Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Hội chọi trâu Đồ Sơn Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.95 KB, 12 trang )

Hội chọi trâu đồ sơn
1. Phác hoạ những nét tiêu biểu của hội chọi trâu Đồ Sơn
Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng chín tháng tám trọi trâu thì về
Dù ai bn bán trăm nghề
Mồng chín tháng tám thì về chọi trâu
Người Đồ Sơn khơng cịn nhớ tục chọi trâu trên q cha đất tổ của
mình có tự bao giờ, cùng với câu ca nhắn nhe tha thiết... những cụ già phơ
phơ tóc bạc ở đây cũng chỉ trả lời rằng, đó là tục cổ, cổ xưa lắm rồi, khi các
cụ mới cất tiếng khóc chào đời thì đã nghe thấy những tiếng reo hị ngày hội
vang dậy cả chín hịn núi quy tụ vùng này!
Tâm thức dân gian của người Đồ Sơn thường gắn phong tục cổ
truyền này với những huyền thoại xa xưa. Đó là truyện kể về cơ thôn nữ
xinh đẹp tên là Đế do kết duyên với vua Thuỷ Tề sau có thai, dân làng phạt
vạ, bọn hào lý đem cơ ra dìm ở ngồi biển. Cơ gái chết oan, hiển linh, nhân
dân lập đền thờ, gọi là đền Bà Đế (bà Chúa), nơi bà bị dìm chết có nhiều cá,
nên các vạn chài thường tranh nhau đến đánh. Sau đó mới đặt thành tục lệ
tổ chức chọi trâu, con trâu của làng nào thắng thì mang ra biển tế Bà Chúa
và dân chài làng đó được đánh cá ở bài săn. Cũng từ đó dân Đồ Sơn khơng
chỉ có tục chọi trâu, mà cịn hát đúm nữa.
Có người lại gắn tục chọi trâu với sự tích của người anh hùng nông
dân áo vải Quận He Nguyễn Hữu Cầu phất cờ Đông Đạo Tổng quốc bảo
dân địa tướng quân, chống lại nhà nước phong kiến tàn bạo, thối nát những
năm từ 1741 đến 1745. Để tưởng nhớ, kính trọng người anh hùng, nơng dân
mở hội múa cờ và chọi trâu.


Sách Đại nam nhất thống chí cịn ghi lại những dòng ngắn ngủi về
tục mở hội như sau: "ở chân núi Đồ Sơn, huyện Nghi Dương, có đền thuỷ
thần. Tương truyền có người bản thổ đi qua, đêm đêm thấy hai con trâu
chọi nhau dưới đền, nên hàng năm đến ngày 10 tháng 8, có tục chọi trâu để


tế thần".
Chọi trâu ở Đồ Sơn thường diễn ra trong một buổi, lâu lắm thì cùng
kéo dài cả ngày, cuộc được thua có khi khoảnh khắc là quyết định, nhưng
để chuẩn bị cho những giờ phút giao đấu quyết liệt ấy lại công phu và thận
trọng biết chừng nào. Tháng tám hàng năm mở hội chọi trâu để tế thuỷ thần
Diểm Tước Đại Thần Vương, thì trong tháng ba và có thể cịn trước đó nữa,
các làng đã phải rục rịch chuẩn bị rồi. Việc chuẩn bị cho ngày hội có hai
cơng việc lớn, đó là đi mua trâu và ni dưỡng trâu.
Tiền mua trâu là khoản tiền của các gia đình trong giáp cùng tự
nguyện góp vào. Người lĩnh trách nhiệm đi mua trâu phải là người được
giáp tín nhiệm. Trước nhất, đây là việc thờ cúng linh thiêng, nên người đó
phải là người "thanh khiết", gia đình hồ thuận, có con cháu đơng vui, năm
đó gia đình khơng mắc vào việc "tang chế". Hơn thế nữa, đó cịn phải là
người có kinh nghiệm xem tướng trâu, phải tận tâm, tận lực với phe giáp,
với làng mình. Đây là cơng việc có ý nghĩa quyết định cuộc được thua, liên
quan tới uy tín của phe giáp, tới sức khoẻ và cơng việc làm ăn của những
người sinh sống bằng nghề biển. Sau nghi lễ cầu thần linh phù trợ những
người được hàng giáp giao trách nhiệm lên đường, toả đi nhiều nơi tìm trâu
quý. Người đi mua trâu hàng năm tìm đến các chợ trâu ở các tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ, có năm phải ngược lên tới tận Tuyên Quang, hay xi vào mãi tận
Thanh Hố, Nghệ An...
Một cụ đã kể cho chúng tơi nghe cuộc hành trình đi tìm mua trâu
chọi. Năm ấy, vào tiết tháng ba, cụ đã sải chân trân biết bao dặm đường, leo
2


lên, tụt xuống biết bao chuyến tàu xe, mà vẫn chưa tìm được con trâu vừa ý.
Đã có lúc cụ nghĩ hay thần linh chẳng phù giúp phe giáp mình được cuộc
trong hội chọi trâu năm nay chăng? Nhưng nghĩ tới trách nhiệm mà làng
nước giao cho mình cùng hư danh của phe giáp, cụ đánh liều xuôi tàu hoả

vào đất xứ Thanh một chuyến. Đã tìm được trâu vừa ý trên đất Nơng Cống,
nào là "cổ cị, đít nhọn, lưng tôm bà, đuôi cá chai", nào là "trường đùi, ngắn
quản, vén đùi nai"..., nhưng cụ vẫn chưa yên tâm. Cụ quyết định xin ngủ lại
nhà chủ trâu đêm đó, cụ nằm trên gác chuồng trâu chỉ cốt dõi theo nhịp trâu
thở. Cả đêm ấy, con trâu quý chỉ thở phì một tiếng. Cụ thầm khen con trâu
kín hơi. Sớm hôm sau, cụ trở dậy sớm, đánh trâu ra Bắc và tin chắc con trâu
này sẽ giật giải của làng năm nay.
Chọn trâu chọi đâu chỉ địi hỏi cơng phu, mà cịn có kinh nghiệm.
Người Đồ Sơn đã đúc rút kinh nghiệm chọn trâu thành những quy tắc vừa
phong phú vừa cơ đọng, thành câu nói cửa miệng và hầu hết những người ở
đây đều thuộc. Đó là: "ức rộng, háng to, cổ cị, đi chai, đít nhọn, lưng tơm
bà, sừng cánh cung, trường đùi, ngắn quản, vén đùi nai...". Con trâu chọi
hay phải có tuổi từ khoảng 9-10 năm, bất đắc dĩ người ta mới chọn con trâu
có tuổi non hơn hay già hơn. Trâu có thân hình cân đối, da trâu đen hồng,
lơng móc. Lưng trâu phẳng, có thể để bát nước trên lưng, trâu đi, nước vẫn
không đổ. Lưng trâu từ cổ tới đuôi hơi cong một chút, nếu võng xuống thì
trâu chọi khoẻ nhưng khơng gan. Lưng trâu nổi những cục như lưng tôm bà,
con nào có bốn khốy lơng ở bốn góc trên lưng là con trâu q. Đi trâu
to, dài, thon dần về phía đầu đi. Khi chọn, các cụ có kinh nghiệm cịn chú
ý tới cả bộ phận sinh dục của trâu, theo kiểu "thâm cu, tréo dái, nẹo cặc". Vì
đây là trâu chọi, nên người ta lưu ý nhiều tới sừng trâu. Tốt nhất là trâu ngà
vòng đều, từ đỉnh tới mút ngà cao khoảng sáu tấc, hai đầu ngà cách nhau
khoảng một thước hai ta. Ngày xưa, do cay cú được thua, người ta cịn vót
3


nhọn ngà trâu, cho trâu chọi nhau gây thương tích đến chết. Ngày nay lệ tục
này bị cấm hoàn toàn.
Mua được con trâu chọi vừa ý là một điều mừng. Nhưng để con trâu
phe giáp mình giành chiến thắng trên sới chọi thì cịn phải phụ thuộc vào

nhiều điều khác nữa, nhất là khâu chăm sóc và luyện tập cho trâu.
Trâu mua được đem về tới làng, cả làng đổ ra xem, mừng rỡ, bình
phẩm. Điều trước tiên là các cụ bô lão trong làng hay phe giáp cắt đặt người
nuôi trâu. Đây là loại trâu chọi, trâu hiến tế thần, nên khơng phải ai chăn dắt
cũng được, chăm sóc thế nào cũng xong. Người được làng giao nuôi trâu
cũng phải là người khá giả, được làng tin cậy, không mắc tang chế. Hàng
ngày trâu được ăn cỏ tươi non trộn với cám, được tắm rửa sạch sẽ, không bị
chấy rận. Nơi chuồng trâu phải thống mát, khơng được để tanh hơi. Cũng
có một số lệ tục kiêng khem cho loại trâu tế thần này, chẳng hạn, phải tránh
cho trâu gặp đám ma, phụ nữ không được tới gần trâu, nếu gặp ngồi đường
thì phụ nữ phải ý tứ lảng tránh. Khi trâu biếng ăn, mệt mỏi thì người ni
trâu phải sắm đèn nhang để khấn thần phù trợ cho trâu chóng bình phục.
Từ khoảng tháng năm trở đi người ta tiến hành luyện tập và lựa chọn
trâu chọi của các giáp. Trâu chọi được nuôi riêng, không được để trâu ở
chung, chăn dắt chung với trây cày, vì theo các cụ, một mặt, như vậy là "ô
tục", không giữ được thuần khiết của trâu tế thần; mặt khác, trâu chọi sẽ bị
"lây" cái tính hiền từ của trâu đã thuần dưỡng để cày. Trước nhất, phải
luyện cho trâu quen nhìn cờ, quen nghe tiếng trống, tiếng reo hị của người
xem, nếu không, tuy là trâu khoẻ, nhưng vừa ra sới, thấy cảnh và tiếng lạ,
trâu chưa chọi đã sợ bỏ chạy. Tiến thêm một bước nữa, người ta dắt hai con
trâu chọi đứng xa nhìn nhau, người đứng quanh reo hị, thúc giục, kích thích
tính hung hăng của trâu, lúc đó thường trâu đỏ lừ mắt, hung hăng định giật

4


khỏi thừng để lao vào đánh nhau, cứ thế, trâu vừa hung hăng, vừa dày dạn
dần.
Ngày mồng chín tháng tám là hội chọi trâu hàng tổng, cịn trước đó là
các cuộc đấu loại giữa các phe giáp các làng theo thể thức đấu vòng. Trước

Cách mạng Tháng Tám, tổng Đồ Sơn có ba xã: Đồ Sơn, Đồ Hải và Ngọc
Xuyên, trong mỗi xã lại chia thành các làng, làng chia thành giáp, tổng cộng
có 14 giáp. Theo tục lệ xưa mỗi giáp góp một con trâu chọi, các giáp thi đấu
với nhau, để làm sao trong ngày hội chọi trâu hàng tổng vào mồng chín
tháng tám chọn được sáu con trâu thuộc vào ba cặp đấu. Mỗi lần thi loại
hàng giáp thì người ta thịt con trâu loại, lấy thịt chia đều cho mọi người
trong giáp.
Lần tuyển chọn thứ hai thường tổ chức vào khoảng tháng sáu để xếp
thứ bậc các con trâu thi đấu của ba xã ở cuộc đua tài hàng tổng. Lần tuyển
chọn này nhằm sáp nhập ba xã kể trên vào thành hai đơn vị thi đấu, bằng
cách nhập Đồ Hải và Ngọc Xuyên vào một phe cịn riêng Đồ Sơn tách
thành một phe. Có nhiều cách giải thích hiện tượng này, người thì cho Đồ
Sơn là người định cư sớm nhất, người thì cho dân đinh của Đồ Sơn đơng
hơn, có thế nên được ưu tiên đứng tách thành một phe... kết thúc đợt đấu
loại thứ hai này, người ta tuyển được sáu con trâu chọi, chia thành ba cặp,
gọi là ba "kháp"
Ngày mồng chín tháng tám đã tới, một ngày mà trong tâm thức người
dân Đồ Sơn thật sự náo nức và mong đợi. Bà con ở Trà Cổ (Móng Cái)
cùng tổ tơng với dân Đồ Sơn (Trà Cổ tổ Đồ Sơn) cũng dong thuyền xuôi về,
người các vùng lận cận như Thuỷ Nguyên, nội thành Hải Phịng, thậm chí
cả Hải Dương, Hà Nội cũng đổ về đứng ngồi chật cứng cả vòng sân sới
trước cửa Đình cơng tổng. Xưa kia, các cụ kể rằng, hội Đồ Sơn kéo dài trên
dưới mười ngày, trong đó nghi thức chọi trâu là náo nức, hào hùng nhất, sau
5


đó nghi thức hiến tế trâu cho thần linh là trang nghiêm, uy nghi nhất. Ngồi
ra, trong hội cịn có nhiều trị vui, các sinh hoạt văn hố dân gian khác.
Nơi mở hội là Đình hàng tổng (Đình cơng tổng). Trước cửa đình, nơi
trang trọng nhất người ta dựng các Xào xá có mái che, qy màn, trang trí

đẹp dành cho những người có chức vị trong tổng hay thượng khách ngồi.
Hai bên sới chọi, người ta cũng đựng các xào xá như vậy cho mỗi con trâu,
xung quanh đốt hương trầm, trâu được người trơng coi chăm sóc, cho ăn
cám, chuối, ăn cháo trước khi vào thi đấu. Trên sân sới, hai đầu cắm hai lá
cờ ngũ phương to rộng, tung bay trong gió biển. Người dịch loa ăn mặc sặc
sỡ, đầu chít khăn đỏ, quay trịn chiếc loa tứ phía thúc giục mọi người yên vị
vào chỗ của mình.
Tiến trình

Mở đầu nghi lễ là đám rước các trâu chọi của các làng vào xào xá của

mình. Người rước trâu thần phải tắm rửa để thanh khiết, mặc áo dài, thắt
lưng đỏ, đội nón lá dưa. Trâu thần cũng được trang trí, lưng trùm vải đỏ,
ngà buộc những dải lụa điều.
Trâu chọi rước ra, đã đứng vào các xào xá, thì tiếng trống tiếng loa
lại nổi lên dõng dạc, đổ hồi nghe như tiếng sóng thần dội vào Hịn Độc, nơi
trâu thần sẽ được hiến tế thuỷ thần. Tiếng trống, loa vừa dứt, mở đầu cuộc
chọi trâu bằng nghi thức múa cờ. 24 thanh niên trẻ trung, cao lớn, mặc áo
đỏ, thắt lưng xanh, tay cầm cờ đỏ đuôi nheo xếp thành hàng tiến vào sân
sới, mặt hướng về phía cửa đình. Người múa cờ dàn thành hai hàng, tay
vung cờ, chân tiến- lùi theo nhịp trống ba. Những lá cờ vung lên quật xuống
mạnh mẽ, dứt khoát, nhịp nhàng; lúc cờ phất tròn như dải lụa quấn lấy thân
người. Múa cờ dàn theo hình thế trận, bên tả, bên hữu, lúc đội hình như đan
chéo vào nhau như hai đội quân đang giao chiến.

6


Múa cờ là nghi thức "mở trận cho hai con trâu thần vào sới đua tài.
Múa cờ còn được gắn với lễ ra quân của Quận He Nguyễn Hữu Cầu trước

giờ xuất trận. ở tầng vô thức của con người, nghi thức múa cờ gắn với đời
sống những người dân chài nơi biển cả, cầu xin Thần gió phù hộ cho thuyền
bè cưỡi sóng vượt ra khơi. Sau năm 1975 là năm khôi phục lại ngày hội,
người ta thay 24 chàng trai múa cờ bằng 16 cô gái, những người mà xưa kia
bị cấm kỵ tham gia chốn đình trung, nơi thờ cúng linh thiêng. Đây cũng là
nét đổi mới được chấp nhận và duy trì tới ngày nay.
Những người múa cờ vừa đi "nước chào" thì trống lệnh cũng vừa nổi
lên, người ta ra lệnh cho hai con trâu chọi vào sới. Hai người bắt trâu (quản
trâu) dắt hai con trâu chọi vào đứng dưới chân cột cờ ngũ phượng. Hiệu
lệnh thứ hai phát ra thì hai con trâu từ hai phía từ từ di chuyển gần lại nhau,
cách nhau chừng 20m. Tới hiệu lệnh thứ ba nổi lên, thì người dắt trâu đột
nhiên rút dây mũi, hai con trâu hoàn toàn tự do lao vào nhau giao đấu giành
thắng bại. Đã thành thói quen kinh nghiệm và cũng là phản ứng tâm lý của
người xem, khi hai con trâu chọi cịn ở thế đang nghênh nhau thì mọi người
như nín thờ, hồi hộp, khơng khí sân sới như trầm lắng hẳn xuống, nhưng
khi một con giành phần thắng, đuổi theo con kia thì lúc đó người ta la hét,
reo hò, cả sân sới chấn động như sắp vỡ tung.
Theo những người có kinh nghiệm về chọi trâu cho biết, thì những
con trâu được luyện tập dày dạn, khi được rút dây thừng, chúng không vội
lao vào nhau ngay, mà thường đứng vênh hàm lên, trợn mắt nhìn đối
phương đe doạ. Có con đứng như thế hàng giờ, rồi bất thần lao vào đối
phương. Nếu con kia bị núng thế vì uy hiếp, thì cũng bỏ chạy ngay. Đối với
đơi trâu ngang sức thì chúng xơng vào đánh nhau quyết liệt. Chúng ngoặc
sừng vào nhau mà vặn, có con bị tuốt cả sừng già. Có con lấy hết gân sức
dùng ngà cáng cổ con kia lên, làm cho đối thủ phải xoay dọc xoay ngang
7


mới thốt khỏi thế đánh hiểm. Có con xuống thế, khuỵ chân, rồi bất thần
dùng ngà đánh thốc từ dưới lên. Mỗi con trâu chọi đều có thế mạnh và thế

yếu của mình. Có con khơng thích gài sừng vào đối thủ, mà thường lảng xa,
tránh thế đánh đối phương xuống sơng, hồ để đánh, có con bị dìm lâu dưới
nước đến chết ngạt...
Người xem hồi hộp, náo nức theo dõi từng miếng đánh của đôi trâu
chọi, lại càng hồi hộp hơn, nín thở theo dõi cuộc bắt trâu. Một khi cuộc đấu
đã phân thành con thắng, con thua, người ta khơng cần bắt con thua, vì sau
khi khơng thấy bị đuổi nữa thì nó sẽ tự đứng lại. Cần phải bắt bằng được
con thắng, để sau đó nó cịn phải tiếp tục thi đấu tới khi xếp ngôi thứ nhất,
nhì, ba. Con trâu thua thường phá vịng người ngồi xem để thoát khỏi sới,
con thắng đang hăng cũng lao theo. Lúc này cần có người vừa dũng cảm, có
sức khoẻ và có kinh nghiệm để bắt con trâu thắng đang lao theo đối
phương.
Người Đồ Sơn còn nhớ tên những người có tài bắt trâu trong các
cuộc đấu. Vào thập kỷ 70 của thế kỷ này, ở đây chỉ còn cụ Nguyễn Văn
Ghẻ, tuy tuổi đã ngoài sáu mươi, nhưng nổi tiếng dũng cảm bắt trâu chọi.
Con trâu thắng đang lao đi, bất ngờ ơng chạy tắt ngang, tay ghìm sừng,
dùng vai kê ngược cổ trâu lên bắt nó phải đột ngột dừng lại. Một lần cụ
đuổi theo con trâu, ghì đi, rồi chạy vượt lên ngang thân, chạy song song
với nó, rồi bất ngờ ráng sức vượt lên ghì lấy ngà, rồi đu vào cổ trâu, khiến
nó phải dừng lại. Có con trâu phải tìm cách lùa nó xuống nước rồi lặn
xuống tìm mũi trâu mà lồng thừng vào. Khi đó trâu mới ngoan ngỗn chịu
con người điều khiển... hành động bắt trâu dũng cảm và tài giỏi của cụ Ghẻ
đã khiến nhiều khách nước ngoài đã từng xem đấu bị tót thán phục, được
người đứng đầu chính phủ lúc đó là Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp và
khen ngợi.
8


Sau cuộc chọi trâu vào ngày mồng chín, ngày mồng mười, cả tổng
làm lễ tế thần. Theo các cụ già kể lại, xưa kia, con trâu thắng được người ta

chở ra Hòn Độc, nơi tương truyền xưa Bà Đế bị dìm chết, đẩy trâu xuống
biển để hiến sinh cho thần linh. Cũng đã lâu nay, người Đồ Sơn giết tất cả
các con trâu thắng hay thua, tế thần ở các đình làng, đền miếu, sau đó chia
đều thịt cho dân làng trong giáp mang về nhà ăn, coi như là lộc của thần
thánh và tin rằng, năm tới mọi người làm ăn tấn tới, đánh được nhiều cá
tôm, mọi người bình an, mạnh khoẻ.
2. Những sắc thái văn hố độc đáo trong lễ hội chọi trâu
Nói tới những sắc thái văn hoá độc đáo của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
khơng chỉ biểu hiện trên các tình tiết ly kỳ, sơi động của diễn trình lễ hội,
mà cịn cần đi sâu lý giải và giải mã một số biểu tượng, biểu trưng của lễ
hội này.
- Trước nhất đó là biểu tượng con trâu trong lễ hội chọi trâu. Trong
quan niệm dân gian từ xa xưa con trâu gắn bó với canh tác nơng nghiệp,
con trâu là hình ảnh quen thuộc "Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa", con
trâu là bạn của nhà nông "con trâu là đầu cơ nghiệp"...Tuy nhiên, nếu nhìn
rộng ra trong nền văn hố của nhiều tộc người khác nhau ở Việt Nam và các
nước trong khu vực Đơng Nam á thì con trâu khơng chỉ là biểu tượng của
nơng nghiệp mà nó cịn mang biểu tượng đa dạng hơn. Thí dụ với các tộc
người Tây Nguyên, con trâu không hề gắn với canh tác nông nghiệp, mà chỉ
là vật nuôi chủ yếu phục vụ cho đời sống, trao đổi buôn bán, nhất là con vật
hiến sinh trong các nghi lễ, mà lễ hội đâm trâu là hình ảnh quen thuộc của
các lễ hội ở Tây Nguyên.
Rộng hơn, con trâu là biểu tượng của biển, đôi sừng trâu cong gắn
với hình tượng mặt trăng khuyết cũng gắn bó với thế giới âm, thế giới nước,
đồng nghĩa với biển cả. Đó là con vật thiêng-"trâu thần", là con vật hiến
9


sinh cho thần linh. Chính vì vậy mà cả một vùng văn hố của cư đân Hải
Đảo Đơng Nam á gắn bó với biểu tượng con trâu thần này. Thí dụ, nhà

mang hình tượng con trâu, trang trí đầu hồi hình đầu trâu, quan tài chơn
người chết mang hình tượng con trâu... ở các tộc người nói ngơn ngữ Nam
Đảo ở Tây Nguyên nước ta cũng còn giữ nhiều phong tục độc đáo gắn với
con trâu, như trang trí hình đầu, sừng trâu, quan tài hình đầu trâu, nghi lễ
hiến sinh trâu...Có thể nói chính cư dân Việt ở Đồ Sơn cịn may mắn lưu
giữ được hình tượng con trâu thần trong lễ hội chọi trâu, mà vốn đó là một
di vết văn hố rất cổ của Đơng Nam á thời tiền sử. Tất nhiên trải qua quá
trình giao lưu văn hố giữa văn hố biển và văn hố nơng nghiệp ở đồng
bằng nên ngày nay hình tượng con trâu này đã mang tính lưỡng ngun :
văn hố biển và văn hố nơng nghiệp lục địa, mà chính Đồ Sơn là một đại
diện tiêu biểu. Trong lễ hội chọi trâu, nghi thức múa cờ khiến nhiều người
nghĩ tới múa cờ ra trận của Quân He Nguyễn Hữu Cầu trong cuộc khởi
nghĩa nơng dân thế kỷ 18. Theo tơi đó cũng là một trong những cơ sở, tuy
nhiên, đó là lớp văn hố muộn, cịn tục múa cờ có lẽ có nguồn gốc xa xưa
hơn, gắn với tục nghênh phong (đón gió) của ngư dân trước khi ra biển
đánh cá.
- Căn cứ vào các huyền thoại và nghi lễ liên quan tới tục chọi trâu ở
Đồ Sơn chúng ta có thể thấy được di vết của sự biến đổi các phong tục tín
ngưỡng đân gian khá cổ sơ của cả Việt Nam và Đơng Nam á .
Hiện tại có một số cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của tục
chọi trâu ở Đồ Sơn : 1) Gắn với việc thờ cúng vị nữ thần biển Bà Đế, 2)
Gắn với việc thờ phụng người anh hùng nông dân Nguyễn Hữu Cầu ở thế
kỷ 18. Rõ ràng là việc gắn tục chọi trâu với Nguyễn Hữu Cầu chỉ là lớp văn
hoá muộn sau này, cịn như đã trình bày ở trên biểu tượng con trâu vốn là
lớp văn hoá cổ của cư dân Đơng Nam á. Cịn việc tổ chức chọi trâu hàng
1
0


năm liên quan tới việc thờ phụng vị nữ thần biển Bà Đế cũng có hai lớp

huyền thoại sớm muộn khác nhau. Cả hai loại huyền thoại này đều gắn với
việc Bà Đế - một cô gái bị chửa hoang và bị trừng phạt bằng cách dìm
xng biển hiến sinh cho thuỷ thần. Lớp huyền thoại sớm hơn kể rằng Bà
Đế là cô thôn nữ xinh đẹp bị vua Thuỷ Tề quyến rũ và có thai nên bị trừng
phạt đem dìm chết ở Hịn Độc. Cịn có một dị bản khác gắn Bà Đế với chúa
Trịnh Sâm. Huyền thoại kể rằng trong một dịp chúa Trịnh Sâm đi kinh lý ở
Đồ Sơn tình cờ nghe tiêng hát của cơ gái hái dâu với khẩu khí đế vương,
ơng thấy ly kỳ nên quyết chí tìm gặp. Khi thấy cơ thơn nữ xinh đẹp chúa
Trịnh Sâm muốn chinh phục và định đem cô gái về cung, nhưng bị cô cự
tuyệt, cuối cùng chúa Trịnh Sâm phải dùng kế cưỡng bức để thoả mãn thú
tính, kết quả là cơ gái mang thai và kết cục nàng phải chịu tội chết để chuộc
lỗi lầm.

Rõ ràng là tình tiết Nàng Đế bị trừng phạt tội chết do

chửa hoang là lớp văn hoá muộn đậm chất Nho giáo, tuy nhiên, việc hiến
sinh nàng cho thuỷ thần là hiện tượng văn hố có thật đã từng tồn tại trong
quá khứ nhân loại. Hiện tượng hiến sinh này ta cịn bắt gặp nhiều trong các
huyền thoại và tín ngưỡng cổ xưa của nhiều tộc người khác nhau trong khu
vực cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, theo Coedes, ở Đông Nam á hiện
tượng từ hiến sinh người ( thường là gái tân) đã từng tồn tại đã nhường cho
việc hiến sinh trâu, từ đó ra đời tục hiến sinh trâu, mà ở Tây Nguyên là tục
đâm trâu còn tồn tại khá phổ biến. Rất có thể tục chọi trâu và hiến sinh trâu
tại Hòn Độc ở Đồ Sơn là một di vết của sự biến đổi phong tục cổ xưa kể
trên.
Nếu những giả thuyết trên là đúng thì lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là
hiện tượng văn hoá cổ còn tồn tại tới ngày nay, tất nhiên trong đó chứa
đựng nhiều sự tích hợp các lớp văn hố muộn hơn. Đó chính là những nét

1

1


độc đáo của cổ tục chọi trâu trong lễ hội ở Đồ Sơn mà ngày nay chúng ta
cần bảo tồn và phát huy.

1
2



×