Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Quyền lực chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.88 KB, 20 trang )

LOGO

QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ


Nội dung

I. Quyền lực
II. Quyền lực chính trị và thực thi QLCT
III. Thực thi QLCT ở VN hiện nay


I. Quyền lực
1.2.Khái niệm

 R.Dalh: A có quyền lực đối với B khi ông ta (bà ta) buộc
B làm điều mà lẽ ra B không làm
 Chiết tự: Quyền lực là quyền + lực
 Max Weber: Quyền lực là năng lực của một chủ thể buộc
chủ thể khác phải hành động theo ý muốn của người ra
lệnh


1.2.Khái niệm
 Quyền lực là năng lực của một chủ thể buộc chủ thể khác
phải hành động trái với ý chí của mình
 Năng lực phụ thuộc 2 yếu tố:
(1) Các nguồn lực: tiền bạc, sức mạnh quân sự, vị thế xã
hội, nguồn lực tự nhiên, chất lượng nguồn nhân lực..
(2) Năng lực sử dụng các nguồn lực đó: khả năng lãnh
đạo, ra quyết định, đàm phán, tuyên truyền


=> Mức độ quyền lực = Số lượng các nguồn lực + Chất
lượng sử dụng các nguồn lực


1.2. Các đặc điểm của quyền lực

 Quyền lực là mối quan hệ mang tính mục đích
A=> B => C
 Quyền lực bao hàm khả năng thay đổi ý chí của người khác
=> Có thể được sử dụng để thúc đẩy, hoặc ngăn chăn một
hành động
 Quyền lực có thể biểu hiện dưới dạng quyền lực tiềm năng
hoặc quyền lực thực tế
- Quyền lực tiềm năng: nắm các nguồn lực, có thể sử dụng
- Quyền lực thực tế: Sử dụng các nguồn lực và biến nó thành
hành động thực tế


1.3.Phân loại quyền lực


Dựa vào chủ thể quyền lực:
- Quyền lực cá nhân
- Quyền lực tổ chức
- Quyền lực cộng đồng



Dựa trên hình thức của quyền lực: French và Raven
(1959)

- Quyền lực cưỡng bức
- Quyền lực ban thưởng
- Quyền lực hợp pháp
- Quyền lực tham chiếu
- Quyền lực chuyên gia




Dựa trên các lĩnh vực của đời sống xã hội:
- Quyền lực chính trị
- Quyền lực kinh tế
- Quyền lực tư tưởng
- Quyền lực văn hóa*
- Quyền lực gia đình




Dựa vào hình thái quyền lực:

-

Quyền lực cứng (hard power): quyền lực quân sự, kinh
tế (hoặc quyền lực vị trí)

-

Quyền lực mềm (soft power): Văn hóa, ngoại giao (sự
hấp dẫn cá nhân, các giá trị đạo đức)


-

Quyền lực thông minh (smart power) = kết hợp nhuần
nhuyễn Quyền lực cứng + Quyền lực mềm


1.4.Phương thức giành quyền lực


Theo A.Toffler: có ba cách giành quyền lực:
- Bạo lực
- Của cải
- Trí tuệ



Các phương thức chính:
- Dùng sức mạnh: sử dụng bạo lực giành chính
quyền*
- Dùng văn hóa, truyền thống: thừa kế
- Dùng thủ tục pháp lý: bầu cử và các thủ tục trao
quyền hòa bình*


II.Quyền lực chính trị và thực thi QLCT
2.1. Khái niệm
Quyền lực xã hội
-


Quyền lực chính trị:
+ QLCT là năng lực của một chủ thể chính trị (cá nhân,
nhóm) buộc chủ thể khác phải phục tùng ý chí của mình
nhờ sức mạnh, vị thế nào đó
+ QLCT là QL của một giai cấp, một lực lượng xã hội,
nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của mình, mà cơ bản
là bằng QLNN

-

Quyền lực nhà nước


2.2.Đặc trưng cơ bản của QLCT


Sự tồn tại của QLCT là một tất yếu khách quan

-

Về xã hội:
“Con người là động vật chính trị”, luôn có xu hướng sống
thành bầy đàn
=> Mâu thuẫn của việc sống chung*
=> Hình thành quyền lực công để giải quyết mâu thuẫn
=> Tổ chức thành nhà nước

-

Về kinh tế: Nhu cầu phát triển sản xuất cần phải có sự

phối hợp giữa các cá nhân.




Quyền lực chính trị mang tính giai cấp

-

Ăngghen: QLCT là bạo lực có tổ chức của một giai cấp
để đàn áp một giai cấp khác

-

QLCT của giai cấp cầm quyền được tổ chức thành nhà
nước.

-

Giai cấp nào giữ địa vị thống trị về kinh tế sẽ giữ địa vị
thống trị về mặt chính trị
=> Nền tảng của QLCT là kinh tế


 Quyền lực luôn cần có tính chính đáng
-

Tính chính đáng (legitimacy): được chấp nhận tự nguyện

- Quyền lực nào là quyền lực chính đáng?

+ Tính công ích (Đại diện lợi ích)
+ Tính hợp pháp trong cách thức đạt quyền lực
+ Tính hợp lý trong tổ chức quyền lực*
+ Tính hiệu quả trong thực thi quyền lực


Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả sử dụng quyền lực

 Chất lượng của các quyết định, chính sách*
 Chi phí của việc thực hiện các quyết định, chính sách
 Mức độ phản ứng trước sự thay đổi
 Mức độ gần gũi, thân thiện với người dân


2.3. Thực thi quyền lực chính trị
2.3.1.Phương thức thực thi QLCT
 Dùng sức mạnh cưỡng chế:
- Đưa ra các chính sách, mệnh lệnh buộc người dân thi
hành => Bộ máy công quyền cưỡng chế thực hiện*
 Dùng biện pháp kinh tế:
- Tác động thông qua các lợi ích kinh tế, cho quyền tự do
lựa chọn phương án hiệu quả nhất (Thuế, trợ cấp..)
 Vận động, thuyết phục:
- Nêu gương*
- Công tác tư tưởng: tuyên truyền, vận động đối tượng
phục tùng bằng các lập luận và giá trị cốt lõi.
=> tạo ra sự thay đổi nhận thức => Phục tùng


2.3.2. Các nhân tố đảm bảo thực thi QLCT

(1) Phải có chính sách đúng:
- Xác định rõ mục tiêu, cách thức đạt mục tiêu, lực lượng
thực hiện
- Mục tiêu c.sách phù hợp lợi ích dân tộc, nhân loại*
- Huy động các lực lượng XH để thực thi quyền lực*
- Giải quyết được các vấn đề bức xúc của XH
(2) Phải có hệ thống tổ chức (HTCT):
- Đảng chính trị: tiên phong, tầm nhìn và giá trị
- Bộ máy nhà nước: đủ năng lực, hoạt động hiệu quả
- Các tổ chức xã hội, nhóm lợi ích: tham gia có trách
nhiệm*


(3) Phải tuyển lựa được những con người chính trị cho
giai cấp mình:
- Tuyển lựa cán bộ: Chính trị và kỹ trị*
- Cơ chế đào tạo: Đào tạo chuyên môn* và Đào tạo chính
trị (Lý luận và năng lực lãnh đạo)*
- Cơ chế sử dụng: Tạo khả năng cạnh tranh, sáng tạo,
trách nhiệm cá nhân
(4) Có quyết sách đúng, phương thức và nghệ thuật hoạt
động chính trị


III. Vấn đề thực thi QLCT ở Việt Nam hiện nay
3.1. Cơ chế thực thi QLCT

 Đảng lãnh đạo:
- Định hướng giá trị
- Vạch đường lối, cương lĩnh hành động

- Khơi dậy cảm hứng, lòng nhiệt tình
- Tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận
- Sáng tạo - tiên phong - đột phá
 Nhà nước quản lý:
- Thể chế hóa và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật
- Quản lý theo ngành và theo lãnh thổ
 Nhân dân làm chủ:
- Lựa chọn người lãnh đạo thông qua bầu cử dân chủ*
- Tham gia vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách
- Giám sát hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước


3.2. Các điều kiện đảm bảo QLCT của người dân
 Đảng phải thực sự vì dân, đặt lợi ích nhân dân lên trên
 Xây dựng các thể chế dân chủ
- Dân chủ trực tiếp: Trưng cầu dân ý, qđịnh các vấn đề
- Dân chủ đại điện
+ Nhà nước của dân, do dân, vì dân;
+ Bộ máy NN: Minh bạch và trách nhiệm giải trình
 Tăng cường sự tham gia và tiếng nói của dân
- Các đoàn thể quần chúng: tiếng nói bổ sung cho quyền
đại diện của dân*
- Tham gia các tổ chức tư vấn và phản biện chính sách


Kết luận
1.

QLCT là hiện tượng tồn tại khách quan trong đời sống
xã hội


2.

Để có thể tồn tại lâu dài, QLCT cần có tính chính đáng

3.

QLCT có thể được thực hiện thông qua các hình thức:
Cưỡng chế, hoặc thuyết phục

4.

Muốn giành, giữ và thực thi quyền lực hiệu quả, một
chủ thể quyền lực cần có tầm nhìn, tổ chức đủ mạnh
để hiện thực hóa tầm nhìn



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×