BỘ Y TẾ
VIỆN DƯỢC LIỆU
***
BÁO CÁO
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SẮC KÝ KHÍ KHỐI PHỔ
ĐỂ PHÂN TÍCH DƯ LƯỢNG MỘT SỐ HOÁ CHẤT
BẢO VỆ THỰC VẬT THƯỜNG DÙNG
CHỦ NHIỆM : TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THU
CƠ QUAN CHỦ TRÌ : VIỆN DƯỢC LIỆU
CẤP QUẢN LÝ : BỘ Y TẾ
8079
Hà Nội – 12/2009
1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
AOAC
: Association of analytical communities
BP : Dược điển Anh
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
CI : Chemical ionization, ion hóa hóa học
CTSK : Chương trình sắc ký
DDD : 1,1-dicloro-2,2-bis(4-clorophenyl) ethan, đồng nghĩa với TDE
DDE : 1,1 Diclo 2,2 bis (clophenyl) ethylen, chất chuyển hóa của DDT.
DDT : Diclo – diphenyl – triclor ethan
DĐVN (III) : Dược điển Việt Nam (xuất bản lần thứ III)
ECD : Electron captured detector – Detector cộng kết điện tử
EI : Electron impact – Va chạm ion
ESI : Electron spray ionizaton, sự ion hóa bằng phun dòng electron
EUP : The European Union Pharmacopoeia – Dược điển Châu Âu
FAO : Food and agricultural organization of united nation
- Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc
FPD : Flame photometry detector, Detector quang hóa ngọn lử
a
GAP : Good agriculture practice – Thực hành nông nghiệp tốt
GC : Gas chromatography – Sắc ký khí
GC-MS : Gas chromatography-mass spectrometry, Sắc ký khí – khối phổ
HCB : Hexachlorobenzen
HCC : Hexachlorocyclohexan, đồng nghĩa với HCH và BHC
HPLC : High performance liquid chromatography, Sắc ký lỏng hiệu năng cao
IDL : Instrument detection limit – Giới hạn phát hiện của thiết bị
LC : Liquid chromatography, Sắc ký lỏng
LC-MS : Liquid chromatography – mass spectrometry, Sắc ký lỏng khối phổ
LC-MS/MS : Sắc ký lỏng ghép khối phổ hai lần liên tiếp
LOD : Limit of detection – Giới hạn phát hiện
LOQ : Limit of quantitation – Giới hạn định lượng
MDL : Method detection limit – Giới hạn phát hiện của phươ
ng pháp
MRL : Maximum residue limit – Dư lượng tối đa cho phép
MS : Mass spectrometry, phép đo phổ khối
MS/MS : Phép đo khối phổ hai lần liên tiếp
2
MSD : Mass seclective detector – detector chọn lọc khối,
Mass spectrum detector (detector khối phổ)
NCI : Negative chemical ionization, ion hóa hóa học âm
NPD : Nitrogen-Phosphorous detector – detector nitơ phosphor (AFID)
OC : Organo chlorine pesticides – HCBVTV nhóm cơ clor
OP : Organo phosphorous pesticides – HCBVTV nhóm cơ phosphor
ppm : Part per million – phần triệu
ppb : Part per billion – phần tỷ
PY : Pyrethroid pesticides – HCBVTV nhóm pyrethroid
% R : Tỷ lệ thu hồi (%)
RA : Relative area – Diện tích tương đối của pic
Rt
R
: Relative retention time – Thời gian lưu tương đối
RSD : Relative standard deviation – Độ lệch chuẩn tương đối
SCAN : Chế độ chạy quét mảnh ion trong sàng lọc HCBVTV
SD : Standard deviation – Độ lệch chuẩn
S/N : Signal to noise ratio – Tỷ số tín hiệu so với nhiễu
SIM : Selected ion monitoring – Chế độ quét ion chọn lọc
SPE : Solid phase extraction – Chiết pha rắn
SRM : Selected reaction monitoring – Chế độ chọn lọc tương tác
t
R
: Retention time - Thời gian lưu
TIC : Total ion chromatogram – Chế độ quét toàn bộ ion
TOF : Time of flight – Phép phân tích khố phổ dựa theo thời gian bay khác
nhau của các mảnh ion trong từ trường
USP : The United States Pharmacopoeia –Dược điển Mỹ
WHO : Worl health organisation – Tổ chức Y tế thế giới
3
DANH MỤC CÁC BẢNG - BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 1.1 : Thống kê số lượng HCBVTV được phép sử dụng ở Việt Nam 21
Bảng 1.2 : Danh mục hoạt chất hạn chế và cấm sử dụng tại Việt Nam
(năm 2009)
22
Bảng 1.3 : MRL của các HCBVTV trong dược liệu
(theo một số Dược điển Anh, Châu Âu, Mỹ)
26
Bảng 2.4 : Các kỹ thuật xử lý mẫu được lựa chọn áp dụng 40
Bảng 2.5 : Dược liệu được sử d
ụng làm mẫu nghiên cứu xây dựng phương
pháp phân tích
43
Bảng 2.6 : Đối tượng xây dựng phương pháp phân tích 44
Bảng 2.7 : Độ lặp lại kết quả phân tích được chấp nhận (Theo USP 30) 47
Bảng 2.8 : Danh mục dược liệu và nông sản khảo sát tồn dư HCBVTV 47
Bảng 3.9 : Danh mục cây thuốc được trồng tại một số địa phương khảo sát 54
Bảng 3.10 : Danh mục HCBVTV dùng tại 5 địa phương khảo sát 57
Bảng 3.11 : Mộ
t số HCBVTV (có tên trong Danh mục hạn chế và cấm sử
dụng ở Việt Nam - 2009) đã sử dụng tại một số địa phương
66
Bảng 3.12 : Các HCBVTV được sử dụng tại một số địa phương nhưng
không có tên trong Danh mục HCBVTV được phép sử dụng ở
Việt Nam
67
Bảng 3.13 : Chương trình nhiệt độ cột tách để phân tích các OC bằng
phương pháp GC-MS
76
Bảng 3.14 : Điề
u kiện áp suất và tốc độ dòng thích hợp đối với phân tích
HCBVTV
77
Bảng 3.15 : Điều kiện thích hợp xác định HCBVTV trên thiết bị GC-MS 78
Bảng 3.16 : Thời gian lưu của các chất trong hỗn hợp 20 chất chuẩn nhóm
OC (Nội chuẩn: HCB)
79
Bảng 3.17 : Các mảnh phổ đặc trưng và mảnh chính sử dụng trong phân
tích nhóm OC theo GC-MS/SIM
81
Bảng 3.18 : Độ lặp lại của 20 chất chuẩn OC (0,05 µg.ml
-1
), NC1 83
Bảng 3.19 : Độ tuyến tính và LOD của 20 chất OC (Nồng độ 50-1000ng.g
-
1
) trong Sắn dây, Ngưu tất và Bạch chỉ
84
Bảng 3.20 : Chương trình nhiệt độ lò cột cho phân tích OP 85
Bảng 3.21 : Các mảnh ion dùng để xác minh và định lượng của các OP 86
Bảng 3.22 : Chương trình nhiệt độ cột tách trên GC-MS phân tích đồng
thời OC-OP-PY
88
Bảng 3.23 : Điều kiện thích hợp xác định HCBVTV nhóm OC, OP, PY và
các HCBVTV khác trên thiết bị GC/MS
89
Bảng 3.24 : Thời gian lưu và thứ tự các chất của hỗn hợp chuẩn OC, OP, P
Y
số HCBVTV nhóm khác.
90
Bảng 3.25 : Các mảnh phổ đặc trưng và mảnh chính sử dụng trong phân
tích HCBVTV nhóm OP, PY và một số chất khác
91
Bảng 3.26 : Độ lặp lại của các HCBVTV (0,05 µg.ml
-1
), NC1 93
Bảng 3.27 :
Độ tuyến tính và LOD của 15 chất OP (0,05 µg.g
-1
– 5 µg.g
-1
)
trong Cúc hoa, Khổ sâm và Bạc hà
95
Bảng 3.28 : Độ tuyến tính và LOD của một số chất PY
(0,01 µg.g
-1
- 5,0 µg.g
-1
) trong Cúc hoa và Khổ sâm
96
4
Bảng 3.29 : Điều kiện tối ưu xác định HCBVTV trên thiết bị GC-MS/NCI 97
Bảng 3.30 : Chương trình nhiệt độ cột tách trên GC-MS/NCI 97
Bảng 3.31 : Các ion chọn lọc đối với chế độ SIM 99
Bảng 3.32 : Độ chính xác, giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng
(LOQ) của phương pháp GC-MS/NCI xác định các OC
100
Bảng 3.33 : Hiệu suất rửa giải từng phân đoạn OC khi giảm hoạt hoá
florisil với các tỉ lệ nướ
c khác nhau
105
Bảng 3.34 : Kết quả khảo sát khả năng loại màu của 1 g Silica gel +3%
than hoạt đối với nhóm PY
106
Bảng 3.35 : Kết quả khảo sát khả năng loại màu của 1 g Silica gel +3%
than hoạt đối với nhóm OP
107
Bảng 3.36 : Danh sách dược liệu phân tích sàng lọc HCBVTV 108
Bảng 3.37 : Danh sách nông sản phân tích sàng lọc HCBVTV 111
Bảng 3.38 : Kết quả phân tích HCBVTV trong một số mẫu dược liệu 115
Bảng 3.39 : Kết quả phân tích sàng lọc HCBVTV trong một số mẫu nông
s
ản phân tích
118
Bảng 3.40 : Kết quả định lượng HCBVTV trong một số mẫu dược liệu 123
Bảng 3.41 : Kết quả phân tích định lượng HCBVTV trong một số mẫu
nông sản phân tích.
125
Bảng 4.42 : Đối tượng xây dựng phương pháp phân tích 130
Biểu đồ 3.1 : Phân loại HCBVTV theo công dụng 63
Biểu đồ 3.2 : Phân loại HCBVTV theo cấu tạo hoá học 64
5
DANH MỤC HÌNH VẼ - SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1.1
:
Công thức cấu tạo của một số HCBVTV nhóm OC 16
Hình 1.2
:
Công thức cấu tạo của một số HCBVTV nhóm OP 17
Hình 1.3
:
Công thức cấu tạo của một số HCBVTV nhóm PY 19
Hình 1.4
:
Công thức cấu tạo của một số HCBVTV thuộc nhóm khác 19
Hình 3.5
:
Phỏng vấn hộ nông dân trồng Địa liền (xã Bình Minh, Huyện
Khoái Châu, Hưng Yên)
69
Hình 3.6
:
Trồng Địa liền tại xã Bình Minh – Khoái Châu – Hưng Yên 69
Hình 3.7
:
Bao bì HCBVTV tại ruộng Cúc hoa xã Bình Minh, Huyện Khoái
Châu, Hưng Yên (Tháng 4 năm 2008).
70
Hình 3.8
:
Bao bì các thuốc trừ sâu Abatimec, Saromite và Aweijunsu 70
Hình 3.9
:
Ruộng trồng Ngưu tất tại xã Duyên Hà - huyện Thanh Trì - Hà Nội 71
Hình 3.10
:
Bao bì thuốc trừ bệnh Anvil và thuốc trừ cỏ Mizin tại xã Duyên Hà
– huyện Thanh Trì - Hà Nội
71
Hình 3.11
:
Phỏng vấn hộ nông dân trồng cây thuốc tại xã Hòa Bình, huyện Hà
Trung–Thanh Hóa
72
Hình 3.12
:
Trồng Ích mẫu, Bạch chỉ tại xã Vạn phúc-Thanh trì-Hà nội
(Tháng 4 năm 2009)
72
Hình 3.13
:
Bao bì thuốc trừ cỏ GROSATE 480SC tại Vạn phúc Thanh trì
(Tháng 7 năm 2009)
73
Hình 3.14
:
Bao bì các thuốc trừ sâu Peran và Gà nòi tại xã Vạn Phúc – Thanh
Trì – Hà Nội (Tháng 4 năm 2009)
73
Hình 3.15
:
Bao bì thuốc trừ bệnh AryGreen và Thuốc trừ sâu SuperTOX tìm
thấy tại Vạn Phúc – Thanh trì (Tháng 7 năm 2009)
74
Hình 3.16
:
Các dược liệu Cúc hoa và Mã đề trồng tại xã Tự nhiên – Thường
tín – Hà Tây (tháng 4 năm 2008)
74
Hình 3.17
:
Chai đựng thuốc Lannate và Marshal tại xã Tự nhiên - Thường Tín
– Hà Tây (tháng 4 năm 2008)
75
Hình 3.18
:
Đồ thị biể
u diễn chương trình nhiệt độ lò cột theo thời gian để tách
tốt các HCBVTV nhóm OC
77
Hình 3.19 : Sắc ký đồ của hỗn hợp 20 chất chuẩn OC đo trên GC-MS theo chế 79
6
độ SCAN (nồng độ 50ng.ml
-1
)
Hình 3.20
:
Sắc ký đồ của hỗn hợp 20 chất chuẩn OC (50 ng.ml
-1
) đo trên
GC-MS theo dạng SCAN (chương trình GC-MS 54,7 phút)
80
Hình 3.21
:
Sắc ký đồ của hỗn hợp 20 chất chuẩn OC đo trên GC-MS theo
dạng SIM (Nồng độ 50ng.ml-1)
82
Hình 3.22
:
Đường chuẩn của α-HCH bằng phương pháp GC-MS 82
Hình 3.23
:
Chương trình nhiệt độ sử dụng phân tích các mẫu OP 85
Hình 3.24 : Sắc ký đồ của hỗn hợp 9 chất chuẩn OP (50 ng.g
-1
) đo trên GC -
MS theo dạng SCAN
86
Hình 3.25
:
Sắc ký đồ của hỗn hợp 9 chất chuẩn OP (50 ng.g
-1
) đo trên GC -
MS theo dạng SIM
87
Hình 3.26
:
Chương trình nhiệt độ cột phân tích các mẫu OP-OC-PY 88
Hình 3.27
:
Sắc ký đồ của hỗn hợp chuẩn OC và OP đo trên GC-MS theo dạng
SCAN
89
Hình 3.28
:
Sắc ký đồ của hỗn hợp chuẩn OC, OP và PY và một số HCBVTV
nhóm khác đo trên GC-MS theo dạng SCAN
90
Hình 3.29 : Đường chuẩn của Disulfoton bằng phương pháp GC-MS 92
Hình 3.30
:
Chương trình nhiệt độ tách các BHC trên GC-MS/NCI 98
Hình 3.31
:
Sắc ký đồ của hỗn hợp 4 chuẩn HCH (n
ồng độ 10ppb) đo trên GC-
MS/NCI theo dạng SCAN
98
Hình 3.32
:
Sắc ký đồ của hỗn hợp 4 chuẩn HCH (nồng độ 10 ppb) đo trên
GC-MS/EI theo dạng SCAN
98
Hình 3.33
:
Sắc ký đồ của hỗn hợp 4 chuẩn HCH đo trên GC-MS/NCI theo
dạng SCAN
99
Hình 3.34
:
Đường chuẩn của 4 chất chuẩn HCH (Xem phụ lục) (5 điểm, nồng
độ: 50ng.ml
-1
; 100ng.ml
-1
; 200ng.ml
-1
; 400ng.ml
-1
và 1000ng.g
-1
)
100
Sơ đồ 3.1
:
Quy trình chuẩn bị mẫu theo phương pháp siêu âm 109
Sơ đồ 3.2
Quy trình chuẩn bị mẫu theo phương pháp Soxhlet 111
Sơ đồ 3.3
:
Quy trình phân tích định tính HCBVTV trong dược liệu 118
Sơ đồ 3.4
:
Quy trình phân tích dư lượng HCBVTV trong dược liệu 119
7
PHẦN A - TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI
1. Kết quả nổi bật của đề tài
a) Đóng góp mới của đề tài:
1/ Đề tài đã tiến hành khảo sát tình hình sử dụng HCBVTV trong trồng
cây dược liệu ở một số xã quanh khu vực Hà Nội từ 01/2008 đến 07/2009 và
đã bổ sung danh mục các HCBVTV thường sử dụng trong trồng cây thuốc,
cũng như những vi phạm v
ề HCBVTV hạn chế hoặc cấm sử dụng, hoặc không
được phép sử dụng ở Việt Nam.
2/ Xây dựng được qui trình ổn định, hợp lý để định tính, định lượng 44
hóa chất bảo vệ thực vật thường dùng chính xác và nhanh chóng bằng phương
pháp sắc ký khí khối phổ (GC-MS).
3/ Áp dụng qui trình đã xây dựng để phân tích sàng lọc định tính, định
lượng dư lượng HCBVTV bằng phương pháp GC-MS trong 110 mẫu dược
li
ệu và 17 mẫu nông sản, so sánh kết quả với mức dư lượng tối đa cho phép
được qui định trong dược điển một số nước tiên tiến.
4/ Đề xuất 4 qui trình phân tích dư lượng HCBVTV trong dược liệu
bằng phương pháp GC-MS.
5/ Đề xuất quy định mức dư lượng tối đa cho phép của một số HCBVTV
trong dược liệu.
b) Kết quả cụ thể:
1/ Đề tài đã tiế
n hành khảo sát tình hình sử dụng HCBVTV trong trồng
cây dược liệu ở một số xã gần khu vực Hà Nội: xã Duyên Hà, xã Vạn Phúc
(Thanh Trì – Hà Nội ), xã Tự Nhiên ( Thường Tín –Hà Tây), xã Bình Minh
(Khoái Châu – Hưng Yên) và Xã Hoà Bình - Hà Trung - Thanh Hoá trong thời
gian từ 01/2008 đến 07/2009. Kết quả đã thống kê được 24 loài cây thuốc đang
được trồng tại 5 xã khảo sát. Số thương phẩm HCBVTV dùng trong trồng cây
thuốc thống kê được là 102 thương phẩm, tương ứng với 50 hoạt chất (bao
gồm dạ
ng dùng đơn chất và dùng phối hợp). Trong đó, phân loại theo tác dụng
có 79 chế phẩm là thuốc trừ sâu (chiếm 77,45%). Phân loại theo bản chất cấu
8
tạo hóa học, các HCBVTV nhóm OP có 28 thương phẩm (dạng đơn và phối
hợp), chiếm 27,45% và nhóm PY có 23 thương phẩm (dạng đơn và phối hợp),
chiếm 22,55%. OP và PY là hai nhóm hoạt chất được sử dụng nhiều hơn cả.
Kế đến là nhóm Neireistoxin có 10 chế phẩm, chiếm 9,81%; Avermectin có 8
chế phẩm (7,84%); Carbamat có 5 chế phẩm, chiếm 4,90%; OC có 3 chế
phẩm, chiếm 2,94%. Còn lại là các hoạt chất thuộc các nhóm HCBVTV khác
hoặc chưa được phân loại (24,51%).
2/ Xây dựng
được quy trình ổn định, hợp lý để định tính, định lượng 44
HCBVTV thường dùng một cách chính xác và nhanh chóng bằng phương pháp
sắc ký khí khối phổ (GC-MS), phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam, gồm:
Các quy trình xử lý mẫu thích hợp với các đối tượng dược liệu và 4 chương
trình sắc ký trên GC-MS để định tính và định lượng HCBVTV ở mức độ vết.
3/ Áp dụng qui trình đã xây dựng để phân tích sàng lọc
định tính, định
lượng dư lượng HCBVTV bằng phương pháp GC-MS trong 110 mẫu dược
liệu, bao gồm dược liệu thu mua ở địa phương trồng, dược liệu nhập từ Trung
Quốc. Kết quả định tính cho thấy 14/110 mẫu dược liệu và 4/17 mẫu nông sản
nhiễm HCBVTV. Kết quả định lượng HCBVTVtrên 53 mẫu khảo sát cho thấy
có 6/53 mẫu nhiễm dư lượng Cypermethrin, trong đó có 2 mẫu Cúc hoa và
Khổ sâm cho kết quả
dư lượng (tương ứng là 2,7 và 2,9 ppm) vượt mức giới
hạn cho phép (Theo BP2005-2009; USP 26-31 quy định dư lượng tối đa cho
phép tổng Cypermethrin và các đồng phân là 1,0 ppm). Ngoài ra 2 mẫu dược
liệu nhiễm OC nhưng đều dưới ngưỡng cho phép là Khổ sâm (nhiễm alpha-
HCH và beta-HCH với hàm lượng mỗi chất = 0,003ppm < MRL = 0,3ppm) và
Kinh giới (nhiễm delta-HCH 0,01ppm < MRL = 0,3ppm; Endrin 0,002ppm <
MRL = 0,05ppm).
Từ các kết quả thu được có thể đánh giá chất lượng dược liệu được
trồng và sử d
ụng ở Việt Nam về mặt tồn dư HCBVTV ở mức độ không
nghiêm trọng nhưng vẫn cần được kiểm soát.
9
4/ Đề xuất qui trình phân tích dư lượng HCBVTV trong dược liệu bằng
phương pháp GC-MS: qui trình định tính sàng lọc đồng thời các HCBVTV
trong dược liệu, qui trình định lượng bằng phương pháp GC-MS.
5/ Đề xuất qui định mức dư lượng tối đa cho phép của một số HCBVTV
trong dược liệu.
c) Hiệu quả về đào tạo:
- Hướng dẫn 01 dược sĩ đại học đã bảo vệ thành công khóa luậ
n tốt
nghiệp: Phân tích dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhóm cơ phospho và
pyrethroid trong một số dược liệu bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ”
(Đỗ Thị Kim Tuyến - Tháng 6 năm 2008)
- Tham gia giảng dạy chuyên đề “Kiểm nghiệm dư lượng hóa chất bảo vệ
thực vật trong dược liệu bằng phương pháp GC-MS” cho lớp tập huấn cán bộ
kiểm nghiệm dượ
c liệu của trường đại học Dược Hà Nội và vụ Y học cổ
truyền (Bộ Y tế) tổ chức.
- Bồi dưỡng kiến thức cho một số cán bộ mới ra trường thông qua một số
nội dung nghiên cứu của đề tài: kỹ thuật chiết tách - làm giàu, kỹ thuật phân
tích,
d) Hiệu quả về kinh tế:
Đề tài đã khai thác triệt để và hiệu quả những ph
ương tiện sẵn có tại cơ
quan chủ trì đề tài là Viện Dược liệu (máy sắc ký khí, máy sắc ký khí khối
phổ,…) để triển khai và nghiên cứu theo các nội dung của đề tài được phê
duyệt.
e) Hiệu quả về xã hội:
- 01 công trình khoa học có liên quan đã công bố trên Tạp chí Dược liệu,
Tập 14, Số 6 (2009): ”Kết quả điều tra sơ bộ tình hình sử dụng hóa chất bảo
vệ thực vật trong trồng cây thuốc tại một số địa phương”.
- Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng nhiều HCBVTV trong
nông nghiệp nói chung và trong trồng dược liệu nói riêng. Qua khảo sát đã
đánh giá được tình hình sử dụng HCBVTV trong trồng dược li
ệu, sẽ kiến nghị
với các cấp quản lý có thẩm quyền nhằm mục đích hạn chế việc sử dụng
10
HCBVTV trong trồng dược liệu, áp dụng việc quản lý dịch hại tổng hợp trong
trồng dược liệu và áp dụng các quy trình dược liệu sạch, qua đó sẽ tiết kiệm
được tiền mua HCBVTV.
- Kết quả phân tích các mẫu dược liệu trồng trong nước đã cho thấy dư
lượng thực tế trong các mẫu dược liệu, qua đó đã sơ bộ kết luận phần lớn các
mẫu d
ược liệu trên thị trường không có dư lượng vượt quá quy định đối chiếu
theo Dược điển của các nước tiên tiến (Châu Âu, Mỹ…), tình hình chất lượng
dược liệu về dư lượng HCBVTV không đến mức trầm trọng như các phương
tiện thông tin đại chúng đã đưa tin.
f) Các hiệu quả khác.
Đề tài đã chứng minh khả năng áp dụng thiết bị GC-MS trong phân tích
sàng lọc, định tính và đị
nh lượng dư lượng HCBVTV trong dược liệu và
nông sản nhanh chóng và tiện lợi, tăng cường hiệu quả sử dụng của trang
thiết bị.
2. Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội.
- Đã áp dụng kết quả nghiên cứu vào kiểm nghiệm dư lượng HCBVTV
trong dược liệu nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng thuốc có nguồn gốc
thực vật.
- Trong quá trình đ
iều tra tình hình sử dụng HCBVTV trong trồng cây
thuốc và nông sản, chúng tôi thấy rằng hiện nay, trên thị trường có nhiều loại
HCBVTV ngoài danh mục được phép lưu hành (mặc dù có cùng hoạt chất
trong Danh mục hóa chất bảo vệ được phép sử dụng ở Việt Nam). Qua đây
kiến nghị Bộ Y tế phối hợp với Bộ NN & PTNT có biện pháp thích hợp và
khẩn trương rà soát lại Danh mục hoá chất bảo vệ th
ực vật được phép sử dụng,
hạn chế và cấm sử dụng ở Việt Nam theo hướng kiên quyết loại bỏ khỏi danh
mục những thuốc có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người, sinh vật
và môi trường. Đồng thời cần điều tra thống kê các HCBVTV hiện đang được
bán trên thị trường và được sử dụng trong nông nghiệp mà chưa được đăng ký.
3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được
phê duyệt.
11
a/ Tiến độ: Hoàn thành theo đúng dự kiến (26 tháng- từ tháng 11 năm
2007- 12 năm 2009).
b/ Thực hiện các mục tiêu nghiên cứu: Đã hoàn thành đầy đủ các mục
tiêu nghiên cứu của đề tài.
c/ Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương: Các sản phẩm
thu được hoàn toàn trùng khớp và phù hợp với dự kiến.
d/ Đánh giá việc sử dụng kinh phí: Sử dụng kinh phí đúng mục đích,
hiệ
u quả và theo đúng quy định.
4. Các ý kiến đề xuất:
- Bộ Y tế cần có những văn bản quản lý và hướng dẫn sử dụng
HCBVTV trong trồng cây thuốc và bảo quản dược liệu; cảnh báo người dân về
tình trạng lạm dụng sử dụng HCBVTV trong trồng dược liệu, cũng như
khuyến cáo người dân thực hiện đúng qui định về sử dụng an toàn HCBVTV.
- Nhằm
đảm bảo nâng cao chất lượng dược liệu, Bộ Y tế đã bổ sung kịp
thời chuyên luận phân tích dư lượng HCBVTV trong dược liệu và qui định
mức dư lượng cho phép đối với một số HCBVTV có độc tính cao vào Dược
điển Việt Nam xuất bản lần thứ tư. Tuy nhiên, cần kết hợp việc quy định mức
dư lượng tối đa cho phép của các HCBVTV với Danh mục hóa chấ
t bảo vệ
thực vật cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng tại Việt Nam Ban hành theo quyết
định của Bộ NN & PTNT năm 2009 (Thông tư
Số: 09 /2009/TT-BNN).
- Bộ Y tế nên phối hợp với Bộ Nông NN & PTNT rà soát lại Danh mục
hoá chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng và hạn chế sử dụng ở nước ta
nhằm đưa ra những biện pháp thích hợp và kịp thời đảm bảo chất lượng nông
sản và dược liệu, cũng như an toàn sử dụng cho người dân.
12
PHẦN B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phá hoại của sâu bệnh là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới
năng suất, chất lượng của cây thuốc nói riêng và cây nông nghiệp nói chung.
Hiện nay, phương pháp dùng hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) là một
phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả nhất. Tuy nhiên, hiệu quả của
việc sử dụng HCBVTV ra sao, ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người
và môi trườ
ng như thế nào là vấn đề đang được quan tâm.
Hiện nay, ước tính trên thế giới có trên 5000 loại HCBVTV khác nhau,
trong đó khoảng 200 loại HCBVTV ảnh hưởng mạnh tới sức khoẻ con người
và độc hại với môi trường, trong số đó có nhiều chất có khả năng gây ung thư.
Theo thống kê, Việt Nam là một trong những nước sử dụng HCBVTV
nhiều nhất trên thế giới. Theo Báo cáo thống kê của Vụ Khoa học Công nghệ
và Môi trường năm 2007, lượng HCBVTV nhập vào Việt Nam khoảng 77
nghìn tấn. Thực tế hiện nay, chúng ta vẫn chưa thực sự kiểm soát chặt chẽ
được việc sử dụng HCBVTV đúng cách. Trên thị trường có nhiều HCBVTV
chưa được kiểm tra cũng như đánh giá mức độ nguy hại nhưng vẫn công khai
mua bán và sử dụng. Các HCBVTV loại này xuất phát chủ yếu từ Trung Quốc,
do người dân mua bán không chính ngạch qua biên giới các tỉ
nh Lạng Sơn,
Quảng Ninh,
Tuy các cơ quan chức năng đã có các hướng dẫn cụ thể cho người dân
về vấn đề sử dụng HCBVTV an toàn, hiệu quả trên cây nông nghiệp và một số
cây ăn quả nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể đối với cây thuốc. Bên cạnh đó, sử
dụng các chất bảo quản chống nấm mốc, mối mọt cho một số nông sả
n và
dược liệu cũng là vấn đề đáng được lưu tâm.
Việc sử dụng HCBVTV đúng cách còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ
dân trí và ý thức của người dân ở từng vùng miền. Tuy nhiên nếu kiểm soát
chặt chẽ việc sử dụng HCBVTV an toàn và hiệu quả sẽ giảm tối đa các tác
13
động nguy hại đến sức khỏe con người cũng như môi trường sinh thái.
Kiểm soát mức dư lượng HCBVTV trong thực phẩm nói chung và dược
liệu nói riêng là việc làm cần thiết và cấp bách. Dược điển nhiều nước (Mỹ,
Châu Âu, Anh, Nhật Bản ) đã quy định mức dư lượng cho phép của
HCBVTV trong thực phẩm và dược liệu. Điều này giúp họ kiểm soát được
chất lượng nguồn thực ph
ẩm, dược liệu trong nước cũng như nhập khẩu từ
nước ngoài.
Mặc dù Việt Nam đã có một số nghiên cứu khảo sát tình hình sử dụng
HCBVTV trong trồng cây thuốc và xây dựng qui trình phân tích tồn dư của
chúng, nhưng cho tới nay vẫn chưa có các quy định về mức dư lượng cho phép
của HCBVTV trong dược liệu cũng như các qui trình thường qui về phương
pháp kiểm tra, đánh giá HCBVTV trong dược liệu.
Nhằm góp ph
ần nâng cao chất lượng dược liệu và nông sản, kết hợp
khai thác sử dụng hiệu quả một số kỹ thuật hiện đại và các thiết bị phân tích
tiên tiến, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng sắc ký khí khối
phổ để phân tích dư lượng một số hóa chất bảo vệ thực vật thường dùng”
với mục tiêu:
1. Xây dựng quy trình định tính, định l
ượng một số HCBVTV thường dùng
một cách chính xác và nhanh chóng bằng sắc ký khí khối phổ (GC-MS).
2. Áp dụng qui trình phân tích một số HCBVTV bằng phương pháp GC-
MS trên những mẫu nông phẩm và cây thuốc.
14
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. HCBVTV VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HCBVTV
1.1.1. Đại cương về HCBVTV
1.1.1.1. Khái niệm HCBVTV
Từ những năm 20 trước Công nguyên, con người đã biết sử dụng chất
bảo vệ thực vật để bảo vệ mùa màng. Số lượng, chủng loại HCBVTV ngày
càng tăng. Từ những năm 1940 trở đi HCBVTV dạng tổng hợp được sản xuất
với số lượng lớn dần.
Theo Uỷ ban bảo vệ môi trường Mỹ, HCBVTV là khái niệm chỉ những
chế phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hoặc tổng hợp bằng con đường hóa học dùng
để phòng, trừ (diệt) các sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, các chế phẩm có
tác dụng điều hòa sinh trưởng thực vật, các chế phẩm có tác dụng xua đuổi
hoặc thu hút các sinh vật gây hại đến để diệt trừ chúng. Các HCBVTV cũng
bao gồ
m các hóa chất được sử dụng trong việc bảo quản, lưu trữ và vận chuyển
nông sản sau khi thu hoạch [78].
1.1.1.2. Phân loại HCBVTV
HCBVTV được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ giữa thế kỷ 20. Theo tài
liệu biên soạn năm 2003 của Hội Bảo vệ thực vật Anh, có khoảng 860 hoạt
chất được sử dụng trong các thương phẩm HCBVTV [76].
Để thuận tiện trong quá trình sử dụng cũng như
công tác quản lý
HCBVTV, người ta thường phân loại chúng thành các nhóm khác nhau. Tuy
nhiên, sự phân loại HCBVTV cũng rất đa dạng, tùy thuộc mục đích. HCBVTV
có thể phân loại theo tác dụng, theo nhóm hoạt chất, theo thành phần nguyên tố
hay theo độc tính…Thông thường, ta chỉ quan tâm đến tác dụng và thành phần
nguyên tố hay nhóm hoạt chất trong thuốc trừ sâu [2], [82].
a/ Theo tác dụng:
15
Các HCBVTV được chia thành 3 nhóm chính [2]:
- Hóa chất diệt trừ sinh vật gây hại: diệt côn trùng, như thuốc trừ sâu, trừ
nấm, diệt cỏ, diệt chuột, trừ ốc sên, trừ nhện, thuốc trừ các loài ve, rệp, muỗi,
thuốc trừ côn trùng.
- Hóa chất điều hoà sinh trưởng thực vật, thường gọi là thuốc kích thích
thực vật, có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hoá học hay vi sinh.
- Hóa chất dùng trong bảo quản, x
ử lý hay chế biến sau thu hoạch.
b/ Theo thành phần hóa học hay nhóm hoạt chất:
Các thuốc HCBVTV được chia nhóm theo thành phần hóa học hoặc cấu
trúc hóa học của các hoạt chất có trong thành phần [82]:
- Nhóm các HCBVTV clo hữu cơ (cơ clor hay OC): Trong thành phần hóa
học chứa clo và clo có tác dụng chính. Ví dụ: DDT, HCH, Aldrin, Dieldrin,
2,4-D, 2,4,5-T (Hình 1.1).
Hiện nay, các hợp chất OC đã bị cấm sử dụng nhưng do tính bền vững,
chúng vẫn tồn tại trong môi trường, đất canh tác hay nguồn nước. Do v
ậy
chúng có thể nhiễm vào dược liệu, nông phẩm.
DDT HCH
Aldrin Endosulfan
Hình 1.1. Công thức cấu tạo của một số HCBVTV nhóm OC
16
Nhóm OC độc với tế bào thần kinh côn trùng do liên kết với một số
thành phần sợi trục thần kinh làm cản trở vận chuyển các ion Na
+
, K
+
qua
màng tế bào chất, làm mất sự cân bằng điện tích tạo nên sự dẫn truyền xung
động thần kinh dẫn đến thần kinh bị tê liệt [2].
- Nhóm phosphor hữu cơ (cơ phosphor hay OP): Điển hình như triclorfon
(Ophatox), methamidophos, methyl parathion (methaphos),
phosphamidon, melathion (Hình 1.2).
Acephat Triclorfon
Methyl parathion Methamidophos
Diazinon Dimethoat
Hình 1.2. Công thức cấu tạo của một số HCBVTV nhóm OP
Nhóm OP là các chất độc đối với hệ thần kinh, tác động lên enzym
acetylcholinesterase (nhóm carbamat cũng tác động lên enzym này nhưng theo
cơ chế khác). Các OP làm ức chế không thuận nghịch enzym
acetylcholinesterase (một enzym quan trọng đối với các chức năng thần kinh
17
của côn trùng, người và rất nhiều động vật) và tác động theo nhiều cách khác
nhau, do vậy OP rất độc [2], [82].
OP nhanh chóng bị phân hủy bởi phản ứng thủy phân khi để dưới ánh
sáng, trong không khí và trong đất trồng. Mặc dù một lượng nhỏ đôi khi vẫn
được phát hiện thấy trong thực phẩm và trong nước uống. OP phân hủy nhanh
hơn OC, tuy nhiên độc tính của OP lại cao hơn và rủi ro đối với sức khoẻ con
người sẽ rấ
t cao khi hấp thụ một lượng lớn vào cơ thể [55].
Các OP được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Một số hợp chất như
Methamidophos (Monitor), Methyl parathion (Wophatox) tuy đã bị cấm nhưng
một số điều tra cho thấy vẫn được sử dụng trái phép [7], [13].
Pyrethroid (PY): là nhóm các hợp chất hóa học được tổng hợp tương tự
các hợp chất Pyrethrin tự nhiên có trong các loài cúc trừ sâu pyrethrum
(Chrysanthemum cinerariaefolium và C. coccineum). Hiện nay, PY là nhóm
hợp chất tổng hợp được sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam và trên thế giới. PY
nhanh chóng bị phân hủy bởi ánh sáng và trong điều kiện khí quyển bình
thường sau từ 1-2 ngày và gần như không ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt
[82].
PY là thuốc trừ sâu thuộc nhóm chất độc thần kinh do chúng có khả
năng giữ các kênh vận chuyển Na
+
trên màng tế bào thần kinh luôn mở khiến
cho các ion Na
+
vận chuyển tự do đến các sợi trục thần kinh và gây ra các phản
ứng tại đó. Khi bị nhiễm PY, hệ thần kinh bị giảm khả năng nhạy cảm và côn
trùng bị tê liệt.
Cypermethrin Deltamethrin
18
Fenvalerat Permethrin
Hình 1.3. Công thức cấu tạo của một số HCBVTV nhóm PY
Cả 3 nhóm OC, OP và PY đều là các chất diệt côn trùng. Ngoài ra, còn
có một số nhóm khác, như thuốc diệt nấm dẫn xuất Carbamat, thuốc trừ sâu
Carbamat (carbaryl, cartap, methiocarb), trừ nấm Carbendazim,
Dithiocarbamat (ferbam, maneb, thiram) , [82]. Hình 1.4
Cartap Nereistoxin
Hình 1.4. Công thức cấu tạo của một số HCBVTV thuộc nhóm khác
Tính chất hoá học và vật lý của các HCBVTV cũng khác nhau đáng kể.
Có một số HCBVTV mang tính acid, số khác trung tính hoặc base. Một số hợp
chất chứa các halogen, số khác chứa phospho, lưu huỳnh hoặc nitơ. Các dị tố
này có thể có mối liên quan đến việc phát hiện ra HCBVTV. Một số hợp chất
rất dễ bay hơi, nhưng số khác lại gần như
không bay hơi. Sự khác nhau đa
dạng này là nguyên nhân của các vấn đề cơ bản trong việc xây dựng và phát
triển các phương pháp phân tích đa dư lượng (phân tích dư lượng nhiều chất
đồng thời) nhằm tăng khả năng phát hiện các HCBVTV [76].
1.1.2. Tình hình sử dụng HCBVTV
1.1.2.1. Tình hình sử dụng HCBVTV trên thế giới:
19
Ước tính hiện nay trên thế giới có khoảng trên 5000 loại HCBVTV độc
hại (khoảng 860 hoạt chất ), trong đó có từ 150 đến 200 loại HCBVTV có ảnh
hưởng mạnh tới sức khoẻ của con người thậm chí có khả năng gây ung thư.
Các chất này thuộc về hơn 100 nhóm chất. Trong đó, các nhóm quan trọng
nhất là benzoylureas, carbamates, các hợp chất OP, PY, sulfonylurea hoặc
triazine,…[76]
Theo con số thống kê, lượng HCBVTV được sử dụng ở Việt Nam từ
n
ăm 1986 - 1990 khoảng 13 -15 nghìn tấn [8]. Nhưng từ năm 1991 - 1999, tỷ
lệ sử dụng HCBVTV có giảm đi do Việt Nam áp dụng chương trình quản lý
dịch hại tổng hợp (IPM) do FAO và chính phủ của một số nước tài trợ. Tuy
nhiên, Việt Nam vẫn là một trong những nước sử dụng nhiều HCBVTV nhất
thế giới. Một thực tế là hiện nay trên thị trường HCBVTV ở nước ta có rất
nhiều HCBVTV không rõ nguồn g
ốc xuất xứ, chưa được kiểm tra đánh giá về
mức độ độc hại, nhưng vẫn được bày bán công khai và người dân thường
xuyên sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Điều này tiềm ẩn một nguy cơ lớn
ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường xung quanh [8], [13], [16].
Theo thống kê của WHO, năm 1998 toàn thế giới sử dụng 6 triệu tấn
hoạt chất trong các thương phẩ
m HCBVTV, trị giá trên 40 tỷ USD. Mỗi năm
tăng bình quân 5 - 7%, tổng giá trị HCBVTV sử dụng trên toàn thế giới hiện
nay ước tính khoảng 60 tỷ USD, trong đó hóa chất diệt côn trùng được sử dụng
nhiều nhất [12].
Đánh giá của WHO và chương trình bảo vệ môi trường của Liên hợp
quốc (năm 2004) cho biết: mỗi năm 3 triệu nông dân ở các nước đang phát
triển bị nhiễm độc từ HCBVTV và trong số đó, khoả
ng 18000 người chết [58].
1.1.2.2. Tình hình sử dụng HCBVTV ở Việt Nam:
Việt Nam là quốc gia sử dụng nhiều HCBVTV, xu hướng này ngày càng
tăng, cả về số lượng và chủng loại [8].
Trong quá trình phát triển, cây trồng nói chung và cây thuốc nói riêng
thường bị hại bởi nấm, vi khuẩn, côn trùng ảnh hưởng đến quá trình sinh
trưởng, phát triển và năng suất của cây [20], [21] (ví dụ nấm gây bệnh phấn
20
trắng, nấm Phoma sp. gây bệnh thối nâu trên cây Thanh cao hoa vàng và thối
đen do nấm Alternaria sp. hoặc Nigrospora pallida Matz. gây ra; rệp gây hại,
virus hoa lá đốm trên cây Địa hoàng). Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại rất đa
dạng, tuy nhiên sử dụng HCBVTV là biện pháp phổ biến nhất [15], [11]
Theo các nghiên cứu của Viện Dược Liệu [20],[21], thiệt hại do sâu
bệnh gây ra tại Trung tâm nghiên cứu trồng cây thuốc Hà Nội làm giảm 20 –
25% sản lượng. Trong vụ đông xuân 1995 – 1996, nấ
m gây bệnh phấn trắng
(do Oidium sp.) đã phát triển thành dịch trên cây Mã đề gây tổn thất nặng trên
hầu hết các vùng sản xuất: Hà Nội, Hưng Yên…Điều tra tình hình sâu bệnh hại
cây Thanh cao hoa vàng năm 1991 - 1992 đã xác định bệnh thối nâu do nấm
Phoma sp., và thối đen do nấm Alternaria sp. hoặc Nigrospora pallida Matz
gây ra. Ngoài ra còn có rệp gây hại. Các bệnh do nấm làm giảm 47% hàm
lượng artemisinin, bệnh do rệp làm giảm khoảng 18% năng suất dược li
ệu.
Nghiên cứu về bệnh virus hoa lá đốm trên cây Địa hoàng ở Bắc Giang, Bắc
Ninh, Hà Nội và Hải Phòng từ 1988 - 1995 cho thấy tỷ lệ bệnh ở vụ Xuân Hè
là 20%.
Từ năm 1998, Thủ tướng chính phủ đã có Chỉ thị số 29/2000/CT-TTg về
tăng cường công tác quản lý việc sử dụng HCBVTV và các chất hữu cơ gây ô
nhiễm khó phân huỷ (ví dụ như các Polyclobiphenyl hay PCBs). Theo đó, bắt
đầu từ năm 2001 đến nay, hàng nă
m Bộ NN & PTNT ban hành Danh mục
HCBVTV được phép, hạn chế và cấm sử dụng ở Việt Nam [3], [4], [5], [6] .Số
lượng HCBVTV được phép sử dụng trong các danh mục trên được thống kê
trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Thống kê số lượng HCBVTV được phép sử dụng ở Việt Nam
Số lượng
TT
Khoản mục
Năm
2001
Năm
2004
Năm
2008
Năm
2009
1 Tổng HCBVTV 278 418 744 886
2 Số thương phẩm 808 1212 2242 3795
21
3 Thuốc trừ sâu (Hoạt
chất/Thương phẩm)
108/337 160/499 292/959 365/1837
4 Thuốc trừ bệnh
(Hoạt chất/Thương
phẩm)
78/252 125/364 221/654 264/1063
5 Thuốc diệt cỏ
(Hoạt chất/Thương
phẩm)
74/191 96/266 130/400 151/549
6 Thuốc điều hoà sinh
trưởng (Hoạt
chất/Thương phẩm)
18/28
22/51
44/102
47/188
Số liệu thống kê từ Bảng 1.1 cho thấy số lượng HCBVTV được phép sử
dụng ở Việt Nam được Bộ NN & PTNT ban hành tăng dần theo các năm. Cụ
thể, năm 2004 có 418 HCBVTV / 1212 thương phẩm, năm 2008 có 744
HCBVTV / 2242 thương phẩm và năm 2009 (được bổ sung từ danh mục năm
2008) là 886 HCBVTV / 3795 thương phẩm. Trong danh mục này, thuốc trừ
sâu chiếm nhiều nhất và tăng nhanh theo các năm.
Danh mục hoạt chất hạ
n chế và cấm sử dụng tại Việt Nam năm 2009
được liệt kê trong Bảng 1.2
Bảng 1.2. Danh mục hoạt chất hạn chế và cấm sử dụng tại Việt Nam
(năm 2009)
TT Hoạt chất TT Hoạt chất
Danh mục các hoạt chất hạn chế sử dụng
1 Carbofuran 7 Zinc phosphid
2 Dichlorvos (DDVP) 8 Na
2
SiF
6
50% + HBO
3
10%
+ CuSO
4
30%
3 Dicofol 9 Na
2
SiF
6
80% + ZnCl
2
20%
4 Dicrotophos 10 Aluminium phosphid
22
5 Diclorvos 13%
+ Deltamethrin2%
11 Magnesium phosphid
6 Methomyl 12 Methyl bromid
Danh mục hoạt chất cấm sử dụng
1 Aldrin 13 Monocrotophos
2 BHC, Lindane (γ-BHC, γ-HCH) 14 Parathion – ethyl
3 Chlordane 15 Pentachlorophenol
4 DDT 16 Pentachlorophenat Sodium
5 Dieldrin 17 Phosphamidon
6 Endosulfan 18 Polychlorocamphen
7 Endrin 19 Chlordimeform
8 Heptachlor 20 Captan
9 Isobenzen 21 Captafol
10 Isodrin 22 Hexachlorobenzen
11 Methamidophos 23 2,4,5 - T
12 Parathion - methyl 24-
29
Các hợp chất của As, Tl,
Cd, Hg, Se, Pb
Thực tế trên thị trường còn có rất nhiều hoạt chất lưu hành nhưng không
có trong danh mục được phép sử dụng, một số HCBVTV đã bị cấm như
Parathion-methyl (Wofatox), Methamidophos (Monitor) vẫn được người dân
sử dụng trái phép trong trồng trọt [6].
Về tình hình sử dụng HCBVTV trong trồng cây thuốc, các tác giả Trịnh
Văn Quỳ [16], và Trần Việt Hùng [13] đã tiến hành nghiên cứu khảo sát ở 3 địa
phương có truyền th
ống trồng cây thuốc: Thiết Trụ, Nghĩa Trai (Hưng Yên) và
Sapa (Lào Cai) từ năm 2002-2004. Kết quả cho thấy hầu hết các hộ dân cả 3 nơi
đều sử dụng HCBVTV, đã thống kê được 99 tên HCBVTV được sử dụng, trong
đó có 64 thuốc diệt côn trùng, 19 thuốc trừ bệnh, 8 thuốc điều hòa sinh trưởng, 7
thuốc diệt cỏ, 1 thuốc diệt chuột.
23
Trong số các HCBVTV đã thống kê được ở trên, ngoài các thuốc nằm
trong danh mục HCBVTV cho phép sử dụng ở Việt Nam, còn có các thuốc có
nguồn gốc từ Trung Quốc chứa Methamidophos và Endosulfan là thuốc cấm sử
dụng, các thuốc khác như Kẽm phosphid thuộc danh mục hạn chế sử dụng [6].
Do việc hướng dẫn sử dụng HCBVTV chủ yếu cho cây nông nghiệp và
cây ăn quả, chưa có sự hướng dẫn cụ thể
đối với cây thuốc, vấn đề sử dụng
HCBVTV đối với cây thuốc chủ yếu người dân vận dụng theo công dụng của
thuốc [6], [14].
Năm 2001, nhà nước đã phê duyệt đề tài nghiên cứu cấp nhà nước KC
10-02 "Xây dựng một số qui trình sản xuất dược liệu sạch và chế biến sạch để
bào chế một số chế phẩm chất lượng cao" do Việ
n Dược liệu chủ trì. Kết quả
đạt được của đề tài là đã nghiên cứu, kết hợp với doanh nghiệp và nông dân
trồng và phát triển một số dược liệu an toàn như: Actiso (Sa Pa, Lào Cai),
Bạch chỉ, Ngưu tất (Thanh trì, Hà Nội), Cúc hoa (Nghĩa Trai, Hưng
Yên)…Mặc dù vậy, trồng cây thuốc ở nước ta trong giai đoạn này vẫn mang
tính chất trồng ở quy mô nhỏ lẻ, chưa có sự tập trung đầu tư l
ớn, chưa mang
tính ổn định và lâu dài, áp dụng tiêu chuẩn GAP mới bắt đầu, chưa rộng rãi
[19].
Trong định hướng chiến lược về công tác dược liệu đến 2010 và tầm
nhìn 2015, Bộ Y tế đã xác định mục tiêu cụ thể trong công tác phát triển dược
liệu, trong đó vấn đề quy hoạch và xây dựng các vùng trồng cây thuốc theo
tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practice - Thực hành tốt nông nghiệp) là
một nhiệm vụ cấp bách.
Đối v
ới sử dụng HCBVTV, tiêu chuẩn GAP yêu cầu: Các HCBVTV sử
dụng phải thuộc danh mục nhà nước cho phép; HCBVTV phải được nhà nước
đánh giá chất lượng, phải có nhãn mác đầy đủ; Việc sử dụng HCBVTV phải
tuân thủ nghiêm ngặt quy phạm. Sử dụng hóa chất gì phải ghi trong hồ sơ và
phải kiểm tra dư lượng của chất đó… [81]
Khái niệm dược liệu sạch đòi hỏi sự vận dụng sáng tạo những nguyên
tắc nhất định và cần triển khai từng bước theo những tiêu chí cụ thể [1], [14].
24
Ngày nay, sử dụng HCBVTV phải tuân theo yêu cầu nhất định (Tiêu
chuẩn GAP) nhằm đạt hiệu quả phòng trừ dịch hại và phải khống chế tối đa
mức tồn dư HCBVTV trong dược liệu. Đối với các HCBVTV có khả năng tích
lũy trong cơ thể, gây đột biến tế bào hoặc có độc tính cấp cao, được nhiều
nước trên thế giới trong đó có Việt Nam có quy định cấm sử dụng ho
ặc hạn
chế sử dụng [82].
Đời sống người dân ngày càng được nâng cao, theo đó các vấn đề liên
quan đến sức khỏe và môi trường được quan tâm hàng đầu. Cùng với mặt tích
cực của nền kinh tế thị trường, mặt trái của nó luôn cùng tồn tại. Do vậy, các
hàng rào về chất lượng và độ an toàn các sản phẩm nông nghiệp ngày càng
được quan tâm thắt chặt hơn.
Tất yếu của hội nhập hiện
đại gắn liền với chất lượng sản phẩm lưu
thông. Điều đó ép buộc đồng thời thôi thúc chúng ta cần xây dựng một quy
trình đánh giá chất lượng các mặt hàng sản phẩm nông nghiệp một cách có
hiệu quả. Các mô hình trồng cây lương thực và cây thuốc theo tiêu chuẩn GAP
hay GACP dần được thiết lập và hoàn thiện. Dư lượng HCBVTV là một trong
các tiêu chí quan trọng phản ánh độ an toàn và chất lượng sản phẩm. Do
đó
việc kiểm soát mức dư lượng cho phép đánh giá mức hiệu quả của quy trình
sản xuất. Các thiết bị phân tích công cụ hiện đại như GC, GC-MS, LC-MS, sẽ
có những trợ giúp quan trọng trong việc xây dựng và đánh giá các tiêu chí về
dư lượng cho phép của HCBVTV trên cây lương thực nói chung và cây thuốc
nói riêng.
1.2. DƯ LƯỢNG HCBVTV – KHÁI NIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC
ĐỊNH.
1.2.1. Khái niệm dư lượng
Dư lượng HCBVTV là lượng HCBVTV sử dụng trong nuôi trồ
ng thực
vật còn tồn dư lại trên nông sản hoặc dược liệu sau khi thu hoạch, chế biến.