Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta. Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.47 KB, 9 trang )

MỤC LỤ

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM........................................................2

i


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU

Quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta. Giải pháp tăng cường bảo
đảm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân.

1


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYỀN LỰC
CHÍNH TRỊ
1. Khái niệm quyền lực chính trị
Quyền lực chính trị là quyền quyết định, định đoạt những cơng việc
quan trọng về chính trị, tổ chức và hoạt động để bảo đảm sức mạnh thực hiện
quyền lực ấy của một giai cấp, một chính đảng, tập đồn xã hội nhằm giành
hoặc duy trì quyền lãnh đạo; định đoạt, điều hành bộ máy nhà nước, cai quản
một xã hội.
Quyền lực chính trị xuất hiện khi xã hội phân chia thành giai cấp và tồn
tại những mâu thuẫn giai cấp đối kháng trong xã hội, thể hiện tập trung ở nhà
nước. Giai cấp nắm quyền lực chính trị thơng thường cũng là giai cấp nắm
quyền lực kinh tế. Quyền lực chính trị chính là biểu hiện tập trung của quyển
lực kinh tế. Quyền lực chính trị có thể thuộc về một chính đảng của một giai


cấp, một liên minh nhiều đảng phái hoặc thuộc về nhân dân, khi lí tưởng của
giai cấp, của chính đảng phù hợp, phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng dân
tộc như ở Việt Nam hiện nay, thể hiện tập trung ở quyền lực nhà nước được
thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của
giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.
Quyền lực chính trị được thực hiện bằng bộ máy nhà nước là cơ quan,
là công cụ của quyền lực chính trị. Nhà nước thể hiện một cách tập trung
quyền lực chính trị.
Thơng qua nhà nước, quyền lực chính trị vốn thuộc một bộ phận dân cư
trở thành một quyền lực cơng đối với tồn xã hội, vì nhà nước là người đại
diện chính thức của tồn xã hội, nhân danh xã hội để điều hành, quản lí, sai
khiến tồn xã hội. Để thực hiện vai trị, hồn thành sứ mệnh của mình, nhà
2


nước lập ra cả một bộ máy chuyên nghiệp quản lí mọi mặt đời sống xã hội,
đưa cả xã hội vận hành theo một đường lối nhất định; có các cơng cụ sức
mạnh và cưỡng chế như tồ án, nhà tù, cảnh sát, quân đội... bảo đảm thực hiện
các chính sách, pháp luật của mình; nhân danh tồn xã hội ban hành một hệ
thống các quy tắc xử sự để cả xã hội làm theo, đưa hoạt động của toàn xã hội
vận hành theo một hướng nhất định. Nhà nước có khả năng huy động bằng
chính sách thuế, sự đóng góp của tồn xã hội tạo ra cơ sở tài chính cho tổ
chức, hoạt động của bộ máy nhà nước trong thực hiện sách lược, chủ trương
của Nhà nước...
1.2. Đặc trưng của quyền lực chính trị
Tính khách quan của quyền lực chính trị
- Sự phân cơng lao động dẫn đến sự phân hóa xã hội thành các giai cấp.
- Sự xuất hiện của các giai cấp dẫn đến việc quyền lực công cộng của
cả một cộng đồng thuộc về tay của một giai cấp ưu thế hơn => trở thành

quyền lực mang tên quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước.
Tính chính đáng của quyền lực chính trị
Tính chính đáng của quyền lực chính trị được thể hiện qua những đặc
điểm sau:
- Tính cơng ích:
+ Là nền tảng của tính chính đáng
+ Thể hiện sự tự do của các cá nhân trong xã hội dưới hình thức tự trị
của cộng đồng; ở chuẩn mực, trật tự và các quy định về hành vi và thủ tục
chính trị; ở sự điều tiết có tính phổ qt của chính trị, chính sách; ở việc sử
dụng quyền lực đúng mục đích và hiệu quả.
- Tính đại diện cho lợi ích của một giai tầng xã hội hay toàn xã hội,
nằm ở chỗ:
3


+ Tính dân chủ trong hoạt động chính trị.
+ Cơ hội thực hiện quyền làm chủ, cơ hội thể hiện ý kiến và tham gia
vào đời sống chính trị. Ví dụ: tranh cử hoặc bầu cử.
- Tính khoa học, hợp lý trong việc tổ chức hệ thống chính trị, hiến
pháp, pháp luật và hoạt động chính trị thực tiễn.
- Tính hợp pháp, hợp hiến của các tổ chức, cơ quan quyền lực, các hình
thức lựa chọn người lãnh đạo, quản lý và các hình thức ra quyết định.
Tính giai cấp của quyền lực chính trị
- Khơng chỉ là đặc trưng mà cịn là bản chất của quyền lực chính trị, là
yếu tố chi phối chủ yếu.
- Thể hiện qua chế độ chính trị của một giai cấp, liên minh giai cấp hay
của nhân dân nhưng thực chất quyền lực đó bao giờ cũng thuộc về giai cấp
cầm quyền.
- Quyền lực chính trị chính là quyền lực của giai cấp, tầng lớp xã hội
giữ địa vị thống trị về kinh tế.

1.3. Sự cần thiết phải kiểm soát quyền lực nhà nước
Quyền lực nhà nước, một mặt, là yếu tố cần thiết để duy trì trật tự xã
hội; mặt khác, ln có xu hướng bị lạm dụng bởi những người nắm giữ. Do
vậy, quyền lực nhà nước cần phải được kiểm soát. Có thể luận giải sự kiểm
sốt này vì các lý do dưới đây:
Quyền lực nhà nước là quyền lực được người dân ủy nhiệm. Đó khơng
phải là thứ quyền lực tự thân, hay xuất phát từ đấng siêu nhiên, mà là quyền
lực có nguồn gốc từ người dân. Do đó, xét từ khía cạnh đạo đức, các cơng
chức trong bộ máy nhà nước phải có nghĩa vụ phục vụ nhân dân, là “đày tớ”,
“công bộc” của nhân dân.

4


Quyền lực nhà nước bao giờ cũng được giao cho một nhóm người nắm
giữ, nên rất dễ bị các cá nhân thao túng, lạm dụng. Trong mỗi con người,
thường tồn tại hai thái cực: tính vị tha (vì người, vì xã hội) và tính vị kỷ (vì
bản thân mình). Do đó, bên cạnh việc bị chi phối bởi các lý tưởng, niềm tin
cao đẹp, hành vi của con người còn bị chi phối bởi các toan tính cá nhân. Khi
con người được đặt trong một môi trường quá dễ dàng, thuận tiện, thì lịng
tham có thể sẽ nổi lên, lấn át lý trí. Trong hồn cảnh đó, khả năng lạm dụng,
sử dụng quyền lực công để “mưu lợi riêng” rất dễ xảy ra.
Quyền lực nhà nước là ý chí chung của xã hội nhưng lại được giao cho
một số ít người với những khả năng hữu hạn khi thực thi. Đã là con người, ai
cũng có thể mắc sai lầm, bởi thế, những người nắm giữ quyền lực nhà nước
cũng có thể mắc sai lầm trong q trình thực thi nó. Tuy nhiên, do tính chất
của quyền lực nhà nước, nên nếu để xảy ra sai lầm này, cộng đồng, xã hội sẽ
là đối tượng phải gánh chịu những hậu quả. Do vậy, để giảm thiểu những sai
lầm đáng tiếc đó, quyền lực nhà nước cần được đặt dưới sự kiểm soát.
Nhà nước là chủ thể giữ độc quyền cưỡng chế hợp pháp. Quyền lực nhà

nước thường được sử dụng để cưỡng chế và loại bỏ những vật cản, những
hành vi gây trở ngại cho việc thực hiện lợi ích chung của cộng đồng, xã hội.
Khi đó, nếu quyền lực này được sử dụng một cách hợp lý sẽ đem lại cho xã
hội sự trật tự và phát triển; ngược lại, nếu nó bị lạm dụng, sẽ gây hậu quả cho
xã hội. Thực tế cho thấy, không phải bao giờ sự cưỡng chế và can thiệp của
nhà nước cũng đúng đắn và mang lại hiệu quả. Với lý do như vậy, quyền lực
nhà nước cần được điều chỉnh kịp thời, được kiểm soát thường xuyên và chặt
chẽ.
1.4. Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam, xét về bản chất, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Việc thiết lập cơ chế kiểm
5


soát lẫn nhau giữa các cơ quan quyền lực nhà nước là cần thiết, nhằm ngăn
chặn khả năng lạm quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước được sử dụng đúng
mục đích. Trong Hiến pháp năm 2013, vấn đề kiểm sốt quyền lực nhà nước
đã được ghi nhận. Sự phân công và kiểm soát quyền lực được thể hiện ngay
trong việc phân định phạm vi quyền lực đối với từng cơ quan nhà nước. Cụ
thể, Quốc hội được trao quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề
quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước,
Chính phủ thực hiện quyền hành pháp và Tòa án nhân dân tối cao thực hiện
quyền tư pháp.
Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, do nhân dân bầu ra, Quốc hội
được trao thẩm quyền kiểm sốt quyền lực của Chính phủ và Tịa án nhân dân
tối cao, cụ thể như sau:
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quyền lực thuộc Chính phủ
và Tịa án nhân dân tối cao: Theo quy định, sau cuộc bầu cử Quốc hội, Quốc
hội sẽ họp và tiến hành bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án

Tịa án nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm các chức danh quyền
lực thuộc Chính phủ và các thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao. Quốc hội
còn có thể tước quyền đối với các chức danh quyền lực do mình bầu ra.
Chẳng hạn, thơng qua thủ tục bỏ phiếu bất tín nhiệm, Quốc hội có thể bãi
nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quyền lực như Chủ tịch nước và Phó Chủ
tịch nước, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính
phủ, nếu các chức danh quyền lực này không thực hiện tốt các nhiệm vụ được
giao. Quốc hội cũng có thể bãi nhiệm, miễn nhiệm Chánh án và các thẩm
phán của Tòa án nhân dân tối cao.
Giám sát hoạt động của Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao: Quốc
hội thực hiện sự giám sát đối với Chính phủ, Tịa án nhân dân tối cao thơng
qua các hình thức như xem xét báo cáo của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính
phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đồng thời yêu cầu các chức danh này
6


phải giải trình về các vấn đề mà Quốc hội quan tâm. Với tư cách là đại biểu
dân cử, các đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Thủ tướng Chính phủ, các
bộ trưởng và các thành viên khác trong Chính phủ, Chánh án Tịa án nhân dân
tối cao; u cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên
quan đến các hoạt động của Chính phủ. Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của
Quốc hội cũng giám sát việc thực thi quyền lực đối với cơ quan hành pháp
trong phạm vi lĩnh vực mà mình phụ trách.
Bãi bỏ các quyết định của Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao: Để
bảo đảm tính hợp hiến và hợp pháp của các văn bản pháp luật, Quốc hội có
quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, Tịa án nhân dân tối cao nếu các văn bản này trái với Hiến pháp, luật và
nghị quyết của Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội được trao thẩm quyền
đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tịa
án nhân dân tối cao nếu các văn bản này trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết

của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định bãi bỏ các văn bản này tại kỳ họp
gần nhất; bãi bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án
nhân dân tối cao nếu các văn bản này trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội.
Nhìn chung, trong cơ chế kiểm sốt quyền lực nhà nước ở Việt Nam,
trung tâm của sự kiểm sốt được đặt vào Chính phủ, cụ thể là sự kiểm sốt
của Quốc hội đối với Chính phủ. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 vẫn tiếp tục
duy trì một chế định vốn đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992, đó là
trao cho Chủ tịch nước quyền "phủ quyết hạn chế" đối với cơ quan lập pháp.
Theo đó, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đệ trình một pháp lệnh nào đó lên
Chủ tịch nước cơng bố, nếu khơng đồng ý, Chủ tịch nước có quyền đề nghị
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh đó trong thời hạn 10 ngày
kể từ ngày được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Trong trường hợp
pháp lệnh đó tiếp tục được Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua
7


mà Chủ tịch nước vẫn không đồng ý, Chủ tịch nước sẽ trình Quốc hội quyết
định tại kỳ họp gần nhất (khoản 1, Điều 88 Hiến pháp năm 2013). Tuy nhiên,
quyền này của Chủ tịch nước không được áp dụng đối với các luật của Quốc
hội. Do đó, đây có thể coi là quyền “phủ quyết hạn chế” của Chủ tịch nước
đối với quyền lập pháp. Chủ tịch nước chỉ có thể trì hỗn một pháp lệnh, chứ
khơng thể hủy bỏ văn bản này.
Đối với cơ quan tư pháp, Hiến pháp khơng trao cho Chính phủ bất kỳ
quyền kiểm sốt nào đối với hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao. Quy định
này có sự tính tốn, nhằm bảo đảm cho Tịa án có được vị thế độc lập, khách
quan trong hoạt động xét xử. Tuy nhiên, Tòa án nhân dân tối cao cũng khơng
có quyền kiểm sốt đối với Quốc hội và Chính phủ.
Trên thực tế, Tịa án nhân dân tối cao không thực hiện chức năng bảo
hiến (quyền phủ quyết đối với các văn bản quy phạm pháp luật, quyết định

của Quốc hội và Chính phủ nếu chúng trái với Hiến pháp) cũng như giám sát
hoạt động của hai cơ quan quyền lực này. Hệ thống tòa án chỉ thực hiện
nhiệm vụ xét xử theo luật định. Qua hoạt động xét xử, tịa án có quyền đề
nghị hay yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền khắc phục, sửa đổi, hoặc bãi bỏ
các quy định khơng cịn phù hợp. Trên cơ sở đó, Tịa án nhân dân tối cao thực
hiện việc tổng kết thực tiễn, xét xử, nhằm bảo đảm áp dụng thống nhất pháp
luật trong hoạt động xét xử.
CHƯƠNG II:

8



×