Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Bài thu hoạch cơ sở chính trị xã hội tại quận hoàn kiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.92 KB, 26 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA CHÍNH TRỊ HỌC

BÀI THU HOẠCH
HỌC PHẦN THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
ĐỀ TÀI: KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC
NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY

Giảng viên

: …..

Sinh viên thực hiện

: Lê Tú Uyên

Khóa/Lớp

: ……

Mã sinh viên

: 1855360040

HÀ NỘI- 2021


MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI QUẬN HOÀN KIẾM – HÀ NỘI...............2
1.1. Lịch sử hình thành quận Hồn Kiếm -Hà Nội............................2
1.2. Điều kiện tự nhiên, xã hội quận Hoàn Kiếm...............................2
1.2.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................2
1.2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội.............................................................3
1.3. Điểm thuận lợi, khó khăn của quận Hồn Kiếm.........................6
1.3.1. Điểm thuận lợi của quận Hồn Kiếm..........................................6
1.3.2. Khó khăn.....................................................................................8
CHƯƠNG II: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TẠI QUẬN HỒN
KIẾM- HÀ NỘI...........................................................................................8
2.1. Cơ cấu tổ chức của quận Hoàn Kiếm...........................................8
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng nhân dân quận Hoàn
Kiếm.......................................................................................................9
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHUN MƠN
CỦA CƠ SỞ THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN HOÀN KIẾM................................................................................12
3.1. Thực trạng hoạt động của hội đồng nhân dân quận Hoàn Kiếm
...............................................................................................................12
3.2. Thực trạng công tác thông tin- truyền thông tại quận Hoàn
Kiếm.....................................................................................................15
i


CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC GẮN VỚI CHUẨN ĐẦU RA
CỦA NGÀNH HỌC..................................................................................17
4.1. Một số kinh nghiệm rút ra..........................................................17
4.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông tại quận
Hoàn Kiếm...........................................................................................18

PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................22

ii


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhằm
hướng tới một xã hội dân chủ cơng bằng, văn minh thì việc xây dựng một
chính quyền địa phương vững mạnh, tồn diện hoạt động có hiệu lực và hiệu
quả đảm bảo lợi ích cho nhân dân, đủ năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ đặt ra trong thời kì đổi mới là một vấn đề tất yếu và quan trọng.
Thuật ngữ “Chính quyền địa phương” thường được hiểu là những đơn
vị của chính quyền trực tiếp cung cấp dịch vụ cho công dân tại cấp trung gian
thấp và thấp nhất. Tại một số nước trên thế giới, các đơn vị chính quyền địa
phương đã có quyền tự trị từ rất lâu trước khi các quốc gia đó được thành lập
với cơ cấu tổ chức chính quyền như hiện nay và do đó, khơng cần sự phân cấp
thẩm quyền từ cấp chính quyền cao hơn cho các đơn vị này. Tại một số nước
có cơ cấu nhà nước đơn nhất, chính quyền địa phương thi hành quyền lực của
mình theo nguyên tắc quyền lực của chính quyền cấp dưới do chính quyền
Trung ương trực tiếp ủy nhiệm, và cấp trung ương có thể bãi bỏ việc ủy
nhiệm đó. Tại một số nước thuộc hệ thống đơn nhất khác, chính quyền địa
phương hoạt động theo nguyên tắc thẩm quyền chung, và trên nguyên tắc
được phép thực thi những thẩm quyền khơng thuộc chính quyền Trung ương.
Khác với chế độ tự quản địa phương của một số nước, chính quyền địa
phương của Việt Nam là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước
thống nhất, bao gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân
dân địa phương trực tiếp bầu ra và các cơ quan, tổ chức khác được thành lập
trên cơ sở các cơ quan quyền lực nhà nước này theo quy định của pháp luật
nhằm quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, trên cơ sở

nguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hồ giữa lợi ích nhân dân địa
phương với lợi ích chung của cả nước.

1


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI QUẬN HỒN KIẾM – HÀ NỘI
1.1. Lịch sử hình thành quận Hoàn Kiếm -Hà Nội
Hoàn Kiếm là một quận trung tâm của Hà Nội, có lịch sử gắn liền với
lịch sử của Thăng Long ngàn năm văn hiến. Thời Tiền Lý,năm 545, Lý Nam
Đế đã đóng quân, dựng bè gỗ trên sông Tô Lịch chống lại nhà Lương.Năm
1831, Vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội ,đây chính là đất thuộc huyện Thọ
Xương.Thời kỳ 1954-1961, khu vực này gồm toàn bộ khu phố Hoàn Kiếm,
khu phố Đồng Xuân và một phần khu phố Hàng Cỏ voái khu phố Hai Bà.
Năm 1961 gộp thành khu phố Hoàn Kiếm. Tháng 1/1981 đổi tên thành
quận Hoàn Kiếm gồm 18 phường: Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bồ, Hàng
Bông, Hàng Buồm,Chương Dương, Cửa Đông, Cửa Nam, Đồng Xuân, Hàng
Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Phúc Tân, Trần Hưng Đạo,Hàng Trống, Lý Thái
Tổ, Phan Chu Trinh, Tràng Tiền và giữ ổn định cho đến nay.
Trên địa bàn quận có nhiều trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, các
tổ chức quốc tế và văn phòng đại diện nước ngoài, cơ quan nhà nước ở trung
ương và địa phương, nhiều trụ sở tơn giáo lớn, nhiều di tích lịch sử văn hóa…
có giá trị lớn.
1.2. Điều kiện tự nhiên, xã hội quận Hoàn Kiếm
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Tại khu vực Hồn Kiếm, khí hậu trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt.
Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao nhất là 380C, mưa
tập trung nhiều từ tháng 7 đến tháng 9. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3,

nhiệt độ thấp nhất khoảng từ 8- 100C. Độ ẩm trung bình là 84,5%.

2


Quận Hồn Kiếm nằm trong khu vực có địa hình bằng phẳng, thoải dần
từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Khu vực cao nhất là 11 m và thấp
nhất là 6,5 m.
Quận Hoàn Kiếm là quận chật hẹp nhất trong tất cả các quận, huyện Hà
Nội. Với qui mơ diện tích nhỏ hẹp, cùng với vị trí địa lý của Hoàn Kiếm, đã
làm cho mỗi tấc đất của Hồn Kiếm trở nên có giá trị cao hơn mọi nơi trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
Diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn quận hầu như không đáng kể,
chỉ khoảng 0,4 ha ở phường Chương Dương. Thế nhưng đây là vùng đất nằm
trong hành lang thoát lũ nên cũng rất khó có khả năng khai thác. Điều này
chứng tỏ tình hình sử dụng đất của quận rất tốt nhưng đây cũng là khó khăn
cho quận trong việc tiếp tục phát triển thêm các dự án kinh tế - xã hội khi có
nhu cầu.
Hồn Kiếm có 21,26 % diện tích tự nhiên là mặt nước sơng Hồng. Diện
tích này có giá trị lớn về cảnh quan, mơi trường nhưng đến nay vẫn chưa
được khai thác. Nếu các biện pháp tổng thể của Chính phủ về chỉnh trị sơng
Hồng được triển khai, khi đó ý tưởng xây dựng thành phố ven sơng được thực
hiện, thì diện tích mặt nước sơng Hồng mới thực sự được khai thác phục vụ
cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Hoàn Kiếm nói riêng và của cả
thành phố nói chung.
1.2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
Tiềm năng kinh tế
Hoàn Kiếm là nơi tập trung dân cư có nhiều ngành nghề thủ công
truyền thống, là nơi sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao như:
chạm, khắc, kim hồn, may, thêu, ren, đồ da, song, mây tre đan, hoa lụa, hoa

giấy...

3


Trên địa bàn Hồn Kiếm có chợ Đồng Xn là đầu mối giao lưu hàng
hố của cả khu vực phía Bắc. Ngồi chợ Đồng Xn, Hồn Kiếm cịn có các
chợ lớn như: Hàng Da, Cửa Nam, Hàng Bè và những tuyến phố thương mại
sầm uất như Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Ngang, Hàng Đào...
Chợ Đồng Xuân là một khu thương mại lớn của quận nói riêng và tồn
thành phố nói chung. Chợ đêm Đồng Xuân cũng là một nhân tố phát triển
kinh tế của quận đồng thời có thể thu hút khách du lịch, tạo điều kiện cho
quận phát triển hơn nữa ngành du lịch của địa phương.
Thời gian gần đây, nhiều cơng trình xây dựng cao ốc văn phịng được
tiến hành xây dựng trên địa bàn quận, thu hút phát triển loại hình dịch vụ cao
cấp là cho thuê văn phịng. Điều này tạo cho Hồn Kiếm một bộ mặt mới, văn
minh bên cạnh những cơng trình kiến trúc cổ, đồng thời khẳng định vị thế
trung tâm dịch vụ của Quận.
Với hệ thống các trung tâm tài chính, ngân hàng đầu não tập trung tại
quận, Hồn Kiếm có tiềm năng phát triển mạnh các giao dịch về kinh tế tài
chính. Trong 10 năm tới, trên cơ sở Nhà nước đổi mới chính sách tài chính
ngân hàng và sự phát triển của các thành phần kinh tế, Hoàn Kiếm sẽ trở
thành trung tâm tài chính lớn của Hà Nội. Đây chính là một loại hình dịch vụ
cao cấp - một hình thức dịch vụ dựa trên trí thức và dựa trên sự tiến bộ, văn
minh của nền kinh tế.
Ở vị trí trung tâm Thành phố với vai trị trung tâm hành chính, chính
trị, trung tâm thương mại, dịch vụ, quận Hồn Kiếm có nhiều điều kiện thuận
lợi cho phát triển kinh tế bền vững.
Điều kiện Văn hố, xã hội
Hồn Kiếm có 18 đơn vị hành chính bao gồm các phường: Cửa Nam,

Hàng Bài, Tràng Tiền, Lý Thái Tổ, Đồng Xuân, Hàng Mã, Cửa Đông, Hàng

4


Gai, Phúc Tân, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Hàng Bạc, Hàng Buồm,
Hàng Đào, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Trống, Chương Dương.
Quận Hoàn Kiếm là nơi tập trung dân cư đông đúc, nguồn nhân lực của
quận cũng tương đối dồi dào. Số người trong độ tuổi lao động trong toàn quận
chiếm 67%, trong đó có khoảng 60% có khả năng lao động. Hơn nữa, lực
lượng lao động đông đảo này chủ yếu là lao động chất xám có tri thức nên rất
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của quận. Tuy nhiên, so với nhu
cầu công nghiệp hố và hiện đại hố hiện nay trên tồn thành phố thì con số
này vẫn cịn khá khiêm tốn.
Quận cũng đã áp dụng công tác vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc
làm cho một bộ phận người dân nhằm giải quyết tình trạng việc làm cho hàng
nghìn lao động. Số vốn huy động cho vay lên tới gần 3 tỷ đồng. Tuy nhiên,
trên địa bàn quận vẫn còn 7.443 lao động thất nghiệp, trong đó phần lớn là lao
động phổ thông, chưa qua đào tạo: 80; cao đẳng, đại học và trên đại học:
12%; trung học: 5% và cơng nhân kỹ thuật có bằng: 3%.
Quận Hồn Kiếm cũng là vùng đất của những di tích văn hố - lịch sử
với 170 di tích với những di tích nổi tiếng như Hồ Gươm, tháp Rùa, nhà tù
Hỏa Lò, đền Ngọc Sơn, chùa Quán Sứ, đình Kim Ngân, chùa Báo Ân (chùa
Liên Trì), tháp Báo Thiên, đền Vua Lê, cửa Ô Quan Chưởng, Nhà hát Lớn Hà
Nội, Quảng trường 19-8, Nhà Thờ Lớn, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng
Cách mạng Việt Nam, tượng đài Lý Thái Tổ, Bưu điện Hà Nội, Chợ Đồng
Xn... và đình thờ các ơng tổ nghề như đình Lị Rèn, đình Hàng Giấy... Quần
thể di tích văn hố lịch sử và di tích cách mạng gắn liền với truyền thống Thủ
đô ngàn năm văn hiến đã và đang được Chính quyền Thành phố quan tâm tơn
tạo và đây chính là thế mạnh, tiềm năng du lịch văn hoá của Quận, tạo nên

sức hút với du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Tuy nhiên, trên địa
bàn quận cũng có nhiều di tích đang xuống cấp, cần được tu tạo, bảo tồn.
5


Nhiều đình chùa bị lấn chiếm đất đai cần có biện pháo xử lí để mang nét đẹp
tồn diện cho vùng trung tâm của thủ đơ.
Quận Hồn Kiếm cũng là nơi toạ lạc của khu phố cổ Hà Nội, được biết
đến nhiều hơn cả với tên gọi ba sáu phố phường. Khu phố cổ ở đây gồm nhiều
con phố mà tên gọi đã giúp ta nhận biết dáng dấp của những làng nghề. Khi
phố cổ Hà Nội ở quận Hoàn Kiếm đã được cơng nhận là Di sản văn hố lịch
sử của thủ đơ.
Quận Hồn Kiếm cũng là nơi ghi dấu trong lịch sử ẩm thực của vùng
đất thủ đô với những đặc sản như chả cá Lã Vọng, phở Bát Đàn, Lý Quốc Sư,
bánh bao Tạ Hiền... Những món ăn này không chỉ thu hút nhiều khách du lịch
trong nước mà cả du khách nước ngồi cũng tìm đến thưởng thức. Khơng
những thế, Hồn Kiếm có phố Tống Duy Tân đã được chọn là tuyến phố ẩm
thực Việt Nam đầu tiên.
Hồn Kiếm cịn là một trung tâm văn hố với của thành phố Hà Nội với
hệ thống các nhà hát, rạp chiếu phim, nhà văn hoá, thư viện và bảo tàng, trong
đó đặc biệt là Nhà Hát Lớn là nơi diễn ra mọi hoạt động văn hoá lớn của Thủ
đơ.
Có thể nói, Hồn Kiếm là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội,
có sự kết hợp hài hồ các yếu tố văn hoá trong phát triển kinh tế, đặc biệt là
phát triển du lịch nên cần có nhiều hơn nữa các chính sách thích hợp để một
mặt hồ nhập, tiếp thu được tinh hoa của văn hoá nhân loại, đồng thời phát
triển nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
1.3. Điểm thuận lợi, khó khăn của quận Hoàn Kiếm
1.3.1. Điểm thuận lợi của quận Hoàn Kiếm
Đối với ngành thương mại, Hồn Kiếm là địa bàn đơng dân cư với thu

nhập bình quân đầu người cao đã tạo ra cơ hội và thị trường sâu rộng cho dịch
vụ thương mại phát triển. Với vai trò trung tâm giao lưu hàng hoá cùng truyền
6


thống bn bán từ rất lâu đời của người Hồn Kiếm, thương mại của Quận có
nhiều triển vọng phát triển. Hơn nữa, Quận có bề dày lịch sử phát triển gần
1000 năm với khu phố cổ 36 phố phường, Quận có thế mạnh riêng cho phát
triển ngành thương mại.
Đối với ngành du lịch, ở vị trí trung tâm Thủ đơ, đầu mối giao lưu của
cả nước và quốc tế, cùng với những cảnh quan thiên nhiên, những di tích lịch
sử, những khu phổ cổ trong đô thị sầm uất với những ngành nghề truyền
thống... cho phép Hoàn Kiếm trong những năm tới có thể xây dựng và trở
thành một trong những trung tâm du lịch văn hoá lớn của Hà Nội và cả nước.
Đối với các ngành dịch vụ khác, vị thế của Hoàn Kiếm tạo điều kiện
cho Quận phát triển loại hình dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ gắn liền với
khoa học và công nghệ hiện đại như dịch vụ viễn thông, dịch vụ tư vấn, dịch
vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ thương mại cao cấp. Những loại hình dịch vụ
này đặc biệt là dịch vụ tài chính - ngân hàng đang hình thành và phát triển với
sự tham gia của các thành phần kinh tế đang từng bước trở thành ngành có vai
trị quan trọng trong cơ cấu kinh tế.
Đối với ngành công nghiệp, với nguồn lao động dồi dào, Hồn Kiếm
cũng có nhiều điều kiện cho phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, là một Quận
trung tâm Thành phố, Hồn Kiếm khơng thể sản xuất các sản phẩm thơ, nặng
mà phải mở ra hướng mới, đó là sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, vừa
tận dụng được lợi thế về trình độ của nguồn lao động, vừa giải quyết việc làm,
đồng thời tránh được ô nhiễm môi trường.
Đối với ngành tiểu thủ công nghiệp, với truyền thống các sản phẩm thủ
công, nhận thức về tầm quan trọng và được sự quan tâm của các cấp Chính
quyền nên tiểu thủ cơng nghiệp có nhiều điều kiện để phát triển. Hơn nữa,

cùng với sự phát triển của du lịch, những ngành tiểu thủ công nghiệp sản xuất

7


những sản phẩm phục vụ du lịch và gắn với du lịch càng có điều kiện cho sự
phát triển.
1.3.2. Khó khăn
Đứng trước nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, quận Hồn
Kiếm cũng đứng trước khơng ít những khó khăn. Điều đầu tiên về mặt dân cư
có thể nói, quận Hồn Kiếm đang có những biến động về mặt dân cư rất lớn,
tạo nên khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như công tác quản lí, đặc
biệt là quản lí dân cư, quản lý đơ thị, trật tự chính trị và an tồn xã hội. Hơn
nữa, mật độ dân số của quận cao, đặc biệt là khu vực phố cổ cũng tạo khơng ít
khó khăn cho những chính sách phát triển bền vững. Với địa bàn đất chật
người đơng, có sức hút cao để phát triển các ngành dịch vụ, là quận trung tâm
về nhiều mặt của đời sống kinh tế- xã hội của thủ đơ ,đất đai của Hồn Kiếm
được coi là “ tấc đất tấc vàng”. Do vậy, việc tập trung phát triển các ngành
dịch vụ sẽ phải vượt qua thách thức rất lớn là giá cả đất đai trên địa bàn quận
quá cao.
Quận có lịch sử lâu đời, nơi tập trung nhiều cơng trình di tích, lịch sử,
văn hố. Tuy nhiên, nhiều cơng trình đang bị xuống cấp, một số di tích đang
bị xâm phạm, lấn chiếm.... vấn đề giữ gìn, bảo tồn và tơn tạo các di tích lịch
sử, văn hố này đang là vấn đề cấp bách. Không những thế việc giữ gìn
những làng nghề, phố nghề truyền thống cũng như những bản sắc riêng của
người dân Hoàn Kiếm đang là một trong những khó khăn nhất của Quận.
CHƯƠNG II: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TẠI QUẬN
HỒN KIẾM- HÀ NỘI
2.1. Cơ cấu tổ chức của quận Hoàn Kiếm

Ngày 1/6/2021, Ủy ban bầu cử quận Hoàn Kiếm tổ chức hội nghị công
bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân
dân quận Hoàn Kiếm khóa XX, nhiệm kỳ 2021 – 2026.
8


Nhiều đại biểu có tỷ lệ phiếu bầu cao như Bí thư Quận ủy Vũ Đăng
Định (91,99%); Phó Bí thư quận ủy, Chủ tịch UBND quận Phạm Tuấn Long
(93,015); Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Đinh Hồng Phong (96,38%); Phó
Chủ tịch Thường trực HĐND quận Nguyễn Thị Phương Chung (91,34%);
Trưởng ban Tổ chức Quận ủy Trần Đức Hiếu (91,43%); Phó Chủ tịch UBND
quận Nguyễn Anh Quân (88.76%); Phó Chủ tịch UBND quận Nguyễn Quốc
Hồn (87,03%); Trưởng phịng Giáo dục và Đào tạo Vương Hương Giang
(89,96%)...
Trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử, Quận Hoàn Kiếm đã chủ động,
triển khai nghiêm túc, hiệu quả các phương án bảo đảm an toàn tuyệt đối cho
cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Do vậy, tình hình an ninh chính trị trong dịp bầu cử
được giữ vững, trật tự an tồn xã hội được bảo đảm, tình hình trật tự đô thị
được khang trang, vệ sinh môi trường sạch đẹp... Quận có tỷ lệ cử tri đi bỏ
phiếu cao (99,27%), bầu đủ số lượng đại biểu theo quy định ngay từ ngày đầu
bầu cử.
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng nhân dân quận Hoàn Kiếm
1. Trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và
trong lĩnh vực quốc phịng, an ninh, xây dựng chính quyền
a) Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn
của Hội đồng nhân dân quận Hoàn Kiếm;
b) Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh;
biện pháp bảo đảm trật tự, an tồn xã hội, đấu tranh, phịng, chống tội phạm
và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng

trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ
chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi

9


ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn quận Hoàn Kiếm theo quy định
của pháp luật;
c) Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ
quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền
địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
chính quyền địa phương ở quận Hoàn Kiếm;
d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ
tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân
quận Hoàn Kiếm; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm;
bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tịa án nhân dân quận Hồn Kiếm;
đ) Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ
do Hội đồng nhân dân bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này;
e) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban
nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm; bãi bỏ một phần hoặc
toàn bộ văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã;
g) Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên mơn thuộc Ủy ban
nhân dân quận Hồn Kiếm;
h) Giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã trong trường hợp Hội đồng nhân
dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn trước khi thi hành;
i) Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân quận Hoàn Kiếm và chấp
nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân quận Hoàn Kiếm xin thôi làm nhiệm vụ
đại biểu.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận Hoàn Kiếm trong
lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trường
10


a) Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng
năm của quận Hoàn Kiếm, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận Hoàn
Kiếm trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán
thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự tốn ngân sách quận Hồn
Kiếm; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết;
phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Quyết định chủ trương đầu tư
chương trình, dự án của quận Hoàn Kiếm theo quy định của pháp luật;
c) Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên
địa bàn quận Hoàn Kiếm trong phạm vi được phân quyền;
d) Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ,
nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển và các nguồn
tài nguyên thiên nhiên khác; biện pháp bảo vệ và cải thiện mơi trường, phịng,
chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lụt ở địa phương theo quy định của
pháp luật.
3. Quyết định biện pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học
và trung học cơ sở; biện pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, thơng tin, thể dục,
thể thao; biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phịng, chống dịch
bệnh, thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; biện pháp phát triển
việc làm, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng,
chính sách bảo trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo; biện pháp bảo đảm việc thực
hiện chính sách dân tộc, tơn giáo trên địa bàn quận Hoàn Kiếm theo quy định
của pháp luật.
4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc
thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận Hoàn Kiếm; giám sát hoạt

động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân
dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình;
11


giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn
bản của Hội đồng nhân dân cấp xã.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHUN
MƠN CỦA CƠ SỞ THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN HOÀN KIẾM
3.1. Thực trạng hoạt động của hội đồng nhân dân quận Hoàn Kiếm
Trong thời kỳ phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, quận Hoàn Kiếm
đã xây dựng Kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế thích ứng an tồn, linh
hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn quận. Kế hoạch đưa ra
các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi cụ thể nhằm hỗ trợ và tháo gỡ kịp thời các
khó khăn, vướng mắc và điểm nghẽn nhằm phục hồi, phát triển sản xuất, kinh
doanh trên cơ sở thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch. Bảo
đảm an sinh, phúc lợi xã hội, đời sống của người dân, nhất là người nghèo,
người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19.
Đưa các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp bị
ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trở lại trạng thái hoạt động bình thường trong
thời gian ngắn nhất.
Trong các các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi, quận Hồn Kiếm chú
trọng kiểm sốt dịch Covid-19, nâng cao năng lực của hệ thống y tế. Chủ
động xây dựng, triển khai các kịch bản phòng, chống tương ứng với các cấp
độ của dịch Covid-19. Cùng với đó quận yêu cầu nâng cao năng lực của
Trung tâm Y tế, Trạm Y tế 18 phường hình thành hệ thống kiểm soát dịch
bệnh đồng bộ, đủ năng lực dự báo, giám sát, phát hiện sớm, khống chế kịp
thời, hiệu quả dịch bệnh.

Bên cạnh đó quận duy trì sự ổn định kinh tế, bảo đảm cân đối ngân
sách. Thực hiện các giải pháp thu ngân sách, chống thất thu và phấn đấu hoàn
12


thành dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm hướng đến hoàn thành kế
hoạch thu ngân sách 5 năm 2021-2025. Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách, tiết
kiệm chi thường xuyên dành nguồn chi đầu tư phát triển. Bố trí đủ vốn cho
các cơng trình quan trọng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Hướng dẫn và
kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chí thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm sốt hiệu quả dịch Covid-19 của các cơ sở kinh doanh dịch vụ thương
mại (trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng, quán ăn,...).
Quận cũng sẽ tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của các
chợ, giải tỏa dứt điểm các tụ điểm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Thúc đẩy
hoạt động xúc tiến thương mại bằng các giải pháp thích ứng an tồn, linh
hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch Covid-19. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện
tử, thanh toán trực tuyến, thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Đối với lĩnh vực du lịch, quận sẽ lựa chọn ngay một số điểm du lịch
phù hợp trên địa bàn để thực hiện thí điểm du lịch an toàn với Covid-19, từ đó
dần mở rộng ra các địa điểm khác tuân thủ thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm
sốt hiệu quả dịch Covid-19. Nhanh chóng phục hồi, phát triển hoạt động của
các sự kiện văn hóa, thể thao, hội chợ, triển lãm, vui chơi giải trí, chiếu
phim,...
Đặc biệt quận thực hiện nhanh, đầy đủ các chính sách, giải pháp hỗ trợ
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo quy định của Chính phủ và
Thành phố. Như triển khai các chính sách miễn, giảm thuế. Thực hiện các
biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ kinh
doanh trong lưu thông hàng hóa đảm bảo khơng để xảy ra tình trạng đứt gãy
chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa, khơng tạo ra các loại giấy phép “con”,
các điều kiện cản trở lưu thơng hàng hóa, khơng để xảy ra tiêu cực, làm tăng

chi phí của doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh.

13


Quận sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin trong
dịch vụ thương mại, chú trọng phát triển thương mại điện tử, các hình thức
thanh tốn trên nền tảng công nghệ hiện đại, tạo tiền đề phát triển kinh tế số.
Về lực lượng lao động, quận rà soát, thống kê, đánh giá thực trạng
nguồn lao động trên địa bàn quận trước, trong và sau dịch bệnh covid-19,
những biến động tác động tới phát triển kinh tế - xã hội quận; hỗ trợ cho các
doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh thu hút lực lượng lao động quay trở lại
làm việc; hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động từ các địa phương
khác trở về, góp phần đảm bảo an sinh cho người lao động và trật tự an toàn,
xã hội. Đồng thời quận đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
tổ chức thực hiện tốt các chương trình dạy nghề.
Đặc biệt quận đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng cơng
nghệ thông tin, mở rộng các dịch vụ công trực tuyến mức 4 theo hướng hỗ trợ
tối đa cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, đặc biệt là các thủ tục hành
chính lĩnh vực đăng ký kinh doanh, thuế, cấp phép kinh doanh ngành nghề
kinh doanh có điều kiện, xây dựng, tài nguyên môi trường,… nâng cao tỷ lệ
người dân sử dụng dịch vụ cơng trực tuyến.
Ngồi ra quận sẽ phát triển hạ tầng thương mại, hình thành các trung
tâm mua sắm, kết hợp tham quan, giao lưu văn hóa, ẩm thực. Xây dựng
phong cách ứng xử văn minh, hiện đại, chuyên nghiệp trong các hoạt động
kinh doanh đáp ứng nhu cầu hội nhập và đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng
dịch vụ. Triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch,
hợp tác - liên kết phát triển du lịch.
Đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ
nhằm thúc đẩy phát triển du lịch và dịch vụ du lịch. Phát triển sản phẩm du

lịch chất lượng cao, gắn với xây dựng thương hiệu du lịch quận Hoàn Kiếm…

14


Quận cũng cần yêu cầu các hộ kinh doanh phải có trách nhiệm chỉnh
trang đơ thị, hàng năm phải tự chỉnh trang cơ sở kinh doanh của mình để các
tuyến phố khang trang hơn, từ đó sẽ hấp dẫn du khách. Đồng thời quận chú
trọng hơn nữa việc đào tạo, tập huấn cho các hộ đang kinh doanh trực tiếp
thích ứng với kinh doanh online; kiểm tra kiểm soát thị trường chống kinh
doanh hàng giả, hàng nhái có như vậy khách hàng mới yên tâm đến với quận
Hoàn Kiếm.
3.2. Thực trạng cơng tác thơng tin- truyền thơng tại quận Hồn Kiếm
Thời gian qua, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn quận Hồn Kiếm
đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền
nhằm đưa những thông tin thiết yếu đến người dân trên địa bàn. Nhiều tổ dân
phố có cách làm hay, sáng tạo, giúp người dân hiểu rõ hơn về đường lối, chủ
trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phản bác những luận
điệu xuyên tạc, những thông tin sai trái trên mạng xã hội…
Từ năm 2017, quận Hoàn Kiếm đã chỉ đạo triển khai thực hiện trang
mạng xã hội Facebook (fanpage) "Quận Hoàn Kiếm" nhằm tăng cường các
hoạt động tuyên truyền, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thông tin
xấu, độc hại trên in-tơ-nét; nâng cao nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Ðảng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Quận Hồn Kiếm ln quan tâm việc đa dạng hình thức tun truyền
để người dân trên địa bàn hiểu được và tiếp thu những chủ trương, đường lối
của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các quy định mới
của thành phố, của quận một cách dễ dàng. Những năm gần đây, quận Hồn
Kiếm đã đẩy mạnh triển khai hình thức tun truyền sân khấu hóa, vừa mang
tính nghệ thuật, vừa đạt được hiệu quả tuyên truyền cao.

Các tổ dân phố vẫn tiếp tục phát huy hiệu quả tuyên truyền qua hệ
thống truyền thanh với sự chuyên nghiệp về nghiệp vụ ngày càng được nâng
15


cao. Trong năm 2019, Ðài Truyền thanh quận Hoàn Kiếm thực hiện 730
chương trình, trong đó có 339 tin thu thanh - phỏng vấn và 307 điểm tin trong
nước, 65 câu chuyện truyền thanh. Ðài đã mở nhiều chuyên mục để tuyên
truyền đa dạng về các lĩnh vực như xây dựng Ðảng; thuế; người tốt - việc tốt;
nông nghiệp - nơng thơn; văn hóa; xây dựng nơng thơn mới; trật tự - an toàn
xã hội; sức khỏe - đời sống…

Tuy nhiên, hệ thống thơng tin cơ sở quận Hồn Kiếm vẫn cịn gặp
khơng ít khó khăn. Lực lượng tun truyền viên, báo cáo viên, phóng viên
chưa đủ dẫn đến đơi lúc chưa phản ánh hết thông tin về các hoạt động diễn ra
trên địa bàn. Một số đài truyền thanh cơ sở vật chất bị xuống cấp, ảnh hưởng
hoạt động. Trình độ chun mơn nghiệp vụ của lực lượng làm công tác quản
lý Nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thơng trên địa bàn quận Hồn
Kiếm nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng của khoa học
- công nghệ hiện nay. Các điểm Bưu điện - văn hóa xã hiện nay đang trong
tình trạng xuống cấp; tần suất hoạt động thấp cho nên ảnh hưởng đến công tác
thông tin, tuyên truyền của huyện.
So với yêu cầu thực tiễn hiện nay, phương thức quản lý thông tin,
truyền thông trên mạng xã hội ở địa bàn quận Hồn Kiếm và cơ sở cịn nhiều
bất cập, khó khăn như: Không quản lý được tất cả các trang mạng xã hội phát
sinh; lượng thông tin trên các trang mạng xã hội chính thức chưa đa dạng,
thiếu các tin, bài mang tính lý luận, tính chiến đấu cao trong đấu tranh, phản
bác các luận điệu sai trái; lực lượng nòng cốt các nhóm “Ðịnh hướng thơng
tin” cịn yếu, thiếu kinh nghiệm, chưa chủ động trong việc viết bài, chọn lọc,
tổng hợp các thông tin để tuyên truyền, đăng trên fanpage của quận và các

đơn vị…

16


Để nâng cao chất lượng hoạt động quản lý thông tin, truyền thông trên
mạng xã hội ở địa bàn quận Hoàn Kiếm trước hết, các đơn vị cần tăng cường
chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên
trong việc tham gia, sử dụng mạng xã hội. Cần khuyến khích thành lập và xây
dựng những tài khoản trên mạng xã hội tại cơ sở, tạo thành nhiều kênh thông
tin, truyền thông trên mạng xã hội, trong đó chú trọng việc nâng cao ý thức
trách nhiệm của tổ chức và người quản lý trang. Ðội ngũ phóng viên, cộng tác
viên ở cơ sở phải thường xun được tập huấn, nâng cao trình độ để có thể
đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Việc thù lao dành cho đội ngũ “định hướng
thông tin” cũng cần được quan tâm nhiều hơn…

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC GẮN VỚI CHUẨN ĐẦU
RA CỦA NGÀNH HỌC
4.1. Một số kinh nghiệm rút ra
Qua hoạt động nghiên cứu thực tế tại quận Hồn Kiếm, sinh viên có
điều kiện để đối chiếu các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước vào công tác tổ chức, hoạt động của cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở,
đặc biệt là việc triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước đến Nhân dân. Các giảng viên tham gia đóng góp ý
kiến, đề xuất một số giải pháp để chính quyền cơ sở nghiên cứu, nắm thời cơ
trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc
triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ở cơ sở, nắm xu thế
phát triển kinh tế số, xã hội số trong giai đoạn hiện nay…
Hoạt động trải nghiệm thực tế tại quận Hồn Kiếm giúp sinh viên tích
lũy thêm những kiến thức thực tế phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, bổ

sung tư liệu thực tiễn phong phú, sinh động. Bên cạnh đó, sinh viên có cơ hội
cọ sát với các hoạt động trên mọi lĩnh vực mà cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở
thực hiện, từ đó rèn luyện cho bản thân những kỹ năng, kinh nghiệm như
17



×