Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

tiểu luận chính sách cổ tức của công ty cổ phần niêm yết trong thực tiễn dưới tác động của thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.4 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


Bộ môn:
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP




Đề tài:
CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRONG THỰC TIỄN
DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ.














GVHD : TS NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN
Lớp : Ngân Hàng đêm 2-3
Khóa : 19


Nhóm SV : Nhóm 4
Võ Quỳnh Bảo Thy
Phan Thị Kim Hoàng
Nguyễn Thanh Thông
Nguyễn Thị Kim Thoa

Niên khóa : 2009 – 2012



CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ CỔ TỨC, CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CÔNG
TY CỐ PHẦN VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

1.1 TỔNG QUAN VỀ CỔ TỨC VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC

1.1.1 Tổng quan về cổ tức

1.1.1.1 Định nghĩa
- Cổ tức là phần thu nhập mà cổ đông thực nhận từ thu nhập mà đáng lẽ cổ đông được
nhận.
 Nếu công ty chi trả toán bộ thu nhập cho cổ đông thường thì cổ tức bằng EPS
 Nếu công ty giữ lại một phần lợi nhuận để tái đầu tư thì cổ tức được tính như sau:





1.1.1.2 Đo lường cổ tức


1.1.1.2.1 Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức
Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức là một tỷ số phản ánh công ty trả cổ tức bao nhiêu phần cho cổ
đông từ lợi nhuận sau thuế.




Trong đó:
- DPR: là tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận
- Div: là mức cổ tức chi trả trên mỗi cổ phiếu
- Ear : là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

EPS

Cổ tức =
Tỷ lệ chi trả cổ tức

DPR = Div
x
Ear

Ví dụ: theo Bảng lưu chuyển tiền tệ của cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) năm 2009 cho
thấy rằng công ty dành 23.07 tỷ VND để trả cổ tức. Bảng Kết quả kinh doanh cùng năm cho thấy
thu nhập ròng của công ty là 390.02 tỷ VND.
DPR
(DRC)
= 23.070.000 / 390.020.000 = 6.9%.

Như vậy, các nhà đầu tư có thể thấy rằng DRC chỉ dành 6.9% lợi nhuận để trả cổ tức cho
các cổ đông. Phần lợi nhuận không trả cho nhà đầu tư sẽ được dành cho việc đầu tư nhằm cung

cấp một sự tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai.

Các nhà đầu tư đang tìm kiếm thu nhập hiện tại cao và tăng trưởng vốn có giới hạn thì
thích các công ty có tỷ lệ trả cổ tức cao. Tuy nhiên, các nhà đầu tư tìm kiếm tăng trưởng vốn có
thể thích tỷ lệ trả cổ tức thấp hơn bởi vì thu nhập lãi vốn bị đánh thuế thấp hơn (tại các nước như
Mỹ). Các công ty tăng trưởng cao trong thời kỳ đầu của quá trình hoạt động thường có tỷ lệ trả
cổ tức thấp hoặc bằng không. Đến khi họ hoạt động ổn định ở giai đoạn trưởng thành thì họ lại
có xu hướng đền bù lại cho nhà đầu tư từ lợi nhuận của mình.

1.1.1.2.2 Tỷ suất cổ tức
Tỷ suất cổ tức phản ánh bao nhiêu tiền một nhà đầu tư sẽ kiếm được chỉ tính riêng từ cổ
tức của một cổ phiếu phổ thông dựa trên giá thị trường hiện tại.




Trong đó:
- DY : tỷ suất cổ tức trường của cổ phiếu đó tại thời điểm chi trả cổ tức
- P
Market
: là giá trị thị trường của cổ phiếu đó tại thời điểm chi trả cổ tức

Ví dụ: Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM) trả cổ tức năm 2009 là 3000 (VND/CP) và
cổ phiếu của VNM giao dịch tại mức giá là 83.000 (VND/CP) trong khi đó công ty cổ phần nông
lâm sản Yên Bái (CAP) trả cổ tức 1620 (VND/CP) và cổ phiếu của công ty này giao dịch tại mức
giá là 17.500 (VND/CP). Bằng cách tính toán tỷ suất cổ tức, nhà đầu tư có thể tính được lượng
tiền mặt mà anh ta kiếm được hàng năm từ thu nhập của các cổ phiếu.

DY
(VNM)

= 3.000 / 83.000 = 3.61%
DY
(CAP)
= 1.620 / 17.500 = 9.26%


DY = Div
x
P
Market


Thực tế ta thấy VNM trả cổ tức cao hơn trên mỗi cổ phiếu nhưng nếu nhà đầu tư đầu tư
100.000.000 VND vào VNM chỉ được lợi nhuận từ đầu tư vốn là 3.614.458 VND trong khi đó
nếu đầu tư vào CAP thì nhà đầu tư có thể được 9.257.143 VND từ khoản đầu tư 100.000.000
VND này. Một nhà đầu tư quan tâm thu nhập từ cổ tức mà không quan tâm thu nhập từ lãi vốn
sẽ chọn cổ phiếu thứ 2.

Hình 1.1.1.2 Tỷ suất cổ tức các cổ phiếu Mỹ từ 1960-2003

Nguồn: Estimated using S&P 500 data from 1960 to 2003; Source is Bloomberg.

1.1.1.3 Quá trình chi trả cổ tức

Các công ty ở Mỹ thường trả cổ tức hàng quý. Còn ở Việt Nam thì các công ty thường trả
cổ tức 2 lần/năm. Cổ tức thường được đề xuất bởi Hội đồng quản lý và sau đó được thông qua
bởi Đại hội đồng cổ đông. Có vài cột mốc thời gian chính sau:


Ngày công bố cổ tức: là ngày công ty công bố mức chi trả cổ tức. Đây là ngày quan trọng

bởi vì thông qua việc công bố cổ tức, nhà đầu tư sẽ đánh giá được mức cổ tức là tăng hay giảm,
hay vẫn được duy trì. Các nhà đầu tư sẽ đánh giá được những tín hiệu thông tin mà các công ty
phát ra. Vì vậy, nếu công ty thay đổi cổ tức đột ngột thì đây là ngày mà phản ứng trên thị trường
thường sẽ xuất hiện rất rõ.

Ngày giao dịch cuối cùng được hưởng quyền: là ngày cuối cùng được hưởng cổ tức, tức
là ngày mà nhà đầu tư nên mua cổ phiếu để được hưởng cổ tức. Do đó, nếu nhà đầu tư mua cổ
phiếu sau ngày này thì sẽ không được hưởng cổ tức.


Ngày chốt giao dịch không hưởng quyền: là ngày mà nếu các nhà đầu tư mua cổ phiếu
sẽ không được hưởng cổ tức. Do đó, giá tham chiếu của cổ phiếu ngày này thường được điều
chỉnh xuống tương ứn g với số cổ tức để đảm bảo bình đẳng giữa các cổ đông, tức là cổ đông
được lợi về cổ tức thì bị thiệt về giá và ngược lại.






Ngày chốt danh sách cổ đông hay ngày đăng ký cuối cùng: là ngày Trung tâm lưu ký
đóng sổ, chốt danh sách những cổ đông được hưởng cổ tức. Ở Việt Nam, do qui chế giao dịch là
T+3 nên ngày chốt danh sách cổ đông thường sau 3 ngày so với ngày giao dịch cuối cùng được
hưởng quyền hay sau 2 ngày so với ngày giao dịch không hưởng quyền.


Ngày thanh toán cổ tức: là ngày mà các cổ đông sẽ nhận được cổ tức (thường là 2-3 tuần
sau ngày chốt danh sách cổ đông).



Sơ đồ: Quy trình trả cổ tức





1.1.1.4 Các phương thức chi trả cổ tức


1.1.1.4.1 Chi trả cổ tức bằng tiền mặt


Cổ tức tiền mặt là số đơn vị tiền tệ mà công ty thanh toán cho chủ sở hữu tính trên một cổ
phần. Hầu hết cổ tức được trả dưới dạng tiền mặt.

Giá tham chiếu ngày giao dịch không hưởng quyền
= giá đóng cửa ngày giao dịch hưởng quyền cuối cùng – cổ tức

Trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm lượng tiền mặt tại doanh nghiệp, điều này làm cho tài sản
cũng bị giảm theo và lợi nhuận chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán cũng giảm, tức
giảm nguồn vốn chủ sở hữu.

Khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính thì chi trả cổ tức bằng tiền mặt rất nguy
hiểm. Doanh nghiệp có thể chọn hình thức chi trả khác như là chi trả bằng cổ phiếu.


1.1.1.4.2 Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu


Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là việc công ty chi trả thêm cổ phiếu cho các cổ đông nắm

giữ cổ phần thường theo tỷ lệ nhất định và công ty không nhận được khoản tiền thanh toán nào
từ phía cổ đông.

Khi thực hiện giao dịch này không có sự thay đổi (tăng hay giảm) nào về vốn cổ đông cũng
như tài sản của công ty. Về cơ bản, số lượng cổ phiếu sẽ tăng lên và làm cho tỷ lệ vốn cổ
phần tăng lên nhưng tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông cũ không đổi.

1.1.1.4.3 Chi trả cổ tức bằng tài sản

Là hành động doanh nghiệp chi trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm, hàng tồn kho, bất
động sản ( nhà, đất) hay cổ phiếu của công ty khác mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Hình
thức này rất hiếm xảy ra trong thực tiễn.


1.1.1.4.4 Mua lại cổ phần


Mua lại cổ phần là hành động doanh nghiệp tiến hành mua lại toàn bộ hoặc một phần số
cổ phần do chính doanh nghiệp phát hành đang thuộc sở hữu của các cổ đông.
Việc mua lại này có thể thực hiện bằng các cách sau:
 Chào mua với giá cố định ( còn gọi là giá đệm): Doanh nghiệp mua cổ phần trực
tiếp từ cổ đông của mình bằng cách đưa ra giá đệm thường cao hơn giá thị trường.

 Mua lại cổ phần trên thị trường mở: Doanh nghiệp thương lượng riêng để mua
lại từ những người đang nắm giữ lượng lớn cổ phần của công ty ( ví dụ như những định
chế tài chính). Doanh nghiệp có thể thực hiện trong thời gian dài và chỉ mua bằng đúng
giá thị trường.

 Mua lại cổ phần theo hình thức đấu giá kiểu Hà Lan: Doanh nghiệp xác định biên
độ giá và số cổ phần định mua lại, những cổ đông quan tâm đến chương trình này sẽ gửi

đến công ty đề nghị bán lại cổ phần với giá tối thiểu mà họ chấp nhận được và nằm trong
biên độ giá. Công ty sẽ tập hợp lại và sắp xếp theo thứ tự xem giá nào là tốt nhất.

 Phân phối quyền bán lại khả năng chuyển nhượng: Cổ đông có quyền bán lại cho
công ty ở một mức giá thực hiện xác định trong khoản thời gian nhất định. Những cổ
đông không muốn thực hiện quyền bán lại có thể giao dịch các quyền chọn bán trên thị
trường thứ cấp, theo đó các cổ đông có giá đăng ký bán lại giá cao có thể bán quyền cho
các cổ đông có giá đăng ký thấp để thu một khoản tiền.

 Mua lại cổ phần mục tiêu: Mua lại cổ phần chỉ nhằm vào một mảng cổ đông nào
đó. Đối tượng việc mua lại cổ phần là những cổ đông nhỏ nhằm làm giảm chi phí cho
những tài khoản nhỏ.

1.1.1.4.5 Chi trả cổ tức bằng cách chia nhỏ cổ phần

Doanh nghiệp muốn chia nhỏ cổ phần nhằm làm cho người nắm giữ cổ phần thấy giá trị của
nó tăng lên và thu hút thêm các nhà đầu tư nhỏ và trung bình.
Đồng thời việc chia nhỏ cổ phần ra để thị trường có thể tiêu hoá nó một cách nhanh
chóng, thường chia nhỏ để khi mà giá cổ phiếu cao làm tăng tính thanh khoản của nó.

Chia nhỏ cổ phần còn nhằm làm tăng tính ổn định về mặt giá cả cho cổ phiếu.

Ví dụ: Công ty ABC có tổng giá trị cổ phần 200$
+ Trường hợp 1: Công ty phát hành 2 cổ phần  Mỗi cổ phần giá 100$
+ Trường hợp 2: Công ty phát hành 200 cổ phần  Mỗi cổ phần giá 1$

Các nhà đầu tư nắm giữ 1 cổ phần cho 2 trường hợp

+ Trường hợp 1: Nhà đầu tư đang cần tiền nên bán gấp 1 cổ phần với giá 50$ ( nhỏ hơn
100$). Điều này làm cho giá cổ phần còn lại cũng bị giảm, cơ hội để giá cổ phần công ty này

tăng trở lại bằng 100$ là rất khó  Như vậy việc thay đổi giá một cổ phần làm cho giá cổ
phần còn lại cũng thay đổi theo.

+ Trường hợp 2: Nhà đầu tư bán 1 cổ phần với giá 0.5$ ( nhỏ hơn 1$), còn lại 199 cổ
phần với giá không đổi  Giá cổ phần vẫn được bảo vệ. Đây là một hành động chống độc
quyền và cũng giống như hình thức marketing, làm tăng số lượng cổ đông góp phần giúp công ty
tránh khả năng bị thâu tóm bởi một tổ chức hay cá nhân nào đó.

1.1.2 Chính sách cổ tức trong mối quan hệ giá trị doanh nghiệp


1.1.2.1 Khái niệm

Là việc xác định tỉ lệ phần trăm hợp lý giữa tài trợ lợi nhuận giữ lại và tài trợ phát hành cổ
phần mới.


1.1.2.2 Lý thuyết MM và một số trường phái khác


1.1.2.2.1 Trường phái trung dung ( Hiện thân của lý thuyết MM )


Merton Miller và Franco Modigliani (MM ) là hiện thân của trường phái trung dung khi
họ công bố một công trình lý thuyết vào năm 1961 cho rằng chính sách cổ tức không tác động
đến giá trị doanh nghiệp. Họ chủ trương rằng giá trị của một doanh nghiệp chỉ do các quyết
định đầu tư ấn định và tỷ lệ chi trả cổ tức chỉ là một chi tiết. Họ cho rằng tác động của một chính
sách cổ tức nào đó có thể được bù trừ chính xác bằng các hình thức tài trợ khác, như việc bán cổ
phần thường chẳng hạn. Tuy nhiên lập luận này dựa trên một số các giả định chính như sau:



 Các giả thuyết của MM


- Thị trường vốn là thị trường hoàn hảo

- Không có thuế: theo giả thuyết này, các nhà đầu tư không bận tâm về việc họ sẽ nhận
được thu nhập cổ tức hay thu nhập lãi vốn. Doanh nghiệp cũng sẽ không nhận được khoản sinh
lợi từ tấm chắn thuế, và cũng không quan tâm đến việc chi trả cổ tức nhiều hay ít

- Không có chi phí phát hành: MM giả định rằng chi phí phát hành cổ phần mới và chi
phí giữ lại lợi nhuận là như nhau.

- Không có chi phí giao dịch: giả định này ngụ ý rằng các nhà đầu tư vào chứng khoán
của các doanh nghiệp chi trả ít hoặc không chi trả cổ tức có thể bán lại (không có phí tổn) bất cứ
số cổ phần nào mà họ muốn bán để chuyển đổi lãi vốn thành thu nhập thường xuyên.
- Chính sách đầu tư và tài trợ là cố định. Công ty đã thiết lập kế hoạch đầu tư và cũng
đã xác định được kế hoạch này cần tài trợ bao nhiêu từ vốn vay, bao nhiêu từ lợi nhuận giữ lại.
Số tiền thặng dư còn lại được dùng để chi trả cổ tức.

MM cho rằng các thay đổi quan sát được trong giá trị doanh nghiệp là kết quả của các
quyết định cổ tức mà thật ra là do chính sách cổ tức mang nội dung hàm chứa thông tin và phát
tín hiệu cho nhà đầu tư. M ột gia tăng trong cổ tức sẽ chuyển tải thông tin đến các cổ đông là ban
điều hành doanh nghiệp dự kiến thu nhập tương lai sẽ cao hơn. Tương tự, một cắt giảm cổ tức
xem như truyền đạt thông tin bất lợi về triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Hai ông còn dựa vào lập luận hiệu ứng khách hàng đó là các nhà đầu tư ưa thích chính
sách cổ tức của một doanh nghiệp nào đó sẽ không có tác động trên giá trị cổ phần. Khi doanh
nghiệp thay đổi chính sách cổ tức có thể mất đi một số cổ đông bởi lẽ họ sẽ bán cổ phiếu đang sở
hữu và chuyển sang mua cổ phiếu của các doanh nghiệp khác có chính sách cổ tức hấp dẫn hơn.

Điều này lại có thể đưa đến sụt giảm tạm thời giá cổ phần của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có
các nhà đầu tư khác thích chính sách cổ tức mới sẽ cho rằng cổ phần của doanh nghiệp bị bán
dưới giá và sẽ mua thêm cổ phần. Trong thế giới MM , các giao dịch này diễn ra ngay tức khắc và
không có tổn phí cho nhà đầu tư, kết quả là giá trị của cổ phần giữ nguyên không đổi.


1.1.2.2.2 Thuế và trường phái cấp tiến cánh tả

Trường phái này cho rằng một gia tăng trong cổ tức chi trả cho cổ đông đều làm giảm
giá trị doanh nghiệp
Nếu thu nhập từ cổ tức bị đánh thuế cao hơn thu nhập từ phần thặng dư, và tâm lý của cổ
đông muốn nộp thuế ít, doanh nghiệp muốn giúp cổ đông tránh thuế sẽ chi trả cổ tức ít  lượng
tiền mặt doanh nghiệp sẽ giữ lại để tái đầu tư hoặc mua cổ phần


1.1.2.2.3 Trường phái ngược MM

Các lập luận của MM được công nhận là hợp lý cùng với các giả định của nó. Tuy nhiên,
một khi không tồn tại những giả định hạn chế này, thì giá trị cổ phần thực sự chịu ảnh hưởng của
việc phân chia lợi nhuận cho cổ tức và giữ lại để tái đầu tư. Các lập luận đưa ra như sau:

− Không thích rủi ro: một cách cụ thể Gordon khẳng định rằng các cổ đông không thích
rủi ro có thể thích một mức cổ tức nào đó hơn là hứa hẹn lãi vốn trong tương lai vì cổ tức là các
thu nhập thường xuyên, chắc chắn, trong khi lãi vốn trong tương lai ít chắc chắn hơn. Theo
Gordon, cổ tức làm giảm tính bất trắc của các cổ đông, cho phép họ chiết khấu lợi nhuận tương
lai của doanh nghiệp với một tỷ lệ thấp hơn, do đó làm tăng giá trị của doanh nghiệp, và ngược
lại.

− Các chi phí giao dịch: thực tế, việc tồn tại chi phí giao dịch khiến cho các nhà đầu tư
phải quan tâm tới việc họ được nhận cổ tức bằng tiền mặt hay lãi vốn. Các khoản chi phí môi

giới và chênh lệch lô lẻ (số chứng khoán bán ra ít, không đủ để tạo thành đơn vị mua bán trên thị
trường nên khó bán và giá thấp) làm cho việc bán cổ phần bị tốn kém và không thể thay thế một
cách hoàn hảo cho các chi trả cổ tức thường xuyên.

− Thuế: việc bỏ giả định không có thuế cũng sẽ có tác động đến cổ đông, vì lãi vốn
không chịu thuế cho đến khi bán cổ phần. Nghiên cứu về chính sách cổ tức từ 1920 đến 1960,
John A. Britain đã đi đến kết luận rằng thuế suất tăng làm giảm tỷ lệ chi trả cổ tức.

− Các chi phí phát hành: Sự hiện diện của chi phí phát hành khi bán cổ phần mới cũng
có khuynh hướng làm cho các doanh nghiệp ưa thích giữ lại lợi nhuận hơn. Chi phí của việc bán
các phát hành nhỏ cổ phần thường nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư thường quá cao cho hầu hết các
doanh nghiệp. Vì vậy, các công ty khi có đủ các cơ hội đầu tư để có thể sử dụng vốn giữ lại của
mình một cách có lợi thường thích giữ lại lợi nhuận hơn.

− Các chi phí đại diện: khi công ty chi trả cổ tức làm giảm số lượng lợi nhuận giữ lại có
sẵn để tái đầu tư và đòi hỏi phải sử dụng nhiều vốn cổ phần từ bên ngoài hơn để tài trợ tăng
trưởng. Việc huy động vốn cổ phần từ bên ngoài (như bán cổ phần thường) trong các thị trường
vốn làm cho công ty phải chịu sự giám sát kỹ lưỡng của các cơ quan điều phối (Ủy ban chứng
khoán và thị trường chẳng hạn) và các nhà đầu tư tương lai, việc này được coi như một chức
năng giám sát thành quả của ban điều hành. Do đó có thể nói rằng chi trả cổ tức sẽ làm giảmchi
phí đại diện giữa các cổ đông (chủ sở hữu) và ban điều hành.
Do bất hoàn hảo của thị trường và sự ảnh hưởng của các yếu tố trên nên nhiều nhà thực
hành tin rằng chính sách cổ tức rất quan trọng. Như vậy, khi xác lập một chính sách cổ tức tối ưu
góp phần làm gia tăng giá trị doanh nghiệp, Hội đồng quản trị nên xem xét ưu tiên của các cổ
đông cùng với các cơ hội đầu tư và chi phí liên quan của lợi nhuận giữ lại so với vốn cổ phần
huy động từ bên ngoài.


1.1.3 Chính sách cổ tức công ty cổ phần niêm yết trong thực tiễn


1.1.3.1 Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động

Giữ lại lợi nhuận nhiều chia cổ tức ít có nghĩa là doanh nghiệp áp dụng thiên về giữ lại
lợi nhuận cao khi tỷ suất sinh lợi cao hơn phần của cổ đông thì mới được giữ lại

 Đặc điểm của chính sách:

Chính sách lợi nhuận giữ lại xác nhận rằng doanh nghiệp chỉ nên giữ lại lợi nhuận khi
doanh nghiệp có các cơ hội đầu tư hứa hẹn đem lại tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi mà
các cổ đông đòi hỏi vì việc chi trả cổ tức sẽ dẫn đến hoặc là doanh nghiệp phải từ bỏ các cơ hội
đầu tư hoặc phải chấp nhận huy động các nguồn tài trợ khác vốn không có sẵn để từ đó tốn kém
nhiều hơn so với lợi nhuận giữ lại.

Tuy nhiên, chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động cũng có một đặc điểm là mức chi trả cổ
tức có thể sẽ thay đổi từ năm này sang năm khác tùy thuộc vào các cơ hội đầu tư có sẵn và nếu
điều này xảy ra thì sẽ đi ngược lại với mục tiêu mà hầu hết các doanh nghiệp theo đuổi là duy trì
cổ tức ổn định do đó thực hiện chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động với mục tiêu duy trì chính
sách cổ tức ổn định thì phải thực hiện theo hai cách:
 Cách thứ nhất: ban đầu doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận trong những năm có
nhu cầu cao và nếu doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng. Các doanh nghiệp có thể tiếp tục thực
hiện chiến lược này mà không nhất thiết phải giảm cổ tức

 Cách thứ hai: doanh nghiệp có thể vay vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư và do đó
tăng tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần một cách tạm thời để tránh phải giảm cổ tức

 Ưu và nhược điểm

Ưu điểm:

 Phù hợp với mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp cũng như mục tiêu tối đa hóa

thu nhập cho chủ sở hữu doanh nghiệp

 Là nguồn tài trợ nội bộ sẵn có giúp doanh nghiệp chủ động kịp thời trong quyết
định tái đầu tư của mình thay vì đi vay và phát hành cổ phiếu mới tốn thời gian và chi phí

 Một nhóm các cổ đông mong muốn lợi ích cao nhất từ việc sử dụng tiền của
mình, họ thích những khoản lãi vốn cao hơn là việc công ty chia cổ tức hiện tại để từ bỏ những
cơ hội đầu tư có khả năng sinh lợi cao. Một nhà đầu tư khôn ngoan sẽ thích doanh nghiệp đầu tư
thay mình cho dù nhà đầu tư có thể tìm được khoản đầu tư hơn hẳn vì nhà đầu tư cá nhân khi đầu
tư bao giờ cũng chịu rủi ro hơn.

Nhược điểm

 Nếu công ty áp dụng một cách cứng nhắc lợi nhuận giữ lại thụ động sẽ dẫn đến
bất ổn cao đến mức cổ tức chi trả ảnh hưởng đến giá cổ phần cũng như hình ảnh công ty trong
mắt cổ đông

 Có thể làm phát sinh chi phí đại diện

1.1.3.2 Chính sách chi trả cổ tức tiền mặt ổn định

 Mục tiêu:

Doanh nghiệp thực hiện chính sách này nhằm duy trì cổ tức ở một mức độ nhất định. Cần
lưu ý rằng sự ổn định trong cổ tức không có nghĩa là cố định mà cổ tức phải được trả không
gián đoạn, mức độ thay đổi của cổ tức không có sự đột biến như sự tăng giảm của lợi nhuận.

 Ưu và nhược điểm

Ưu điểm


 Thực hiện chính sách này nhằm tạo sự ổn định cho cổ tức mà sự ổn định này có
thể làm tăng giá trị doanh nghiệp trên thị trường

 Thực hiện ổn định cổ tức sẽ ổ định thành phần cổ đông của công ty

 Ổn định cổ tức là yếu tố quan trọng giúp cho công ty dễ dàng niêm yết chứng
khoán trên thị trường chứng khoán

Nhược điểm

 Khi doanh nghiệp thực hiện chính sách này sẽ tạo áp lực cho chính mình bởi vì lợi
nhuận của công ty trong quá trình hoạt động có sự sụt giảm đột biến

 Doanh nghiệp có thể sẽ bị chủ nợ phản đối bởi vì làm tăng nguy cơ không trả
được nợ

 Làm cho doanh nghiệp bỏ lỡ những cơ hội đầu tư khác.

1.1.3.3 Các chính sách khác

Ngoài các công ty còn có thể sử dụng một số các chính sách cổ tức khác như:

− Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi. Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi
nhiều từ năm này sang năm khác thì cổ tức cũng có thể dao động theo.

− Chính sách chi trả một cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêm vào cuối
năm. Chính sách này đặc biệt thích hợp cho những doanh nghiệp có lợi nhuận hoặc nhu cầu tiền
mặt biến động giữa năm này với năm khác, hoặc cả hai. Ngay cả khi doanh nghiệp có mức lợi
nhuận thấp, các nhà đầu tư vẫn có thể trông cậy vào một mức chi trả cổ tức đều đặn của họ; còn

khi lợi nhuận cao và không có nhu cầu sử dụng ngay nguồn tiền dôi ra này, các doanh nghiệp sẽ
công bố một mức cổ tức thưởng cuối năm. Chính sách này giúp ban điều hành có thể linh hoạt
giữ lại lợi nhuận khi cần mà vẫn thỏa mãn được nhu cầu của các nhà đầu tư là muốn nhận được
một mức cổ tức “bảo đảm”.

Như vậy, nhiều chính sách cổ tức để doanh nghiệp lựa chọn. Mặc dù được xếp ưu tiên
thấp hơn chính sách tài trợ và chính sách đầu tư, nhưng việc chọn chính sách cổ tức cũng đòi hỏi
được xem xét cẩn thận bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cổ đông và tới sự phát triển
của công ty. Sau khi đã thống nhất chọn được chính sách chi trả cổ tức, việc tiếp theo mà Đại hội
đồng cổ đông cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp phải cân nhắc đó là: lựa chọn phương thức
chi trả cổ tức.

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng chính sách cổ tức

1.1.4.1 Yếu tố pháp lý

Hầu hết các quốc gia đều có luật điều tiết chi trả cổ tức của doanh nghiệp đăng kí hoạt
động ở quốc gia đó. Về cơ bản thì luật này quy định như sau:

 Không dùng vốn của doanh nghiệp để chi trả cổ tức
Quy định này được gọi là hạn chế suy yếu vốn. Ở một số quốc gia vốn được định nghĩa là
chỉ bao gồm mệnh giá của cổ phần thường. Nhưng ở một số nơi khác vốn được định nghĩa bao
quát hơn bao gồm cả vốn được góp quá tài khoản mệnh giá ( thặng dư vốn).

 Cổ tức phải được chi trả từ lợi nhuận ròng hiện nay và trong thời gian hoạt động
trước đó
Quy định này được gọi là quy định hạn chế lợi nhuận ròng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải
kinh doanh và phát sinh lợi nhuận thì mới có thể chia cổ tức. Điều này ngăn cấm các chủ sở hữu
rút đầu tư ban đầu của họ và làm suy yếu vị thế an toàn các chủ nợ của doanh nghiệp.


 Không thể chi trả cổ tức nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Được gọi là hạn chế mất khả năng thanh toán. Quy định rằng khi một doanh nghiệp mất
khả năng thanh toán tức là nợ vượt quá tài sản thì không thể chi trả cổ tức tiền mặt . Vì việc chi
trả cổ tức này sẽ làm cản trở các quyền ưu tiên của các chủ nợ đối với tài sản của doanh nghiệp
và việc chi cổ tức này bị cấm.

Tuy nhiên ta thấy ba quy định này tác động đến nhiều công ty khác nhau theo những cách
khác nhau. Các doanh nghiệp mới, nhỏ thường có mức lợi nhuận nhỏ, hầu như đều bị ảnh hưởng
bởi các quy định này khi ấn định chính sách cổ tức. Trong khi các công ty nổi tiếng, vững vàng
với những thành quả sinh lợi trong quá khứ và có những khoản lợi nhuận giữ lại lớn, ít khi bị tác
động bởi các quy định này.

1.1.4.2 Các điều khoản hạn chế

Các điều khoản hạn chế này phát sinh từ việc các công ty cổ phần phát hành trái phiếu, đi
vay của các ngân hàng, đi thuê tài sản và các thỏa thuận cổ phần ưu đãi.
Về cơ bản các điều khoản này giới hạn tổng mức cổ tức mà các doanh nghiệp có thể chi
trả cho cổ đông. Đôi khi các điều khoản này còn quy định khổng trả cổ tức cho đến khi doanh
nghiệp đạt tới một mức lợi nhuận ấn định nào đó.
Ngoài ra các yêu cầu về quỹ dự trữ để thanh toán nợ, quy định rằng một phần nào đó
dòng tiền của doanh nghiệp dành để trả nợ, nó làm hạn chế việc chi trả cổ tức.
Việc chi trả cổ tức cũng bị ngăn cấm nếu nguồn vốn luân chuyển (tài sản lưu động trừ nợ
ngắn hạn) không cao hơn một mức định sẵn nào đó.












1.1.4.3 Ảnh hưởng của thuế thu nhập cá nhân

Để thấy rõ ảnh hưởng của thuế đến chính sách cổ tức ta hãy xem xét trường hợp điển
hình luật thuế của Mỹ. Trước năm 1986 thuế suất thu nhập biên tế cá nhân đánh trên thu nhập
mức cổ tức là 50% cao hơn thuế suất biên tế đánh vào thu nhập từ lãi vồn đến 20%. Đây là biện
pháp làm cho các doanh nghiệp giữ mức cổ tức thấp để các cổ đông có thể nhận được một mức
tỷ suất sinh lợi lớn hơn sau thuế dưới hình thức lãi vốn. Tuy nhiên đạo luật này được điều chỉnh
vào năm 1986 và mức thuế suất biên đánh vào thu nhập từ cổ tức và lãi vốn gần như bằng nhau.

Hình 1.1.4a: Thuế suất đanh trên thu nhập thông thường và thu nhập lãi vốn

Nguồn: Aswath Damodaran (2005), Applied Corporate Finance – A User’s
Manual, Second Edition, pp.445-481 [10]

Luật thuế năm 2003 của Mỹ giảm thuế đánh trên cổ tức cho bằng với thuế thu nhập lãi
vốn đã làm cho cổ tức hấp dẫn hơn, ít nhất là đối với các nhà đầu tư cá nhân. Chúng ta sẽ kiểm
chứng công ty có trả cổ tức tăng tương ứng không. Thật quá sớm để nói về giả thuyết này, nhưng
đã có những bằng chứng là các công ty đã thay đổi chính sách về cổ tức để phản ứng lại những
thay đổi chính sách về thuế thu nhập cổ tức. Các công ty về khoa học công nghệ như M icrosoft
chưa bao giờ trả cổ tức trước đây cũng đã bắt đầu trả cổ tức.
Khi so sánh tỷ lệ các công ty trả cổ tức qua các năm và tỷ lệ cổ tức so với mức vốn hóa của thị
trường từ 1980 đến 2003 như sau:

Hình 1.1.4b : Tỷ lệ trả cổ tức các công ty của Mỹ (1980-2003)

Nguồn: Aswath Damodaran (2005), Applied Corporate Finance – A User’s Manual,

Second Edition, pp.445-481 [10]

Ta thấy có sự gia tăng đột ngột số lượng các công ty trả cổ tức vào năm 1986 và đặc biệt
vào năm 2003 số cổ tức chi trả sau một thời gian dài sụt giảm.
Tuy nhiên cũng có một điểm lợi về thuế dù là rất nhỏ là thuế đánh vào thu nhập cổ tức
phải tất toán liền còn thuế đánh vào thu nhập từ lãi vốn được ân hạn cho đến khi cổ đông chuyển
nhượng cổ phiếu. Ta sẽ hiểu rõ hơn ở phần phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân với
trường hợp ở Việt Nam.

1.1.4.4 Ảnh hưởng khả năng thanh khoản
Chi trả cổ tức là dòng tiền chi ra, vì vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng lớn
thì càng có khả năng chi trả cổ tức cao. Ngay cả khi một doanh nghiệp có lịch sử đầu tư lợi
nhuận cao giữ lại một lượng lợi nhuận lớn, thì doanh nghiệp này cũng không có khả năng chi trả
cổ tức nếu như không có đủ tài sản có tính thanh khoản cao , nhất là tiền mặt. Khả năng thanh
khoản thường trở thành một vấn đề nan giải khi doanh nghiệp ở giai doạn kinh doanh suy yếu (
khi cả lợi nhuận và dòng tiền vào đều suy giảm). Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đang ở trong
thời kỳ tăng trưởng cao cung khó có khả năng đảm bảo duy trì tính thanh khoản cao và chi trả cổ
tức cùng một lúc.

1.1.4.5 Ổn định thu nhập cho cổ đông

Các doanh nghiệp lớn, có cổ phần được nắm giữ rộng rãi trên thị trường thường ít khi hạ
thấp mức cổ tức , ngay cả khi các doanh nghiệp này đang gặp khó khăn về tái chính. Vì vậy một
doanh nghiệp có một lịch sử lợi nhuận ổn định thường sẵn lòng chi trả một mức cổ tức cao hơn
một doanh nghiệp không có mức thu nhập ổn định.
Một doanh nghiệp có các dòng tiền tương đối ổn định qua nhiều năm có thể tự tin vào tương lai
và phản ánh nó qua một mức chi trả cổ tức cao.

1.1.4.6 Triển vọng tăng trưởng
Một doanh nghiệp tăng trưởng nhanh thường có nhu cần về vồn lớn để tài trợ cho cơ hội

đầu tư của mình. Thay vì đi vay các Ngân hàng hay bán cổ phần mới ra công chúng (tốn chi phí
phát hành tới 10%) thì họ có thể chi trả cổ tức thấp để giữ lại một phần lớn lợi nhuận.















Bảng minh họa về mối liên hệ giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và tỷ lệ tăng trưởng
Bảng 1-1. Mối liên hệ giữa tỷ lệ tăng
trưởng lợi nhuận và tỷ lệ chi trả cổ tức
Công ty
Tỷ lệ chi trả cổ tức
2002 (%)
Tỷ lệ tăng trưởng
EPS 10 năm (%)
Idaho Power 97,4 3,0
Boston Edison 96,3 3,0
Kansas Power and Light 80,0 4,5
Sears 76,1 4,5
Exxon 62,4 4,5

K-Mart 48,6 7,5
TNT 46,1 6,0
Hershey Foods 45,6 12,0
Merck 41,9 15,5
Coca-Cola 39,2 11,0
McDonald’s 15,4 15,5
Hewlett-Packard 13,7 14,0
Wal-Mart Stores 12,2 37,0
Cray Research 0,0 39,0
Nguồn: Value Line Investment Surney (New York: Value Line, Inc. nhiều số
khác nhau)

1.1.4.7 Lạm phát
Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát, vốn tích lũy từ khấu hao thường không đủ để bù
đắp cho việc thay thế tài sản của một doanh nghiệp khi các tài sản này cũ kỹ, lạc hậu. Khi đó,
một doanh nghiệp có thể buộc phải giữ lại một tỷ lệ lợi nhuận cao hơn để duy trì năng lực hoạt
động cho tài sản của mình.

Lạm phát cũng có một tác động trên nhu cầu vốn luân chuyển của doanh nghiệp. Trong
môi trường giá cả tăng, số tiền thực tế đầu tư vào kho hàng và các khoản phải thu có chiều hướng
tăng để hỗ trợ cho cùng một khối lượng hiện vật kinh doanh. Mặt khác do giá cả tăng, số tiền của
các tài khoản phải trả cũng đòi hỏi một khoản chi tiền mặt lớn; giá cả tăng cho nên số dư tiền
mặt giao dịch thường cũng phải tăng. Như vậy, lạm phát có thể buộc một doanh nghiệp giữ lại
lợi nhuận nhiều hơn để duy trì vị thế vốn luân chuyển giống như trước khi có lạm phát.

1.1.4.8 Các ưu tiên của cổ đông
Trong một doanh nghiệp được kiểm soát bởi một số ít các cổ đông , ban điều hành có thể
mức cổ tức ưu tiên theo một số ít cổ đông này. Ví dụ khi đa số các cổ đông có mức thuế suất
biên tế cao. Họ sẽ thích một chính sách cổ tức thấp và giữ lại lợi nhuận cao để sau cùng hưởng
một kết quả tăng giá cổ phiếu, Và ngược lại. Tuy nhiên ở một số nước trên thế giới như Mỹ khi

doanh nghiệp giữ lại mức lợi nhuận cao hàm ý rằng doanh nghiệp phải có một cơ hội đầu tư để
thanh minh với cơ quan thuế việc giữ lại mức lợi nhuận cao này. Vì nếu không có cơ hội đầu tư
mà cơ quan thuế chứng minh được rằng việc giữ lại lợi nhuận cao chỉ để tránh thuế cho các cổ
đông thì doanh nghiệp này sẽ bị phạt nặng.

Đối với các doanh nghiệp lớn có cổ phần được sở hửu rộng rãi thì thường các giám đốc
tài chính khó có thể tính đến các ưu tiên của cổ đông. Một số cổ đông giàu có thì thích chính
sách lợi nhuận giữ lại để hưởng lãi vốn. Một số cổ đông có mức thuế suất biên tế thấp hơn hay
coi cổ tức là mức thu nhập thường xuyên thì lại thích chính sách chi trả cổ tức cao hơn. Vì vậy
đối với các doanh nghiệp này khi quyết định chính sách cổ tức thì thường ban điều hành chỉ xem
xét các yếu tố cơ hội đầu tư, nhu cầu dòng tiền, khả năng tiếp cận thì trường tài chính, và các yếu
tố liên quan khác để ấn định mức cổ tức. Cổ đông nào thấy chính sách cổ tức này không phù hợp
có thể bán cổ phiếu của mình và mua cổ phiếu của công ty khác hấp dẫn và phù hợp với họ hơn.

Một số người cho rằng doanh nghiệp thường phát triển các nhà đầu tư khách hàng của
riêng họ. Hiệu ứng khách hàng này do Merton Miller và Franco Modiliani khởi xướng và nghiên
cứu của họ cho rằng các nhà đầu tư bị hấp dẫn bởi các công ty có chính sách cổ tức phù hợp với
mục tiêu của mình. Một số công ty như các công ty công ích chẳng hạn thường trả một tỷ lệ lợi
nhuận của mình cho cổ tức cáo thường là trên 70% và những công ty này thường hấp dẫn các
nhà đầu tư thích tỷ suất sinh lợi cổ tức cao. Ngược lại các công mà định hướng của họ là mục
tiêu tăng trưởng thì thường không chi trả cổ tức hoặc chi trả rất thấp thường hấp dẫn các nhà đầu
tư thích giữ lại thu nhập và hưởng tăng giá cổ phiếu. Các cuộc nghiên cứu thực nghiệm thường
cho thấy có một hiệu ứng khách hàng về cổ tức như thế.

1.1.4.9 Bảo vệ chống lại loãng giá ( bảo vệ quyền kiểm soát, giữ lại lợi nhụân nhiều, chia cổ
tức ít)
Nếu một doanh nghiệp chấp nhận chính sách sử dụng phần lớn lợi nhuận của mình để chi
trả cổ tức, thì khi có các dự án tiềm năng sinh lời doanh nghiệp có thể cần phải bán cổ phần mới
nhằm huy động thêm vốn đầu tư cho dự án. Nếu các nhà đầu tư hiện hữu của doanh nghiệp
không mua hay không thể mua một tỷ lệ cân xứng cổ phần mới phát hành, quyền lợi chủ sở hữu

theo phần trăm của họ trong doanh nghiệp sẽ bị giảm xuống (bị loãng). Do đó, một vài doanh
nghiệp chọn cách giữ lại lợi nhuận nhiều hơn và chi trả cổ tức thấp hơn để tránh rủi ro loãng giá.
Tuy nhiên, có nhiều cách khác thay cho cách giữ lại lợi nhuận cao, chẳng hạn như huy
động vốn từ bên ngoài qua hình thức nợ. Nhưng nếu sử dụng cách này thì doanh nghiệp phải lưu
ý vì nó làm tăng rủi ro tài chính của đơn vị, tăng chi phí sử dụng vốn cổ phần và ở một thời điểm
nào đó sẽ làm giảm giá cổ phần. Mặt khác, nếu doanh nghiệp đã có sẵn một cấu trúc vốn tối ưu,
chính sách huy động vốn từ bên ngoài dưới hình thức nợ rất có thể phản tác dụng, trừ khi doanh
nghiệp giữ lại hay mua lại được vốn cổ phần mới trong thị trường vốn đủ để bù trừ cho nợ gia
tăng.
Trong thực tế còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách cổ tức
theo một cách nào đó như: cấu trúc cổ đông, hình thức sở hữu, quy mô doanh nghiệp, khả năng
tạo lợi nhuận, đặc điểm phát triển của doanh nghiệp, lãi suất ngân hàng, Hội đồng quản trị của
doanh nghiệp nên cân nhắc ảnh hưởng các yếu tố này tùy trường hợp để đạt đến một chính sách
cổ tức tối ưu.

1.2 TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Đ ẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC

1.2.1 Thuế thu nhập cá nhân

1.2.1.1 Nguồn gốc của thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân đã được áp dụng từ lâu ở các nước phát triển, đối tượng nộp thuế
này là mọi dân cư trong nước và người nước ngoài có thu nhập phát sinh ở nước sở tại không
phân biệt nghề nghiệp và địa vị xã hội. Ðồng thời, tùy theo tính chất của các khoản thu nhập cá
nhân, người ta chia thu nhập làm hai loại: thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường
xuyên để tính thuế cho phù hợp. Lần đầu tiên ở Anh vào năm 1799 thuế thu nhập cá nhân được
đưa vào thực hiện như một hình thức thu tạm thời nhằm mục đích trang trải cho cuộc chiến tranh
chống Pháp và được chính thức áp dụng vào năm 1942. Sau đó nhiều nước tư bản phát triển khác
cũng áp dụng thuế này như: ở Nhật năm 1887, Ðức 1899, Mỹ 1903, pháp 1916 và Liên Xô năm
1922.

Hiện nay trên thế giới có hai phương pháp đánh thuế: (1) Có nước tính thuế vào từng
khoản thu nhập thực tế của mỗi cá nhân, (2) có nước tính thuế trên tổng thu nhập của cả hộ gia
đình:
Cách thứ nhất được áp dụng phổ biến ở Anh, Nhật, Thụy Ðiển, các nước Châu Phi, Liên
Xô, Hunggari, Tiệp khắc, Việt Nam Ưu điểm của cách này là đơn giản, dễ thực hiện, đảm bảo
thu kịp thời vào ngân sách Nhà nước. Nhưng có nhược điểm là chưa đảm bảo yêu cầu phân phối
lại thu nhập quốc dân qua thuế sao cho có hiệu qủa và đáp ứng được sự công bằng xã hội và nhất
là đối với những cá nhân có nhiều khẩu ăn theo.

Cách thứ hai được áp dụng ở Pháp, Hà Lan Các chuyên gia cho rằng cách này công
bằng hơn về mặt đạo đức xã hội nhưng không kịp thời vì mỗi gia đình đều có ít nhất hai người
trở lên. Ðã có nhiều người thì sẽ có nhiều khoản thu nhập khác nhau, do đó phải mở sổ sách kế
toán, theo dõi từng nguồn thu nhập và phải đối chiếu với nơi phát sinh thu nhập, vì có nhiều
phức tạp nên rất ít quốc gia áp dụng cách thứ hai.

Ở miền Nam Việt Nam trước 1975, chính quyền Sài Gòn đã áp dụng thuế thu nhập cá
nhân nhưng với tên gọi là thuế lợi tức lương bổng năm 1962 và sau đó được cải cách vào năm
1972.
Ngày 27/12/1990, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với
người có thu nhập cao (Income Tax on high - Income earner) và đã được ủy ban Thường vụ
Quốc hội thông qua. Ðể cho phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn phát triển kinh tế-
xã hội của đất nước, từ đó đến nay đã có 06 lần sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thuế thu nhập đối với
người có thu nhập cao: lần thứ nhất vào ngày 10/3/1992, lần thứ hai vào ngày 1/6/1994, lần thứ
ba vào ngày 6/2/1997, lần thứ 4 vào ngày 30/6/1999 và lần thứ năm vào ngày 13/6/2001( có hiệu
lực thi hành từ ngày 1/7/2001) và lần thứ 6 là pháp lệnh sửa đổi, bổ sung số 14/2004/PL-
UBTVQH11 ban hàng năm 2004 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2004 đến nay). Hiện nay việc thực
hiện các quy định của pháp lệnh số 14 này được hướng dẫn bởi thông tư 81/2004/TT-BTC và
thông tư số 12/2005/TT-BTC.

Để nâng cao hơn nữa tính chất quan trọng và phải có các biện pháp chế tài đủ mạnh để

việc thực hiện thu thuế TNCN được đi vào ổn định, có hiệu quả, công bằng, tại kỳ họp Quốc hội
khoá XII đã thông qua Luật số 04/2007/QH12 - Luật thuế thu nhập cá nhân. Luật này sẽ có hiệu
lực thi hành chính thức từ ngày 01/01/2009.

1.2.1.2 Định nghĩa về thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là lại thuế trực thu đánh vào thu nhập chính đáng của từng cá
nhân. Do là thuế trực thu nên nó phản ánh sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế theo luật và đối
tượng chịu thuế theo ý nghĩa kinh tế. Người chịu thuế thu nhập cá nhân không có khả năng
chuyển giao gánh nặng thuế khoá sang cho các đối tượng khác tại thời điểm đánh thuế.

Thuế thu nhập cá nhân có diện đánh thuế rất rộng, thể hiện trên hai khía cạnh: một là, đối
tượng đánh thuế thuế thu nhập cá nhân là toàn bộ các khoản thu nhập của cá nhân thuộc diện
đánh thuế, không phân biệt thu nhập đó có nguồn gốc phát sinh trong nước hay ở nước ngoài; hai
là, đối tượng phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân là toàn bộ những người có thu nhập, bao
gồm tất cả công dân của nước sở tại và những người nước ngoài cư trú thường xuyên hay không
thường xuyên nhưng có số ngày có mặt, làm việc, có thu nhập theo mức độ quy định của pháp
luật thuế thu nhập cá nhân.

Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế thu nhập nhưng khác với thuế Thu nhập doanh
nghiệp ở chỗ nó có tính tất yếu gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia cho dù quốc gia đó
có mục tiêu hoàn thiện chính sách thuế, xây dựng một chính sách thuế có tính trung lập không
nhằm nhiều mục tiêu khác nhau. Thể hiện, nó luôn quy định loại trừ một số khoản thu nhập trước
khi tính thuế thuế thu nhập cá nhân như thu nhập mang tính trợ cấp xã hội, khoản chi cần thiết
cho cuộc sống cá nhân, gia đình người nộp thuế, khoản chi mang tính nhân đạo xã hội…

Thuế thu nhập cá nhân có góc độ kỹ thuật tính thuế khá phức tạp bởi diện đánh thuế rộng,
liên quan chặt chẽ với hoành cảnh cá nhân, chính sách xã hội cụ thể, có áp dụng phương pháp
luỹ tiến. Có như vậy mới đảm bảo công bằng xã hội, người có thu nhập cao hơn thì trước và sau
khi nộp thuế họ vẫn còn một khoản thu nhập cao hơn so với người có thu nhập thấp khi chưa nộp

thuế.




1.2.1.3 Chức năng và vai trò của luật thuế thu nhập cá nhân
Mục tiêu của việc ban hành và áp dụng Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu
nhập cao, sau này là Luật thuế thu nhập cá nhân là:

 Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước:
Sự giảm dần các loại thuế xuất nhập khẩu do yêu cầu tự do hóa thương mại nên thuế thu
nhập cá nhân ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước. Nền kinh tế
nước ta ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người của cá nhân ngày càng tăng từ đó
thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

Thực tế tỷ trọng thu thuế thuế thu nhập cá nhân trong tổng thu ngân sách của nhiều quốc
gia đã phản ánh tiến trình đó, tại các nước khối ASEAN: 5-10%, các nước phát triển có tỷ trọng
15-16% có nước đạt tới tỷ trọng 30- 40% như Anh, Mỹ. Tại Việt Nam, mới tiếp cận chính sách
thu và còn phân tán ở nhiều sắc thuế nhưng cũng đã có kết quả tăng trưởng thu khá lớn trong
những năm gần đây: năm 1991 thu theo chính sách thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
là 62 tỷ, thì đến năm 2000 thu được 1.832 tỷ và đến năm 2005 số thu đã đạt 8.300 tỷ. Tuy vậy tỷ
trọng thu cũng mới chỉ đạt khoảng 5% tổng thu ngân sách.

 Góp phần thực hiện công bằng xã hội:
Thông thường, thuế thu nhập cá nhân chỉ đánh vào thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu
nhập chịu thuế, không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập vừa đủ nuôi sống bản thân và
gia đình ở mức cần thiết. Thêm vào đó khi thu nhập cá nhân tăng lên thì tỷ lệ thu thuế cũng tăng
thêm. Ở nhiếu nước còn có quy định miễn, giảm thuế cho những cá nhân mang gánh nặng xã hội.
Ở nước ta hiện nay, thu nhập của các tầng lớp nhân dân có sự chênh lệch nhau, số đông
dân cư có thu nhập còn thấp, nhưng cũng có một số cá nhân có thu nhập khá cao, nhất là những

cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khu chế xuất hoặc có
một số cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Mặc dù thuế thu nhập cá nhân chưa
mang lại số thu lớn cho ngân sách Nhà nước, song xét trên phương diện công bằng xã hội và
phương diện công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước thì thuế thu nhập cá nhân có vị trí cực kỳ quan
trọng, do đó việc điều tiết thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao là cần thiết, đảm
bảo thực hiện chính sách công bằng xã hội.


1.2.2 Tác động của thuế TNCN đến chính sách cổ tức

Tùy theo mỗi quốc gia mà có sự khác biệt hay không giữa thuế suất đánh trên thu nhập cổ
tức và thu nhập lãi vốn. Nhưng thuế suất biên tế đánh trên thu nhập lãi vốn thường thấp hơn thuế
suất biên tế đánh thu nhập cổ tức là biện pháp để chính phủ khuyến khích các công ty giữ mức cổ
tức thấp để các cổ đông có thể nhận được một phần lớn hơn tỷ suất sinh lợi trước thuế dưới hình
thức lãi vốn.
Ví dụ từ khi thuế thu nhập tại Mỹ có hiệu lực vào đầu thế kỷ 20, cổ tức nhận được từ đầu
tư được xem như các khoản thu nhập thông thường khác và chịu cùng thuế suất. Trong khi thu
nhập lãi vốn từ chênh lệch giá các khoản đầu tư thì chịu mức thuế thấp hơn nhiều. Xem xét về
thuế suất biên tế cao nhất đánh trên cổ tức và thu nhập lãi vốn từ 1954 như sau:

Hình 1.2.2a. Thuế suất đánh trên thu nhập thông thường và thu nhập lãi vốn


Qua sơ đồ ta thấy thuế suất thu nhập lãi vốn thì thấp hơn rất nhiều so với thuế suất đánh
trên thu nhập cổ tức cho đến năm 1986, khi có cải cách về thuế với cùng mức thuế suất 28% cho
thu nhập cổ tức và thu nhập lãi vốn. Và năm 2003, thuế thu nhập cổ tức cũng được giảm xuống
cùng mức thuế thu nhập lãi vốn là 15% đã làm vô hiệu hóa các bất lợi vầ thuế.
Luật thuế năm 2003 của Mỹ giảm thuế đánh trên cổ tức cho bằng với thuế thu nhập lãi vốn đã
làm cho cổ tức hấp dẫn hơn, ít nhất là đối với các nhà đầu tư cá nhân. Chúng ta sẽ kiểm chứng
công ty có trả cổ tức tăng tương ứng không. Thật quá sớm để nói về giả thuyết này, nhưng đã có

những bằng chứng là các công ty đã thay đổi chính sách về cổ tức để phản ứng lại những thay
đổi chính sách về thuế thu nhập cổ tức. Các công ty về khoa học công nghệ như Microsoft chưa
bao giờ trả cổ tức trước đây cũng đã bắt đầu trả cổ tức.
Khi so sánh tỷ lệ các công ty trả cổ tức qua các năm và tỷ lệ cổ tức so với mức vốn hóa
của thị trường từ 1960 đến 2003 như sau:

Hình 1.2.2b. Tỷ lệ các công ty trả cổ tức tại Mỹ


Ta thấy có sự gia tăng đột ngột số lượng các công ty trả cổ tức vào năm 1986 và đặc biệt
vào năm 2003 số cổ tức chi trả sau một thời gian dài sụt giảm.
Dù ưu đãi thuế này không còn thì thu nhập lãi vốn vẫn có lợi điểm về thuế so với thu
nhập cổ tức đó là thu nhập cổ tức bị đánh thuế ngay (trong năm hiện hành), còn thu nhập lãi vốn
có thể hoãn đến các năm sau.











































CHƯƠNG 2:
CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
NIÊM YẾT TRONG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ





×