Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận Đầu tư chứng khoán FPI vào các ngân hàng tại VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.23 KB, 20 trang )

Tiểu luận đầu tư nước ngoài Foreign Trade University
TIỂU LUẬN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Đề tài: Đầu tư chứng khoán FPI vào các ngân hàng tại
Việt Nam
Thực hiện: Nhóm 14
STT Tên SV Mã SV Ngày sinh
1. Nguyễn Thị Đông (trưởng
nhóm).
0851010384 25/11/1990
2. Nguyễn Phương Thảo
3. Nguyễn Phương Anh
4. Nguyễn Thị Thu Hiền
5. Lê Tiến Định
6. Nguyễn Ngọc Ánh
7. Bupasit
Trưởng Nhóm: Nguyễn Thị Đông
Số ĐT: 0973.740.583
Email:
Đề tài này nộp kèm các tài liệu bao gồm:
1. Bản mềm Tiểu luận
2. Bản Thuyết trình thực hiện bằng Powerpoint.
3. Một Clip phỏng vấn: Tiến Sỹ Tôn Tích Quý- phó giám đốc trung tâm
nghiên cứu và đào tạo chứng khoán (do thành viên của nhóm Nguyễn Thị
Đông và Nguyễn Phương Thảo thực hiện).
4. Một clip toàn cảnh kinh tế thế giới giai đoạn 2008-2009.
Nhóm 14 1
Tiểu luận đầu tư nước ngoài Foreign Trade University
Lời nói đầu
Tại hội thảo Ngân hàng Việt Nam vượt qua khủng hoảng hướng đến tương lai
ngày 15/1/2010, Tiến sỹ Lê Xuân nghĩa-phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính
quốc gia cho biết :


”Lĩnh vực nhà đầu tư nước ngoài ưu tiên đầu tư nhất hiện nay là ngành tài
chính ngân hàng, sau đó là mới đến năng lượng, nhiên liệu, …”. Thật vậy, ngân
hàng chính là lĩnh vực chiến lược, là yếu tố quan trọng quyết định tới tính chất
mạnh-yếu, sự sống còn củ một nền kinh tế. Đồng thời, nó cũng mang lại nguồn lợi
nhuận vô cùng to lớn cho các nhà đầu tư thông minh.
Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư vào nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan
trọng đối với sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là đối với các nước
đang phát triển, mà tại việt Nam là một trong số đó. Nguồn vốn này bao gồm đầu
tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FPI). Trong khi nguồn vốn FDI có vai trò
trực tiếp thúc đẩy sản xuất thì FPI lại có tác động kích thích thị trường tài chính
phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng qui mô và tăng tính
minh bạch, tạo điều kiện cho DN trong nước dễ dàng tiếp cân với nguồn vốn mới,
nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản lí doanh nghiệp, có tác động
thúc đẩy mạnh mẽ cã mối quan hệ kinh tế. FPI đã hình thành và phát triển từ lâu ở
Mỹ và các nước châu Âu, nơi có thị trường rài chính phát triển nhanh chóng và
mạnh mẽ, loại hình này đã mở ra cho các doanh nghiệp cách thức tiếp cận với các
nguồn vốn mới bên cạnh các nguôn vốn truyền thống, góp phần vào việc thúc đẩy
một xu thế mới.
Chúng ta có thể thấy, FPI không còn là một khái niệm xa lạ và việc nguồn vốn
FPI đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực ngân hàng không phải là khó giải thích. Nhưng để
hiểu thấu đáo, cặn kẽ được vấn đề này thì lại không dễ chút nào. Chính vì vậy,
chúng tôi muốn cùng các bạn tìm hiểu về thực trạng của dòng vốn FDI vào lĩnh
vực ngân hàng trong những năn gần đây, đồng thời sẽ tìm ra nguyên nhân của
những bất ổn để từ đó đưa ra được hướng giải quyết tốt nhất cho vấn đề này.
Nhóm 14 2
Tiểu luận đầu tư nước ngoài Foreign Trade University
Đ
ầu tư chứng khoán nước ngoài (FPI) vào các Ngân hàng tại
Việt Nam
MỤC LỤC


NỘI DUNG Trang
I. Tổng quan về FPI 4
1. Khái niệm 4
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới động thái dòng FPI 5
3. các hình thức đầu tư FPI 5
II. Thực trạng dòng FPI vào lĩnh vực ngân hàng tại nước ta 8
1. Giai đoạn trước năm 2007. 8
2. Giai đoạn sau năm 2007. 10
III. Giải pháp thu hút và sử dụng vốn FPI hiệu quả. 19
Nhóm 14 3
Tiểu luận đầu tư nước ngoài Foreign Trade University
I. Tổng quan về FPI
1. Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI và đặc trưng cơ bản của FPI.
a) khái niệm:
Vốn đầu tư được phân theo các tiêu chí khác nhau. Theo phương thức đầu tư:
có vốn đầu tư gián tiếp và vốn đầu tư trực tiếp; theo nguồn vốn: có vốn nước ngoài
và vốn trong nước v.v
Điều 3, Luật Đầu tư của Việt Nam được thông qua năm 2005 và có hiệu lực từ
tháng 7-2006 đã xác định: “Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc
mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác; thông qua quỹ đầu tư
chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư
không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. Theo cách hiểu này, đầu tư
gián tiếp nước ngoài là các khoản đầu tư gián tiếp do các nhà đầu tư nước ngoài
thực hiện - để phân biệt với đầu tư gián tiếp trong nước do các nhà đầu tư trong
nước thực hiện - thông qua 2 hình thức chủ yếu sau:
- Nhà đầu tư trực tiếp mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá
khác của các doanh nghiệp, của chính phủ và của các tổ chức tự trị được phép phát
hành trên thị trường tài chính.
- Nhà đầu tư gián tiếp thực hiện đầu tư thông qua Quỹ đầu tư chứng khoán

hoặc định chế tài chính trung gian khác trên thị trường tài chính.
Cách hiểu này gần với định nghĩa của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): đầu tư gián
tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment – FPI) là hoạt động mua chứng
khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu) được phát hành bởi một công ty hoặc cơ quan
chính phủ của một nước khác trên thị trường tài chính trong nước hoặc nước
ngoài.
b) Đặc trưng cơ bản của FPI:
 Thứ nhất, nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp
phát hành chứng khoán hoặc các hoạt động quản lý nói chung của cơ
quan phát hành chứng khoán.
 Thứ hai, nhà đầu tư không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật
chất, công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý như trong
trực tiếp đầu tư (FDI). FPI là đầu tư tài chính thuần túy trên thị trường
tài chính.
Như vậy có thể thấy, FPI là một khái niệm khá mới mẻ, nhất là ở nước ta, vì
chúng xuất hiện và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của thị
trường chứng khoán quốc gia và quốc tế.
Trên thực tế, mặc dù FPI dùng để chỉ các hình thức đầu tư không phải là đầu tư
trực tiếp nước ngoài truyền thống (tức đầu tư để lập doanh nghiệp 100% vốn nước
Nhóm 14 4
Tiểu luận đầu tư nước ngoài Foreign Trade University
ngoài, lập liên doanh hoặc công ty cổ phần và kinh doanh theo hợp đồng hợp tác
kinh doanh…), song sự phân biệt này không phải lúc nào cũng rạch ròi và thống
nhất. Chẳng hạn, khi nhà đầu tư dùng vốn của mình để mua cổ phiếu của doanh
nghiệp, nếu tỷ lệ cổ phiếu do nhà đầu tư nắm giữ thấp hơn mức nhất định (10%
theo tiêu chuẩn của IMF và 30% theo tiêu chuẩn của Việt Nam hiện hành) là đầu
tư gián tiếp, nhưng khi vượt ngưỡng này lại được xếp vào đầu tư trực tiếp và khi
đó, nhà đầu tư có thể dùng quyền bỏ phiếu của mình để can thiệp trực tiếp vào
thực tế quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp…
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến động thái dòng FPI.

Cũng như FDI, động thái dòng FPI chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ của
các nhân tố như:
 Bối cảnh quốc tế (hòa bình, ổn định vĩ mô, các quan hệ ngoại giao và
môi trường pháp lý quốc tế thuận lợi)
 Nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; mức độ tự do
hóa và sức cạnh tranh (chủ yếu là ưu đãi tài chính và sự thân thiện,
thuận tiện của quản lý nhà nước đối với nhà đầu tư) của môi trường đầu
tư trong nước
 Sự phát triển của hệ thống tiền tệ và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nói
riêng, của các thể chế thị trường nói chung của nước tiếp nhận đầu tư
v.v…
Nhưng khác với FDI, FPI chịu ảnh hưởng trực tiếp mạnh hơn từ các nhân tố
như:
 Sự phát triển và độ mở cửa của thị trường chứng khoán, chất lượng của
các cổ phiếu, trái phiếu do doanh nghiệp và Nhà nước phát hành, cũng
như các chứng khoán có giá khác lưu thông trên thị trường tài chính.
 Sự đa dạng và vận hành có hiệu quả của các định chế tài chính trung
gian (trước hết là các quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư tài chính
các loại, các quỹ đầu tư đại chúng, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ thành
viên)
 Sự phát triển và chất lượng của hệ thống thông tin và dịch vụ chứng
khóan, trong đó có các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn và dịch vụ định
mức hệ số tín nhiệm doanh nghiệp và chứng khoán.
 Dòng FPI sẽ chảy mạnh vào trong nước tỷ lệ thuận và cấp số nhân cùng
với sự gia tăng quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp, doanh nghiệp
tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động hiệu
quả ở trong nước, cũng như cùng với việc nới rộng tỷ lệ nắm giữ cổ
phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp đó…
3) Các hình thức đầu tư FPI.
Nhóm 14 5

Tiểu luận đầu tư nước ngoài Foreign Trade University
Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài bao gồm:
 Mua cổ phần, cổ phiếu.
 Trái phiếu.
 Các loại giấy tờ có giá khác thông qua quỹ đầu tư chứng khoán hoặc
thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào các nước tồn tại dưới các loại quỹ hoặc
các công ty tài chính dưới một số dạng như:
• Quỹ tương hỗ: Là quỹ được điều hành bởi công ty đầu tư nhằm huy
động vốn cổ đông và đầu tư vào chứng khoán, trái phiếu, hợp đồng option,
hàng hoá hay các chứng khoán trên thị trường tiền tệ, thường phát hành
chứng khoán quỹ để huy động vốn. Đây là một loại chứng khoán tạo cơ hội
cho các nhà đầu tư nhỏ có khả năng tiếp cận với một danh mục đầu tư đa
dạng và có một sự quản lý chuyên môn. Mỗi cổ đông đều có cơ hội được
hưởng lãi từ hoạt động đầu tư của quỹ nhưng đồng thời cũng phải chịu lỗ
nếu như đầu tư không thành công.
• Quỹ trợ cấp và hưu bổng: được thành lập để tạo nguồn thu nhập cho
những người về hưu và không còn khả năng làm việc. Các quỹ này nhận
tiền đóng góp của công nhân, chủ doanh nghiệp và sử dụng nguồn ngân
quỹ có được đầu tư vào cá loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc, trái
phiếu đô thị, đầu vào cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp. Các loại quỹ
này thường có quy mô nhỏ do đó việc đầu tư bị hạn chế.
• Công ty bảo hiểm (Insurance Firm): gồm bảo hiểm nhân thọ và bảo
hiểm phi nhân thọ (bảo hiểm trách nhiệm và tài sản). Các công ty bảo hiểm
có ưu điểm nổi bật là có tiềm lực tài chính mạnh nên khả năng đầu tư lớn
nhưng lại có rủi ro cao, do đặc tính của ngành.
• Các tổ chức tài chính (Financial Corporation): các tổ chức hoặc các
tập đoàn kinh tế lớn khi muốn đầu tư vào thị trường nước ngoài thường
thiết lập các quỹ đầu tư trên thị trường đó. Đầu tư dưới hình thức hỗ trợ kỹ
thuật, mua cổ phần hoặc huy động vốn. Các quỹ này không trực tiếp tham

gia vào việc điều hành và quản lý doanh nghiệp mà chỉ thông qua việc hỗ
trợ và tư vấn kỹ thuật. Việc cấp vốn được thực hiện thông qua các trung
gian tài chính là ngân hàng. Loại quỹ này có tiềm lực tài chính mạnh, quay
vòng vốn nhanh nên khả năng đầu tư vào thị trường cao. Tuy nhiên để tiếp
cận được nguồn vốn này thì các doanh nghiệp phải đáp ứng các nhu cầu
khắt khe hơn từ phía nhà đầu tư.
• Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital Funds): đầu tư mạo hiểm là
việc các chuyên gia đầu tư tiến hành bỏ vốn vào các công ty có tiềm năng
mặc dù còn mới. Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia vào quá trình kinh
doanh của công ty mà đóng vai trò cố vẫn, hỗ trợ các giải pháp điều hành
Nhóm 14 6
Tiểu luận đầu tư nước ngoài Foreign Trade University
tiên tiến để thúc đầy sự phát triển kinh doanh. Những lĩnh vực mà nhà đầu
tư lựa chọn thường là những lĩnh vực có khả năng phát triển cao. Nhà đầu
tư mạo hiểm thường đầu tư vào những lĩnh vực mới, lĩnh vực công nghệ
cao nên quỹ đầu tư mạo hiểm trở thành người đỡ đầu cho các công ty mới
hình thành, thiếu vốn và uy tín. Các quỹ đầu tư mạo hiểm thường được
thành lập tư các công ty hoặc tập đoàn kinh tế lớn nên có tiềm lực kinh tế
mạnh, đội ngủ chuyên gia đầu tư hung hậu, có khả năng phân tích tình hình
đầu tư. Các chiến lược đầu tư thường là dài hạn và đã có sự tính toán tỉ mỉ.
Các quỹ đầu tư mạo hiểm thường thu lợi rất lớn nếu dự án thành công,
nhưng rủi ro, nếu xảy ra, cũng có hậu quả nặng nề hơn các hình thức đầu tư
khác.
Nhóm 14 7
Tiểu luận đầu tư nước ngoài Foreign Trade University
II. Thực trạng vốn FPI vào ngành ngân hàng tại nước ta
Ngày 7/11/ 2006 Việt Nam chính thức gia nhập WTO, Đánh đấu bước phát
triển mới cho đất nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài được dự báo là sẽ tăng
mạnh song song cùng với sự phát triển nóng của nền kinh tế. Do đó chúng tôi lấy
đấu mốc là năm 2007 để thực hiện đề tài.

1. Giai đoạn trước năm 2007:
Kể từ khi Việt Nam tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng thị
trường, mở cửa với thế giới, những dòng đầu tư nước ngoài đã bắt đầu chuyển
hướng đổ vào Việt Nam. Bên cạnh dòng vốn FDI tăng mạnh, nước ta tiếp nhận
những luồng vốn FPI đầu tiên.
Nguồn: Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước- tài liệu nghiên cứu về quá trình hình
thành của thị trường chứng khoán Việt Nam kỷ niệm 10 năm mở cửa thị trường
2000-2010.
Lịch sử đã ghi nhận làn sóng đầu tư gián tiếp đầu tiên đã xuất hiện tại Việt
Nam từ những năm đầu của thập kỉ 90 với sự xuất hiện của 7 quỹ đầu tư nước
ngoài, tổng lượng vốn huy động được khoảng 700 triệu USD. Nhưng sau đó,
các quỹ đã lần lượt rút lui. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thoái trào của làn
sóng đầu tư này, trong đó có nguyên nhân về sự thiếu đồng bộ cũng như bất cập
trong chính sách kinh tế đối ngoại. Thời điểm chứng kiến sự chấm dứt của làn
sóng đầu tư gián tiếp thứ nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997. Lúc
đó chỉ còn lại duy nhất quỹ Vietnam Enterprise Investment Fund (VIEL) do công
ty Dragon Capital quản lý.
Nhóm 14 8
Tiểu luận đầu tư nước ngoài Foreign Trade University
Từ năm 2002, làn sóng thứ 2 đã được khởi động lại với sự xuất hiện của quỹ
Mekong Enterprise Fund với số vốn 18,5 triệu USD và cao điểm bắt đầu từ giữa
năm 2006 khi có 19 công ty quản lý quỹ được hình thành và trên 1000 nhà đầu tư
trên khắp thế giới đăng ký tài khoản tại Việt Nam, trong đó có nhiều công ty đa
quốc gia. Chỉ riêng thời điểm cuối năm 2006, vốn FPI là trên 2 tỷ USD, cao
hơn tất cả các giai đoạn trước cộng lại, và đến năm 2007 đạt đến mức kỷ lục,
khoảng 8 tỷ USD
Rõ ràng, Giai đọan trước năm 2007 mà đặc biệt là từ năm 2003-2006 là thời kỳ
phục hồi trở lại của dòng vốn FPI vào Việt Nam cùng với xu hướng tăng cường cải
thiện đầu tư, phát triển các định chế thị trường tài chính. Việc thành lập sàn giao dịch
chứng khoán ở TP.Hồ Chí Minh và trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, đặc biệt

chủ trương và quyết tâm của Chính phủ đẩy mạnh việc cổ phần hóa và nới lỏng tỷ lệ nắm
giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp, theo đó, nhà đầu tư chiến
lược nước ngoài, tỷ lệ sở hữu được áp dụng tối đa 15%. Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng
sẽ căn cứ đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quyết định mức sở hữu cổ phần
của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan vượt quá 15%, nhưng tối
đa bằng 20%.Trước năm 2003, các NĐT nước ngoài chỉ được phép nắm giữ 20% cổ
phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết, trong đó một thể chế được nắm giữ tối đa
7% và một cá nhân dược nắm giữ tối đa 3%. Đến năm 2003, theo Quyết định số
146/2003/QĐ - TTg, tỷ lệ nắm giữ của các NĐT nước ngoài tăng lên ở mức 30%, ngang
bằng với mức cổ phần mà NĐT nước ngoài có thể nắm giữ theo các quy định về cổ phần
hoá DNNN. Từ sau ngày 29/9/2005, với sự ra đời của Quyết định 238/2005/QĐ - TTg
thay thế cho Quyết định số 146/2003/QĐ – tăng trưởng, thì tổ chức, cá nhân nước ngoài
mua, bán chứng khoán trên TTCK Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu
niêm yết, đăng ký giao dịch của một tổ chức trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, và
không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu lưu hành. Các tổ chức kinh doanh chứng
khoán nước ngoài được mua cổ phần, góp vốn liên doanh thành lập công ty chứng khoán
hoặc công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tối đa là 49% vốn điều lệ.
Ở giai đoạn này, các ngân hàng bắt đầu cổ phần hóa, gia tăng các hình thức
huy động vốn. Lượng đầu tư chủ yếu vào thị trường trái phiếu, các nhà đầu tư
nước ngoài tích cực thu mua các trái phiếu ngân hàng. Tuy nhiên cổ phiếu
ngân hàng giai đoạn này không phải là đối tượng tìm kiếm của các nhà đầu tư:
Nhóm 14 9
Tiểu luận đầu tư nước ngoài Foreign Trade University
Nguồn số liệu: thời báo kinh tế số 137 ra ngày 2/3/2008. Bài nghiên cứu của
Tiến sỹ Lê Hoàng Minh.
Phải đến cuối năm 2006, động thái thu hút vốn đầu tư đặc biệt FPI của các
ngân hàng mới thể hiện rõ nét, cuối năm 2006 đánh dấu thời điểm Việt Nam gia
nhập WTO, đây là một dấu mốc quan trọng cho đầu tư gián tiếp nước ngoài vào
Việt Nam. Cùng với sự đi lên của thị trường chứng khoán, luồng vốn liên tục tăng
nhanh và liên tục thu hoạch thành công. Điển hình là:

 Ngân hàng Standard Chartered - cổ đông và đối tác chiến lược của ACB kể
từ tháng 7 năm 2005 khi thu mua 7,1 % giá trị trái phiếu phát hành của
ACB.
 Ngày 22/11/2006. ACB- ngân hàng Á Châu trở thành ngân hàng đầu tiên
niêm yết chứng khoán trên sàn HN X. Đánh dấu mốc gia nhập thị trường
chứng khoán của các ngân hàng TMCP.
2. Giai đoạn sau năm 2007 :
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những cam kết nhằm dỡ bỏ những ràng buộc
về mặt pháp lý đang đưa Việt Nam đến gần hơn với những chuẩn mực kinh doanh
của thế giới và các nhà đầu tư quốc tế đang dần cảm thấy an toàn hơn khi bỏ vốn
đầu tư vào Việt Nam. Thêm vào đó, quá trình cổ phần hóa đang đi vào giai đoạn
quan trọng nhất, khi các doanh nghiệp lớn sẽ lần lượt lên sàn trong thời gian tới,
thị trường chứng khoán tăng trưởng nóng và trở thành hiện tượng, làn sóng thứ ba
về đầu tư gián tiếp vào Việt Nam không còn ở dạng tiềm năng. Theo một ước tính,
với khoảng 80 đến 100 định chế đầu tư tài chính chuyên nghiệp trên thế giới hiện
nay bao gồm các quỹ đầu tư, các công ty quản lý quỹ, các ngân hàng đầu tư… thì
luồng vốn mà họ đang nắm giữ không dưới, 100 tỉ USD. Chỉ cần họ đồng ý bỏ 1%
Nhóm 14 10
Tiểu luận đầu tư nước ngoài Foreign Trade University
trong số đó vào Việt Nam là nền kinh tế đã có thêm khoảng 1 tỷ USD. Tuy nhiên
trên thực tế dường như tham vọng của các định chế này trên thị trường Việt Nam
lớn hơn so với con số đó rất nhiều và chắc chắn đây sẽ là động lực mới cho sự
tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới.
Hoạt động mua bán sáp nhập (M & A) thông qua mua bán các cổ phiếu
ngân hàng hình thành sôi động hơn bao giờ hết. Thời gian gần đây, làn sóng
mua lại cổ phần của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam diễn ra khá sôi
động. Những nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào các ngân hàng thương mại Việt
Nam không ai khác chính là các tập đoàn ngân hàng, tài chính lớn trên thế giới
(HSBC, Dragon Capital, Deutsch Bank, Standard Chartered Bank, ANZ…).
Những nhà đầu tư tiên phong này, đã sớm trở thành các cổ đông chiến lược trong

ngành tài chính, ngân hàng Việt Nam.
Nhóm 14 11
Tiểu luận đầu tư nước ngoài Foreign Trade University
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nghiên cứu quá trình cổ
phần hóa Ngân hang, tác giả Nguyễn Sơn)
Trong đó điển hình là các thương vụ:


Ngày 2/10/ 2007 HSBC- Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải trở
thành ngân hàng ngoại đầu tiên sở hửư 20 % cổ phiếu Ngân hàng tại
việt nam. HSB đã trả 1.272 tỉ đồng (xấp xỉ 77,1 triệu USD) để sở hữu
thêm 5,6% cổ phần Techcombank. Sau khi hoàn tất thủ tục chuyển
nhượng, đây sẽ là ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu
20% cổ phần tại một ngân hàng trong nước ngân hàng TECOMBANK
tại việt nam sau thương vụ được xúc tiến trước đó HSBC mua lại 10%
vốn cổ phần của Techcombank Tháng 12/2005.


Cũng trong Năm 2007, Công ty Bảo hiểm tập đoàn Tài chính HSBC
mua 10% cổ phần Bảo Việt với số tiền lên đến 225 triệu đô la Mỹ. Ta
thấy, chỉ một thương vụ thôi đã gần bằng con số “300 triệu đô la Mỹ mơ
ước” của hồi 2005!


5/2008, Ngân hàng Standard Chartered cho biết, ngân hàng này đã đạt
được thỏa thuận mua thêm cổ phần của Ngân hàng thương mại cổ phần
Á Châu (ACB) từ Công ty Tài chính quốc tế (IFC). Số lượng cụ thể là
mua thêm 6,16% cổ phần và thêm 7,10% trái phiếu chuyển đổi của
ACB. Với thương vụ mua bán này, vốn đầu tư của Standard Chartered
vào ACB từ 8,84% cổ phần và 8,76% trái phiếu chuyển đổi được nâng

Nhóm 14 12
Tiểu luận đầu tư nước ngoài Foreign Trade University
lên lần lượt là 15% và 15,86%. Như vậy, Standard Chartered đã sở hữu
tỷ lệ tối đa của một nhà đầu tư ngoại khi đầu tư vào các ngân hàng Việt
Nam. Một diễn biến trái chiều trên thị trường cổ phiếu ngân
hàng đang diễn ra: đối tác chiến lược nước ngoài tăng cường mua cổ
phiếu (CP) trong khi một số Tập đoàn kinh tế trong nước lại rút vốn.
Trong năm 2007, khối lượng mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài có nhiều
biến dộng, đặc biệt khối lượng lớn trong những tháng đầu năm. Khi khủng
hoảng thị trường nhà đất Mỹ 2008 diễn ra kéo theo sự đổ vỡ của nền kinh tế
toàn cầu, trong bối cảnh kinh doanh khó khăn, nhiều nhà đầu tư nước ngoài
có động thái rút vốn ra khỏi thị trường:
Biểu đồ về khối lượng mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài từ tháng 1/2007 đến 11/2008 (đơn vị: triệu
USD) - Nguồn Bloomberg.
Biểu đồ chỉ rõ: khối lượng mua ròng chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài
trong năm 2008 bắt đầu giảm mạnh, từ gần 300 triệu USD trong 1/2007 chỉ còn
chưa đầy 50 triệu USD trong tháng 1 năm 2008, chỉ bằng 30 % so cùng kỳ năm
2007, và đến giai đoạn cuối năm thì đạt đến mức âm -50 triệu USD  hiện tượng
bán tháo chứng khoán của các nhà đầu tư nhằm thu hồi vốn.
Tuy nhiên, Sau năm 2007, một loạt các ngân hàng đã niêm yết cổ phiếu trên
thị trường chứng khoán nhằm tích cực hơn trong động thái thu hút vốn đầu tư
nước ngoài FPI.
Nhóm 14 13
Tiểu luận đầu tư nước ngoài Foreign Trade University
Ngày 27/10/2009, một sự kiện lớn thu hút được sự quan tâm đông đảo của
giới đầu tư chứng khoán. Đó là sự kiện Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Viêt
Nam (Eximbank) chính thức lên niêm yết tại Sở GDCK TPHCM sau nhiều ngày
chờ đợi.
Như vậy, Eximbank sẽ là cổ phiếu ngân hàng thứ 6 niêm yết trên cả 2 sàn. Các
cổ phiếu Ngân hàng đang niêm yết là: ACB của Ngân hàng Á châu, STB của

Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, VCB của Ngân hàng Ngoại thương, SHB của
Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội và CTG Ngân hàng Công thương, trong đó ACB và
SHB niêm yết tại Sở GDCK Hà Nội còn STB, VCB và CTG niêm yết tại Sở
GDCK TPHCM.
Việc mua bán các chứng khoán ngân hàng diễn ra khá khả quan ngay cả
trong thời kỳ đáy khủng hoáng kinh tế 2008-2009
Diễn biến cổ phiếu ngân hàng so với chỉ số VN- index trong năm 2009
(Nguồn: báo diễn đàn Doanh nghiệp
dddn.vcmedia.vn/Images/Uploaded/ g4b1.jpg)
Rõ ràng, CP các ngân hàng luôn được trao đổi mua bán với giá cao triên thị
trường chứng khoán.
Nhóm 14 14
Tiểu luận đầu tư nước ngoài Foreign Trade University
Nguồn: Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước- tài liệu nghiên cứu về quá trình hình
thành của thị trường chứng khoán Việt Nam kỷ niệm 10 năm mở cửa thị trường
2000-2010.
Điển hình là cổ phiếu của ngân hàng TMCP Thương Tín Sacombank: giá trị
thỏa thuận và giá trị khớp lệnh tuy có biến động nhưng xu hướng chung là tăng và
tăng mạnh vào những tháng cuối năm 2009.
Nhóm 14 15
Tiểu luận đầu tư nước ngoài Foreign Trade University
Biểu đồ lượng giao dịch cổ phiếu Sacombank của các cá nhân và tổ chức
nước ngoài ( nguồn: Sacombank)
Cơ cấu cổ đông của Sacombank
2 biểu đồ là minh chứng: cổ phiếu ngân hàng vẫn là cổ phiếu yêu thích của
các nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài chiếm tới 34% cổ phần
của ngân hàng Sacombank, tỷ lệ khá lớn.
 NHTM cổ phần An Bình được NHNN chấp thuận bán cổ phần cho Tập
đoàn ngân hàng vào loại lớn nhất của Malaysia là Maybank, với giá
bán cao gấp 4-5 lần giá cổ phiếu trên thị trường OTC hiện nay. Ngày

20/7/2008, Thống đốc NHNN cũng đã chấp thuận cho Sea Bank bán tối
đa 15% vốn điều lệ cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là Ngân hàng
Societe Generale S.A của Pháp
 Trước đó, ngày 30/5/2008, Eximbank đã chính thức hoàn tất các thủ tục
chọn xong một đối tác chiến lược nước ngoài là Sumitomo Mitsui
Banking Corporation (SMBC), một trong số ít Tập đoàn ngân hàng lớn
nhất của Nhật Bản và thế giới. Theo đó, việc bán 15% vốn cổ phần cho
đối tác này đã đem lại cho Eximbank số tiền 225 triệu USD.
 NHTM cổ phần Phương Nam cũng đã được NHNN cho phép bán thêm
5% vốn điều lệ cho Tập đoàn ngân hàng UOB của Singapore, nâng tỷ lệ
sở hữu của cổ đông chiến lược nước ngoài này từ 10% lên 15%. Hiện
nay vốn điều lệ của NHTM cổ phần Phương Nam là 1.434 tỷ đồng, tổng
tài sản là 18.000 tỷ đồng. Các thủ tục để Tập đoàn ngân hàng OCBC
của Singapore nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại NHTM cổ phần các Doanh
nghiệp ngoài quốc doanh (VP Bank) lên 15% cũng đang được hai bên
hoàn tất để trình lên cấp có thẩm quyền với hy vọng được chấp thuận
trong thời gian sớm nhất.
Giai đoạn sau năm 2007, Câu chuyện vốn đầu tư gián tiêp đã trở nên dễ hiểu
hơn khi trong những tháng đầu năm 2007 TTCKVN nóng đến mức tốn không ít
giấy mực của báo chí trong và ngoài nước. Thị trường sôi động khiến các nhà
Nhóm 14 16
Tiểu luận đầu tư nước ngoài Foreign Trade University
quản lý đã lo sợ đến nguy cơ đảo chiều dòng vốn. Họ thậm chí đã nghĩ đến biện
pháp kiểm soát vốn. Đầu tư gián tiếp thời gian qua được báo chí nhắc đến liên tục
như một một sự cảnh báo đối các nhà quản lý thị trường và cũng đồng thời là tín
hiệu phấn khởi đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam bởi một thời gian dài nguồn
vốn huy động qua kênh đầu tư gián tiếp là rất sức khiêm tốn.
Nhóm 14 17
Tiểu luận đầu tư nước ngoài Foreign Trade University
III. Giải pháp thu hút và sử dụng vốn hiệu qủa:

Một là, nhanh chóng xây dựng hệ thống thống kê và cung cấp thông tin đầy đủ,
chính xác về lượng chứng khoán các NĐT nước ngoài đang nắm giữ, tỷ lệ nắm
giữ trong tổng số chứng khoán phát hành, từ đó phân tích, dự báo xu hướng biến
động và những ảnh hướng có thể tạo ra từ động thái mua, bán chứng khoán của
các NĐT nước ngoài. Ở đây đặc biệt nhấn mạnh đến năng lực và kinh nghiệm
phân tích, dự báo về TTCK của đội ngũ cán bộ chuyên trách.
Hai là, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ chế độ báo cáo tình hình hoạt động
mua, bán chứng khoán của các NĐT nước ngoài. Tổ chức, cá nhân nước ngoài
mua, bán chứng khoán phái đăng ký mã số giao dịch với Trung tâm giao dịch
chứng khoán. Vấn đề chuyển ngoại tệ vào và ra khỏi Việt Nam phải tuân thủ theo
đúng quy định về quản lý ngoại hối của pháp luật Việt Nam. Trung tâm giao dịch
chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán phải trực tiếp giám sát tỷ lệ nắm giữ
chứng khoán của NĐT nước ngoài, định kỳ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước. Kiên quyết yêu cầu bán số chứng khoán thừa để đảm bảo tỷ lệ nắm giữ của
bên nước ngoài tối đa là 49%.
Ba là, nhanh chóng xây dựng chiến lược thu hút vốn FPI nằm trong tổng thể
chiến lược thu hút và sử dụng vốn của quốc gia và gắn chặt với chiến lược phát
triển kinh tế chiến lược phát triển TTK. Trong chiến lược thu hút vốn FPI cần dự
tính được nhu cầu vốn FPI của nền kinh tế và tỷ lệ hợp lý của nguồn vốn này trong
tổng thể vốn đầu tư, sao cho vốn FPI phát huy tác dụng tích cực nhất đến sự phát
triến kinh tế - xã hội và hạn chế thấp nhất những rủi ro mà luồng vốn này có thể
gây ra.
Bốn là, tăng cường phối hợp chặt chẽ giũa các cơ quan ngân hàng - tài chính -
chứng khoán trong việc quản lý dòng vốn FPI nhằm đảm bảo sự an toàn, vững
chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính. Nâng cao sức cạnh tranh của các định
chế tài chính trong nước, đặc biệt là các ngân hàng, đảm báo khả năng chống chọi
với những rủi ro, bất ổn do vốn FPI gây ra.
Năm là, nới lỏng quy định về tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của NĐT nước ngoài cho
phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế và các định chế tài chính. Thực tế
cho thấy, nhiều nước trong khu vực đã nới lỏng tối đa tỷ lệ nắm giữ của NĐT

nước ngoài, ví dụ như Indonesia (100%), Malaysia (100%), Thái Lan (100%),
Singapore (100%). hội nhập hội nhập TTCK quốc tế của tham gia các tổ chưc
quốc tế: Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán nhà nước (gọi tắt là IOSCO),
Hiệp hội quốc tế các Sở giao dịch chứng khoán (gọi tắt là FIBV), Hiệp hội các Sở
giao dịch Đông Á và châu Đại Dương (gọi tắt là EAOSEF). Bảy là sử dụng các
biện pháp kiểm soát, điều tiết mạnh một khi dòng vốn FPI có những biểu hiện bất
thường, các biện pháp cơ bản như:
- Chính sách kiểm soát đầu tư.
- Chính sách tỷ giá hối đoái.
Nhóm 14 18
Tiểu luận đầu tư nước ngoài Foreign Trade University
- Chính sách tài chính. Có thể sử dụng biện pháp thắt chặt tài chính, giảm chi tiêu
của Chính phủ để đối phó với sự di chuyển mạnh mẽ của dòng vốn vào. Giải pháp
này có tác dụng làm giảm tổng cầu và lạm phát, hạn chế được sự tăng giá của
đồng tiền nội tệ.
Nhóm 14 19
Tiểu luận đầu tư nước ngoài Foreign Trade University
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Đầu tư nước ngoài- Đại học Ngoại Thương 1997
2. Thời báo kinh tế.
3. Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước- tài liệu nghiên cứu về quá trình hình
thành của thị trường chứng khoán Việt Nam kỷ niệm 10 năm mở cửa thị
trường 2000-2010.
4. Báo diễn đàn Doanh nghiệp
5. Nghiên cứu quá trình cổ phần hóa Ngân hàng, tác giả Nguyễn Sơn- Cục
Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
6. Các trang web chính thống của các ngân hàng: Sacombank, Shbank,
VIBBank
Nhóm 14 20

×