Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

marketing quoc te loi the canh tranh cafe viet nam xuat khau sang hoa ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.65 KB, 58 trang )

Nhóm 2

GVHD: Qch Thị Bửu Châu

Chương 1: KHÁI QT TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

1.Tình hình xuất khẩu chung của ngành cà phê Việt Nam
Trong những mặt hàng nơng sản thì cà phê là một trong những mặt hàng
xuất khẩu chủ lực, đem lại nguồn thu lớn trong ngân sách. Những năm 80, phần
lớn Cà Phê của chúng ta được xuất vào thị trường Mỹ là chủ yếu chiếm tỷ lệ
16,67%, bên cạnh đó có các thị trường như Châu Âu, Châu Á. Việt Nam cùng
Braxin, Côlômbia là 3 nước sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, cô
thể hơn là đứng thứ hai sau Braxin. Chúng ta là một nước sản xuất nhiều Cà Phê
nhưng chủ yếu là xuất khẩu, Sản lương xuất khẩu cà phê trong 4 năm từ 19962000 đă tăng gấp 3 lần, chiếm 13,05% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu toàn thế
giới.
Cho tới năm 2012 xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng cả về khối lượng, cả
về kim ngạch đã đạt đỉnh cao nhất từ trước tới nay và lần đầu tiên đã vượt qua
Brazil lên đứng đầu thế giới. Theo ICO trong sáu tháng đầu năm 2012, kim
ngạch xuất khẩu của ViệtNam cao hơn Brazil đến 13% (14,325 triệu bao/60kg
so với 12,606 triệu bao), khiến Việt Nam đoạt ngôi vị nước xuất khẩu cà phê số
một thế giới vẫn nằm trong tay Brazil từ trước đến nay. Trước đó, Việt Nam chỉ
đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê robusta. Các thị trường chính của cà phê
Việt Nam là Mỹ, Nhật và châu Âu, chủ yếu là ở Đức, Italia, Bỉ…
Về thị trường, trong 8 tháng đầu năm 2012, có 18 thị trường đạt mức nhập
khẩu trên 10.000 tấn cà phê của Việt Nam, trong đó, có 15 thị trường đạt từ
20.000 tấn trở lên. Nhập cà phê nhiều nhất từ Việt Nam là Đức (159.500 tấn),
Mỹ (141.900 tấn), Italia (76.900 tấn), Tây Ban Nha (71.300 tấn), Nhật Bản
(58.900 tấn), Bỉ (43.600 tấn), Indonesia (41.200 tấn), Mexico (34.300 tấn),
Trung Quốc (30.100 tấn), Phillipines (28.100 tấn), Pháp (24.500 tấn), Nga
(23.400 tấn), Thái Lan (22.600 tấn)…
2. Các mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam:


Hiện nay ở Việt Nam có 3 loại cà phê được trồng và xuất khẩu: Arabica,
Robusta, Cheri.
1


Nhóm 2

GVHD: Qch Thị Bửu Châu

2.1 Robusta: Loại cây trơng này rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng
Tây Nguyên Việt Nam - nhất là vùng đất bazan (Gia Lai, Đắk Lắk) - hằng năm
đạt 90-95% tổng sản lượng cà phê Việt Nam, mùi thơm nồng, không chua, độ
cafein cao, là loại cà phê xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay.
2.2 Arabica
Loại này có hai loại đang trồng tại Việt Nam: Moka và Catimor
a) Moka: mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượng rất thấp,
giá trong nước khơng cao vì khó xuất khẩu được, trong khi giá xuất rất caogấp 2-3 lần Robusta – vì trồng khơng đủ chi phí nên người nơng dân ít trồng
loại café này.
b) Catimor: Mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hai lần
Robusta – nhưng khơng thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Ngun vì trái
chín trong mùa mưa và khơng tập trung – nên chi phí hái rất cao - hiện nay
tại Quảng Trị đang trồng thí nghiệm, đại trà loại cây này và có triển vọng rất
tốt.
2.3. Cheri (café mít)
Khơng phổ biến lắm vì vị rất chua - chịu hạn tốt. Cơng chăm sóc đơn giản,
chi phí rất thấp - nhưng thị trường xuất khẩu không chuộng kể cả trong nước
nên ít người trồng loại này.
Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là cà phê Robusta chiếm tỷ
trọng lớn nhất trên 1 triệu tấn/năm, tức khoảng 95% sản lượng, thu về hơn 1
tỷUSD mỗi năm, tiếp theo là cà phê Arabica chiếm một tỷ trọng nhỏ 0.4 triệu

tấn/năm, tức khoảng 3-5%, chủ yếu cà phê xuất khẩu của Việt Nam mới ởdạng
sơ chế nên giá thành chỉ bằng 60% giá cà phê thế giới, thấp hơn sovới các quốc
gia xuất khẩu khác như Brazil hay Indonesia
Bên cạnh việc xuất khẩu cà phê thơ thì hiện nay chúng ta cũng đã đẩy mạnh
việc chế biến và xuất khẩu cà phê đã qua chế biến ra thị trường thế giới. Một
số thương hiệu cà phê nổi tiếng của Việt Nam đã mang được thương hiệu cà
phê Việt ra thế giới như Trung Nguyen Café, Vina Café,….
2


Nhóm 2

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

3. Nguồn nguyên liệu cà phê của Việt Nam
Nguồn nguyên liệu cà phê của Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu ở các vùng
thâm canh cây cà phê lâu đời ở Việt nam như:
- Tỉnh Đắk Lắk (khoảng 234.000 héc ta đất canh tác)
- Tỉnh Gia Lai (khoảng 100.000 héc ta đất canh tác)
- Tỉnh Lâm Đồng (khoảng 75.000 héc ta đất canh tác)
- Trung bình sản lượng khoảng 1,97 tấn cà phê nhân / ha
Sản lượng cà phê của cả nước hiện nay đã vượt quy hoạch trên 260 nghìn tấn.
Trong đó tỉnh Đắc Lắc vượt quy hoạch khoảng 90 nghìn tấn; tỉnh Lâm Đồng
vượt quy hoạch khoảng 30 nghìn tấn; tỉnh Đắc Nơng vượt quy hoạch khoảng 30
nghìn tấn và các tỉnh cịn lại vượt quy hoạch khoảng 110 nghìn tấn.

3


Nhóm 2


GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Bảng 1: Diện tích - năng suất - sản lượng cà phê của các tỉnh hiện nay
STT

Địa phương

Tổng diện

Kiến thiết

Kinh doanh

Năng suất

Sản lượng

tích (ha)

cơ bản (ha)

(ha)

(tạ/ha)

(1.000 tấn)

1


Đắk Lắk

200.161

9.832

190.329

25,12

487.748

2

Lâm Đồng

145.734

5.704

140.030

24,90

343.375

3

Gia Lai


77.627

2.060

75.567

20,20

151.771

4

Đắc Nơng

116.350

35.331

81.019

22,20

179.658

5

Kon Tum

12.158


1.353

10.805

25,26

26.281

6

Đồng Nai

20.000

3.000

17.000

17,8

30.300

7

Bình Phước

14.938

3.431


11.507

19,50

19.593

8

BR-VT

7.071

152

6.919

19,50

13.485

9

Quảng Trị

5.050

-

5.050


15,00

5.968

10

Sơn La

6.371

2.635

3.736

16,10

6.014

11

Điện Biên

3.385

1.917

1.468

24,70


3.619

12

Các tỉnh cịn lại

5.700

-

5.700

10,00

5.200

614.545

65.415

549.130

23,20

1.273.012

Tổng

(Nguồn của Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2012)


4


Nhóm 2

GVHD: Qch Thị Bửu Châu

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CÀ PHÊ TẠI THỊ TRƯỜNG HOA KÌ

2.1 Qui mơ thị trường
2.1.1 Tình hình tiêu thụ cà phê tại thi trường Hoa Kì
Hoa Kì- quốc gia có nền kinh tế đứng đầu thế giới và là một thị trường
rộng lớn với dân số đông thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ. Phần lớn
người dân ở đây có thói quen uống cà phê hàng ngày và họ xem cà phê là một
loại thức uống quan trọng trong đời sống hằng ngày.
Hoa Kì là nước tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới. Theo
Hiệp hội cà phê Mỹ (NCA), mỗi năm quốc gia này nhập khẩu khoảng 2 tỉ USD
cà phê các loại và số người tiêu dùng cà phê của Mỹ không ngừng tăng lên. Một
nghiên cứu của NCA và FAO cho biết trung bình một người dân Hoa Kì uống 2
cốc cà phê mỗi ngày, tương đương 4-5 kg cà phê/ năm. Nhu cầu tiêu dùng cà
phê Hoa Kì vẫn tăng đều trong những năm vừa qua. Theo thống kê của Bộ Công
Thương Việt Nam, Hoa Kì là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam,
chiếm 11,7% tổng sản lượng xuất khẩu của cà phê Việt Nam (2009).

Niên vụ 2009/2010
(T10/2009–T3/2010)

Thị trường
XK
Khối lượng

Hoa Kỳ
(nghìn tấn)
74

Niên vụ 2010 /2011
(T10/2010–T3/2011)

Giá trị
Khối lượng
Giá trị
(nghìn USD) (nghìn tấn) (nghìn USD)
116.455

97

208.803

% thay đổi của niên vụ
2010/11 so với niên vụ
2009/10

Khối lượng

Giá trị

31%

79%

2.1.2 Cung cà phê trên thị trường Hoa Kì

Hoa Kì là một thị trường lớn, có sức hấp dẫn đối với nhiều quốc gia trên
thế giới. Các nước đều muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình vào thị
trường này. Cà phê là mặt hàng được người dân Hoa Kì sử dụng nhiều và được
xem là thức uống phổ biến tại đây. Ngoài ra tại Mỹ cịn có trung tâm giao dịch
cà phê New York, vì vậy có rất nhiều nước xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa
Kì, như Colombia, Brazil, Mexico, Indonesia, một số nước Châu Phi…
5


Nhóm 2

GVHD: Qch Thị Bửu Châu

Tại thị trường Hoa Kì, cà phê Việt Nam chiếm khoảng 15% số lượng cà
phê nhập khẩu và chiếm 6% tổng giá trị nhập khẩu cà phê của Hoa Kì, khoảng
90% cà phê Việt Nam xuất sang Hoa Kì dưới dạng hạt thơ ( chưa rang xay),
10% tách hạt và rang xay đóng hộp. Tại thị trường Hoa Kì, cà phê Việt Nam chủ
yếu cạnh tranh với cà phê của Indonesia, Brazil ,..
2.2 Thực trạng xuất khẩu của cà phê Việt Nam sang thi trường Hoa Kì
2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu
Trước đây cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ đều phải
qua các trung gian như Singapore hay HongKong, đặc biệt là Singapore. Tuy
nhiên kể từ sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam thì các
khách hàng Mỹ đến với Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Điều này làm cho xuất
khẩu cà phê Việt Nam có bước phát triển rất nhanh chóng, chỉ sau một năm họ
trở thành khách hàng lớn nhất của cà phê Việt Nam với lượng mua hàng năm
khoảng 25% lượng cà phê của Việt Nam.
Trong sáu tháng đầu niên vụ 2010/11, Việt Nam xuất khẩu hạt cà phê tới
gần 75 quốc gia trên toàn thế giới. 15 thị trường hàng đầu chiếm khoảng 84%
lượng hạt cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Hoa Kỳ trở thành nước nhập khẩu hạt

cà phê tươi lớn nhất của Việt Nam.

6


Nhóm 2

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Bảng 2: Thị trường chủ chốt xuất khẩu cà phê thô của Việt Nam, nửa đầu
niên vụ 2009/2010 và niên vụ 2010/2011
STT

Thị trường
XK

Niên vụ 2009/2010
(T10/2009–T3/2010)

Niên vụ 2010/2011
(T10/2010–T3/2011)

% thay đổi của niên
vụ 2010/11 so với niên
vụ 2009/10

Khối lượng Giá trị
Khối lượng
(nghìn tấn) (nghìn USD) (nghìn tấn)


Giá trị
Khối lượng Giá trị
(nghìn USD)

1

Hoa Kỳ

74

116.455

97

208.803

31%

79%

2

Đức

81

116.008

74


151.440

-9%

31%

3

Bỉ

25

34.428

74

143.267

196%

316%

4

Ý

34

47.265


57

109.283

68%

131%

5

Tây Ban Nha

34

46.077

42

81.150

24%

76%

6

Hà Lan

9


12.938

25

48.803

178%

277%

7

Nhật Bản

25

38.935

22

51.133

-12%

31%

8

Hàn Quốc


15

20.977

18

32.699

20%

56%

9

Singapore

3

4.254

16

30.472

433%

616%

10


Thuỵ Sĩ

18

23.245

15

30.475

-17%

31%

11

Vương
Anh

Quốc
19

24.640

15

30.955

-21%


26%

12

Nga

15

19.620

14

25.925

-7%

32%

13

Trung Quốc

9

12.496

13

23.968


44%

92%

14

Algeria

12

16.899

13

24.643

8%

46%

15

Pháp

7

9.633

12


22.395

71%

132%

16

Nước khác

135

181.531

94

178.772

-30%

-2%

Tổng cộng

515

725.401

601


1.194.183

17%

65%

(Nguồn: Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam)

2.2.2 Cơ cấu chủng loại
Theo Hiệp hội cà phê Việt Nam, thị trường Hoa Kì rất ưa chuộng loại cà
phê Catimor thuộc họ Arabica. 70% lượng cà phê tiêu thụ tại Hoa Kì là loại cà
phê Arabica nhập từ Colombia, Brazil, Mexico, số còn lại là Robusta nhập từ
Việt Nam và Indonesia. Cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là Robusta (cà
phê vối), Arabica (cà phê chè) chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong khối lượng xuất
khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.

7


Nhóm 2

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Bảng 3: Chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ
Mặt hàng

Niên vụ 2009
(T10/08 - T09/09)

Niên vụ 2010

(T10/09 - T09/10)

Khối
Khối lượng Giá trị
lượng
(nghìn tấn) (nghìn USD) (nghìn
tấn)

Niên vụ 2011
(T10/10 – T3/11)

Giá trị
(nghìn
USD)

Khối
lượng
(nghìn
tấn)

Giá trị
(nghìn
USD)

Cà phê chưa rang chưa khử
238.310
chất ca-phê-in

153.782


319.936

211.377

198.875

97.301

Cà phê chưa rang đã khử
4.774
chất ca-phê-in

2.899

7.070

3.940

7.397

2.801

Cà phê đã rang chưa khử
2.283
chất ca-phê-in

511

2.033


644

1.001

282,6

Cà phê đã rang đã khử chất
635
ca-phê-in

166

1.130

394

3.659

1.242

vỏ quả và vỏ lụa cà phê

4,6

7

1,7

6


1,5

1.245

4.283

1.378

3.306

1.018

11

Chất chiết xuất, tinh chất và
4.093
các chất cô đặc từ cà phê

(Nguồn: Bộ Thương Mại)

2.2.3 Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt
Nam giữ vị trí hàng đầu trong các quốc gia xuất khẩu cà phê trên thế giới, tuy
nhiên giá trị cà phê xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn các nước khoảng 5070 USD/tấn. Điều này xuất phát từ nguyên nhân không những cà phê xuất khẩu
của chúng ta chủ yếu là cà phê nhân, mà cà phê nhân xuất khẩu của chúng ta có
chất lượng cũng khơng được tốt. Tuy Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức cà
phê thế giới- tổ chức đã có 25 nước chiếm 73,1% lượng cà phê xuất khẩu toàn
cầu phải tuân thủ những tiêu chuẩn về cà phê xuất khẩu, thế nhưng Việt Nam
hiện lại nằm trong số 26,9% lượng cà phê xuất khẩu không tuân thủ tiêu chuẩn
nào của Tổ chức cà phê thế giới.

Ơng Đồn Triệu Nhạn- Phó chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam cho
biết nguyên nhân là do nơng dân trồng cà phê thường có thói quen thu hái tổng
hợp hạt xanh lẫn hạt chín, phơi và cất giữ thủ công khiến chất lượng giảm.

8


Nhóm 2

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Hiện Việt Nam đã có tiêu chuẩn nhà nước - TCVN4193:2005 của Việt
Nam về yêu cầu kỹ thuật đối với cà phê nhân sống và đã được tổ chức cà phê thế
giới công nhận. Nhưng đến thời điểm này tiêu chuẩn TCVN4193:2005 vẫn chưa
được áp dụng, cả người bán và người mua vẫn có thói quen sử dụng tiêu chuẩn
cũ- TCVN 4194-3-93 (tiêu chuẩn cũ chỉ đánh giá cà phê ở ba tiêu chí là hàm
lượng ẩm, hạt đen vỡ và tạp chất còn tiêu chuẩn mới đánh giá theo số lỗi của cà
phê). Việc chưa áp dụng tiêu chuẩn mới phù hợp với quốc tế đã làm giảm chất
lượng và giá trị cà phê xuất khẩu của Việt Nam
Bảng 4: Chất lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam.

Hình dáng

Cà phê Robusta
Khơng đều, phần lớn kích
cỡ hạt nhỏ, có lẫn cành
cây, có đá và vỏ

Độ ẩm (ISO 6673 trung 13%
bình)

Khuyết tật
Cao
Độ chua
Độ đậm
Đặc tính
Vấn đề

Cà phê Arabica
Khơng đều, xám xanh,
nhiều hạt cịn xanh,
thường khơ q hoặc
khơng đủ khơ
13%

Trung bình
Thấp + thấp đến trung
bình
Trung bình
Nhẹ đến mạnh
Nhạt có vị cỏ
Có mùi hơi, mùi khói, bị Chưa chín, có mùi có,
lên men qua, mốc, có đất thiếu mùi thơm

Chính do chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam được các nhà nhập
khẩu Hoa Kỳ đánh giá cịn thấp và khơng đồng đều như thế đã làm cho cà phê
xuất khẩu của Việt Nam bị các nhà nhập khẩu Mỹ ép giá, do đó giá trị xuất khẩu
của Việt Nam vào thị trường này còn thấp.
2.3 Những qui định nhập khẩu của thị trường Hoa Kì
2.3.1 Thuế quan của Hoa Kì
Do tác động của thuế nhập khẩu sau khi Hiệp định Thương mại Việt

Nam- Hoa Kỳ (BTA) được ký kết vào năm 2001 có hiệu lực nên các mặt hàng
Việt Nam đã và sẽ thâm nhập thị trường Hoa Kỳ có thể tạm được phân thành hai
9


Nhóm 2

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

nhóm: nhóm có thuế nhập khẩu thấp hoặc bằng 0, và nhóm có thuế nhập khẩu
cao hơn. Cà phê hạt các loại là mặt hàng được hưởng mức thuế suất bằng 0 cho
dù nước xuất khẩu được hay không được hưởng quy chế Tối huệ quốc (Đãi ngộ
Tối huệ quốc (Most Favoured Nation, viết tắt là MFN) là một trong những quy
chế pháp lý quan trọng trong thương mại mại quốc tế hiện đại. Quy chế này
được coi là một trong những nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa
phương của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)). Tuy nhiên, Việt Nam không
nằm trong số những nước được ưu tiên về thuế quan đối với các sản phẩm cà
phê hồ tan.
2.3.2 Các chính sách, qui định khác của Hoa Kì trong giao dịch thương mại với
Việt Nam trong ngành cà phê
Hoa Kỳ là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam
khai thác. Đây là thị trường khổng lồ, đa dạng và có nhu cầu lớn đối với nhiều
loại hàng hóa. Kể từ sau khi ký kết Hiệp định thương mại tự do (BTA) năm
2001, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường đem lại nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa
nhất cho Việt Nam, đồng thời đây cũng là thị trường có nhiều thách thức đối với
doanh nghiệp Việt Nam. Các rào cản pháp luật và kỹ thuật đối với thương mại
cũng là một trong những thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam. Hoa Kỳ
được cho là quốc gia có hệ thống luật pháp phức tạp và nhiều rào cản kỹ thuật
đối với thương mại. Trong những năm gần đây, doanh nghiệp Việt Nam thường
gặp khó khăn về tiêu chuẩn lao động và môi trường khi xuất khẩu hàng hóa sang

Hoa Kỳ; các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ giá; hàng rào kỹ thuật và
an toàn thực phẩm. Tuy đã có MFN nhưng khơng có ưu đãi GSP, ưu đãi đơn
phương của Hoa Kỳ cho một số nước, FTA với các nước v.v…
Ngoài ra, theo báo The Wall Streets Journal, ngành công nghiệp cà phê
Hoa Kỳ đã có những cố gắng nhằm thi hành các biện pháp để làm tăng thêm sức
ép đối với những người trồng và xuất khẩu cà phê châu Á, trong đó có Việt
Nam, gây trở ngại cho hoạt động phát triển cà phê chất lượng cao của nước ta.

10


Nhóm 2

GVHD: Qch Thị Bửu Châu

Giờ đây, ngồi địi hỏi nhà xuất khẩu phải có giấy chứng nhận về quá trình
chấp hành qui định hải quan và tờ khai về các nơi cung cấp cà phê, nhà xuất
khẩu còn phải cung cấp thơng tin nhằm bảo đảm có thể dễ dàng tìm ra xuất xứ
của từng lơ cà phê. Người ta dự kiến quá trình này sẽ làm tăng thêm ít nhất 1%
chi phí xuất khẩu, tức là khoảng 10 đến 15 USD cho mỗi tấn cà phê.
Về mối quan hệ với bạn hàng, hầu hết các doanh nghiệp, công ty Hoa Kỳ
khơng thích làm việc qua trung gian, coi trọng luật lệ và ln địi hỏi mọi việc
phải được trả lời nhanh chóng, rõ ràng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hoa
Kỳ thường có nhu cầu xuất nhập hàng hóa rất lớn. Đây mới chính là các đối tác
chủ yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Mặc dù tự do thương mại nhưng ở Hoa Kỳ hiện có rất nhiều luật lệ quy
định về kỹ thuật và chất lượng, tạo thành các rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm
cà phê nước ngoài. Ngoài ra, hoạt động của hàng chục hiệp hội ngành hàng tại
Hoa Kỳ trong đó có Hiệp hội cà phê là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam phải
tìm hiểu khi tham gia xuất khẩu ở thị trường này.


11


Nhóm 2

GVHD: Qch Thị Bửu Châu

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ VIỆT
NAM DỰA TRÊN MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA MICHAEL PORTER
VÀ SO SÁNH VỚI ẤN ĐỘ
I.
YẾU TỐ THÂM DỤNG
1. Yếu tố cơ bản
a) Tài nguyên
 Việt Nam
Nước ta có nguồn tài ngun vơ cùng to lớn thích hợp với cây cà
phê, đó là hơn 3 triệu hecta đất bazan màu mỡ. Riêng ở khu vực Tây Nguyên
có hơn 2 triệu hecta, chiếm hơn 60% diện tích đất bazan cả nước.
Khu vực phía Bắc tuy có diện tích cà phê khơng nhiều, sản lượng
khơng cao, khơng thích hợp cho cây cà phê vối phát triển, nhưng điều kiện
thổ nhưỡng, khí hậu lại rất thích hợp phát triển cây cà phê chè .
Khu vực các tỉnh Tây ngun và miền Đơng Nam Bộ lại có điều
kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với cây cà phê vối (robusta)

tạo thuận

lợi cho việc đầu tư thâm canh phát triển từng giống cà phê thích hợp với từng
vùng miền, cho năng suất chất lượng cao hơn.
Các tài nguyên thiên nhiên về đất, nước, rừng, động vật hoang dã

tại các vùng trồng cà phê, đặc biệt là vùng đất Tây Nguyên, cũng là các giá
trị cần được bảo vệ, giữ gìn, tơn tạo và đóng gói vào với tổng thể cây cà phê,
để tạo ra một hỗn hợp sản phẩm công nghiệp, du lịch sinh thái- hoang dãvăn hóa, tạo ra các khái niệm và điểm đến có thể thu hút sự chú ý của thế
giới, để cộng hưởng và quảng bá cho thương hiệu chung của cà phê Việt
Nam.
 Ấn Độ
Ấn Độ có 8 vùng trồng cà phê chủ yếu và tất cả nằm ở miền Nam
đất nước. Những vùng có diện tích trồng lớn nhất gồm có – Bala Budan,
Niligris và Shevaroys, những vùng này sản xuất những loại cà phê ngon nhất.
Những nơi này thường cung cấp loại cà phê đã qua xử lý ẩm và cà phê
Arabica Plantation A là loại cà phê hảo hạng nhất.
Mặc dù diện tích trồng và thu hoạch cà phê ở Ấn Độ nói chung có
xu hướng tăng, chủ yếu nhờ việc mở rộng canh tác ở các tiểu bang khơng có
12


Nhóm 2

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

truyền thống trồng cà phê như Andhra Pradesh và Orissa, nhưng sản lượng cà
phê, đặc biệt là cà phê Arabica, vẫn giảm (tham khảo Hình 1a và 1b).
Năng suất cà phê (chủ yếu là cà phê Arabica) ở các khu vực phi truyền thống
thấp hơn nhiều so với các khu vực truyền thống, từ đó làm giảm năng suất
tổng thể.
Hình 1a. Diện tích, sản lượng và năng suất cà phê Arabica Ấn Độ.
(Nguồn: Ủy ban Cà phê Ấn Độ)

13



Nhóm 2

GVHD: Qch Thị Bửu Châu

Hình 1b. Diện tích, sản lượng và năng suất cà phê Robusta Ấn Độ
(Nguồn: Ủy ban Cà phê Ấn Độ

b) Khí hậu
 Việt Nam
Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chủ yếu có
hai mùa mưa, khơ rõ rệt.
Mùa khơ kéo dài thuận lợi cho việc phơi sấy bảo quản sản phẩm.
Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, các cao ngun cao từ 400 - 500m , khí
hậu khơ nóng thích hợp với cây cơng nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là cà phê.
Mùa mưa đảm bảo đủ lượng nước tưới tiêu cho cây cà phê sau thu
hoạch.
-

Nhưng mặt khác , mùa khơ kéo dài cũng gây nên tình trạng thiếu

nước tưới cho cây cà phê.
 Ấn Độ
-

Nhìn chung, khí hậu Ấn Độ có 3 mùa – nóng, ẩm gió mùa và lạnh,

mỗi mùa biến đổi từ Bắc đến Nam.
-


Thời điểm nóng nực phát sinh ở các đồng bằng phía Bắc Ấn vào

khoảng tháng 2, tháng 4 và 5 trời bắt đầu rất nóng, đỉnh điểm là tháng 6.
Miền Nam Ấn cũng không dễ chịu vào thời điểm mùa hè.
-

Khoảng cuối tháng 5 là có dấu hiệu gió mùa xuất hiện ở một số khu

vực - độ ẩm cao, có bão, mưa giông ngắn và bão bụi cát biến ban ngày
14


Nhóm 2

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

thành ban đêm. Mùa nóng là thời gian rời khỏi đồng bằng để lên đến
những khu đồi cao, đó là thời điểm đơng đúc, bận rộn nhất của khu vực
này.
-

Khi gió mùa bắt đầu thì mưa đến đều đặn hơn, thông thường bắt

đầu từ khoảng tháng 6 ở cực Nam và tràn đến phía Bắc, bao bọc cả nước
vào đầu tháng 7. Khoảng tháng 10 gió mùa sẽ kết thúc trong cả nước.
-

Điều kiện thời tiết gây bất lợi trong thời điểm cà phê sinh trưởng và

thu hoạch. Ngoài ra, mưa nhiều cũng là nguyên nhân gây ra một số vấn đề

về chất lượng, đặc biệt là với cà phê Arabica. Ủy ban Cà phê Ấn Độ đã
điều chỉnh dự báo của mình về sản lượng cà phê nước này niên vụ
2009/10 ở mức 289.600 tấn (tương đương 4,83 triệu bao), trong đó 94.600
tấn cà phê Arabica và 195.600 tấn cà phê Robusta, thấp hơn so với dự báo
trước là 306.300 tấn.
-

Sản lượng cà phê Ấn Độ niên vụ 2010/11 không ổn định. Lượng

mưa ở các vùng trồng khơng đồng đều, một số nơi thì mưa nhiều số khác
như Coorg và Tamil Nadu lượng mưa lại khá ít. Nhiệt độ tháng Hai và Ba
cao có thể ảnh hưởng đến sản lượng cà phê Robusta ở một mức độ nào
đó, mặc dù mưa nhiều vào tháng 12/2009 khiến đất có đủ độ ẩm giúp bù
đắp lượng nước thiếu trong thời điểm cà phê ra hoa.
c) Vị trí
 Việt Nam
- Nước ta nằm trên đường hàng hải và đường hàng không quốc tế
quan trọng với nhiều cảng biển như: cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Hải
Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn…và các sân bay quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng,
Tân Sơn Nhất. Các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, các đường hàng
không nối liền các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới,
tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước xung quanh.
Hơn nữa, nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước:
Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan và khu vực tây nam Trung Quốc.
15


Nhóm 2

GVHD: Qch Thị Bửu Châu


vị trí địa lý thuận lợi tạo cơ hội để hướng đến, tiếp cận, và chiếm lĩnh
một thị trường tiêu dùng lớn, tiềm năng, và đang có mức tăng trưởng cao,
đó là thị trường Trung Quốc.
- Sự thuận lợi trong giao thông đường biển tạo thuận lợi không nhỏ
cho Việt Nam khi tham gia vào chuỗi cung vận toàn cầu.
- Nước ta nằm ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, khu vực kinh tế
sơi động của thế giới. Từ đó, cho phép nước ta tận dụng các nguồn lực
bên ngồi, tăng cường bn bán, hợp tác đầu tư, mở rộng thị trường buôn
bán với nước ngoài.
- Tuy nhiên, từ đây cũng dẫn tới vấn đề đáng quan tâm, đó là sự cạnh
tranh trên thị trường xuất khẩu cũng rộng hơn và ngày càng trở nên gay
gắt, áp lực cạnh tranh ngày càng cao.
 Ấn Độ.
- Địa lý Ấn Độ đa dạng, bao gồm nhiều miền khí hậu khác biệt từ những
dãy núi phủ tuyết cho đến các sa mạc, đồng bằng, rừng mưa nhiệt đới, đồi, và
cao nguyên. Ấn Độ có ranh giới với Pakistan, Trung Quốc, Myanma,
Bangladesh, Nepal,Bhutan và Apganistan. Ấn Độ cũng là nơi khởi nguồn của
nhiều con sống lớn gồm sông Hằng, Brahmaputra, Yamuna, Godavari, Kaveri,
Narmada và Krishna.
 Ấn Độ có bờ biển dài 7.516km 2 , giáp Biển Ả Rập về phía Tây Nam và
giáp Vịnh Bengal về phía Đơng và Đơng Nam. Vùng đồng bằng Ấn-Hằng
phì nhiêu chiếm phần lớn ở phía Bắc, miền Trung và Đơng Ấn Độ. Biên
giới phía Đơng và Đơng Bắc của quốc gia này là dãy Himalayas.
 vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ của thị trường Nam Á.
 Loại cà phê mà được trồng ở nơi có độ cao hơn loại cà phê màu nhạt có
mùi vị đậm đà xen lẫn mùi vị của quả hạnh nhân. Ngoài loại cà phê
Cauvery Peak và một số cà phê được trồng ở địa hình cao thì cà phê
Arabica của Ấn Độ hầu như đều có xu hướng trịn, đầy, ngọt và đơi khi có
vị của gia vị hay vị của sơcơla, nhưng thường là rất ít. Cịn những vùng có

địa hình thấp thì thường trồng giống cà phê kháng sâu bệnh nhưng thường
là đã được lai với giống cà phê Arabica để cho ra loại cà phê hạt đầy.
16


Nhóm 2

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

d )Nhân lực
 Việt Nam
- Theo kết quả điều tra mới nhất năm 2009, dân số của Việt Nam là
85.789.573 người, đứng thứ 3 Đông Nam Á, đứng thứ 13 thế giới.

Nữ

-Nhìn vào tháp dân số trên, chúng ta thấy cơ cấu dân số Việt Nam vẫn
là dân số trẻ. Mặc dù tỉ lệ sinh có giảm ( so với năm 1999), nhưng tỉ lệ
dân số trong độ tuổi lao động vẫn chiếm trên 55% dân số. Mỗi năm, xã
hội có thêm khoảng 1,1 triệu lao động mới.
-Q trình canh tác, chăm sóc và thu hoạch cây cà phê địi hỏi rất
nhiều cơng lao động. Để thực hiện các khâu chăm sóc, làm cỏ, bón phân,
tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại v.v….và thu hoạch trong một năm,
trung bình 1 ha cà phê cần từ 300- 400 cơng lao động, trong đó riêng cơng
thun hái chiếm đến hơn 50%

dân số đông là một nguồn lực quan trọng

để phát triển kinh tế. Với dân số đông, nước ta có nguồn lao động dồi dào,
thị trường tiêu thụ rộng lớn.

-Dân số nước ta dễ tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa
vào sản xuất.
17


Nhóm 2

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

-Tuy nhiên, thời gian gần đây, số lao động tham gia hoạt động trong
lĩnh vực cà phê đã giảm đi nhiều. Do mang tính chất thời vụ rất khắt khe,
trong khoảng thời gian thu hái rất ngắn chỉ khoảng 2 tháng địi hỏi số
cơng lao động lớn, đã làm cho tình trạng thiếu hụt lao động trở nên trầm
trọng, từ đó đẩy chi phí ngày cơng lên cao. Trước sức ép đó, để giảm chi
phí cơng thu hái người dân có xu hướng giảm số lần hái xuống còn từ một
đến hai lần, dẫn đến chất lượng cà phê bị giảm sút do thu hái quả xanh và
thiếu hụt điều kiện phơi sấy.
-Thêm vào đó, q trình cơng nghiệp hóa khơng những khơng thu hút
được lực lượng lao động đến từ các vùng khác mà ngay cả một bộ phận
lực lượng lao động thanh niên trẻ, khỏe từ các vùng trồng cà phê đổ về
thành phố, khu công nghiệp, làm cho lực lượng lao động trong ngành cà
phê ngày càng thiếu hụt nghiêm trọng.
Như vậy, có thể thấy được rằng, trong những năm tới , việc thiếu hụt lao
động sẽ là một áp lực nặng nề cho người trồng cà phê và chi phí cơng lao
động sẽ ngày càng chiếm tỉ lệ lớn trong các khoản chi phí sản xuất. Lợi
thế cạnh tranh về giá ngày công lao động rẻ trong ngành cà phê Việt Nam
so với các nước khác sẽ khơng cịn.
 Ấn Độ
- Ấn Độ đang sở hữu nguồn nhân lực trẻ tiềm năng lớn nhất thế giới
với khoảng 1/3 dân số dưới độ tuổi 15 và chỉ 5% dân số trên độ tuổi 65%.

- Hiện tại, dân số Ấn Độ là 1,21 tỉ người, chiếm 17% dân số thế giới,
hơn tổng số dân Mỹ, Indonesia, Brazil, Pakistan và Bangladesh gộp lại.
- Nền kinh tế Ấn Độ lớn thứ ba thế giới nếu tính theo sức mua tương
đương (PPP), thứ 10 trên thế giới nếu tính theo tỷ giá hối đối với USD
(Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 1 nghìn tỷ USD năm 2007). Ấn Độ
là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới, với tốc độ tăng
trưởng GDP tới 9,4% trong năm tài chính 2006–2007. Tuy nhiên, dân số
khổng lồ đã làm cho GDP bình quân đầu người chỉ đạt mức 4.031 USD
tính theo sức mua tương đương, hay 885 USD tính theo GDP danh nghĩa

18


Nhóm 2

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

(ước năm 2007).Ngân hàng Thế giới xếp Ấn Độ vào nhóm các nền kinh tế
có thu nhập thấp.
Chi phí lao động, chiếm gần 65% chi phí trồng trọt cà phê, vấn tiếp tục
leo thang. Do nhu cầu sử dụng lao động phi nông nghiệp tăng nên người
trồng cà phê Ấn Độ đã bắt đầu đối mặt với tình trạng thiếu lao động lành
nghề và điều này có thể trở thành một vấn đề lớn trong vài năm tới. Ở
chừng mực nào đó, giá cà phê tăng cũng phần nào giảm áp lực về chi phí
cho người nơng dân.=> khó tạo lợi thế.
2. Yếu tố tăng cường
 Việt Nam
o Cơ sở hạ tầng: giao thông, truyền thông, thủy lợi, điện… được nhà nước
đầu tư xây dựng.
- Mạng lưới giao thông vận tải được nâng cấp, tạo thuận lợi cho công

tác chuyên chở sản phẩm từ vùng sản xuất đến nơi tiêu thụ, cũng như vận
chuyển nguyên liệu, phân bón, máy móc đến nơi canh tác…
- Hệ thống thủy lợi xây dựng đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, canh tác của
bà con trồng cà phê.
- Hệ thống thơng tin liên lạc, truyền thơng, truyền hình, cung cấp
nguồn năng lượng…..cũng được chú trọng phát triển.
- Tuy nhiên, vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nhanh nhưng
chưa tương xứng, nguồn vốn đầu tư trong 10 năm qua đã có những
chuyển biến đáng kể. Ví dụ như đường giao thơng kém sẽ làm tăng chi
phí vận chuyển, giảm giá thu mua tại các điểm thu mua cà phê khác nhau,
đặc biệt là các cùng sâu, vùng xa, đường càng xấu thì giá càng thấp. Chi
phí sử dụng mạng Internet hiện nay ở nước ta vẫn còn cao hơn các nước
trong khu vực.
o Cùng với việc tăng nhanh về diện tích, việc áp dụng các biện pháp kỹ
thuật thâm canh như: chọn giống, bón phân, tưới nước, tạo tán…đã làm
năng suất và sản lượng cà phê tăng mạnh. Những năm 1990, năng suất bình
quân 1 ha cà phê kinh doanh chỉ đạt từ 8 - 9 tạ nhân, đến năm 1994 năng
suất bình quân đạt 18,5 tạ/ha, hiện nay bình quân đạt 25- 28 tạ/ha; cá biệt ở
19


Nhóm 2

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

một số vùng sản xuất đã cho năng suất bình quân đạt 35- 40 tạ/ha, vườn cà
phê một số hộ gia đình đạt trên 50 tạ/ha.
o Tuy nhiên, việc tiếp cận với những tiến bộ khoa học công nghệ cũng như
các dịch vụ khác như vay vốn tín dụng, ngân hàng v.v…cũng hết sức khó
khăn, do diện tích nhỏ, manh mún và khả năng tài chính hạn hẹp.

o Trong những năm gần đây, cơng nghiệp sơ chế cà phê ở Việt Nam đã có
nhiều tiến bộ. Người ta đã trang bị thêm nhiều thiết bị mới chất lượng tốt
trong chế biến. Tuy nhiên, đối với cà phê Arabica thì chế biến vẫn cịn là
một việc làm khó khăn, đặc biệt là ở khâu đầu tiên lột vỏ quả, làm sạch nhớt.
Nhiều nơi có khó khăn vì lượng nước sạch dùng trong chế biến quá lớn và
nó cũng dẫn đến khó khăn về xử lí nước thải không gây ô nhiễm môi trường.
o Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thế giới ngày một tăng cao,
ngành cà phê Việt Nam đang có lợi thế hướng đến việc chi phối thị trường
cà phê thế giới trong những năm tới. Lợi thế chính của chúng ta là có sản
lượng cà phê robusta (cà phê vối) lớn nhất với giá thành sản xuất thấp, tạo ra
lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của các nước xuất khẩu
khác. Cùng với việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chế biến
sản phẩm, cà phê robusta ngày càng được ưa thích trên thế giới vì góp phần
giảm giá thành các sản phẩm cà phê hịa tan.
o Các yếu tố về văn hóa, lịch sử, y học và dưỡng sinh dân tộc cũng có
những nét đặc thù và hấp dẫn nhất định, để đưa vào cà phê và chuyên chở
giá trị văn hóa của cà phê đến với cộng đồng người tiêu dùng. Đặc biệt là sự
đa dạng văn hóa tại địa bàn Tây Nguyên.
 Ấn Độ
Ngành hạ tầng của Ấn Độ tăng trưởng khá mạnh những năm gần
đây, năm 2006 và năm 2007, mức tăng trưởng thực tế của ngành xây dựng
lần lượt là 20% và 14% nhờ vào các hoạt động mạnh mẽ của cá nhân và
cộng đồng. Sự phát triển này ln được khích lệ bởi chu trình tăng trưởng
kinh tế mạnh mẽ, làm tăng nguồn thu của Chính phủ và thu hút đầu tư nước
ngoài, điều này sẽ khiến ngành hạ tầng vốn kém phát triển phải tự mình cố
gắng vươn lên.
20


Nhóm 2


GVHD: Quách Thị Bửu Châu
-

Ấn Độ là một trong những nước có mạng lưới đường rộng nhất trên

thế giới, tổng cộng lên tới 3,34 triệu kilomet tính đến thời điểm hiện tại.
Mạng lưới đường ở Ấn Độ bao gồm đường quốc gia, đường liên bang,
đường chính ở các quận, và đường thơn xóm. Mạng lưới đường bao gồm :
66.754 km đường quốc gia, 128.000 km đường ở các quận khác và vùng
nơng thơn. Khơng tính đến tổng chiều dài đường quốc gia, khoảng 32% là
đường 1 làn/ đường nối, 55% là đường tiêu chuẩn 2 làn và 13% là đường 4
làn hoặc hơn. Chính phủ cũng bắt đầu triển khai chương trình Bharat Nirman
với mục đích triển khai đường giao thông cho mọi loại thời tiết ở những
vùng miền núi và dân tộc với dân số hơn 1000 hoặc hơn 500 dân. Với hạng
mục cầu đường, kế hoạch 5 năm lần thứ 11 đề ra tổng mức đầu tư xấp xỉ
78,5 tỷ đơla Mỹ trong vịng 5 năm, từ năm 2007 đến năm 2012.
-Công nghệ thông tin với vai trị là ngành cơng nghệ mũi nhọn ở Ấn
Độ, đang trở thành vũ khí ưu việt trong giáo dục ĐH ở nước này. Các
chương trình giảng dạy và học tập đều được vi tính hóa đến mức tối đa
nhằm giúp sinh viên tiếp thu bài vở dễ dàng hơn. Sinh viên Ấn Độ còn
được trang bị tinh thần làm việc vì cộng đồng. Họ được giáo dục rằng
mình cần phải sử dụng khoa học kỹ thuật hiện đại giúp người dân thốt
khỏi lam lũ và nghèo khó. Đội ngũ những nhà khoa học và kỹ sư trẻ của
Ấn Độ đã không ngại đổ mồ hôi và chất xám giúp nông dân tạo ra nơng
sản có chất lượng. Phương châm của các trường là đào tạo cho sinh viên
về những chuyên ngành thiết thực và phải phục vụ được ngay khi ra
trường. Nhờ áp dụng các kiến thức nông học nên mặc dù bọ gây hại cho
cà phê như sâu đục thân trắng và sâu đục quả chưa hoàn toàn được tiêu
diệt nhưng vẫn được kiểm soát tốt hơn. Giá cà phê cao hơn trong 3-4

năm qua đã khiến người trồng cà phê áp dụng nhiều biện pháp canh tác
II.

hiệu quả hơn để tăng sản lượng.
YẾU TỐ NHU CẦU
1. Việt Nam
a) Nhu cầu tiêu thụ cà phê của thị trường trong nước còn thấp
21


Nhóm 2

GVHD: Qch Thị Bửu Châu

Nếu như bình qn mỗi người ở các nước khu vực Bắc Âu tiêu dùng 10 kg
cà phê nhân mỗi năm, khu vực Tây Âu từ 5-6 kg cà phê/năm, Việt Nam chỉ đạt
0,64 kg mỗi năm. Chưa tính chung trên cả thế giới, chỉ tính riêng trong các nước
sản xuất cà phê thì mức tiêu thụ nội địa của Việt Nam đứng thứ 19. Như vậy, về
tiêu thụ cà phê trong nước, nước ta còn quá thấp. Cụ thể, mỗi năm, cả nước chỉ
tiêu dùng 938.000 bao (bao 60 kg) tương đương 56.000 tấn, chiếm chưa đến 6%
trong tổng sản lượng cà phê hàng năm. Trong khi đó, các nước sản xuất cà phê
có mức tiêu thụ trung bình là 25% tổng sản lượng.
Đối với nhiều nước, Việt Nam là thị trường tiêu thụ rộng lớn với hơn 80
triệu dân, và kinh tế đang trên đà tăng trưởng khá mạnh. Tuy nhiên điều này mới
chỉ được các doanh nghiệp trong ngành cà phê chú ý vài năm gần đây.
Nguyên nhân khiến nhu cầu tiêu thụ cà phê thấp đó là các doanh nghiệp
kinh doanh cà phê chỉ chú trọng đầu tư vào xuất khẩu, không quan tâm đúng
mức đến thị trường trong nước. Mặt khác, cá phê xuất khẩu chủ yếu là cà phê
nhân ở dạng thô, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ điều kiện để đầu tư
phát triển cho chế biến cà phê. Vì vậy, chỉ có các doanh nghiệp lớn như

Vinacafe, Trung Nguyên hay Vinamilk mới đủ khả năng cho đầu tư chế biến cà
phê với chất lượng tốt để phục vụ thị trường trong nước. Một nguyên nhân nữa
đó là Việt Nam chưa hình thành được văn hóa uống cà phê, vì như đa số các
nước châu Á, người dân Việt Nam có thói quen uống trà từ lâu đời. Người tiêu
dùng chưa có thói quen mua cà phê, và thường khơng biết chọn loại cà phê nào
vì lo ngại về chất lượng, đặc biệt là cà phê bột, do trên thị trường vẫn cịn rất ít
những thương hiệu có uy tín và chưa đáp ứng được nhu cầu về khẩu vị của
người tiêu dùng. Bên cạnh đó có một bộ phận người dân cho rằng uống cà phê
gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nên việc tiêu dùng cà phê không được hoan
nghênh.
b) Tiềm năng to lớn của thị trường nội địa

22


Nhóm 2

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Theo khảo sát của Viện chính sách chiến lược và phát triển nơng nghiệp
và nơng thơn cho tiêu tụ cà phê trong nước thì tiêu thụ cà phê của thị trường nội
địa cũng tăng đều qua các năm. Trong đó:
-

Tiêu dùng khu vực thành thị tăng hơn nông thôn hai lần với dạng bột tăng

và cà phê hịa tan giảm. Nơng thơn có lượng tiêu dùng thấp nhưng tốc độ tăng
nhanh, trong đó dạng bột và hòa tan đều tăng.
- Khảo sát từ Viện này cho thấy khách hàng ở độ tuổi thanh niên và vị
thành niên có mức tăng tiêu thụ cà phê nhanh nhất, cả về cà phê bột và cà phê

hòa tan. Nhóm thanh niên và trung niên có mức độ tiêu dùng cà phê cao nhất.
Nhóm tuổi già tăng mức tiêu thụ rất ít và chỉ tăng lượng tiêu thụ cà phê bột.
- Xét về ngành nghề, những người làm việc nhiều về trí óc và có kỹ năng
chun mơn, kỹ thuật viên tiêu thụ cà phê nhiều nhất. Mức tiêu thụ cũng tăng
mạnh ở lao động giản đơn.
- Miền Nam có lượng tiêu thụ cao gấp 4 - 5 lần so với miền Bắc và miền
Trung. Khảo sát ở hai thành phố lớn cho thấy, năm 2008, bình quân một gia
đình ở thành phố Hồ Chí Minh tiêu dùng 6,1 kg cà phê/năm, cao gấp 3 lần so
với ở Hà Nội. Tại thành phố Hồ Chí Minh, cà phê được uống tại quán nhiều
hơn. Ngược lại, Hà Nội uống tại nhà nhiều hơn và có một nhóm đáng kể uống ở
văn phòng.
- Loại cà phê được ưa chuộng ở hai thành phố cũng khác nhau. Tp.HCM
chủ yếu dùng cà phê bột, còn Hà Nội chủ yếu là cà phê hòa tan. ở Hà Nội, việc
tặng quà bằng cà phê khá phổ biến với dạng cà phê hòa tan.
- Đối với cà phê hòa tan tại nhà, tiềm năng ở Hà Nội là nam giới, người có
tuổi, lãnh đạo, thợ thủ cơng; ở thành phố Hồ Chí Minh là nam giới, trí thức, thu
nhập cao. Cịn cà phê bột tại nhà, tiềm năng ở Hà Nội là nhân viên dịch vụ, kỹ
thuật viên; ở thành phố Hồ Chí Minh là nhân viên văn phịng, thợ thủ cơng, lực
lượng vũ trang. Riêng cà phê tại quán, tiềm năng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh là nữ giới.
Như vậy, thị trường trong nước chứa đựng rất nhiều tiềm năng cho việc
phát triển ngành cà phê. Theo đánh giá của Ngân hàng Thê giới, tiềm năng hiện
tại của thị trường Việt Nam có thể tiêu tụ đến 70.000 tấn cà phê/năm, tức là
23


Nhóm 2

GVHD: Quách Thị Bửu Châu


chiếm khoảng 10% sản lượng cà phê thu hoạch được của cả nước. Với sản
lượng tiêu thụ bình quân đầu người thấp, khả năng nhu cầu tiêu thụ cà phê trong
nước cịn có hể tăng cao hơn nữa. Trong khi ở các quốc gia có lượng tiêu thụ
cao, nhu cầu tiêu dùng cà phê đã gần như bão hịa, nếu có tăng cũng tăng rất ít.
Còn ở Việt Nam, với nền kinh tế đang trên đà phát triển, nếp sống ngày càng
hiện đại thì việc tiêu dùng cà phê đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là ở
giới văn phòng và giới trẻ. Trong tương lai đây sẽ là thị trường rộng lớn, đem lại
nhiều lợi nhuận cho các nhà sản xuất và kinh doanh cà phê.
Thử làm một phép tính đơn giản, giả định trong vài năm tới nhu cầu cà
phê Việt Nam tăng đến 3kg/người/năm (gần bằng nhu cầu trung bình của thế
giới), với dân số khoảng 85 triệu người, thì nhu cầu tiêu thụ loại mặt hàng này
có thể lên đến 255.000 tấn, bằng ¼ sản lượng cà phê hiện sản xuất ra hàng năm.
Điều này hồn tồn có thể xảy ra.
Theo đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến 2015
và định hướng 2020” của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đề ra
phương hướng cho ngành cà phê là cần phải nâng tỷ lệ tiêu thụ cà phê trong
nước lên 10 - 15% tổng sản lượng.
c) Kích cầu nội địa là cần thiết để phát triển ngành cà phê
Theo ơng Đồn Triệu Nhạn – Hiệp hội cà phê Việt Nam, hơn 90% sản
lượng cà phê cả nước là để xuất khẩu. Tỷ lệ sản phẩm dành cho xuất khẩu quá
cao như vậy đã gây sức ép cho ngành cà phê Việt Nam, nhất là mỗi khi thị
trường xuất khẩu có vấn đề thì ngành cà phê nước ta dễ rơi vào khủng hoảng
thừa. Cần phải có một lượng tiêu thụ lớn ổn định trong nước để các doanh
nghiệp bám trụ khi thị trường gặp bất lợi. Mức tiêu thụ trong nước dự kiến phải
tăng gấp đôi so với hiện nay (chiếm khoảng 20% sản lượng) thì mới có khả năng
giảm áp lực. Như vậy cà phê Việt Nam mới không quá phụ thuộc vào thị trường
thế giới, mà có thể chủ động điều chỉnh sao cho có lợi.
Một yếu tố khác là cà phê Việt Nam vẫn chưa gây được ấn tượng mạnh
với thị trường thế giới, chưa xây dựng được một thương hiệu riêng có sức hút.
24



Nhóm 2

GVHD: Quách Thị Bửu Châu

Điều này một phần là do nhu cầu trong nước đối với cà phê chưa cao, do đó
chưa hình thành được cái gọi là “văn hóa cà phê” của Việt Nam, khơng gây
được nét đặc trưng trên thị trường. Có ý kiến cho rằng, để chinh phục được thị
trường thế giới, trước hết cà phê Việt Nam cần phải chinh phục được người tiêu
dùng trong nước. Một khi nhu cầu về tiêu dùng cà phê phát tăng cao, một mặt sẽ
thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, sẽ gây ra sức ép cạnh tranh cho các doanh
nghiệp buộc phải nỗ lực để giành được thị phần, phải không ngừng cải tiến khoa
hoc kỹ thuật và nâng cao chất lượng cà phê chế biến để đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng. Như vậy sẻ ảnh hưởng tích cực giúp doanh nghiệp phát triển
mạnh hơn, đủ nội lực để đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới.
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng cà phê trong nước phát triển sẽ giúp định
hình nét riêng cho cà phê Việt Nam qua đó các thị trường sẽ dễ dàng nhận biết
và tiếp thu. Khi nhu cầu tăng cao, sẽ hình thành nên văn hóa cà phê đặc trưng
riêng của Việt Nam. Vì cà phê là ngành thực phẩm đặc biệt nên muốn được thị
trường thế giới chấp nhận thì cần phải đáp ứng nhu cầu về khẩu vị của các thị
trường. Tuy nhiên hiện nay, khẩu vị của người tiêu dùng trong nước chủ yếu ưa
chuộng loại cà phê pha tạp, nhưng thị trường thế giới lại không cảm thấy hấp
dẫn, và họ lo ngại về chất lượng các chất độn trong cà phê của Việt Nam. Như
vậy, điều cần làm là hướng khẩu vị của người Việt Nam theo hướng dùng cà phê
nguyên chất, và xây dựng những khẩu vị phù hợp với các nước trên thế giới.
Điều này hồn tồn có thể thực hiện được khi nhu cầu trong nước còn thấp, mà
tiềm năng là giới trẻ và giới văn phịng hồn tồn có thể chấp nhận những khẩu
vị mới, nhất là trong xu hướng hội nhập quốc tế.
Tóm lại, thị trường trong nước là thị trường tiềm năng to lớn của ngành cà

phê, thị trường này còn mới, dễ điều chỉnh và khả năng sẽ đem lại lợi ích từ
nhiều phía cho ngành cà phê.
2. Ấn Độ
Andrea Illy, chủ tịch và giám đốc điều hành của Illycaffe cho biết tiêu thụ
cà phê tại Ấn Độ được dự kiến tăng mạnh trong những năm tới do chiến dịch
25


×