Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Phân tích môi trường kinh doanh của công ty cổ phần kinh đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.47 KB, 33 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP THẢO LUẬN
BÀI TẬP THẢO LUẬN
ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH ĐÔ

Môn : Quản trị chiến lược
Hà Nội, Tháng 08/2013
2
MỤC LỤC
A. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
B. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ:
1. Các yếu tố kinh tế
2. Các yếu tố văn hóa – xã hội và dân số
3. Các yếu tố chính trị - pháp luật
4. Các yếu tố công nghệ
5. Môi trường tự nhiên.
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ:
1. Nhà cung cấp
2. Sản phẩm thay thế
3. Khách hang
4. Đối thủ tiềm ẩn
5. Đối thủ cạnh tranh
C. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ
Sơ đồ tổ chức – Cơ cấu hoạt động
I. HOẠT ĐỘNG CHÍNH
1. Hoạt động cung ứng


2. Sản xuất – Sản phẩm.
3. Các hoạt động đầu ra.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ:
1. Cấu trúc hạ tầng
2. Quản trị nguồn nhân lực
3. Phát triển công nghệ
4. Tài chính – Kế toán
D. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT
KẾT LUẬN
4
5
7
8
8
9
10
13
14
16
17
22
23
25
28
31
31
32
33
A. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ:
3

Được thành lập từ năm 1993, công ty Kinh Đô khởi đầu là phân xưởng sản xuất
nhỏ tại Phú Lâm, Quận 06 với tổng số vốn đầu tư là 1,4 tỉ
VNĐ và lượng công nhân viên khoảng 70 người. Lúc bấy
giờ, công ty có chức năng sản xuất và kinh doanh các mặt
hàng bánh Snack, một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng
trong nước.
Năm 1996, Công ty tiến hành đầu tư xây dựng nhà
xưởng mới tại số 6/134 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ
Chí Minh với diện tích 14.000m
2
. Kinh Đô đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất kẹo,
chocolate, bánh Cookies, bánh Crackers.
Năm 2001 được xác định là năm xuất khẩu của Công ty Kinh Đô. Công ty quyết
tâm đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu ra các thị trường Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài
Loan, Singapore, Campuchia, Lào, Nhật, Malaysia, Thái Lan, … Tìm thêm thị trường
mới thông qua việc phát huy nội lực, nghiên cứu thị trường nước ngoài, tham gia các hội
chợ quốc tế về thực phẩm tại Singapore, Mỹ, … Cải tiến chất lượng, khẩu vị, bao bì mẫu
mã phù hợp với từng thị trường cũng như yêu cầu của từng đối tượng khách hàng nước
ngoài, …
Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường trong nước, công ty Kinh Đô phát triển hệ
thống các nhà phân phối và đại lý phủ khắp 61 tỉnh thành, luôn luôn đảm bảo việc kinh
doanh phân phối được thông suốt và kịp thời. Với năng lực, kinh nghiệm và nhiều năm
gắn bó, hệ thống các nhà phân phối và đại lý của Công ty đã góp phần đáng kể cho sự
trưởng thành và phát triển của mình.
Nói đến công ty Kinh Đô phải nói đến Bánh Trung Thu Kinh Đô. Năm 2002 là
năm thứ tư công ty tham gia vào thị trường bánh Trung Thu, nhưng công ty đã hoàn toàn
khẳng định được thương hiệu và uy tín của mình.
Bắt đầu từ ngày 01/10/2002, Công Ty Kinh Đô chính thức chuyển thể từ Công ty
TNHH Xây dựng và Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô sang hình thức Công ty Cổ Phần
Kinh Đô.

Bên cạnh đó, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 được thay
thế bằng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, nhằm tăng hiệu
4
quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhanh chóng hội nhập với quá trình phát triển
của các nước trong khu vực, chuẩn bị cho tiến trình gia nhập AFTA vào năm 2003.
Việc đầu tư đổi mới công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm mới mang tính ưu
việt, chất lượng cao luôn được Ban Lãnh Đạo Công Ty chú trọng. Đây cũng chính là
tiềm lực và xu hướng phát triển trong tương lai.
Kinh Đô kinh doanh nhiều sản phẩm khác nhau, những sản phẩm chính của Kinh
Đô bao gồm:
• Bánh Cookies
• Bánh Snacks
• Bánh Crackers
• Kẹo Chocolate
• Kẹo cứng và kẹo mềm các loại
• Bánh mì và bánh bông lan công nghiệp
Năm 2005, Công ty Cổ Phần Kinh Đô đã chính thức lên sàn giao dịch chứng
khóan Thành Phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch là KDC.
B. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI:
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ:
1. Các yếu tố kinh tế.
Việt Nam là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, kéo theo đó là cơ
sở hạ tầng, thu nhập của người dân ngày càng được cả thiện và tăng lên.
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 2006 đến 2012
5
Cuối năm 2007 Việt Nam gia nhập vào WTO, sự kiện này đã đánh dấu nhiều thay
đổi trong nước, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ tuy nhiên cũng vì thế mà đất nước có sự
biến động theo nền kinh tế thế giới.
Cũng nhờ vào nền kinh tế đang tăng trưởng dẫn đến thu nhập bình quân của
người dân tăng khá cao trong thời gian gần đây.

Điều này là một cơ hội lớn cho các ngành tiêu dùng nói chung và bánh kẹo nói
riêng. Đặc biệt là Kinh Đô, doanh nghiệp có tỷ trọng phần lớn trên thị trường.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2007-2008. Mặc dù đã hồi phục nhưng hệ quả vẫn
còn. Theo thống kê của ADB, CPI của 6 tháng đầu năm 2010 tăng 8,75% so với cùng kỳ
năm 2009. Lạm phát có khả năng tăng cao gây ảnh hưởng đến nền kinh tế. Lãi suất cho
vay là 13%/năm, tỷ giá VND/USD tăng.
Trước tình hình tỷ giá trong nước biến động phức tạp, thêm nữa là sự mất giá của
đồng nội tệ làm cho tình hình nhập khẩu gặp nhiều khó khăn.
Việt Nam đang xây dựng và phát triển một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực
và thế giới, cụ thể gia nhập AFTA, WTO, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với
Kinh Đô. Thêm vào đó việc hợp tác liên doanh liên kết với tập đoàn thực phẩm hàng đầu
thế giới Cadbury Schweppes cũng là một lợi thế của Kinh Đô. Cùng với lợi thế đó Kinh
Đô còn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế
giới đầu tư vào Việt Nam, mức độ cạnh tranh ngày càng lớn.
6
Bên cạnh những cơ hội, công ty Kinh Đô đang phải đối mặt với thách thức rất
lớn. Cuộc khủng hoảng suy thoái kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 2008 và kéo dài đến
2009, khiến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn. Sức mua
sụt giảm do thu nhập của đại đa số người dân chững lại trong khi giá các mặt hàng thiết
yếu tăng cao. Các nhân tố này khiến người tiêu dùng cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi
mua.
2. Các yếu tố văn hóa-xã hội và dân số.
Cơ hội: Dân số cả nước tại thời điểm năm 2009 là 85,789 triệu người, đứng thứ 3
ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam được coi là quốc gia đầy tiềm năng và hấp dẫn trong
lĩnh vực hàng tiêu dùng và bán lẻ. Theo dự báo của công ty Tổ chức và Điều phối IBA
(GMH) dự báo, sản lượng bánh kẹo Việt Nam đến 2012 sẽ đạt khoảng 706.000 tấn, tổng
doanh thu ngành đạt 27000 tỷ đồng.
Dân số với quy mô lớn, cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ dân cư thành thị tăng khá nhanh
cũng khiến cho Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng về tiêu thụ hàng lương
thực thực phẩm trong đó có bánh kẹo. Dự kiến tăng trưởng về tiêu thụ hàng lương thực

thực phẩm trong đó có bánh kẹo. Dự kiến tăng trưởng về doanh số năm 2011 là 10%,
cao hơn so với con số 5,43% và 6,12% của năm 2009 và 2010.
Thách thức Bên cạnh đó vẫn còn một vấn đề là lượng bánh bình quân người dân
dùng trên năm khá thấp. Điều này là khó khăn lớn cho doanh nghiệp. Khi nền kinh tế
của người dân phát triển thì người dân sẽ có nhu cầu cao hơn và khác nhau, nhu cầu thị
hiếu của khách hàng ngày càng đa dạng.
Bên cạnh đó ngay cả thị hiếu của mỗi nhân khẩu trong gia đình cũng khác nhau.
Vì có độ tuổi khác nhau. Giới trẻ chuộng theo xu hướng mới và chọn theo cách riêng
cho mình, ít chịu ảnh hưởng của người lớn.
Mức sống người dân ngày càng cao, do đó mọi người quan tâm nhiều hơn đến
những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, mức độ chất lượng, vệ sinh của sản phẩm, đặc biệt
là thực phẩm. Người dân dần có xu hướng sử dụng sản phẩm của thiên nhiên, tốt cho
sức khỏe.
7
3. Các yếu tố chính trị- pháp luật
Môi trường chính trị của Việt Nam khá ổn định so với các nước trong khu vực, hệ
thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp kinh doanh.
Đặc biệt hiện nay nhà nước đưa ra nhiều hệ thống khác nhau để kiểm soát các vấn
đề về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đảm bảo các sản phẩm không chứa các chất gây hại
cũng như có nguy cơ xấu cho con người. Bên cạnh đó Nhà nước và người dân còn quan
tâm đến nhiều vấn đề về môi trường, nước thải…
Ngoài ra hệ thống luật của nước ta còn rất phức tạp, chồng chéo lên nhau. Các bộ
luật không rõ ràng tạo nhiều lỗ hổng, từ đó làm cho doanh nghiệp lợi dụng lách luật.
Điều này là một bất lợi lớn cho các doanh nghiệp làm ăn, kinh doanh “đàng hoàng:.
4. Các yếu tố công nghệ.
Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phát triển, đặc biệt là ứng
dụng tự động hóa trong sản xuất, nhất là đối với các công ty bánh kẹo, chất lượng và vệ
sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại công nghệ, kỹ thuật khác nhau. Đây là

thuận lợi lớn cho doanh nghiệp có thế chọn cho mình loại công nghệ mình cần. Công
nghệ ngoài việc có thể sản xuất nhanh với quy mô lớn mà nó còn góp phần làm sản
phẩm đạt tiêu chuẩn với độ chính xác cao, làm cho sản phẩm tốt hơn, mẫu mã đa dạng,
Tiết kiệm chi phí trong sản xuất.
Ngoài những công nghệ ứng dụng trong sản xuất còn có công nghệ của công
nghệ thông tin hiện nay phát triển rất mạnh mẽ và giúp ích cho doanh nghiệp rất nhiều.
Áp dụng công nghệ thông tin có thể kiểm soát, vận hành máy móc từ xa với độ chính
xác cao, nhanh chóng. Là phương tiện mạnh mẽ trong việc liên lạc đặc biệt là thời đại
hiện nay, quản cáo online, thương mại điện tử cực kỳ phát triển.
Vì vậy, Kinh Đô đang sở hữu những dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại nhất
tại Việt Nam, trong đó nhiều dây chuyền thuộc loại hiện đại nhất khu vực châu Á. Toàn
bộ máy móc thiết bị được trang bị mới 100%, mỗi dây chuyền sản xuất từng dòng sản
8
phẩm là sự kết hợp tối ưu các máy móc hiện đại có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau. Vì
dây chuyền, máy móc, trang thiết bị liên tục thay đổi, chính vì vậy, doanh nghiệp nào
nắm bắt được công nghệ, doanh nghiệp đó sẽ chiếm ưu thế cạnh tranh.
5. Môi trường tự nhiên.
Việt Nam là quốc gia có khí hậu rất đa dạng, có 3 miền khí hậu khác nhau. Điều
này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sản phẩm sản xuất ra. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến việc
dự trữ nguyên liệu làm nên sản phẩm.
Tuy nhiên vì khí hậu, thổ nhưỡng đa dạng nên có thể tìm thấy nguồn nguyên liệu
ở khắp nơi như khoai mỳ, mía, khoai môn, sen…
⇒ Tóm lại, các yếu tố về mặt vĩ mô tác động rất đa dạng đến Kinh Đô có thể phân ra
như sau:
 Yếu tố tích cực: nền kinh tế đang trên đà hồi phục và phát triển. Có nền chính trị
ổn định, hệ thống pháp luật đang ngày càng thắt chặt giúp doanh nghiệp kiểm
soát vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Công nghệ sản xuất ngày
càng đa dạng, góp phần tạo ra sản phẩm ngày càng tốt hơn và ít tốn kém chi phí.
Khí hậu tự nhiên đa dạng, người dân dễ dàng sản xuất nguyên liệu mà công ty
cần. Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ gia tăng nguông lực lao động.

 Yếu tố hạn chế: Tỷ giá hối đoái, mất giá đồng nội tệ, tỷ lệ lạm phát cao. Hàng giả,
hàng kém chất lượng tràn ngập trên thị trường với giả thấp gây biến động trong
người tiêu dùng.
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ
1. Nhà cung cấp
1.1. Các loại nguyên liệu
Sản phẩm của Kinh Đô rất đa dạng, và nguyên liệu chủ yếu để làm các loại bánh
này là: Bột, trứng, sữa, đường, dầu ăn, bơ shortening…
9
Đặc biệt Kinh Đô còn sản xuất bánh trung thu và nguyên liệu để làm loại bánh
này là: bột mì Trung Quốc SPIII, bột nếp, đường kính trắng đặc biệt, trứng vịt muối,
nước cốt dừa, hạt sen, trà xanh, khoai môn, đậu xanh…
1.2. Nguồn cung cấp
Các loại nguyên liệu cơ bản như đường, trứng, bột được mua trong nước theo
phương thức đấu thầu chọn giá.
Các loại phụ gia như dầu, muối, hương liệu hầu hết được mua từ các doanh
nghiệp trong nước.
Các công ty cung cấp nguyên vật liệu cho Kinh Đô:
STT NGUYÊN LIỆU NHÀ CUNG CẤP
1 Đường Công ty TNHH Quốc Tế Nagajuna
2 Bột mì Công ty Bột mì Bình Đông
3 Sữa Công ty Sữa Việt Nam ( Vinamilk)
4 Trứng Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn
5 Dầu ăn các loại Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An
6 Gia vị Công ty Vianco
7 Carton Công ty Công nghiệp Tân Á
8 Giấy cuộn Công ty Bao bì Nhựa Tân Tiến
9 Hũ nhựa, khay Công ty TNHH Nhựa Đại Đồng Tiến
10 Dầu DO Công ty Xăng dầu khu vực II
11 Gas Công ty Gas Công nghiệp

1.3. Thuận lợi của Kinh Đô từ nhà cung cấp
Hầu hết các vật liệu cơ bản được Kinh Đô sử dụng đều có mặt ở Việt Nam, do đó
giá thành cũng rẻ, giảm chi phí vận chuyển, nguyên liệu đáng tin cậy vì biết được nguồn
gốc, xuất sứ. Kinh Đô có thể tiết kiệm được chi phí trong việc mua nguyên vật liệu.
Riêng đối với bánh trung thu cần loại bột mì Trung Quốc SPIII, tuy nhiên nhà
nước lại có thuế suất ưu đãi cho việc nhập khẩu loại nguyên liệu này. Chính vì vậy cũng
làm giảm chi phí đáng kể.
Các loại gia vị khác thì hiện trên thị trường được bán rộng rãi, với giá cả rất cạnh
tranh, và chất lượng đáng tin cậy.
1.4. Khó khăn của Kinh Đô từ nguồn cung cấp
10
Nhưng năm gần đây dịch, bệnh tràn lan, làm ảnh hưởng đến đầu vào nguyên vật
liệu của Kinh Đô. Đặc biệt là trứng, trứng là một trong những loại nguyên liệu chính để
làm bánh nhưng thời gian qua dịch cúm gia cầm (H5N1) làm Kinh Đô gặp không ít khó
khăn trong việc lựa chọn nhà cung cấp. Các loại nguyên vật liệu này chỉ tồn kho trong
ngắn hạn nên việc Kinh Đô chủ động trong nguồn cung là thấp. Đồng thời cũng tốn
nhiều chi phí để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường.
Từ năm 2007 đến nay, với sự ảnh hưởng của lạm phát, giá cả không ngừng biến
động và tăng lên. Trong khi đó nguyên vật liệu chiếm 65% - 75% giá thành sản phẩm.
Cùng với sự cạnh tranh của các đối thủ Kinh Đô không thể tăng giá thành sản phẩm.
Chính vì hai yếu tố này làm cho lợi nhuận của Kinh Đô giảm đáng kể.
Sản lượng tồn kho lúa mì 2010-2011:
Sản
lượng(tr.tấn)
Mùa vụ 2008-
2009
Mùa vụ 2009-
2010
Mùa vụ 2010-
2011

Mùa vụ 2010-
2011
Dự báo 6/2010 Dự báo 8/2010
Giá trị sản
xuất
684 682 676 651
Tồn kho 178 196 194 188
Sản lượng đường sản xuất nội địa 2009 – 2010
1.5. Kinh Đô với nhà cung cấp
Với vị trí là Tập đoàn thực phẩm hàng đầu Việt Nam, Kinh Đô luôn hợp tác với
các nhà cung cấp cả trong nước và ngoài nước có uy tín để khai thác các nguồn nguyên
vật liệu chất lượng tốt có uy tín và đáng tin cậy trong ngành như Vinamilk, dầu ăn
Tường An… và có xác nhận nguồn gốc rõ ràng bởi các cơ quan chức năng.
Kinh Đô luôn luôn đánh giá cao các nhà cung cấp, những đối tác có trách nhiệm,
sáng tạo, đổi mới, và liên tục nâng cao chất lượng nguyên vật liệu và duy trì giá cả
cạnhtranh trên thị trường. Với nỗ lực đó sẽ tạo ra và duy trì sự hợp tác có lợi và dài hạn
(win – win).
11
2. Sản phẩm thay thế
Thực phẩm không phải là một ngành đặc thù với thị trường rất đa dạng, vì vậy
việc xuất hiện những sản phẩm thay thế là việc Kinh Đô khó tránh khỏi.
Trong xu hướng tiêu dùng hiện nay, khách hàng thường có mong muốn tiêu dùng
các sản phẩm bánh kẹo dinh dưỡng. Thay vì họ có thể sử dụng bánh Crasker mặm AFC
(chứa canxi, vitamin D, DHA) với nhu cầu cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự phát
triển của cơ thể và trí não.
Tuy nhiên, đối với người ăn kiêng hay mắc bệnh tiểu đường thì họ cũng có thể ăn
bánh Yelo không đường thay vì ăn các loại bánh có đường khác không tốt cho cơ thể.
Hoặc đối với một phụ nữ mang thai thì ăn bánh không chỉ để thỏa mãn nhu cầu ăn uống
mà họ mong muốn một loại bánh tốt cho cả mẹ và con thì có thể ăn bánh Mumsure của
Bibica…

Đối với những sản phẩm nước uống, Kinh Đô thực sự chịu ảnh hưởng cạnh tranh
từ các đối thủ chuyên kinh doanh nước uống như Pepsico, Cocacola…những đối thủ này
đã có được thị phần nhất định. Chính vì vậy việc khách hàng có những quyết định thay
đổi sản phẩm là rất có thể. Ngoài ra nếu như có thời gian thì hầu hết mọi người đều
mong muốn được thưởng thức những sản phẩm tự nhiên như 1 ly nước cam vắt tự làm
sẽ được thích hơn những loại thức uống đóng chai khác.
Xét cho cùng, đối với ngành thực phẩm nói chung và công ty Kinh Đô nói riêng
thì Kinh Đô luôn tìm cách đa dạng các loại sản phẩm của mình để có thể đáp ứng được
những nhu cầu của từng khách hàng, mong muốn mang đến cho khách hàng những sản
phẩm tốt nhất cho sức khoẻ người tiêu dùng.
3. Khách Hàng:
Với số dân hơn 86 triệu người thì thị trường tiêu thụ bánh kẹo Việt Nam là một
thị trường đầy tiềm năng với không chỉ những doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo trong
nước mà ngay cả những doanh nghiệp nước ngoài. Được biết đến như một thương hiệu
uy tín và chất lượng, Kinh Đô chiếm 28% thị phần thị trường tiêu thụ bánh kẹo trong
nước. Đối tượng khách hàng là đa dạng và Kinh Đô không ngừng phát triểnnhững dòng
sản phẩm của mình nhằm đáp ứng được hầu hết các phân khúc thị trường và khẳng định
12
vị thế của mình trong ngành. Thị trường khách hàng của Kinh Đô được tạo nên bởi sự
góp phần của công ty cổ phần bánh kẹo thực phẩm Kinh Đô miền Bắc (NKD) và công ty
Kinh Đô (KDC)
3.1. Công ty cổ phần bánh kẹo thực phẩm Kinh Đô miền Bắc
Với thuận lợi là sự hỗ trợ từ công ty mẹ, thương hiệu và chất lượng sản phẩm của
NKD được sản xuất theo sản phẩm của KDC. Chính vì vậy niềm tin của khách hàng vào
biểu tượng “Vương miện” chính là thuận lợi rất lớn cho NKD. NKD có hệ thống phân
phối trải khắp 28 tỉnh thành miền Bắc (tính từ Hà Tĩnh trở ra) với 41 nhà phân phối và
hơn 20.000 cửa hàng bán lẻ.
Khách hàng của NKD rất đa dạng, từ khách hàng với những nhu cầu bình dân đến
những khách hàng cao cấp. Đối với sản phẩm bánh mỳ công nghiệp thì đây là một trong
những sản phẩm được khách hàng đặc biệt ưa thích trong thị trường miền Bắc, với dây

chuyền sản xuất hoạt động hết công suất nhưng vẫn không đáp ứng hết nhu cầu của
khách hàng.
Đối với dây chuyền sản xuất sản phẩm bánh snack thì khách hàng hầu hết là
thanh thiếu niên, trẻ em và ngay cả những người đã đi làm. Với sản phẩm này thì lợi thế
về giá cả (Kinh Đô có nhà máy sản xuất tại Hưng Yên) làm cho thị trường bánh snack
tại khu vực này nghiêng hẳn về Kinh Đô.
Sản phẩm bánh trung thu là một sản phẩm mang tính chất thời vụ tuy nhiên đối
với công ty doanh thu của nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 1 năm. Bánh trung thu được
dùng trong dịp tết trung thu và thường được dùng làm quà để biếu tặng. Chính vì lý do
đó mà khách hàng tiềm năng của sản phẩm này là các doanh nghiệp, tổ chức mua về để
dùng làm quà cho các nhân viên của mình. Ngoài ra, bánh trung thu còn dùng để thưởng
thức cùng với người thân nên các khách hàng cá nhân cũng chiếm một phần. Tuy đây
chỉ là nhu cầu thời vụ nhưng người tiêu dùng mua sản phẩm trong giai đoạn này là rất
cao. Tính tới năm 2010 thị trường bánh kẹo của Kinh Đô đã chiếm 30% thị trường bánh
kẹo miền Bắc.
3.2. Công ty cổ phần Kinh Đô
13
Được biết đến là 1 trong 5 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam với vị trí thứ 4
cùng với Nokia, Sony, Omo và Honda. Với thị phần chiếm 28% thị trường bánh kẹo
ViệtNam và doanh thu hàng năm tăng đều 20% thì Kinh Đô đã ghi được ấn tượng tốt
khá sâu đậm trong tâm trí khách hàng về chất lượng và cung cách phục vụ. Công ty phấn
đấu thoả mãn nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng trong mọi phân khúc thị trường.
Bánh trung thu là một trong những sản phẩm Kinh Đô giữ vững được chỗ đứng
trong một thời gian dài. Trong nhiều năm qua KDC luôn giữ vững được vị thế của mình
với thị phần tuyệt đối chiếm 75% thị trường. Được định vị là một sản phẩm cao cấp nên
khách hàng tìm đến Kinh Đô hầu hết là nhân viên văn phòng mua để biếu và các doanh
nghiệp mua để tặng thưởng cho nhân viêc của mình.
Với dây chuyền sản xuất bánh Cracker và Cupcake mà nhà máy Kinh Đô Bình
Dương vừa đưa vào hoạt động đã nâng năng suất sản xuất ngành hàng bánh Cracker lên
75 tấn mỗi ngày và ngành hàng Cake tăng lên 6 triệu sản phẩm mỗi ngày. Đây là một

trong những lợi thế giúp công ty không bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh và không bị mất
khách hàng. Cơ cấu dân số Việt Nam là cơ cấu dân số trẻ, hơn nữa đối tượng tiêu thụ
những loại bánh này hầu hết là những người trẻ năng động, những thanh thiếu niên và
những em bé. Những đối tượng này hiện nay chiếm tỷ trọng lớn nhất vì vậy với dây
chuyền hiện đại nhập từ Châu Âu này thì bánh kẹo Việt Nam đã được đánh giá cao về
chất lượng so với thế giới.
Ngoài nguồn khách hàng chính dồi dào trong nước, Kinh Đô đã xuất khẩu sang
thị trường 23 nước, trong đó lớn nhất là thị trường Mỹ, thị trường bánh kẹo lớn thứ 2
trên thế giới. Với việc triển khai thực hiện kế hoạch liên kết tiêu thụ với các doanh
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng lớn, Kinh Đô đã tiến hành hợp tác với Pepsico và sản
phẩm của công ty đã có mặt trên 200.000 điểm bán lẻ, đây là một lợi thế giúp cho doanh
nghiệp gia tăng được thương hiệu và mở rộng lượng khách hàng.
4. Đối thủ tiềm ẩn mới
Xét trên thị trường Việt Nam thì sản lượng tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu người
đạt 1,7kg năm 2008 và tăng trưởng bình quân 11% trong giai đoạn 2005-2009. Đây là
một dấu hiệu đáng mừng cho những nhà sản xuất bánh kẹo như Kinh Đô. Tuy nhiên
14
cũng thể hiện được mức độ tăng trưởng ngành mạnh là một trong những điều kiện tốt để
xâm nhập ngành.
Bánh mì, bánh nướng đang dần trở thành những đồ ăn quen thuộc, thường xuyên
của nhiều người dân Việt Nam, thị trường bánh kẹo của Việt Nam đang có tiềm năng
phát triển hàng đầu Đông Nam Á và trên thế giới. Theo ước tính của Công ty Tổ chức và
điều phối IBA (GHM), sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam năm 2008 vào khoảng 476.000
tấn, đến năm 2012 sẽ đạt khoảng 706.000 tấn; tổng giá trị bán lẻ bánh kẹo ở thị trường
Việt Nam năm 2008 khoảng 674 triệu USD, năm 2012 sẽ là 1.446 triệu USD. Tỷ lệ tăng
trưởng doanh số bán lẻ bánh kẹo ở thị trường Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008-
2012 tính theo USD ước tính khoảng 114,71%/năm, trong khi con số tương tự của các
nước trong khu vực như Trung Quốc là 49,09%; Philippines 52,35%; Indonesia 64,02%;
Ấn Độ 59,64%; Thái Lan 37,3%; Malaysia 17,13%… Thị trường bánh kẹo Việt Nam
nhiều tiềm năng phát triển kéo theo nhu cầu sản xuất, tiêu thụ tăng, đòi hỏi phải có công

nghệ, máy móc, thiết bị phù hợp để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá
thành hạ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước. Đây là một thuật lợi cho
những doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập vào hoạt động trong ngành.
Tuy nhiên, với rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng đối
với những công ty có ý định tham gia kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Mặc dù
pháp luật chưa thực sự chặt chẽ nhưng phản ứng của người tiêu dùng về những vấn đề
trong thực phẩm thật sự mạnh mẽ (vấn đề sữa chứa melanin, dầu ăn chứa 3MCPD….),
ngành bánh kẹo chưa có những “scandal” như vậy nhưng nếu những nhà sản xuất không
chú ý thì cũng không ngoại lệ và khách hàng có thể tẩy chay sản phẩm như Vedan.
5. Đối thủ cạnh tranh
5.1. Mức độ cạnh tranh
Cùng hoạt động trong ngành sản xuất bánh kẹo Kinh Đô (Kinh Đô miền nam và
Kinh Đô miền bắc) có các đối thủ lớn như Bibica, Hải Hà, Hữa Nghị, Orion Việt Nam…
Ngoài ra còn có 30 doanh nghiệp khác trong nước và cả hàng trăm công ty sản xuất nhỏ
lẻ và một số doanh nghiệp nhập khấu bánh kẹo từ bên ngoài vào.
Vì đây là mặt hàng tiêu dùng nên sản phẩm thay thế rất đa dạng, làm tăng tính
cạnh tranh của doanh nghiệp. Cộng thêm với sự phát triển không ngừng của các công ty
15
lớn như Hữu Nghị tăng trưởng doanh thu trung bình 86.7%, Kraft Foods tăng thị phần
Biscuits từ 5% lên 9.6%.
Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, được người dân cũng như nhà nước
chú ý đến rất nhiều. Các tiêu chuẩn chất lượng được đưa ra nhằm kiểm soát chặt chẽ về
vệ sinh. Chỉ những công ty lớn, có vốn để trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại và bảo
đảm vệ sinh, an toàn. Đây cũng chính là rào cản cho các công ty gia nhập vào ngành
này.
5.2. Tiềm năng thị trường
Khả năng tiêu thụ bánh kẹo trung bình của Việt Nam còn thấp 1.7kg/người/năm
(2008) vẫn còn thấp so với mức bình quân của thế giới là 2.8kg/người/năm.
Nền kinh tế Việt Nam đang duy trì mức tăng trưởng ổn định, tỷ lệ lạm phát duy
trì ở mức 8% năm. Kinh tế người dân ngày một tăng.

Người dân có khuynh hướng tiêu dùng sản phẩm trong nước.
Theo khảo sát tháng 8/2010 năm 56% người dân ở độ tuổi dưới 30 và đây là độ
tuổi sử dụng nhiều bánh kẹo nhất. Hơn nữa, tỷ lệ dân thành thị có thói quen sử dụng
bánh kẹo cũng dần tăng lên từ 20% đến 29,6%. Tiềm năng của thị trường là rất lớn.
Thị trường bánh kẹo hiện nay là rất hấp dẫn, tiềm năng rất lớn, và là động lực để
các công ty khác “nhảy” vào hoạt động.
5.3. Vị thế của công ty
Hiện nay Kinh Đô đang dẩn đầu thị trường bánh kẹo Việt Nam với 28% thị phần.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm ổn định 20%. Kinh Đô đang giữ trong tay các
sản phẩm chính như: bánh trung thu chiếm 75% thị phần, bánh quy chiếm 25% thị phần,
bánh cracker chiếm 34% thị phần và bánh bông lan chiếm 29% thị phần.
Kinh Đô đang sở hữu một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam.
Nằm trong những doanh nghiệp đứng đầu về hàng Viêt Nam chất lượng cao, do người
tiêu dùng bình chọn.
16
Thị trường tiêu thị chính của Kinh Đô là thị trường Việt Nam chiếm 90% doanh
số. Ngoài ra còn xuất khẩu qua các nước khác như Nhật, Mỹ, Campuchia, Đài Loan.
Công ty hiện nay có trên 200 nhà phân phối, 40 cửa hàng Kinh Đô bakery, hơn 75000
điểm bán lẻ, hơn 1000 nhân viên bán hàng trên toàn quốc. Điều này làm thức đẩy sự
thuận lợi trong quá trình phân phối sản phẩmKinh đô là doanh nghiệp nắm giữ vị trí thứ
4 sau Honda, Omo, Nokia trong cuộc khảo sát Top10 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt
Nam.
Thị phần của Kinh Đô và các đối thủ cạnh tranh:
5.4. Khó khăn
Có một số dòng sản phẩm chậm tăng trưởng, dần dần đánh mất thị phần (bánh mì
công nghiệp thuộc về tay Hữu Nghị), Kinh Đô chỉ thật sự phát triển ở miền Bắc.Phải đối
mặt với những rủi ro như sự biến động về giá của nguyên vật liệu đầu vào, rủi ro về
hàng giả trên thị trường, dịch bệnh ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu.
Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh của đối thủ cạnh tranh như Hải Hà, Hữu
Nghị, Bibica… làm gia tăng mức độ cạnh tranh.

Khách hàng trong ngành bánh kẹo rất đa dạng và sở thích khác nhau, Kinh Đô
đang hướng đối tượng khách hàng ra ngoài nước vì vậy sẻ có thêm nhiều sự khác biệt về
sở thích và mùi vị. Đòi hỏi Kinh Đô luôn nghiên cứu thay đổi để phù hợp thị hiếu người
tiêu dùng.
5.5. Thông tin về đối thủ cạnh tranh
 Công ty bánh kẹo Bibica
Địa chỉ: 443-445, Lý Thường Kiệt, Phường 8, Quận Tân Bình
Tiền thân là công ty bánh kẹo Biên Hòa là thương hiệu thứ hai sau Kinh Đô.
Bibica đang dịch chuyển dần sang mục tiêu phục vụ phân khúc thị trường từ bình dân
sang cao cấp và hướng tới xuất khẩu.
Bibica tập trung vào 5 nhóm sản phẩm: bánh chiếm 40% thị phần, kẹo 35% thị
phần, nhóm nha, nhóm socola và nhóm sản phẩm dinh dưỡng.
17
Vị thế: 14 năm liền đạt danh hiệu hàng Viêt Nam chất lượng cao, khẳng định vị
thế trên thương trường, tạo dựng được lòng tin từ khách hàng. Bibica có lợi thế là có
mối quan hệ mật thiết với công ty Đường Biên Hòa. Hệ thống phân phối trải rộng 64
tỉnh, 91 đại lý và trên 30000 điểm bán lẻ.
Khó khăn: hệ thống máy móc, công nghệ nhập khẩu bên ngoài nên chịu rủi ro về
tỷ giá lớn. Bibica còn cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại và các sản phẩm thay thế
như trái cây, nước uống trái cây…
Điểm mạnh: hệ thống phân phối trên khắp 64 tỉnh thành, giá trị xuất khẩu chiếm
5% doanh thu trên các thị trường lớn :Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan…
 Công ty bánh kẹo Hải Hà
Địa chỉ: 25 Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tiền thân là xưởng sản xuất nước mắm và magi. Đến nay Hải Hà trở thành doanh
nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn thứ ba với sản lượng 15000 tấn/năm.
Các nhóm sản phẩm chính của Hải Hà: bánh xốp, bánh quy, bánh Cracker, kẹo
CHEW HAIHA, kẹo Jelly CHIP HAIHA, kẹo trái cây Hải Hà, bánh xốp cuộn
MINIWAF, dòng bánh mềm cao cấp phủ Chocolate với các nhãn hiệu: Long-pie, Long-
cake, Hi-pie, Lolie.

Đối tượng khách hàng chính Hải Hà phục vụ là bình dân, chính vì thế mà mức độ
cạnh tranh so với các công ty khác là khá thấp.
Khó khăn: mặt hàng bánh quy và Cracker chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các
công ty lớn. Chi phí nguyên vật liệu biến động, không tự chủ được nguồn cung, ảnh
hưởng đến giá bán của sản phẩm.
18
C. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ:
 Sơ đồ tổ chức:
19

Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, bao gồm tất cả
các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông uỷ quyền.
Hội đồng quản trị: hiện tại hội đồng quản trị có 5 thành viên, nhiệm kỳ của mỗi
20
thành viên là 3 năm.
Ban kiểm soát: do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp
pháp hợp lý trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của công ty.
Ban kiểm soát công ty gồm có 3 thành viên, nhiệm kỳ của mỗi thành viên là 3 năm.
Ban Tổng Giám Đốc: do hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều
hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo chiến lược và kế
hoạch đã được hội đồng quản trị và đại hội cổ đông thông qua. Các thành viên ban
Tổng Giám đốc có nhiệm kỳ 3 năm.
Công ty có bộ máy tổ chức rõ ràng, tổ chức của Kinh Đô phân theo nhiệm vụ,
được cấu trúc trực tuyến theo chiều dọc, mỗi bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp với cấp
trên của mình. Bên cạnh đó công ty còn tổ chức bộ phận dự án phát triển kinh doanh
nhằm phát triển các mảng kinh doanh mới có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh hiện tại của công ty.
I. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Hoạt động cung ứng đầu vào

1.1. Hoạt động thu mua:
Tất cả các loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất của Kinh Đô được thực hiện
bởi phòng cung ứng vật tư. Phòng Cung Ứng Vật Tư gồm Giám Đốc cung ứng và 3
phó phòng mua hàng phụ trách 3 nhóm hàng nguyên liệu, bao bì, vật tư, chịu trách nhiệm
thu mua tất cả nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho Kinh Đô từ trong nước cũng như ngoài
nước. Họ phải đảm bảo mua được nguồn hàng với giá tốt nhất, chất lượng đảm bảo,
nguồn hàng ổn định liên tục không gián đoạn. Bên cạnh đó, bộ phận này cũng phải
thường xuyên tìm kiếm nguồn cung cấp mới, nhà cung cấp mới.
21
Bộ phận này phối hợp chặt chẽ với bộ phận kế hoạch sản xuất và bộ phận kho để tiến
hành thu mua.
1.2. Hoạt động quản lý dự trữ tồn kho
Được tính toán trên cơ sở mô hình tồn kho tối ưu, và thường thực hiện việc tồn
trữ đầu cơ đối với một số mặt hàng mà công ty sử dụng số lượng lớn và giá giá thường
xuyên biến động trên thị trường. Định kỳ hàng tháng bộ phận quản lý kho, bộ phận kế
hoạch sản xuất kết hợp với kế toán để kiểm tra kho. Nội dung của việc kiểm tra bao
gồm kiểm tra số lượng và chất lượng của nguyên vật liệu tồn trữ trong kho.
Việc lưu trữ, bảo quản được thực hiện theo quy trình quản lý chất lượng. Tất cả
các nguyên vật liệu nhập kho đều ghi rõ ngày tháng nhập theo từng lô, nhân viên kiểm
tra hàng nhập.
Tất cả các loại nguyên vật liệu dùng cho các phân xưởng sản xuất đều được tập
trung chung ở kho nguyên vật liệu.
⇒ Những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động cung ứng đầu vào.
 Điểm mạnh:
- Do Kinh Đô thường giao dịch với những đơn hàng lớn nên sức đàm phán
mạnh, do đó thường mua được hàng với giá rẻ, chất lượng tốt.
- Có sự phối hợp chuyên nghiệp giữa bộ phận mua hàng, kế hoạch sản xuất và
sản xuất nên công ty luôn có đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, mặc dù có những đơn
hàng phát sinh ngoài kế hoạch.
 Điểm yếu:

- Việc kiểm tra số lượng chất lượng tồn kho được thực hiện tốt nhưng báo cáo còn
thiếu sót trong việc thể hiện mức độ sử dụng của nguyên vật liệu. Ví dụ: trong kho còn
tồn một lượng bột mì để sản xuất một loại bánh Cookies cho đơn hàng xuất khẩu và
đơn hàng này bây giờ đã không thực hiện nữa. Như vậy, báo cáo báo cáo tồn vẫn thể hiện
số lượng, chất lượng của loại nguyên vật liệu này tuy nhiên nó đã không còn được sử
dụng. Do không xử lý vấn đề này nên sau 1 thời gian loại nguyên liệu này sẽ hư
hỏng.
22
2. Sản xuất – Sản phẩm:
2.1. Tình hình máy móc thiết bị sản xuất
Hiện Kinh Đô đang sản xuất trên dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại nhất
Việt Nam, trong đó có nhiều dây chuyền thuộc loại hiện đại nhất khu vực Châu Á Thái
Bình dương. Máy móc được đầu tư mới 100%, mỗi dây chuyền sản xuất từng dòng sản
phẩm là sự phối hợp tối ưu các máy móc hiện đại có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau.
2.2. Các dây chuyền sản xuất chính gồm:
• Hai dây chuyền sản xuất bánh Crackers:
− ¾ Dây chuyền công nghệ Châu Âu trị giá 2 triệu USD, công suất 20 tấn /
ngày được đưa vào sản xuất năm 2000
− ¾ Dây chuyền sản xuất gồm các máy móc thiết bị của Đan mạch, Hà Lan,
Mỹ trị giá 3 triệu USD, công suất 30 tấn / ngày, được đưa vào sản xuất năm
2003.
• Hai dây chuyền sản xuất bánh Cookies:
− ¾ Một dây chuyền của Đan mạch trị giá 5 triệu USD, công suất 10 tấn / ngày
được đưa vào sử dụng từ năm 1996.
− ¾ Một dây chuyền sản xuất bánh Cookies Copo trị giá 1,2 triệu USD được lắp
đặt và đưa vào sử dụng tháng 5 / 2005.

Một dây chuyền sản xuất bánh Trung Thu với thiết bị của Nhật Bản và Việt
Nam.


Ba dây chuyền sản xuất bánh mì và bánh bông lan công nghiệp:
− ¾ Dây chuyền sản xuất trị giá 1.2 triệu USD, công suất 25tấn / ngày được
đưa vào sản xuất năm 1997.
− ¾ Dây chuyền sản xuất bánh mì của Pháp, trị giá 1 triệu USD đưa vào
sử dụng năm 2004.
− ¾ Dây chuyền sản xuất bánh bông lan công nghiệp của Ý, trị giá 3 triệu
USD được đưa vào sản xuất năm 2005.
• Hai dây chuyền sản xuất bánh Snacks: một dây chuyền của Nhật Bản, trị giá
750,000USD được đưa vào sử dụng năm 1994 và một dây chuyền của Italia.
• Một dây chuyền bánh quế của Malaysia.
• Một dây chuyền Chocolate của Malaysia, Trung Quốc và Đài Loan trị giá
800,000USD được đưa vào sản xuất năm 1998, đầu năm 2005 công ty đã
nhập thêm một dây chuyền định hình chocolate từ Châu Âu.
• Một dây chuyền sản xuất kẹo của Đài Loan trị giá 2 triệu USD, công suất 2
tấn/ giờ được đưa vào sử dụng năm 2001.
Mỗi dây chuyền sản xuất thuộc các ngành hàng khác nhau được bố
23
trí tại mỗi xưởng khác nhau để dễ dàng hơn trong việc kiểm soát theo quy
trình sản xuất riêng cho mỗi sản phẩm.
Tình hình bố trí mặt bằng sản xuất tại Kinh Đô cũng được sắp xếp một cách
khoa học, tận dụng tối đa mặt bằng trong nhà xưởng.
2.3. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
Công ty Kinh Đô đặc biệt chú trọng đến công tác nghiên cứu và phát triển sản
phẩm mới, xem đây là nhiệm vụ không chỉ của riêng bộ phận Nghiên cứu Phát triển
(R&D) mà còn là trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc. Hoạt
động nghiên cứu phát triển của Kinh Đô được tiến hành khá đa dạng, bao gồm:
Nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, từ khâu sơ chế nguyên vật liệu, chế biến,
định hình đến khâu đóng gói, bảo quản sản phẩm.
Nghiên cứu biện pháp cải tiến các sản phẩm hiện có về chất lượng, kiểu dáng, bao
bì.

Nghiên cứu việc sử dụng các nguyên vật liệu mới vào quá trình sản xuất sản phẩm.
Nghiên cứu việc sản xuất các sản phẩm xuất khẩu nhằm đảm bảo yêu cầu của
khách hàng nước ngoài đối với các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm.
Đối với hoạt động nghiên cứu phát triển, yếu tố con người đóng vai trò rất quan
trọng. Hiện nay bộ phận R&D của Công ty có hơn 20 chuyên gia về lĩnh vực chế biến
thực phẩm được đào tạo cơ bản từ các trường Đại học trong và ngoài nước, có nhiều
kinh nghiệm thực tế và gắn bó với Công ty từ những ngày đầu thành lập. Ngoài việc cử
nhân viên sang nước ngoài tham gia các khóa học ngắn hạn, hàng năm, Công ty còn
mở các khóa đào tạo ngắn hạn về công nghệ sản xuất mới cho đội ngũ nhân viên R&D
với sự giảng dạy của các chuyên gia nước ngoài. Công ty luôn tạo điều kiện tốt nhất
cho nhân viên R&D tiếp cận với những thông tin mới nhất về sản phẩm mới, công nghệ
mới, xu hướng mới của thị trường,
Sự đầu tư đúng mức cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của Công ty đã
mang lại những kết quả khả quan. Từ năm 2002 đến nay, Công ty đã đưa ra thị trường
hơn 100 sản phẩm mới trong đó hầu hết thuộc nhóm thực phẩm dinh dưỡng và thực
phẩm chức năng, đáp ứng nhu cầu ăn ngon miệng và bổ dưỡng của người tiêu dùng,
bao gồm: nhóm dinh dưỡng bổ sung DHA (hỗ trợ cho sự phát triển trí tuệ trẻ em),
nhóm dinh dưỡng bổ sung canxi (củng cố sự vững chắc của xương), nhóm dinh dưỡng
bổ sung vitamin nhóm B và D, nhóm dinh dưỡng bổ sung chất xơ,
2.4. Kiểm tra chất lượng sản phẩm và dịch vụ
24
Hiện nay, Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2000, do tổ chức BVQI của Anh Quốc chứng nhận tháng 10/2002. Hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001:2000 được Công ty tuân thủ nghiêm ngặt. Từ năm 2002
đến nay, Công ty đã được tổ chức BVQI tiến hành tái đánh giá hệ thống quản lý chất
lượng của Công ty 7 lần (theo chu kỳ cứ 6 tháng tái đánh giá một lần) với kết quả tốt.
Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện bởi bộ phận Quản lý Kiểm
soát Đảm bảo Chất lượng (Q&A) và bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D).
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm: đây là vấn đề được Công ty hết sức chú trọng, xem
đây là một trong những tiêu chí tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm Kinh Đô. Việc

đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được thực hiện liên tục từ khâu nguyên liệu sản
xuất đến khâu bán hàng rất chặt chẽ
25

×