Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở phụ nữ khám ngoại trú tại bệnh viện da liễu tỉnh đồng nai năm 2018 2019 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

PHẠM VĂN HÀ

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG
TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ KHÁM NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TỈNH ĐỒNG NAI
NĂM 2018-2019

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

CẦN THƠ – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

PHẠM VĂN HÀ

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG
TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ KHÁM NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TỈNH ĐỒNG NAI


NĂM 2018-2019

Chuyên ngành: Quản lý Y tế
Mã số: 8720801. CK

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. HUỲNH VĂN BÁ

CẦN THƠ – 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số
liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong
bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Cần Thơ, ngày

tháng
Tác giả

PHẠM VĂN HÀ

năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình làm luận văn này, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
của các tập thể, cá nhân, bạn bè, gia đình và các nhà khoa học trong Ngành.

Trước hết tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
- Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
- Khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Tôi xin chân thành bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS. TS.
Huỳnh Văn Bá đã dành cho tơi tất cả sự hướng dẫn tận tình, động viên trong
thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin bày tỏ lòng yêu thương tới Vợ và các Con, những người đã sát cánh
bên tôi vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, cơng việc và trong thời
gian hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và tập thể cán bộ, viên chức và
nguời lao động Bệnh viện Da liễu Đồng Nai đã động viên giúp đỡ tơi trong
suốt q trình học tập và hoàn thành luận văn.

PHẠM VĂN HÀ


MỤC LỤC

Trang bìa
Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Định nghĩa các bệnh lây truyền qua đường tình dục ................................. 3
1.2. Lịch sử các bệnh lây truyền qua đường tình dục ....................................... 5
1.3. Dịch tễ học ................................................................................................. 6

1.4. Chẩn đoán ................................................................................................... 8
1.5. Điều trị...................................................................................................... 14
1.6. Một số yếu tố nguy cơ .............................................................................. 20
1.7. Một số nghiên cứu liên quan .................................................................... 21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 24
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu ................................................. 24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................ 24
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................... 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 24
2.2.2. Cỡ mẫu .................................................................................................. 24
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................... 25
2.2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 25


2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 34
2.2.6. Phương pháp kiểm soát sai số ............................................................... 39
2.2.7. Phương pháp xử lý phân tích số liệu số ................................................ 39
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 39
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 40
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 40
3.2. Tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ................................. 45
3.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình dục ........... 47
3.4. Đánh giá kết quả điều trị .......................................................................... 53
Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 57
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 57
4.2. Tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ................................. 60
4.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình dục ........... 68
4.4. Đánh giá kết quả điều trị .......................................................................... 72

KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCA

Bichloroacetic

BLTQĐTD

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

BPSD

Bộ phận sinh dục

CBVC

Cán bộ viên chức

HIV

Human immuno deficiency virus

HPV


Human papilloma virus

HSV

Herpes simplex virus

KHV

Kính hiển vi

QHTD

Quan hệ tình dục

TCA

Trichloroacetic

TC/CĐ/ĐH

Trung cấp/cao đẳng/đại học

TCMT

Tiêm chích ma túy

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thong

TPHA

Treponema Pallidum Hemagglutination’s Assay

WHO

World Health Organization


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm chung về tuổi, dân tộc của đối tượng nghiên cứu .......... 40
Bảng 3.2. Đặc điểm chung về tình trạng hơn nhân và nơi cư trú ................... 42
Bảng 3.3. Đặc điểm về đối tượng và tuổi bắt đầu quan hệ tình dục ............... 42
Bảng 3.4. Đặc điểm về tiền sử và tình trạng mắc bệnh STD .......................... 43
Bảng 3.5. Đặc điểm về lối sống chung thủy và thói quen vệ sinh BPSD ....... 44
Bảng 3.6. Đặc điểm về mục đích và kết quả xét nghiệm ................................ 45
Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ........................ 46
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa tỷ lệ mắc BLTQĐTD và tuổi .......................... 47
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa tỷ lệ mắc BLTQĐTD và thành phần dân tộc .. 47
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tỷ lệ mắc BLTQĐTD và trình độ học vấn .... 48
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tỷ lệ mắc BLTQĐTD và nghề nghiệp........... 49
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tỷ lệ mắc BLTQĐTD và tình trạng hơn nhân 50
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tỷ lệ mắc BLTQĐTD và nơi cư trú ............... 50
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa tỷ lệ mắc BLTQĐTD và đối tượng quan hệ . 51
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa tỷ lệ mắc BLTQĐTD và tuổi bắt đầu quan hệ
và tình trạng sử dụng bao cao su ..................................................................... 51

Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tỷ lệ mắc BLTQĐTD và tiền sử bệnh, tình
trạng bệnh của bạn tình, lối sống chung thủy ................................................. 52
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tỷ lệ mắc BLTQĐTD và tình trạng, lý do xét
nghiệm HIV .................................................................................................... 52
Bảng 3.18. Tỷ lệ đối tượng tham gia điều trị .................................................. 53
Bảng 3.19. Kết quả điều trị sùi mào gà ........................................................... 53
Bảng 3.20. Kết quả điều trị Herpes ................................................................. 54


Bảng 3.21. Kết quả điều trị bệnh giang mai.................................................... 54
Bảng 3.22. Kết quả điều trị bệnh lậu............................................................... 54
Bảng 3.23. Kết quả điều trị viêm âm hộ, âm đạo do Candida ........................ 55
Bảng 3.24. Kết quả điều trị Chlamydia........................................................... 55


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm chung về nghề nghiệp ............................................... 41
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm chung về trình độ học vấn .......................................... 41
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm về tình trạng sử dụng bao cao su ............................... 43
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm về tình trạng xét nghiệm HIV ................................... 44
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (n=520) ............ 45
Biểu đồ 3.6. Số lượng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (n=224) 46
Biểu đồ 3.7. Kết quả điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục........... 56


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục đã có từ rất lâu trên thế giới và
nước ta. Bệnh ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của con người và nòi

giống. Sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của đại dịch HIV/AIDS càng
làm tăng lên sự cần thiết phòng, chống và điều trị các bệnh lây truyền qua
đường tình dục. Khi một người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ
làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS thì việc điều trị các bệnh lây truyền
qua đường tình dục cũng trở nên rất khó khăn, bệnh thường ít đáp ứng với các
điều trị thông thường [4].
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có ít nhất một phần
mười người đang ở tuổi hoạt động tình dục bị một bệnh lây truyền qua đường
tình dục. Ở các nước đang phát triển thuộc Châu Phi, Châu Á, các bệnh lây
truyền qua đường tình dục là một trong năm bệnh thường gặp nhất. Ở Việt
Nam theo ước tính của các chun gia thì hàng năm có khoảng gần một triệu
trường hợp mới mắc [60].
Theo thống kê về tình dục an tồn, nhiều bệnh nhiễm trùng có thể dễ
dàng lây truyền từ miệng qua bộ phận sinh dục hoặc từ bộ phận sinh dục qua
miệng nhưng việc lây truyền từ miệng sang miệng rất ít xảy ra [34]. Với
HIV/AIDS chất dịch tiết ra từ bộ phận sinh dục là tác nhân gây bệnh dễ dàng
hơn so với nước bọt. Một số bệnh lây qua đường tình dục cũng có thể lây
truyền qua tiếp xúc da trực tiếp, ví dụ như Herpes simplex và HPV. Virus
Herpes có thể lây truyền qua nụ hôn sâu hoặc khi nước bọt được sử dụng như
một chất bơi trơn tình dục. Mọi hành vi tình dục có liên quan đến các chất
dịch trong cơ thể đều chứa một số nguy cơ lây truyền các bệnh qua đường
tình dục. Người ta chỉ chú ý tập trung vào HIV/AIDS nhưng các bệnh hoa liễu
khác cũng tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm [5], [33].


2

Số người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục có triệu chứng
thường thấp hơn nhiều so với số người mắc nhưng khơng có biểu hiện lâm
sàng. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, có tới 90% trường hợp giang mai

khơng có triệu chứng lâm sàng (giang mai kín), 50-60% bệnh nhân lậu nữ
khơng có triệu chứng, 60-80% bệnh nhân nhiễm Chlamydia khơng triệu
chứng…Những người này khơng biết họ có bệnh nên đã khơng đi khám bệnh,
vì vậy mầm bệnh khơng bị dập tắt và đó chính là nguồn dịch tễ quan trọng
của bệnh này, là nguyên nhân khiến bệnh lan tràn [1], [35].
Tại Bệnh viện Da liễu tỉnh Đồng Nai, cho đến nay các nghiên cứu về
bệnh lây truyền qua đường tình dục chưa nhiều và chưa có nghiên cứu nào
đánh giá chất lượng điều trị các bệnh này, do đó để có thêm thơng tin về tỷ lệ
mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng như các yếu tố liên quan và
kết quả điều trị, chúng tơi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu tình hình và đánh
giá kết quả điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở phụ nữ khám
ngoại trú tại Bệnh viện Da liễu tỉnh Đồng Nai năm 2018-2019" với 3 mục
tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ mắc các loại bệnh lây truyền qua đường tình dục ở
phụ nữ khám bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Da liễu tỉnh Đồng Nai năm 20182019.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình
dục ở phụ nữ khám bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Da liễu tỉnh Đồng Nai năm
2018-2019.
3. Đánh giá kết quả điều trị một số bệnh lây truyền qua đường tình dục
ở phụ nữ khám bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Da liễu tỉnh Đồng Nai năm 20182019.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa các bệnh lây truyền qua đường tình dục
1.1.1. Sùi mào gà
Sùi mào gà sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục hay
gặp, do Human papilloma virus (HPV) gây nên. Hầu hết người nhiễm HPV

khơng có biểu hiện lâm sàng, tỷ lệ có triệu chứng chỉ khoảng 1 - 2%.
HPV thuộc nhóm có DNA, nhân lên trong tế bào thượng bì.
Có ít nhất 35 týp HPV gây bệnh ở sinh dục, týp 6 và 11 chiếm tới 90%.
Các týp 16, 18, 31, 33 và 35 có thể gây loạn sản tế bào và gây ung thư.
Các yếu tố thuận lợi cho nhiễm HPV là các đối tượng có nhiều bạn tình
mắc các STD khác.
Virus xâm nhập vào niêm mạc sinh dục qua các thương tổn nhỏ ở
thượng bì và nằm ở lớp tế bào đáy. HPV có thể lây truyền cho trẻ sơ sinh qua
đường sinh dục của mẹ, gây u nhú ở thanh quản [2], [37].
1.1.2. Herpes sinh dục
Herpes sinh dục là một bệnh phổ biến qua đường tình dục ảnh hưởng
đến cả nam giới và phụ nữ. Các triệu chứng của herpes sinh dục bao gồm nổi
mụn nước li ti, ngứa và lở loét ở vùng sinh dục.
Nguyên nhân của herpes sinh dục là một loại Herpes simplex virus
(HSV), đi vào cơ thể thông qua chia nhỏ trong da hoặc màng nhầy. Quan hệ
tình dục là cách thức chính mà các virus lây lan.
Bệnh này hay tái phát, có thể gây bối rối và đau khổ về tình cảm. Mặc
dù có herpes sinh dục là khơng có lý do để tránh quan hệ tình dục hoặc từ bỏ
mối quan hệ. Nếu hoặc đối tác bị nhiễm, có thể quản lý sự lây lan của HSV
bằng cách tiến hành các bước để bảo vệ mình và đối tác [30].


4

1.1.3. Giang mai
Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn, lây truyền chủ yếu qua đường
tình dục nhưng có thể lây qua đường máu, đường mẹ sang con và đường tiếp
xúc trực tiếp với các thương tổn giang mai có loét. Bệnh diễn biến nhiều năm
(10, 20, 30 năm có khi cả đời), có lúc rầm rộ, có những thời kỳ ngấm ngầm
khơng có triệu chứng gì làm cho người bệnh lầm tưởng là đã khỏi và có thể

lây truyền cho thế hệ sau.
Nếu khơng được điều trị bệnh có thể xâm nhập vào tới cả các phủ tạng
đặc biệt là da, tim mạch, thần kinh trung ương gây nhiều biến chứng rất nặng,
có nhiều hình thái lâm sàng khác nhau nên chẩn đốn cũng rất khó khăn.
Bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ bệnh nhân thậm chí gây tử vong hoặc tàn
phế suốt đời nếu không được điều trị kịp thời. Nó ảnh hưởng trầm trọng đến
sức khoẻ và sự phát triển nòi giống của dân tộc [2], [31].
1.1.4. Bệnh lậu
Là một bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, tương đối
phổ biến (chiếm 3-15% trong tổng số các bệnh lây truyền qua đường tình
dục), căn nguyên do vi khuẩn Neisseria gonorhoeae, triệu chứng lậu cấp điển
hình là đái buốt, đái ra mủ, nhưng phần lớn bệnh nhân đến khám là lậu mạn
tính với các triệu chứng khơng điển hình, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng
cho người bệnh [4].
1.1.5. Viêm âm đạo do nấm Candida
Nấm Candida là loại nấm men tồn tại và phát triển trong những môi
trường ấm ướt, có thể tồn tại ở ngay trên những vùng da đang khỏe mạnh. Bởi
thế, bộ phận sinh dục của phụ nữ rất dễ bị nhiễm nấm này nếu như để nó
trong tình trạng q ẩm ướt ở thời gian lâu. Thực tế thì trong âm đạo vẫn ln
tồn tại một lượng nhỏ nấm men này và bị kiềm chế bởi vi khuẩn có lợi. Khi


5

loại nấm men này phát triển quá mức mới gây ra những điều phiền toái cho
phụ nữ [4], [52].
1.1.6. Viêm âm đạo do trùng roi
Viêm âm đạo do Trichomonas là bệnh lây truyền trực tiếp khi quan hệ
tình dục qua đường âm đạo. Ngồi ra, trùng roi có thể sống ở da trong nhiều
giờ, trong băng vệ sinh, sẽ lây truyền khi có sự tiếp xúc, hoặc lây truyền gián

tiếp qua nước rửa, nước bể tắm, bể bơi. Trichomonas rất nhạy cảm với môi
trường khô hanh [36].
1.1.7. Nhiễm Chlamydia
Chlamydia là một bệnh do vi khuẩn của đường sinh dục mà lây lan dễ
dàng qua đường tình dục. Có thể khơng biết có Chlamydia bởi vì các dấu hiệu
và triệu chứng của đau và chảy chất dịch không hiển thị ngay lập tức. Nhiều
người khơng có dấu hiệu và triệu chứng [5], [25].
1.1.8. Bệnh HIV/AIDS
HIV là tên gọi tắt của một loại Human immuno deficiency virus gây ra
hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở con người (Acquired immuno
deficiency syndrome-AIDS). Như vậy, nhiễm HIV là tiền đề để dẫn đến
AIDS, nhưng từ khi nhiễm HIV cho đến khi phát triển AIDS cần một thời
gian nhất định không giống nhau ở mỗi người, từ vài tháng cho đến 15 năm.
Các bác sĩ thường dùng cụm từ AIDS để chỉ những trường hợp HIV đã phát
triển và gây ra hiện tượng suy yếu miễn dịch cho bệnh nhân [11], [12].
1.2. Lịch sử các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Ở Châu Âu người ta cho rằng bệnh lan truyền do Christopho Colombo
cùng 44 thuỷ thủ mang bệnh từ Haiti về Tây Ban Nha và sau do bệnh lan
thành dịch ở Châu Âu vào đầu thế kỷ XVI.


6

Ở Việt Nam bệnh xuất hiện thời kỳ nào cũng chưa xác định rõ. Có
thuyết cho rằng bệnh có từ lúc binh lính của Gia Long viễn chinh sang Xiêm
La (Thái Lan) mang bệnh về (thế kỷ XVIII) vì vậy mới có tên là bệnh tiêm la.
Sự thực bệnh giang mai có từ đời thượng cổ vì trong tài liệu của Trung
Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp người ta đã mô tả những thương tổn ở xương người
giống hệt căn bệnh giang mai [4].
HIV được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1981, cho đến cuối thập niên

1980 đã có khoảng 100.000 người đã được chẩn đoán là mắc bệnh AIDS, và
khoảng một nửa trong số đó đã tử vong. Đến năm 2003, Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) cho biết đã có khoảng 40 triệu người trên tồn thế giới hiện đang
sống trong tình trạng nhiễm HIV hoặc đã tiến triển thành bệnh AIDS, trong số
đó có khoảng 2,5 triệu trẻ em dưới 15 tuổi. Tổ chức này cũng ước tính là từ
năm 1981 cho đến cuối năm 2002 có khoảng 20 triệu người đã chết vì bệnh
AIDS, trong đó có khoảng 4,5 triệu trẻ em dưới 15 tuổi. Chỉ riêng trong năm
2003 đã có đến 3 triệu người chết vì bệnh AIDS và thêm 5 triệu người nhiễm
HIV. HIV/AIDS đã thực sự trở thành một thảm họa khủng khiếp cho toàn
nhân loại [57].
1.3. Dịch tễ học
Ở Việt Nam trước năm 1945 và trong thời kỳ Pháp tạm chiếm cho đến
năm 1954, bệnh giang mai đứng hàng thứ 2 sau lậu. Phần nhiều bệnh nhân tự
chữa hoặc đến thầy thuốc tư nhân nên số liệu khơng chính xác [34], [45]
Từ 1956-1964 ở Miền Bắc giải phóng, đời sống ổn định, ở các nhóm có
nguy cơ cao được kiểm tra. Đã phát hiện trong những năm đầu là 1000-1500
trường hợp mỗi năm.
Số lượng giảm dần, cho đến 1963 - 1964 mỗi năm chỉ phát hiện khoảng
20 ca (tỷ lệ so với dân số lúc đó là 0,01/1000). Bệnh giang mai cũng như các
bệnh lây truyền qua đường tình dục khác đã giảm 10 lần so với năm 1954.


7

Từ 1965-1975 là thời kỳ chiến tranh, trật tự và nếp sống bị đảo lộn, tâm
lý sinh hoạt khơng bình thường, y tế khó khăn, các bệnh hoa liễu tăng lên ở
miền Bắc và đặc biệt đến năm 1975 khi đất nước được thống nhất, số người bị
mắc bệnh giang mai đã lên tới 160.000 ca, tỷ lệ là 5/1000 (so với tổng số dân
lúc đó là 45 triệu).
Số gái mãi dâm tăng, ở thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30.000 người

(64% trong số này có thử nghiệm huyết thanh dương tính). Tỷ lệ giang mai
bẩm sinh: 1,25%. Tỷ lệ sản phụ bị giang mai: 4,5%. Từ 1975 đến 1990, mỗi
năm ngành Da liễu điều trị cho khoảng 10.000-20.000 bệnh nhân giang mai.
Số liệu này cịn có thể nhiều hơn vì bệnh nhân tự chữa hoặc khơng đến các cơ
sở y tế của nhà nước để có số liệu thống kê chính xác [33].
* Bệnh lậu
Tuổi của bệnh nhân: gặp ở mọi lứa tuổi từ sơ sinh đến người cao tuổi,
nhưng thơng thường lứa tuổi trẻ hoạt động tình dục mạnh, nam và nữ đều có
thể bị bệnh, ở nữ giới tỷ lệ bệnh lậu khơng có triệu chứng nhiều hơn nam.
Người bệnh là nguồn duy nhất của bệnh lậu (lây truyền qua hoạt động tình
dục đồng giới hoặc khác giới, lây từ mẹ sang con trong giai đoạn chuyển dạ
và đẻ).
Vi khuẩn lậu bắt màu Gram (-), nằm trong tế bào bạch cầu đa nhân,
đứng từng đôi một, khi lậu cấp tính thường có hình ảnh rõ, khi lậu mạn
thường phải ni cấy để chẩn đốn xác định (ni cấy trong mơi trường thạch
máu có CO2), dùng hình ảnh đại thể và phân lập trên môi trường đường để
xác định vi khuẩn lậu [23].
* Chlamydia
Chlamydia là một trong những bệnh phổ biến nhất các bệnh qua đường
tình dục tại Hoa Kỳ. Mỗi năm, ước tính khoảng 4.000.000 người tại Hoa Kỳ
bị nhiễm Chlamydia. Căn bệnh này ảnh hưởng đến cả nam và nữ và xảy ra ở


8

mọi nhóm tuổi, mặc dù Chlamydia là phổ biến nhất trong số các thanh thiếu
niên Mỹ [25].
1.4. Chẩn đoán
1.4.1. Sùi mào gà
Lâm sàng thường thấy có những nốt u ở da, niêm mạc ở âm hộ, môi

lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, ở hậu mơn, có 1 chân nhiều nụ sùi, khối u sùi
này to nhanh theo thời gian. Ban đầu có thể chỉ có 1 u sùi, nhưng về lâu dài sẽ
có nhiều khối u sùi.
Các đối tượng có quan hệ tình dục đường miệng thì niêm mạc mơi, má
cũng có thể hay gặp.
Cận lâm sàng:
- Test HPV: khẳng định bạn bị nhiễm virus HPV, định týp HPV nguy
hiểm, có khả năng gây ung thư hóa cao (týp 16, 18).
- Các xét nghiệm khác: phục vụ cho q trình điều trị.
- Giải phẫu bệnh: khi có chỉ định cắt u nhú triệt căn, lấy khối u đó làm
giải phẫu bệnh.
Cần chẩn đoán phân biệt với nhưng biểu hiện lành tính sau:
- Tuyến bã lạc chỗ.
- Tiền đình u nhú Papillomatis ở nữ giới.
- U Condylom do xoắn khuẩn giang mai gây ra [3], [4].
1.4.2. Herpes sinh dục
Bác sĩ thường có thể chẩn đốn Herpes sinh dục dựa trên khám lâm
sàng và kết quả xét nghiệm nhất định:
Kiểm tra virus, bao gồm việc lấy mẫu mô hoặc cào của các vết lt để
kiểm tra trong phịng thí nghiệm.
Xét nghiệm máu. Kiểm tra này phân tích một mẫu máu cho sự hiện
diện của kháng thể HSV để phát hiện bệnh Herpes.


9

Bởi vì người có mụn rộp thường có các bệnh khác lây qua đường tình
dục (BLTQĐTD), chẳng hạn như bệnh lậu, chlamydia hoặc HIV/AIDS, bác sĩ
có thể sẽ kiểm tra cho các bệnh này. Nếu nghi ngờ trước đây đã có một ổ dịch
Herpes, một xét nghiệm máu có thể xác nhận trong quá khứ để tiếp xúc với

HSV-1 hoặc nhiễm HSV-2 [9], [51].
1.4.3. Giang mai
1.4.3.1. Giang mai thời kỳ I
Đây là giai đoạn rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời.
Khoảng 3 đến 90 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh (trung bình 21 ngày),
sẽ xuất hiện tổn thương da ở các điểm tiếp xúc. Thương tổn xuất hiện ở những
nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thường là ở bộ phận sinh dục. Săng
giang mai là một là một trợt nơng, hình trịn hay bầu dục, bờ nhẵn, màu đỏ
thịt tươi, không ngứa, khơng đau, khơng có mủ; đáy vết lt thâm nhiễm cứng
và kèm theo nổi hạch hai bên vùng bẹn, cứng và cũng khơng đau. Các triệu
chứng trên có thể tự biến mất đi sau 3 đến 6 tuần lễ kể cả không điều trị, nên
nhiều người tưởng lầm là khỏi bệnh nhưng thực sự là vi khuẩn lúc đó đã vào
máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác [9], [10].
1.4.3.2. Giang mai thời kỳ II
Giang mai II xảy ra từ 4 đến 10 tuần sau giang mai I. Giai đoạn này có
rất nhiều biểu hiện khác nhau, ví dụ như: nốt ban đối xứng, màu hồng như
hoa đào (đào ban) khơng ngứa trên tồn thân hoặc tứ chi bao gồm cả lịng bàn
tay, bàn chân, hình ảnh đào ban màu đỏ hồng hoặc hồng tím như cánh hoa
đào, ấn vào thì mất, khơng nổi cao trên mặt da, không bong vảy và tự mất đi.
Thường khu trú hai bên mạn sườn, ngực, bụng, chi trên. Đào ban xuất hiện
dần trong vòng 1 đến 2 tuần, tồn tại khơng thay đổi trong vịng 1 đến 3 tuần
sau đó nhạt màu dần rồi mất đi.


10

Hoặc bệnh có thể làm xuất hiện các mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét
ở da và niêm mạc. Mảng sẩn, sẩn các loại, có nhiều kích thước khác nhau,
như bằng hạt đỗ, đinh gim, hoặc sẩn dạng lichen, ranh giới rõ ràng màu đỏ
như quả dâu, không liên kết với nhau, thường hay bong vảy và có viền da ở

xung quanh sẩn, nếu các sẩn có liên kết với nhau sẽ tạo thành các mảng, hay
sẩn mảng, các sản ở kẽ da do bị cọ sát nhiều có thể bị trợt ra, chảy nước, trong
nước này có chứa rất nhiều xoắn khuẩn nên rất dễ lây khi tiếp xúc với những
bệnh nhân này. Sẩn mủ ít gặp hơn đào ban và các loại sẩn trên, chủ yếu ở
những người nghiện rượu, trông giống như viêm da mủ nông và sâu. Tại các
khu vực ẩm ướt của cơ thể (thường là âm hộ hoặc hậu môn), phát ban trở nên
bằng phẳng, rộng, màu trắng, hoặc các thương tổn giống như mụn cóc. Các
triệu chứng khác thường gặp ở giai đoạn này bao gồm sốt, đau họng, mệt mỏi,
sụt cân, đau đầu, nổi hạch. Một số trường hợp hiếm gặp có thể kèm theo viêm
gan, thận, viêm khớp, viêm màng xương, viêm dây thần kinh thị giác, viêm
màng bồ đào, và viêm giác mạc kẽ. Các triệu chứng này thường tự biến mất
sau 3-6 tuần [4], [9].
1.4.3.3. Giang mai tiềm ẩn
Giang mai tiềm ẩn được xác định khi có bằng chứng huyết thanh của
bệnh nhưng khơng có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh. Giai đoạn này chia
làm 2 loại: thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm sau giai đoạn 2 (sớm) và thời gian
tiềm ẩn kéo dài hơn 1 năm sau giai đoạn 2 (muộn). Giang mai tiềm ẩn sớm có
thể tái phát các triệu chứng bệnh, giang mai tiềm ẩn muộn khơng có triệu
chứng và khơng lây bằng giang mai tiềm ẩn sớm [9], [10].
1.4.3.4. Giang mai thời kỳ III
Giang mai III có thể xảy ra khoảng 3 đến 15 năm sau những triệu
chứng của giang mai I và được chia thành ba hình thức khác nhau: giang mai


11

thần kinh, giang mai tim mạch và gôm giang mai. Những người bị bệnh giang
mai giai đoạn này không lây bệnh.
Gôm giang mai xuất hiện từ 3 đến hàng chục năm sau khi nhiễm bệnh,
có hình cầu hoặc mặt phẳng khơng đối xứng, màu đỏ hơi ngả tím, kích thước

bằng hạt ngô, mật độ chắc, ranh giới rõ ràng, các củ giang mai tiến triển
khơng lành tính, nhất thiết hoại tử hoặc hoại tử teo hoặc tạo loét, rất chậm
lành và ít lây hơn, sau khi khỏi thường để lại sẹo. Nếu gôm khu trú vào các tổ
chức quan trọng và khơng được điều trị sẽ đe doạ tính mạng bệnh nhân.
Giang mai thần kinh là bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh trung
ương. Nó có thể xảy ra sớm, khơng có triệu chứng hoặc biểu hiện lâm sàng
bằng viêm màng não, hay sự phân ly giữa biến đổi dịch não tủy đã rõ rệt và
triệu chứng lâm sàng cịn khơng rõ ràng. Hoặc xảy ra muộn, gây ra tổn
thương ngồi viêm màng não, mạch máu não, cịn tổn thương não khu trú
hoặc tổn thương thối hóa ở não. Bệnh có thể gây suy nhược trầm cảm, động
kinh, đột quỵ hay gây ra ảo giác đối với người bệnh.
Giang mai tim mạch thường xảy ra 10 đến 30 năm sau khi nhiễm bệnh.
Các biến chứng thường gặp nhất là phình động mạch chủ [9], [10].
1.4.4. Bệnh lậu
* Chẩn đốn lâm sàng
Tiền sử: Hỏi bệnh, hoàn cảnh mắc bệnh, thời gian mắc bệnh.
Thăm khám lâm sàng.
Hội chứng đau bụng dưới và ra khí hư.
* Chẩn đốn xét nghiệm
Phương pháp xét nghiệm trực tiếp: nhuộm bệnh phẩm, soi thấy vi
khuẩn lậu bắt màu gram (-) nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân.
Phương pháp nuôi cấy, phân lập:


12

Mơi trường thích hợp nhất là mơi trường chọn lọc Thayer-martin hoặc
thạch sôcôla, nhiệt độ 35-36°C, CO2 3% - 10%. Xác định sự có mặt các khuẩn
lạc nghi ngờ lậu từ 24 giờ đến 48 giờ [23].
1.4.5. Viêm âm đạo do nấm Candida

– Dựa vào triệu chứng lâm sàng: Hỏi bệnh, quan sát âm hộ, khám mỏ
vịt nhận định khí hư âm đạo, tổn thương viêm do nấm ở cổ tử cung và thành
âm đạo.
– Xét nghiệm chẩn đoán: Bệnh phẩm cần được xét nghiệm ngay vì nếu
để quá 24 giờ, dù ở nhiệt độ thấp, vi nấm vẫn có thể phát triển nhanh làm sai
lệch chẩn đoán.
– Phát hiện bằng kính hiển vi:
+ Soi tươi: Nhỏ nước muối vào bệnh phẩm là dịch tiết âm đạo, soi tươi
tìm nấm, trên kính hiển vi sẽ thấy các bào tử nấm Candida có hình bầu dục
hoặc trịn, có chồi hoặc khơng có chồi, kích thước từ 3 – 6µm, phải có ít nhất
3 bào tử nấm trên một vi trường.
+ Nhuộm Gram: Xác định nấm khi có 3- 5 bào tử nấm ở dạng nẩy chồi
trên một vi trường. Phương pháp này dễ tiến hành, cho kết quả nhanh, độ đặc
hiệu cao (99%).
– Nuôi cấy: Dùng tăm bông lấy bệnh phẩm nuôi cấy trong môi trường
thạch Sabouraud trong vài giờ và ủ ấm 2 ngày ở nhiệt độ 37°C. Khuẩn lạc của
nấm Candida có màu trắng ngà và sền sệt.
– Phát hiện kháng nguyên Candida: Khi có Candida trong dịch tiết âm
đạo, phức hợp kháng nguyên – kháng thể được tạo thành dưới dạng những hạt
ngưng kết, có thể thấy được bằng mắt thường. Kỹ thuật này cho kết quả
nhanh nhưng đắt tiền.
Chẩn đốn kháng thuốc khi bệnh nhân có triệu chứng nhiễm nấm 3 lần
trong một năm và có ít nhất một lần được xét nghiệm chẩn đoán nhiễm nấm


13

âm đạo. Một số bệnh nhân nhiễm nấm tái phát sau điều trị kháng sinh chống
nhiễm khuẩn [53].
1.4.6. Viêm âm đạo do trùng roi

– Khám lâm sàng:
+ Âm đạo viêm đỏ, có khí hư màu vàng xanh, lỗng và có bọt ở cùng đồ.
+ Cổ tử cung viêm đỏ, phù nề, bơi lugol sẽ thấy hình ảnh “sao đêm” khi soi cổ
tử cung.
– Xét nghiệm:
+ Soi tươi: Bệnh phẩm lấy từ cùng đồ sau, cho vào dung dịch nước muối sinh
lý, soi ngay dưới kính hiển vi. Quan sát trực tiếp Trichomonas chuyển động
xoay trịn, giật lùi điển hình. Phương pháp này có độ đặc hiệu cao nhưng độ
nhạy thấp (30- 32%).
+ Nuôi cấy: Bệnh phẩm được ủ trong ống nghiệm có dung dịch Diamon ở
nhiệt độ 35ºC trong 4 ngày, hàng ngày kiểm tra mơi trường ni cấy tìm
Trichomonas di động. Phương pháp này có giá trị chẩn đốn cao [4].
1.4.7. Nhiễm Chlamydia
Chlamydia có thể khó phát hiện bởi vì giai đoạn đầu thường gây ra
nhiễm trùng ít hoặc khơng có dấu hiệu và triệu chứng có thể cảnh báo. Khi
dấu hiệu hoặc triệu chứng nào xảy ra, họ thường bắt đầu 1 - 3 tuần sau khi đã
được tiếp xúc với Chlamydia. Ngay cả khi các dấu hiệu và triệu chứng xảy ra,
chúng thường nhẹ và đi qua, làm cho chúng dễ dàng để bỏ qua. Các dấu hiệu
và triệu chứng của nhiễm Chlamydia có thể bao gồm: đi tiểu đau, đau bụng hạ
vị, tiết dịch âm đạo và đau khi giao hợp [9], [10].
1.4.8. Nhiễm HIV/AIDS
Chẩn đoán xác định phải qua quá trình xét nghiệm máu tìm kháng thể
kháng HIV. Kết quả dương tính chỉ xác nhận việc nhiễm HIV/AIDS, nhưng
chưa thể kết luận bệnh HIV/AIDS. Một số người nhiễm HIV/AIDS nhưng


14

không tiến triển bệnh mà thuộc loại “người lành mang virus”. Trong một số
trường hợp, khi người bệnh mới nhiễm HIV chưa bao lâu thì kết quả xét

nghiệm có thể là âm tính. Nếu có các yếu tố nghi ngờ khác, cần thực hiện lại
việc thử máu sau 6 tháng [11], [12].
1.5. Điều trị
1.5.1. Sùi mào gà
* Nguyên tắc chung
Xét nghiệm phát hiện HPV và định chủng.
Cần khám nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Khám và điều trị bạn tình.
Tư vấn, giáo dục sức khỏe về chẩn đốn, các phương pháp điều trị có
thể sử dụng cho người bệnh, khả năng bệnh có thể tái phát, mối liên quan của
bệnh với ung thư và khả năng lây nhiễm bệnh [9], [10].
* Điều trị cụ thể
Việc lựa chọn phương pháp điều trị cần phải cân nhắc về tuổi người
bệnh, vị trí thương tổn, số lượng, kích thước tổn thương và khả năng chuyên
môn cũng như trang thiết bị của cơ sở điều trị.
Bôi podophyllin dung dịch 10-25% trong cồn ethanol. Bôi để khô, rửa
sạch sau khoảng 1-4 giờ. Bôi 1-2 lần/tuần, trong 6 tuần. Không dùng cho phụ
nữ có thai, cho con bú.
Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA) 80 - 90% được dùng
bôi các thương tổn nhỏ, ẩm ướt. Tuần bôi 1 lần, trong tối đa 6 tuần.
Các phương pháp điều trị khác bao gồm nạo thương tổn, phẫu thuật cắt
bỏ thương tổn, phẫu thuật điện, laser, tiêm interferon hoặc 5-fluorouracin.
Các phẫu thuật đơn giản bằng dao, kéo hoặc laser CO2, đốt điện cần
phải gây tê. Phương pháp này chỉ định cho các thương tổn lớn, cho phụ nữ có


15

thai. Đốt điện chống chỉ định cho người bệnh mắc máy tạo nhịp tim, thương
tổn ở gần hậu môn.

Điều trị lạnh làm phá hủy thương tổn bệnh và một vùng nhỏ tổ chức
xung quanh nên được chỉ định cho các thương tổn nhỏ. Điều trị mỗi tuần 1- 2
lần trong 4 - 6 tuần. Sử dụng đầu áp lạnh hoặc phun nitơ lỏng vào thương tổn.
Tất cả các trị liệu sùi mào gà đều có thể gây đau, kích thích hoặc ảnh
hưởng toàn thân. Nếu sau đợt điều trị 6 tuần thất bại, cần chuyển cách điều trị
khác. Cũng cần sinh thiết thương tổn hoặc chuyển chuyên gia [59].
1.5.2. Herpes sinh dục
* Nguyên tắc chung
Bệnh thường tự khỏi sau 2 - 3 tuần.
Điều trị tại chỗ chống bội nhiễm và dùng thuốc kháng virus đường
uống làm giảm triệu chứng bệnh và hạn chế bài xuất HSV.
* Điều trị cụ thể
- Tại chỗ:
Dùng các dung dịch sát khuẩn như milian, betadin và có thể bơi kem
acyclovir khi mới xuất hiện mụn nước. Acyclovir bôi cứ 3 giờ/1 lần, ngày bôi
5 lần trong 7 ngày.
Thuốc bơi càng sớm càng tốt, có hiệu quả với các thương tổn nhẹ và
vừa trên người bệnh bình thường.
- Tồn thân:
Các thuốc kháng virus như acyclovir, valaciclovir, famciclovir. Thuốc
có hiệu quả điều trị nhiễm HSV tiên phát hơn là tái phát.
Acyclovir 200mg, uống ngày 5 viên chia đều 5 lần trong ngày, điều trị
7- 10 ngày, hoặc
Valacyclovir 1g uống 2 lần/ ngày trong 7-10 ngày, hoặc
Famciclovir 250mg, uống ngày 3 lần trong 5-10 ngày.


×