Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu áp dụng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) KSE sản xuất tại việt nam để điều trị suy hô hấp ở trẻ em tại một số bệnh viện nhi tuyến tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 94 trang )






























BỘ Y TẾ




KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI




NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÁY THỞ ÁP LỰC DƯƠNG
LIÊN TỤC (CPAP) KSE SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM
ĐỂ ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP Ở TRẺ EM
TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN NHI TUYẾN TỈNH




CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI : BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI : TS.KHU THỊ KHÁNH DUNG






8850



Hà Nội – 2011

BỘ Y TẾ




BÁO CÁO
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI



NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÁY TRỢ THỞ
ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC (CPAP) KSE SẢN XUẤT TẠI
VIỆT NAM ĐỂ ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP Ở TRẺ EM TẠI MỘT
SỐ BỆNH VIỆN NHI TUYẾN TỈNH



Chủ nhiệm đề tài
(ký tên)
Cơ quan chủ trì đề tài
(ký tên và đóng dấu)




BỘ Y TẾ
(ký tên và đóng dấu khi gửi lưu trữ)




Hà Nội - 2011

BỘ Y TẾ







BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ



Tên đề tài :
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÁY TRỢ THỞ
ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC (CPAP) KSE SẢN XUẤT
TẠI VIỆT NAM ĐỂ ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP Ở TRẺ EM
TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN NHI TUYẾN TỈNH


Chủ nhiệm đề tài : TS. Khu Thị Khánh Dung
Cơ quan (tổ chức) chủ trì đề tài : Bệnh viện Nhi trung ương
Cấp quản lý : Bộ Y tế
Mã số đề tài (nếu có) :
Thời gian thực hiện : Từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 12 năm 2010
Tổng kinh phí thực hiện đề tài : 500 triệu đồng
Trong đó : Kinh phí SNKH 0 triệu đồng
Nguồn khác (nếu có) : 500 triệu đồng








NĂM - 2011
DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên các bảng Trang
Bảng 2.1 Nồng độ FiO
2
theo lưu lượng ôxy và khí nén 13
Bảng 3.1 Đánh giá mức độ suy hô hấp theo chỉ số Silverman 25
Bảng 4.1 Đặc điểm lâm sàng lúc bắt đầu thở CPAP 32
Bảng 4.2 Đặc điểm về xét nghiệm lúc nhập viện 32
Bảng 4.3 Chẩn đoán khi vào viện 33
Bảng 4.4 Thời gian thở CPAP 34
Bảng 4.5 Thay đổi mạch, nhịp thở trước và sau thở CPAP 35
Bảng 4.6 Thay đổi mạch ở hai nhóm thở CPAP thành công và thất bại 35
Bảng 4.7 Thay
đổi tần số thở ở hai nhóm thở CPAP thành công và thất bại 36
Bảng 4.8 Thay đổi khí máu trước và sau điều trị (n=345) 36
Bảng 4.9 Thời gian giảm áp lực trung bình đường thở 37
Bảng 4.10 Thay đổi PaO
2
trung bình ở hai nhóm thành công và thất bại 38
Bảng 4.11 Sự thay đổi SaO
2
ở hai nhóm thở thành công và thất bại 39
Bảng 4.12 Thay đổi PaCO
2

trung bình ở hai nhóm thành công và thất bại 39
Bảng 4.13
Thay đổi pH trung bình ở hai nhóm thở CPAP thành công và thất
bại
40
Bảng 4.14 Liên quan giữa FiO
2
và SPO
2
ở hai nhóm thành công và thất bại 40
Bảng 4.15
Liên quan giữa SPO
2
và áp lực của hai nhóm thành công và thất
bại
41
Bảng 4.16
Liên quan giữa FiO
2
và áp lực của hai nhóm thành công và thất
bại
41
Bảng 4.17
Liên quan giữa PaCO
2
và áp lực ở hai nhóm thở CPAP thành
công và thất bại
42
Bảng 4.18 Sự khác biệt các chỉ số lâm sàng lúc bắt đầu thở CPAP 42
Bảng 4.19 Các biến chứng đã gặp 43





DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT Tên các biểu đồ Trang
Biểu đồ 4.1
Phân bố theo giới 29
Biểu đồ 4.2
Phân bố theo tuổi nhập viện 29
Biểu đồ 4.3
Phân bố theo tuổi thai 30
Biểu đồ 4.4
Phân bố theo cân nặng lúc nhập viện 30
Biểu đồ 4.5
Phân bố theo cách đẻ 31
Biểu đồ 4.6
Phân bố theo tuyến chuyển viện 31
Biểu đồ 4.7
Tình trạng ra viện 33
Biểu đồ 4.8
Tỷ lệ thành công 34
Biểu đồ
4.9
Thay đổi FiO
2
trung bình bắt đầu thở CPAP và sau thở CPAP
để đạt SpO
2

≥ 92%
37
Biểu đồ 4.10
Thay đổi SpO
2
trung bình ở hai nhóm thở CPAP thành công và
thất bại
38








DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

STT Tên các hình vẽ, đồ thị Trang
Hình 2.1
Bệnh nhân tự thở 8
Hình 2.2
Thở CPAP bằng 5cmH
2
O 8
Hình 2.3
Sơ đồ nguyên lý cấu tạo hệ thống CPAP 9
Hình 2.4
Tạo PEEP bằng cột nước trên màng 9
Hình 2.5

Tạo PEEP bằng van lò so 10
Hình 2.6
Cấu tạo van Benvenniste 10
Hình 2.7
So sánh dạng sóng hô hấp giữa CPAP cột nước và thở
máy tần số cao
14
Hình 2.8 Cấu tạo của hệ thống CPAP-KSE
15
















MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI
1
1. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1
2. Sản phẩm của đề tài
2
3. Các tác động của kết quả nghiên cứu
2
NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
4
II. TỔNG QUAN
6
2.1 Định nghĩa
6
2.2 Tình hình nghiên cứu
6
2.2.1 Trên thế giới 6
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 7
2.3 Nguyên tắc cấu tạ
o hệ thống áp lực dương liên tục
7
2.3.1 Nguyên lý hoạt động 8
2.3.2 Nguyên tắc cấu tạo của hệ thống 8
2.3.3 Các thông số cài đặt trong thở CPAP 12

Cấu tạo của hệ thống CPAP-KSE (Phụ lục 1)
13
2.4 Tác dụng của CPAP
15
2.5 Tác dụng không mong muốn
18

2.6 Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị
19

Trang
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
23
3.1 Đối tượng
23
3.2 Phương pháp nghiên cứu
24
3.3 Thời gian nghiên cứu
24
3.4 Địa điểm nghiên cứu
24
3.5 Các chỉ tiêu nghiên cưú
24
3.6 Đánh giá kết quả
26
3.7 Biến chứng
26
3.8 Theo dõi
27
3.9 Phương tiện nghiên cứu
27
3.10 Xử lý số liệu
27
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
29
4.1 Đặc điểm dịch tễ
29

4.1.1. Phân bố theo giớ
i 29
4.1.2 Phân bố theo tuổi 29
4.1.3 Phân bố theo cân nặng lúc nhập viện 30
4.1.4 Phân bố theo cách để 31
4.1.5 Phân bố theo tuyến chuyển viện 31
4.2 Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm
32
4.2.1 Đặc điểm lâm sàng 32


Trang
4.2.2 Đặc điểm xét nghiệm 32
4.2.3 Đặc điểm Xquang 32
4.2.4 Chẩn đoán khi vào viện 33
4.3 Đánh giá hiệu quả thở CPAP
34
4.3.1 Hiệu quả của thở CPAP 34
4.3.2 Thay đổi các chỉ số mạch, nhịp thở trước và sau CPAP 35
4.3.3
Sự khác biệt các chỉ số khí máu qua hai nhóm thở CPAP
thành công và thất bại
38
V. BÀN LUẬN
44
5.1 Đặc điểm dịch tễ
44
5.2 Hiệu quả điều tr
ị bằng CPAP
46

5.3 Biến chứng của thở CPAP
52
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
53
5.1 Kết luận
53
5.2 Khuyến nghị
53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
54






NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT




CPAP : Áp lực dương liên tục đường thở
NKQ : Nội khí quản
PEEP : Áp lực dương cuối thì thở ra
PaO2 : Áp lực ôxy máu
PaCO2 : Áp lực CO
2
trong máu động mạch
ROP : Bệnh võng mạc trẻ đẻ non
SpO2 : Độ bão hoà ôxy qua da

SHH : Suy hô hấp
TKMP : Tràn khí màng phổi


















1
TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI


1. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI :
Suy hô hấp là một bệnh lý hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh và là nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung : 80% trẻ sơ
sinh tử vong đến Bệnh viện Nhi trung ương có tình trạng suy hô hấp từ vừa
đến nặng, trong đó trên 50% là trẻ đẻ non.
Hệ thống thở áp lực dương liên t

ục (CPAP) đã được sử dụng rộng rãi
trên toàn thế giới 30 năm qua điều trị suy hô hấp cho trẻ đẻ non và đã chứng
tỏ được tính hiệu quả trong điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh đẻ non góp phần
làm giảm đáng kể tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh, cũng như nâng cao chất lượng cứu
sống ở trẻ sơ sinh. Đây là mộ
t phương pháp hỗ trợ thở cho trẻ suy hô hấp còn
tự thở được, bằng cách duy trì trên đường thở áp lực dương liên tục trong suốt
chu kỳ thở. Phương pháp thở này có vai trò làm tăng cung cấp ôxy cho trẻ,
duy trì thể tích phổi hữu hiệu, giảm sức cản ở trong đường hô hấp trên và làm
giảm cơn ngừng thở .
Như vậy, đề tài này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn vì góp phần cứu số
ng
trẻ đẻ non, một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh hiện
nay.
Đặc biệt hệ thống này có thể áp dụng được ở các tuyến, ngay cả những
nơi không có hệ thống ôxy và khí nén trung tâm.
Hệ thống này có bộ trộn ôxy và khí trời vì vậy có thể kiểm soát được
nồng độ ôxy của khí thở vào và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh xơ hoá sau võng
mạc (ROP) của trẻ sinh non, mộ
t trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù
loà cho trẻ em ở Việt Nam.



2
2. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI
1. Xây dựng quy trình sử dụng CPAP và cách tiệt khuẩn
2. Mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sử dụng CPAP cho tuyến
tỉnh và đánh giá kết quả đào tạo
3. Đánh giá kết quả điều trị của máy trợ thở tạo áp lực dương liên tục

(CPAP-KSE) điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ s
ơ sinh tại Bệnh viện Nhi
trung ương và một số bệnh viện được chọn nghiên cứu.
3. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
• Đối với các tuyến cơ sở :
- Đào tạo được đội ngũ cán bộ thành thạo sử dụng CPAP tại các tuyến
bệnh viện tỉnh, huyện : 124 cán bộ y tế (30 bác sĩ, 84 điều dưỡng) của
Thái Nguyên, Hòa Bình, và Bệnh viện Từ

- Tổ chức các lớp đào tạo cầm tay chỉ việc tại Bệnh viện Nhi, Bệnh viện
Từ Dũ (1 tuần) và mời các cán bộ tại các bệnh viện tỉnh tham gia
nghiên cứu tới học thực hành tại Bệnh viện Nhi trong thời gian 1 tuần.
- Cung cấp CPAP- KSE cho các bệnh viện tham gia nghiên cứu để điều
trị (phối hợp với tổ chức Đ
ông Tây hội ngộ để tặng máy cho các bệnh
viện chọn vào nghiên cứu)
- Theo dõi và đánh giá kết quả sử dụng CPAP-KSE tại các bệnh viện đa
khoa Hòa Bình, Thái Nguyên, Từ Dũ và Bệnh viện Nhi trung ương
• Đối với lĩnh vực khoa học có liên quan :
- Đưa ra được quy trình sử dụng CPAP để áp dụng trong cả nước
- Đưa ra quy trình chuẩn lắp đặt và tiệt khuẩn CPAP
- Đào tạo 02 thạc sĩ và 01 BS chuyên khoa II Nhi chuyên ngành s
ơ sinh
trong lĩnh vực này ( 01 Thái nguyên, 01 Từ Dũ và 01 Hà Giang)

3
Góp phần giảm tỷ lệ tử vong đáng kể ở trẻ sơ sinh non tháng suy hô
hấp nhằm thực hiện tốt Chỉ thị 04 nâng cao chất lượng chăm sóc sơ sinh và
giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh.
• Đối với kinh tế – xã hội :

- Nâng cao chất lượng sống ở trẻ em
- Tiết kiệm một nguồn ngân sách lớn cho xã hội.

































4
Phần B . NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, chương trình hồi sức sơ sinh đã được phổ biến
và áp dụng rộng rãi ở Bệnh viện Nhi trung ương và nhiều địa phương trong cả
nước, đã đem lại những kết quả đáng khích lệ : Tại Bệnh viện Nhi trung ương
tỷ lệ tử vong sơ sinh trong 24 giờ
đầu đã giảm đáng kể. Tuy vậy tử vong sơ
sinh chung trong cả nước còn khá cao so với các nước trong khu vực, nguyên
nhân chính vẫn là suy hô hấp, đặc biệt ở trẻ cân nặng thấp, đẻ non.
Suy hô hấp là một bệnh lý hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh và là nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung : 80% trẻ sơ
sinh tử vong đến Bệnh viện Nhi trung ương có tình trạng suy hô hấp từ vừa
đế
n nặng, trong đó trên 50% là trẻ đẻ non đe doạ đến tính mạng trẻ ngay trong
tuần đầu sau đẻ .
Thở áp lực dương liên tục hay thở CPAP, là một phương pháp hỗ trợ
cho trẻ suy hô hấp còn tự thở, bằng cách duy trì trên đường thở áp lực dương
liên tục trong suốt chu kỳ thở. Phương pháp thở này có vai trò làm tăng cung
cấp ôxy cho trẻ, duy trì thể tích phổi hữu hiệu, giảm sức cản ở trong đườ
ng hô
hấp trên và làm giảm cơn ngừng thở do tắc nghẽn. Qua hơn 30 năm sử dụng
cho đến nay hệ thống CPAP đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và đã
chứng tỏ được tính hiệu quả trong điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh góp phần

làm giảm đáng kể tỉ lệ tử vong ở trẻ em nói chung và trẻ sơ sinh nói riêng,
cũng như nâng cao chấ
t lượng cứu sống ở trẻ sơ sinh.
Ở Việt Nam hiện nay máy thở, các trang thiết bị để vận hành máy thở
và theo dõi bệnh nhân thở máy còn được coi là cao cấp đối với nhiều bệnh
viện nhất là các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện. Hệ thống CPAP cũng mới

5
được sử dụng ở những bệnh viện lớn trong vài năm gần đây tỉ lệ thành công
trong sử dụng CPAP điều trị SHH cấp ở trẻ sơ sinh non tháng là 41 – 56% , so
với nghiên cứu nước ngoài là 61-77%.
Xuất phát từ tính hiệu quả cũng như nhu cầu rất lớn về sử dụng hệ
thống CPAP ở nước ta hệ thống CPAP-KSE đã ra đời tại khoa Sơ sinh Bệnh
vi
ện Nhi trung ương với các ưu điểm : hiệu quả, đơn giản khi sử dụng, giá
thành thấp khoảng 200$/cái do sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nước
(so sánh với máy nhập khẩu ở nước ngoài giá thành quá cao 5000$/cái) bước
đầu đã có tác dụng tốt, góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong dưới 24 giờ của trẻ đẻ
non suy hô hấp từ trên 30% (2001) xuống 10 % (6 tháng cuối 2002 ) tại khoa
chúng tôi.
Chính vì lý do đó đòi hỏi ph
ải gấp rút triển khai sử dụng CPAP cho các
tuyến cơ sở trong cả nước, nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng cấp cứu và điều
trị sớm suy hô hấp cho trẻ sơ sinh tại các bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh.
Trong khuôn khổ của một đề tài cấp bộ, chúng tôi thực hiện nghiên
cứu áp dụng CPAP-KSE này trong phạm vi ở một số tỉnh thuộc địa bàn
vùng núi phía b
ắc, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua thực trạng
hiện có của công tác cấp cứu sơ sinh tại các bệnh viện chúng tôi tổ chức các
lớp tập huấn sử dụng CPAP nhằm nâng cao chất lượng công tác cấp cứu sơ

sinh tại tuyến tỉnh, làm cơ sở nhân rộng mô hình này trên phạm vi cả nước.
Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá kết quả sử dụng CPAP-KSE tại các địa điểm nghiên cứu sau
tập huấn
Từ kết quả thu được chúng tôi mong muốn sẽ có thể áp dụng rộng rãi
hệ thống CPAP này trong điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh non tháng
nhằm giảm tỷ lệ tử vong của sơ sinh ở nước ta.


6
II. PHẦN TỔNG QUAN
2.1. Định nghĩa :
Thở áp lực dương liên tục CPAP là một phương pháp hỗ trợ cho trẻ suy
hô hấp còn tự thở bằng cách duy trì trên đường thở một áp lực dương liên tục
trong suốt chu kỳ thở .
2.2. Tình hình nghiên cứu:
2. 2.1.Trên thế giới:
Lịch sử ra đời của hệ thống CPAP đi cùng với các tiến bộ của ngành
hồi sức sơ sinh trên thế giới.
Từ 1936 Boulton và Oxon đã khởi sướng dùng phương thức thở CPAP
với áp lực dương đường thở liên tục để điều trị hội chứng suy hô hấp cấp .
Tuy nhiên việc sử dụng áp lực dương liên tục trong đường thở vẫn chưa
được kuyến khích cho tới năm 1967 Ausbaugh và cộng sự đưa PEEP vào
trong máy thở để điều trị hội chứng suy hô hấp cấp ở ngườ
i trưởng thành.
Tuy nhiên, tới năm 1971 Gregory và cộng sự đã công bố việc sử dụng
CPAP có hiệu quả trong điều trị hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh.
Qua hơn 30 năm sử dụng hệ thống CPAP ngày càng được hoàn thiện và
sử dụng rộng rãi. Ngoài điều trị hội chứng suy hô hấp thở CPAP còn được áp
dụng điều trị trong nhiều tình trạng bệ

nh lý ở trẻ sơ sinh khác như : Cơn
ngừng thở ở trẻ non tháng, còn ống động mạch, hội chứng hít phân su, phòng
đặt lại nội khí quản, phòng xẹp phổi, và các hỗ trợ hô hấp sau mổ.
Thở CPAP đã góp một phần không nhỏ trong những tiến bộ của ngành
hồi sức sơ sinh trên thế giới trong 30 năm qua .
Theo báo cáo của Kamper J và cộng sự năm 1982, trước khi trung tâm
hồi sức ra đời nhữ
ng trẻ <1500g cần phải có hô hấp hỗ trợ thì không sống sót
được và tỉ lệ tử vong toàn bộ ở trẻ đẻ non <1500g thì từ 80-40%, từ khi ra đời
trung tâm hồi sức cấp cứu cùng với việc sử dụng thông khí hỗ trợ với áp lực

7
dương tính vào cuối kỳ thở ra (bắt đầu từ những năm 70) thì tỉ lệ tử vong ở trẻ
đẻ non <34 tuần đã từ 80 đến 60 % giảm xuống 40 đến 20%. (37)
Theo Weksler và cộng sự nghiên cứu trên 116 trẻ có trọng lượng từ
1000-1500g được sinh từ 1993 đến 1998 cho thấy rằng thở CPAP đã làm
giảm một cách có ý nghĩa tỉ lệ trẻ thở máy từ 65% xuống còn 14 % và trẻ
nhận surfactant t
ừ 40% xuống 12%. Tỉ lệ tử vong hoặc là bệnh phổi mãn tính
ở 28 ngày giảm từ 16 % xuống còn 3%. Tỉ lệ trẻ bị viêm ruột hoại tử giảm từ
11% xuống 0%. (48)
Theo nghiên cứu ở Oman của Bassiouny MR và cộng sự thì thấy tỉ lệ
điều trị CPAP thành công là 61 %. Các nghiên cứu ở những nước tiên tiến
cho thấy kết quả tốt hơn theo Hawit thì tỉ lệ điều trị thành công là 77,3 %
[27]
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:
Theo Bạch Văn Cam và cộng sự nghiên cứu tại bệnh Viện Nhi Đồng 1
thành phố HCM trên 240 trường hợp thì tỉ lệ điều trị thành công bằng CPAP
đối với suy hô hấp ở trẻ sơ sinh nói chung là 67% và ở trẻ đẻ non là 41 %. [3]
Nghiên cứu của Đỗ Hồng Sơn tại Bệnh viện Nhi trung ương (2002) trên

32 trẻ sơ sinh có tuổi thai từ 28 - 37 tuần, tỷ lệ th
ở CPAP thành công đạt
56,3% mặc dù đã thở ôxy thất bại, không có trường hợp biến chứng nào được
ghi nhận [20]. Khu Thị Khánh Dung nghiên cứu thở CPAP tự tạo tỉ lệ thành
công ở nhóm này là 90%, thở CPAP của Đức tỉ lệ thành công là 86% [5].
Đến nay, thở CPAP qua mũi được sử dụng ngày càng rộng rãi và góp
phần đáng kể trong việc giảm tỉ lệ tử vong, nhất là tử vong sơ sinh [32], [34].
2.3. Nguyên tắ
c cấu tạo hệ thống áp lực dương liên tục
Hệ thống CPAP kinh điển : gồm một hệ thống tạo ra một dòng lưu
lượng khí cung cấp liên tục cho bệnh nhân trong suốt chu kỳ thở và một dụng
cụ tạo PEEP đặt ở cuối đường thở để tạo ra áp lực dương trên đường thở .


8
2.3.1. Nguyên lý hoạt động [20], [27] ,[33]
Khi tự thở, áp suất đường thở sẽ âm hơn so với áp suất khí quyển trong
thì hít vào, dương hơn trong thì thở ra và trở về bằng 0 ở cuối thì thở ra,
đường biểu diễn áp suất là đường nằm ngang ở mức 0.
Khi thở CPAP ở mức áp lực dương là 5cmH
2
O, hệ thống CPAP sẽ tạo
ra một áp lực dương liên tục trên đường thở, kể cả thời gian hít vào và thở ra.
Khi đó áp lực cuối thì thở ra (PEEP) là + 5cmH
2
O. Đường biểu diễn áp suất
đường thở được nâng lên hơn so với trục hoành là 5cmH
2
O.




Hình 2.1: Bệnh nhân tự thở
(i: hít vào; e: thở ra) [20]
Hình 2.2: Thở CPAP bằng 5cmH
2
O
2.3.2. Nguyên tắc cấu tạo của hệ thống CPAP [25], [43]
Hệ thống CPAP bao gồm một hệ thống tạo ra một dòng khí (được làm
ấm và ẩm) cung cấp liên tục cho bệnh nhân trong suốt chu kỳ thở và một dụng
cụ tạo PEEP được đặt ở cuối đường thở để tạo ra áp lực dương trên đường
thở. Hệ thống trên được nối với bệnh nhân bằng nội khí qu
ản, sonde mũi,
canuyn mũi hoặc mask tuỳ từng loại hình CPAP.


P
P


0
0


t
t


5
5



P
P
E
E
E
E
P
P


i
i


e
e


0
0


P
P


t
t



i
i


e
e



9
Bộ phận trộn khí
Đồng hồ đo áp lực Bệnh nhân





Dụng cụ tạo PEEP
Túi dự trữ Bộ phận làm ấm ẩm

Hình 2.3: Sơ đồ nguyên lý cấu tạo hệ thống CPAP
Dụng cụ tạo PEEP bằng cột nước:















Hình 2.4: Tạo PEEP bằng cột nước trên màng


10








Hình 2.5 : Tạo PEEP bằng van lò so








Hình 2.6 : Cấu tạo van Benvenniste


- Nguồn cung cấp khí nén và ôxy:
Lý tưởng nhất là có hệ thống ôxy và khí nén trung tâm có thể cung cấp
ôxy và khí nén với áp lực ổn định. Nếu không có hệ thống ôxy trung tâm thì
có thể dùng ôxy bình và máy tạo khí nén. Cần phải có thêm túi dự trữ, bộ
phận đo áp lực và một van xả an toàn để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
- Bộ phận trộ
n khí : bộ phận trộn khí bao gồm hai lưu lượng kế, một để
đo lưu lượng ôxy và một để đo lưu lượng khí nén. Lưu lượng thở vào của


11
bệnh nhân là tổng hai lưu lượng của ôxy và khí nén. Hỗn hợp khí đi qua bộ
phận làm ấm và ẩm trước khi vào bệnh nhân.
- Bộ phận tạo PEEP [6] [25].
Có nhiều cách tạo PEEP khác nhau được sử dụng trên lâm sàng.
+ Tạo PEEP bằng cột nước đơn giản, bằng cột nước trên màng, van lò xo.
+ Tạo PEEP bằng van Benveniste: do tác giả Benveniste cải tiến, áp lực
dương liên tục được tạo ra do tác dụng của một luồng khí phun ngược chi
ều
với luồng khí thở ra của bệnh nhân. Ưu điểm của hệ thống này là không cần
các bộ phận phụ như túi dự trữ, van xả làm cho hệ thống bớt cồng kềnh,
không cần phải dùng các biện pháp xâm lấn như đặt nội khí quản.
Do những ưu điểm trên mà hệ thống này hiện đang được sử dụng nhiều
nơi trên thế giới. T
ại Việt Nam, hệ thống CPAP với van Benveniste đã được
Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh đưa vào sử dụng từ năm 1990
và sau đó một số bệnh viện khác cũng đã triển khai áp dụng.
- Bộ phận gắn với bệnh nhân [6].
Hệ thống thở CPAP không xâm nhập được sử dụng sớm nhất là dùng

mask. Cách đó thể hiện ưu điểm hơ
n hẳn thở CPAP qua nội khí quản do đã
loại bỏ các biến chứng do nội khí quản. Tuy nhiên thở CPAP qua mask cũng
có nhược điểm là dụng cụ ít khi vừa vặn, khí vào dạ dày nhiều có thể gây trào
ngược và viêm phổi do hít, khó khăn cho việc chăm sóc và hút đờm rãi,
Hệ thống thở CPAP qua mũi được cải tiến sau đó đã khắc phục được
phần nào các nhược điểm trên. Với những ư
u điểm như dụng cụ đơn giản, dễ
thực hiện, dễ chăm sóc, miệng bệnh nhân để hở giúp điều chỉnh áp lực.
- Bộ phận làm ấm và ẩm
Dòng khí trước khi vào bệnh nhân được sục qua một bình làm ẩm bằng
nước cất có nhiệt độ khoảng 39
0
C. Khi đi qua dây dẫn, nhiệt độ của dòng khí

12
sẽ bị giảm dần và được giữ ổn định ở mức 37
0
C bằng một đoạn dây điện trở
nhiệt trong lòng ống dây dẫn.
- Các bộ phận khác
Một số hệ thống CPAP khác có thể có thêm một số bộ phận khác như: hệ
thống dây dẫn, túi dự trữ khí, đồng hồ kiểm soát áp lực, dụng cụ kiểm tra áp
lực, van xả an toàn đề phòng áp lực cao trong hệ thống cao quá mức đặt trước
2.3.3. Các thông số cài đặ
t trong thở CPAP [6], [25].
Trong thở CPAP có hai thông số cần quan tâm là áp lực thở vào và nồng
độ ôxy trong khí thở vào:
- Áp lực thở vào hay mức CPAP: là áp lực dương liên tục cần cài đặt cho
bệnh nhân.

+ Trong hệ thống CPAP kinh điển mức CPAP được cài đặt dựa vào
chiều sâu của cột nước hoặc điều chỉnh lò xo trong van tạo PEEP. Đối với hệ
thống CPAP sử dụng van Benveniste thì áp lực cài đặt dựa trên lưu l
ượng của
dòng khí qua van. Trong thực tế áp lực này có thể bị thay đổi do một số yếu tố
khác nên cần phải kiểm tra áp lực.
+ Mức CPAP cài đặt: mức CPAP được cài đặt và điều chỉnh dựa vào
tuổi bệnh nhân, mức độ suy hô hấp và đáp ứng của bệnh nhân. Giới hạn
thông thường là 3 - 10cmH
2
O.
+ Cách cài đặt : nồng độ ôxy trong khí thở vào (FiO
2
) đều được cài đặt
dựa vào tỉ lệ trộn giữa khí nén (21% ôxy) và ôxy (100% ôxy). Điều chỉnh hai
lưu lượng kế cho phép xác định được nồng độ ôxy trong khí thở vào (Bảng 1.2).
+ Trị số cài đặt: nồng độ FiO
2
được điều chỉnh tuỳ theo mức độ suy hô
hấp của bệnh nhân và đáp ứng với thở CPAP




13
Bảng 2.1. Nồng độ FiO
2
theo lưu lượng ôxy và khí nén

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

0 21 21 21 21 21 21 21 21 21 21
1 100 61 47 41 37 34 32 31 30 29 29
2 100 74 61 53 47 44 41 39 37 35 34
3 100 80 68 61 55 51 47 45 44 42 41
4 100 84 74 66 61 55 53 50 47 46 44
5 100 87 77 70 65 61 57 54 51 49 47
6 100 89 80 74 68 64 61 58 55 53 51
7 100 90 82 76 72 67 64 61 58 56 54
8 100 91 84 78 74 70 66 63 61 58 56
9 100 92 86 80 76 71 69 65 63 61 59

10 100 93 87 83 79 75 72 69 65 63 61

B. CẤU TẠO CỦA HỆ THỐNG CPAP-KSE ( phụ lục 1)
Đây là CPAP tạo áp lực bằng cột nước (bubble CPAP), tính ưu việt của
tạo áp lực bằng cột nước đó là tạo độ rung dao động trên đường thở như khi
sử dụng máy thở cao tần.

Lưu lượng ôxy (lít/phút)
Lưu lượng khí nén (lít/phút)

14
Dạng sóng hô hấp khi
thở CPAP tạo áp lực
bằng cột nớc ( Bubble
CPAP)
Biên độ 2-4 cm H2O,
độ rung tơng đơng
15-30Hz
Dạng sóng hô hấp khi

thở HFOV
Thời gian thở vào 0.3 s
Tần số 10Hz
Dunn MS: Biol Neonate 73: 69-75, 1998
Thome U: J Appl Physiol: 84(5):1520-7, 1998


Hỡnh 2.7. So sỏnh dng súng hụ hp gia CPAP ct nc
v th mỏy tn s cao

15









4. Dây dẫn khí
Vào BN đã làm ấm, ẩm

1. Bình làm ẩm


2. Bình tạo áp lực





7. Máy nén khí

5. Dây thở ra dẫn khí vào
bình áp lực










3. Bộ trộn khí




6. Bộ điều khiển,
và đèn báo động


1. Bình làm ẩm

5. Dây dẫn khí vào bình áp lực
2. Bình tạo áp lực 6. Bộ điều khiển điện tử
3. Bộ trộn khí 7. Máy nén khí
4. Dây giữ ấm và dẫn khí vào bệnh nhân


Hình 2.8. Cấu tạo của hệ thốngCPAP-KSE

2.4. Tác dụng của CPAP
- Tác dụng trên phổi [20], [25].
+ Tăng dung tích cặn chức năng (FRC: Functional Residual Capicity).
Trong một số bệnh lý, dung tích cặn chức năng giảm do các phế nang có độ

×