tự, an tồn giao thơng đường bộ là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
vi phạm quy định về trật tự, an tồn giao thơng và hậu quả là thiệt hại về
tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. Điều này có nghĩa là, trong vụ
án xâm phạm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ, hành vi vi phạm quy
định về trật tự an tồn giao thơng đường bộ phải xảy ra trước và là nguyên
nhân dẫn đến những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người
khác. Nói cách khác, nếu khơng có hành vi vi phạm quy định về trật tự an
tồn giao thơng đường bộ thì những thiệt hại trên sẽ không xảy ra. Hành vi
vi phạm quy định về an tồn giao thơng phải chứa đựng khả năng thực tế
làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Những hậu quả nguy hiểm chi
xã hội xảy ra phải do chính hành vi vi phạm quy định về an tồn giao thơng
đã thực hiện gây ra, là sự phát triển của khả năng chứa đựng trong hành vi
vi phạm quy định về an tồn giao thơng thành thiệt hại trong thực tế. Đối
SVTH: Phan Thanh Lâm

21


GVHD: Th.S.GVC Nguyễn Thị Xuân


Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ

với đa số các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, việc xác
định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả không hề dễ dàng. Bởi
lẽ, trong rất nhiều vụ tai nạn xảy ra trên thực tế, thơng thường có nhiều hơn
một ngun nhân dẫn đến tai nạn. Trong đó, có những nguyên nhân chủ
yếu và nguyên nhân thứ yếu. Do đó, đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan tiến
hành tố tụng là phải xem xét tất cả các nguyên nhân dẫn đến tai nạn, xác
định đâu là nguyên nhân chủ yếu, đâu là nguyên nhân chủ yếu trực tiếp gây
ra hậu quả để từ đó có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng
tội. Ví dụ: vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào lúc 0h40
ngày 8/3/2013 tại Km 1.497 + 150, quốc lộ 1A, đoạn qua tổ dân phố Nghĩa
Bình, phường Cam Nghĩa, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Xe
khách BKS 77B-003.69 của hãng Cúc Dũng (Bình Định) do tài xế Lý
Thanh Dũng (42 tuổi, quê An Nhơn, Bình Định) điều khiển chở gần 50
hành khách từ thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh phía Bắc. Khi đến địa
điểm nói trên, xe này đã tông trực diện vào xe khách biển số 76M - 1154
của nhà xe Chín Nghĩa (Quảng Ngãi), do tài xế Võ Ngọc Phương (31 tuổi,
trú Phổ Hòa, Đức Phổ, Quảng Ngãi) điều khiển theo hướng ngược lại. Hậu
quả của vụ tai nạn làm 11 người chết, 50 người phải đi cấp cứu tại bệnh
viện[30]. Sau khi tai nạn xảy ra đã xuất hiện nhiều nghi vấn liên quan đến
nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Trong đó nỗi lên hai nghi vấn chính: nghi vấn
thứ nhất là tài xế Phương của xe Chín Nghĩa đã điều khiển xe vượt quá tốc
độ quy định và sai làn đường; nghi vấn thứ hai là tại hiện trường xảy ra tai
nạn xuất hiện vệt bùn mía rất trơn làm giảm ma sát giữa bánh xe và mặt
đường. Kết thúc quá trình điều tra, sau khi đã tiến hành phân tích hộp đen

hai xe bị tai nạn cũng như mẫu bùn mía tại hiện trường, Cơ quan điều tra
xác định nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn là do tài xe Phương điều
khiển xe vượt quá tốc độ quy định, lấn làn đường của xe ngược chiều.

SVTH: Phan Thanh Lâm

22

GVHD: Th.S.GVC Nguyễn Thị Xuân


Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ

1.1.2.3. Mặt chủ quan của các tội phạm xâm phạm trật tự, an tồn
giao thơng đường bộ
Mặt chủ quan của các tội phạm xâm phạm trật tự, an tồn giao
thơng đường bộ chỉ bao gồm dấu hiệu lỗi mà không bao gồm dấu hiệu
động cơ, mục đích. Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành
vi nguy hiểm cho xã hội do mình thực hiện và đối với hậu quả do hành vi
phạm tội gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vơ ý. Với đa số
các tội phạm xâm phạm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ thì người
phạm tội đều thực hiện hành vi phạm tội với lỗi vô ý (vô ý vì q tự tin
hoặc vơ ý do cẩu thả), cá biệt với tội tổ chức đua xe trái phép và tội đua xe
trái phép thì tội phạm lại được thực hiện với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố
ý gián tiếp).
Phạm tội với lỗi vơ ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy
trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng
cho rằng hậu quả đó sẽ khơng xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Phạm tội với lỗi vơ ý vì cẩu thả là trường hợp người phạm tội gây ra
hậu quả nguy hiểm cho xã hội vì cẩu thả đã khơng thấy trước hậu quả đó

mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước.
Hiện nay trên một số quan điểm có đề cấp đến hình thức “lỗi hỗn hợp”
và thường lấy hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao
thơng đường bộ làm ví dụ cho trường hợp lỗi hỗn hợp như: cố ý về hành vi,
vô ý về hậu quả. Ví dụ: một lái xe cố ý vượt đèn đỏ nên đã gây tai nạn làm
chết người. Trong trường hợp này, người lái xe đã cố ý về hành vi (cố ý
vượt đến đỏ), nhưng không mong muốn cho hậu quả xảy ra cũng không bỏ
mặc cho hậu quả xảy ra. [12, Tr.15].
Tác giải không đồng ý với quan điểm trên, bởi lẽ: người phạm tội cố ý
về hành vi (cố ý vượt đèn đỏ) khơng có nghĩa là người phạm tội đã nhận
thức rõ hành vi vượt đèn đỏ là nguy hiểm đến tính mạng của người khác,
SVTH: Phan Thanh Lâm

23

GVHD: Th.S.GVC Nguyễn Thị Xuân


Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ

thấy trước được hậu quả chết người xẩy ra hoặc có thể xẩy ra, mong muốn
hoặc bỏ mặc cho hậu quả xẩy ra, mà trường hợp này người phạm tội chỉ có
ý thức cho rằng dù có vượt đèn đỏ nhưng tin rằng hậu quả chết người sẽ
không xẩy ra. Trường hợp này người phạm tội vẫn vô ý nhưng là vơ ý vì
q tự tin. Vơ ý hay cố ý là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành
vi và đối với hậu quả chứ không chỉ đối với hậu quả.

1.1.2.4. Chủ thể của các tội phạm xâm phạm trật tự, an tồn giao
thơng đường bộ
u cầu chung về chủ thể của các tội phạm xâm phạm trật tự, an tồn

giao thơng đường bộ là người đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có
năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, đối với một số tội cịn bắt buộc
có những dấu hiệu riêng.
Đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ, tuy không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng chỉ những người điều
khiển các phương tiện giao thông đường bộ mới là chủ thể của tội phạm này.
Khi xác định chủ thể của tội phạm này cần chú ý: người điều khiển
phương tiện giao thông cũng là người tham gia giao thơng, nhưng người
tham gia giao thơng thì có thể khơng phải là người điều khiển phương tiện
giao thông. Đây cũng là dấu hiệu phân biệt tội phạm này với các tội xâm
phạm trật tự, an toàn toàn giao thông đường bộ khác.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm người điều
khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông
đường bộ.
Người tham gia giao thông đường bộ gồm người điều khiển, người sử
dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt
súc vật và người đi bộ trên đường bộ.
Chủ thể của tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ
không đảm bảo an toàn và tội điều động hoặc giao cho người không đủ
SVTH: Phan Thanh Lâm

24

GVHD: Th.S.GVC Nguyễn Thị Xuân


Những vướng mắc từ thực tiễn xử lý các vụ án hình sự về tai nạn giao thơng đường bộ

điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ ngồi đạt độ tuổi
và năng lực trách nhiệm hình sự thì chủ thể của hai tội này phải là người có

trách nhiệm quyền hạn trực tiếp trong việc sử dụng phương tiện và điều
động lái xe.

1.2. Tình hình các tội phạm về tai nạn giao thơng đường bộ
1.2.1. Tình hình các tội phạm về tai nạn giao thông đường bộ
trên phạm vi cả nước
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong khoảng thời gian từ
năm 2005 đến năm 2009, Tòa án cấp sơ thẩm trên phạm vi cả nước đã thụ
lý tổng cộng 25.608 vụ án hình sự về tai nạn giao thông đường bộ trên tổng
số 290.477 vụ án hình sự (chiếm 8,82% tổng số vụ), với số lượng 26.819 bị
cáo trên tổng số 494.489 bị cáo bị đưa ra xét xử (chiếm 5,42% tổng số bị
cáo). Đáng chú ý, trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007, số vụ án
hình sự cũng như số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm về các tội phạm về tai
nạn giao thông đường bộ luôn có xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Từ
năm 2007 đến năm 2009, nhờ nỗ lực thực hiện mạnh mẽ nhiều giải pháp,
các chỉ số này có giảm nhưng chưa đáng kể. Cụ thể, năm 2005 có 4810 với
5.044 bị cáo; năm 2006 có 4960 vụ với 5189 bị cáo; năm 2007 có 5538 vụ
với 5817 bị cáo; năm 2008 có 5342 với 5585 bị cáo; năm 2009 có 4958 vụ
với 5184 bị cáo.
Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao cũng cho thấy, trong các
tội danh thuộc nhóm tội phạm về tai nạn giao thơng thì tội phạm xảy ra
thường xun nhất và có mức độ nghiêm trọng nhất là tội “vi phạm các quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” quy định tại điều 202
Bộ luật Hình sự. Cụ thể, trong các năm từ 2005 đến 2009, Tòa án cấp sơ
thẩm cả nước đã thụ lý 25.382 vụ án vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ với tổng số 26.562 bị cáo, chiếm 99,12%
tổng số vụ và 99,04% tổng số bị cáo thuộc nhóm tội về tai nạn giao thông
SVTH: Phan Thanh Lâm

25


GVHD: Th.S.GVC Nguyễn Thị Xuân


×