PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Khi thế giới ngày càng trở nên kết nối hơn, những rủi ro dịch bệnh mà
chúng ta phải đối mặt càng lớn. Đại dịch COVID-19 không chỉ dừng lại ở
biên giới quốc gia. Nó ảnh hưởng đến mọi người bất kể quốc tịch, trình độ
học vấn, thu nhập hay giới tính.
Ngành giáo dục cũng khơng ngoại lệ. Lệnh phong toản chống dịch
COVID-19 đã gián đoạn trường học bằng việc đóng cửa trường học trên tồn
quốc. Trong khi cộng đồng giáo dục đã nỗ lực phối hợp để duy trì việc học
liên tục trong thời kỳ này, học sinh và sinh viên phải phụ thuộc nhiều hơn vào
tài nguyên riêng để tiếp tục học từ xa thông qua Internet, truyền hình hoặc
radio. Các giáo viên cũng phải thích nghi với các nghiệp vụ sư phạm mới và
các phương thức giảng dạy mà họ có thể chưa được đào tạo. Đặc biệt, những
giáo viên hay sinh viên không tiếp cận các tài nguyên học tập kỹ thuật số như
điện thoại, máy tính hay mạng internet ổn định sẽ có nguy cơ tụt hậu.
Đại dịch COVID-19 đã có một tác động nghiêm trọng về giáo dục đại
học. Mặc dù các cơ sở giáo dục đại học đã nhanh chóng thay thế các bài giảng
trực tiếp bằng học trực tuyến, nhưng giãn cách xã hội vẫn ảnh hưởng đến việc
học tập và thi cử cũng như sự an toàn và tính hợp pháp của sinh viên quốc tế
trong nước.
Việc mở lại các trường học và trường đại học sẽ mang lại những lợi ích
lớn cho sinh viên và nền kinh tế nước nhà. Ngoài ra, mở lại trường sẽ mang
lại lợi ích kinh tế cho các gia đình bằng cách tạo điều kiện cho một số phụ
huynh trở lại làm việc. Những lợi ích đó, tuy nhiên, phải được cân nhắc cẩn
thận trước các nguy cơ sức khỏe và yêu cầu giảm thiểu thiệt hại của đại dịch.
Các nhu cầu đánh đổi như vậy kêu gọi sự phối hợp bền vững và hiệu quả giữa
giáo dục và các cơ quan y tế cùng hợp tác.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐẠI DỊCH COVID
VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
1.1.
Về dịch Covid 19
1.1.1. Khái niệm
Theo Wikipedia, Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền
nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019[b] với tâm dịch đầu tiên được ghi
nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một
nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương
xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân
buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học
Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus
mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình
tự gen giống với SARS-CoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%.
1.1.2. Quá trình phát triển của Covid 19
Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng
12 năm 2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán
vào ngày 9 tháng 1 năm 2020. Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên
ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn
ông ở Nhật Bản. Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận
cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020. Ngày
23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán,
tồn bộ hệ thống giao thơng công cộng và hoạt động xuất - nhập khẩu đều bị
tạm ngưng.
Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố
gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu".
Theo thơng tin của bộ Y tế, tính đến ngày 19/12/2020 số ca nhiễm trên
thế giới là hơn 76 triệu người trong khi đó tại Việt Nam- số ca nhiễm chưa
đến 1500 người. Điều đó chứng tỏ Đảng và nhà nước Việt Nam đã có những
chiến lược đúng đắn ngăn chặn dịch bệnh kịp thời.
1.1.3. Ảnh hưởng của Covid 19 đến nền giáo dục tồn cầu
Tính đến ngày 14 tháng 3, hơn 420 triệu trẻ em và thanh thiếu niên
không được đến trường vì chính phủ đóng cửa trường học toàn quốc trong nỗ
lực làm chậm sự lây lan của COVID-19. 13 quốc gia trong đó có Việt Nam đã
đóng cửa các trường học trên toàn quốc, gồm các lớp từ tiểu học đến trung
học phổ thơng.
Kể cả khi đóng cửa trường học chỉ là tạm thời, kinh tế và xã hội sẽ phải
trả giá cho những hệ luỵ của nó. Sự gián đoạn học tập ảnh hưởng đến mọi
thành viên của cộng đồng, đặc biệt là trẻ em và gia đình có hồn cảnh khó
khăn: học tập bị gián đoạn, chế độ dinh dưỡng bị ảnh hưởng, vấn đề chăm sóc
trẻ em và hậu quả kinh tế đối với các gia đình khơng thể đi làm trong mùa
dịch.
Để đối phó với việc đóng cửa trường học do COVID-19 gây ra,
UNESCO khuyến nghị thực hiện các chương trình giáo dục từ xa, sử dụng
các ứng dụng và nền tảng tài nguyên giáo dục mở (OSR) để trường học và
giáo viên tiếp cận người học từ xa và hạn chế việc giáo dục bị gián đoạn
1.2.
Về trường Đại Học Văn Hiến
Trường Đại học Văn Hiến được thành lập theo quyết định số 517/QĐ-
TTg ngày 11/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ và quyết định số 58/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ.
Hơn 20 năm tham gia hoạt động đào tạo. Trường Đại học Văn Hiến đã
và đang đào tạo hơn 45.000 sinh viên và học viê
Tên tiếng Anh:
Khẩu hiệu
Van Hien University
Thành nhân trước khi thành danh
Thơng tin chung
Năm thành lập: 1997
Loại hình:
Đại học đa ngành
Bài hát
Văn Hiến trong tim
Website
Logo ĐH Văn Lang
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 665 - 667 - 669 Điện Biên Phủ, Phường 1, Quận 3, TP. Hồ
Chí Minh.
Cơ sở 2: 624 Âu Cơ, Phường 10, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Cơ sở 3: 613 Âu Cơ, Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí
Minh
Cơ sở 4: 2A2 Quốc lộ 1A, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP. Hồ Chí
Minh
Cơ sở 5: 15K Phan Văn Trị, P. 7, Q. Gị Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
Cơ sở 6: 302A Vườn Lài, P. Phú Thọ Hịa, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí
Minh.
Cơ sở 7: 469 Lê Hồng Phong, P. 2, Q. 10, TP. Hồ Chí Minh.
Cơ sở 8: Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 ĐẾN VIỆC HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
2.1. Ảnh hưởng tích cực
2.1.1. Tăng cường kỹ năng tự học, tự làm việc cho sinh viên
Trong vấn đề giáo dục nói chung và việc học nói riêng thì tự học có
một vai trị hết sức quan trọng. Tự học giúp người học hiểu sâu, mở rộng,
củng cố và ghi nhớ bài học một cách vững chắc nhờ vào khả năng tự phân
tích, tổng hợp tài liệu, từ đó có khả năng vận dụng các tri thức đã học vào
việc giải quyết những nhiệm vụ học tập mới. Đồng thời, tự học giúp người
học hình thành được tính tích cực, độc lập tự giác trong học tập cũng như nề
nếp làm việc khoa học.Từ đó quyết định sự phát triển các phẩm chất nhân
cách và quyết định chất lượng học tập của sinh viên.
Bên cạnh đó, tự học cịn giữ vai trò lớn lao trong việc nâng cao khả
năng hiểu biết và tiếp thu tri thức mới của sinh viên. Tự học với sự nỗ lực, tư
duy sáng tạo đã tạo điều kiện cho việc tìm hiểu tri thức một cách sâu sắc, hiểu
rõ bản chất của chân lý. Trong quá trình tự học, sinh viên sẽ gặp nhiều vấn đề
mới và việc đi tìm giải đáp cho những vấn đề ấy là cách tốt nhất để kích thích
hoạt động trí tuệ cho sinh viên. Nếu thiếu đi sự nỗ lực tự học của bản thân
sinh viên thì kết quả khơng thể cao cho dù có điều kiện ngoại cảnh thuận lợi
đến mấy (thầy giỏi, tài liệu hay). Theo Aditxterrec: "Chỉ có truyền thụ tài liệu
của giáo viên mà thơi thì dù có nghệ thuật đến đâu chăng nữa cũng không
đảm bảo được việc lĩnh hội tri thức của học sinh. Nắm vững kiến thức thực sự
lĩnh hội chân lý, cái đó học sinh phải tự mình làm lấy bằng trí tuệ của bản
thân".
2.1.2. Có nhiều thời gian bên gia đình hơn
Chúng ta đều biết thời gian dành cho gia đình rất khó để được ưu tiên hàng
đầu vì những nhu cầu khác dường như luôn khẩn cấp hơn. Thế nhưng, tất cả
các thành viên trong nhà đều cần nỗ lực đạt được những khoảnh khắc quý giá
ấy càng nhiều càng tốt để giúp mọi người gần gũi và hiểu nhau hơn.
2.1.3. Có thời gian theo đuổi đam mê
Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên moi công việc trong xã hội đều bị trì
hỗn. Có thể đây là nỗi buồn cho nhiều người vì khơng thể tiếp tục đi làm hay
tham gia những hoạt động ngồi trời nhưng đây chính là một cơ hội tốt cho
sinh viên trường đại học Văn Hiến theo đuổi đam mê. Nhiều bạn dành thời
gian này để học tiếng anh, đọc sách, tập thể hình, giảm cân… Số còn lại lựa
chọn tham gia kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử như Shoppe,
Sendo, Lazada, Tiki… hay trở thành hot face qua những điệu nhảy trên Tik
Tok hoặc song cover trên Facebook, Youtube… Đây chính là thời gian vàng
cho những bạn trẻ do lượng truy cập mạng Internet tăng đột biết, nhu cầu giải
trí, mua sắm online tăng mạnh.
2.2. Khó khăn
2.2.1. Tài nguyên kỹ thuật số tại nhà
Tồn tại sự bất bình đẳng đáng kể về kinh tế xã hội trong khả năng tiếp
cận kỹ thuật số của sinh viên công nghệ tại nhà. Sinh viên từ địa vị kinh tế xã
hội cao hơn có khả năng có một máy tính xách tay hoặc một máy tính ở nhà
tùy theo tình trạng kinh tế xã hội thấp hơn.
Theo khảo sát, năm 2019 của trường đại học Văn Hiến, tỷ lệ sinh viên
khơng có máy tính ở nhà và những người thiếu băng thông truy cập internet là
17% và 18%. Do khơng có máy tính tại nhà ở nhiều sinh viên chỉ có thể truy
cập vào việc học trực tuyến trên lớp học thông qua điện thoại di động, điều
này khiến cho việc hồn thành cơng việc và tải bài tập lên nền tảng điện tử rất
khó khăn. Hơn nữa, việc sử dụng điện thoại thơng minh liên tục còn gây các
triệu chứng đau mắt, mất tập chung…
2.2.2. Mơi trường học tập
Ngồi việc có quyền truy cập vào các tài nguyên kỹ thuật số thích hợp,
học sinh cần phải tự học tại nhà. Tuy nhiên đa phần sinh viên phải làm việc
trong một không gian nhỏ được chia sẻ với các thành viên khác trong gia
đình. Không những gây cho sinh viên tâm lý e ngại trao đổi bài mà cịn khiến
cho sinh viên có thói quen làm việc thiếu chuyên nghiệp, hiệu quả. Quá trình
tự học tại nhà, thiếu đi sự định hướng của giảng viên, sinh viên có thể sẽ tiếp
cận những nguồn thơng tin sai lệch, khơng chính thống. Trực tiếp ảnh hưởng
đến kết quả học tập và thế giới quan của sinh viên.
2.2.3. Thiếu tiếp xúc xã hội
Lệnh giãn cách xã hội khiến sinh viên trong trường không thể đến
trường học tập cùng nhau, lâu dần tạo tâm lý e ngại khi giao tiếp. Về lâu dài
sẽ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng làm việc
nhóm…
2.3. Một số biện pháp
Để khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tới kết quả học tập, không
nên học tập quá nhiều trong trạng thái tâm lý căng thẳng. Đồng thời khơng tự
tạo cho mình những áp lực thi cử.Tự tin vào bản thân, không sợ sai, giấu dốt.
- Có kể hoạch học tập cụ thể. Chú ý nghe giảng trên lớp, khơng để xảy
ra tình trạng dồn ứ bài tập.
- Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, hợp lý.Không nên thức quá khuya. Cần
ngủ 7 đến 8 tiếng/ngày.Trong những ngày ơn thi gấp rút có thể giảm xuống 6
tiếng.Nhưng phải đảm bảo giấc ngủ từ 0h đến 3h sang để cơ thể tạo chất tái
sinh, tăng cường hệ miễn dịch.
- Tham gia vào các hoạt động giải trí lành mạnh, giải tỏa căng thẳng
sau khi học tập vất vả.
- Áp dụng các biện pháp học tập thú vị, phù hợp như học ngoại ngữ qua phim
ảnh, sách báo….Kết hợp việc học với chơi để có trạng thái tinh thần tốt.
- Khi sưu tầm tài liệu cần có sự chọn lọc.
- Giữ cho bản thân nếp sống nề nếp.Tạo dựng hứng thú đối với việc học, có ý
thức, trách nhiệm với việc học tập.
- Về phía gia đình, cần phải thẳng thắn trao đổi để tìm ra hướng đi phù hợp.
Cân bằng thời gian dành cho việc học và thời gian dành cho gia đình.