i
Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nha
Trang, các thầy, cô trong Khoa Kinh Tế, và đặc biệt là các thầy, cô trong bộ
môn Quản Trị Du Lịch đã dạy cho em những kiến thức bổ ích và tạo điều
kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn của
em.
Em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cô Bùi Bích Xuân, người đã định
hướng và tận tình hướng dẫn em để em có thể hoàn thành bài luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các anh (chị) làm việc tại các khách sạn, nhà
hàng, các công ty tour đã tận tình giúp đỡ để em có thể hoàn thành bài luận
văn đúng thời hạn.
Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến các bạn của em, những
người đã luôn giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Minh Anh
ii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
4. Ý nghĩa của đề tài 2
5. Kết cấu đề tài: 3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH 4
1.1 Tổng quan về du lịch. 4
1.1.1 Tổng quan về du lịch Việt Nam. 4
1.1.2 Tổng quan về du lịch Nha Trang – Khánh Hòa. 9
1.1.3 Cơ quan quản lý: 14
1.1.4 Một số nội dung trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khánh Hoà đến
năm 2020 14
1.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật 18
1.1.6 Số lượt khách đến Nha Trang qua các năm 2009 – 2011 20
1.1.7 Doanh thu qua các năm 20
1.1.8 Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến tại Nha Trang. 20
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 24
2.1 Cơ sở lý thuyết 24
2.2 Mô hình nghiên cứu 31
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu. 39
3.2 Phương pháp phân tích số liệu. 39
3.3 Quy trình nghiên cứu. 41
3.4 Giới thiệu nghiên cứu chính thức 43
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45
iii
4.1 Giới thiệu 45
4.2 Kết quả phân tích định lượng 45
4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach Alpha 49
4.4 Phân tích nhân tố EFA 52
4.5 Tính các đại lượng thống kê mô tả cho các biến quan sát 56
4.6 Phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 59
4.7 Mô hình nghiên cứu mới 64
4.8 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình 65
Chương 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 67
5.1 Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách quốc tế khi
đến du lịch tại Nha Trang. 67
5.2 Kết luận 69
5.3 Hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp theo. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Kế hoạch đề ra về một số chỉ tiêu của ngành du lịch Khánh Hòa trong
giai đoạn 2010-2015 16
Bảng 1.2 Một số kết quả đạt được của ngành du lịch Khánh Hòa từ năm 2009 đến
năm 2011 17
Bảng 3.1: Thang đo điểm đến hấp dẫn 42
Bảng 3.2: Thang đo cơ sở hạ tầng, giải trí 43
Bảng 3.3: Thang đo rủi ro cảm nhận 43
Bảng 3.4: Thang đo sự hài lòng 43
Bảng 4.1: Thống kê giới tính trong mẫu nghiên cứu 45
Bảng 4.2: Thống kê tuổi trong mẫu nghiên cứu 45
Bảng 4.3: Thống kê trình độ học vấn trong mẫu nghiên cứu 46
Bảng 4.4: Thống kê nghề nghiệp trong mẫu nghiên cứu 46
Bảng 4.5: Thống kê số lần đến với Nha Trang 47
Bảng 4.6: Thống kê thời gian lứu trú của khách tại Nha Trang 47
Bảng 4.7: Thống kê người đi cùng với du khách 48
Bảng 4.8: Thống kê thu nhập/năm cua du khách 48
Bảng 4.9: Thống kê quốc tịch của du khách 49
Bảng 4.10: Thống kê du khách biết đến Nha Trang từ đâu 49
Bảng 4.11 Kết quả Cronbach Alpha cho các thang đo 50
Bảng 4.12 Kết quả Cronbach Alpha cho các thang đo sau khi loại biến 51
Bảng 4.13: KOM và kiểm định Bartlett 52
Bảng 4.14: Tổng phương sai trích 53
Bảng 4.15: Ma trận nhân tố đã xoay 54
Bảng 4.16: Ma trận nhân tố đã xoay sau khi loại trọng số nhỏ hơn. 55
Bảng 4.17: Thống kê mô tả cho các thang đo 57
Bảng 4.18: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến 60
Bảng 4.19: Tóm tắt mô hình 62
Bảng 4.20: Kết quả ANOVA 63
v
Bảng 4.21: Các yếu tố tác động vào sự hài lòng của du khách 63
DANH MỤC SƠ ĐỒ & ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1.1 Cơ quan quản lý nhà nước của lĩnh vực du lịch 8
Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu 41
Đồ thị 4.1: Phân phối phần dư chuẩn hóa 61
Đồ thị 4.2: Đồ thị phân tán giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị ước lượng 62
DANH MỤC MÔ HÌNH
Mô hình 1: Mô hình nghiên cứu của Tsung Hung Lee Graduate School of Leisure
and Exercise Studies, National Yunlin University of Science and Technology,
Touliu, Yunlin, Taiwan. 33
Mô hình 2: Yumi Park; David Njite Oklahoma State University, School of Hotel
and Restaurant Administration, Stillwater, OK, USA 34
Mô hình 3: Rita Faullant, Kurt Matzler and Johann Fuller Department of Strategic
Management, Marketing and Tourism, University of Innsbruck, Innsbruck, Austria35
Mô hình 4 : Andrew Lepp , Heather Gibson , Charles Lane 35
Mô hình 5: Christine Xueqing Qi , Heather J. Gibson & James J. Zhang School of
Professional and Continuing Education, University of Hong Kong Perceptions of
Risk and Travel Intentions: The Case of China and the Beijing Olympic Games 36
Mô hình nghiên cứu đề nghị: 37
Mô hình nghiên cứu mới 64
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Nha Trang là một thành phố thuộc tỉnh Khánh Hòa, một tỉnh nằm ở duyên
hải Nam Trung Bộ. Với các địa thế đẹp do thiên nhiên ban tặng nên Nha Trang
được bình chọn là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới, Nha Trang còn có một bờ
biển dài, nhiều sông ngòi và các đảo lớn nhỏ. Với khí hậu ôn hòa, thời tiết ấm áp,
Nha Trang có hơn 300 ngày nắng trong năm và có nhiều trầm tích văn hóa gắn liền
với 2 nền hóa Việt - Chăm, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, những lễ hội độc đáo của
cư dân miền biển gắn với con người hiền hòa, mến khách.
Ngoài ra còn là nơi tổ chức các sự kiện lớn như: hoa hậu hoàn vũ 2008, hoa
hậu thế giới người Việt 2007 và 2009, hoa hậu trái đất 2010, và Festival biển được
tổ chức hai năm một lần, vì vậy mà Nha Trang trở thành một thành phố du lịch
được nhiều người biết đến.
Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu cần thiết của cuộc sống, và khách
du lịch đòi hỏi chất lượng du lịch ngày càng cao. Đây là một thách thức cho các đơn
vị kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Nha Trang. Hàng năm Nha Trang đón
hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan cụ thể năm 2009 Nha Trang đã đón
298.000 lượt khách, năm 2010 là gần 400.000 lượt khách, năm 2011 là 480.000 lượt
khách, và còn là một điểm đến thường xuyên, không thể thiếu của các tàu du lịch
biển quốc tế. Năm 2011, Nha Trang đã đón 35 chuyến tàu biển với hơn 35.000
khách, trong đó có cả tàu Queen Mary II - một trong số ít tàu du lịch lớn của thế
giới. Tính từ đầu năm 2012 đến nay, Nha Trang đã đón gần 20 tàu du lịch biển, với
khoảng 21.000 khách du lịch lên bờ tham quan các điểm du lịch nổi tiếng trong
thành phố (nguồn: báokhánhhòa.com.vn). Các du khách đã chọn đến Nha Trang thì
phải làm thế nào để du khách cảm thấy đây là một điểm đến lý tưởng, họ hài lòng
thỏa mãn vì những cái mình nhận được xứng đáng với cái mình đã bỏ ra, và đây là
những khách thượng lưu tiếng nói của họ rất có trọng lượng nếu Nha Trang để lại
một ấn tượng đẹp trong lòng du khách quốc tế, họ sẽ quảng bá hình ảnh về Nha
2
Trang cho những người thân, bạn bè họ. Điều này sẽ có lợi cho tỉnh, thành phố và
cả người dân địa phương. Một khi khách quốc tế đến nhiều thì sẽ thu được một
nguồn ngoại tệ lớn giúp cho tỉnh, thành phố có thể sử dụng nguồn thu này để đầu tư
nâng cấp cơ sở hạ tầng, người dân địa phương nhất là những người kinh doanh có
thêm thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giao lưu và học hỏi thêm
các nền văn hóa tiên tiến. Có rất nhiều lợi ích thu được từ việc phát triển du lịch
nhưng việc thành phố Nha Trang để lại ấn tượng như thế nào trong lòng du khách
đặc biệt là khách quốc tế là một vấn đề quan trọng.
Vì vậy em muốn nghiên cứu đề tài “ đánh giá sự hài lòng của du khách khi
đến du lịch tại thành phố Nha Trang ”. Để biết được những gì du khách đã hài lòng
và những gì họ chưa hài lòng mà ta có thể khắc phục được chúng, nhằm làm cho sự
hài lòng của du khách ngày một gia tăng và Nha Trang trở thành điểm đến du lịch lý
tưởng.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Mục tiêu chung của luận văn là đánh giá sự hài lòng của du khách khi đến với
Nha Trang.
- Mục tiêu cụ thể: từ mục tiêu chung thì đề tài sẽ có các mục tiêu cụ thể sau:
+ Đánh giá thực trạng du lịch Nha Trang.
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố tới sự hài lòng của khách du lịch.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách khi đến
Nha Trang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: du khách quốc tế đến du lịch tại Nha Trang.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: việc nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn thành phố Nha Trang.
Về thời gian: từ 3 - 2012 đến 6 - 2012.
4. Ý nghĩa của đề tài.
3
Về mặt lý luận:
Với việc hoàn thành đề tài nghiên cứu này hy vọng sẽ đóng góp một phần vào việc
hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng đối với điểm đến du
lịch.
Về mặt thực tiễn:
- Giúp thành phố Nha Trang nhận ra những mặt còn hạn chế, qua đó tìm ra những
giải pháp khắc phục nhằm nâng cao mức độ hài lòng của du khách.
- Làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên khóa sau.
5. Kết cấu đề tài: kết cấu của nghiên cứu này được chia làm 5 chương.
Chương 1: Tổng quan về du lịch. Nội dung của chương này sẽ nói đến tổng
quan du lịch Việt Nam và Nha Trang. Giới thiệu sơ lược cơ quan quản lý của ngành
cũng như một số thông tin, và tình hình hoạt động hiện nay của ngành du lịch thành
phố Nha Trang.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Nội dung của chương này
đưa ra cơ sở lý thuyết về sự hài lòng của du khách và tóm lược các mô hình liên
quan đến sự hài lòng. Trên cơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu, em sẽ đề
xuất mô hình nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của du khách khi đến du lịch tại thành
phố Nha Trang.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Chương này sẽ đề cập đến các phương
pháp nghiên cứu trong đề tài để kiểm định thang đo và mô hình cùng với các giả
thuyết nghiên cứu làm nền tảng cho chương 4.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Nội dung chính của chương là tiến hành
nghiên cứu, phân tích và đưa ra những kết quả cụ thể liên quan đến sự hài lòng của
du khách.
Chương 5. Đề xuất giải pháp. Dựa trên những kết quả đã đạt được ở chương
4, chương cuối này sẽ đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao sự hài lòng của du
khách đối với du lịch Nha Trang. Đồng thời, những thiếu sót và hạn chế của đề tài
cũng được đề cập.
4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH
1.1 Tổng quan về du lịch.
1.1.1 Tổng quan về du lịch Việt Nam.
Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có
núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non đã tạo
nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác,
đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như: Sa Pa (Lào Cai),
Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây Ninh)…; động Tam
Thanh (Lạng Sơn), động Từ Thức (Thanh Hoá), Di sản thiên nhiên thế giới Phong
Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình)…; thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn),
hồ thuỷ điện Sông Đà (Hoà Bình – Sơn La), hồ thuỷ điện Trị An (Đồng Nai), hồ
thuỷ điện Yaly (Tây Nguyên), hồ Thác Bà (Yên Bái), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh,
đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản của thế giới), Côn Đảo (Bà Rịa –
Vũng Tàu), đảo Phú Quốc (Kiên Giang)…
Với 3.260 km bờ biển có 125 bãi biển, trong đó có 16 bãi tắm đẹp nổi tiếng
như: Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá),
Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Nha Trang
(Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu)…
Ngọ Môn với hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có trên bảy nghìn di tích
(trong đó khoảng 2.500 di tích được nhà nước xếp hạng bảo vệ) lịch sử, văn hoá,
dấu ấn của quá trình dựng nước và giữ nước, như đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu…
Đặc biệt quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn đã
được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Hàng nghìn đền, chùa, nhà
thờ, các công trình xây dựng, các tác phẩm nghệ thuật – văn hoá khác nằm rải rác ở
khắp các địa phương trong cả nước là những điểm tham quan du lịch đầy hấp dẫn.
Nguồn suối nước khoáng cũng rất phong phú như: suối khoáng Quang Hanh
(Quảng Ninh), suối khoáng Hội Vân (Bình Định), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình
Thuận), suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Tháp Bà (Nha Trang), suối
khoáng Kim Bôi (Hoà Bình) …
5
Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm
biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp. Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế
giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang. (nguồn: du lịch Việt Nam).
Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo như thế, mặc dù còn
nhiều khó khăn trong việc khai thác, những năm gần đây ngành Du lịch Việt Nam
cũng đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần đáng kể cho
nền kinh tế quốc dân. Hơn thế, bằng tiềm năng và sản phẩm du lịch của mình,
ngành Du lịch đang tạo điều kiện tốt cho bè bạn khắp năm châu ngày càng hiểu biết
và yêu mến đất nước Việt Nam. Vì vậy mà ngày càng có nhiều du khách đến với
Việt Nam:
Năm 2008, Việt Nam đã đón 4,218 triệu lượt khách quốc tế, con số này năm
2009 là 3,8 triệu lượt, năm 2010 là 4,5 triệu lượt khách quốc tế, 28 triệu lượt khách
du lịch nội địa, năm 2011 là 6,5 triệu lượt khách quốc tế, trên 30 triệu lượt khách
nội địa. Số lượng du khách đến ngày càng nhiều vì vậy mà nguồn thu từ ngành du
lịch không ngừng tăng cao: năm 2009 đạt từ 68.000 đến 70.000 tỷ đồng, năm 2010
đạt 91 tỷ đồng, năm 2011 đạt 130 ngàn tỷ đồng. (Nguồn: Tổng cục du lịch).
(Nguồn: tổng cục du lịch)
Khách và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam qua các năm.
Năm 2009 2010 2011
Lượt khách đến
Việt Nam (triệu
người, làm tròn)
3.8 4.5 6.5
Lượt khách đến
Việt Nam du
lịch(triệu người,
làm tròn)
2.2 3.1 4.2
Tổng doanh thu du
lịch quốc tế
(triệu USD)
3.050 4.450 6.050
6
Dự báo nhu cầu nhân lực trực tiếp du lịch đến năm 2020
TT
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2015
%
tăng
TB cả
giai
đoạn
Năm
2020
%
tăng
TB cả
giai
đoạn
Tổng số 418.250 620.100 9,6 870.300 8,1
1
Theo lĩnh vực
1.1 Khách sạn, nhà hàng 207.600 312.100 10,1 440.300 8,2
1.2 Lữ hành, vận chuyển 65.800 92.700 8,2 128.000 7,6
1.3 Dịch vụ khác 146.200 215.300 9,4 302.000 8,1
2
Theo trình độ đào tạo
2.1 Trên đại học 1.450 2.400 13,1 3.500 9,2
2.2 Đại học, cao đẳng 53.800 82.400 10,6 113.500 7,5
2.3 Trung cấp và tương
đương
78.200 115.300
9,5
174.000
10,2
2.4 Sơ cấp 98.700 151.800 10,7 231.000 10,4
2.5 Dưới sơ cấp (học
nghề tại chỗ)
187.450 268.200
8,6
348.300
5,9
3
Theo loại lao động
3.1 Lao động quản lý 32.500 56.100 14,5 83.300 9,7
3.2 Lao động nghiệp vụ 387.100 564.000 9,2 787.000 7,9
1) Lễ tân 37.200 51.000 7,4 69.500 7,2
2) Phục vụ buồng 48.800 71.500 9,3 98.000 7,4
3) Phục vụ bàn, bar 68.400 102.400 9,9 153.000 9,8
4) Chế biến món
ăn
35.700 49.300
7,6
73.400
9,7
5) Hướng dẫn 20.600 30.800 9,9 45.000 9,2
6) VPDL, ĐL lữ
hành
31.100 52.600
13,8
81.400
10,9
7) Nhân viên khác 145.300 206.400 8,4 266.700 6,0
(Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch)
Được du khách biết đến nhiều sẽ góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt
Nam đối với thế giới cũng như các nước trong khu vực. Qua du lịch, khách muôn
phương có dịp hiểu hơn về con người, đất nước, kinh tế, văn hóa của Việt Nam.
Tạo ra một nguồn thu ngoại tệ đóng góp lớn vào GDP của cả nước.
7
Và với con số lao động năm 2010 là 418.250 người, năm 2015 là 620.100
người thì ngành du lịch đã tạo được việc làm cho một lượng lớn người lao động. Từ
đó cho thấy ngành du lịch có vai trò rất quan trọng đối với đất nước.
Ngoài ra Việt Nam còn có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những nét
đặc trưng về văn hoá, phong tục tập quán và lối sống riêng, dọc theo chiều dài đất
nước có các vùng miền khác nhau:
Vùng trung du và miền núi phía Bắc
Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
Vùng Bắc Trung Bộ
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Vùng Đông Nam Bộ
Vùng Tây Nam Bộ
Với ẩm thực đa dạng và thiên nhiên hùng vĩ sẽ thu hút được sự tò mò muốn
khám phá của du khách. Việt Nam còn là một đất nước có bề dày lịch sử lâu đời,
đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến nên đối với khách du lịch ba-lô, những người
du lịch khám phá văn hóa và thiên nhiên, các cựu chiến binh Mỹ và Pháp, thì Việt
Nam đang trở thành một địa điểm du lịch mới ở Đông Nam Á.
Theo dự báo của Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2015 ngành du lịch Việt
Nam sẽ thu hút 7 - 8 triệu lượt khách quốc tế, 32 - 35 triệu khách nội địa, con số
tương ứng năm 2020 là 11 - 12 triệu khách quốc tế; 45-48 triệu khách nội địa.
Doanh thu từ du lịch sẽ đạt 18 - 19 tỷ USD năm 2020. Để có được số lượt khách
như thế đòi hỏi du lịch Việt phải phấn đấu rất nhiều, có chất lượng cả nguồn nhân
lực, cơ sở hạ tầng, người dân bản sứ phải thân thiện, hiếu khách, và bảo tồn được
các di tích lịch sử, các khu du lịch, tài nguyên du lịch, các vườn quốc gia, sản phẩm
du lịch phải đa dạng.
Các dự án đầu tư vào bất động sản du lịch dọc theo bờ biển hơn 3.000 km tại
các thành phố lớn đang gia tăng nhanh chóng. Dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng.
Công ty lữ hành địa phương và quốc tế cung cấp các tour du lịch tham quan các bản
làng dân tộc thiểu số, đi bộ và tour du lịch xe đạp, đi thuyền kayak và du lịch ra
8
nước ngoài cho du khách Việt Nam, đặc biệt là gắn kết với các quốc gia láng giềng
Campuchia, Lào và Thái Lan. Ngoài ra, nhờ vào việc nới lỏng các quy định về đi
lại, xuất cảnh, khách du lịch nước ngoài đã có thể đi lại tự do trong nước từ năm
1997.
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch
vụ. Hơn một phần ba của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ,
trong đó bao gồm khách sạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải. Nhà
sản xuất và xây dựng (28%), nông nghiệp và thuỷ sản (20%), khai thác mỏ (10%).
(Nguồn: du lịch Việt Nam)
Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch.
Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã
được tập trung vào du lịch, đặc biệt là trong các dự án khách sạn.
Cơ quan quản lý:
Hiện nay cơ quan quản lý nhà nước (chỉ quản lý trên giấy phép đăng ký kinh
doanh chứ không quản lý trực tiếp) đối với lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch
được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 Cơ quan quản lý nhà nước của lĩnh vực du lịch.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
T
ổ
ng c
ụ
c Du l
ị
ch
Các doanh nghiệp kinh doanh du
l
ị
ch
Sở Văn hoá, Thể thao và du lịch -
Phòng nghiệpvụ du lịch
9
Cơ cấu lao động trong ngành du lịch.
Theo số liệu của viện nghiên cứu và phát triển du lịch, hiện nay, cả nước có
trên 1,3 triệu lao động du lịch và liên quan, chiếm khoảng 2,5% lao động cả nước,
trong đó có khoảng 120.000 lao động trong các cơ sở dịch vụ du lịch. Cơ cấu lao
động ngành với 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tào tạo từ các chuyên
ngành khác chuyển sang 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ qua huấn luyện
tại chỗ.
1.1.2 Tổng quan về du lịch Nha Trang – Khánh Hòa.
Khánh Hòa với bờ biển dài hơn 200km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ, khí hậu
ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26
0
C, với hơn 300 ngày nắng trong năm, với nhiều di
tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Tháp Ponagar, thành cổ
Diên Khánh, Mộ Yersin, Hòn Chồng, Đại Lãnh, Vịnh Vân Phong, Suối nước nóng
Dục Mỹ, Hòn Bà, Sông Lô, Dốc Lết. Các đảo Hòn Tằm, Trí Nguyên, Bích Đầm,
Hòn Mun, Hòn Ông… và bãi biển Nha Trang là bãi tắm sạch đẹp rất hấp dẫn du
khách… Thiên nhiên đã ban tặng cho Khánh Hòa một quần thể du lịch đa dạng
liên hoàn giữa núi, rừng và biển, đảo.
Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hóa, du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây còn được biết đến như một thành phố
của lễ hội: Festival Biển, Hoa hậu Hoàn Vũ 2008, Hoa hậu Thế giới 2010,… Các
bãi biển đẹp của thành phố này đã biến nơi đây trở thành một danh lam thắng cảnh
thu hút khá nhiều du khách. Nơi đây có khí hậu ôn hòa, giao thông thuận lợi cả về
đường thủy, đường bộ, đường hàng không và đường sắt. Đặc biệt ở Nha Trang có
nhà ga lớn nhất trong tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam. Tất cả các tuyến
tàu lửa đều dừng ở đây.
Ngoài các tàu Thống Nhất, còn có các chuyến tàu SN1-2, SN3-4 và gần đây
có thêm chuyến tàu 5 sao đầu tiên chạy tuyến Sài Gòn - Nha Trang. Nha Trang với
điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, cùng với
nền tảng về lịch sử và nhân văn tạo dựng nên một Nha Trang có khả năng phát
triển nhiều loại hình du lịch đa dạng.
10
Với địa hình như vậy thì Nha Trang có các đặc điểm:
An toàn – an ninh: là một điểm đến an toàn, đảm bảo được tính mạng và tài
sản cho du khách khi đi du lịch, vì vậy rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch.
Cảnh quan môi trường tự nhiên: Nha Trang với một bờ biển dài, có khí hậu trong
lành, mát mẻ với một cảnh quan đẹp và được chú trọng đầu tư. Đây còn là một
trong tám đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam như vậy rất thuận lợi cho du
lịch phát triển.
Thân thiện: Nha Trang là một nơi mà người dân hiền hòa, hiếu khách như
vậy sẽ tạo cho du khách cảm giác thoải mái, có nhân viên phục vụ chuyên nghiệp
với thái độ ân cần niềm nở chắc chắn sẽ chiếm được cảm tình của du khách.
Cơ sở hạ tầng gồm các phương tiện giao thông, cơ sở ăn uống, cơ sở lưu
trú. Nha Trang với đầy đủ các phương tiện giao thông, thuận tiện cho việc đi lại
giữa các tỉnh, thành phố lớn trong nước và nước ngoài, cùng với cơ sở lưu trú, ăn
uống có chất lượng cao sẽ thu hút được nhiều khách du lịch.
Các hoạt động tại điểm đến gồm có các khu mua sắm, quầy hàng lưu niệm,
các khu vui chơi giải trí. Du khách là những người giàu về thời gian và tiền bạc, họ
đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau nhưng đa phần ai cũng thích mua sắm, có
một món quà lưu niệm đặc trưng cho nơi mình đã đến, được vui chơi giải trí ở
nhiều nơi để tiêu xài tiền. Do vậy các hoạt động ở điểm đến càng nhiều, càng
phong phú sẽ lưu giữ được chân khách lâu dài. Nha Trang với các tour du lịch lặn
biển, tour đảo, khu vui chơi ở Vinpearl land, các câu lạc bộ đêm và quầy hàng lưu
niệm dọc đường Trần Phú, suối khoáng nóng tháp bà… sẽ góp phần thu hút được
du khách.
Nét đa dạng trong văn hóa gồm các lễ hội truyền thống và nền văn hóa ẩm
thực. Nha Trang – Khánh Hòa có các lễ hội truyền thống như: lễ hội Cá Ông, lễ
hội Tháp Bà, lễ hội Am Chúa, lễ hội đình làng nông nghiệp, lễ hội ăn mừng lúa
mới của người Raglai, lễ hội Đền Hùng… cùng với đó là sự phong phú trong văn
hóa ẩm thực với các đặc sản như: yến sào, nem nướng, bong bóng cá, vi cá, nhím
biển…Ngoài ra, Nha Trang còn có nhiều nhà thờ, đền chùa, các khu di tích lịch sử.
11
Các dịch vụ công cộng gồm có dịch vụ đổi tiền, nhà vệ sinh công cộng, dịch vụ
chăm sóc sức khỏe. Nha Trang có nhiều hệ thống ngân hàng lớn nhỏ rất thuận lợi
cho việc đổi tiền cho du khách, có nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp,
cùng với hệ thống nhà vệ sinh công cộng vừa được đầu tư sẽ tạo nhiều thuận lợi
cho du khách khi đi du lịch.
Như vậy Nha Trang là một thành phố có nhiều tiềm năng và cơ hội kinh
doanh, là một nơi lý tưởng để du lịch và có thể đáp ứng nhiều động cơ du lịch của
du khách, là một điểm đến an toàn và thân thiện.
Và du lịch đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của
thành phố Nha Trang như:
Là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa đạt hiệu quả cao nhất, góp
phần đưa Khánh Hòa trở thành trung tâm kinh tế, du lịch lớn của khu vực miền
Trung và cả nước.
Là nguồn thu ngoại tệ vì lượng khách quốc tế đến Nha Trang không ngừng
gia tăng: năm 2009 là 298.000 lượt khách, năm 2010 là gần 400.000 lượt khách,
năm 2011 là 480.000 lượt khách.
Góp phần làm tăng GDP cho tỉnh Khánh Hòa do doanh thu ngành du lịch
không ngừng tăng cao: năm 2009 là 1.560 tỷ đồng, năm 2010 là 1.880 tỷ đồng,
năm 2011 là 2.150 tỷ đồng.
Ngành du lịch còn là phương cách quảng bá hữu hiệu hình ảnh , nét văn hóa
của một xứ sở cho du khách.
Tạo công ăn việc làm cho người lao động: năm 2010 là 33.400 lao động trong
đó có 13.500 lao động trực tiếp, năm 2011 là 42.300 lao động trong đó có 15.200
lao động trực tiếp.
Tăng cường chất lượng môi trường: du lịch có thể cung cấp những sáng kiến
cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước,
đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các
chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các
công trình kiến trúc.
12
Cải thiện hạ tầng cơ sở: các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường
sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện
thông qua hoạt động du lịch.
Tuy nhiên ngoài những mặt tích cực vẫn còn mặt hạn chế vê vấn đề nước
thải, rác thải:
Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn,
nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận
(sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột,
bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và
nuôi trồng thủy sản.
Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là
nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng
và nảy sinh xung đột xã hội.
Bên cạnh đó thì các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch Nha Trang là:
An toàn an ninh .
Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước, tỉnh, thành phố thì sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các
hoạt động du lịch cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng.
Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho đất
nước và khách tới tham quan. Bên cạnh việc nghỉ ngơi là “cảm nhận những giá trị
vật chất, tinh thần độc đáo, khác lạ với quê hương mình” du khách còn giao lưu, đi
lại giữa các quốc gia, các vùng miền với nhau do đó một nền chính trị hòa bình,
hữu nghị sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế. Việt Nam là một quốc gia
có sự ổn định về chính trị, giao lưu kết nghĩa với nhiều nước trên thế giới là một
thuận lợi cho sự phát triển du lịch.
Kinh tế.
Một trong mhững yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát
triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đê cho
sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Sự phát triển của nông nghiệp và
13
công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan trọng với phát triển du lịch. Đây là cơ sở
cung ứng nhiều hàng hoá nhất cho du lịch. Ngành công nghiệp dệt cung cấp cho
các xí nghiệp du lịch các loại vải để trang bị phòng khách, các loại khăn trải bàn,
ga giường…. Ngành công nghiệp chế biến gỗ trang bị đồ gỗ cho các văn phòng, cơ
sở lưu trú. Và Việt Nam có một nền kinh tế ít biến động, là một nước có ngành
công nghiệp phát triển cao chiếm hơn 41,2% cơ cấu ngành rất thuận lợi để sản xuất
các vật dụng, dụng cụ cung cấp cho du lịch.
Khi nói đến nền kinh tế của đất nước, không thể không nói đến giao thông
vận tải. Giao thông vận tải ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch trên hai phương
diện: Số lượng và chất lượng. Sự phát triển về số lượng làm cho mạng lưới giao
thông thông vươn tới mọi miền trái đất. Chất lượng của phương tiện giao thông
ảnh hưởng tới chuyến du lịch ở các mặt sau: tốc độ, an toàn, tiện nghi, giá cả. Việt
Nam nói chung, Nha Trang nói riêng rất thuận lợi về giao thông: thuận lợi cả
đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.
Văn hóa.
Trình độ văn hoá cao tạo điều kiên cho việc phát triển du lịch. Phần lớn
những người tham gia vào cuộc hành trình du lịch là những người có trình độ văn
hoá nhất định, nhất là những người đi du lịch nước ngoài. Bởi vì họ có sở thích
(nhu cầu) đối với việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc
văn hoá dân tộc hay nói đúng hơn tài nguyên, điểm du lịch tác động đến họ theo
một quá trình:
Việt Nam là một đất nước có 54 dân tộc với nhiều nền văn hóa khác nhau, và
có nền ẩm thực phong phú là một thuận lợi cho sự phát triển du lịch, kích thích sự
tìm tòi khám phá của các du khách.
Khoa học kỹ thuật.
Là một yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và thách thức đối với
các doanh nghiệp. Bao gồm các sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ mới, tự
Thông tin
Ti
ế
p xúc
Nh
ậ
n th
ứ
c
Đánh giá
14
động hoá, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh,
phần mềm ứng dụng Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng
dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao
hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Công nghệ thông
tin phát triển giúp cho việc marketing và bán hàng trên mạng, các hoạt động
nghiên cứu thị trường sẽ đạt hiệu quả hơn. Ngoài ra khi kỹ thuật công nghệ phát
triển sẽ cung cấp các trang thiết bị hiện đại góp phần đáp ứng nhu cầu khách hàng
tốt hơn
Môi trường tự nhiên.
Bao gồm các yếu tố: vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan tự nhiên, đất đai sông
biển. Nha Trang có 19 hòn đảo lớn nhỏ, vịnh Nha Trang là một trong những hình
mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các
hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất
ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh
thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ. Trong đó có các thắng cảnh nổi tiếng
như: Hòn Miểu, Hòn Tre, Hòn Chồng, Đảo Yến… Có một vị trí đẹp và với khí hậu
ôn hòa tạo thuận lợi cho du lịch Nha Trang phát triển.
1.1.3 Cơ quan quản lý:
Hiện nay ngành du lịch Nha Trang chịu sự quản lý của Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch tỉnh Khánh Hoà (Phòng nghiệp vụ du lịch).
Địa chỉ của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hoà:
01 - 03 Ngô Quyền, thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hoà
Điện thoại: (84-58) 3822229; Fax: (84-58) 3822260.
1.1.4 Một số nội dung trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khánh Hoà
đến năm 2020.
1.1.4.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Khánh Hoà.
1.1.4.1.1 Các quan điểm phát triển.
a/ Phát triển du lịch theo hướng sinh thái kết hợp văn hoá trong đó chú trọng
phát triển du lịch sinh thái biển để khai thác tối đa các tiềm năng, nội lực của tỉnh.
15
b/ Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm song song với việc nâng cao
chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm để tạo ra bước đột phá.
c/ Phát triển du lịch trên cơ sở toàn diện du lịch quốc tế và du lịch nội địa,
trong đó phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy
du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển.
d/ Phát triển du lịch Khánh Hoà với vai trò là trung tâm du lịch của tiểu
vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước, là đầu mối phân phối khách du
lịch cho khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
e/ Phát triển du lịch phải bảo đảm tính tổng hợp liên ngành, liên vùng và xã
hội hoá cao với vai trò du lịch là động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh tổng hợp
của các thành phần kinh tế khác.
f/ Phát triển du lịch một cách bền vững trên cơ sở gìn giữ và phát huy bản
sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã
hội, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo.
1.1.4.1.2 Mục tiêu phát triển.
Đến năm 2020 du lịch Khánh Hoà phát triển với mục tiêu thực sự trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh của các
thành phần kinh tế khác theo tinh thần của Nghị quyết XIV và XV/NQ-TU tỉnh
Khánh Hoà đã đề ra. Phấn đấu đưa Khánh Hoà trở thành trung tâm du lịch biển
tầm cỡ không chỉ của cả nước mà của khu vực.
1.1.4.1.3 Các chỉ tiêu cụ thể.
- Năm 2020 đón được 3.400 ngàn lượt khách trong đó có khoảng 1.400
ngàn lượt khách quốc tế.
- Nâng cao nguồn thu từ du lịch; phấn đấu năm 2020 đạt gần 5.000 tỷ VNĐ
( chiếm 11,53% tổng GDP của tỉnh).
16
Bảng 1.1 Kế hoạch đề ra về một số chỉ tiêu của ngành du lịch Khánh Hòa
trong giai đoạn 2010-2015.
STT (số thứ
tự)
Chỉ Tiêu Đơn Vị Tính 2015
01
Lượt khách
- Quốc tế
- Nội địa
Lượt
Lượt
Lượt
2.300.000
900.000
1.400.000
02
Ngày khách
- Quốc tế
- Nội địa
Ngày
Ngày
Ngày
03
Doanh thu
Tỷ đồng 3.200.000
04
Số phòng ngủ
- Đã xếp hạng
- Phòng 4 -5 sao
Phòng
Phòng
Phòng
12.400
8.700
2.200
05
Lao động trực
tiếp trong ngành
Người 20.000
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa)
Trích trong bài: “Một số nội dung trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Khánh Hoà đến năm 2020” trên trang wed: nhatrang-travel.com
17
Bảng 1.2 Một số kết quả đạt được của ngành du lịch Khánh Hòa từ năm
2009 đến năm 2011.
STT Chỉ Tiêu Đơn Vị
Tính
2009 2010 2011
01
Lượt khách
- Quốc tế
- Nội địa
Lượt
Lượt
Lượt
1.596.880
298.000
1.298.880
1.840.000
390.000
1.450.000
2.180.000
440.000
1.740.000
02
Ngày khách
- Quốc tế
- Nội địa
Ngày
Ngày
Ngày
3.339.500
673.440
2.666.060
4.000.000
950.000
3.050.000
4.603.952
03
Doanh thu
Tỷ
đồng
1.562.600 1.880.000 2.200.00
04
Số phòng
ngủ
- Đã xếp
hạng
- Phòng 4 -5
sao
Phòng
Phòng
Phòng
10.200
7.140
1.560
12.000
9.000
3.000
13.000
9.200
3.800
05
Lao động
trực tiếp
trong ngành
Người 13.500 15.200
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa)
Như vậy đến năm 2011, ngành du lịch của chúng ta đã đạt được một số kết
quả như sau:
18
Về khách du lịch: chúng ta đã đón khoảng 2.180 ngàn lượt khách trong đó
có 440 ngàn lượt khách quốc tế.
Về doanh thu từ du lịch: doanh thu du lịch của chúng ta đạt được 2.200 tỷ
đồng.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: đến năm 2010 chúng ta đã có 13.000
phòng khách sạn trong đó có 9.200 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng với 3.800
phòng đạt tiêu chuẩn 4 - 5sao.
Về lao động và việc làm: số lao động trực tiếp trong ngành của chúng ta ở
năm 2011 là 15.200 lao động.
1.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Để có thể tiến hành khai thác được các tài nguyên du lịch phải tạo ra hệ thống
các cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật được tạo ra
là yếu tố quan trọng tác động tới mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách bởi năng
lực và sự tiện ích của nó. Thực tế đã chứng minh ở những nơi có hệ thống cơ sở
vật chất kỹ thuật tốt thì nơi đó du lịch mới có thể phát triển ở trình độ cao. Sự đa
dạng, phong phú, hiện đại, hấp dẫn của cơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra sự đa dạng,
phong phú, hiệ đại, hấp dẫn của dịch vụ du lịch.
Cơ sở ăn uống.
Hiện tại trên địa bàn thành phố Nha Trang các cơ sở ăn uống khá đa dạng,
các cơ sở này nằm trong và ngoài các cơ sở lưu trú tập trung chủ yếu ở trung tâm
thành phố. Các cơ sở này phục vụ cho các đối tượng từ bình dân đến cao cấp với
thực đơn đa dạng với các sản phẩm đặc trưng của vùng biển như: cua, cá, tôm,
mực… ngoài ra còn có các món đặc sản của Khánh Hòa là yến sào, vi cá…
Cơ sở lưu trú.
Đây là loại cơ sở kinh doanh dịch vụ đặc biệt quan trọng trong hệ thống cơ sở
vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Hầu hết các khách sạn tập trung tại trung tâm
thành phố Nha Trang. Tính đến 2010 có 406 khách sạn, resort và nhà khách từ 5
sao đến các cơ sở lưu trú chưa phân hạng. Hiện thành phố Nha Trang có năm
19
khách sạn và resort 5 sao là Sunrise, Sheraton, Anna madara, vinpearl land, Hòn
tằm, năm khách sạn 4 sao và 12 khách sạn 3 sao với tổng cộng là 2.500 phòng.
Cơ sở vui chơi giải trí.
Khu vui chơi ở Vinpearl land bạn có thể khám phá biển, tham gia những trò
chơi hấp dẫn. Ngoài ra, du khách còn có thể cảm nhận vẻ đẹp của biển từ trên cao
với hệ thống cáp treo vượt biển dài nhất thế giới (3.320 m), khám phá bể bơi ngoài
trời hiện đại và rộng nhất Đông Nam Á. Nếu thích mạo hiểm, bạn có thể tham gia
các trò chơi cảm giác mạnh như: quay nhào lộn, đu quay ngựa gỗ, tàu lượn hay các
trò chơi trong nhà.
Bên cạnh đó, du khách còn được ngắm thủy cung Vinpearl với gần 300 loài
sinh vật biển và 90 m đường ngầm dưới nước tại khu công viên nước rộng 60.000
m
2
. Với màn biểu diễn nhạc nước hiện đại, tiệc buffet tối với nhiều món ăn mang
đậm hương vị Á - Âu sẽ mang đến cho bạn cảm giác thú vị. Trở lại đất liền, hành
trình ngắn quanh Nha Trang sẽ đưa bạn đến Viện Hải dương học, nơi lưu giữ hiện
vật và nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á với trên 20.000 mẫu vật của hơn
4.000 loài sinh vật biển và nước ngọt.
Ngoài ra còn các tour lặn biển, các câu lạc bộ đêm, dạo phố biển, khu vui
chơi công viên Phú Đổng dành cho trẻ em.
+ Cửa hàng mua sắm, quầy hàng lưu niệm.
Dọc theo đường Trần Phú có các quầy hàng lưu niệm, hay tại mỗi điểm du
lịch đều có hàng lưu niệm.
Ngoài ra còn có làng tranh thêu XQ những bức tranh XQ không chỉ là món
quà quý dành tặng cho các nguyên thủ quốc gia, những nhân vật nổi tiếng trong
các nghi thức ngoại giao mà còn là những kỷ vật thú vị của du khách quốc tế, bà
con Việt kiều khi rời Việt Nam.
Có thể nói, tranh thêu tay XQ là tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Mỗi bức
tranh thêu tay trên lụa của Công ty XQ được sáng tạo ra không chỉ bằng kỹ thuật
thêu với các chất liệu chỉ và vải, mà còn được cấu tạo bởi trí nhớ, trí tưởng tượng,
20
cảm xúc về quê hương đất nước và con người, về tình bạn và tình yêu, tương lai và
quá khứ.
1.1.6 Số lượt khách đến Nha Trang qua các năm 2009 – 2011.
Năm 2009 là 298.000 lượt khách.
Năm 2010 là 390.000 lượt khách.
Năm 2011 là 440.000 lượt khách.
(Nguồn: Nhatrang - travel.com)
Ta nhận thấy số lượt khách đến Nha Trang qua mỗi năm đều tăng cụ thể
năm 2010 tăng 92.000 lượt khách so với năm 2009, năm 2011 tăng 50.000 lượt so
với năm 2010. Như vậy ngành du lịch ngày càng phát triển, công tác tuyên truyền
quảng bá đã phát huy được hiệu quả.
1.1.7 Doanh thu qua các năm.
Năm 2009 là 1.560 tỷ đồng.
Năm 2010 là 1.880 tỷ đồng.
Năm 2011 là 2.150 tỷ đồng.
(Nguồn: Nhatrang - travel.com)
Ta thấy doanh thu qua các năm đều tăng, năm 2010 tăng 320 tỷ so với năm
2009, năm 2011 tăng 270 tỷ so với năm 2010. Số lượt khách đến Nha Trang càng
nhiều và chi tiêu càng nhiều thì doanh thu càng cao, cung cấp một nguốn ngoại tệ
lớn và góp phần tăng GDP cho tỉnh Khánh Hòa.
1.1.8 Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến tại Nha Trang.
- Tăng cường công tác thông tin quảng bá, xúc tiến du lịch trên mọi kênh thông
tin và bằng nhiều phương thức tổ chức thông tin. Tiếp tục phối hợp với các cơ
quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước để quảng bá điểm đến Nha Trang-
Khánh Hoà (qua Báo Du lịch và Tạp chí Du lịch, các chuyên mục quáng bá du lịch
Khánh Hòa trên các sóng KTV, VTV…). Thực hiện tốt kế hoạch tổ chức các hoạt
động Văn hóa-Du lịch gắn với các ngày lễ, các sự kiện diễn ra trong năm, cụ thể: