Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Nghiên cứu tác dụng sinh học và độc tính của cây lược vàng callisia fragans (lindl) woods

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 155 trang )


BỘ Y TẾ










BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ


NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG SINH HỌC VÀ
ĐỘC TÍNH CỦA CÂY LƯỢC VÀNG
CALLISIA FRAGRANS (LINDL.) WOODS.






Chủ nhiệm đề tài: TSKH. Nguyễn Minh Khởi
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Dược liệu












8852





Năm 2010
BỘ Y TẾ








BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG SINH HỌC VÀ
ĐỘC TÍNH CỦA CÂY LƯỢC VÀNG
CALLISIA FRAGRANS (LINDL.) WOODS.






Chủ nhiệm đề tài: TSKH. Nguyễn Minh Khởi
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Dược liệu
Cấp quản lý: Bộ Y tế
Thời gian thực hiện: từ tháng 9/2009 đến tháng 9/2010
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 565 triệu đồng
Trong đó, kinh phí sự nghiệp khoa học: 565 triệu đồng

















Năm 2010
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ

1. Tên đề tài: Nghiên cứu tác dụng sinh học và độc tính của cây lược vàng
Callisia fragrans (Lindl.) Woods

2. Chủ nhiệm đề tài: TSKH. Nguyễn Minh Khởi
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Dược liệu
4. Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Y tế
5. Thư ký đề tài: TS. Trịnh Thị Điệp
6. Danh sách những người thực hiện chính:
1. TSKH. Nguyễn Minh Khởi Viện Dượ
c liệu
2. TS. Trịnh Thị Điệp Viện Dược liệu
3. ThS. Đỗ Thị Phương Viện Dược liệu
4. TS. Phạm Nguyệt Hằng Viện Dược liệu
5. ThS. Nguyễn Thị Phượng Viện Dược liệu
6. TS. Phương Thiện Thương Viện Dược liệu
7. ThS. Nguyễn Trang Thúy Viện Dược liệu
8. PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông Đại họ
c Y Hà Nội
9. GS.TSKH. Phan Thị Phi Phi Đại học Y Hà Nội
10. PGS.TS. Phan Thị Thu Anh Đại học Y Hà Nội
11. ThS. Phạm Thị Vân Anh Đại học Y Hà Nội
12. PGS.TS. Nguyễn Thị Quỳ Đại học Khoa học Tự nhiên
13. TS. Hoàng Thị Mỹ Nhung Đại học Khoa học Tự nhiên
14. ThS. Bùi Thị Vân Khánh Đại học Khoa học Tự nhiên
15. ThS. Phí Thị Xuyến Viện Dược liệu
16. ThS. Nguyễn Qu
ỳnh Nga Viện Dược liệu
17. CN. Trần Thanh Hà Viện Dược liệu
18. DSTC. Nguyễn Thị Huyền Phương Viện Dược liệu
19. DS. Hoàng Thị Diệu Hương Học viên cao học, Đại học Dược Hà Nội
7. Thời gian thực hiện: từ tháng 9/2009 đến tháng 9/2010
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
ALT Alanine aminotransferase

AST Aspartate aminotransferase
BCMTT Bạch cầu múi trung tính
BSA Bovine Serum Albumin
CD Cluter of differentiation
cs. Cộng sự
CY Cyclophosphamid
DMSO Dimethylsulfoxyd
ĐƯMD
Đáp ứng miễn dịch
HCC Hồng cầu cừu
HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao
IL Interleukin
INF Interferon
KN
Kháng nguyên
KTMD Kích thích miễn dịch
LVL Cao đông khô dịch ép lá lược vàng
LVT Cao chiết bằng cồn 50% thân bồ lược vàng
MDA Malonyl dialdehyd
MHC Major histocompatibility complex
NK Natural killer
OA Ovalbumin
TBTHHMC Tế bào lympho lách tạo hoa hồng mẫn cảm
TBTQDH Tế bào lympho lách tạo quầng dung huyết

MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
1

1. TỔNG QUAN
3
1.1. Thực vật học 3
1.2. Thành phần hóa học của chi Callisia Loefling 4
1.3. Tác dụng sinh học của các cây thuốc chi Callisia Loefling 8
1.4. Tác dụng sinh học của một số chất có trong C. fragrans 10
1.5. Một số chế phẩm chứa lược vàng 24
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
25
2.1. Đối tượng nghiên cứu
25
2.2. Nguyên vật liệu
25
2.3. Phương pháp nghiên cứu
27
2.3.1. Phương pháp lấ
y mẫu nguyên liệu và xác định về thực vật 27
2.3.2. Phương pháp thử độc tính cấp 28
2.3.3. Phương pháp thử độc tính bán trường diễn 28
2.3.4. Phương pháp thử tác dụng kháng khuẩn 30
2.3.5. Phương pháp thử tác dụng chống viêm mạn 33
2.3.6. Phương pháp thử tác dụng giảm đau 34
2.3.6.1. Thực nghiệm gây đau bằng tấm nóng 34
2.3.6.2. Thực nghiệm gây đau xoắn bụng bằng acid acetic 35
2.3.7. Phương pháp thử tác dụng tăng cường miễn d
ịch 36
2.3.7.1.Mô hình gây suy giảm miễn dịch bằng hoá chất 37
2.3.7.2. Mô hình gây suy giảm miễn dịch bằng tia xạ 37
2.3.8. Phương pháp thử tác dụng hạ huyết áp 41
2.3.9. Phương pháp thử tác dụng chống oxy hóa in vivo 42

2.3.10. Phương pháp thử tác dụng trên enzym xanthine oxidase và
lypoxigenase
43
2.3.11. Phương pháp thử tác dụng độc tế bào in vitro 45
2.3.12. Phương pháp xử lý số liệu 47
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
48
3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính của lá và thân bồ lược vàng
48
3.1.1. Kết quả thử độc tính cấp
48
3.1.2. Kết quả thử độc tính bán trường diễn
49
3.1.2.1. Kết quả theo dõi tình trạng chung và cân nặng động vật thí
nghiệm.
49
3.1.2.2. Kết quả theo dõi các chỉ số huyết học 51
3.1.2.3.Kết quả theo dõi các chỉ số thuộc chức năng gan 54
3.1.2.4.Kết quả theo dõi các chỉ số thuộc chức năng thận 59
3.1.2.5. Kết quả xét nghiệm mô học 61
3.2. Kết quả nghiên cứu một số tác dụng sinh học củ
a lá và thân bồ
lược vàng
64
3.2.1. Kết quả thử tác dụng kháng khuẩn
64
3.2.1.1. Kết quả thử trên chủng S. pneumoniae 64
3.2.5.2. Kết quả thử trên chủng K. pneumoniae 66
3.2.1.3. Kết quả thử trên chủng H.influenza 68
3.2.1.4. Kết quả thử trên chủng S. aureus 70

3.2.1.4. Kết quả thử trên chủng P. aeruginosa 72
3.2.2. Kết quả thử tác dụng chống viêm mạn
74
3.2.3. Kết quả thử tác dụng giảm đau
75
3.2.3.1. Tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau xoắn bụng bằng acid
acetic
75
3.2.3.2. Tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau bằng tấm nóng 76
3.2.4. Kết quả thử tác dụng tăng cường miễn dịch
79
3.2.4.1.Kết quả thử tác dụng trên mô hình gây suy giảm miễn dịch bằng
hóa chất
79
3.2.4.1.1. Nghiên cứu đánh giá tình trạng chung hệ miễn dịch 79
3.2.4.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của LVL và LVT lên đáp ứng miễn dịch
d
ịch thể với kháng nguyên
82
3.2.4.1.3. Nghiên cứu đánh giá đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào 85
3.2.4.2. Kết quả thử tác dụng trên mô hình gây suy giảm miễn dịch bằng
tia xạ
88
3.2.4.2.1. Nghiên cứu đánh giá tình trạng chung của hệ miễn dịch 88
3.2.4.2.2. Nghiên cứu đánh giá đáp ứng miễn dịch dịch thể 92
3.2.4.2.3. Nghiên cứu đánh giá đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào
3.2.5. Kết quả thử tác dụng hạ huy
ết áp
97
3.2.6. Kết quả thử tác dụng chống oxy hóa in vivo

102
3.2.7. Kết quả thử tác dụng trên enzym xanthine oxidase và
104
lypoxigenase in vitro
3.2.7.1. Hoạt tính ức chế enzym xanthine oxidase của các mẫu chiết từ lá
và thân bồ lược vàng
104
3.2.7.2. Hoạt tính ức chế enzym lipoxygenase của các mẫu chiết từ lá và
thân bồ lược vàng
105
3.2.8. Kết quả thử tác dụng độc tế bào của các mẫu chiết từ lá và thân
bồ lược vàng
106
3.2.8.1. Kết quả thử độc tính của các mẫu chiết từ lá và thân bồ lược vàng
trên dòng tế bào A549
106
3.2.8.2. Kết quả
thử độc tính của các mẫu chiết từ lá và thân bồ lược vàng
trên dòng tế bào H358
107
3.2.8.3. Kết quả thử độc tính của các mẫu chiết từ lá và thân bồ lược vàng
trên dòng tế bào Hela
108
3.2.8.4. Kết quả thử độc tính của các mẫu chiết từ lá và thân bồ lược vàng
trên dòng tế bào H460
109
3.2.8.5. Kết quả thử độc tính của các mẫu chiết từ lá và thân bồ lược vàng
trên dòng tế bào Hep-G2
110
3.2.8.6. Kết quả th

ử độc tính của các mẫu chiết từ lá và thân bồ lược vàng
trên dòng tế bào Cos-7
111
3.2.8.7. Kết quả thử độc tính của các mẫu chiết từ lá và thân bồ lược vàng
trên dòng tế bào MCF-7
112
3.2.8.8. Kết quả thử độc tính của các mẫu chiết từ lá và thân bồ lược vàng
trên tế bào dòng KPL-4
113
4. BÀN LUẬN
115
5. KẾT LUẬN
136
6. KIẾN NGHỊ
138
TÀI LIỆU THAM KHẢO
139
PHỤ LỤC






BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ
Về tình hình thực hiện và những đóng góp mới
của đề tài KH-CN cấp Bộ
8. Tên đề tài: Nghiên cứu tác dụng sinh học và độc tính của cây lược vàng
Callisia fragrans (Lindl.) Woods.
Mã số:

9. Thuộc chương trình: KHCN cấp Bộ Y tế
10. Chủ nhiệm đề tài: TSKH. Nguyễn Minh Khởi
11. Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Dược liệu
12. Thời gian thực hiện: từ tháng 9/2009 – đến tháng 9/2010
13. Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 565 triệu đồng
Trong đ
ó kinh phí từ NSNN: 565 triệu đồng
14. Tình hình thực hiện đề tài so với đề cương:
7.1. Về mức độ hoàn thành khối lượng công việc:
Đã hoàn thành đầy đủ khối lượng công việc theo đề cương nghiên cứu, cụ
thể đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu sau:
1. Thu thập mẫu nguyên liệu lược vàng và giám định tên khoa học của đối tượng
nghiên cứu.
2. Xác định độ an toàn của dược liệu:
-
Thử độc tính cấp của cao chiết toàn phần từ lá và thân bồ lược vàng.
- Thử độc tính bán trường diễn của lá và thân bồ lược vàng, mỗi mẫu 3 liều.
3. Thử một số tác dụng sinh học của các mẫu cao chiết từ thân và lá lược vàng trên
thực nghiệm, mỗi mẫu 2-3 liều:
- Tác dụng chống viêm, giảm đau.
- Tác dụng kháng khuẩn trên một số chủng vi khuẩn đ
iển hình thường gây
viêm răng lợi, viêm họng, viêm phế quản.
- Tác dụng tăng cường miễn dịch trên 2 mô hình thực nghiệm: gây suy giảm
miễn dịch bằng hóa chất và bằng tia xạ.
- Tác dụng chống oxy hóa.
- Tác dụng hạ huyết áp.
- Tác dụng độc tế bào trên 8 dòng tế bào gây ung thư.
7.2. Về các yêu cầu khoa học và chỉ tiêu cơ bản của các sản phẩm KHCN
Các sản phẩm của đề tài :

1. Báo cáo kết quả đánh giá độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của lá
và thân bồ lược vàng
Độc tính cấp
- Cao đông khô dịch ép lá lược vàng gây chết chuột ở liều từ 12,8g đến
28,7g cao khô/kg thể trọng chuột. Liều độc gây chế
t 50% chuột thí nghiệm là LD
50

= 18,5 g cao/kg tương đương với 1075,6g lá tươi/kg thể trọng chuột hoặc 54,3g lá
khô/kg thể trọng chuột.
- Cao chiết bằng cồn 50% thân bồ lược vàng gây chết chuột ở liều từ 16,3g
đến 32,5g cao khô/kg thể trọng chuột. Liều độc gây chết 50% chuột thí nghiệm là
LD
50
= 21,3g cao/kg tương đương với 1115,2 g thân bồ tươi/kg thể trọng chuột
hoặc 56,0g thân bồ khô/kg thể trọng chuột.
Độc tính bán trường diễn
Cao đông khô dịch ép lá lược vàng liều tương đương 6g, 18g, 60g lá tươi/
kg/ ngày và cao chiết bằng cồn 50% thân bồ lược vàng liều tương đương 1,2g,
3,6g, 12g thân bồ tươi/ kg/ ngày cho thỏ uống trong 60 ngày liên tục ảnh hưởng
không có ý nghĩa thống kê đến các chỉ số huyết học về chức nă
ng gan, thận và
chức năng tạo máu so với đối chứng sinh lý. Tuy nhiên, có hiện tượng gan bị viêm
khoảng cửa và xung huyết cầu thận, viêm thận kẽ nhẹ ở một số cá thể.
2. Báo cáo kết quả thử các tác dụng sinh học của lá và thân bồ lược vàng
1. Tác dụng kháng khuẩn
Cao đông khô dịch ép lá lược vàng và cao chiết bằng cồn 50% thân bồ lược
vàng đều có tác dụng kháng khuẩn in vitro trên cả 5 chủng vi khuẩn:
Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenza,
Klebsiella pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa.

2. Tác dụng chống viêm mạn
- Cao đông khô dịch ép lá lược vàng có tác dụng chống viêm mạn, với liều
uống 0,24g cao khô/ kg thể trọng/ngày trên chuột cống trắng, đã làm giảm trọng
lượng ổ viêm 29,04% so với lô đối chứng có ý nghĩa thống kê nhưng không có tác
dụng ở liều thấp hơn.
- Cao chiết bằng cồn 50% thân bồ lược vàng có tác dụng chống viêm mạn,
với 3 liều uống 0,013g; 0,026 g; 0,052 g cao/ kg thể trọng/ngày trên chuột cống
trắng ,đã làm giảm trọng lượng ổ viêm tương ứng 23,04%, 25,20%, 22,01 % so với
lô đối chứng có ý nghĩa thống kê.
3. Tác dụng giảm đau
Trên mô hình gây đau xoắn bụng bằng acid acetic
- Cao đông khô dịch ép lá lược vàng có tác dụng giảm đau ngoại biên, với
liều 0,2g và 0,4g cao khô/kg thể trọng trên chu
ột nhắt đã làm giảm 23,9 – 30,7%
số lần đau xoắn bụng chuột có ý nghĩa sau 5 phút gây đau, tác dụng kéo dài 20
phút.
- Cao chiết bằng cồn 50% thân bồ lược vàng có tác dụng giảm đau ngoại
biên, thử ở cả 3 liều 0,023; 0,046 và 0,092g cao khô/kg thể trọng trên chuột nhắt
đã làm giảm 27,7 – 53,6% số lần đau xoắn bụng chuột có ý nghĩa sau 5 phút gây
đau, tác dụng kéo dài 25 phút.
Trên mô hình gây đau bằng tấm nóng
Cao đông khô dịch ép lá lược vàng li
ều 0,1; 0,2 và 0,4g cao khô/kg thể
trọng và cao chiết bằng cồn 50% thân bồ lược vàng liều 0,023; 0,046 và 0,092g
cao khô/kg thể trọng trên chuột nhắt không thể hiện rõ tác dụng giảm đau theo cơ
chế thần kinh trung ương, tuy có làm kéo dài thời gian chịu nóng của chuột nhưng
chưa có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các thời điểm theo dõi.
4. Tác dụng tăng cường miễn dịch
Cao đông khô dịch ép lá lược vàng liều 0,1 và 0,4g cao khô/kg thể
trọng/ngày và cao chi

ết bằng cồn 50% thân bồ lược vàng liều 0,023 và 0,092g cao
khô/kg thể trọng/ngày trên chuột nhắt dùng liên tục 5 ngày theo đường uống ở mô
hình gây suy giảm miễn dịch bằng CY và 9 ngày ở mô hình gây suy giảm miễn
dịch bằng tia xạ, có tác dụng kích thích miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào
thông qua cải thiện các chỉ số đánh giá về tình trạng chung hệ miễn dịch như trọng
lượng tương đối các cơ quan lympho, s
ố lượng bạch cầu và các chỉ số đánh giá
chức năng đáp ứng miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào.
5. Tác dụng hạ huyết áp
Cao đông khô dịch ép lá lược vàng khi đưa vào dạ dày mèo với các liều
0,051g; 0,102g và 0,51g cao khô/kg thể trọng và cao chiết bằng cồn 50% thân bồ
lược vàng khi đưa vào dạ dày mèo với các liều 0,0114g; 0,0228g và 0,228g cao
khô/kg thể trọng không có tác dụng hạ huyết áp đáng chú ý trên huyết áp mèo bình
thường.
6. Tác dụng chống oxy hóa
- Cao đông khô dịch ép lá lược vàng liều 0,1; 0,2 và 0,4g cao khô/kg thể
trọng và cao chiết bằng cồn 50% thân bồ lược vàng liều 0,023; 0,046 và 0,092g
cao khô/kg thể trọng trên chuột nhắt trắng có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm
43,24 – 56,59% hàm lượng MDA trong gan chuột có ý nghĩa so với đối chứng
bệnh lý.
- Cao chiết toàn phần và các phân đoạn chiết n-hexan, ethyl acetat và nước
của lá và thân bồ
lược vàng không có tác dụng đáng chú ý lên hoạt tính của các
enzym xanthine oxidase và lypoxygenase.
7. Tác dụng độc tế bào
Cao chiết toàn phần và các phân đoạn chiết n-hexan, ethyl acetat và nước
của lá và thân bồ lược vàng đã được thử trên 3 dòng tế bào ung thư phổi (A549,
H358 và H460), 1 dòng tế bào ung thư cổ tử cung (Hela), 2 dòng tế bào ung thư
vú (MCF-7 và KPL-4), 1 dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2) và 1 dòng tế bào
biểu mô thận đã chuyển dạng (COS-7). Kết quả chỉ có mẫu chiết phân đoạn

ethylacetat lá lược vàng LE có tác dụ
ng theo quy luật tăng nồng độ, tăng độ độc
đối với 2 dòng tế bào ung thư phổi (A549 và H358) với các giá trị IC
50
tương ứng
là 20,27±0,89µg/ml và 44,25±0,57 µg/ml.
7.3. Về tiến độ thực hiện
Đề tài đã thực hiện các nội dung nghiên cứu theo đúng tiến độ dự kiến.
8. Về những đóng góp mới của đề tài:
Trên cơ sở so sánh với những thông tin đã được công bố trên các ấn phẩm
trong và ngoài nước đến thời điểm kết thúc đề tài, đề tài có những điểm mới sau
đây:
- Lần
đầu tiên đánh giá được độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của
hai bộ phận dùng làm dược liệu từ cây lược vàng Callisia fragrans (Lindl.) Woods
là lá và thân bồ.
- Lần đầu tiên chứng minh lá và thân bồ lược vàng có tác dụng chống viêm
mạn, tác dụng giảm đau ngoại biên và tác dụng kháng khuẩn in vitro trên 5 chủng
vi khuẩn thường gặp.
- Lần đầu tiên chứng minh lá và thân bồ lược vàng có tác dụng kích thích
miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào trên 2 mô hình gây suy giảm miễn dịch
bằng CY và bằng tia xạ thông qua 15 chỉ số đánh giá về tình trạng chung hệ miễn
dịch và chức năng đáp ứng miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào.
- Đã chứng minh cao chiết lá và thân bồ lược vàng gây hạ huyết áp không
đáng kể trên mèo, không gây độc v
ới một số dòng tế bào ung thư, không ảnh
hưởng lên hoạt tính của các enzym xanthine oxidase và lypoxygenase in vitro.
Các đóng góp khác
- Đề tài đã giúp đào tạo 1 học viên cao học (DS. Hoàng Thị Diệu Hương)
làm luận văn thạc sỹ dược học với tên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm thực vật,

thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây lược vàng Callisia
fragrans (Lindl.) Woods”.
Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2010
Ch
ủ nhiệm đề tài


TSKH. Nguyễn Minh Khởi













ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây lược vàng là một cây cảnh mới được du nhập vào nước ta trong những
năm gần đây. Từ năm 2006, bắt đầu rộ lên thông tin một số người dân ở Thanh
Hóa sử dụng lược vàng làm thuốc dựa trên một số tài liệu không chính thức của
Nga để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau thấy có hiệu quả như viêm đường hô
hấp, viêm răng lợi, viêm đường tiết niệu, bệnh dạ dày,
đau xương khớp, các bệnh
tim mạch, huyết áp thậm chí cả ung thư…. Từ đó, “cơn sốt lược vàng” bắt đầu

bùng phát ở Thanh Hóa, sau đó lan truyền ra nhiều tỉnh và thành phố, từ Bắc chí
Nam.
Ở Việt Nam, lược vàng là đối tượng hoàn toàn mới chưa từng có tên trong
một tài liệu về cây thuốc nào, thậm chí chưa có tài liệu về thực vật học nào đề cập
đến.
Ở Nga đã có mộ
t số kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học nhưng
nghiên cứu về tác dụng sinh học của lược vàng còn rất ít. Mặc dù vậy, cây lược
vàng hiện vẫn đang được ứng dụng rất rộng rãi để chữa các bệnh dạ dày – ruột,
bệnh túi mật, lá lách; các bệnh đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm phế quản,
hen phế quản; các bệnh đường tiết niệu; các bệnh ngoài da như viêm da, zona,
chàm, làm thuốc giảm đau, chống nóng rát, giúp vết thương chóng lành Các sách
báo về lược vàng, các loại thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng với lược vàng là
dược liệu chính đang xuất hiện ngày càng nhiều [41], [42], [43].
Nhìn chung, lược vàng hầu như mới chỉ được dùng theo kinh nghiệm dân
gian, chưa được nghiên cứu đầy đủ về mặt dược liệu học. Để có thể sử dụng lược
vàng làm thuốc mộ
t cách hiệu quả và an toàn thì việc nghiên cứu thử nghiệm tác
dụng sinh học, xác định độ an toàn của dược liệu là một việc làm cần thiết. Trước
nhu cầu bức thiết về thông tin khoa học của nhân dân, được phép của Bộ Y tế, Vụ
KH-ĐT Bộ Y tế, Viện Dược liệu tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác dụng
sinh học và độc tính của cây lược vàng Callisia fragrans (Lindl.) Woods.”
M
ục tiêu của đề tài:
- Đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn của thân bồ và lá lược vàng.
- Đánh giá một số tác dụng sinh học của thân bồ và lá lược vàng.
Nội dung nghiên cứu:
1 Xác định độ an toàn của dược liệu:
- Thử độc tính cấp của cao chiết toàn phần từ lá và thân bồ lược vàng.
- Thử độc tính bán trường diễn của các cao chiết trên, mỗi mẫu 3 liều (kéo

dài thời gian uống thuốc của thỏ thí nghiệm lên 60 ngày)
2. Thử một số tác dụng sinh học của các mẫu cao chiết từ thân và lá lược
vàng trên thực nghiệm, mỗi mẫu 2-3 liều:
- Tác dụng kháng khuẩn (trên một số chủng vi khuẩn điển hình thườ
ng gây
viêm răng lợi, viêm họng, viêm phế quản)
- Tác dụng chống viêm, giảm đau
- Tác dụng tăng cường miễn dịch trên 2 mô hình thực nghiệm: gây suy giảm
miễn dịch bằng hóa chất và bằng tia xạ.
- Tác dụng hạ huyết áp
- Tác dụng chống oxy hóa
- Tác dụng độc tế bào (trên 8 dòng tế bào gây ung thư)















1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thực vật học
1.1.1. Vài nét về chi Callisia Loefling

Callisia Loefling là một chi nhỏ thuộc họ Commelinaceae (Thài lài). Chi này
có khoảng 20 loài tập trung ở châu Mỹ với trung tâm phân bố là Mexico. Những
loài thuộc chi có dạng thân thảo, sống nhiều năm hiếm khi là cây một năm. Rễ
mảnh, vài loài có dạng củ. Thân trườn hoặc bò sát đất. Lá lưỡng phân hoặc xếp
xoắn ở ngọn, không cuống. Cụm hoa dạng xim, như tán, xếp xít, không cuống,
được bao bởi lá bắ
c; phát hoa ở ngọn hoặc nách lá, thường gồm nhiều chùy hoặc
gié, đơn vị được tạo thành bởi các cặp xim. Lá bắc khó nhận, nhỏ hơn 1cm; không
có mo; có các lá dạng lá bắc tồn tại. Hoa lưỡng tính (cả lưỡng tính và có hoa đực ở
C. repens), đối xứng tỏa tròn; đài rời, gần bằng nhau; cánh hoa rời, trắng hoặc
hồng (hiếm khi có màu xanh), dài bằng nhau, có dạng vuốt; nhị (1-3) hoặc 6, hữu
thụ, bằng nhau; chỉ nhị
trơn hoặc có rãnh; bầu 2-3 ô, lá noãn (1) 2 mỗi ô. Quả
nang, 2-3 mảnh. Hạt (1) 2 hoặc 3 mỗi mảnh, có dạng hình trụ ngắn, rốn hạt dạng
điểm [34].
Đa số các loài thuộc chi Callisia được trồng làm cảnh như Callisia repens
(Jacquin) Linnaeus, Callisia elegans Alexander ex H. E. Moore Ở Trung Quốc
chỉ có 1 loài là Callisia repens (Jacquin) Linnaeus được nhập trồng làm cảnh ở
Hồng Kông [33]. Ở Việt Nam, chưa phát hiện thấy các loài thuộc chi này phân bố
trong tự nhiên. Trong vài n
ăm trở lại đây loài Callisia fragrans (Lindl.) Woods.
được nhập trồng vào nước ta với tên gọi là lan vòi hay lược vàng.
1.1.2. Loài Callisia fragrans (Lindl.) Woods.
Đặc điểm thực vật: Callisia fragrans (Lindl.) Woods. là cây thảo nhiều năm,
thân mọng nước có thể dài tới 100cm hoặc hơn, phân nhánh với thân bò ở gốc. Lá
mọc tập trung ở ngọn thân; rải rác ở phía dưới, dạng mác thuôn, dài 18-25cm, rộng
3,5-4cm, cuống lá có gân rõ, ôm thân, có lông mịn và thường có sọc tía. Hoa mọc
thành cụm 2-3 hoa dạng xim trên phát hoa hình chu
ỳ dài tới 60cm, mỗi cặp xim
được ôm bởi các lá bắc dạng răng cưa (3 răng) dài 10-15mm; lá đài trong suốt,

màu trắng, khô xác, dạng mác, dài 5-6mm; cánh hoa bóng, trong suốt, màu trắng,
mỏng, có dạng trứng hẹp; nhị 6. Cây ra hoa vào mùa xuân [34].
Cây ưa những nơi đất màu mỡ, ẩm, thoát nước tốt và che bóng một phần.
Nếu trồng ở nơi nhiều ánh sáng, lá thường chuyển sang màu tía và thân mọc thấp.
Cây được nhân trồng bằng hạt và cành giâm.
Callisia fragrans được trồng làm cảnh ở nhiều nước bởi có thân bò khá đẹp
và dễ trồng. Người ta thường trồng Callisia fragrans trong các chậu treo để thân
buông rủ tạo dáng hoặc phủ kín mặt đất tạo thảm xanh trong vườn nhà. Do khả
năng phát triển nhanh, ở Florida - Mỹ, loài cây này được xếp vào danh sách “Các
loài thực vật nhập trồng xâm lấn” [45].
1.2. Thành phần hóa học của chi Callisia Loefling
Trong các loài Callisia có một số loài như C. elegans, C. fragrans, C.
insignis, C. macdougallii, C. repens, C. soconusensis
đã được Maria A và cs. khảo
sát sơ bộ bằng sắc ký giấy và sắc ký lớp mỏng cho thấy đều có chứa flavon C-
glycosid, một nhóm chất thường gặp trong các cây thuộc họ Commelinaceae [67].
Lá của các loài C. elegans, C. insignis, C. macdougallii được xác định có cyanidin
3,7,3’-triglucosid acyl hóa [46].
Từ năm 2007, các tác giả Nga và Việt Nam bắt đầu nghiên cứu sâu về thành
phần hóa học loài C. fragrans và cho thấy loài cây này chứa nhiều các nhóm chất
khác nhau như chất béo, carotenoid, terpenoid, acid hữu cơ, hợp chất phenol,
flavonoid, dẫ
n chất anthocyan, acid amin, đường tự do và polysaccharid [25], [77],
[78], [104]. Dưới đây là tổng hợp các kết quả nghiên cứu hóa học về loài cây này.
Các hợp chất phenol
Bằng phương pháp sắc ký cột kết hợp sắc ký lớp mỏng điều chế, Olennikov
D.N. và cs đã phân lập được từ dịch ép thân bồ lược vàng 7 hợp chất phenol là
aloe-emodin, umbelliferon, scopoletin, quercetin, acid gallic, acid caffeic và acid
chicoric [77].





Aloe emodin C
15
H
10
O
5
Umbelliferon C
9
H
6
O
3






Scopoletin C
10
H
8
O
4
Quercetin C
15
H

10
O
7






Acid gallic C
7
H
6
O
5
Acid caffeic C
9
H
8
O
4

Acid chicoric C
22
H
18
O
12

Khi phân tích dịch ép này bằng HPLC, đối chiếu với các chất chuẩn đã biết,

đã xác định ngoài 7 chất nói trên còn có kaempferol, acid ferulic [78].
Kết quả định lượng cho thấy hàm lượng các nhóm hợp chất phenol chính
trong dịch ép này (so với cắn khô kiệt) là: coumarin (umbelliferon, scopoletin)
0,14%, anthraquinon (aloe-emodin) 0,008%, acid phenolic (acid gallic, caffeic và
chicoric) 0,37%, flavonoid (kaempferol, quercetin) 0,05% [78].
Năm 2009, Châu Văn Minh và cs. đã công bố phân lập được 1 hợp chất
flavon C-glycosid là isoorientin từ dịch chiết methanol toàn cây lược vàng [14].

Isoorientin
Saponin
Ginsenosid Rg1 đã được Phan Văn Kiệm và cs. phân lập từ cây lược vàng
trồng tại Việt Nam [13].

Ginsenosid Rg1
Các acid hữu cơ
Ngoài các acid phenolic nói trên, trong thân và lá cây lược vàng có acid
ascorbic [77][78]. Hàm lượng tổng các acid hữu cơ trong dịch ép thân bồ lược
vàng là 37,05% so với cắn khô kiệt [78].
Dầu béo
Phân tích dầu béo trong thân và lá C. fragrans, Chernenco T.V. và cs. thấy
có [25]:
- Phân đoạn trung tính: hydrocarbon parafinic, olefinic, aromatic;
carotenoid, sterol và triterpen acetat, triacylglycerid, acid béo tự do, triterpenol,
sterol, acid triterpenic và chlorophyl.
- Glycolipid: sulfolipid, digalactosyldiglycerid, sterol glycosid, cerebrosid
và monogalactosyldiglycerid.
- Phospholipid.
- Các sắc tố: chlorophyl A và B, caroten α và β, xanthophyl (neoxanthin và
anteraxanthin).
Hàm lượng chất béo trong dịch ép thân bồ C. fragrans là 0,21% so với cắn

khô [78].
Carbohydrat
Trong dịch ép thân bồ lược vàng có chứa tới 25,13% đường tự do và 2,44%
polysaccharid so với cắn khô kiệt [78]. Thủy phân polysaccharid thì thu được các
đường đơn là glucose, mannose, acid glucuronic, glucosamin và galactosamin
[104], [76].
Các acid amin
Phân tích, so sánh thời gian lưu với 24 acid amin chuẩn, Hikolaeva G. và
cs. đã xác định được 18 acid amin, trong đó 15 acid amin tự do và 14 acid amin
liên kết trong dịch ép thân bồ lược vàng tươi: asparagin, acid aspartic, threonin,
serin, glutamin, acid glutamic, glycin, alanin, valin, methionin, leucin, isoleucin,
tyramin, phenylalanin, lysin, histamin, arginin và acid γ-aminobutyric [74].
Từ cây lược vàng tr
ồng tại Việt Nam, Phan Văn Kiệm và cs. đã phân lập
được L-tryptophan [13].
Các nguyên tố vô cơ
Trong thân bồ cây lược vàng trồng ở Nga đã xác định được 11 nguyên tố vô
cơ, trong đó Ba, Mn và Cu có hàm lượng cao nhất [74].
Nhìn chung, chi Callisia còn ít loài được nghiên cứu về thành phần hóa học,
chỉ có loài C. fragrans được chú ý nghiên cứu. Mặc dù mới được bắt đầu nghiên
cứu từ 2007, nhưng cho đến nay các tác giả Nga và Việt Nam đã có được khá
nhiều kết qu
ả về thành phần hóa học của cây lược vàng C. fragrans này với 10
chất đã được phân lập và xác định cấu trúc và những phân tích sâu về thành phần
các nhóm chất như carbohydrat, lipid, acid amin.
1.3. Tác dụng sinh học của các cây thuốc chi Callisia Loefling
Sử dụng trong dân gian
Các loài thuộc chi Callisia chủ yếu được trồng làm cảnh. Một số loài sau
đây đã được dùng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian của một số nước châu Mỹ:
- C. grasilis: làm đẹp tóc, chữ

a cao huyết áp, thấp khớp, chữa mụn cơm
[19], [93].
- C. repens: chữa cảm cúm, hoại thư, viêm dạ dày, cao huyết áp, nhiễm
trùng, thấp khớp, làm thuốc thư giãn [93].
Loài C. fragrans được dùng như một cây thuốc dân gian ở Nga để chữa
các bệnh dạ dày – ruột, bệnh túi mật, lá lách; các bệnh đường hô hấp như ho, viêm
họng, viêm phế quản, hen phế quản; các bệnh đường tiết niệu; các bệnh ngoài da
như viêm da, zona, chàm, bỏng, dị ứng, hắc lào, vết thương ngoài da và cả ung
th
ư…[41],[43].
Về kết quả nghiên cứu tác dụng sinh học của các loài Callisia, chúng tôi tìm
thấy một số công bố trong 2 năm gần đây của các tác giả Nga về C. fragrans và
một bài báo nói đến tác dụng chống herpes virus của dịch chiết cồn C. grasilis. Sau
đây là những kết quả cụ thể.
Tác dụng chống oxy hóa
Dịch ép thân bồ của loài C. fragrans có tác dụng chống oxy hóa in vitro
trên mô hình thử nghiệm với DPPH v
ới IC
50
= 1,07mg/ml. Các phân đoạn có tác
dụng mạnh nhất lần lượt là phân đoạn chiết ethyl acetat (IC
50
0,024mg/ml), phân
đoạn nước (IC
50
0,032mg/ml), phân đoạn butanol (IC
50
0,087mg/ml) và phân đoạn
cloroform (IC
50

0,21mg/ml). Dich ép thân bồ lược vàng cũng được chứng minh có
khả năng liên kết với ion Fe
2+
(IC
50
0,79mg/ml), với O
2
•-
(IC
50
0,36mg/ml), gây bất
hoạt H
2
O
2
(IC
50
0,57mg/ml). Thử nghiệm hoạt tính trên NO, dịch ép này có hoạt
tính mạnh hơn tanin (IC
50
2,96mg/ml so với tanin 3,50mg/ml) nhưng yếu hơn acid
ascorbic (IC
50
1,28mg/ml) [78].
Tác dụng bảo vệ khả năng hoạt động
Dịch ép thân bồ lược vàng C. fragrans khi cho chuột cống trắng uống với
liều 5ml/kg một lần/ngày đã làm tăng thời gian bơi của chuột từ 8,8 phút lên 11,5
phút nhưng chưa có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, khi tăng liều lên 10ml/kg thể
trọng/ngày dịch ép này đã làm tăng thời gian bơi của chuột có ý nghĩa gấp hơn 2
lần so với nhóm chứng (23,7 phút so v

ới 11,3 phút). Phân tích sinh hóa cho thấy
tác dụng bảo vệ khả năng hoạt động này là do dịch ép thân lược vàng đã hoạt hóa
quá trình tổng hợp ATP trong cơ xương và cơ tim, làm tăng hàm lượng glycogen
trong gan và giảm nồng độ acid pyruvic và acid lactic trong máu. Ngoài ra, dịch ép
này đã giúp làm giảm stress oxy hóa của chuột bị cưỡng bức chạy, thể hiện ở việc
làm giảm nồng độ MDA trong huyết thanh, trong cơ xương và cơ tim chuột thí
nghiệm cũng như làm t
ăng hoạt độ enzym catalase [105].
Tác dụng chống stress
Trên mô hình gây stress ở chuột bằng cách giữ tình trạng không hoạt động
liên tục 24h, dịch ép thân C. fragrans uống với liều 5ml/kg/ngày trong 7 ngày
trước khi gây stress không có ảnh hưởng có ý nghĩa lên trọng lượng của tuyến ức,
tuyến tụy, nhưng đã gây tăng có ý nghĩa số lượng tế bào có nhân của tuyến ức và
tuyến tụy lên tương ứng là 36 và 49%. Ở chuột được uống dịch ép thân lược vàng,
tình trạng loét d
ạ dày do stress giảm còn 25% so với 100% ở nhóm chứng, không
thấy có chuột nào có u dạng vân ở nhóm uống lược vàng trong khi nhóm đối
chứng bị u 100%. Tác dụng chống stress này cũng được cho là do tác dụng chống
oxy hóa của dịch ép này, biểu hiện ở việc làm giảm 40% nồng độ MDA trong
huyết thanh và làm tăng nồng độ glutation 3 lần, tăng hoạt độ các enzym catalase
(54%) và superoxid dismutase (20%) [106].
Tác dụng trên hệ miễn dịch
Thử nghiệm trên mô hình gây ức chế miễn dịch
ở chuột bằng azathioprin,
dịch ép thân bồ lược vàng đã thể hiện tác dụng tăng cường miễn dịch, làm tăng
trọng lượng tuyến ức (12%) và lách (27%) bị suy giảm do azathioprin, tăng 25%
số lượng tế bào có nhân của hai cơ quan này. Dịch ép này cũng làm tăng chỉ số
thực bào 1,5 lần so với nhóm chứng bệnh và đưa các chỉ số này về gần với nhóm
chứng sinh lý [106].
Tác dụng chống virus

Dịch chi
ết ethanol của C. gracilis thể hiện hoạt tính chống herpes virus trên
thử nghiệm in vitro với herpes simplex virus type 2 (HSV-2) với trị số EC
50
= 10,5
µg/ml [19].
1.4. Tác dụng sinh học của một số chất có trong C. fragrans
Các chất đã được biết có trong lược vàng đều là những chất quen biết đã
được phân lập từ nhiều cây thuốc khác và đã được nghiên cứu chứng minh có
nhiều tác dụng sinh học đáng chú ý. Sau đây là một số kết quả nghiên cứu về tác
dụng sinh học của các hợp chất này.
Quercetin
Quercetin là một flavonoid rất phổ biến trong thự
c vật. Quercetin được biết
đến là một chất có nhiều tác dụng sinh học đáng chú ý như tác dụng chống viêm,
chống oxy hóa, chống lão hóa, tác dụng bảo vệ gan, điều biến miễn dịch và phòng
chống ung thư.
Hoạt tính chống oxy hóa, chống lão hóa của quercetin được nghiên cứu khá
kỹ trong một số nghiên cứu gần đây. Quercetin và dẫn xuất của nó, cụ thể là
quercetin caprylat (QU-CAP) là một chất hoạt hóa mạnh proteasom, với tác dụng
chống oxy hóa, do đó nó ảnh hưởng đến tuổi thọ của tế bào và khả năng sống sót
của nguyên bào sợi HFL-1 ở người; khi bổ sung hợp chất này vào các nguyên bào
sợi đã hóa già thì quan sát được hiện tượng trẻ
hóa [28]. Ngoài ra, người ta thấy có
mối tương quan giữa stress oxy hóa gây ra bởi quá trình chuyển hóa
diethylnitrosamin (DEN) và sự phát triển ung thư gan. Quercetin là một flavonoid
có tác dụng chống oxy hóa và chống ung thư qua cơ chế thúc đẩy hệ thống phòng
thủ chống oxy hóa enzym và không-enzym trong giai đoạn khởi đầu của ung thư
gan [97].
Cũng liên quan đến việc phòng chống bệnh ung thư nhưng nghiên cứu ở

mức độ phân tử, quercetin tương tác với một số thụ thể, c
ụ thể là thụ thể aryl
hydrocarbon, là một thụ thể có liên quan đến sự phát triển của bệnh ung thư do các
chất hóa học nhất định gây ra. Quercetin điều chỉnh một vài tín hiệu của sự truyền
tính trạng trong chuỗi các phản ứng hóa sinh liên quan đến MEK/ERK và
NRF2/KEAP1, là những chất gắn liền với quá trình viêm và gây ung thư. Những
nghiên cứu về loài gặm nhấm đã chỉ ra rằng chế độ ăn uố
ng có nhiều flavonol giúp
ngăn ngừa các chất hóa học gây ung thư, đặc biệt là trong ung thư ruột kết. Nhiều
nghiên cứu dịch tễ học cũng đã cho thấy quercetin có thể có liên quan đến phòng
ngừa ung thư phổi [70].
Quercetin còn được biết đến là một chất có tác dụng bảo vệ các tế bào gan.
Trong những nghiên cứu về tác động của quercetin trên những tế bào HepG2
nhiễm aflatoxin B (1) (AFB (1)) cho kết quả là quercetin ức chế sự sản xu
ất các
loại oxy phản ứng và các chất gây độc tế bào, và ngăn chặn sự giảm glutathion
(GSH) trong các tế bào HepG2 nhiễm AFB (1). Tuy nhiên, quercetin làm giảm
không đáng kể nồng độ phosphatase kiềm trong huyết thanh; trong khi alanin
aminotransferase và aspartat aminotransferase ở chuột nhiễm AFB(1) lại tăng lên.
Do đó, tác dụng bảo vệ gan của quercetin là không trực tiếp chống lại AFB(1) mà
tăng cường hệ thống phòng vệ chống oxy hóa và ức chế sự peroxy hóa lipid [27].
Các tế bào đuôi gai (DCs) cần thiết cho h
ệ thống điều hòa miễn dịch. Kết
quả nghiên cứu in vitro về sự tác động của quercetin trên các tế bào đuôi gai cho
thấy quercetin giảm độ bám dính của DCs (-42%, p<0,05) và sự biểu hiện của
CD11a (-21%; p < 0.05) và ức chế một phần sự phân hóa DCs do OxLDL
(oxidized low density lipoprotein) gây ra (BDCA-1-29%; BDCA-2-33%, p <0,05).
Thử nghiệm in vivo được tiến hành với 8 tình nguyện viên nam khỏe mạnh, được
dùng 500 mg quercetin 2 lần/ngày trong 4 tuần. Kết quả cho thấy quercetin làm
giảm BDCA-2 + DCs trong máu ngoại vi 42% (p<0,05) cũng như dimethylarginin

bất đối xứng ức chế NO-synthase trong cơ thể (-31%, p<0,05). Như vậy, tác dụng
điều biến miễn dịch của quercetin cũng góp phần chống xơ vữa động mạch [73].
Một tác dụng khác của quercetin cũng được quan tâm nhiều là tác d
ụng
chống viêm. Quercetin ức chế đáng kể mức độ mARN của iNOS, COX-2 và CRP
của tế bào gan Chang. Flavonoid này cũng có tác dụng ức chế trên NF-kappaB
hoạt động và trên protein cô đặc của mẫu phosphoryl hóa của chất ức chế IkappaB
alpha và IKK (IkappaB kinase) alpha. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng tác
dụng điều chỉnh iNOS, COX-2 và CRP trong tế bào gan Chang của quercetin có
thể góp phần vào tác dụng chống viêm, thông qua các cơ chế có liên quan đến việc
phong tỏa NF-kappaB hoạt động và điề
u hòa tăng của các gen tiền viêm [36].
Ngoài ra, quercetin ức chế sự tiết các chất trung gian gây dị ứng trong các tế bào
RBL-2H3 và ngăn cản sự biểu hiện mARN CD23 và p38 MAPK hoạt hóa trong
IL-4 kích thích các tế bào CaCO-2. Flavonol này cũng ngăn cản IgE-OVA gây
thêm tín hiệu hoạt hóa protein kinase (ERK) và giải phóng chemokin. Như vậy,
quercetin ngăn cản một cách hiệu quả sự phát triển của chứng viêm dị ứng qua
trung gian IgE của các mô hình tế bào đường ruột [58].
Kaempferol
Kaempferol là một flavonoid thiên nhiên, nó là một trong những flavonol
phổ bi
ến trong nhiều loài thực vật như trà, bưởi, bông cải xanh, táo…Kaempferol
(3, 4',5,7-tetrahydroxyflavon) có cấu trúc hóa học tương tự quercetin và cũng có
nhiều tác dụng sinh học tương tự như quercetin. Nó cũng có tác dụng chống oxy
hóa và chống viêm; ngoài ra còn có tác dụng gây chết tế bào theo chương trình
(apoptosis) trên nhiều dòng tế bào ung thư.
Giống như quercetin, tác dụng chống viêm của kaempferol một phần là do
tác dụng điều chỉnh iNOS, COX-2 và CRP trong tế bào gan Chang thông qua các
cơ chế có liên quan đến việc phong tỏa NF-kappaB ho
ạt động và điều hòa tăng các

gen tiền viêm [36]. Kaempferol cũng ngăn cản một cách hiệu quả sự phát triển của
chứng viêm dị ứng qua trung gian IgE của các mô hình tế bào đường ruột [58] .
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác dụng chống oxy hóa của kaempferol
có thể liên quan đến việc cảm ứng apoptosis các tế bào H460. Đây là một kiểu làm
chết tế bào theo chương trình điển hình kèm theo sự cô đặc ADN và sự
tăng mức
ATP nội bào. Điều này có liên quan tới khả năng thay đổi mức độ biểu hiện của
caspase-3 (caspase-phụ thuộc) và AIF (caspase-độc lập). Sự biểu hiện quá mức của
enzym chống oxy hóa Mn-SOD được đẩy mạnh để tạo một loại gen mới ức chế
khối u trong một vài tế bào ung thư của người; và có thể nó đóng vai trò quan
trọng vào tác dụng apoptosis trên tế bào H460 của hợp chất kaempferol [60].
Kaempferol có tác dụng gây apoptosis trên nhiều dòng tế bào ung thư. Các
tế bào MDA-MB-453 được điều trị bằng kaempferol ở các nồng độ khác nhau (từ
1 đến 200 µM) trong 24 và 48 giờ. Kaempferol ức chế một cách đáng kể sự tăng
trưởng của tế bào ung thư ở các tế bào tiếp xúc với 50 và 10 µM kaempferol và ủ
trong thời gian tương ứng là 24 và 48 giờ. Kaempferol ức chế sự phát triển của tế
bào bằng cách phá vỡ chu trình tế bào, kết hợp mạnh với việc ngăn cản sự phân
chia tế bào ở pha G2/M và có thể gây apoptosis thông quá sự phosphoryl hóa p53
ở các tế bào MDA-MB-453 trong ung thư vú ở người [26]. Trong điều kiện
hypoxic (1% oxy), kaempferol ức chế một cách hiệu quả hoạt động của HIF-1 theo
kiểu phụ thuộc liều (IC50 = 5,16 microM). Cơ chế của s
ự ức chế này không liên
quan đến việc ngăn cản mức độ protein HIF-1alpha mà là do bất hoạt p44/42
MAPK bởi kaempferol (IC50 = 4,75 microM). Khi cho các tế bào Huh7 tiếp xúc
với 10 microM kaempferol làm giảm đáng kể khả năng tồn tại của chúng và điều
này được thể hiện rõ hơn trong điều kiện hypoxic. Như vậy, kaempferol ức chế cả
MAPK và HIF-1 hoạt động ở nồng độ sinh lý (5-10 microM) và ngăn chặn sự sống
sót của các t
ế bào ung thư gan hiệu quả hơn trong điều kiện oxy giảm. Do đó
kaempferol là một tác nhân rất có tiềm năng giúp phòng ngừa hay chữa trị ung thư

biểu mô tế bào gan (HCC) [71].
Isoorientin
Hợp chất isoorientin là một flavon có mặt trong một số loài thực vật bậc
cao. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hợp chất này thể hiện nhiều hoạt tính sinh học
có giá trị trong các thử nghiệm in vitro và in vivo bao gồm hoạt tính chố
ng oxy
hoá, kháng viêm, kháng sinh, bảo vệ gan, chống tiểu đường, giảm đường máu.
Giống như các chất thuộc nhóm flavonoid, hoạt tính chống oxy hoá của isoorientin
thể hiện rõ rệt trong các nghiên cứu trên hệ DPPH và sự peroxy hóa lipid với giá
trị IC50 khá thấp (9-10 µM) Khả năng chống oxy hoá này được chứng minh do
isoorientin kích thích sự hoạt hoá của yếu tố phiên mã Nrf2, từ đó thúc đẩy quá
trình tổng hợp các gen liên quan đến khả năng chống oxy hoá như NAD(P)H:
quinon oxidoreductase 1 (NQO-1), hem oxigenase 1 (HO-1), periaxin (PRX) [22],
[29], [61].
Hoạt tính chống viêm của isoorientin cũng được nghiên cứu khá chi tiết
trong thời gian gần đây. Năm 2004, Kupeli và cộng sự đã thử nghiệm tác dụng
chống viêm của isoorientin trên chuột nhắt gây viêm bằng carrageenan. Kết quả
cho thấy với liều 30 mg/kg thể trọng, isoorientin làm giảm đến hơn 40% thể tích
khối viêm mà hoàn toàn không gây độc cho dạ dày [57]. Trong một thí nghiệm
khác, isoorientin ở liều 25 mg/kg thể trọng làm giảm đến 57% tế bào bạch cầu và
40% hoạt tính myeloperoxidase trên mô hình chuột nhắt gây viêm bằng
carrageenan [103].
Một hoạt tính đáng quan tâm khác của isoorientin là tác dụng chống tăng
đường huyết. Thí nghiệm trên mô hình chuột gây tiểu đường bằng streptozotocin
cho thấy isoorientin với liều 15 mg/kg thể trọng làm giảm đáng kể lượng đường
glucose trong máu trong vòng 5-15 ngày [31].
Hợp chất isoorientin thể hiện hoạt tính kháng sinh yếu trên các chủng vi
khuẩn và nấm với giá trị MIC trong khoảng 100-200 µg/mL. Trong một số nghiên
cứu, mặc dù dịch chiết các mẫ
u thực vật chứa isoorientin ức chế mạnh sự phát

triển các chủng vi sinh vật kiểm định nhưng khi được phân lập ra, hoạt tính của
isoorientin lại có giá trị thấp hơn dịch chiết ban đầu [32]. Ngoài những hoạt tính
sinh học kể trên, isoorientin còn thể hiện những nhiều tác dụng khác như bảo vệ
gan, thận [35], [79].
Scopoletin
Scopoletin là một coumarin có nhiều tác dụng sinh học. Nhiều kết quả
nghiên cứu cho thấy rằ
ng scopoletin có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm khớp,
chống ung thư, làm hạ huyết áp và có tác dụng chống trầm cảm.
Năm 2003, Shaw CY và cộng sự đã tiến hành thử tác dụng chống oxy hóa
của scopoletin phân lập từ Sinomonium acutum. Kết quả chỉ ra rằng scopoletin
đóng vai trò dọn sạch các gốc anion superoxid trong hệ thống phản ứng
xanthin/xanthin oxidase theo kiểu phụ thuộc nồng độ, nhưng không ức chế xanthin
oxidase. Nó có thể được sử dụ
ng trong việc ngăn ngừa các gốc anion superoxid
gây hại trong cơ thể [90].
Cơ chế làm hạ huyết áp của scopoletin, phân lập từ quả Tetrapleura
tetraptera T AUB (Mimosaceae), đã được nghiên cứu in vivo và in vitro. Các kết
quả thu được cho thấy, scopoletin gây tác dụng hạ huyết áp trên động vật thí
nghiệm thông qua các cơ chế: (a) hoạt động làm giãn các cơ trơn – nghĩa là có thể

×