Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Những vướng mắc khi thực hiện quy định về hạn chế quyền tự định đoạt tài sản riêng của vợ chồng trong thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.25 KB, 13 trang )

Những vướng mắc khi thực hiện quy định về hạn chế quyền tự
định đoạt tài sản riêng của vợ chồng trong thực tế.
MỤC LỤC
Nội dung Trang
A. Đặt vấn đề: 2
B. Giải quyết vấn đề:
I. Khái quát chung về tài sản riêng của vợ chồng. 2
1. Căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng. 2
2. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng. 5
a. Quyền của vợ, chồng đối với tài sản riêng. 5
b. Nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng. 6
II. Quy định về hạn chế việc định đoạt riêng của vợ chồng. 6
1. Quy định về hạn chế quyền tự định đoạt tài sản riêng của 6
vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Tại sao pháp luật lại quy định về việc hạn chế quyền tự định 9
đoạt tài sản riêng của vợ chồng.
III Những vướng mắc khi thực hiện trong thực tế. 9
C. Kết luận. 11
1
A. Đặt vấn đề:
Pháp luật thừa nhận quyền có tài sản riêng của vợ chồng là thừa nhận
tư cách chủ sở hữu của vợ chồng trong quan hệ pháp luật. Vợ , chồng hoàn
toàn có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu
của mình. Tuy nhiên bên cạnh vai trò chủ sở hữu các quan hệ pháp luật, vợ,
chồng còn có các quyền và nghĩa vụ của một thành viên trong gia đình, nên
lợi ích cá nhân của họ không thể tách rời lợi ích chung của gia đình. Từ đặc
điểm này, quyền sở hữu riêng của vợ, chồng được quy định tại Điều 32 và
Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 mang đặc thù có tính chất
ngoại lệ so với quyền sở hữu cá nhân trong pháp luật dân sự. Đây là quy
định về một vấn đề mới, đó là hạn chế quyền sở hữu của vợ, chồng đối với
tài sản riêng vì lợi ích chung của gia đình.


B. Giải quyết vấn đề:
I. Khái quát chung về tài sản riêng của vợ chồng.
1. Căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng.
Điều 32 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
“1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết
hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và
Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.
2
2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài
sản chung.”
Theo đó, căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ chồng bao gồm:
Thứ nhất: Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà mỗi bên
vợ, chồng có từ trước khi kết hôn.
Trước khi kết hôn, hai bên nam nữ chưa phải là vợ chồng của nhau
trước pháp luật. Theo tính chất nghề nghiệp, công việc của “vợ, chồng”, các
tài sản đó do “vợ, chồng” tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất
kinh doanh và các thu nhập hợp pháp khác của “vợ, chồng” đều thuộc quyền
sở hữu của mỗi bên “vợ, chồng”. Cũng có thể tài sản đó có được do người
khác chuyển dịch quyền sở hữu của mình cho “vợ, chồng” thông qua các
giao dịch dân sự ( mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay…). Vì thế, trước khi
kết hôn, với tư cách cá nhân, theo quy định của pháp luật dân sự mà vợ,
chồng có thể xác lập quyền sở hữu của mình đối với những tài sản phát sinh,
dựa trên các căn cứ được quy định từ Điều 233 đến 247 Bộ luật Dân sự năm
2005.
Thứ 2: Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà vợ, chồng
được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.
Xét về nguồn gốc tài sản, những tài sản mà vợ, chồng được thừa kế
riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thuộc quyền sở hữu riêng

của vợ ,chồng. Bởi lẽ, ý chí của chủ sở hữu chỉ tặng cho riêng, hoặc để lại di
chúc trước khi chết chỉ cho vợ, chồng được hưởng di sản của họ chứ không
phải cho chung hai vợ chồng.Những tài sản này không phải dô vợ, chồng tạo
ra trong thời kỳ hôn nhân, theo công sức và thu nhập của vợ, chồng, nên
không thể tính thuộc vào khối tài sản chung của vợ chồng.
Thứ 3: Tài sản riêng của vợ, chồng gồm đồ dùng, tư trang cá nhân.
3
Luật quy định các đồ dùng và tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ, chồng
nhằm đảm bảo quyền tự do cá nhân và cuộc sống riêng tư của vợ, chồng.
Chúng ta cần hiểu đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng với nguồn gốc
phát sinh từ tài sản chung hay tai sản tiêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn
nhân, phục vụ trực tiếp cho công việc, nghề nghiệp và nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày của cá nhân vợ, chồng; mặt khác, trong trường hợp cụ thể, cũng
cần phải xem xét những loại tài sản này có nguồn gốc và giá trị như thế nào
so với khối tài sản chung của vợ chồng và mức thu nhập thực tế của vợ,
chồng.
Thứ 4: Tài sản riêng của vợ, chồng gồm những tài sản mà vợ, chồng
được chia khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Điều 30 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định về vấn đề
này và trên cơ sở đó được ghi nhận tại Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP
ngày 03/10/2001: sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân, những tài sản mà vợ, chồng đã được chia; hoa lợi, lợi tức thi được từ
tài sản đó; thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những
thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng sau khi đã chia tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân, đều thuộc tài sản riêng của vợ, chồng trừ trường hợp vợ
chồng có thoả thuận khác.
Thứ 5: Tài sản riêng của vợ, chồng còn (có thể) bao gồm những tài
sản mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản riêng của một bên.
Theo luật định, vợ, chồng có tài sản riêng có quyền nhập hoặc không
nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Vì vậy, nhằm tạo điều kiện thuận

lợi khi chia tài sản giữa vợ chồng, cũng như bảo đảm quyền tự định đoạt đối
với tài sản thuộc quyền sở hữu của vợ, chồng, pháp luật quy định trên
4
nguyên tắc việc chia tài sản sẽ do vợ chồng tự thỏa thuận với nhau, nếu
khồng thỏa thuận được thì mới yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, Luật hôn nhân gia đình đã khẳng định vợ chồng có quyền có
tài sản riêng và xác định rõ nguồn gốc phát sinh tài sản riêng.Việc quy định
vợ, chồng có quyền có tài sản riêng là phù hợp với chế định quyền sở hữu
riêng về tài sản của công dân đã được hiến pháp thừa nhận ( Điều 58 Hiến
Pháp 1992); phù hợp với nguyên tự định đoạt về tài sản của công dân, đồng
thời quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng còn nhằm bảo đảm cho vợ,
chồng có thể thực hiện các nghĩa vụ về tài sản một cách độc lập, không phụ
thuộc vào ý chí của bên kia.
2. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng.
a, Quyền của vợ, chồng đối với tài sản riêng.
Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia định năm 2000 quy định:
“Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của
mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này”
Với tư cách là chủ sở hữu tài sản của mình, vợ , chồng có toàn quyền
sở hữu( quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt) đối với tài sản
riêng, không phụ thuộc bởi ý chí của bên người chồng, vợ kia.
Đối với tài sản riêng của vợ, chồng, mỗi bên sẽ tự quản lý tài sản
riêng của mình. Trong trường hợp vợ chồng không thể tự mình quản lý tài
sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên người
chồng, vợ kia có quyền quản lý tài sản riêng đó (khoản 2 Điều 33).
Trường hợp một bên đã tự ý định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng
mình khi tham gia các giao dịch dân sự, thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án
tuyên bố giao dịch đó vô hiệu.
5

×