Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Tìm hiểu du lịch đà nẵng 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 75 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô trong khoa,
Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến
thức, tri thức và cung cấp những tài liệu quan trọng cho em trong thời gian
học tập cũng như nghiên hồn thành đề tài khố luận của mình.
Trong học tập sự thành công của học sinh, sinh viên luôn gắn liền với sự
giảng dạy, hỗ trợ và giúp đỡ của người thầy. Với lòng biết ơn sâu sắc, em
muốn gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc nhất đến cô Tô Thị Quỳnh Giang –
giảng viên giảng dạy học phần Địa lí Kinh tế - Xã hội Việt Nam. Với tâm
huyết và lịng u nghề cơ đã truyền tải những kiến thức quý báu cho chúng
em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt, cô đã hướng
dẫn em trong suốt thời gian em làm tài khóa luận, nhờ đó em đã hồn thiện
khóa luận của mình một cách tốt nhất. Đồng thời, cho phép em được bày tỏ
lòng biết ơn đến ban chủ nhiệm khoa Sư phạm, các thấy cô giáo trong khoa đã
tận tình giảng day, tạo điều kiện được nghiên cứu để tài và thực hiện nghiên
cứu đề tài tốt nghiệp này. Bài khóa luận được thực hiện trong một khoảng
thời gian nhất định. Đây là lần đầu tiên tìm hiểu về nghiên cứu khoa học, kiến
thức của em còn nhiều hạn chế và bỡ ngỡ. Vậy nên sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót nên em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu
của q Thầy Cơ và các bạn để kết quả nghiên cứu của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan cơng trình nghiên cứu khoa học này là của cá nhân em.
Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong cơng trình này là trung thực. Em
xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 6 năm 2021


Tác giả
Bùi Thị Thu Hương

2


MỤC LỤC

trang

LỜI CẢM ƠN …………………...……………...…………………….……. 1
LỜI CAM ĐOAN……………………………………...……………….…... 2
MỤC LỤC ………………………………………..……………………....… 3
DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ……………………...………… 6
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU …………………………...……………….. 7
DANH MỤC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ ……………………...………………… 8
DANH MỤC HÌNH ẢNH ……………………………………...………….. 9
PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU ……………...……………...…...………......... 10
1. Lý do chọn đề tài ………………………...……….................................. 10
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..…….……..………..…..…...…...... 10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………….………..…...… 11
4. Phương pháp nghiên cứu ………………………………….…....….….. 11
5. Cấu trúc nội dung khóa luận ………………………………….…….… 11
PHẦN 2: NỘI DUNG ………………………...…………………..........…. 12
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH ...…………….…………… …… …………………………..…..….. 12
1.1.Cơ sở lí luận …………………………..………………………..…..…..12
1.1.1. Một số khái niệm về du lịch …………………………...………..... 12
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển và phân bố du lịch …......….. 17
1.2.Cơ sở thực tiễn vè phát triển du lịch …………..……..……….....….. 29

1.2.1. Tình hình phát triển du lịch Việt Nam ………….……...…...……. 29
1.2.2. Tình hình phát triển du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và vai
trò của Đà Nẵng trong phát triển du lịch của vùng ….......…..….... 30
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 ………………....... 35
2.1. Tổng quan về thành phố Đà Nẵng ….…..………..……….…...….… 35

3


2.1.1. Khái quát về tự nhiên …………………………….………………. 35
2.1.2. Khái quát về Kinh tế - xã hội …………………….……………..... 35
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng …..………..…… 35
2.2.1. Vị trí địa lí ………………………………………..…………...….. 35
2.2.2. Tài nguyên du lịch ……………………………….…………......… 39
2.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ………………….……..……...…... 51
2.2.4. Đánh giá chung về tiềm năng du lịch ……………………......…… 55
2.3. Hiện trạng hoạt động du lịch Đà Nẵng ……...…………………...…. 56
2.3.1. Khái quát chung về hoạt động du lịch thành phố Đà Nẵng ………. 56
2.3.2. Thực trạng du khách ………………………...……………………. 57
2.3.3. Thực trạng doanh thu ………………………………….……...….. 58
2.3.4. Thực trạng cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch ..….……………...…. 59
2.3.5. Các loại hình và sản phẩm du lịch chủ yếu …………………...….. 59
2.3.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng
…...…………………………………………………………...….... 61
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ……. 64
3.1. Định hướng phát triển du lịch ………………………….………...…. 64
3.2. Các giải pháp phát triển du lịch ………………………………….…. 66
3.2.1. Giải pháp đầu tư phát triển ………………………………..…........ 66

3.2.2. Giải pháp về vốn đầu tư …………………...…………...….…...… 67
3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực du lịch ……………...….. 67
3.2.4. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch ..………..... 67
3.2.5. Giải pháp về quảng bá và tiếp thị du lịch ………………...………. 68
3.2.6. Giải pháp về hợp tác, liên kết phát triển du lịch …………...……... 68

4


PHẦN 3: KẾT LUẬN ...……………………….……………….……...…. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………...…..…..….....….. 73
PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH DU LỊCH ĐÀ NẴNG .………....…… 73

5


DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Ý nghĩa

1

APEC

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

2


BRT

Xe buýt nhanh

3

BTC

Ban tổ chức

4

CSVCKT

Cơ sở vật chất kĩ thuật

5

CNTT

Công nghệ thơng tin

6

DHNTB

Dun hải Nam Trung Bộ

7


DL

Du lịch

8

DSVH

Di sản văn hố

9

KTT

Khu kinh tế

10

LIO

Tạp chí Du lịch Live and Invest Overseas

11

NXB

Nhà xuất bản

12


LHQ

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

13

MICE

Meeting (gặp gỡ), Incentive (khen thưởng),
Conventions (hội thảo), Exhibition (triển lãm)

14

TNDL

Tài nguyên du lịch

15

UBND

Uỷ ban nhân dân

16

UNESCO

Tổ chức giáo dục - Khoa học và Văn hóa Liên hợp
quốc


17

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

18

WTO

Tổ chức du lịch thế giới

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1. Nhiệt độ khơng khí trung bình các tháng.
6


Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng giai đoạn 2011–2019.

DANH MỤC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Bản đồ 1.1. Bản đồ tự nhiên Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
7


Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng.
Bản đồ 2.2. Bản đồ tự nhiên thành phố Đà Nẵng.
Bản đồ 2.3. Bản đồ các điểm du lịch thành phố Đà Nẵng.

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1. Sản phẩm làm từ đá ở khu di tích Ngũ Hành Sơn
8


Hình 2.2. Cầu Vàng bắc qua rừng tự nhiên ở Bà Nà
Hình 2.3. Rừng đặc dụng Nam Hải vân
Hình 2.4. Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà
Hình 2.5. Suối Khống Nóng Núi Thần Tài – TP Đà Nẵng
Hình 2.6. Bãi Biển Làng Vân
Hình 2.7. Bãi biển Bắc Mỹ An
Hình 2.8. Bãi biển Mỹ Khê
Hình 2.9. Bãi Rạn Nam Ơ
Hình 2.10. Chùa Cầu – Hội An
Hình 2.11. Bà Nà Hill
Hình 2.12. Cầu Rồng
Hình 2.13. Cầu Quay

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
9


Cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, ngày nay du lịch đã trở
thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các
nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã và đang trở thành một trong những ngành
kinh tế quan trọng của nhiều nước. Về mặt văn hóa - xã hội, du lịch cũng góp
phần thiết lập mối quan hệ giao lưu, thắt chặt tình hữu nghị thân ái giữa các
quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đối với các nước đang
phát triển, trong đó có Việt Nam, phát triển du lịch cịn mang lại hiệu quả tích
cực trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhất là ở những vùng sâu,

vùng xa, bởi nó được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu để cải thiện
đời sống cho người dân. Chính vì vậy, du lịch đang trở thành một ngành
“Cơng nghiệp khơng khói” và giữ vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh
tế của nhiều quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng.
Với vị trí là một trong ba trung tâm du lịch lớn trên bản đồ du lịch Việt
Nam, Đà Nẵng thành phố biển xinh đẹp hiền hòa và mến khách, nơi mà khách
du lịch có thể dễ dàng đến được bằng cả đường bộ, đường hàng không và
đường thủy Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên “con
đường di sản miền Trung”, thành phố Đà Nẵng được bao bọc bởi 3 di sản văn
hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên
nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Động Thiên Đường.
Chính vị trí này đã làm nổi rõ vai trò của thành phố Đà Nẵng trong việc phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì thế em đã chọn đề tài "Tìm hiểu du lịch
tỉnh Đà Nẵng" để thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu, phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch thành phố
Đà Nẵng, nghiên cứu định hướng và các giải pháp chủ yếu để phát triển du
lịch Đà Nẵng đến năm 2030. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham
khảo cho sinh viên và giáo viên THCS trong công tác giảng dạy, nghiên cứu
khoa học và học tập góp phần hồn thiện hơn nội dung mơn học Địa lí kinh
tế - xã hội Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, khóa luận tập trung giải quyết
các nhiệm vụ sau:
10


- Tổng quan một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch.
- Phân tích tiềm năng phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng.

- Phân tích thực trạng của ngành du lịch Đà Nẵng.
- Nghiên cứu định hướng và các giải pháp phát triển du lịch Đà Nẵng đến
năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: thành phố Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu: Ngành du lịch thành phố Đà Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập xử lí thơng tin:
Thu thập xử lí thơng tin: từ sách báo, tạp chí, giáo trình, tài liệu, internet, …
những thông tin liên quan, tổng hợp và đưa ra những ý kiến khái quát và
đánh giá, đưa ra về vấn đề giải quyết.
- Phương pháp quan sát:
Quan sát là phương pháp nghiên cứu để xác định các thuộc tính và quan hệ
của sự vật, hiện tượng riêng lẻ của thế giới xung quanh xét trong điều kiện
tự nhiên vốn có của nó.
- Phương pháp bản đồ:
Đây là phương pháp đặc đặc thù của nghiên cứu địa lí nói chung và địa lí du
lịch nói riêng. Trong q trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng bản đồ
như một loại tư liệu cần thiết (khi đánh giá tiềm năng, phân tích thực trạng
phát triển du lịch.
5. Cấu trúc nội dung khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch.
Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 2010-2020.
Chương 3: Định hướng phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2030
và các giải pháp thực hiện.
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
11



DU LỊCH
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến
không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó
có Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội
dung du lịch vẫn chưa được thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực)
khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau có một cách hiểu về du
lịch khác nhau. Đúng như một chuyên gia về du lịch đã nhận định: “Đối với
du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức: “Du lịch được
hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường
xuyên của mình nhằm mục đích khơng phải để làm ăn, tức khơng phải để làm
một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”.
Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): “Du lịch
bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích
tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi,
giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa
trong thời gian liên tục nhưng khơng q một năm ở bên ngồi mơi trường
sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền”.
Theo I. I. Pirogionic (1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư
trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài
nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và
tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc
tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.
Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005: “Du lịch là
các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú

thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một
trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng

12


khác, từ một nước này sang một nước khác mà khơng thay đổi nơi cư trú hay
nơi làm việc.
Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm
vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc khơng kết hợp
với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu
khác. Bởi du lịch là hoạt động kinh tế tổng hợp, đa dạng bao gồm cả tập hợp
các sản phẩm hang hóa dung cho hoạt động du lịch (cả hàng hóa lâu bền và
hàng hóa khơng lâu bền), hàng hóa dịch vụ (như giao thơng vận tải, lưu trú,
ăn uống, giải trí, dịch vụ hành chính cơng, …)
Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao
gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó
vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa –
xã hội.
1.1.1.2. Loại hình du lịch
Với sự quan tâm đúng lúc và đúng thời điểm nên ngành du lịch Việt ngày
càng phát triển và thu hút một lượng lớn khách du lịch nước ngồi. Với sự đa
dạng các loại hình du lịch kết hợp với các yếu tố du lịch sẵn có là tiền đề cho
sự phát triển du lịch của Việt Nam.
Trên thực tế, du lịch Việt Nam vẫn đang ở dạng tiềm năng, những lợi thế
du lịch chỉ được khai thác ở mức độ cơ bản. Tuy vậy, với những bước thử
nghiệm về các loại hình du lịch mới, du lịch Việt Nam bước đầu đã gặt hái
được những thành công đáng kể. Sau đây là một số loại hình du lịch tiêu biểu

tại Việt Nam hiện nay:
a. Du lịch tham quan
Tham quan di tích lịch sử, thắng cảnh: Đây là hình thức du lịch truyền
thống ở Việt Nam. Việt Nam có được sự đa dạng và phong phú của yếu tố tự
nhiên. Danh lam thắng cảnh trải đều ở 64 tỉnh thành trong cả nước. Những
điểm du lịch nổi tiếng được nhắc đến như Vịnh Hạ Long, động Phong Nha,
Đà Lạt, Sa Pa, Nha Trang…
b. Du lịch văn hóa
Du lịch lễ hội, du lịch hoa: điển hình như Festival Huế, Festival hoa Đà Lạt,
hội chùa Hương, tết cổ truyền… Với loại hình du lịch này du khách có thể
vừa tham quan vừa kết hợp du lịch văn hóa. Đặc biệt là với du khách quốc tế.
13


c. Du lịch ẩm thực
Những bữa tiệc cung đình Huế hay ẩm thực Bắc Trung Nam… Nét tinh tế
của ẩm thực Việt Nam chịu sự ảnh hưởng rất lớn của yếu tố lịch sử, khí hậu,
điều kiện tự nhiên.
d. Du lịch xanh
Gần đây du lịch hướng về thiên nhiên trở thành một xu hướng chung không
chỉ ở Việt Nam mà cịn cả trên thế giới. Hình thức du lịch này gần gũi, đồng
thời có thể phát huy hết vai trị của yếu tố thiên nhiên, lợi thế tự nhiên của
một quốc gia. Các khu du lịch sinh thái nổi tiếng của Việt Nam có thể kể đến
như Nhà vườn Huế, rừng Cúc Phương, hồ Ba Bể, …
Du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh: tắm nước khống Kim Bơi – Hịa Bình,
Nha Trang, châm cứu ở Hà Nội…
e. Du lịch MICE
Loại hình du lịch này theo dạng gặp gỡ xúc tiến, hội nghị, hội thỏa, du lịch
chuyên đề ở Vũng Tàu, Đà Nẵng… Mice là dạng du lịch tập thể dành cho các
doanh nghiệp, cơng ty. Ngồi ra, cịn có các loại hình du lịch như: du lịch

tuần trăng mật ở Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, …
f.Teambuilding
Teambuiding tour kết hợp du lịch tham quan, nghĩ dưỡng với các chương
trình Team nhằm xây dựng, tăng cường tinh thần đoàn kết, tập thể, loại hình
du lịch này đang được nhiều doanh nghiệp, cơng ty “đặt hàng” nhằm nâng cao
vai trị đồn kết giữa các nhân viên với nhau.
1.1.1.3. Tài nguyên du lịch
Du lịch là một ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du
lịch là một trong những yếu tố cơ bản, điều kiện tiên quyết để hình thành và
phát triển du lịch của một địa phương. Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng
của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên cùng địa bàn có ý nghĩa
đặc biệt đối với sự phát triển du lịch. Vì vậy, sức hấp dẫn của một địa phương
phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên du lịch của địa phương đó.
Theo Pirojnik, 1985: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hoá
và lịch sử cùng các thành phần của chúng trong việc khôi phục và phát trển
thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những
tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản

14


xuất dịch vụ du lịch với nhu cầu thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều
kiện kinh tế – kỹ thuật cho phép”.
Theo Luật du lịch năm 2005 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam: “Tài nguyên du lịch là cơ sở để phát triển ngành du lịch. Đó
là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử – văn hố, cơng trình
lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử
dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu
du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
WTO phân loại tài nguyên du lịch thành 3 nhóm như sau: Cung cấp

tiềm năng (VH kinh điển, TN kinh điển, vận động vui chơi); Cung cấp hiện
tại (giao thơng, thiết bị, hình tượng tổng thể); Tài nguyên kĩ thuật (khả năng
hoạt động, cách thức và tiềm lực khu vực)
Theo Tác giả Bùi Thị Hải Yến thì tài nguyên du lịch của nước ta được
phân thành 3 nhóm chính là TNDL nhân văn vật thể (DSVH thế giới, di tích
khảo cổ, di tích lịch sử, di tích kiến trúc, danh lam thắng cảnh, cơng trình
đương đại, vật kỉ niệm và cổ vật); TNDL nhân văn phi vật thể (DSVH phi vật
thể, lễ hội, nghề và làng nghề, ẩm thực, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc
học, sự kiện thể thao văn hóa); Tài nguyên kinh tế – kĩ thuật và bổ trợ (đường
lối chính sách phát triển du lịch, tổ chức quản lý, quy hoạch du lịch, nguồn
lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật, xúc tiến quảng bá, kết cầu hạ tầng).
Hiện nay tài nguyên du lịch được chia thành hai nhóm: tài nguyên du lịch
tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm địa hình, khí hậu, nguồn nước, thực
vật và động vật.
b. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: Các di tích lịch sử - văn hố, kiến
trúc; các lễ hội; Các đối tượng gắn liền với yếu tố dân tộc học; Các làng
nghề thủ công truyền thống; Các đối tượng văn hoá, thể thao và hoạt động
nhận thức khác.
1.1.1.4. Sản phẩm du lịch
Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, một trong những khái niệm đó là:
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ
sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng

15


thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng (Từ điển du
lịch – Tiếng Đức NXB Berlin 1984).
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện

nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự
nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa
phương nào đó.
Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vơ
hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ
và tiện nghi phục vụ khách du lịch.
“Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hóa du lịch”
Các đặc tính của sản phẩm du lịch là:
– Tính vơ hình: Sản phẩm DL thường là một kinh nghiệm nên rất dễ dàng bị
sao chép, bắt chước và việc làm khác biệt hóa sản phẩm manh tính cạnh tranh
khó khăn hơn kinh doanh hàng hố.
– Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Vì sản phẩm du lịch nằm ở xa
nơi cư trú của khách du lịch, nên khách thường mua sản phẩm trước khi thấy
sản phẩm.
– Tính khơng đồng nhất: Khách hàng khó có thể kiểm tra chất lượng sản
phẩm trước khi mua, gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm.
Sản phẩm du lịch do sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau. Khách
mua sản phẩm du lịch ít trung thành với cơng ty bán sản phẩm. Việc tiêu dùng
sản phẩm du lịch mang tính thời vụ.
Từ những thành phần cấu tạo của sản phẩm du lịch, yếu tố thiên nhiên và
quan niệm của các tác giả, có thể kết hợp các yếu tố căn bản để đưa ra các mơ
hình sản phẩm du lịch chủ yếu: 4S và 3H của Mỹ và mơ hình 6S của Pháp.
(1) Mơ hình 4S (Sun, Sea, Shop và Sextour – Mặt trời, Biển, Mua sắm, Du
lịch tình dục)
(2) Mơ hình 3H (Heritage, Hospitality, Honesty - Di sản, Lịng hiếu khách,
Sự trung thực)

16



(3) Mơ hình 6S (Sanitaire, Sante, Securite, Serenite, Servic, Satisfaction –
Vệ sinh; Sức khoẻ; An ninh, trật tự xã hội; Sự thanh thản; Dịch vụ, phong
cách phục vụ; Sự thoả mãn)
1.1.1.5. Tổ chức lãnh thổ du lịch
Tổ chức lãnh thổ du lịch tạm dịch sang tiếng Anh là Territorial
organization of tourism.
Tổ chức lãnh thổ du lịch là phân chia lãnh thổ quốc gia thành các vùng
kinh tế du lịch, nhằm phát huy lợi thế, tổ chức và kinh doanh du lịch đạt hiệu
quả kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất.
Tổ chức lãnh thổ du lịch được hiểu là một hệ thống liên kết không gian
của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ. Nhằm sử dụng tối ưu các
nguồn tài nguyên, kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác. Tổ chức lãnh thổ du
lịch mang tính lịch sử. Trước đây, Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam chia
thành 3 vùng du lịch, hiện nay được phân hóa thành 7 vùng du lịch.
Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam bao gồm các cấp vùng du lịch – tiểu
vùng du lịch, trung tâm du lịch, điểm du lịch, khu du lịch.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố du lịch
1.1.2.1.Vị trí địa lí
Đối với các hoạt động du lịch, vị trí địa lí có ý nghĩa quan trọng nhất là
điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch và khoảng cách từ điểm du
lịch đến các nguồn gửi khách du lịch ngắn. Khi phân tích và đánh giá vị trí địa
lí, cần đặt nó trong khung cảnh của vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế.
Khoảng cách từ nơi du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch có ý nghĩa quan
trọng đối với nơi nhận khách du lịch. Nếu nơi nhận khách ở xa điểm gửi
khách, điều đó có ảnh hưởng đến khách trên ba khía cạnh: Thứ nhất, du khách
phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì khoảng cách xa; Thứ hai, du khách phải
rút ngắn thời gian lưu lại nơi du lịch vì thời gian đi lại mất nhiều; Thứ ba, du
khách phải hao tốn nhiều sức khỏe cho đi lại. Lẽ dĩ nhiên những bất lợi trên
của khoảng cách thể hiện rất rõ nét đối với du khách đi du lịch bằng phương
tiện ô tô, tàu hỏa và tàu thủy.

Ngày nay, ngành vận tải hàng không không ngừng được cải tiến và có
xu hướng giảm giá là yếu tố giúp khắc phục phần nào những bất lợi trên đối
với khách du lịch và đối với những nơi xa nguồn gửi khách du lịch. Trong
17


một số trường hợp, khoảng cách xa từ nơi đón khách đến nơi gửi khách lại có
sức hấp dẫn đối với một vài loại khách có khả năng thanh tốn cao và có tính
hiếu kỳ về sự tương phản, khác lạ giữa điểm du lịch và điểm nguồn khách.
1.1.2.2 . Tài nguyên du lịch
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Các thành phần của tự nhiên có tác động mạnh nhất đến du lịch là địa hình,
khí hậu, nguồn nước và sinh vật. Ở một địa phương nào đó tự nhiên tác động
đến người quan sát qua hình dạng bên ngồi của bản thân nó. Ngồi các tài
ngun du lịch tự nhiên có tính chất cố định trên, cịn có những tài ngun du
lịch tự nhiên khơng có tính cố định. Đó là các hiện tượng thiên nhiên đặc biệt,
rất đặc sắc, có thể diễn ra định kì hoặc khơng định kì, có sức hút rất lớn đối
với du khách như sự xuất hiện của sao chổi, hiện tượng nhật thực, hiện tượng
phun trở lại của núi lửa, hiện tượng cực quang hoặc mưa sao.
Hơn nữa nhiều tài nguyên sinh vật là nguồn cung cấp nhiều loại dược liệu
cho việc phát triển loại hình du lịch chữa bệnh và an dưỡng, cung cấp nguồn
thực phẩm cho du khách.
+ Địa chất - Địa hình:
Các quá trình kiến tạo địa chất lâu dài đã tạo nên địa hình trên bề mặt
của trái đất cũng như các hoạt động địa chất, địa mạo.
Đối với hoạt động du lịch, tài nguyên địa chất tại các điểm du lịch dựa vào
tự nhiên cần nghiên cứu tìm tòi và khai thác là: lịch sử phát triển địa chất, các
quá trình địa chất, các vận động địa chất trong các thời kỳ lịch sử của trái đất
trong quá khứ, hiện tại và tương lai, các hoạt động địa chất thường xảy ra, cấu
tạo, phân bố các lớp đất đá, chất lượng, trữ lượng, sự phân bố của các mỏ

nước khoáng.
Đối với hoạt động du lịch, việc nghiên cứu, phát hiện những đặc điểm, giá
trị lịch sử phát triển địa chất, các quá trình địa chất của các hệ thống lãnh thổ
du lịch, có nhiều ý nghĩa như: phục vụ cho việc bố trí, xây dựng kết cấu hạ
tầng, CSVCKT du lịch có hiệu quả, tránh được các tác động tiêu cực của các
địa chấn, tôn vinh giá trị của các điểm đến.
Địa hình là thành phần tự nhiên có ảnh hưởng quan trọng tới các thành phần
tự nhiên khác. Đối với hoạt động du lịch, điều quan trọng nhất là hình thái địa
hình, nghĩa là các dấu hiệu bên ngồi của địa hình và các dạng đặc biệt của
địa hình có sức hấp dẫn khai thác cho du lịch.

18


Khách du lịch thường ưa thích những nơi có phong cảnh đẹp và đa dạng.
Tuy nhiên mỗi loại địa hình đều có những thế mạnh riêng của mình. Đáng chú
ý là những vùng đồi tập trung dân cư đông đúc, dạng địa hình này thường có
những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo, tạo khả năng
phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề.
Trong các dạng địa hình thì địa hình miền núi có ý nghĩa lớn nhất đối với
các hoạt động du lịch, đặc biệt là những khu vực thuận lợi cho việc tổ chức
thể thao mùa đông, các nhà an dưỡng, các trạm nghỉ, các cơ sở du lịch, các
khu vực thuận tiện cho chuyển tiếp lộ trình, các đỉnh núi cao có thể nhìn tồn
cảnh và thích hợp với mơn thể thao leo núi, ….
Các kiểu địa hình đặc biệt có giá trị rất lớn cho tổ chức du lịch như kiểu địa
hình Karstơ và kiểu địa hình bờ bãi biển. Kiểu địa hình Karstơ là kiểu địa
hình được thành tạo do sự lưu thông của nước trong các đá dễ hịa tan (đá vơi,
đơlơmit, đá phấn, thạch cao, muối mỏ, …). Các kiểu Karstơ có thể được tạo
thành từ sự hòa tan của nước trên mặt cũng như của nước ngầm. Một trong
những kiểu Karstơ được quan tâm nhất đối với du lịch là hang động Karstơ.

Những cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hóa của hang động Karstơ rất hấp
dẫn khách du lịch.
Các kiểu địa hình ven bờ các kho chứa nước lớn (đại dương, biển, sơng, hồ,
…) có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch. Đặc biệt là địa hình bờ bãi biển.
Trên phạm vi thế giới, số lượng khách đi nghỉ ở bờ biển là lớn nhất. Một bãi
biển thích hợp cho du lịch tắm biển là một bãi biển rộng, bằng phẳng, kết hợp
với phong cảnh đẹp, hấp dẫn.
Ngoài ra, các quá trình nội lực và ngoại lực đã tạo thành trên bề mặt địa
hình nhiều di tích tự nhiên có giá trị về thẩm mỹ. Trong đó nhiều di tích tự
nhiên do khơng giải thích được ngun nhân khoa học hình thành chúng, nên
con người đã dệt cho nó những câu chuyện huyền thoại. Do vậy, nhiều di tích
tự nhiên đã trở thành những điểm tham quan hấp dẫn.
+ Khí hậu:
Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt động
du lịch. Đánh giá tài nguyên khí hậu cho mục đích du lịch dựa vào các chỉ
tiêu khí hậu sinh học đối với con người, gồm: nhiệt độ khơng khí, độ ẩm
khơng khí và một số yếu tố khác như gió, lượng mưa, thành phần lý hóa của
khơng khí, áp suất của khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời
tiết đặc biệt.
19


Nhìn chung, những nơi có khí hậu điều hịa thường được du khách u thích.
Và mỗi loại hình du lịch địi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Ở mức
độ nhất định cần phải lưu ý đến những hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản
trở đến kế hoạch du lịch như gió, bão, lũ lụt, hạn hán, …
Tính mùa của du lịch chịu tác động chủ yếu của nhân tố khí hậu.
+ Tài nguyên nước:
Tài nguyên nước bao gồm nước chảy trên mặt và nước ngầm. Đối với du
lịch thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn. Bao gồm: đại dương, biển, hồ,

sông, suối, …
Các tài nguyên nước có ý nghĩa đối với du lịch là:
Nước mặt: sông, hồ, suối, thác nước, các vùng ngập nước ngọt, các vùng
nước ven biển đã kết hợp với các tài nguyên khác như núi non, rừng cây tự
nhiên, hệ sinh thái nhân văn tạo ra những phong cảnh nên thơ, hấp dẫn du
khách.
Các vùng nước ven biển có bãi cát đẹp hoặc ven các hồ, có mơi trường
trong sạch, độ mặn phù hợp từ 3 - 4%, độ trong suốt cao, thường được khai
thác để tổ chức các hoạt động thể thao, bơi lội, lặn biển, tắm biển, ...
Các thác nước cũng tạo nên phong cảnh đẹp và hấp dẫn du khách, có thể
triển khai các hoạt động du lịch tham quan và thể thao mạo hiểm.
Các điểm nước khoáng, suối nước nóng là tài nguyên thiên nhiên quý để
triển khai các loại hình du lịch, nghỉ dưỡng, tắm khống, chữa bệnh. Nước
khoáng là nước thiên nhiên (chủ yếu là nước dưới đất) chứa một số thành
phần vật chất đặc biệt (các ngun tố hóa học, các khí, các ngun tố phóng
xạ, …), hoặc có một số tính chất vật lý (nhiệt độ cao, độ pH, …) có tác dụng
sinh lý đối với con người.
+ Tài nguyên sinh vật:
Tài nguyên sinh vật bao gồm toàn bộ các loài thực vật, động vật sống trên
lục địa và dưới nước vốn có sẵn trong tự nhiên và do con người thuần dưỡng,
chăm sóc, lai tạo.
Tài nguyên sinh vật vừa góp phần cùng với các loại tài nguyên khác tạo nên
phong cảnh đẹp, hấp dẫn, vừa có ý nghĩa bảo vệ mơi trường như: các vườn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn loài và nơi cư trú, khu bảo tồn
cảnh quan, một số hệ sinh thái đặc biệt, các điểm tham quan sinh vật,…
Việc tham quan du lịch trong thế giới động thực vật sống động, hài hòa
trong thiên nhiên làm cho con người tăng thêm lòng yêu cuộc sống.
20




×