Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu và sự cần thiết
phải thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường Hàn Quốc
1.1. Tổng quan về xuất khẩu.
1.1.1. Những khái niệm liên quan đến xuất khẩu.
* Khái niệm xuất khẩu:
Cùng với sự phát triển của xã hội và tri thức nhân loại không ngừng mở
mang và kéo theo đó là sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Trong lĩnh vực sản xuất cũng có những tiến bộ vượt bậc, những phương
thức sản xuất tiên tiến, hình thức đa dạng, nên sản xuất hiện đại đã đạt được
những thành quả to lớn. Các quốc gia đã sản xuất được lượng hàng hóa với số
lượng lớn, chất lượng cao, hàng hóa sản xuất ra đã vượt khỏi tiêu dùng của
quốc gia, đồng thời nhu cầu về hàng hóa cũng ngày trở lên đa dạng hơn xuất
hiện nhu cầu trao đổi mua bán, dần dần nhu cầu đó đã vượt ra khỏi biên giới
lãnh thổ một quốc gia, do đó hoạt động trao đổi mua bán giữa các quốc gia
xuất hiện từ rất sớm và một trong hoạt động trao đổi đó ngày nay gọi là xuất
khẩu.
Như vậy xuât khẩu là hoạt động đưa hàng hóa dịch vụ ra khỏi phạm vi lãnh
thổ một quốc gia, hoặc những người tham gia mua bán trao đổi có quốc tịch
khác nhau. Ngày nay xuất khẩu được coi là một hình thức thâm nhập thị
trường nước ngoài hiệu quả bởi chi phí thấp lại ít rủ ro.
*Chủ thể tham gia xuất khẩu:
Chủ thể tham gia xuất khẩu rất đa dạng bao gồm các cá nhân, doanh
nghiệp, tổ chức và chính phủ của các nước.
*Hàng hóa xuất khẩu:
Hàng hóa xuất khẩu là tất cả các loại hàng hóa mà quốc gia đó có lợi thế, có
khả năng cạnh tranh trên thế giới, và có khả năng thu về lợi ích cho quốc gia
mình.
* Thị trường xuất khẩu :
Là thị trường của một quốc gia khác, có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xuất
khẩu và sản phẩm xuất khẩu này phải có khả năng cạnh tranh trên thị trường
đó, vì thế thị trường xuất khẩu cũng rất đa dạng phong phú , tùy vào hàng hóa
xuất khẩu mà thị trường xuất khẩu cũng khác nhau.
* Hoạt động xuất khẩu :
Hoạt động xuất khẩu là một trong những hoạt động ngoại thương của quốc
gia có vai trò rất quan trọng, to lớn đến sự phát triển, sống còn của quốc gia.
Vậy ta cần hiểu hoạt động xuất khẩu khác hoạt động tiêu thụ hàng hóa thông
thường ở chỗ nào?
Thứ nhất , người tiêu dùng và người sản xuất hàng xuất khẩu có quốc tịch
khác nhau,do đó có sự khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán, thói quen tiêu
dùng,…Vì vậy đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thì người sản xuất cần tìm
hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng.
Thứ hai, thị trường xuất khẩu rất phức tạp, chịu ảnh hưởng của rất nhiều
yếu tố như văn hóa, chính trị, pháp luật,…do vậy mang nhiều rủi ro hơn hoạt
động trao đổi thông thường.
Thứ ba, tiền sử dụng trong hoạt động xuất khẩu thường là ngoại tệ đối với
ít nhất một bên.
Thứ tư, các hoạt đỗng xuất khẩu thường liên quan đến rất nhiều vận
chuyển, thanh toán quốc tế,…đặc biệt các hoạt động này hàm chứa rủi ro rất
lớn khi vượt ra khỏi phạm vi biên giới một quốc gia. Do vậy , cần phải xem xét
đối tác trước khi ký kết hợp đồng xuất khẩu thường đi kèm theo các hợp đồng
khác như bảo hiểm , vận chuyển…
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu :
Hoạt động xuất khẩu được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng,
trong đó thường được thực hiện dưới một số hình thức chủ yếu sau:
1.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một quốc gia
cho một quốc gia khác.
Trong trường hợp doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là doanh nghiệp
thương mại không tự sản xuất ra sản phẩm thì việc xuất khẩu bao gồm hai
công đoạn:
+ Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu với các đơn vị, địa phương trong
nước.
+ Đàm phán ký kết với doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và thanh toán
tiền hàng với đơn vị bạn.
Phương pháp này có một ưu điểm lớn là trực tiếp gặp mặt thỏa luận dễ
đi đến thống nhất và ít gây hiểu lầm đáng tiếc.Do đó:
+ Giảm được chi phí trung gian do đó làm tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
+ Có nhiều điều kiện phát huy tính độc lập của doanh nghiệp.
+ Chủ động trong việc tiêu thụ hàng hoá sản phẩm của mình.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì phương thức này còn bộc lộ
một số những nhược điểm như:
+ Dễ xảy ra các rủi ro
+ Nếu như không có cán bộ xuất nhập khẩu có đủ trình độ và kinh nghiệm
khi tham gia ký kết hợp đồng ở một thị trường mới hay mắc phải sai lầm
gây bất lợi cho mình.
+ Khối lượng hàng hoá khi tham giao giao dịch thường phải lớn thì mới có
thể bù đắp được chi phí trong việc giao dịch.
Như khi tham gia xuất khẩu trực tiếp phải chuẩn bị tốt một số công việc.
Nghiên cứu hiểu kỹ về bạn hàng, đối tác, loại hàng hoá định mua bán, các
điều kiện giao dịch đưa ra trao đổi, cần phải xác định rõ mục tiêu và yêu cầu
của công việc. Lựa chọn người có đủ năng lực tham gia giao dịch, cần nhắc
khối lượng hàng hoá, dịch vụ cần thiết để công việc giao dịch có hiệu quả.
1.2.2.2. Xuất khẩu uỷ thác hay xuất khẩu gián tiếp :
Là hình thức bán hàng hóa của một quốc gia cho một quốc gia khác thông
qua trung gian.
Hình thức này bao gồm các bước sau:
+ Ký kết hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với đơn vị trong nước.
+ Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền hàng bên nước
ngoài.
+ Nhận phí uy thác xuất khẩu từ đơn vị trong nước.
Ưu điểm của phương thức này:
Những người nhận uỷ thác hiểu rõ tình hình thị trường pháp luật và tập
quán địa phương, do đó họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và thanh
tránh bớt uỷ thác cho người uỷ thác.
Đối với người nhận uỷ thác là không cần bỏ vốn vào kinh doanh tạo ra công
ăn việc làm cho nhân viên đồng thời cũng thu được một khoản tiền đáng kể.
Tuy nhiên, việc sử dụng trung gian bên cạnh mặt tích cực như đã nói ở trên
còn có những han chế đáng kể như :
- Công ty kinh doanh XNK mất đi sự liên kết trực tiếp với thị trường thường
phải đáp ứng những yêu sách của người trung gian.
- Lợi nhuận bị chia sẻ
1.2.2.3. Buôn bán đối lưu (Counter – trade)
Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa , trong
đó xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu , người bán đồng thời là người mua,
lượng hàng giao đi có có khối lượng tương ứng với với lượng hàng nhận về ,
mục đích của xuất khẩu không nhằm thu về ngoại tệ mà nhằm thu cề một
hàng hóa khác có gá trị tương đương.
Trong buôn bán đối lưu chú ý yêu cầu các bên tham gia buôn bán đối lưu
luôn luôn phải quan tâm đến sự cân bằng trong trao đổi hàng hoá. Sự cần
bằng này được thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Cân bằng về mặt hàng: mặt hàng quý đổi lấy mặt hàng quý, mặt hàng tồn
kho đổi lấy mặt hàng tồn kho khó bán.
- Cân bằng về giá cả so với giá thực tế nếu giá hàng nhập cao thì khi xuất
đối phương giá hàng xuất khẩu cũng phải được tính cao tương ứng và
ngược lại.
- Cân bằng về tổng giá trị hàng giao cho nhau:
- Cân bằng về điều kiện giao hàng: nếu xuất khẩu CIF phải nhập khẩu CIF.
1.2.2.4. Gia công quốc tế
Đây là một phương thức kinh doanh trong đó một bên gọi là bên nhận gia
công nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt
gia công) để chế biến ra thành phẩm giao cho bên đặt gia công và nhận thù
lao (gọi là phí gia công).
Đây là một trong những hình thức xuất khẩu đang có bước phát triển
mạnh mẽ và được nhiều quốc gia chú trọng và là hình thức phổ biến nhất ở
Việt Nam hiện nay. Bởi những lợi ích của nó
Đối với bên đặt gia công: Phương thức này giúp họ lợi dụng về giá rẻ,
nguyên phụ và nhân công của nước nhận gia công.
Đối với bên nhận gia công: Phương thức này giúp họ giải quyết công ăn
việc làm cho nhân công lao động trong nước hoặc nhập được thiết bị hay
công nghệ mới về nước mình, nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc
như Nam Triều Tiên, Thái Lan, Sinhgapo….
Mối quan hệ giữa bên nhận gia công và bên đặt gia công được xác định
bằng hợp đồng gia công. Hợp đồng gia công thường được quy định một số
điều khoản như thành phẩm, nguyên liệu, giá cả, thanh toán, giao nhận…
1.2.2.5. Hình thức tái xuất khẩu
Đây là một hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hoá trước
đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất.qua hợp đồng tái xuất
bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về số ngoại tệ lớn hơn số
ngoại tệ đã bỏ ra ban đầu.
Hợp đồng này luôn thu hút ba nước xuất khẩu, nước tái xuất, và nước nhập
khẩu. Vì vậy người ta gọi giao dịch tái xuất là giao dịck ba bên hay giao dịch
tam giác.( Triangirlar transaction)
Tái xuất có thể thực hiện bằng một trong hai hình thức sau:
Tái xuất theo đúng nghĩa của nó, trong đó hàng hoá đi từ nước xuất khẩu
đến nước tái xuất, rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất sang nước nhập
khẩu. Ngược chiều với sự vận động của hàng hoá là sự vận động của đồng
tiền đồng tiền được xuất phát từ nước nhập khẩu sang nước tái xuất và
nhanh chóng được chuyển sang nước xuất khẩu.
Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là doanh nghiệp có thể thu được lợi
nhuận cao mà không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng máy móc,
thiết bị, khả năng thu hồi vốn cũng nhanh hơn.
Kinh doanh tái xuất đòi hỏ sự nhạy bén tình hình thị trường và giá cả, sự
chính xác và chặt chẽ trong các hoạt động mua bán. Do vậy khi doanh nghiệp
tiến hành xuất khẩu theo phương thức này thì cần phải có đội ngũ cán bộ có
chuyện môn cao, ngoài ra chi phí vận chuyển của hình thức này cũng khá
lớn,rủi ro tương đối cao do phải mua đi bán lại
1.2.2.6. Hình thức chuyển khẩu
Đây thực chất là hình thức tái xuất trong đó hàng hóa từ nước xuất
khẩu được chuyển trức tiếp sang nước nhập khẩu. Nước táI xuất trả tiền chó
nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu. Ví dụ Singapore mua cá ba sa
của Việt Nam và bán cho Mỹ , thủ tục thanh toán cũng như hình thức tái xuất
khẩu nhưng hàng hóa được chở trực tiếp đến Hoa Kỳ chứ không phải trở qua
Singapore nữa.
Có 3 hình thức chuyển khẩu:
- Hàng từ nước xuất khẩu được chở thẳng sang nước nhập khẩu
- Hàng từ nước xuát khẩu được chở đến nước táI xuất nhưng không làm
thủ tục nhập vào nước tái xuất mà được chở sang nước nhập khẩu.
- Hàng được chở từ nước xuất khẩu sang nước tái xuất làm thủ túc nhập
vào kho ngoại quan ở nước tái xuất sau đó được xuất khẩu sang nước nhập
khẩu
Ưu điểm của hình thức này là rủi ro ít, vì nhà xuất khẩu chỉ chuyển hàng
sang nướ thứ 2 đóng vai trò như một người trung gian, vì thế xuất khẩu sẽ chi
sẻ rui ro một phần tuy nhiên cũng có hạn chế là như thế thì lợi nhuận thấp do
phải chia sẻ một phần lợi nhuận và các chi phí khác như vận tải, quá cảnh, lưu
kho…
1.2.2.7. Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức kinh doanh mới nhưng đang phát triển rộng rãi, do
những ưu việt của nó đem lại.
Đặc điểm của loại hình xuất khẩu này là hàng hoá không cần vượt qua biên
giới quốc gia mà khách hàng vẫn mua được. Do vậy nhà xuất khẩu không
cần phải thâm nhập thị trường nước ngoài mà khách hàng tự tìm đến nhà
xuất khẩu.
Mặt khác doanh nghiệp cũng không cần phải tiến hành các thủ tục như thủ
tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá …do đó giảm được chi phí khá lớn.
Trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay xu hướng di cư tạm thời ngày
càng trở nên phổ biến mà tiêu biểu là số dân đi du lịch nước ngoài tăng nên
nhanh chóng. Các doanh nghiệp có nhận thức đây là một cơ hội tốt để bắt
tay với các tổ chức du lịch để tiến hành các hoạt động cung cấp dịch vụ hàng
hoá để thu ngoại tệ. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể tận dụng cơ hội này
để khuếch trương sản phẩm của mình thông qua những khách du lịch nước
ngoài.
Mặt khác với sự ra đời của hàng loạt khu chế xuất ở các nước thì đây cũng
là một hình thức xuất khẩu có hiệu quả được các nước chú trọng hơn nữa.
Việc thanh toán này cũng nhanh chóng và thuận tiện.
1.2.3. Vai trò của xuất khẩu
* Xuất khẩu tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được các lợi thế so sánh
của mình
Mỗi quốc gia có hoàn cảnh lịch sử khác nhau, vị trí địa lý khác nhau,
những lợi thế khác nhau trong việc sản xuất kinh doanh một số loại hàng hóa
nhất định nào đó. Theo lý thuyết thương mại thì các quốc gia nên tập trung
chuyên môn háo snar xuất những sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh ,tức là
tập trung sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh sau đó trao
đổi buôn bán với quốc gia khác. Nhu thế sẽ đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn,
hơn nữa sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trương thế giới cũng tăng lên,
tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững hơn nhờ các nguồn lực được phân bổ
hiệu quả hơn. Đồng thời quá trình này cũng tạo ra cơ hội cho tất cả các nước
nhất là các nước đang phát triển vốn thường thua thiệt nhiều mặt so với các
nước phát triển, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở ứng dụng
thành quả của cuộc các mạng khoa học công nghệ trên thế giới.
* Xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ
Đối với nhiều quốc gia, phần lớn công nghệ, máy móc, những nguyên
nhiên vật liệu cần thiết phụ vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
thông qua còn đường chính là xuất- nhập khẩu
Hoạt động xuất khẩu thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, góp phần
tăng tích lũy vốn , mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế , tạo việc
làm, cải thiện đời sống nhân dân. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu là nguồn thu
ngoại tệ chủ yếu của quốc gia, ngoại tệ thu về sẽ là nguồn vốn quan trọng để
mua máy móc, thiết bị công nghệ…phục vụ cho sản xuất và công cuộc công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đông thời cũng là nguồn cung ngoại tệ ,
đảm bảo nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia đảm bảo duy trì ổn định kinh tế ,
chính trị và chống lạm phát.
* Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc nền sản xuất phát
triển
Các nhà xuất khẩu muốn hoạt động của mình đạt hiệu quả cao thì phải
thúc đảy xuất khẩu thông qua việc đáp ứng nhu cầu sản phẩm của thị trường
tức là xuất khẩu những gì mà thị trường thế giới cần, sản xuất kinh doanh
phải xuất phát từ nhu cầu thị trường. Khi nền kinh tế thế giới ngày càng phát
triển thì nhu cầu của con người về các sản phẩm ngày càng được nâng cao,
phong phú, đa dạng. Lúc đầu, khi kinh tế còn khó khăn thì chỉ mong ăn lo mặc
ấm nhưng khi kinh tế phát triển, đời sống được cải thiện thì không chỉ còn là
ăn no mặc ấm mà còn phải ăn ngon mặc đẹp. Chất lượng cuộc sống đã được
nâng lên, con người có nhu cầu về sản phẩm công nghệ,có hàm lượng lượng
công nghệ cao, cơ cấu cách ngành nghề cũng thay đổi.Theo lý thuyết nhu cầu
thì sau khi thỏa mãn vật chất,con người còn có nhu cầu nhu đi chơi, đi du lịch,
…tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ phát triển, cơ cấu chuyển dần tăng tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần nông nghiệp.
Ngoài ra, xuất khẩu còn kich thích thúc đẩy sản xuất. Các ngành xuất
khẩu tạo điều kiện cho các ngành ngành khác có cơ hộ phát triển thuận lợi
như các ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào, các ngành công nghiệp chế tạo
thiết bị, cách ngành phụ trợ hàng xuất khẩu.
Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiểu thụ, nhờ vậy mà sản
xuất có thể phát triển và ổn định. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng
cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cảI tạo và nâng
cao năng lực sản xuất troang nước, Điều này nhằm nói đến xuất khẩu là
phương tiện quan trọng tạo nguồn vốn và kỹ thuật công nghệ từ thế gới bên
ngoài vào trong nước nhằm hiện đại hóa nên kinh tế đá nước để tạo ra một
năng lực sản xuất mơi.
Để hàng xuất khẩu cạnh tranh được về giá cả và chất lương đòi hoi
chúng ta phải cơ cấu lại tổ chức sản xuất , hình thành cơ cấu sản xuất luôn
thích ứng được với những thay đoi của thị trường.Do đó xuất khẩu làm cho
doanh nghiệp càng ngày càng phát triển.
Xuát khẩu đòi hỏ các các doanh nghiệp phải luôn đỏi hỏi hoàn thiện công
tác quản lý sản xuát kinh doanh của mình.
* Xuất khẩu tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện
đời sống xã hội
Xuất khẩu tác động đến nhiều mặt của đời sống nhân dân .Khi sản xuất
phát triển, nhiều sản phẩm được xuất khẩu , quy mô sản xuất tăng lên thu hút
nhiều yếu tố đầu vào hơn, trong đó có yếu tố lao động. Người lao động có việc
làm , có thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, đồng thời cũng đẩy
lùi các tệ nạn xã hội.
Xuất khẩu còn tạo ra nguồn cốn để nhập khẩu hàn tiêu dùng thiếu yếu
phuc vụ đời sống và đáp ứng ngày càng phong phú nhu cầu của người dân,
người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn đa dạng sản phẩm , tiêp scaanj những sản
phẩm tốt, chất lượng cao.Đồng thời xuất khẩu tác độngtích cực trình độ tay
nghề của người sản xuất và thay dổi thới quen tiều dùng.
* Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại,
nâng cao địa vị kinh tế của quốc gia trên trường quốc tế
Quan hệ ngoại dao là cơ sở cho các hoạt độngthương mại phát triển
trong đó có xuất khẩu. Khi các quan hệ thương mai phat triển thì việc xuất
khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế thì gắn liên với nó là xuất sứ của sản
phẩm. Sản phẩm xuất khẩu ngày càng phát triển thì vị thế của quốc gia đó trên
trường quốc tế ngày một tăng lên. Mỗi bước phát triển của sản phảm xuất
khẩu là một bước tăng cường địa vị kinh tế của quốc gia đó.
Như vậy xuất khẩu có vai trò to lơn và rất quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế xã hội , góp phần vào ổn định chính trị của một quốc gia . Vì vậy
các quốc gia cần tích cực thúc đẩu xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới.
1.2.4. Nội dung của hoạt động xuất khẩu
1.2.4.1. Nghiên cứu thị trường, xác định mặt hàng xuất khẩu
* Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới
Như chúng ta đã biết thị trường là nơi gặp gỡ của cung và cầu. Mọi hoạt
động của nó đều diễn ra theo đúng quy luật như quy luật cung cầu, giá cả,
giá trị….
Thật vậy thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền với sản xuất và
lưu thông, ở đâu có sản xuất thì ở đó có thị trường.
Để nắm rõ các yếu tố của thị trường, hiểu biết các quy luật vận động của
thị trường nhằm mục đích thích ứng kịp thời và làm chủ nó thì phải nghiên
cứu thị trườn. Nghiên cứu thị trường hàng hoá có ý nghĩa quan trọng sống
còn trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế, đặc biệt là công tác
xuất, nhập khẩu của mỗi quốc gia nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
Nghiên cứu và nắm vững đặc điểm biến động của thị trường và giá cả hàng
hoá thế giới là nền móng vững chắc đảm bảo cho các tổ chức kinh doanh
xuất khẩu hoạt động trên thị trường thế giơí có hiệu qủa cao nhất.
Để công tác nghiên cứu thị trường có hiệu quả chúng ta cầm phải xem xét
toàn bộ quá trình tái sản xuất của một ngành sản xuất hàng hoá, tức là việc
nghiên cứu không chỉ trong lĩnh vực lưu thông mà còn ở lĩnh vực phân phối,
tiêu dùng và sản xuất.
Các doanh nghiệp khi nghiên cứu thị trường cần phải nắm vững được thị
trường và khách hàng để trả lời tốt các câu hỏi của hai vấn đề là thị trường
và khách hàng doanh nghiệp cần phải nắm bắt được một số vấn đề sau:
* Thị trường đang cần mặt hàng gì?
Theo như quan điểm của Marketing hiện đại thì các nhà kinh doanh phải
bán cái mà thị trường cần chứ không phải cái mình có. Vì vậy cần phải
nghiên cứu về khách hàng trên thị trường thế giới, nhận biết mặt hàng kinh
doanh của công ty. Trước tiên phải dựa vào nhu cầu tiêu dùng của khách
hàng như quy cách, chủng loại, kích cỡ, giá cả, thời vụ và thị hiếu cũng như
tập quán, thói quen của người tiêu dùng từng địa phương, từng ngành nghề,
từng lĩnh vực sản xuất. Từ đó xem xét các khía cạnh của hàng hoá trên thị
trường thể giới. Về mặt thương phẩm phải hiểu rõ giá trị hàng hoá, công
dụng,các đặc tính lý hoá, quy cách phẩm chất, mẫu mã bao gói. Để hiểu rõ
vấn đề này yêu cầu các nhà kinh doanh phải nhạy bén, có kiến thức chuyên
sâu và nhiều kinh nghiệm để dự đoán các xu hướng biến động trong nhu cầu
của thị trường.
Trong xu thế hiện nay, đòi hỏi việc nghiên cứu phải nắm bắt rõ mặt hàng
mình lựa chọn, kinh doanh đang ở trong giai đoạn nào trong chu kỳ sống của
sản phẩm trên thị trường, Bởi vì chu kỳ sống của sản phẩm gắn liền với việc
tiêuthụ hàng hoá đó trên thị trường, thông thường việc sản xuất gắn liền với
việc xuất khẩu những mặt hàng đang ở giai đoạn thâm nhập, phát triển là có
nhiều thuận lợi tốt nhất. Tuy nhiên đối với những sản phẩm đang ở giai
đoạn bão hoà hoặc suy thoái mà công ty có những biện pháp xúc tiến có hiệu
quả thì vẫn có thể tiến hành kinh doanh xuất khẩu và thu được lợi nhuận.
Tóm lại việc nghiên cứu mặt hàng thị trường đang cần là một trong những
yếu tố tiên phong cho hoạt động thành công của doanh nghiệp.
*Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng
Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá được giao dịch trên một
phạm vi thị trường nhất định trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.
Việc nghiên cứu dung lượng thị trường cần nắm vững khối lượng nhu cầu
của khách hàng và lượng dự trữ, xu hướng biến động của nhu cầu trong
từng thời điểm…..Cùng với việc nắm vững nhu cầutiêu dùng của khách hàng
là phải nắm vững khả năng cung cấp của các đối thủ cạnh tranh và các mặt
hàng thay thế, khả năng lựa chọn của khách hàng.
Như chúng ta đã biết dung lượng thị trường không phải là cố định, nó luôn
thay đổi biến động theo thời gian, không gian dưới sự tác động của nhiều
yếu tố khác nhau. Căn cứ theo thời gian người ta có thể chia các nhân tố ảnh
hưởng thành ba nhóm sau:
- Các nhân tố có ảnh hưởng tới dung lượng thị trường có tính chất chu kỳ
như tình hình, thời vụ, kinh tế
- Các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến sự biến động của thị trường như phát
minh, sáng chế khoa học, chính sáchphap luật của nhà nước …
- Các nhân tố ảnh hưởng tạm thời với dung lượng thị trường như đầu cơ
tích trữ, hạn hán, đình công, thiên tai …..
Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố phải thấy được nhóm các
nhân tố tác động chủ yếu trong từng thời kỳ và xu thế của thời kỳ tiếp theo
để doanh nghiệp có biện pháp thích ứng cho phù hợp . Kể cả hoạch định đi
tắt đón đầu những công nghệ tiên tiến
* Nghiên cứu giá cả các loại hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng.
Trong thương mại giá trị giá cả hàng hoá được coi là tổng hợp được bao
gồm giá vốn của hàng hoá, bao bì, chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm và
các chi phí khác tuỳ theo các bước thực hiện và theo sự thoả thuận giữa các
bên tham gia.
Để có thể dự đoán một cách tương đối chính xác về giá cả của hàng hoá
trên thị trường thế giới.Trước hết phải đánh giá một cách chính xác các