Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Cafe việt nam xuất khẩu fta hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.98 KB, 28 trang )

MỤC LỤ

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................3
I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM3
1.1. Tiềm năng sản xuất cà phê của Việt Nam....................................3
1.2. Các giống cà phê chủ yếu của Việt Nam......................................4
1.3. Tình hình sản xuất cà phê Việt Nam những năm gần đây.........5
1.4. Khả năng xuất khẩu cà phê Việt Nam.........................................5
1.5. Một số khó khăn trong xuất khẩu cà phê Việt Nam...................8
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ HÀN QUỐC................10
2.1. Quy mô và tiềm năng tăng trưởng thị trường cà phê tại Hàn
Quốc......................................................................................................10
2.2. Cơ cấu nhập khẩu, tập quán kinh doanh, và đặc điểm nhu cầu
tiêu dùng của cà phê Việt tại Hàn Quốc............................................11
2.2.1. Cơ cấu nhập khẩu cà phê tại Hàn Quốc....................................11
2.2.2. Đặc điểm và tập quán kinh doanh.............................................12
2.2.3. Đặc điểm nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cà phê tại Hàn Quốc....13
III. SO SÁNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ GẮN
VỚI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ..............................................................15
3.1. Ảnh hưởng của hiệp định FTA đối với sản phẩm cà phê.........15
3.2. Quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm cà phê tại
thị trường Hàn Quốc...........................................................................17
3.3. Những quy định phòng vệ thương mại mà doanh nghiệp cần
nắm rõ khi xuất khẩu hàng hố của mình sang thị RCEP..............18
i


3.4. Những rào cản thương mại khác tại thị trường Hàn Quốc
trong bối cảnh hiện nay......................................................................19
IV. LƯU Ý CẤP THIẾT GIÚP DOANH NGHIỆP CHUẨN BỊ TỐT


NHẰM GIA TĂNG HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ.....................20
4.1. Nâng cao năng lực của doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, đặc
biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ............................................................20
4.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu...........21
4.3. Tăng cường hỗ trợ của cơ quan liên quan và của các hiệp hội
ngành....................................................................................................22
4.4. Sử dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu......23
KẾT LUẬN....................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................25

ii


MỞ ĐẦU
Tiềm lực kinh tế hay nguồn lực là một trong những nhân tố góp phần
đưa đất nước đến sự thành công trong công cuộc CNH - HĐH. Nguồn vốn để
thực hiện một phần là từ nguồn ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu. Việt
Nam đang trên con đường CNH - HĐH đất nước, tuy vậy, nông nghiệp vẫn
là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Trong đó, cà phê là một loại
nơng sản được trồng nhiều ở Việt Nam và đó cũng là một sản phẩm quan
trọng trong cơ cấu các hoạt động xuất khẩu có tầm chiến lược như: gạo, chè,
cà phê và một số nông sản khác ( hạt điều, tiêu, hồi,..). Cà phê là mặt hàng
nông sản xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau gạo, một trong những mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước. Sự phát triển của ngành cà phê đã đóng
vai trị quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Nó mang lại kim
nghạch xuất khẩu lớn, tạo vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho
người lao động, góp phần vào quá trình phủ xanh đất trống, đồi trọc, chuyển
đổi tích cực cơ cấu cây trồng,...
Hiệp định Đối tác kinh tế tồn diện khu vực (RCEP) chính thức có
hiệu lực từ đầu năm 2022. RCEP với sự tham gia của 15 thành viên, ước tính

chiếm khoảng 30% GDP tồn cầu và 30% dân số thế giới sẽ tạo ra thị trường
trên quy mô 2,2 tỷ người, tương đương 26.200 tỷ USD và là khu vực thuơng
mại tự do lớn nhất thế giới.
Với các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, đơn giản,
các thủ tục hải quan và thiết lập quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại,
giảm thiểu các rào cản thương mại, Hiệp định RCEP được đánh giá sẽ mang
lại lợi ích cho nhiều ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Hiệp định RCEP đang tạo ra một thị trường lớn và tiềm năng cho xuất
khẩu. Đây là khu vực có nhiều nền kinh tế đang trên đà phát triển, nhu cầu
tiêu dùng đa dạng. Bên cạnh đó, một số quốc gia yêu cầu không quá cao về
1


chất lượng sản phẩm – điều đang gặp phải trong Hiệp định Đối tác Toàn diện
và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam-EU (EVFTA)
…, nên phù hợp với trình độ của phần lớn doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt
đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản cà phê.

2


NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA VIỆT
NAM
1.1. Tiềm năng sản xuất cà phê của Việt Nam
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, trải dài theo phương kinh
tuyến từ 8030’ đến 23030’ vĩ độ bắc. Điều kiện khí hậu, địa lý và đất đai thích
hợp cho việc phát triển cà phê đã đem lại cho cà phê một hương vị rất riêng,
độc đáo. Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới, lượng mưa phân bố đều giữa
các tháng trong năm nhất là những tháng cà phê sinh trưởng. Khí hậu Việt

Nam chia thành hai miền rõ rệt. Miền khí hậu phía Nam thuộc khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta. Miền khí hậu phía Bắc có mùa
đơng lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica. Về đất đai, Việt
Nam có đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê được phân bố khắp lãnh thổ
trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với diện tích
hàng triệu ha. Đặc biệt ở Bn Mê Thuột có loại đất mà các nhà thám hiểm
như Yersin, giám mục Cassaigne...đều nhận định là loại đất tốt nhất thế giới,
rất thích hợp cho việc trồng cây cà phê. Như vậy cây cà phê cần hai yếu tố cơ
bản là nước và đất thì cả hai yếu tố này đều có ở Việt Nam. Điều này tạo cho
Việt Nam lợi thế mà các nước khác khơng có được.
Về lao động: nước ta có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là ở nông
thôn và các tỉnh trung du. Giá nhân công rẻ khiến giá thành sản phẩm thấp,
tăng sức cạnh tranh cho mặt hàng cà phê Việt Nam.
Về kĩ thuật, công nghệ: so với một số loại cây trồng khác, kỹ thuật
trồng cũng như chăm sóc cây cà phê và chế biến sản phẩm khá đơn giản. Các
hộ gia đình trực tiếp trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế sản phẩm. Các đơn
vị dịch vụ kỹ thuật và xuất nhập khẩu đóng vai trị cung ứng vật tư kỹ thuật

3


cho người sản xuất và người thu mua, tái chế sản phẩm thành mặt hàng xuất
khẩu.
1.2. Các giống cà phê chủ yếu của Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam có 3 loại giống cà phê chủ yếu là:
A, Robusta: loại cây trồng này rất thích hợp với khí hậu thổ nhưỡng tại
vùng Tây Nguyên, nhất là vùng đất bazan(Gia Lai, Đắc Lắc)-hàng năm đạt
90-95% tổng sản lượng cà phê Việt Nam, mùi thơm nồng, khơng chua, độ
cafein cao, thích hợp với khẩu vị người Việt nhưng quá đậm đặc với người
nước ngoài. Trồng cà phê Robusta phải thâm canh mới đạt được năng suất

cao vì trái đậu trên cành một lần, phải tạo cành mới(cành thứ cấp 1,2,3...), để
đạt được yếu tố này,người nơng dân phải có vốn, kiến thức cơ bản. Thường
thì mới năm thứ 2-thời kì kiến thiết cơ bản, người trồng đã thu hoạch, không
hãm ngọn sớm nên đến năm thứ nhất kinh doanh(năm thứ 3 của cây trồng)
cây đã yếu, có hình tán dù, thiếu cành thứ cấp.
Barabica: loại này có 2 loại đang trồng tại Việt Nam
1,Moka: mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ nhưng sản lượng rất
thấp, giá trong nước khơng cao vì không xuất khẩu được trong khi giá sản
xuất rất cao, gấp 2-3 lần Robusta, vì vậy nên người nơng dân ít trồng loại cà
phê này.
2)Catimor: mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp 2 lần
Robusta, nhưng khơng thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Ngun, vì trái
chín trong mùa mưa và khơng tập trung nên chi phí hái rất cao. Hiện nay tại
Quảng Trị đang trồng thí nghiệm, đại trà loại cây này và có triển vọng rất tốt.
C,cheri(cà phê mít): khơng phổ biến lắm vì vị rất chua, chịu hạn tốt.
Cơng chăm sóc đơn giản, chi phí rất thấp nhưng thị trường xuất khẩu ,kể cả
trong nước cũng khơng chuộng nên ít người trồng loại này, một cây cà phê

4


mít 15-20 tuổi, nếu tốt có thể thu hoạch từ 100-200 kg cà phê tươi nếu nằm
gần chuồng bò hoặc nơi sinh hoạt gia đình...
1.3. Tình hình sản xuất cà phê Việt Nam những năm gần đây
Theo Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam, sản lượng cà phê niên vụ
2020 – 2021 đạt 1,8 triệu tấn, giảm 5% so với niên vụ 2019-2020. Mức độ
giảm sản lượng dự kiến trong niên vụ 2021 – 2022 mà Hiệp hội cà phê –
cacao Việt Nam đưa ra cao hơn so với Bộ Nơng nghiệp Mỹ (USDA). Trước
đó, USDA dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2021-2022 sẽ giảm
3.5% so với niên vụ 2020/21, xuống còn 30.2 triệu bao.

Theo Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản, thi trường cà phê
năm nay của Việt nam bị mất mùa và thu hoạch trễ hơn với các năm trước nên
chưa tạo áp lực lên thị trường. Theo đó, vụ mùa năm nay, kỹ thuật thu hái và
phơi sấy sau thu hoạch đã được quan tâm nhiều hơn, tạo động lực đẩy giá cà
phê đi lên. Theo nhận xét của các chuyên gia, những năm gần đây, do thị
trường cafe Việt Nam giá thấp nên người dân trồng xen canh với các loại cây
khác, dẫn tới diện tích cà phê giảm.
Theo số liệu của Bộ nông nghiệp và phát triển nơng thơn, diện tích cà
phê của Việt Nam năm 2021 là 680.000 ha, giảm khoảng 2% so với năm
2019.
1.4. Khả năng xuất khẩu cà phê Việt Nam
2021 là năm bùng nổ của thị trường hàng hóa, từ nơng sản, dầu thô đến
các mặt hàng kim loại đều trải qua những giai đoạn tăng nóng và neo ở mức
giá cao nhất trong vịng nhiều năm. Khơng nhận được nhiều sự chú ý của các
nhà đầu tư như nhóm nơng sản, hay dầu thô, nhưng các mặt hàng cà-phê cũng
là một điểm sáng của thị trường cà-phê trong năm vừa qua.
Chỉ trong vòng một năm, giá Arabica đã tăng gần gấp đơi lên 5.142
USD/tấn, cịn giá Robusta cũng tăng gần 70% lên 2.314 USD/tấn. Giá cả 2
5


mặt hàng cà-phê đều đang ở mức cao nhất trong vòng 10 năm. Đà tăng của thị
trường đã kéo dài từ tháng 4 đến nay và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, bởi
các yếu tố hỗ trợ cho giá vẫn có thể sẽ duy trì sang tới năm sau.
Diễn biến giá cà phê trong một năm qua

Nguồn: Sờ giao dịch hàng hóa Việt Nam(MXV)
Cũng như bất kỳ loại hàng hóa hay sản phẩm đầu tư nào khác, giá cà
phê cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi các yếu tố vĩ mô như dịch bệnh hay
phải đối mặt với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ thắt chặt các chính

sách tiền tệ trong thời gian tới. Tuy nhiên, đà tăng vững vàng của cả hai mặt
hàng cà phê Arabica và Robusta đều có được sự hỗ trợ lớn khi mà nguồn
cung của hai nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới là Việt Nam và Brazil đều
ở trong tình trạng bị sụt giảm mạnh.
Nguồn cung khan hiếm cũng phản ánh rõ qua các số liệu xuất khẩu của
cả Việt Nam và Brazil. Từ năm 2020 đến nay, xuất khẩu cà phê của hai nước
đều giảm. Trong báo cáo gần nhất của Hiệp hội xuất khẩu Cà phê Brazil
(Cecafe), khối lượng xuất khẩu của nước này trong tháng 11 giảm gần 40% so
với cùng kỳ năm trước. Khối lượng xuất khẩu của Việt Nam cũng có xu

6


hướng giảm từ đầu năm đến nay, do tình trạng thiếu hụt container và tắc
nghẽn tại các cảng.
So liệu xuất khẩu Cà phê Việt Nam và Brazil

Nguồn: Sờ giao dịch hàng hóa Việt Nam(MXV)
Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải Quan, xuất khẩu
tháng 11 của nước ta đạt hơn 107.000 tấn cao hơn 8,3% so với tháng 10. Số
liệu tháng 11 tích cực hơn rất có thể xuất phát từ việc lượng hàng bị dồn ứ từ
những tháng trước sang tới tháng 11 mới có thể lưu thơng, và tình hình tắc
nghẽn chuỗi cung ứng đã giảm bớt.
Theo các nhà phân tích thị trường, dự báo xuất khẩu cà phê của Việt
Nam trong năm 2022 sẽ tiếp tục khả quan nhờ nguồn cung dồi dào, các hiệp
định thương mại tạo lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam và giá cà phê
xuất khẩu nhiều khả năng duy trì ở mức cao.
Bộ Nơng nghiệp Mỹ (USDA) cũng dự báo, niên vụ 2021/2022, sản
lượng cà phê của Việt Nam dự báo đạt 31,1 triệu bao, nhờ điều kiện thời tiết
thuận lợi đã hỗ trợ năng suất. Năm 2021, trị giá xuất khẩu cà phê của Việt

Nam sang hầu hết các khu vực tăng so với năm 2020, trong đó, trị giá xuất
khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực châu Á tăng 22,8%.
7


Tỷ trọng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực châu Á tăng từ
38,02% trong năm 2020 lên 41,54% trong năm 2021. Năm 2021, tỷ trọng xuất
khẩu cà phê sang một số thị trường tăng so với năm 2020 như: Đức, Nhật
Bản, Nga. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu cà phê sang các thị trường Hoa Kỳ,
Tây Ban Nha, Ý giảm.
Như vậy, năm 2022 Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng xuất khẩu cà
phê. Có nhiều yếu tố thúc đẩy thị trường cà phê phát triển như gia tăng dân số
tiêu thụ cà phê ngồi gia đình, đơ thị hóa nhanh chóng, tăng doanh số bán lẻ
thương mại điện tử, tăng sở thích cà phê hịa tan, nhu cầu ngày càng tăng đối
với cà phê đặc sản và tăng tiêu thụ cà phê nhân ở các nền kinh tế mới nổi dự
kiến sẽ thúc đẩy thị trường.
1.5. Một số khó khăn trong xuất khẩu cà phê Việt Nam
COVID-19 đã ảnh hưởng đối với chuỗi cung ứng thương mại toàn cầu,
đặc biệt là cà phê, làm gián đoạn việc vận chuyển và nhu cầu sau khi các quốc
gia ban hành biện pháp phong tỏa trên diện rộng.
Mặc dù các nước đã dần nới lỏng lệnh giãn cách xã hội, đại dịch
COVID-19 tiếp tục tác động đến thương mại cho đến cuối tháng 6.
Mặc dù dự kiến tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ phục hồi sau lệnh giãn cách,
nhu cầu sẽ cần thời gian dài để trở về mức trước đại dịch. Quĩ tiền tệ quốc tế
dự báo GDP tồn cầu sẽ giảm 3%. Ước tính xuất khẩu cà phê của Việt Nam
trong năm 2021 – 2022 giảm xuống còn 26,3 triệu bao, thấp hơn so với dự
báo trước đó.
Do chênh lệch giá cà phê robusta của Việt Nam trên thị trường giao sau
nên các nhà nhập khẩu chuyển hướng sang mua từ Brazil và Indonesia. Các
thương nhân cũng cho rằng sự mất giá tiền tệ ở Brazil và áp lực phải bán vụ

mùa kỉ lục sắp tới đã đẩy giá tại Brazil xuống thấp nhanh chóng.

8


Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 – 2021
giảm 6 – 7% so với năm trước, đạt 12,8 triệu bao. Đức, Mỹ và Italia tiếp tục
là những thị trường nhập khẩu lớn nhất.
Xuất khẩu cà phê xanh

COVID-19 đã thúc đẩy những thay đổi trong mơ hình tiêu thụ cà phê
tồn cầu, đáng chú ý nhất là sự chuyển đổi tạm thời từ tiêu thụ ngồi hộ gia
đình sang tiêu thụ tại nhà.
Cà phê chất lượng cao phục vụ trong các cửa hàng cà phê được pha
trộn với hàm lượng arabica cao hơn, trong khi cà phê đóng gói tiêu thụ tại nhà
thường có chất lượng thấp hơn với tỉ lệ robusta lớn.
Xu hướng này có thể tiếp tục sau COVID-19 vì sự bất ổn định trong
nền kinh tế tồn cầu có thể ảnh hưởng đến thu nhập khả dụng, khiến người
tiêu dùng thay thế các sản phẩm cà phê chất lượng cao.
Do đó, cà phê arabica có thể mất thị phần và bị thay thế bởi robusta
trong ngắn hạn đến trung hạn. Dự báo xuất khẩu của Việt Nam trong năm
2021 – 2022 sẽ tăng nhẹ lên 26,9 triệu bao với giả định nhu cầu robusta cao
hơn và giá cả cải thiện.
9


II. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ HÀN QUỐC
2.1. Quy mô và tiềm năng tăng trưởng thị trường cà phê tại Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, nhu cầu tiêu thụ cà phê dự kiến sẽ tăng lên đáng kể
trong những năm tới. Xu hướng tiêu dùng cà phê tại nhà hoặc nơi làm việc

ngày càng tăng đã thúc đẩy thị trường cà phê ở Hàn Quốc phát triển rất
nhanh. Do đó, Hàn Quốc tăng nhập khẩu cà phê nhằm phục vụ nhu cầu tiêu
thụ nội địa và ngành công nghiệp chế biến.
Theo số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu cà
phê của Hàn Quốc trong 11 tháng năm 2021 đạt 172 nghìn tấn, trị giá 820,35
triệu USD, tăng 5,2% về lượng và tăng 21,4% về trị giá so với cùng kỳ năm
2020.
11 tháng năm 2021, nhập khẩu tất cả các chủng loại cà phê của Hàn
Quốc đều tăng so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Hàn Quốc chủ yếu nhập
khẩu cà phê HS 090111 (trừ cà phê rang xay và loại bỏ caffein), tỷ trọng
chiếm 84,98% tổng lượng, tốc độ tăng trưởng 0,7% về lượng và tăng 14,6%
về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Chủng loại cà phê Hàn Quốc nhập khẩu trong 11 tháng năm 2021

Nguồn: ITC
11 tháng năm 2021, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Hàn Quốc từ
các thị trường trên thế giới đạt mức 4.770 USD/tấn, tăng 15,3% so với cùng
10


kỳ năm 2020. Trong đó, giá nhập khẩu bình qn cà phê của Hàn Quốc tăng
từ hầu hết các nguồn cung chính, ngoại trừ giá nhập khẩu từ Việt Nam giảm
3,3% xuống còn 1.660 USD/tấn.
2.2. Cơ cấu nhập khẩu, tập quán kinh doanh, và đặc điểm nhu cầu tiêu
dùng của cà phê Việt tại Hàn Quốc
2.2.1. Cơ cấu nhập khẩu cà phê tại Hàn Quốc
Biểu đồ 7: Cơ cấu thị trường cung cấp cà phê cho Hàn Quốc (Đơn vị:
% tính theo lượng.

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế).

Trong năm 2021, Hàn Quốc tăng nhập khẩu cà phê từ hầu hết các
nguồn cung chính, ngoại trừ Colombia. Theo ITC, Việt Nam là nguồn cung cà
phê lớn thứ 2 cho Hàn Quốc (tính theo lượng), đạt 33,1 nghìn tấn, trị giá 55
triệu USD trong 11 tháng năm 2021, tăng 13,6% về lượng và tăng 9,8% về trị
giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng
nhập khẩu của Hàn Quốc tăng từ 17,85% trong 11 tháng năm 2020, lên
19,27% trong 11 tháng năm 2021.
Năm 2021, Thụy Sỹ là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất sang Hàn Quốc
với kim ngạch 130,1 triệu USD, tiếp theo là Colombia 128,2 triệu USD,
Brazil 112,2 triệu USD và Ethiopia 75,7 triệu USD.
11


Về khối lượng, Brazil là nước xuất khẩu nhiều nhất sang Hàn Quốc với
39.884 tấn, tiếp theo là Việt Nam (36,469 tấn) và Colombia (30.040 tấn).
Tiêu thụ cà phê ngày càng gia tăng ở Hàn Quốc khiến số lượng các cửa
hàng cà phê đã tăng lên nhanh chóng. Số cửa hàng cà phê ở nước này là
83.363 cửa hàng tính đến cuối tháng 12/2021, tăng 88,2% so với 4 năm trước
đó, theo số liệu từ Cơ quan Thuế Quốc gia.
2.2.2. Đặc điểm và tập quán kinh doanh
Trước hết người tiêu dùng chính của văn hóa cà phê Hàn Quốc là phụ
nữ ở độ tuổi 20 - 30. Đàn ông Hàn Quốc khơng tham gia văn hóa uống cà phê
với nhau vì họ thường nói về rượu và thường trị chuyện khi chơi thể thao.
Mặt khác phụ nữ bị lôi cuốn bởi trang trí nội thất xinh xắn ở quán cà phê. Các
quán cà phê nhượng quyền thương hiệu ở khu dân cư thường là nơi lui tới của
phụ nữ trung niên với những cuộc gặp gỡ bất chợt, còn ở trung tâm thành phố
lớn là nơi thường xuyên lui tới của thanh niên trẻ. Dù sao thì phụ nữ trẻ cũng
chiếm số đơng ở tất cả các loại hình qn cà phê, đặc biệt là các quán cà phê
theo chủ đề hoặc quán cà phê nhỏ xinh. Trang trí đẹp và thức uống lạ ở các
quán cà phê Hàn Quốc phản ánh những sở thích của nữ giới, kể cả sở thích

hay bn chuyện hoặc ăn vặt những món ăn nhẹ, thích uống cà phê đều được
coi như những sở thích của phụ nữ.
Qn cà phê Hàn Quốc cịn có những thứ khác ngồi cà phê. Một trong
những thứ đó là thức uống khơng có cà phê và đồ ăn nhẹ. Ngoại trừ các quán
cà phê theo chủ đề là nơi khách hàng chú trọng vào các hoạt động theo chủ đề
hơn là thực phẩm, phần lớn quán cà phê quảng cáo mạnh về thực đơn độc đáo
của mình, coi đó là cách tạo sự khác biệt trên thị trường quán cà phê đã bão
hòa ở Hàn Quốc.
Dù là loại hình quán cà phê nào, tất cả quán cà phê ở Hàn Quốc đều
đầu tư vào trang trí. Tạo một môi trường lịch sự, tươm tất, tao nhã là yếu tố
12


quyết định thành cơng vì mơi trường khơng gian qn đóng vai trị quan trọng
đối với thưởng thức cà phê của người tiêu dùng nói chung. Một số quán cà
phê nhượng quyền vào Hàn Quốc không nắm bắt đặc trưng này, chỉ đưa vào
văn hóa “lấy mang đi” (take out) nên cuối cùng bị thất bại.
2.2.3. Đặc điểm nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cà phê tại Hàn Quốc
Người Hàn coi quán cà phê là nơi “mang tính xã hội”. Người ta đến
quán cà phê để tương tác với người khác. Ở Mỹ, nhiều người đến quán cà phê
một mình và có thể sử dụng laptop hoặc điện thoại di động ngay cả khi họ đi
cùng với một ai đó. Tuy nhiên ở Hàn Quốc thấy ai ngồi một mình ở quán cà
phê là một chuyện lạ. Đa số người Hàn sử dụng quán cà phê để giao lưu xã
hội với bạn bè hoặc tiến hành các hoạt động ở quán cà phê với bạn bè. Rất ít
người đến quán cà phê một mình, chỉ có ở các qn cà phê nhượng quyền và
một số quán cà phê chủ đề, như quán cà phê nghiên cứu, quán cà phê sách
hài, nơi đó có những hoạt động có thể thực hiện một mình.
Người tiêu dùng Hàn Quốc rất quan tâm đến sức khỏe. Với họ cà phê
đen có lợi ích cho sức khỏe nên họ chuyển sang dùng cà phê đen nhiều hơn,
cà phê hịa tan có xu hướng giảm. Nhưng người Hàn Quốc lại ưa loại cà phê

đã khử cafein, cà phê chưa khử cafein không phổ biến ở Hàn Quốc. Người
tiêu dùng cũng ưa thích hương vị đậm, các quán cà phê ở Hàn Quốc tự hào
rằng cà phê của họ có hương vị nồng đậm nhất thế giới. Hương vị và giá cả là
hai điểm người tiêu dùng Hàn Quốc rất quan tâm khi chọn mua cà phê. Người
tiêu dùng Hàn Quốc cũng khá trung thành với thương hiệu họ đã chọn.
Qua đó đặt ra một số cơ hội và những thách thức khi xuất khẩu cà phê
sang Hàn Quốc:
Cơ hội
- Thị trường cà phê Hàn Quốc phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu
- Việt Nam được biết đến là nước xuất khẩu cà phê chất lượng cao
13


- Cà phê là thức uống phổ biến
- Thuế nhập khẩu thấp và miễn thuế tiêu thụ đặc biệt
Thách thức
- Nhà nhập khẩu và người tiêu dùng chưa biết nhiều đến các loại cà phê
xuất xứ Việt Nam vì đa phần cà phê nhập khẩu từ Việt Nam được sử dụng
làm nguyên liệu chế biến cho các sản phẩm cà phê thương hiệu Hàn Quốc.
- Nhìn chung, người tiêu dùng có xu hướng uống các loại cà phê hịa
tan giá rẻ
- Thị trường cà phê khá cạnh tranh
- Xét về khía cạnh sức khỏe, cà phê là loại thức uống khơng có lợi.

14


III. SO SÁNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ GẮN
VỚI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
3.1. Ảnh hưởng của hiệp định FTA đối với sản phẩm cà phê

Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do mới (FTAs) đang tạo ra
những cơ hội cũng như thách thức đan xen cho ngành hàng cà phê Việt Nam.
Thuận lợi dễ nhận thấy là được hưởng ưu đãi về thuế suất, mở rộng thị
trường tiêu thụ, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất, chế biến
càphê.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước bắt buộc phải đổi mới về công
nghệ để tăng khả năng cạnh tranh, gia tăng giá trị cà phê...
Hiện nay, Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu cà phê nhân sang các nước
đối tác EVFTA và nhập khẩu đa dạng các sản phẩm cà phê về Việt Nam.
Tuy nhiên, một điểm nhấn khi bàn về EVFTA là cơ hội mà hiệp định
này mang lại cho phát triển càphê chế biến (cà phê hòa tan, rang) ở Việt Nam
nhờ ưu đãi thuế cho các mặt hàng này trong hiệp định.
Bên cạnh những thuận lợi, ngành hàng càphê Việt Nam cũng đang
đứng trước những thách thức không nhỏ khi tham gia các FTAs.
Đó là khả năng cạnh tranh nội khối, rào cản kỹ thuật và về sinh dịch tễ,
sở hữu trí tuệ... Đơn cử như việc đối mặt với sức ép cạnh tranh gay gắt của
hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nội địa, nội khối.
Việt Nam xuất khẩu chủ yếu càphê nhân Robusta ra thế giới, còn xuất
khẩu càphê hòa tan và chế phẩm từ càphê chiếm tỷ lệ không nhiều.
Các nước đối tác của Việt Nam trong CPTPP, RCEP khơng hồn tồn
là các nước nhập khẩu càphê để tiêu dùng mà một số nước còn trồng, sản
xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm càphê như Malaysia, Mexico, Peru,
Indonesia, Philippines.
15


Bởi vậy sẽ có sự cạnh tranh ngay trong nội khối. Do đó, nếu khơng sản
xuất bền vững, đổi mới cơng nghệ chế biến thì rất khó cạnh tranh và sẽ mất
thị trường xuất khẩu, thậm chí thua ngay trên sân nhà.
Các cam kết về sở hữu trí tuệ trong EVFTA cũng là một thách thức đối

với ngành hàng càphê Việt Nam.
Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (lạm dụng chỉ dẫn địa lý hay
nhãn hiệu) diễn ra tương đối phổ biến ở Việt Nam sẽ là một trong những nguy
cơ cao dẫn đến vi phạm cam kết sở hữu trí tuệ trong EVFTA...
Ngành cà phê có triển vọng tích cực. Tuy nhiên, để nắm bắt những cơ
hội và vượt qua thách thức theo các đại biểu có 3 việc cần thực hiện.
Đầu tiên là phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững, chất lượng
cao và đặc sản. Các vùng nguyên liệu sẽ góp phần phát triển công nghiệp chế
biến, thu hút đầu tư vào ngành cà phê, gia tăng giá trị xuất khẩu, đáp ứng các
tiêu chuẩn rào cản kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như các cam
kết về phát triển bền vững, thúc đẩy tiêu dùng càphê trong nước.
Cùng đó, nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các chương trình
đầu tư, nâng cấp, đổi mới cơng nghệ chế biến, chuyển giao cơng nghệ mà
nhóm doanh nghiệp này đang rất có nhu cầu.
Điều này sẽ tạo cơ hội đưa dịng vốn vào chế biến sâu, nâng cao năng
lực cho doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới, nâng cao khả năng cạnh tranh
trên sân nhà cũng như thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh đó, thúc đẩy tiêu dùng cà phê trong nước cũng là một cách để
kích thích phát triển cơng nghiệp chế biến cà phê, vùng nguyên liệu chất
lượng cao, đặc sản, giảm sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài trong trường
hợp biến động giá hoặc phịng vệ thương mại.
Hình 1: Thuế suất đối với Việt Nam trên thế giới

16


3.2. Quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm cà phê tại thị
trường Hàn Quốc
Cơ sở để phân hạng chất lượng cà phê nhân sẽ dựa trên việc xác định tỷ
lệ các hạt lỗi, khuyết tật theo phương pháp cộng các điểm và chia trung bình

cho khối lượng mẫu, đồng thời xác định kích thước lỗ sàng (sàng 18, 16, 13)
của hạt cà phê nhân thông qua hệ thống máy móc chuyên dụng để phân loại
Hạng 1 (Grade 1), Hạng 2 (Grade 2), Hạng 3 (Grade 3).
5 tiêu chuẩn phổ biến trong các hợp đồng xuất khẩu cà phê bao gồm:
• Độ ẩm (M – Moisture): nhỏ hơn hoặc bằng 12,5%
• Tỷ lệ nhân lỗi hạt đen, vỡ (BB – Black& Broken beans): 2% max
• Tỷ lệ tạp chất (FM – Foreign Matter): 0.5 % max
• Quy cách đóng gói, bảo quản (Packaging): bao PP hoặc Jute bag –
60kg
• Khối lượng: 1 container 20ft (19,2 tấn)
Hàn Quốc nằm trong top 10 thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam
bên cạnh Đức, Mỹ, Ý và Tây Ban Nha. Hầu hết cà phê hạt của Việt Nam là
Robusta, nhờ hương vị mạnh, thơm nồng và giá rẻ, cà phê robusta của Việt
17


Nam đang thiết lập sự hiện diện vững chắc tại thị trường Hàn Quốc. So với
loại Arabica của Brazil có vị ngọt, nhẹ và giá thành cao hơn, loại Robusta của
Việt Nam cho vị cà phê đậm hơn và đôi khi hơi đắng. Thị phần cà phê
Robusta tăng là do nhu cầu của người tiêu dùng Hàn Quốc muốn thử vị cà
phê ngon và có giá thành thấp này.
Tiêu chuẩn Global Gap và hữu cơ Organic được các nhà nhập khẩu từ
Hàn Quốc yêu cầu khi mua cà phê xuất khẩu từ Việt Nam, tuy nhiên tùy theo
từng khách hàng riêng biệt, sự khác nhau về văn hóa ngơn ngữ sẽ có những
yêu cầu khắt khe khác nhau đặc biệt chú trọng đến tính cam kết, quy trình sản
xuất và kèm theo đó là uy tín của đối tác.
3.3. Những quy định phòng vệ thương mại mà doanh nghiệp cần nắm rõ
khi xuất khẩu hàng hố của mình sang thị RCEP
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 07/2022/TT-BCT gồm 4
Chương 15 Điều hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại

trong Hiệp định RCEP.
Cục Phòng vệ Thương mại sẽ phối hợp với các hiệp hội và địa phương
phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu rõ các quy định về phòng
vệ thương mại trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và
Thơng tư số 07/2022/TT-BCT nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng trong quá trình
tham gia Hiệp định.
Nội dung này được đưa ra tại Thông tư hướng dẫn thực hiện các biện
pháp phịng vệ thương mại trong RCEP mà Bộ Cơng Thương vừa ban hành
nhằm quy định về lĩnh vực phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP được
nêu tại Chương 7; trong đó, có một số vấn đề kỹ thuật phức tạp.
Cụ thể như quy định cấm áp dụng phương pháp tính tốn quy về 0
(zeroing), nghĩa vụ cơng bố các dữ kiện trọng yếu và xử lý thông tin mật

18



×