Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

phân tích lợi thế cạnh tranh gỗ của Việt Nam xuất Khẩu sang mỹ với trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.84 KB, 61 trang )



-









































BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2011”
TÊN CÔNG TRÌNH:
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU ĐỒ
GỖ VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ









TÓM TẮT ĐỀ TÀI
o Lý do chọn đề tài
Từ sau khi hình thành vào năm 1975, ngành công nghiệp gỗ và đồ gỗ tại
Việt Nam không ngừng lớn mạnh và tới nay đã trở thành một trong những
ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực tại Việt Nam ( đứng thứ ba sau dệt
may và giày dép). Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là ngành công
nghiệp này ở nước ta vẫn còn rất nhỏ lẻ và manh mún, số lượng doanh
nghiệp nhỏ và vừa công nghệ non kém còn rất nhiều, một số doanh
nghiệp đạt yêu cầu về công nghệ thì đa số là các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài. Thêm vào đó là sự thiếu hụt trong nguồn nhân lực và sự
yếu kém trong công tác marketing đã và đang tước đi rất nhiều cơ hội của
ngành công nghiệp này.
o Mục tiêu nghiên cứu
Tập thể nhóm đã nỗ lực thực hiện bài nghiên cứu này trước là để phân
tích những ưu và nhược điểm trong sản xuất và cung ứng, sau là trên nền
bức tranh sáng tối ấy, chúng em đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy
những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế trong ngành chế biến và
xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam.
Những giải pháp này được đề xuất dưới dạng một chiến lược Marketing
hoàn chỉnh (bao gồm cả 4P) và một số biện pháp nhằm khắc phục những
hạn chế nội tại trong các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ ở Việt Nam
o Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chúng em thực hiện các phương pháp sau đây
để thu thập thông tin.


- Thông tin thứ cấp: Thông qua một số các bài viết trên các nguồn như báo
tạp chí chuyên ngành có đề cập đến hoạt động xuất khẩu, internet và
truyền hình.
- Thông tin sơ cấp: Chúng em có thực hiện một cuộc điều tra khảo sát về ý

muốn của người tiêu dùng tại các tiểu bang của nước Mỹ.
Phỏng vấn các anh chị phụ trách mảng Kinh Doanh xuất nhập khẩu và
mảng Marketing tại các công ty sản xuất đồ gỗ xuất khẩu lớn trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
o Nội dung nghiên cứu
Bài viết nghiên cứu các công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ hiện có mặt
tại Việt Nam, trọng tâm là các sản phẩm , các chiến lược xuất khẩu và
Marketing của họ.
Đề tài chỉ giới hạn trong các số liệu nghiên cứu từ năm 2006 đến nay.
o Đóng góp của đề tài
Trong đề tài này, chúng em có đề xuất một ý tưởng mới về sản phẩm đồ
gỗ là đồ gỗ tự lắp ghép, sau điều tra nhu cầu thị trường tại Hoa Kỳ, loại
đồ gỗ này được đa số các ứng viên yêu thích.
o Hướng phát triển của đề tài
Hướng phát triển của đề tài là đi sâu hơn vào việc đánh giá tiềm năng của
ý tưởng xuất khẩu đồ gỗ tự lắp ghép sang thị trường Mỹ, cũng như đề
xuất thêm các giải pháp marketing khác cho sản phẩm này.


MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 3
1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh. 3
2. Mô hình kim cương Porter 3
2.1 Những điều kiện về năng lực 3
2.2 Những điều kiện và nhu cầu 4
2.3 Những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan. 4
2.4 Chiến lược, cấu trúc của các xí nghiệp và sự cạnh tranh 4
2.5 Vai trò về cơ hội, vận may rủi 4

2.6 Vai trò của chính phủ 5
3. Khái niệm về Marketing và Marketing quốc tế. 5
4. Vai trò của marketing quốc tế 5
5. Các loại hình marketing quốc tế 6
5.1 Marketing Xuất Khẩu (Export Marketing). 6
5.2 Marketing tại nước sở tại (The Foreign Marketing). 6
5.3 Marketing đa quốc gia (Multinational Marketing). 7
6. Các chiến lược Marketing-mix quốc tế. 7
6.1 Chiến lược sản phẩm và xúc tiến quốc tế 7
6.2 Chiến lược về giá. 7
6.3 Chiến lược phân phối. 7
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM 8
1. Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam 8
2. Phân tích điểm mạnh yếu của đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình kim cương
Porter 8
2.1 Yếu tố thâm dụng. 8
2.2 Ngành công nghiệp phụ trợ. 15
2.3 Yếu tố nhu cầu 18


2.4 Chiến lược cơ cấu cạnh tranh của các công ty. 21
2.5 Vai trò của chính phủ 22
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG MỸ 24
1. Thị trường và phân khúc thị trường 24
1.1 Kinh tế 24
1.2 Hệ thống luật pháp: 24
1.3 Về hệ thống thuế 30
1.4 Thủ tục hải quan. 31
1.5 Các rào cản thị trường phi luật pháp. 31
1.6 Hệ thống phân phối. 32

1.7 Đối thủ cạnh tranh. 32
1.8 Phân khúc thị trường 33
2. Phân tích SWOT về hoạt động marketing khi xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vào
Hoa Kỳ 33
2.1 Điểm mạnh 33
2.2 Điểm yếu. 34
2.3 Cơ hội 34
2.4 Thách thức 36
2.5 SWOT 36
CHƯƠNG IV CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 39
1. Chiến lược sản phẩm 39
2. Đánh giá tính khả thi của chiến lược. 41
3. Giải pháp hỗ trợ thực hiện. 42
3.1 Về bộ máy Marketing của công ty 42
3.2 Về bộ phận thiết kế. 43
3.3 Thực hiện việc giảm chi phí sản xuất. 44
3.4 Gia nhập chuỗi liên kết đồ gỗ toàn cầu. 45
3.5 Tham gia hội chợ tại Hoa Kỳ. 45


3.6 Giải pháp mua hàng từng bước 47
KẾT LUẬN 47
1

LỜI GIỚI THIỆU

1. Lý do chọn đề tài
Từ sau khi hình thành vào năm 1975, ngành công nghiệp gỗ và đồ gỗ tại Việt
Nam không ngừng lớn mạnh và tới nay đã trở thành một trong những ngành

công nghiệp xuất khẩu chủ lực tại Việt Nam ( đứng thứ ba sau dệt may và giày
dép). Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là ngành công nghiệp này ở nước
ta vẫn còn rất nhỏ lẻ và manh mún, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa công
nghệ non kém còn rất nhiều, một số doanh nghiệp đạt yêu cầu về công nghệ thì
đa số là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó là sự thiếu hụt
trong nguồn nhân lực và sự yếu kém trong công tác marketing đã và đang tước
đi rất nhiều cơ hội của ngành công nghiệp này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tập thể nhóm đã nỗ lực thực hiện bài nghiên cứu này trước là để phân tích
những ưu và nhược điểm trong sản xuất và cung ứng, sau là trên nền bức tranh
sáng tối ấy, chúng em đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh
và khắc phục những hạn chế trong ngành chế biến và xuất khẩu đồ gỗ ở Việt
Nam.
Những giải pháp này được đề xuất dưới dạng một chiến lược Marketing hoàn
chỉnh (bao gồm cả 4P) và một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế nội
tại trong các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ ở Việt Nam.
3. Đối tượng và giới hạn của để tài.
Là các công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ hiện có mặt tại Việt Nam. Cùng với
sản phẩm và các chiến lược xuất khẩu và Marketing của họ.
Đề tài chỉ giới hạn trong các số liệu nghiên cứu từ năm 2006 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu.
2

Trong quá trình nghiên cứu chúng em thực hiện các phương pháp sau đây để thu
thập thông tin.
- Thông tin thứ cấp: Thông qua một số các bài viết trên các nguồn như báo tạp
chí chuyên ngành có đề cập đến hoạt động xuất khẩu, internet và truyền hình.
- Thông tin sơ cấp: Chúng em có thực hiện một cuộc điều tra khảo sát về ý
muốn của người tiêu dùng tại các tiểu bang của nước Mỹ.
Phỏng vấn các anh chị phụ trách mảng Kinh Doanh xuất nhập khẩu và mảng

Marketing tại các công ty sản xuất đồ gỗ xuất khẩu lớn trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh.
5. Tính mới của đề tài.
Trong đề tài này, chúng em có đề xuất một ý tưởng mới về sản phẩm đồ gỗ là đồ
gỗ tự lắp ghép, sau điều tra nhu cầu thị trường tại Hoa Kỳ, loại đồ gỗ này được
đa số các ứng viên yêu thích.
6. Cấu trúc đề tài.
Đề tài gồm có 6 phần
Phần 1: Giới thiệu khái quát về đề tài.
Phần 2: Chương 1, cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh và Marketing quốc tế.
Phần 3: Chương 2, giới thiệu về ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam
Phần 4: Chương 3, phân tích thực trạng đồ gỗ Việt Nam.
Phần 5: Chương 4, đề xuất chiến lược và giải pháp.
Phần 6: Kết luận.
3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh.
Theo như Kinh Tế Học cổ điển, lợi thế cạnh tranh là thứ đến từ sự sẵn có tài
nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, lãi suất, hay giá trị tiền tệ của một quốc gia.
Thực tế không phải như vậy, theo Porter khả năng cạnh tranh của một quốc gia
phụ thuộc và năng lực của các ngành của quốc gia đó trong việc đổi mới và
nâng cap, còn các công ty tạo ra được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh giỏi
nhất trên thế giới là do áp lực và thách thức. Các công ty này hưởng lợi từ việc
có những đối thủ cạnh tranh mạnh ở trong nước, các nhà cung ứng nội địa năng
động, và những khách hàng trong nước có nhu cầu.
Lợi thế cạnh tranh được tạo ra và duy trì thông qua một quá trình địa phương hóa
cao độ; không một quốc gia nào có thể cạnh tranh tại mọi hay thậm chí phần lớn
các ngành. Cuối cùng, các nước thành công trong các ngành cụ thể bởi vì môi

trường nội địa của các nước đó hướng về tương lai nhất, năng động nhất và thách
thức nhất.
2. Mô hình kim cương Porter
Liên quan đến lợi thế cạnh tranh quốc tế, Michael Porter đã đưa ra lý thuyết nổi
tiếng là mô hình Kim Cương. Mô hình Kim Cương của Porter đặt trên cơ sở những
yếu tố xác định riêng của bốn yếu tố và 2 yếu tố biến thiên bên ngoài, những yếu tố
xác định bao gồm:
2.1. Những điều kiện về năng lực
- Số lượng, kỹ năng và những chi phí về nhân lực
- Sự phong phú chất lượng và chi phí của những tài nguyên của quốc gia
- Vốn kiến thức của quốc gia: nền khoa học kỹ thuật và những am hiểu thị
trường ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng hàng hoá và dịch vụ
- Số lượng và chi phí về vốn có sẵn đối với ngành công nghiệp tài chính
4

- Chủng loại, chất lượng và chi phí sử dụng các cơ sở hạ tầng: hệ thống giao
thông vận chuyển quốc gia, hệ thống truyền thông, hệ thống chăm sóc sức
khỏe.
- Những yếu tố khác tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống trong nước.
2.2. Những điều kiện và nhu cầu
- Sự cấu thành của các nhu cầu tại thị trường địa phương mà nó phản ánh bởi
các khía cạnh thị trường, tính chất tinh vi của người mua và nhu cầu của
người mua tại thị trường địa phương tốt như thế nào đối với những người
mua khác tại thị trường nước khác
- Kích cỡ và mức phát triển về nhu cầu tại một nước
- Những cách làm cho nhu cầu nội địa được quốc tế hoá và đưa những sản
phẩm và dịch vụ ra nước ngoài.
2.3. Những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan.
Những ngành công nghiệp liên quan mang tính cạnh tranh quốc tế có thể phối
hợp và chia sẻ các hoạt động trong chuỗi mắc xích khi nó cạnh tranh, tiến nhanh

đến chi phí sản xuất hiệu quả.
2.4. Chiến lược, cấu trúc của các xí nghiệp và sự cạnh tranh
- Bao gồm các cấp để điều hành xí nghiệp và được chọn để cạnh tranh
- Những mục tiêu mà các công ty cũng như những nhân viên và các nhà quản
lý tìm kiếm để đạt được
- Những kình địch cạnh tranh nội địa và những sáng tạo và sự bền bỉ về những
ưu thế cạnh tranh trong từng ngành công nghiệp.
Bốn yếu tố xác định về những ưu việt của một quốc gia tạo nên môi trường cạnh
tranh của các ngành công nghiệp. Tuy vậy 2 yếu tố khác: những cơ hội, vận may
rủi và chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng:
2.5. Vai trò về cơ hội, vận may rủi
Những sự kiện về vận may rủi có thể xoá bỏ những ưu thế của 1 số nhà cạnh
tranh ở một vị thế cạnh tranh tổng thể bởi những phát triển như: những phát
5

minh mới, những quyết định về chính trị của các chính phủ nước ngoài, các cuộc
chiến tranh, các thay đổi quan trọng trong các thị trường tài chính thế giới…
2.6. Vai trò của chính phủ
Chính phủ có thể tác động đến tất cả 4 yếu tố xác định qua các hành động như:
trợ cấp, chính sách giáo dục, các quy định hay bãi bỏ các quy định trong thị
trường vốn, thành lập các tiêu chuẩn và quy định về sản phẩm địa phương, mua
các hàng hoá và dịch vụ, các luật thuế, và các quy định về chống độc quyền.
3. Khái niệm về Marketing và Marketing quốc tế.
Trong cuốn Marketing Manager của mình, Giáo sư Philip Kotler đã đưa ra định
nghĩa về Marketing như sau: “Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội,
nhờ đó cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc
tạo ra chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác”. Như
vậy theo giáo sư, Marketing là một hoạt động xã hội chứ không hạn chế là hoạt
động kinh tế như một số định nghĩa trước đây, góp phần giúp con người thõa mãn
những nhu cầu và mong muốn mà họ đã và đang đặt ra.

Khái niệm Marketing quốc tế chỉ khác Marketing ở chổ hàng hóa và dịch vụ phải
được tiếp thị và đưa ra khỏi phạm vi của một quốc gia. Điều này có nghĩa là người
làm Marketing quốc tế buộc phải đối diện với một môi trường đa chính trị và đa văn
hóa, phức tạp hơn nhiều so với Marketing nội địa, vì thế, nó đòi hỏi một sự thay đổi
lớn trong cách quản trị Marketing, giải quyết các trở ngại, thành lập và thực hiện các
chính sách Marketing quốc tế.
4. Vai trò của marketing quốc tế
- Mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
- Thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
- Hạ gục đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước ngoài.
- Đảm bảo lợi nhuận về dài hạn.
6

5. Các loại hình marketing quốc tế
Marketing quốc tế gồm có 3 dạng:
5.1. Marketing Xuất Khẩu (Export Marketing).
Ðây là hoạt động Marketing nhằm giúp các doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu ra
thị trường bên ngoài. Như vậy, Marketing xuất khẩu khác Marketing nội địa bởi vì
nhân viên tiếp thị (marketer) phải nghiên cứu nền kinh tế mới với môi trường chính
trị, luật pháp, văn hóa xã hội đều khác với các điều kiện trong nước, buộc doanh
nghiệp phải thay đổi chương trình Marketing trong nước của mình nhằm đưa hàng
hóa thâm nhập thị trường nước ngoài.
Các hoạt động Marketing Xuất Khẩu bao gồm:
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của công ty về năng lực quản lý, sản xuất, kỹ
thuật, tổ chức… để kết luận công ty có khả năng xuất khẩu không.
- Phân tích và nhận dạng sản phẩm dành cho xuất khẩu, tiến hàng cải tiến chất
lượng, bao bì, nhãn hiệu và dịch vụ cho phù hợp với việc xuất khẩu.
- Nhận dạng thị trường xuất khẩu sản phẩm triển vọng.
- Xếp hạng các thị trường xuất khẩu sản phẩm triển vọng.
- Nghiên cứu các thị trường đã chọn ra.

- Xây dựng chiến lược Marketing cho thị trường đã chọn.
- Hoàn thiện, bổ sung chiến lược Marketing tránh các rủi ro có thể có.
- Thử nghiệm và kiểm tra việc thực hiện chiến lược Marketing.
5.2. Marketing tại nước sở tại (The Foreign Marketing).
Đó là hoạt động Marketing bên trong các quốc gia mà ở đó Công ty đã thâm nhập.
Marketing này không giống Marketing trong nước vì chúng ta phải đương đầu với
một loại cạnh tranh mới, cách ứng xử của người tiêu thụ cũng khác, hệ thống phân
phối, quảng cáo khuyến mãi khác nhau và sự việc càng phức tạp hơn nữa vì mỗi
quốc gia đều có môi trường Marketing khác nhau, thử thách quan trọng ở đây là các
Công ty phải hiểu môi trường khác nhau ở từng nước để có chính sách phù hợp, đó
là lý do tại sao các chuyên viên Marketing cao cấp thành công ở một nước này
nhưng lại rất ngán ngại khi có yêu cầu điều động sang một nước khác.
7

5.3. Marketing đa quốc gia (Multinational Marketing).
Nhấn mạnh đến sự phối hợp và tương tác hoạt động Marketing trong nhiều môi
trường khác nhau. Nhân viên Marketing phải có kế hoạch và kiểm soát cẩn thận
nhằm tối ưu hóa sự tổng hợp lớn nhất là tìm ra sự điều chỉnh hợp lý nhất cho các
chiến lược Marketing được vận dụng ở từng quốc gia riêng lẻ.
6. Các chiến lược Marketing-mix quốc tế.
6.1. Chiến lược sản phẩm và xúc tiến quốc tế.
SẢN PHẨM
Không thay đổi Thích nghi
Không
thay dổi
1. Mở rộng đơn giản 3. Thích nghi về sản
phẩm
5. Tạo sản
phẩm mới
Thích

nghi
2. Thích nghi về xúc
tiến
4. Thích nghi kép

6.2. Chiến lược về giá.
Khi thực hiện việc kinh doanh quốc tế, các công ty phải rất chú ý đến việc kiểm
soát giá vì đây là một trong những công cụ cạnh tranh hiệu quả nhất, hơn nữa,
các nhà phân phối trung gian vì muốn tăng lợi nhuận thường rất hay tăng giá.
6.3. Chiến lược phân phối.
Người làm kinh doanh quốc tế nhất thiết phải nghiên cứu về hệ thông phân phối
vì hệ thống phân phối ở các nước khác nhau thì hoàn toàn không giống nhau,
hơn nửa, tại một số nước thì hệ thống phân phối địa phuong là hoàn toàn không
hiệu quả.
Hình 1.1 Hình thức phân phối quốc tế.
Nhà sản
xuất
Nh
ững tổ chức
quốc tế của các
nhà s
ản xuất

Các kênh phân
phối quốc tế
Kênh phân
phối địa
phương

Ngư

ời ti
êu
dùng hay
ngư
ời mua

XÚC TIẾN
8

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM
1. Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam
Số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần
đây. Hiện cả nước có trên 3.000 doanh nghiệp (công suất từ 200 m3 gỗ tròn/năm).
Ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ đã có bước phát triển vượt bậc. Sản phẩm
gỗ đã giữ vị trí số 4 trong 10 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên,
thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam dường như vẫn chưa có chỗ đứng trên thị
trường thế giới.
Sản phẩm gỗ Việt Nam năm 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu 3,4 tỷ USD, có mặt tại
120 thị trường trên thế giới, kể cả những thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản
Xuất khẩu vào thị trường Mỹ đạt kim ngạch lớn nhất, với tốc độ tăng trưởng trung
bình giai đoạn 2003 - 2007 khoảng 176%, chiếm khoảng 38% so với tổng kim
ngạch xuất khẩu. Tiếp đó là thị trường EU, với kim ngạch chiếm 28 - 30%.
Tuy có sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu nhưng chất lượng tăng trưởng sản
phẩm gỗ Việt Nam còn thấp. Tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam phát
sinh không hoàn toàn từ đổi mới công nghệ sản xuất. Trên 90% sản phẩm gỗ Việt
Nam phải bán qua khâu trung gian và chủ yếu được sản xuất, gia công, chế biến
theo sự đặt hàng và thiết kế mẫu từ khách hàng nước ngoài.
2. Phân tích điểm mạnh yếu của đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình kim
cương Porter
2.1. Yếu tố thâm dụng.

2.1.1. Các yếu tố cơ bản.
2.1.1.1. Tài nguyên rừng:
Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp nên diện tích đất chủ yếu dành để phát triển
nông nghiệp, trong đó có trồng rừng và khai thác rừng.Tổng diện tích đất tự nhiên
của Việt Nam là 32,9 triệu ha, rừng chiếm 10,9 triệu ha, trong đó 1,5 triệu ha là rừng
trồng.Tây Nguyên có diện tích rừng lớn nhất cả nước với 2,37 triệu ha. Do đất nước
ta trải dài từ Bắc xuống Nam và điạ hình với nhiều cao độ khác nhau so với mực
nước biển nên rừng phân bố trên khắp các dạng địa hình, với nét độc đáo của vùng
9

nhiệt đới và rất đa dạng: có nhiều rừng xanh quanh năm, rừng già nguyên thủy, rừng
cây lá rộng, rừng cây lá kim, rừng thứ cấp, truông cây bụi và đặc biệt là rừng ngập
mặn với nhiều sản phẩm gỗ được khai thác đạt chất lượng cao. Đặc biệt Việt Nam
còn được mệnh danh là rừng vàng biển bạc
Mặc dù vậy, nguồn nguyên liệu trong nước chỉ mới đáp ứng được 20-30% nhu cầu,
đồng thời Chính phủ cũng giới hạn sản lượng khai thác gỗ hàng năm trong khoảng
150.000 - 200.000 m3/năm, đó là thách thức lớn đối với ngành gỗ từ nay đến năm
2010.Bởi lẽ phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu làm cho lợi thế cạnh
tranh về giá càng giảm,từ đó giảm sức cạnh tranh trên thị trường.
2.1.1.2. Lao động:
Vịêt nam đứng thứ 13 trên thế giới về dân số với 86 triệu dân ; dân số trẻ với 65%
dưới 35 tuổi. Vì vậy có nguồn lao động dồi dào, nhân công giá rẻ. Hiện nay, cả
nước có hơn 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu gỗ, sử dụng khoảng
170.000 lao động. Ngành chế biến gỗ Việt Nam tăng mạnh không chỉ về số lượng
nhà máy, quy mô sản xuất mà còn ở việc đầu tư thiết bị hiện đại để nâng cao chất
lượng sản phẩm, cạnh tranh trên bình diện quốc tế. Nhưng tất cả còn thiếu và yếu,
chưa đáp ứng được sự phát triển của ngành đang là bài toán khó giải khi Việt Nam
chưa có đủ các trường đào tạo nghề, bản thân doanh nghiệp cũng không đủ khả
năng tự đào tạo.
Bà Nguyễn Thị Điền, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bình Dương nói, Bình Dương

hiện là trung tâm chế biến gỗ xuất khẩu lớn nhất cả nước thế nhưng cũng không
tránh khỏi những khó khăn về nhân lực. Đây là vấn đề lớn của ngành gỗ, việc thiếu
cả công nhân lành nghề lẫn cán bộ quản lý khiến cho năng suất lao động thấp, hiệu
quả sản xuất không cao. Điều này sẽ hạn chế sức cạnh tranh với các doanh nghiệp
trong khu vực. Ngành gỗ Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị phần
gỗ trên thế giới. Cụ thể, trong ngành chế biến gỗ, bình quân một người làm ra chưa
được số sản lượng tương đương 10.000 USD/năm, trong khi ở Trung Quốc con số
này đã là 15.000 USD/năm. Chính điều này khiến doanh nghiệp khó trả lương cao
cho nhân viên để giữ chân họ. Nếu không giải quyết nhanh vấn đề này chúng ta sẽ
10

phải đối mặt với thách thức lớn hơn ngay tại thị trường trong nước khi tới năm
2010, hàng rào thuế quan bi dỡ bỏ. Sản phẩm gỗ của các nước sẽ vào Việt Nam tự
do và bình đẳng.
Do quy mô sản xuất tăng đột biến, ngành xuất đồ gỗ đã thu hút hơn 170.000 lao
động. Hiện nay còn cần khoản 30.000 lao động nữa.Trong khi đó, cả nước hiện chỉ
có 5 trường dạy nghề lâm nghiệp, nhưng chỉ có duy nhất trường Hà Nam dạy chế
biến gỗ. Thiếu nhân lực tác động đến giá nhân công ngành này tăng lên đáng kể,
thậm chí có nơi phải trả mức lương gấp đôi để giữ được nhân công, dẫn đến chi phí
sản phẩm tăng lên.
Lợi thế cạnh tranh về giá do chi phí nhân công thấp cũng không phải là điểm tốt
trong thời điểm sắp tới bởi các thị trường chính của Việt Nam là EU, Mỹ đều rất
quan tâm đến các vấn đề đằng sau đó, chẳng hạn như sản phẩm gỗ đó có phải do tù
nhân sản xuất không, hoặc lô hàng đó có phải do lạm dụng lao động trẻ em hay
không, nguy cơ rủi ro từ sản phẩm đối với người sử dụng, tác dụng phụ từ sản
phẩm Đã có trường hợp đồ gỗ xuất khẩu Trung Quốc vào thị trường EU đã bị trả
lại vì bị nghi trong trường hợp như vậy. Mà xuất khẩu đồ gỗ vào hai thị trường này
đều tăng đều đặn và chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu, EU chiếm gần 28% và Mỹ là
trên 30%. Trong điều kiện hiện nay, sản phẩm không chỉ được đánh giá qua giá cả
thấp hay chi phí nhân công rẻ mà thị trường thế giới (đặc biệt là EU, Mỹ) còn quan

tâm đến người lao động, môi trường làm việc của họ, trách nhiệm xã hội, bảo vệ
môi trường
2.1.2. Yếu tố tăng cường.
2.1.2.1. Cơ sở hạ tầng.
Ngành giao thông vận tải của Việt Nam cũng ngày càng phát triển và hoàn thiện voi
đầy đủ các hệ thống đường:
Đường bộ (đường ô tô): Mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại hoá. Về
cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng.
Đường sắt: Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3143 km.
Đường sông:Chiều dài giao thông 11000 km.
11

Đường biển:Thuận lợi: đường bờ biển dài 3260 km, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió
và nhiều đảo, quần đảo ven bờ, nằm trên đường hàng hải quốc tế.
Đường hàng không:Là ngành non trẻ, nhưng có bước tiến nhanh.Đầu năm 2007, cả
nước có 19 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế.
Đường ống:Vận chuyển bằng đường ống ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển
của ngành dầu khí.
Bưu chính: Có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.Toàn bộ mạng lưới Bưu
chính Việt Nam có hơn 300 bưu cục với bán kính phục vụ là 5,85 km/ bưu cục,
khoảng 18 nghìn điểm phục vụ với mật độ bình quân 2,3 km/điểm và hơn 8000
điểm bưu điện – văn hoá xã
Viễn thông: Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc và đón đầu được các thành tựu kĩ
thuật hiện đại cao.Trước thời kì Đổi mới, mạng lưới và thiết bị viễn thông cũ kĩ, lạc
hậu; các dịch vụ viễn thông nghèo nàn. Những năm gần đây, Viễn thông Việt Nam
tăng trưởng với tốc độ cao, đạt mức trung bình 30%/năm. - Công tác nghiên cứu,
ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật, công nghệ mới, hiện đại đang được chú
trọng đầu tư. Sử dụng mạng kĩ thuật số, tự động hoá và đa dịch vụ.Mạng lưới viễn
thông nước ta tương đối đa dạng và không ngừng phát triển.
2.1.2.2. Vốn.

Mặc dù gặp khó khăn trong việc cho vay dài hạn từ các ngân hàng nhưng các công
ty sản xuất gỗ vẫn được vay vốn trung và ngắn hạn để hoạt động sản xuất kinh
doanh. Điển hình như ngân hàng Techcombank trong đại hội cổ đông mới đây đã
vạch ra chương trình thành lập một công ty bất động sản để hỗ trợ các doanh
nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gỗ, vốn được cung
ứng được cho các hoạt động đầu tư công nghệ, di dời nhà xưởng
Sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO), công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam càng thu hút sự quan tâm của
các nhà đầu tư nước ngoài, còn các nhà đầu tư trong nước thì mạnh dạn mở rộng sản
xuất với quy mô lớn. Công ty TNHH Công nghiệp gỗ Kaizer 100% vốn của Đài
Loan đầu tư vào Bình Dương từ năm 2003 đã sử dụng 2.800 công nhân, chế biến và
12

xuất khẩu 250 container đồ gỗ mỗi tháng. Tháng 5 vừa qua công ty này đã hoàn tất
đầu tư giai đoạn 3, đã sử dụng đến 7.000 công nhân và tăng năng lực xuất khẩu lên
tới 1.000 container sản phẩm mỗi tháng, trở thành nhà chế biến gỗ lớn nhất Việt
Nam hiện nay.
Các công ty trong nước cũng đã được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần,
phát hành cổ phiếu để thu hút vốn đầu tư và tăng cường quy mô sản suất với những
tên tuổi được cà nước và nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài biết tới như Khải Vy,
Trường Thành, Tiến Đạt, Đại Thành, Tiến Triển…Trong đó Công ty TNHH Khải
Vy từ 2 nhà máy ở TPHCM và Bình Định đã đầu tư nâng lên 4 nhà máy, sử dụng
4.800 công nhân, xuất khẩu mỗi tháng hơn 500 container đồ gỗ và đang đàm phán
mua thêm một nhà máy trị giá 25 triệu USD. Trong danh sách 10 doanh nghiệp xuất
khẩu đồ gỗ hàng đầu Việt Nam hiện nay có nhiều doanh nghiệp 100% vốn trong
nước, đã chứng tỏ sự vươn lên của các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước vốn lâu
nay thường bị xem là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.1.2.3. Khoa học kĩ thuật.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chỉ có các
doanh nghiệp FDI, liên doanh và một số doanh nghiệp trong nước có khả năng đầu

tư công nghệ, thiết bị tiên tiến có khả năng tự sản xuất theo thiết kế và có thể tìm
kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng. Còn lại, phần lớn các cơ sở chế
biến gỗ có công nghệ, thiết bị còn lạc hậu, chưa được đầu tư đúng mức về các công
đoạn như sấy gỗ, hoàn thiện bề mặt sản phẩm Các loại máy móc và trang thiết bị
chủ yếu được nhập từ Trung quốc, Đài Loan,một số ít được nhập từ Đức,
Nhật…Hiện nay do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường các doanh nghiệp sản xuất
đồ gỗ xuất khẩu cũng đã chủ động nhập khẩu khá nhiều thiết bị, máy móc hiện đại
như máy CMC, máy bào, máy định hình, máy sơn tĩnh điện từ các nước Châu Âu
để đảm bảo khả năng sản xuất hàng hóa đạt chất lượng, yêu cầu kỹ thuật như đã ký
trong các đơn hàng với khách.
13

2.1.2.4. Kiểu dáng, mẫu mã và chất lượng.
Chất lượng sản phẩm gỗ của Việt Nam ngày càng đươc nâng cao do chất lượng các
mặt hàng xuất khẩu hiện nay phải có nhiều tiêu chuẩn tốt mới có thể cạnh tranh
được với sản phẩm của các nước khác trên thế giới. Mẫu mã sản phẩm thì ngày càng
được cải tiến, đa dạng, nhất là các sản phẩm làm bang tay có độ tinh xảo cao.
Thực tế cho thấy, mẫu mã mà các công ty đồ gỗ nước ngoài tung ra thị trường rất
phong phú, nhiều chủng loại, kích cỡ khác nhau. Trong đó có nhiều mẫu được làm
theo các chủ đề và mỗi chủ đề đều mang nét riêng với kiểu dáng, màu sắc khác
biệt… Điều đáng nói là các loại sản phẩm này được làm theo dạng mô-đun nên có
thể lắp ráp, tháo rời ra từng mảnh, từng bộ phận, rất dễ dàng di chuyển trong không
gian hẹp.
Ngoài ra, nhiều đơn vị đồ gỗ còn “chiều thượng đế” của mình một cách tối đa khi
nhận thiết kế kiểu dáng, mẫu mã theo ý khách hàng, để sao cho sản phẩm làm ra
không chỉ phù hợp với phong cách của chủ nhân mà còn phù hợp với diện tích,
khung cảnh của căn nhà…
Đơn cử, hệ thống siêu thị nội thất Nhà Đẹp. Sản phẩm của Nhà Đẹp cũng bao gồm
tất cả vật dụng sinh hoạt và trang trí trong nhà. Riêng phòng khách đã có 5 dạng
salon để khách chọn lựa, ví như tuỳ theo không gian nhà và sở thích mà có loại 4

ghế rời, ghế đôi, ghế dài, ghế góc, hoặc bộ salon kiểu bàn thấp với 4 gối ngồi. Đối
với các chủ nhân năng động, trẻ trung thì đã có các bộ bàn ghế thanh lịch, hiện đại
như: Future, Strong… Ngược lại, khách ưa thích cổ điển thì có các bộ Movado,
Classic… Hay nếu thích phong cách Nhật Bản, khách hàng cũng có thể mua loại
bàn trà Manatel với nguyên liệu đóng bàn ghế, vải bọc đều nhập từ châu Âu…
So với thương hiệu ngoại, đồ gỗ nội có giá tương đối mềm (từ 6 đến 15 triệu
đồng/bộ). Ngoài salon, giường, đồ gỗ nội còn có các loại tủ trưng bày, tủ TV, tủ
góc, tấm bình phong, tranh treo tường, đèn góc, đèn bàn, bình hoa cùng hơn 1.000
vật dụng trang trí đa dụng khác nhau, giá từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng/sản
phẩm.
14

2.1.2.5. Kỹ năng người lao động :
Đội ngũ công nhân chế biến gỗ của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu của ngành.
Hiện lao động trong ngành chế biến gỗ còn chưa có ý thức tiết kiệm năng lượng,
nguyên liệu và đặc biệt là thiếu nhiều kỹ năng do chưa được đào tạo.Trong khoảng
170.000 lao động trong ngành gỗ thì mới chỉ có 3% lao động có trình độ đại học,
công nhân kỹ thuật chiếm 30%, còn lại là lao động phổ thông.
Nguyên nhân cũng là do Việt Nam chưa có đủ các trường đào tạo dạy nghề, kế đến
là sự phát triển của ngành khá nhanh trong 5-6 năm gần đây kéo theo nhiều nhà máy
chế biến gỗ ra đời khiến cho Cung nhân sự không theo kịp Cầu. Ngoài ra còn có
nhiều doanh nghiệp trong ngành không có khả năng tự huấn luyện lao động mà tập
trung vào việc thu hút lao động lành nghề từ các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó,
việc ra đời nhiều máy móc chế biến gỗ hiện đại đòi hỏi người sử dụng phải biết
nhiều hơn về cơ giới, máy tính, kỹ thuật số nên đòi hỏi người lao động phải được
đào tạo liên tục, song việc này cũng không dễ cho các doanh nghiệp thực hiện.
Chính vì vậy nhân lực cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu đang trở thành nỗi bức xúc
của nhiều doanh nghiệp.
Mặc dù vậy nhưng với số lượng người lao dộng đông đảo,siêng năng và tiếp thu
khoa học kỹ thuật khá nhanh thì trong tương lai chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu.

2.1.2.6. Tuân thủ mọi quy tắc xuất khẩu.
Theo như số liệu công bố trên website của Hội đồng Quản trị rừng thế giới (FSC),
đến cuối tháng 3/2008 Việt Nam có đến 151 nhà máy được cấp giấy chứng nhận
quản lí rừng bền vững FSC. Trong khi đó, Thái Lan mới được 8 nhà máy, Indonesia
có 59 và Malaysia là 66.
Dựa vào các con số nhà máy đạt chứng chỉ FSC có thể khẳng định rằng các doanh
nghiệp ngành chế biến gỗ Việt Nam làm ăn rất nghiêm túc không giống như những
gì mà bản báo cáo của EIA và Telapak đã từng cáo buộc Việt Nam là sử dụng gỗ
nhập lậu .
Hơn 70% nguồn nguyên liệu của ngành chế biến gỗ Việt Nam là được nhập khẩu từ
năm châu trên thế giới. Trong khi, ngay cả gỗ khai thác từ những khu rừng trồng
15

trong nước các doanh nghiệp cũng phải chứng minh được nguồn gốc rõ ràng của gỗ,
huống hồ chi là gỗ nhập khẩu từ nước ngoài vào. Thực tế phía Hải quan kiểm tra rất
chặt chẽ hoạt động xuất nhập sản phẩm gỗ. biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam.
2.2. Ngành công nghiệp phụ trợ.
Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, Việt Nam hiện đang là một trong
những quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ, và đang có mức tăng
trưởng đứng nhì thế giới. Đó là chưa kể việc chính phủ Trung Quốc áp dụng thuế
xuất khẩu cho sản phẩm gỗ từ 2007, tạo thêm thuận lợi mới cho ngành công nghiệp
chế biến gỗ - xuất khẩu Việt Nam, nên triển vọng đạt mức tăng trưởng cao nhất thế
giới trong những năm tới đây là có cơ sở.
Nhưng để đạt được mục tiêu như mong đợi, đó là cả một dây chuyền kết hợp của
các ngành hỗ trợ và các ngành liên quan khác như:ngành chế biến gỗ,ngành sơn gỗ,
keo dán gỗ; ngành giao thông vận tải,hệ thống thông tin liên lạc…
2.2.1. Ngành công nghiệp trồng rừng.
Mối lo lớn nhất của ngành gỗ nước ta là việc phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu
nhập ngoại, nguồn gỗ nhập khẩu lại không ổn định hoặc phải chịu chi phí rất cao.
80% nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam phải nhập khẩu. Nguyên liệu chiếm đến

60% giá sản phẩm, trong khi đó giá nguyên liệu nhập khẩu đắt hơn từ 30% đến 50%
so với gỗ của Việt Nam trong khi lợi thế về nhân công giá rẻ, chi phí sản xuất và
quản lý thấp của các doanh nghiệp trong nước đang dần mất đi. Đây là nguyên nhân
khiến những năm qua, mặc dù kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nước ta khá ấn tượng và
trở thành 1 trong 5 ngành hàng xuất khẩu chủ lực nhưng vẫn chưa được đánh giá
cao.
Giá gỗ nhập khẩu rất cao nhưng vẫn phải mua, vì vậy, nếu bỏ tiền ra trồng rừng thì
lợi nhuận sẽ cao hơn so với nhập khẩu gỗ nguyên liệu về chế biến. Các doanh
nghiệp da kiến nghị Nhà nước mạnh dạn giao tư nhân quản lý rừng; khuyến khích
các doanh nghiệp chế biến gỗ đầu tư trồng rừng trong vùng có nhà máy; tập trung
trồng rừng theo phương thức thâm canh để tự túc nguồn nguyên liệu gỗ vào năm
2020. Hiện Bình Định có liên doanh với Nhật trồng rừng, đã xây dựng nhà máy chế
16

biến dăm gỗ, Quảng Nam có 1 lâm trường quốc doanh vừa chuyển qua cổ phần
được sở hữu 6.000 ha rừng trồng, có mảng chế biến quy mô nhỏ, Một số doanh
nghiệp khu vực miền Trung - Tây Nguyên gần đây cũng qua Lào tìm thêm cơ hội
trồng rừng, Để chuẩn bị chiến lược phát triển lâm nghiệp. Cơ hội phát triển kinh tế
rừng nội địa cho các doanh nghiệp mạnh vẫn rất rộng cửa. Nếu làm tốt việc liên kết
trồng rừng nguyên liệu gắn với chế biến sản phẩm gỗ, sẽ tạo nguồn nguyên liệu ổn
định cho ngành chế biến sản phẩn gỗ xuất khẩu, từng bước tự túc được nguồn
nguyên liệu trong nước, giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến sản
phẩm gỗ cũng như nâng cao giá trị thu nhập cho các doanh nghiệp, hộ gia đình tham
gia trồng rừng. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất quan tâm đến việc tiết kiệm gỗ
nguyên liệu, đơn cử như Trương Thành đã trang bị cho mình dây chuyền máy lọng
profile CNC có thể tiết kiệm đến 20% nguyên liệu gỗ trong sản xuất.
2.2.2. Ngành cơ khí.
Bên cạnh tập trung giải quyết vấn đề nguồn gốc nguyên liệu của các doanh nghiệp,
thì các ngành phụ trợ, liên quan khác cũng có sức ảnh hưởng không nhỏ đến dây
chuyền chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ. Về phía ngành cơ khí Việt Nam, sau

một số năm bị thả nổi trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cơ khí có thời
kỳ “lao đao, suy kiệt” nay đang từng bước vươn dậy. Toàn ngành đã duy trì được
tốc độ tăng trưởng ở mức 13-14%/năm trong 3 năm trở lại đây, đây là một cố gắng
lớn của ngành cơ khí. Đặc biệt, kể từ năm 1998 đến nay, một số ngành hàng, sản
phẩm cơ khí đã tạo ra được sản phẩm có chất lượng, đủ sức cạnh tranh ngay trên sân
nhà và từng bước xuất khẩu, tiến tới hội nhập quốc tế.
2.2.3. Ngành sơn gỗ.
Để khắc phục sự tàn phá của thời gian ngành sơn gỗ, keo dán gỗ ra đời và ngày
càng trở nên phổ biến hơn. Ngành sơn gỗ tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong
khoảng 10 năm trở lại đây. Các công trình lớn như cao ốc văn phòng, khách sạn,
khu nghỉ dưỡng, nhà ở… ngày càng sử dụng nhiều gỗ trang trí nội thất. Tuy nhiên,
các loại gỗ quý ngày càng giảm nên gỗ thông thường được thay thế và trong trường
hợp này, chỉ có sơn gỗ kỹ thuật cao của thợ lành nghề mới đáp ứng được yêu cầu.
17

Nhu cầu tăng nhanh khiến cho các sản phẩm sơn gỗ cũng xuất hiện ngày càng nhiều
và ngày càng được cải tiến tốt hơn, chất lượng tốt hơn, góp phần tăng khả năng cạnh
tranh của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới. Một số công nghệ sơn mới như
gesso, sơn tĩnh điện tự động (Automatic Elestrostatics Spraying System) giúp tiết
kiệm 40% chi phí và góp phần giảm thiệu ô nhiễm môi trường so với phương pháp
phun xịt truyền thống.

Hệ thống sơn tĩnh điện bằng đĩa tự động

Hệ thống sơn UV tự động dành cho ván sàn và panel , sơn 8 lớp và sấy khô chỉ
trong vòng 10 phút
2.2.4. Ngành keo dán gỗ.
Trong ngành keo dán gỗ, người ta vừa tạo ra được một loại keo dán làm từ bột ngô.
Từ trước tới nay, người ta vẫn dùng bột mỳ chuyên dụng cho ngành công nghiệp để
làm keo dán gỗ. Nhưng giá của loại bột chuyên dụng này thường khá cao, hơn nữa,

18

nguồn cung cấp cũng không ổn định. Nhờ sự ra đời của keo dán gỗ từ bột ngô mà
các nhà sản xuất gỗ dán đã có thể hạ giá thành sản phẩm do giảm được chi phí mua
nhựa thông hay các loại hợp chất gắn kết đắt tiền khác, trong khi độ kết dính của sản
phẩm keo ngô lại khá tốt …
2.2.5. Ngành giao thông vận tải.
Hệ thống giao thông vận tải ngày càng hoàn chỉnh giúp việc giao lưu giữa các vùng
miền, các quốc gia ngày càng thuận tiện hơn. Tự do kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam nói chung và đồ gỗ nói riêng ngày càng tăng lên. Trong đó hệ thống
cảng biển Việt Nam thời gian qua đã góp phần tích cực vào tăng trưởng, Cảng Cái
Mép vừa được đưa vào hoạt động có khả năng đón nhận các tàu lớn cỡ 15 ngàn
TEU thì cơ hội cho hàng hải Việt Nam sẽ rất lớn. Hệ thống cảng biển Việt Nam
hiện có khoảng 160 bến cảng với hơn 300 cầu cảng với tổng chiều dài tuyến bến đạt
hơn 36km. Các cảng biển Việt Nam hiện do rất nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp, các
địa phương, ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, đầu tư, quản lý và khai thác.
Với tốc độ xây dựng cầu bến mỗi năm tăng 6%, bình quân mỗi năm cả nước có
thêm gần 2km cầu cảng, nhưng nhìn chung cơ sở hạ tầng cảng biển Việt Nam vẫn
thuộc loại yếu kém về chất lượng, lạc hậu về trình độ kỹ thuật công nghệ so với yêu
cầu và các nước tiên tiến trong khu vực. Nhận thức được tầm quan trong của hệ
thống cảng biển, Các công ty vận tải biển trong nước đã và đang tiến hành các hợp
đồng mua mới tàu contairner trọng tải lớn và tàu chở dầu. Một loạt hợp đồng đóng
mới tàu 54 ngàn tấn và 58 ngàn tấn đã sắp tới thời hạn bàn giao. Hiện nay, các công
ty đủ sức thâm nhập thị trường Mỹ ngoài Vinashin còn có VITACO, VIPCO,
FALCON, VINALINES, VOSCO.
2.3. Yếu tố nhu cầu.
2.3.1. Nhu cầu trong nước.
Xu hướng dùng đồ gỗ trang trí nội thất trong thị trường nội địa đang rất phát triển.
Từ các lọai bàn, ghế, giường cho đến các lọai
cửa, kệ, tủ… đều đang được người tiêu dùng chuyển hướng sang xài đồ gỗ thay vì là

đồ nhôm, nhựa, sắt, inox…như trước đây.
19

Cùng với sự phát triển kinh tế và dòng đầu tư nước ngòai ồ ạt đổ vào Việt Nam
trong một, hai thập kỷ qua, xuất hiện nhu cầu sử dụng những dòng sản phẩm đồ gỗ
trang trí nội thất cao cấp cho các nhà hàng, khách sạn, quán café, khu nghỉ dưỡng,
biệt thự, chung cư căn hộ cao cấp.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã nhanh chóng nhập cuộc, tham gia thị trường đồ
gỗ Việt Nam với nhiều lọai sản phẩm trang trí nội thất cao cấp, đa dạng, mang
phong các hiện đại nhưng lại được cách điệu cho phù hợp thị hiếu người Việt Nam.
Các doanh nghiệp trong nước cũng sớm nhận ra nhu cầu này và không ít doanh
nghiệp đã và đang tập trung đầu tư lớn cho công tác tạo mẫu, thiết kế nhằm tạo ra
nhiều sản phẩm khác nhau đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam liên tục tăng
cao. Tuy nhiên việc tiêu thụ nội địa các sản phẩm gỗ lại chưa được quan tâm đầy đủ.
Sau khi Việt Nam là thành viên của WTO, sản phẩm gỗ của các nước thành viên sẽ
tràn vào Việt Nam và được phép kinh doanh một cách bình đẳng với các doanh
nghiệp trong nước. Đây chính là một thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp chế
biến gỗ Việt Nam.
Mức độ tiêu thụ sản phẩm gỗ trong nước đang có sự tăng trưởng mạnh (bình quân
15%/ năm, gấp đôi tốc độ tăng trưởng của thế giới) cùng áp lực cạnh tranh gay gắt
của các doanh nghiệp nước ngoài, xu hướng tập trung đẩy mạnh thị trường nội địa
đang được các DN gỗ trong nước nhắm tới.
Thị trường nội địa, một thị trường tiềm năng với hơn 80 triệu người tiêu dùng được
chia làm hai nhóm chính: nhóm đồ gỗ đuợc thiết kế với kiểu dáng, mẫu mã có
thương hiệu tiêu thụ ở các thành phố và đô thị lớn do các doanh nghiệp đồ gỗ xuất
khẩu và doanh nghiệp nước ngòai nắm giữ khỏang 60%; còn lại là đồ gỗ giá rẻ do
các cơ sở nhỏ sản xuất chiếm khỏang 40%.
2.3.2. Nhu cầu tại Hoa Kỳ.
2.3.2.1. Quy mô thị trường sản phẩm gỗ tại Hoa Kỳ.

Người Mỹ tiêu thụ gỗ và các sản phẩm gỗ rất nhiều so với bình quân thế giới. Với
chỉ hơn 5% dân số thế giới, nhưng người Mỹ tiêu thụ hơn 20% sản lượng gỗ. Các

×