Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại xã hóa trung, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.46 KB, 78 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MẠC TRƯỜNG DOANH
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ
TẠI XÃ HÓA TRUNG, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Lớp
Khóa học

: Chính quy
: Kinh tế nông nghiệp
: Kinh tế & PTNT
: 42 - KTNN
: 2010 - 2014

Thái Nguyên, 2014

n


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MẠC TRƯỜNG DOANH


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ
TẠI XÃ HÓA TRUNG, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Lớp
Khóa học

: Chính quy
: Kinh tế nông nghiệp
: Kinh tế & PTNT
: 42 - KTNN
: 2010 - 2014

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Vũ Đức Hải
Khoa Kinh tế & PTNT – Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, 2014

n


LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu Nhà trường, Ban
chủ nhiệm Khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn, tôi đã tiến hành Khóa
luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu thực trạng phát triển Kinh tế nơng hộ tại xã Hóa

Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Ngun”.
Đặc biệt để hồn thành Khóa luận này, tơi xin chân thành cảm ơn sâu
sắc tới thầy giáo ThS. Vũ Đức Hải đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q
trình tơi làm Đề tài tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám Hiệu Nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa cùng quý Thầy giáo, Cô giáo trong Khoa Kinh Tế và Phát Triển
Nông Thôn – Trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun đã tận tình truyền đạt
kiến thức trong suốt q trình học 4 năm qua, có một hành trang giúp cá nhân
tôi tự tin bước vào cuộc sống.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo UBND xã Hóa Trung,
cùng cán bộ địa phương cùng bà con nhân dân của xã. Trong thời gian thực tập
tại xã đã tận tình giúp đỡ tơi thu thập thông tin và số liệu tại địa phương.
Trong quá trình thực tập mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do
thời gian có hạn, trình độ bản thân cịn hạn chế và bước đầu làm quen với
cơng tác nghiên cứu nên bản Khóa luận này khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Tơi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo và
bạn bè để bản khóa luận của tơi được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Mạc Trường Doanh

n


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQC

Bình quân chung


BHXH
CC
CN
Đ

Bảo hiểm xã hội
Cơ cấu
Cơng nghiệp
Đồng

ĐVT

Đơn vị tính

GO

Tổng giá trị sản xuất

GT

Giao thơng

Ha

Hecta

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật


IC

Chi phí trung gian

Kg
MI
NN
TDĐKXDĐSVH
TTCN

Kilogam
Thu nhập hỗn hợp
Nơng nghiệp
Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa
Tiểu thủ cơng nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

VA

Giá trị gia tăng

VHTT
XD

Văn hóa thể thao
Xây dựng


n


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất phân theo từng năm 2011-2013 xã Hóa
Trung .............................................................................................. 24
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất kinh doanh của xã Hóa Trung qua 3 năm (20112013) ............................................................................................... 27
Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm (2011-2013) ....... 28
Bảng 3.4. Thơng tin cơ bản về nhóm hộ điều tra ............................................ 32
Bảng 3.5. Tình hình đất đai bình quân /hộ của xã .......................................... 34
Bảng 3.6. Tình hình lao động bình quân/hộ.................................................... 35
Bảng 3.7. Tình hình vốn sản xuất bình quân trên một hộ điều tra năm 2013. 36
Bảng 3.8. Chi phí sản xuất ngành trồng trọt của các nhóm hộ điều tra năm
2013 ................................................................................................ 37
Bảng 3.9. Chi phí sản xuất ngành Chăn ni của nhóm hộ điều tra năm 2013 .. 39
Bảng 3.10. Kết quả sản xuất ngành Trồng trọt bình qn/hộ của nhóm hộ điều
tra năm 2013 ................................................................................... 40
Bảng 3.11. Kết quả sản xuất ngành Chăn ni bình quân/hộ của nhóm hộ điều
tra năm 2013 ................................................................................... 42
Bảng 3.12. Tổng hợp thu nhập của nhóm hộ điều tra ..................................... 43
Bảng 3.13. Kết quả từ sản hoạt động sản xuất của nơng hộ/1 đồng chi phí ... 44
Bảng 3.14. Chi phí sinh hoạt và khả năng tích lũy của hộ.............................. 45
Bảng 3.15. Trình độ văn hóa của nhóm hộ điều tra ........................................ 46
Bảng 3.16. Tiêu chí sử dụng đất điểm dân cư nơng thơn ............................... 50
Bảng 3.17. Tiêu chí các cơng trình hạ tầng xã hội.......................................... 50
Bảng 3.18. Tiêu chí các cơng trình hạ tầng kỹ thuật....................................... 51

n



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm về hộ, hộ Nông dân và Kinh tế hộ Nơng dân ...... 4
1.1.2. Vai trị của Kinh tế hộ Nông dân ...................................................... 6
1.1.3. Đặc trưng của Kinh tế hộ Nông dân ................................................. 7
1.1.4. Phân loại hộ Nông dân ...................................................................... 8
1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến q trình phát triển Kinh tế hộ nơng
dân ............................................................................................................... 9
1.1.6. Quan điểm phát triển bền vững kinh tế hộ nơng dân...................... 11
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 12
1.2.1. Tình hình phát triển Kinh tế hộ Nơng dân ở các nước trên Thế giới
và những bài học kinh nghiệm.................................................................. 12
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ Nông dân ở một số địa phương
nước ta....................................................................................................... 14
1.2.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra ................................................... 16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ...........................................................................................................19
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 19
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 19
2.1.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................... 19
2.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 19
2.3.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu ..................................................... 19
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................... 20

2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin, số liệu ......................... 20
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................... 21
2.4.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................. 21
2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả Kinh tế .............................................. 22
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 22
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................ 22

n


3.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 22
3.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội .............................................................. 27
3.2. Thực trạng tình hình sản xuất và kinh doanh kinh tế hộ Nơng dân xã
Hóa Trung .................................................................................................... 32
3.2.1. Khái quát chung về nhóm hộ điều tra ............................................. 32
3.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của chủ hộ ...................................... 34
3.2.3. Mức độ đầu tư chi phí sản xuất kinh doanh của nhóm hộ điều tra. 36
3.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của nhóm hộ điều tra ........................ 40
3.2.5 Tổng hợp và đánh giá thu nhập của nhóm hộ điều tra .................... 43
3.2.6. Tình hình chi tiêu và tích lũy của nhóm hộ điều tra ....................... 44
3.3. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Kinh tế nơng hộ của
xã Hóa Trung ............................................................................................... 45
3.3.1. Các yếu tố về nguồn lực ................................................................. 45
3.3.2. Về thị trường ................................................................................... 47
3.3.3. Về khoa học công nghệ................................................................... 48
3.3.4. Về cơ sở hạ tầng.............................................................................. 48
3.4. Đánh giá chung về Kinh tế nơng hộ tại xã Hóa Trung ......................... 48
3.5. Các chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội của xã trong 5 năm (2011 -2015) và 10
năm (2011 -2020) ......................................................................................... 49
Chương 4. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TẠI XÃ

HÓA TRUNG .............................................................................. 52
4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu về phát triển Kinh tế nông hộ tại
xã .................................................................................................................. 52
4.1.1. Quan điểm, phương hướng phát triển Kinh tế Nông hộ tại xã ....... 52
4.1.2. Mục tiêu phát triển Kinh tế nông hộ tại xã ..................................... 52
4.2. Giải pháp phát triển Kinh tế Nơng hộ tại xã Hóa Trung ...................... 53
4.2.1. Những giải pháp chung cho phát triển Kinh tế nông hộ tại xã Hóa
Trung ......................................................................................................... 53
4.2.2. Một số giải pháp phát triển Kinh tế nơng hộ tại xã Hóa Trung ...... 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 59
1. Kết luận .................................................................................................... 59
2. Kiến nghị .................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62
PHỤ LỤC

n


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hóa Trung là một xã thuộc tỉnh Thái Nguyên tại xã có những điều kiện
thuận lợi cho phát triển Kinh tế nông hộ như: Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu,
được sự quan tâm của đảng và Chính quyền địa phương cùng với sự phát triển
Kinh tế trên cả nước, Kinh tế nơng hộ tại xã Hóa Trung vẫn gặp phải những
thuận lợi và khó khăn cũng như thiếu sót trong quá trình phát triển. Trong
thực tế nhiều hộ chưa dám mạnh dạn đầu tư sản xuất Nông nghiệp với quy mô
lớn vì rủi ro lớn. Vì vậy cần tìm hiểu thực trạng phát triển Kinh tế nông hộ ở xã,
những yếu tố, nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển Kinh tế nơng hộ?

Từ đó đưa gia những định hướng, giải pháp để phát triển, nâng cao hiệu quả
Kinh tế nông hộ.
Việc nghiên cứu thực trạng, để đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự
phát triển kinh tế nông hộ là vấn đề cấp bách và vô cùng cần thiết nhằm khai
thác tốt những tiềm năng sẵn có, tăng thu nhập cho người Nơng dân. Vì vậy
tơi chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng phát triển Kinh tế nông hộ tại xã
Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng phát triển Kinh tế nơng hộ từ đó đưa
ra các giải pháp phát triển Kinh tế nông hộ.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về hiệu quả của phát triển Kinh tế
nông hộ
- Đánh giá thực trạng phát triển Kinh tế nơng hộ tạ xã Hóa Trung .
- Tìm hiểu thuận lợi, khó khăn trên địa bàn xã Hóa Trung trong phát
triển Kinh tế.
- Phân tích tình hình Kinh tế của hộ gia đình.
- Tìm hiểu sơ bộ về hiệu quả của kinh tế hộ tại địa phương.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển Kinh tế hộ nơng dân
xã Hóa Trung trong những năm tới.

n


2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề kinh tế có liên quan đến

q trình phát triển Kinh tế nơng hộ trên địa bàn xã Hóa Trung, huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2. Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển
kinh tế nông hộ tại xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên từ năm
2011-2013.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Củng cố lý thuyết cho sinh viên. Giúp sinh viên có điều kiện tiếp cận
với thực tế để vận dụng kiến thức đã học vào thực tế hiệu quả nhất.
- Giúp rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin, xử lý số liệu, viết báo cáo,
trang bị kiến thức thực tiễn, làm quen với cơng việc, phục vụ tích cực cho q
trình cơng tác sau này.
- Nâng cao sự hiểu biết về Kinh tế hộ
4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Kết quả của đề tài là cơ sở để các cấp lãnh đạo tại địa phương đưa ra
những giải pháp phù hợp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân để nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân tại xã nói riêng và người nơng dan nói chung.
- Là tài liệu tham khảo cho người dân tại địa phương trong q trình
phát triển Kinh tế hộ Nơng dân trong thời gian tới.
4.2. Những đóng góp mới của đề tài
- Đưa ra những cơ sở lý luận mới cho các cá nhân và tổ chức quan tâm
tới tình hình Kinh tế nông hộ
- Đưa ra những số liệu cụ thể về thực trạng Kinh tế hộ của xã Hóa
Trung thơng qua điều tra thực tiễn.

n



3

- Đưa ra những giải pháp phát triển Kinh tế nơng hộ tại xã nói riêng và
trên các vùng có đặc điểm tự nhiên tương tự
5. Bố cục của Khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết, bố cục của khóa luận gồm những
chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Các giải pháp nhằm phát triển Kinh tế hộ tại xã Hóa Trung

n


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm về hộ, hộ Nông dân và Kinh tế hộ Nông dân
1.1.1.1. Khái niệm hộ
Hộ đã có từ lâu đời cho đến nay nó vẫn tồn tại và phát triển. Trải qua
mỗi thời kỳ kinh tế khác nhau, hộ và kinh tế hộ được biểu hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau song vẫn có bản chất chung đó là “Sự hoạt động sản xuất
kinh doanh của các thành viên trong gia đình cố gắng làm sao tạo ra nhiều của
cải vật chất để nuôi sống và tăng thêm tích lũy cho gia đình và xã hội”.
Theo Liên hợp quốc “Hộ là những nhóm người cùng sống chung dưới

một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”.
Tại cuộc thảo luận Quốc tế lần 4 về quản lý nông trai tại Hà Lan năm
1980, các đại biểu nhất trí rằng: “Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hộ, có liên
quan đến sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác”.
Giáo sư T.G.MC.Gee , năm 1989: “Hộ là một nhóm người cùng chung
huyết tộc, hay không cùng chung huyết tộc, ở chung một mái nhà, ăn chung
một mâm cơm và có chung một ngân quỹ”.
Từ những khái niệm trên chúng ta có thể hiểu hộ là:
- Một nhóm người cùng huyết thống hay không cùng huyết thống và
được sự đồng ý của các thành viên trong hộ công nhận cùng chung hoạt động
kinh tế lâu dài.
- Hộ có thể cùng sống chung hay không cùng sống chung dưới một mái nhà.
- Có chung một nguồn thu nhập (Ngân quỹ ).
- Cùng tiến hành sản xuất chung.
1.1.1.2. Khái niệm về hộ Nông dân
Nghị quyết 10 của BCT(5/4/1988) ra đời đã khẳng định hộ Nông dân là
một đơn vị Kinh tế cơ sở. Nơng hộ được hiểu là hộ có phương tiện kiếm sống
từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất. Ln nằm
trong hệ thống Kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng tham gia
một phần vào thị trường với mức độ chưa hoàn chỉnh.

n


5
Theo Giáo sư Đào Thế Tuấn cho rằng “Hộ Nông dân là những hộ chủ
yếu hoạt động Nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá
và các hoạt động phi Nông nghiệp ở Nông thôn” (Giáo sư Đào Thế Tuấn,
1997) [4].
Nhà khoa học Traianốp cho rằng “Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất

ổn định” và ông coi “Hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát
triển nơng nghiệp.
Đồng tình với quan điểm trên của Traianốp, hai tác giả Mats Lundahl
và Tommy Bengtsson bổ sung và nhấn mạnh thêm “Hộ nông dân là đơn vị
sản xuất cơ bản”
Theo nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nơng thơn
năm 2001 cho rằng: “Hộ nơng nghiệp là những hộ có tồn bộ hoặc 50% số lao
động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt,
chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống cây cây trồng, bảo vệ
thực vật …) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nơng nghiệp”
(Nguyễn Sinh Cúc 2000) [2].
Từ những nghiên cứu trên của các tác giả và theo cá nhân tôi cho rằng:
Hộ Nông dân là những hộ sinh sống ở Nông thôn và tham gia sản xuất chính
là Nơng nghiệp. Thu nhập của hộ chủ yếu là từ Nơng nghiệp, ngồi ra hộ
Nơng dân cịn tham gia các hoạt động sản xuất phi Nông nghiệp khác như :
Dịch vụ, Tiểu thủ Công nghiệp…
Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất
vừa là một đơn vị tiêu dùng. Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị
kinh tế độc lập tuyệt đối và toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các hệ
thống kinh tế lớn hơn của nền kinh tế Quốc dân. Khi trình độ phát triển lên
mức cao của cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, thị trường, xã hội càng mở rộng
và đi vào chiều sâu, thì các hộ Nơng dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ
thống kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi một vùng, một nước. Điều
này càng có ý nghĩa đối với các hộ nơng dân nước ta trong tình hình hiện nay.
1.1.1.3. Kinh tế hộ Nông dân .
Kinh tế hộ Nông dân là một cơ sở Kinh tế có đất đai, các tư liệu sản
xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình
để sản xuất và thường là nằm trong một hệ thống Kinh tế lớn hơn, nhưng chủ

n



6
yếu được đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng
hoạt động với mức độ khơng hồn hảo cao.
V.I.Lênin cho rằng: “cải tạo tiểu nông không phải là tước đoạt của họ
mà phải tôn trọng sở hữu cá nhân của họ, khuyến khích họ liên kết với nhau
một cách tự nguyện để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chính
họ”. Khi phân tích kết cấu xã hội nơng dân nước Nga, V.I.Lênin đã lưu ý, hộ
nông dân khai thác triệt để năng lực sản xuất đáp ứng những nhu cầu đa dạng
của gia đình và xã hội. Ơng đã chỉ ra năng lực tự quyết định của quá trình
sản xuất của hộ nông dân trong nền kinh tế tự cung tự cấp, là mầm mống của
những chiều hướng phát triển hàng hố khác nhau, chính nó sẽ tự phá vỡ các
quan hệ khép kín của hộ dẫn đến những q trình sự vỡ kết cấu kinh tế"
Có thể thấy kinh tế hộ nơng dân là một hình thức cơ bản và tự chủ trong
nơng nghiệp được hình thành và phát triển một cách khách quan, lâu dài, dựa
trên sự tư hữu các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp
với sản xuất nơng nghiệp, thích ứng, tồn tại và phát triển trong mọi chế độ
kinh tế xã hội.
1.1.2. Vai trị của Kinh tế hộ Nơng dân
Kinh tế Nơng hộ đã góp phần làm tăng nhanh sản lượng sản phẩm cho
xã hội như lương thực, thực phẩm, nơng sản xuất khẩu.
Góp phần sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các yếu tố sản xuất như đất
đai, lao động, vốn và tư liệu sản xuất.
Phát triển Kinh tế Nơng hộ khơng chỉ có vai trị to lớn về Kinh tế mà nó
cịn có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội vì việc gia tăng sản phẩm hàng hóa và
hiệu quả Kinh tế trong Nơng nghiệp đã góp phần tăng thêm việc làm và nâng
cao thu nhập cho người dân ở Nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống là cơ
sở kinh tế vững chắc để giải quyết các vấn đề xã hội.
Phát triển kinh tế nơng hộ góp phần đổi mới kỹ thuật sản xuất: Khi

chuyển sang cơ chế thị trường, với tư cách là một đơn vị kinh tế tự chủ thì
việc đầu tư cho đổi mới trang thiết bị là một vấn đề thiết yếu, nguyên nhân
cần đầu tư đổi mới trang thiết bị là do sự cạnh tranh giữa những người sản
xuất với nhau, dẫn đến việc giảm chi phí, giảm giá thành của sản phẩm mới
có thể tồn tại được. Để ứng dụng các trang thiết bị vào sản xuất thì cần phải
nâng cao trình độ dân trí nơng thơn.

n


7
1.1.3. Đặc trưng của Kinh tế hộ Nơng dân
- Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình quản lý và
sử dụng các yếu tố sản xuất.
Sở hữu trong nông hộ là sở hữu chung, nghĩ là mọi thành viên trong
nơng hộ đề có quyền sở hữu với những tài liệu sản xuất vốn có, cũng như
những tài sản khác của hộ. Mặt khác do dựa trên cơ sở kinh tế chung và cùng
nhau chung một ngân quỹ nên mọi người trong hộ đều có ý thức trách nhiệm
rất cao và việc bố chí sắp xếp công việc trong hộ cũng rất linh hoạt, hợp lý.
- Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ.
Trong nơng hộ mọi người thường gắn bó chặt chẽ với nhau theo quan hệ
huyết thống, kinh tế nông hộ lại tổ chức với quy mô nhỏ hơn các loại hình
doanh nghiệp nơng nghiệp khác nên việc điều hành sản xuất cũng đơn giản
gọn nhẹ. Trong nông hộ chủ hộ vừa là người điều hành quản lý sản xuất, đồng
thời cũng là người trực tiếp tham gia lao động sản xuất nên tính thống nhất
giữa lao động quản lý và lao động sản xuất rất cao.
- Đất đai là yếu tố quan trọng nhất trong các tư liệu sản xuất của hộ
Nông dân.
Cuộc sống của họ gắn liền với ruộng đất. Giải quyết mối quan hệ giữa
nông dân và đất đai là giải quyết vấn đề cơ bản về kinh tế nông hộ. Ở nước ta,

từ năm 1988 khi nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho các hộ
nông dân, sản xuất nông nghiệp mà đặc biệt là sản xuất lúa, đã có mức tăng
chưa từng có về năng suất và số lượng. Người nông dân phấn khởi trong sản
xuất. Một số vấn đề quan trọng ở đây là việc xác nhận họ được quyền kiếm
sống gắn bó với mảnh đất của họ .
- Kinh tế nơng hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao
Do kinh tế nơng hộ có quy mơ nhỏ nên có sự thích ứng dễ dàng hơn so
với các doanh nghiệp nông nghiệp quy mô lớn. Nếu gặp điều kiện thuận lợi
nơng hộ có thể tập trung mọi nguồn nhân lực, thậm chí đơi khi cả khẩu phần
tất yếu của mình để mở rộng sản xuất. Khi gặp các điều kiện bất lợi thì cũng
có khả năng duy trì bằng cách thu hẹp quy mơ sản xuất của kinh tế nơng hộ
- Có sự gắn bó chặt chẽ giữa q trình sản xuất và lợi ích của người lao động
Trong kinh tế nông hộ mọi người gắn bó với nhau cả trên cơ sở kinh tế,
huyết tộc và cũng chung ngân quỹ nên dễ dàng đồng tâm hiệp lực để phất

n


8
triển kinh tế nơng hộ. Vì vậy có sự gắn kết chặt chẽ giữa kết quả sản xuất với
lợi ích của người lao động, và lợi ích kinh tế đã thực sự trở thành động lực
thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, là nhân tố nâng cao hiệu quả sản xuất
của kinh tế nông hộ.
- Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất có quy mơ nhỏ nhưng hiệu quả
Quy mô nhỏ không đồng nghĩa với sự lạc hậu, năng suất thấp. Kinh tế
nơng hộ vẫn có khả năng cho năng suất lao động cao hơn các doanh nghiệp
nghiên cứu có quy mơ lớn. Kinh tế nơng hộ có khả năng ứng dụng các tiến bộ
kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để cho hiệu quả kinh tế cao. Thực tế đã chứng
tỏ kinh tế nông hộ là loại hình thích hợp nhất với đặc điểm của sản xuất nơng
nghiệp, với cây trồng, vật ni trong q trình sinh trưởng, phát triển cần sự

tác động kịp thời.
- Kinh tế nông hộ sử dụng sức lao động và tiền vốn của hộ là chủ yếu
1.1.4. Phân loại hộ Nông dân
1.1.4.1. Phân loại căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động
- Hộ Nơng dân hồn tồn tự cấp khơng có phản ứng với thị
trường. Loại hộ này có mục tiêu tối đa hóa lợi ích, đó là việc sản xuất các sản
phẩm cần thiết để tiêu dùng trong gia đình.
- Hộ nơng dân sản xuất hàng hóa chủ yếu. Loại hộ này có mục tiêu là
tối đa hóa lợi nhuận được biểu hiện rõ rệt và họ có phản ứng gay gắt với thị
trường vốn, ruộng đất, lao động.
1.1.4.2. Phân loại theo tính chất của ngành sản xuất
+ Hộ thuần nông: là loại hộ chỉ thuần tuý sản xuất nông nghiệp.
+ Hộ chuyên nông: là loại hộ chuyên làm các ngành nghề như cơ khí,
mộc nề, rèn, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, vận tải, thủ công mỹ nghệ,
dệt, may, làm dịch vụ kỹ thuật cho nông nghiệp.
+ Hộ kiêm nông: là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ
công nghiệp, nhưng thu từ nơng nghiệp là chính.
+ Hộ bn bán: Ở nơi đơng dân cư, có quầy hàng hoặc bn bán ở chợ.
Các loại hộ trên khơng ổn định mà có thể thay đổi khi điều kiện cho phép, vì vậy
sản xuất Cơng nghiệp Nông thôn, phát triển cơ cấu hạ tầng sản xuất và xã hội ở
nông thôn, mở rộng mạng lưới thương mại và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh

n


9
tế Nông nghiệp Nông thôn để chuyển hộ độc canh thuần nơng sang đa ngành
hoặc chun mơn hố. Từ đó làm cho lao động nông nghiệp giảm, thu hút lao
động dư thừa ở nông thôn hoặc làm cho đối tượng phi nông nghiệp tăng lên.
1.1.4.3. Phân loại căn cứ vào mức thu nhập của hộ gồm 3 loại

+ Hộ giàu - khá
+ Hộ Trung bình
+ Hộ nghèo
1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến q trình phát triển Kinh tế hộ
nơng dân
1.1.5.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
Những nhân tố về điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu
kinh tế cũng như quá trình phát triển kinh tế hộ Nông dân. Những nhân tố về
điều kiện tự nhiên bao gồm: Điều kiện về đất đai, thời tiết, khí hậu, nguồn
nước, khống sản, và các yếu tố sinh học khác…
Các nhân tố về điều kiện tự nhiên có tác động trực tiếp tới sự phát triển
của kinh tế hộ Nơng dân như vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất
Nơng nghiệp những hộ có vị trí địa lý thuận lợi gần đường giao thông, các cơ
sở chế biến hay thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ thận lợi hơn trong việc phát
triển kinh tế.
1.1.5.2. Nhóm nhân tố về Kinh tế và tổ chức, quản lý.
- Trình độ học vấn và kỹ năng lao động:
Người lao động phải có trình độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếp
thu những tiến hộ Khoa học - Kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.
Trong sản xuất, phải giỏi chuyên môn, kỹ thuật, trình độ quản lý mới mạnh
dạn áp dụng thành tựu Khoa học - Kỹ thuật vào sản xuất nhằm mang lại lợi
nhuận cao. Điều này là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả trong
sản xuất kinh doanh của hộ, ngồi ra cịn phải có những tố chất của một người
dám làm kinh doanh. (Phạm Vân Đình, 1998) [3].
- Vốn:
Trong sản xuất nói chung và sản xuất Nơng nghiệp nói riêng, vốn là
điều kiện đảm bảo cho các hộ Nông dân về tư liệu sản xuất, vật tư nguyên liệu
cũng như thuê nhân công để tiến hành sản xuất. Vốn là điều kiện không thể
thiếu, là yếu tố cơ bản của q trình sản xuất và lưu thơng sản phẩm .


n


10
- Cơng cụ sản xuất:
Trong q trình sản xuất nói chung và sản xuất Nơng nghiệp nói riêng,
cơng cụ lao động có vai trị quan trọng đối với việc thực hiện các biện pháp
kỹ thuật sản xuất. Muốn sản xuất có hiệu quả, năng suất cao cần phải sử dụng
hệ thống công cụ phù hợp. Ngày nay với kỹ thuật canh tác tiên tiến, công cụ
sản xuất Nông nghiệp đã không ngừng được cải tiến và đem lại hiệu quả cao
cho các hộ nông dân trong sản xuất. Năng suất cây trồng, vật nuôi không
ngừng tăng lên, chất lượng sản phẩm tốt hơn, do đó cơng cụ sản xuất có ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả trong sản xuất của các nông hộ.
- Cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng chủ yếu trong Nông nghiệp Nông thôn bao gồm: Đường
giao thông, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống điện, nhà xưởng, trang thiết bị Nông
nghiệp..., đây là những yếu tố quan trọng trong phát triển sản xuất của kinh tế
hộ Nông dân, thực tế cho thấy, nơi nào cơ sở hạ tầng phát triển nơi đó sản xuất
phát triển, thu nhập tăng, đời sống của các Nông hộ được ổn định và cải thiện.
- Thị trường:
Nhu cầu thị trường sẽ quyết định hộ sản xuất sản phẩm gì? với số lượng
bao nhiêu và theo tiêu chuẩn chất lượng như thế nào? Trong cơ chế thị
trường, các hộ nông dân hoàn toàn tự do lựa chọn loại sản phẩm mà thị
trường cần trong điều kiện sản xuất của họ. Từ đó, kinh tế hộ nơng dân mới
có điều kiện phát triển.
- Hình thức và mức độ liên kết hợp tác trong mối quan hệ sản xuất
kinh doanh:
Để đáp ứng yêu cầu của thị trường về sản phẩm hàng hoá, các hộ nông
dân phải liên kết hợp tác với nhau để sản xuất, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật và
giúp nhau tiêu thụ sản phẩm. Nhờ có các hình thức liên kết, hợp tác mà các hộ

nơng dân có điều kiện áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ
mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, con gia súc và năng
suất lao động.
1.1.5.3. Nhóm nhân tố thuộc Khoa học - Kỹ thuật và Công nghệ
- Kỹ thuật canh tác:
Do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng óc khác nhau, với
yêu cầu giống cây, con khác nhau đòi hỏi phải có kỹ thuật canh tác khác nhau
.Trong Nơng nghiệp, tập quán, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa

n


11
phương có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất Nông nghiệp và phát
triển kinh tế Nông hộ.
- Ứng dụng tiến bộ Khoa học - Công nghệ:
Sản xuất của hộ Nông dân không thể tách rời những tiến bộ Khoa học Kỹ thuật, vì nó đã tạo ra cây trồng vật ni có năng suất cao, chất lượng tốt
.Thực tế cho thấy những độ nhạy cảm với tiến bộ kỹ thuật về giống, công
nghệ sản xuất, hiểu biết thị trường, dám đầu tư lớn và chấp nhận những rủi ro
trong sản xuất Nông nghiệp, họ giàu lên rất nhanh. Nhờ có cơng nghệ mà các
yếu tố sản xuất như lao động, đất đai, sinh vật, máy móc và thời tiết khí hậu
kinh tế kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm Nông nghiệp. Như vậy, ứng dụng
các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất Nơng nghiệp có tác dụng thúc đẩy sản
xuất hàng hoá phát triển, thậm chí những tiến bộ kỹ thuật làm thay đổi hẳn
bằng sản xuất hàng hố.
1.1.5.4. Nhóm nhân tố thuộc quản lý vĩ mơ của Nhà nước
Nhóm nhân tố này bao gồm Chính sách, Chủ trương của Đảng và Nhà
nước như: Chính sách thuế, chính sách ruộng đất, chính sách bảo hộ, trợ giá
nông sản phẩm, miễn thuế cho sản phẩm mới, chính sách cho vay vốn, giải
quyết việc làm, chính sách đối với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế

mới...Các chính sách này có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế nông hộ và
là công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp có hiệu quả vào sản xuất Nông
nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ Nông dân phát triển kinh tế
Tóm lại: từ các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nơng dân, có
thể khẳng định: Hộ nông dân sản xuất tự cấp tự túc muốn phát triển kinh tế
cần phải phá vỡ kết cấu kinh tế khép kín của hộ để chuyển sang sản xuất với
quy mơ lớn và chính sách kinh tế là tiền đề, là môi trường để đầu tư, đưa tiến
bộ kỹ thuật mới vào sản xuất để kinh tế hộ nơng dân hoạt động có hiệu quả.
1.1.6. Quan điểm phát triển bền vững kinh tế hộ nông dân
- Phát triển bền vững:
Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế xã hội với mức độ cao liên
tục trong thời gian dài. Sự phát triển của nó dựa trên việc sử dụng tài nguyên
thiên nhiên một cách có hiệu quả mà vẫn bảo vệ mô trường sinh thái. Phát
triển kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không phương hại đến việc

n


12
đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Về quan điểm phát triển bền vững kinh
tế hộ nông dân không tách rời với quan điểm phát triển bền vững nông thôn.
Nội dung của quan điểm phát triển nông thôn là:
+ Đảm bảo nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng
đáp ứng nhu cầu trong tương lai.
+ Phát triển kinh tế xã hội nông thôn gắn liền với giữ gìn và bảo vệ
mơi trường.
Phát triển ý tưởng của Liên Hợp Quốc. Ủy ban quốc tế về phát triển và
môi trường (1987) đã định nghĩa: Phát triển bền vững là một quá trình của sự
thay đổi, trong đó, việc khai thác và sử dụng tài nguyên, hướng đầu tư, hướng
phát triển của công nghệ và kỹ thuật và sự thay đổi về tổ chức là thống nhất,

làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của con người.
(Nguyễn Thị Châu, 2013)[1].
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình phát triển Kinh tế hộ Nơng dân ở các nước trên Thế giới
và những bài học kinh nghiệm
Kinh tế nông hộ xuất hiện lần đầu tiên ở một số nước Tây Âu trong
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội
rõ rệt .Sau đó kinh tế nơng hộ phát triển ở tất cả các nước công nghiệp hoá
Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Đại Dương cho đến nay .Ở Châu Á, kinh tế nơng hộ
được hình thành và phát triển ở một số nước cơng nghiệp hố đầu tiên của
châu lục này từ những năm 50 và đến nay cũng đang xuất hiện ở nhiều nước
đang phát triển trên đường đi lên cơng nghiệp hố.
Thực tiễn cho thấy, quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của các
nước nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, trang trại, nơng thơn đã có
nhiều kinh nghiệm q báu để chúng ta học tập
- Đài Loan: ý thức được xuất phát điểm của mình có vị trí quan trọng là
nơng nghiệp nhưng ở trình độ thấp, nên ngay từ đầu Đài Loan đã coi trọng và
chú ý dầu tư cho nông nghiệp .Trong những năm 1950 đến 1960 chủ trương
"Lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp, lấy công nghiệp phát triển nơng nghiệp".
Từ năm 1951 đã có chương trình cải cách ruộng đất theo 3 bước: giảm tơ, giải
phóng đất cơng, bán đất cho tá điền, thực hiện người cày có ruộng (1953 1954).Theo đạo luật cải cách ruộng đất của Đài Loan, địa chủ chỉ được giữ lại

n


13
3 ha nếu là ruộng thấp và 6 ha nếu là ruộng cao, số còn lại Nhà nước mua và
bán lại cho tá điền với giá thấp và được trả dần, trả góp. Chính sách phát triển
nơng nghiệp của Đài Loan trong thời kỳ này đã làm cho nông dân phấn khởi,
lực lượng sản xuất trong nông thôn được giải phóng, sản xuất đã tăng với tốc

độ nhanh.Tại Đài Loan hiện có 30 vạn người dân tộc thiểu số sinh sống ở
vùng cao, song đã có đường đi lên núi là đường nhựa, nhà có đủ điện nước, có
ơ tơ riêng. Từ 1974 họ thành lập nông trường, nông hội, trồng những sản
phẩm quý hiếm như "cao sơn trà", bán các mặt hàng sản phẩm của rừng như
cao các loại, thịt hươu, nai khô,...cùng các sản phẩm nông dân sản xuất được
trong vùng. Về chính sách thuế và ruộng đất của chính quyền có sự phân biệt
giữa 2 đối tượng "nơng mại nơng" thì miễn thuế (nơng dân bán đất cho nơng
dân khác), "nơng mại bất nơng" thì phải đóng thuế gấp 3 lần tiền mua (bán đất
cho đối tượng phi nông nghiệp). Nguồn lao động trẻ ở nông thôn rất dồi dào
nhưng không di chuyển ra thành thị, mà dịch vụ tại chỗ theo kiểu "ly nông bất
ly hương" .Các cơ quan khoa học ở Đài Loan rất mạnh dạn nghiên cứu cải tạo
giống mới cho nông dân và họ không phải trả tiền.
- Trung Quốc: trong những năm qua phát triển rất mạnh trong lĩnh vực
đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. Một trong những thành tựu của Trung
Quốc trong cải cách mở cửa là phát triển nông nghiệp hương trấn, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, từ đó tăng trưởng với tốc độ cao.
Nguyên nhân của thành tựu đó có nhiều, trong đó điều chỉnh chính sách
đầu tư rất quan trọng, tăng vốn đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp để tạo ra tiền
đề vật chất cho sự tăng trưởng trước hết là đầu tư xây dựng cơng trình thuỷ
lợi, mở rộng sản xuất lương thực, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên
cứu ứng dụng cây trồng, vật nuôi, cây con vào sản xuất nhất là lúa, ngô, bông
- Indonexia: ngay từ kế hoạch 5 năm 1969 - 1974, việc di dân đã thành
công với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới, ở đó mỗi hộ di cư đều được trợ cấp
bởi Chính phủ như tiền cước vận chuyển đi quê mới, một căn nhà 2 buồng,
0,5ha đất thổ cư và 2ha đất canh tác (1ha cây lâu năm và 1 ha cây hàng năm),
một năm lương thực khi đến khu định cư mới. Được chăm sóc y tế, giáo dục,
được vay vốn với lãi suất ưu đãi, vay đầu tư cho cây nông nghiệp, khi đến kỳ
thu hoạch mới trả nợ. Hiện nay ở Indonexia có 80.000 - 100.000 hộ đến các
vùng kinh tế mới, chi phí bình qn/hộ từ 5.000-7.000USD.


n



×