Tải bản đầy đủ (.pdf) (323 trang)

Nghiên cứu dự báo động đất mạnh khu vực đông nam á có nguy cơ gây sóng thần ảnh hưởng đến bờ biển và hải đảo việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.62 MB, 323 trang )

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
viện vật lý địa cầu
***





Báo cáo tổng kết
Nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo nghị định th
Việt Nam Italy, 2006-2008

nghiên cứu dự báo động đất mạnh khu
vực đông nam châu á có nguy cơ gây
sóng thần ảnh hởng đến bờ biển và hảI
đảo việt nam
(Mã số: 7EE1)

Chủ nhiệm : PGS.TS.Cao Đình Triều








7509
17/9/2009



Hà Nội, 2008

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
viện vật lý địa cầu
***




Báo cáo tổng kết
Nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo nghị định th
Việt Nam Italy, 2006-2008

nghiên cứu dự báo động đất mạnh khu
vực đông nam châu á có nguy cơ gây
sóng thần ảnh hởng đến bờ biển và hảI
đảo việt nam
(Mã số: 7EE1)





Tập thể tác giả:

1. CN. Mai Xuân Bách
2. ThS. Lê Văn Dũng
3. ThS. Phạm Nam Hng
4. ThS. Nguyễn Hữu Tuyên
5. ThS. Thái Anh Tuấn

6. PGS.TS. Cao Đình Triều chủ nhiệm
7. TSKH Ngô Thị L - Đồng chủ nhiệm

Phòng nghiên cứu Địa Động Lực


Hà Nội, 2008



1








MỤC LỤC

Trang
Mục lục 1
Mở đầu 2
Chương I:
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỘNG ĐẤT VÀ SÓNG THẦN
TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

10
Chương II:

MỘT SỐ NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA ĐỘNG LỰC THẠCH QUYỂN ĐÔNG
NAM CHÂU Á TRONG KAINOZOI
42
Chương III:
MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG HOẠT ĐỘNG ĐỘNG ĐẤT CÁC ĐỚI RANH
GIỚI MẢNG ĐÔNG NAM CHÂU Á
74
Chương IV:
MÔ HÌNH CẤU TRÚC VẬN TỐC SÓNG DỌC P CỦA MANTI VÀ ĐẶC
TRƯNG CẤU TRÚC THẠCH QUYỂN LÃNH THỔ VIỆT NAM VÀ KẾ
CẬN

92
Chương V:
NGHIÊN CỨU CỔ ĐỘNG ĐẤT VÀ CỔ SÓNG THẦN Ở VIỆT NAM
120
Chương VI:
ĐỨT GÃY PHÁT SINH ĐỘNG ĐẤT CÓ NGUY CƠ GÂY SÓNG THẦN
TRONG PHẠM VI BIỂN ĐÔNG
142
Chương VII:
PHƯƠNG PHẤP MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP HÀM GREEN TRONG
TÍNH TOÁN LAN TRUYỀN SÓNG THẦN
166
Chương VIII:
NGUY CƠ SÓNG THẦN ẢNH HƯỞNG TỚI BỜ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
VIỆT NAM

189
Kết luận 209

Tài liệu tham khảo 212




2
MỞ ĐẦU

1. Thông tin chung về nhiệm vụ hợp tác

1.1. Cơ sở pháp lý của việc thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế
1.1.1. Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ số 44/2006/HĐ-NĐT, ký ngày 28 tháng 07 năm
2006:
Bên giao nhiệm vụ:

a. Bộ Khoa học và Công nghệ, Ông Tô Đình Huyến, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã
hội và Tự nhiên là đại diện.
b. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Ông Bùi Công Quế, Trưởng ban Tài
chính - Kế toán là đại diện.

Bên nhận nhiệm vụ:

a. Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thuỷ, Viện trưởng Viện Vật lý
Địa cầu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
b. Chủ trì nhiệm vụ (đồng chủ trì): PGS TS Cao Đình Triều, Trưởng phòng nghiên
cứu Viện Vật lý Địa cầu.
Điện thoại: CQ; 844 7564380;
Fax; 844 8364696
NR; 844 8236277
Mobile; 0913380853

E-mail:
Địa chỉ cơ quan: 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy- Hà Nội
Địa chỉ nhà riêng: 110/42C Đội Cấn, Ba Đình-Hà Nộ
i

1.1.2. Quyết định phê duyệt thời gian, kinh phí thực hiện nhiệm vụ, số 1431/QĐ-
BKHCN, ngày 21 tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt
các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về Khoa học và Công nghệ theo nghị định thư năm 2006.
a. Thời gian thực hiện đề tài: 3 năm, từ tháng 1/2006 đến hết tháng 12/2008.
b. Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là 800 triệu.
Phân bổ kinh phí theo năm như
sau:
- Năm 2006 là 350 triệu;
- Năm 2007 là 250 triệu;
- Năm 2008 là 200 triệu.

1.2. Tên nhiệm vụ hợp tác quốc tế
Nghiên cứu dự báo động đất mạnh khu vực Đông Nam Châu Á có nguy cơ gây sóng thần
ảnh hưởng đến bờ biển và hải đảo Việt Nam

1.3. Tên Nước tham gia hợp tác:
a. Trường Đại học tổng hợp Trieste - Italy
Địa chỉ: Via Edoardo Weiss 4, 34127 Trieste Italy
Điện thoại: 39-040-676 2129


3
b. Viện Vật lý Địa cầu Kiev thuộc Viện hàn lâm Khoa học Ucrain
Đường Palladin, 32, Kiev, 03680, Ucraine
Tel: +380 (44) 424-01-12; Fax: +380 (44) 450-25-20


1.4. Các cán bộ khoa học tham gia chính vào dự án
Số
TT
Họ và Tên Địa vị khoa học Nơi công tác
1 PGS TS Cao đình triều
(Đồng chủ nhiệm phía Việt Nam)
Nghiên cứu viên cao
cấp
Viện Vật lý Địa cầu
2 TSKH Ngô Thị Lư
(Đồng chủ nhiệm phía Việt Nam)
Nghiên cứu viên
chính
Viện Vật lý Địa cầu
3 ThS. Nguyễn Hữu Tuyên Nghiên cứu viên Viện Vật lý Địa cầu
4 ThS. Lê Văn Dũng Nghiên cứu viên Viện Vật lý Địa cầu
5 ThS. Phạm Nam Hưng Nghiên cứu viên Viện Vật lý Địa cầu
6 CN. Mai Xuân Bách Nghiên cứu viên Viện Vật lý Địa cầu
7 ThS. Thái Anh Tuấn Nghiên cứu viên Viện Vậtu lý Địa cầu
8 GS. TS. PANZA G. F.
(Chủ nhiệm phía Italy)
Nghiên cứu viên cao
cấp
Đại học tổng hợp Trieste
9 TS. A. Peresan Nghiên cứu viên
chính
Đại học tổng hợp Trieste
10 TS. F.Vaccari Nghiên cứu viên
chính

Đại học tổng hợp Trieste
11 TS.G.Costa Nghiên cứu viên
chính
Đại học tổng hợp Trieste

1.5. Cơ sở khoa học và lý do lựa chọn đối tác
Việc lựa chọn đối tác nghiên cứu cho nhiệm vụ này là dựa trên cơ sở các nước có
những kết quả và thành tựu cao trong lĩnh vực quan tâm hợp tác. Italy nằm trên đới động đất
lớn, việc đầu tư nghiên cứu và các thành quả thu được trong nhiều năm qua là cơ sở khoa
học quan trọng để triển khai áp dụng cũng như tiếp tụ
c nghiên cứu cho các nước có điều
kiện địa chất, kiến tạo tương đồng như Việt Nam. Hơn nữa, Trường Đại học Tổng hợp
Trieste là cơ sở chính triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu về động đất của Viện hàn lâm
Khoa học thế giới thứ ba, nơi quy tụ nhiều nhà khoa học có danh tiếng trên thế giới tới làm
việc. Hàng năm Viện hàn lâm thế giới th
ứ ba có tổ chức các lớp học về địa chấn, là nơi
thuận lợi cho việc gửi cán bộ trẻ của Việt Nam sang học tập và làm việc.
Vấn đề nghiên cứu dự báo cực đại động đất là hướng mà các nhà khoa học Italy có nhiều
kinh nghiệm thực tế. Đây cũng là cơ hội tạo sự hợp tác và trao đổi các nhà khoa học trẻ Việt Nam
với các nước khác trên thế giới, đặc biệt là các nước ở khu vực ĐN Châu á.
Ngày 26 tháng 12 năm 2004 trận động đất Sumatra (Indonesia) đã xảy ra cấp độ mạnh M
W
-
9,0 độ Richter, gây sóng thần làm khoảng 289 000 người chết và thiệt hại nghiêm trọng khác về kinh
tế. Đây thực sự là cảnh báo đối với nhân loại về mức độ tàn phá khủng khiếp của động đất. Nó cũng
chứng tỏ sự yếu kém của chúng ta trong nghiên cứu dự báo sớm về động đất và sóng thần. Động đất
26 tháng 12 một lần nữa nhắc nhở loài người về nhiệm vụ cấp bách là nghiên cứu dự báo nguy cơ
động đất gây sóng thần trong phạm vị vùng lãnh thổ của mỗi nước.
Đối với các nước phát triển trên thế giới thì vấn đề nghiên cứu sóng thần đã được đề cập tới
rất mạnh. Nhiều kết quả nghiên cứu đã được công bố, kể cả về lý thuyết lẫn kết quả ứng dụng. Hơn


4
thế nữa, hiện tại, xu hướng lập các hệ thống cảnh báo sóng thần đang được chú ý tới với sự nỗ lực
của nhiều quốc gia.

1.6. Danh mục tài liệu giao nộp
(Theo hợp đồng số 44/2006/HĐ-NĐT)
Số
TT
Tên tài liệu Số
lượng
1 Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ 05
2 Báo cáo tổng kết Khoa học của nhiệm vụ 15
3 Báo cáo tóm tắt tổng kết nhiệm vụ 15
4 Báo cáo thống kê kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 15

1.7. Danh mục sản phẩm KHCN
(Theo hợp đồng số 29/2004/HĐ-NĐT)
Số
TT
Tên sản phẩm Yêu cầu Khoa học
1 Chương trình tính lan truyền sóng thần. Theo quy chuẩn của Viện Hàn lâm Khoa
học thế giới thứ III.
2 Kết quả dự báo vùng nguồn động đất
gây sóng thần ảnh hưởng đến bờ biển và
hải đảo Việt Nam.
Xác định được vùng nguồn phát sinh động
đất có nguy cơ gây sóng thần ảnh hưởng
đến bờ biển và hải đảo Việt Nam.
3 Số liệu thực địa và kết quả phân tích về

nghiên cứu khảo sát cổ sóng thần ở Việt
nam.
Đưa ra được những nhận định sơ bộ về cổ
sóng thần và kiến nghị.
4 Kết quả dự báo sóng thần ven biển và
hải đảo Việt Nam theo một số kịch bản
khác nhau.
Sơ đồ phân bố độ cao và thời gian tới của
sóng thần theo một số kịch bản khác nhau.
5 Kết quả nghiên cứu cắt lớp sóng địa
chấn Đông Nam Châu Á ở các mức độ
sâu: 50, 75, 100, 150, 175 và 200 km.
Số liệu, kết quả mới so với các tài liệu hiện
có.

2. Những kết quả mới đạt được thông qua thực hiện nhiệm vụ hợp tác

2.1. Những mội dung mới đạt được
1. Kết quả nghiên cứu cắt lớp sóng địa chấn Đông Nam Á
Tổng cộng đã thiết lập được:
- 33 sơ đồ phân bố vận tốc truyền sóng P theo diện tại các mức độ sâu: từ 50, 75, 100,
125, (cách nhau 25 km) , đến 850 km.
- 41 mặt cắt dọc theo vĩ độ
, từ vĩ độ -15 đến vĩ độ 25, dị thường vận tốc truyền sóng
dọc P đến độ sâu trên 2500 km;
- 46 mặt cắt dọc theo kinh độ, từ kinh độ 90 đến kinh độ 135, dị thường vận tốc
truyền sóng dọc P đến độ sâu trên 2500 km;
- 4 mặt cắt dị thường vận tốc truyền sóng dọc P đến độ sâu trên 2500 km theo phương
cắt chéo.



5
Trên cơ sở các kết quả nghiên cho thấy:
1. Vận tốc truyền sóng P trung bình của lớp dưới vỏ Trái đất, ở độ sâu 50 km biến
động trong giới hạn 7,40 ÷ 8,10 km/s. Vận tốc sóng P cao (7,80 ÷ 8,10 km/s) trùng với khu
vực có vỏ đại dương như Biển Đông Việt Nam, Biển Philippin và Ân Độ Dương. Đới ranh
giới mảng được phản ánh trên tài liệu vận tốc sóng P như đới có giá trị vận tốc th
ấp. Giá trị
vận tốc thấp (P = 7,40 ÷ 7,70 km/s) trùng với cấu trúc Trường Sa và Kalimantan (Hình 2).
2. Vận tốc truyền sóng P trung bình của đỉnh manti (top of mantle), ở độ sâu 100 km
biến động trong giới hạn 7,80 ÷ 8,10 km/s. Vận tốc sóng P cao (8,00 ÷ 8,10 km/s) trùng với
khu vực có vỏ đại dương như Biển Đông Việt Nam, Biển Philippin và Ân Độ Dương. Đới
ranh giới mảng được phản ánh trên tài liệu vận tốc sóng P như đới có giá trị vận t
ốc thấp.
Giá trị vận tốc thấp (P = 7,80 ÷ 7,90 km/s) trùng với cấu trúc Trường Sa, bắc Kalimantan và
Banda (Hình 2).
3. Vận tốc truyền sóng P trung bình của quyển dẻo (quyển mềm), ở độ sâu 200 km
biến động trong giới hạn 8,10 ÷ 8,40 km/s. Vận tốc sóng P cao (8,00 ÷ 8,10 km/s) trùng với
khu vực có vỏ đại dương như Biển Đông Việt Nam, Biển Philippin và ấn Độ Dương. Giá trị
vận tốc thấp (P = 8,10 ÷ 8,20 km/s) trùng vớ
i cấu trúc Tây Bắc Việt Nam, bắc Sulawesi và
đảo Cocost (Hình 4).
4. Vận tốc truyền sóng P trung bình của phần dưới manti trên, ở độ sâu 300 km biến
động trong giới hạn 8,40 ÷ 8,70 km/s. Giá trị vận tốc thấp (P = 8,40 ÷ 8,60 km/s) trùng với
cấu trúc có vỏ đại dương như Biển Đông Việt Nam, Biển Philippin và Ân Độ Dương. Các
cấu trúc có vỏ lục địa như: Trường Sơn, Kho Rat, Kon Tum, Đà Lạt cũng có giá trị mật độ
th
ấp, nhỏ hơn 8,60 km/s

(Hình 5).

5. Vận tốc truyền sóng P trung bình của lớp chuyển tiếp, ở độ sâu 500 km biến động
trong giới hạn 9,40 ÷ 9,70 km/s. Giá trị vận tốc thấp (P = 9,40 ÷ 9,60 km/s) trùng với các cấu
trúc thuộc Biển Đông Việt Nam, cấu trúc Tây Bắc, Trường Sơn, Đà Lạt, Banda, đảo
Mentavay và đảo Christmas (Hình 6).
6. Vận tốc truyền sóng P trung bình của phần trên cùng của manti dưới, ở độ sâu 700
km biến động trong giới hạn 10,60 ÷ 10,90 km/s. V
ận tốc sóng P của lớp này có cấu trúc
phức tạp, hình dạng chủ yếu là cân xứng và có sự đan xen giữa các cấu trúc âm và cấu trúc
dương (Hình 7).
7. Giá trị vận tốc sóng P biến đổi rất phức tạp trong phạm vi độ sâu từ 50 đến 650 km
(quyển kiến tạo). Từ độ sâu 650 km đến độ sâu 1700 ÷ 1800 km (phần trên của manti dưới)
có giá trị vận tốc tăng dần đều theo chiều sâu và ít biến
động theo chiều nằm ngang. Từ độ
sâu trên 1800 km đến trên 2500 km vận tốc sóng P biến đổi khá phức tạp cả theo phương
thẳng đứng lẫn phương nằm ngang.

2. Kết quả phân tích nghiên cứu khảo sát cổ sóng thần ở Việt Nam
Qua phân tích theo phân bố tuổi cho thấy có biểu hiện của ba chu kỳ tuổi tuyệt đối
của mẫu địa chất, đó là: 365, 605, 935 năm đối với phương pháp phân tích 1 và: 380, 610,
960 năm đối với phương pháp phân tích 2. Như vậy, nếu khẳng định một cách chắc chắn
rằng các cấu tạo tại điểm lấy mẫu là do sóng thần t
ạo ra thì tại vùng ven biển Việt Nam đã
phát hiện được ít nhất là 3 sóng thần, vào các năm cách đây 380 năm, 610 năm và 960 năm,
chu kỳ trung bình là 320 năm. Độ cao tối đa của sóng thần có thể lên tới 18 m.


6
3. Kết quả dự báo vùng nguồn động đất gây sóng thần ảnh hưởng đến bờ biển và hải
đảo Việt Nam, 1/ 2 000 000
Đới hút chìm Manila, đới đứt gãy Bắc Hoàng Sa, đới đứt gãy Kinh tuyến 109, Kinh

tuyến 110, đới đứt gãy Thuận Hải – Minh Hải, đới đứt gãy Phú Quý - Cảnh Dương, đới đứt
gãy Shabah và đới đứt gãy Palawan có biểu hiện rõ nét trên tài liệu trọng lực vệ tinh và vận
tốc sóng dọc P địa chấn ở
độ sâu trên 100 km. Các đứt gãy này có biểu hiện hoạt động động
đất mạnh và có thể là nguồn phát sinh động đất gây sóng thần ảnh hưởng tới bờ biển và hải
đảo Việt Nam.

4. Chương trình tính lan truyền sóng thần
Phần mềm mô phỏng lan truyền sóng thần được viết trên ngôn ngữ Fortran 77 (Do
GS Yanovskaya T.B., Đại học Tổng hợp Xanh Peterburg, và các GS Khoa Địa chất thuộc
Đại học Tổng hợp Triest viết trong năm 2007 theo nhiệm vụ hợ
p tác khoa học và Công nghệ
Việt Nam – Italy (2006-2008). Nó bao gồm 3 chương trình là Tsu.par, Tsu2d.par và
geosp.par. Thuật toán của ba chương trình này là dựa trên phương pháp hàm Green.
- Tsu.par tính mô phỏng lan truyền sóng thần trong một vùng biên có mực nước sâu
không thay đổi (H= const). Ưu điểm của chương trình này là tính được cả cho những vùng
nước nông hoặc đối với những nguồn động đất ven bờ.
- Tsu2d.par tính mô phỏng lan truyền sóng thần trong điều kiện địa hình đáy biển
không bằng phẳng. Tsu2d cho phép chúng ta đư
a vào bản đồ địa hình đáy biển khu vực sóng
truyền qua.
- Geosp.par tính toán thời gian tới và độ cao sóng đến trên cơ sở mô hình 2D đáy
biển.

5. Kết quả dự báo sóng thần ven biển và hải đảo Việt Nam theo một số kịch bản khác
nhau.
- Động đất cấp độ mạnh 8,85 độ Richter tại đới Manila có thể tạo nên sóng thần có độ
cao tại một số vị trí bờ biển và hải
đảo Việt Nam như sau: Quảng Ninh, cao 3,2 m và thời
gian sóng tới sau động đất là 240 phút (3,2 m và 240 phút); Hải Phòng (3,3 m và 235 phut);

Nghệ An ( 3,4 m và 230 phút); Quảng Bình ( 4,5 và 190 phút); Huế (4,5 m và 170 phút); Đà
Nẵng (4,2 m và 160 phút); Quảng Ngãi (5,5 m và 150 phút); Bình Định (5,4 m và 120 phút);
Khánh Hoà (4,8 m và 120 phút); Bình Thuận (4,3 m và 160 phút); Vũng Tàu (3,8 m và 200
phút); Cà Mau (3,0 m và 260 phút); QĐ Hoàng Sa (6,0 m và 70 phút); và QĐ Trường Sa
sóng cao gần 7,0 m và sau 70 phút.
- Nguy hiểm song thần lớn nhất, đạt độ cao trên 10 m tại vùng biển quảng Ninh và
Vinh nếu lấy kịch bản động đất xuất hiện tại Tây Hải Nam với độ lớn 7,5 độ Richter và
trường hợp ba lớp.

2.2. Các công trình đã công bố liên quan tới kết quả của nhiệm vụ
1. Cao Đình Triều, 2006. Đặc trưng hoạt động động đất vùng biển Nam Trung Bộ và
Nam Bộ. Tạp chí Địa chất, loạt A, Số 293 (3-4), Hà Nội, trang 44 - 54.
2. Cao Đình Triều, Nguyễn Hữu tuyên, Mai Xuân Bách, Thái Anh Tuấn, 2006.
Một số nét đặc trưng về kiến tạo địa chấn đới đứt gãy Sông Hồng. Tạp chí Khoa học – K

thuật Mỏ Địa chất, Số 14, Hà Nội, trang 67 - 73.

7
3. Cao Đình Triều, Phạm Nam Hưng, Thái Anh Tuấn, 2006. Mối quan hệ giữa
đặc trưng cấu trúc vỏ Trái đất và hoạt động động đất Tây Bắc Việt Nam. Tạp chí Các Khoa
học về Trái đất, tập 28, số 2, Hà nội, 155-164.
4. Đặng Thanh Hải, Cao Đình Triều, 2006. Đứt gãy hoạt động và động đất ở Miền
Nam Việt Nam. Tạp chí Địa chất, loạt A, Số 297 (11-12), Hà Nội, trang 11 - 23.
5. Ngô Thị Lư, Rogozhin E.A., Cao Đình Tri
ều, 2006. Một số biểu hiện địa chất có
khả năng là dấu tích sóng thần cổ dọc bờ biển Nam Trung Bộ Việt Nam. Tạp chí Địa chất,
loạt A, Số 297 (11-12), Hà Nội, trang 24 - 29.
6. Cao Đình Triều, Ngô Thị Lư, Mai Xuân Bách, Nguyễn Hữu Tuyên, Phạm
Nam Hưng, Thái Anh Tuấn, 2007. Dự báo cực đại động đất phần đất liền lãnh thổ Việt
Nam trên cơ sở phân loại dạng vỏ

Trái đất. Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHKT ĐVL Việt
nam lần thứ 5, Tp. Hồ Chí Minh, trang 159 - 171.
7. Cao Đình Triều, Rogozhin E.A., Ngô Thị Lư, Nguyễn Hữu Tuyên, Mai Xuân
Bách, Lê Văn Dũng, Nguyễn Thanh Tùng, 2007. Sóng thần có thể đã có thể tác động đến
bờ biển Việt Nam. Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHKT ĐVL Việt nam lần thứ 5, Tp. Hồ Chí
Minh, trang 172 - 181.
8. Cao Đình Triều, Phạm Nam Hưng, Cao Đình Trọng, 2007. Thiết l
ập danh mục
động đất, dự báo động đất ở Việt Nam trên cơ sở phần mềm CN. Tạp chí Địa chất, loạt A,
Số 300 (5-6), Hà Nội, trang 35 - 49.
9. Cao Đình Triều, 2007. Cổ sóng thần – Một định hướng nghiên cứu mới được triển
khai ở Việt Nam. Báo cáo khoa học Hội thảo ảnh hưởng của sóng thần đối với cộng đồng
dân cư ven biển đề xuất một s
ố biện pháp phòng tránh, Tp. Hai phòng, trang 26 - 37.
10. Cao Đình Triều, Lê Văn Dũng, Cao Đình Trọng, 2007. Bước đầu áp dụng
phương pháp tất định mới trong nghiên cứu tai biến động đất ở Việt Nam. Tạp chí Các Khoa
học về Trái đất, tập 29, số 4, Hà nội, trang 333- 341.
11. Cao Đình Triều, S. Tatiana, 2008. Mô hình cấu trúc vận tốc sóng dọc P của
Manti khu vực Đông Nam Châu á. Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, tập 30, số 2, Hà nội,
trang 176- 184.
12. Cao Đình Triề
u, Thái Anh Tuấn, Cao Đình Trọng, 2008. Một số nét đặc trưng
về kiến tạo địa chấn khu vực Đông Nam Á. Tạp chí Địa chất, loạt A, Số 306 (5-6), Hà Nội,
trang 3 - 13.
13.Cao Dinh Trieu, Nguyen Huu Tuyen, Pham Nam Hung, Le Van Dung, Mai
Xuan Bach, G.F. Panza, A. Peresan, F. Vaccari, F. Romanelli, 2008. Some features of
seismic activity in Vietnam. ASEAN Journal on Science & Technology for Development,
Vol. 25, No. 1, p 95 - 116.
14. Cao Đình Triều, 2008. Tai biến động đất và sóng thần, Nhà xuất bản Khoa học
Kỹ thuật, Hà Nội, 156 trang.

15. Cao Đình Triều, 2008. Động đất, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nộ
i, 312
trang.
2.3. Các hoạt động khoa học của nhiệm vụ
- Kỳ họp lần thứ nhất chương trình “Tai biến động đất Nam Á” Trieste - Italy tháng
11 năm 2006 (Cao Đình Triều và Nguyễn Hồng Phương).
- Hội nghị Khoa học lần thứ 6 Hội Địa chấn Châu Á, BangKok – Thái Lan năm 2006.
- Kỳ họp lần thứ 1 Hội đồng KH Quốc tế (International Council for Science) ICSU-
ROAP về tai biến và thảm hoạ, Kualumber - Malaysia, tháng 6 năm 2007.

8
- Kỳ họp lần thứ 2 Hội đồng KH Quốc tế (International Council for Science) ICSU-
ROAP về tai biến và thảm hoạ, BangKok – Thái Lan, tháng 87 năm 2007.
- Kỳ họp lần thứ 2 Hội đồng tư vấn về kế hoạch Khoa học (ICSU Regional
Consultation 0n Science Plans), Chiềng Mai – Thái Lan, tháng 11 năm 2007.
- Kỳ họp lần thứ 2 chương trình “Tai biến động đất Nam Á”, Bangalore – India, tháng
3 năm 2008 (Cao Đình Triều và Nguyễn Hồng Phương).
- Trao đổi Khoa học tại Viện Vật lý Trái
đất, Viện HLKH Liên Bang Nga, Moscow
tháng 6 năm 2008.
- Trao đổi Khoa học tại Viện Vật lý Địa cầu thuộc Viện Hàn lâm KH Ucraine, tháng
7 năm 2008.

2.4. Kết quả đào tạo cán bộ khoa học
2.4.1. Cử cán bộ làm việc (theo chế độ nghi định thư) tại Italy
Năm 2006:

1. ThS. Nguyễn Hữu Tuyên, 1 tháng (15/9-15/10 năm 2006)
2. ThS. Thái Anh Tuấn (15/9-24/10 năm 2006)
Hai cán bộ Khoa học làm việc tại Viện Hàn Lâm KH Liên Bang Nga về cổ sóng thân:

1. PGS. TS. Cao Đình Triều, 15 ngày (2-16/10 năm 2006)
2. CN Mai Xuân Bách, 15 ngày (2-16/10 năm 2006)
Năm 2007:

1. ThS Lê văn Dũng, 10 ngày (12/10 - 22/10 năm 2007)
2. CN Mai Xuân Bách, 1 tháng (28/9 - 27/10 năm 2007)
Hai cán bộ Khoa học làm việc tại Viện Hàn Lâm KH Ucrain về cắt lớp sóng địa chấn
khu vực Đông Nam Châu á:
1. ThS Nguyễn Hữu Tuyên, (5/9 – 15/9 năm 2007)
2. ThS Phạm Nam Hưng, (5/9 – 15/9 năm 2007)
Năm 2008:

1. ThS. Phạm Nam Hưng, 30 ngày (15/10 - 14/11 năm 2008)
2. ThS. Thái Anh Tuấn, 30 ng ày
(15/10 - 14/11 năm 2008)
Ba cán bộ Khoa học làm việc tại Viện Hàn Lâm KH Ucrain về cấu trúc thạch quyển
khu vực Đông Nam Châu á:
1. ThS. Lê Văn Dũng, 10 ngày (10/7 – 19/7 năm 2008)
2. CN. Mai Xuân Bách, 10 ngày, (10/7 – 19/7 năm 2008)
3. PGS.TS. Cao Đình Triều, 10 ngày (10/7 – 19/7 năm 2008)

2.4.2. Cán bộ được cử đi học tại Italy (do nhiệm vụ đem lại)
Năm 2006:

1. ThS Nguyễn Hữu Tuyên, (25/9-6/10 năm 2006)
2. ThS. Thái Anh Tuấn (25/9-6/10 năm 2006)
3. Ths Lê Văn Dũng (25/9-6/10 năm 2006)
Năm 2007:

1. ThS Lê văn Dũng, 10 ngày (2/10 - 12/10 năm 2007)

2. CN Mai Xuân Bách, 1 tháng (2/10 - 12/10 năm 2007)
Năm 2008:

1. ThS Phạm Nam Hung, 14 ngày (22/9 - 4/10 năm 2008)

9
2. ThS. Thái Anh Tuấn, 14 ngày (22/9 - 4/10 năm 2008)
3. CN Phạm Thế Truyền, 14 ngày (22/9 - 4/10 năm 2008)

2.4.3. Cán bộ Khoa học bảo vệ luân văn thạc sỹ (nội dung liên quan tới nhiệm vụ)
Năm 2006:

- Phạm Nam Hưng, tháng 12- 2006 (Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội)
Năm 2008:

- Thái Anh Tuấn, tháng 8- 2008 (Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội)

2.4.4. Đón đoàn cán bộ từ Italy làm việc tại Việt Nam (theo chế độ nghi định thư).
Năm 2006:
(không)
Năm 2007:
1. TS. Fabio R. (22-30/4 năm 2007).
Năm 2008:
1. TS. Fabio R. (5-15/11 năm 2008).

3. Cấu trúc của báo cáo
3.1. Mở đầu
3.2. Chương 1 (
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỘNG ĐẤT VÀ SÓNG THẦN TRÊN
LÃNH THỔ VIỆT NAM

)
3.3. Chương 2 (MỘT SỐ NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA ĐỘNG LỰC THẠCH QUYỂN ĐÔNG NAM CHÂU
Á TRONG KAINOZOI
)
3.4. Chương 3 (MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG HOẠT ĐỘNG ĐỘNG ĐẤT CÁC ĐỚI RANH GIỚI
MẢNG ĐÔNG NAM CHÂU Á
)
3.5. Chương 4 (MÔ HÌNH CẤU TRÚC VẬN TỐC SÓNG DỌC P CỦA MANTI VÀ ĐẶC TRƯNG CẤU
TRÚC THẠCH QUYỂN LÃNH THỔ VIỆT NAM VÀ KẾ CẬN
)
3.6. Chương 5 (
NGHIÊN CỨU CỔ ĐỘNG ĐẤT VÀ CỔ SÓNG THẦN Ở VIỆT NAM)
3.7. Chương 6 (ĐỨT GÃY PHÁT SINH ĐỘNG ĐẤT CÓ NGUY CƠ GÂY SÓNG THẦN TRONG
PHẠM VI BIỂN ĐÔNG
)
3.8. Chương 7 (
PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP HÀM GREEN TRONG TÍNH TOÁN
LAN TRUYỀN SÓNG THẦN)
3.9. Chương 8 (NGUY CƠ SÓNG THẦN ẢNH HƯỞNG TỚI BỜ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM)
3.10. Kết luận
3.11. Tài liệu tham khảo

4. Đánh giá chung kết quả thực hiện nhiệm vụ
Nhiệm vụ đã hoàn thành tốt các nội dung được ký kết trong hợp đồng. Thành tích nổi
bật nhất của nhiệm vụ này là đào tạo cán bộ trẻ, sự hợp tác có hiệu quả trong việc chuyển
giao công nghệ. Kết quả của nhiệm vụ hợp tác này đã mở
ra những định hướng nghiên cứu
mới ở Việt Nam như: Nghiên cứu dự báo trung hạn động đất; Áp dụng bài toán tất định
trong nghiên cứu tai biến và rủi ro động đất; và nghiên cứu cắt lớp sóng địa chấn.


5. Lời cám ơn
Tập thể tác giả xin chân thành cám ơn: Bộ Khoa học và Công nghệ Việt nam, Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại sứ quán Italy tại Hà Nội và Viện Vật lý Địa c
ầu đã
tạo mọi điều kiện để nhiệm vụ hợp tác Khoa học và Công nghệ theo nghị định thư này được
hoàn thành tốt đẹp.


10
Chương I:

KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỘNG ĐẤT VÀ
SÓNG THẦN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

I.1. Quan sát động đất ở Việt Nam

I.1.1. Những ghi chép lịch sử
Động đất được ghi nhận sớm nhất theo tư liệu lịch sử Việt Nam là trận động đất
xảy ra năm 114 sau công nguyên. Suốt trong khoảng thời gian dài sau đó (thời kỳ ngàn
năm bắc thuộc) hầu như trong tư liệu lịch sử của nước ta không thấy xuất hiện bất kỳ
ghi chép nào về hiệ
n tượng tai biến này. Mãi đến năm 1016 trận động đất tiếp theo mới
được ghi chép, và từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 19 trong tư liệu lịch sử cũng chỉ xuất
hiện 108 ghi chép về động đất (Bảng I.1). Mặc dầu những ghi chép này là hết sức sơ
lược song đó là tư liệu rất quan trọng đối với công tác nghiên cứu động đất ở nước ta.
1. Phục vụ cho công tác phân vùng động đất lãnh thổ Bắc Việt Nam, trong
những năm 1965 - 1968, nhóm tác giả do KS Nguyễn Khắc Mão chủ trì đã tiến hành:
Sưu tầm các ghi chép về động đất thông qua tư liệu lịch sử. Phối hợp với Viện sử học,
các tác giả đã phát hiện được 77 ghi chép về các trận động đất xảy ra trong phạm vi
lãnh thổ Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ 2 đến cu

ối thế kỷ thư 19. Theo các tác giả này thì
trong số các trận động đất có ghi chép chỉ có 37 trận là có đề cập đến địa điểm cảm
nhận và một ít mô tả kèm theo về biểu hiện chấn động.
2. Việc điều tra của nhóm công tác thuộc Trung Tâm nghiên cứu Việt Nam và
Giao lưu Văn hóa (Đại Học QG Hà Nội) do GS TSKH Vũ Minh Giang phụ trách tiến
hành trong thời gian 2000 - 2003 có vẻ là công phu nhất. Với việc tham khảo 27 bộ s

ký ghi chép các sự kiện đã xảy ra ở Việt Nam từ thế kỷ thứ 3 (năm 204) trước công
nguyên đến cuối thế kỷ thứ 19 (năm 1888). Nhóm nghiên cứu đã lập 1 268 phiếu điều
tra và ghi nhận được 83 sự kiện động đất trong toàn bộ thời gian từ 978 đến 1888 (910
năm). Kết quả phân tích thống kê của các tác giả cho thấy:
- Bình quân 11 năm có một trận động đất xảy ra;
- Động đất xảy ra thường xuyên hơn cả là vào thế kỷ thứ 12 và 13. Riêng thế kỷ
12, cứ 3 năm lại có một lần động đất. Thế kỷ thứ 10 là 2 trận; thế kỷ thứ 11 là 4 trận;
thế kỷ thứ 12 là 28 trận; thế kỷ thứ 13 là 12 trận; thế kỷ thứ 14 là 5 trận; thế kỷ thứ 15
là 7 trận; thế kỷ thứ 16 là 4 trận; thế kỷ thứ
17 là 5 trận; thế kỷ thứ 18 là 9 trận; thế kỷ
thứ 19 là 7 trận.
3. Tổng hợp các tư liệu ghi chép trong lịch sử Việt Nam, danh sách các động
đất lịch sử đã được thiết lập trong Bảng I.1.

Xem xét các tư liệu ghi chép động đất trong sử sách nước nhà có được có thể
rút ra một số nhận định sau:
1- Sử dụng nguồn tư liệu lịch sử của Việt Nam có
được cho đến cuối thế kỷ 19
ta thấy có 108 ghi chép có liên quan đến biểu hiện xuất hiện động đất.
2- Có bốn mươi trận động đất (cỡ 40%) là có mô tả hết sức sơ lược về vị trí
cũng như mức độ biểu hiện của động đất. Số còn lại chỉ nói lên rằng đã có động đất
xuất hiện trong thời bấy giờ, song ở đ
âu và mức độ cảm nhận như thế nào? thì không

có ghi nhận.
3- Ghi chép lịch sử về động đất có một thời gian dài (Trước thế kỷ thứ 12) hầu
như không thực hiện. Các vị trí xảy ra động đất chỉ thấy tập trung tại khu vực đông dân

11
c thuc ven bin v ng bng nc ta. iu ny cho thy mc ghi chộp cỏc
dng tai bin trong lch s Vit Nam l cũn ht sc s si, cỏc nh ghi chộp s cũn ớt
chỳ trng n tai bin t nhiờn. Chớnh vỡ vy vic xỏc nh chn tõm ng t v
cng chn ng cc i trờn b mt m Nguyn Khc Móo tm xp ang cũn l
vn cn
c bn lun thờm.
4- Tuy vic ghi chộp cũn s lc song cỏc s liu ny l nhng dn c rừ nột
rng ng t nc ta cú biu hin hot ng liờn tc, khụng yu. Mụ t lich s cng
cho thy cú kh nng ó xy ra nhng trn ng t mnh (t nt xộ ra di hn trm
dm) v cú biu hin ca nhiu d chn liờn tip (Ba ln ng t trong m
t ngy);
(T thỏng 9 n thỏng 12 ng t ba ln), v cng cú th cú ng t gõy súng ln
(súng thn?) nh trn ng t Bỡnh Thun (nc sụng dõng lờn, súng cun lờn cao)
nm 1877 v 1882.

Bng I.1. Danh mc cỏc trn ng t ó c ghi chộp trong t liu lch s Vit Nam

Số
TT
Năm Tháng Địa điểm Tình hình động đất Cấp chấn
động (I)
Ghi chú
1 2 3 4 5 6 7
1 114 I Quận Nhậ
t

Nam
Độn
g
đất. Đất nứt xé ra
dài hơn trăn dăm (35 - 36
km)
VIII? Nghệ An -
Quảng Nam
2 978* I Động đất
3 998* III Động đất trong ba ngày
liền

4 1016 III

Có thể ở Kin
h
S (Hà Nội)
Động đất. V
5 1017 VIII Kinh Đô? Động đất, điện Càn
Nguyên rung chuyển
Đại Việt Sử
Lợc
6 1020 XI Kinh Đô? Động đất, trớc kia điện Càn Nguyên
rung chuyển nên phải cho ngự triều ở
điện phía đông, nay lại rung chuyển nữa
nên lại cho ngự triều ở phía tây.
Đại Việt Sử
Lợc
7 1042* IX Động đất
8 1053* I Động đất ba lần

9 1098* VIII Động đất
1102 VI Động đất Khâm định Việt Sử thông
giám cơng mục (1998)
10 1107*
XI
Động đất
11 1137
1136?
II Nghệ An Động đất. Nớc sông đỏ
nh máu
VII
12 1140 IV Động đất
13 1149 IV Động đất
Đ
ại Việt Sử Lợc
14 1152* IV Động đất
15 1153 VIII Động đất
16 1153 XII Động đất
17 1155* VIII Động đất
18 1155* XII Động đất

12
19 1162 I Động đất
20 1162 III Động đất
21 1162 V Động đất
22 1168* III Động đất

23 1171 II Điện Vĩnh
Nguyên (Hà
Nội)

Động đất.Vô cớ bị rung
động
V
24 1171 VII
Động đất

25 1174* I Động đất
26 1174* XI Động đất
27 1175 I Đầu mùa xuân có động đất
Đ
ại Việt Sử Lợc
28 1179* II Động đất
29 1180 VIII Điện Hội Tiên Động đất. V Hà Nội
30 1187 VI Động đất. Giữa mùa hạ
nhà Thái Miếu rung
chuyển

Đ
ại Việt Sử Lợc
31 1188* VI Động đất
32 1189* II Động đất
33 1190 III Động đất
34 1192* VI Động đất
35 1195* II Động đất
36 1195 V Động đất
37 1196 Thăng Long Động đất, Giác Minh Lý
rung chuyển

38 1198 Thu Thăng Long Động đất, mái hiên tòa Tả
Vũ Thắng rung chuyển


39 1199 Hậ Động đất
40 1200 Hạ Động đất
41 1202* III Động đất
42 1202 VI Động đất
43 1210 I Thăng Long Nơi chùa Thắng Nghiêm
có động đất

44 1213 V Thăng Long Cửa Việt Thành rung
chuyển

45 1213 VI Thăng Long Điện Chính Nghi rung
chuyển

46 1217 Đông Ngày Giáp Dần ban đêm
có động đất

47 1218* III Động đất
48 1220 III Hậu cung có động đất
Đ
ại Việt Sử Lợc
49 1240* VII Ma to gió lớn, Động đất
nớc tràn lên cao

50 1247* IV Động đất
51 1250* III Động đất
52 1269 V Động đất Khâm định Việt Sử thông

13
giám cơng mục (1998)

53 1271* II Động đất
54 1277 V Kinh Đô Động đất. Đất nứt 7 trợng
(28 m)
VII
55 1278 VIII Kinh Đô Động đất. Ba lần động đất
trong một ngày, nhiều trâu
bò, gia súc bị chết
VIII
56 1285 IX Chùa Bảo
Thiên
(Hà Nội, Nhà
Thờ Lớn)
Động đất. Bia ở Chùa Bảo
Thiên gãy làn đôi; Núi Cao
Sơn lở xuống
VIII
57 1300* I Động đất. tháng giêng
động đất ba lần, từ giờ
thân đến giờ tý

58 1335* XII Động đất
59 1355 II Hải Dơng Động đất. Núi Kinh Chủ bị
lở
VII
60 1393 VIII Kinh Đô Động đất. V Hà Nội
61 1408* IX Động đất
62 1435 XI Kinh Đô Động đất. Trên trời có
tiếng động nh sấm sét nổ
V Hà Nội
63 1443* II Động đất

64 1443* IV Động đất
65 1443* V Động đất
66 1444* X Động đất
67 1461* VII Động đất
68 1463* V Động đất
69 1463 XII Kinh Đô Động đất V Hà Nội
70 1525 Năm này Động đất hai lần
71 1539* X Động đất
72 1569* X Động đất, ban đêm, làm
cho núi lở

73 1584 X Thánh Hoa

Động đất đến hơn năm
chục dặm ở địa phơng
thuộc huyện Thụy Nguyên
và An Định
VII Thanh Hóa
74 1587 III Vĩnh Phúc
(Vĩnh Lộc,
Thanh Hóa)
Động đất ở núi Trạc bụt; ở
xã Trơng xá, huyện An
Định nớc sủi lên vẩn đục
ba ngày mới thôi
VII
75 1635 III Huyện Vĩnh
Phúc
(Ninh Bình)
Phụng Hòa là

Nho Quan
thuộc Tỉnh
Ninh Bình
Núi Đa Bút bị lở vì động
đất. Cùng ngày hai quả núi
cạnh giếng An Dơng,
huyện Phụng Hòa bị lở,
lấp cả đờng đi, ngời và
trâu bò không đi đợc
VIII



76 1666 III Hồ Xá Động đất V

14
(Vĩnh Linh)
77 1666* Động đất
78 1678* IV Động đất
79 1678 XII Động đất
80 1685 V
X
Cam Lộ Động đất V Quảng Trị
81 1685 XII Động đất
82 1686 I Động đất
83 1715 III Phủ Thăn
g
Hoa
(Quảng Nam)
và Quy Ninh

(Quy Nhơn)
Động đất V
84 1721* V

Động đất: Đêm Tân Mùi, tức là 5-6-1721, gió
gạo cao vụt, nhân dân trong kinh kỳ hoang mang ngờ
sợ vì những lời đồn đại, đua nhau dọn tài sản, chuyển
gia quyến về nhà.
85 1736 IX Quảng Bình Động đất V
86 1766 XII Kinh Đô Động đất V Hà Nội
87 1766 XII Kinh Bắc Động đất V Hà Bắc
88 1767 I Huyện Đông
Thành (Diễn
Châu) và
Quỳnh Lu
Động đất, Núi ở Thanh
Hóa bị lở
VII
89 1767 II Kinh S Động đất V
90 1769 Năm ấy thờng có Động
đất

91 1774 I Kinh S Động đất V
92 1777 IV Nghệ An Động đất V
93 1777 VII Nghệ An Động đất V
94 1782 IV Kinh S Động đất ở vùng Kinh S
và Tây Nam
V
95 1783
1784

Lại nữa, tháng 2 năm Quý Mão (1783) núi Hùng Sơn sụt xuống
đến hơn 20 trợng. Tháng 6 năm ấy sông Thiên Sức cạn nớc
đến một ngày một đêm.
Đêm 1 tháng 10 năm Giáp Thìn (1784) trong hồ Tủy Quên ở
Kinh Đô có tiếng kêu nh sấm, nớc hồ sục sôi. Sáng hôm sau
thấy tôm cá đều chết hết và trong phủ chúa thấy hàng vạn quạ
đen bay lợn trên cây, ngày đêm quàng quạc kêo ở cửa các môn
trớc phủ đờng. Lại nữa, móng thành Kinh Đô vô cớ sụt lở đến
hơn 10 trợng. Còn các tai biến nhỏ nhặt khác không sao kể
xiết.
Nghi động đất
96 1812 XI Thanh Hoa và
Thanh Bình (Ninh
Bình)
Động đất V
97 1817 VII Nghệ An Động đất V
98 1821 VII Nghệ An Nhà cữa của dân bị xiêu đi
nhiều vì Động đất
VIII
99 1822 III Nghệ An Động đất V
100 1824 II Trấn Thanh Hoa Đại hạn và Động đất V

15
101 1829 XI Thừa Thiên Phía Bắc thành bị rụt và
rung động vì Động đất
VII
102 1842* X Động đất
103 1858* VI Động đất
104 1859* VII Động đất
105 1871 XII Bắc Ninh Động đất V

106 1875 V Hải Dơng Động đất, mặt đất rung
động một lúc
V
107 1877 IX Bình Thuận

Động đất ba lần, lần đầu
nớc sông dâng lên, nhà
ngói rung động mạnh, hai
lần sau nhẹ hơn
VII (Từ đấy đến
tháng 12 tất cả
ba lần)
108 1882 Bình Thuận
ở bờ biển Động đất, nớc
cuốn lên cao, có nhiều
tiếng nổ to trong gần một
ngày
VII
Ghi chỳ: * l ng t khụng xỏc minh a im.

I.1.2. iu tra ng t trong nhõn dõn
1. Bng ng t iu tra trong nhõn dõn c Nguyn Khc Móo v nnk thnh
lp nm 1968 gm 37 + 46 ng t (Bng I.2 v I.3). Nhỡn chung, nhng trn ng
t ny sau ú c kin nghim bng nhiu thụng tin khỏc nhau v cú trn ó khụng
c nhc li trong cỏc cụng trỡnh nghiờn cu sau ny, chng hn nh ng t in
Biờn nm 1942.
- Cú 37 trn ng t xỏc nh c
ng ng chn (Bng I.2). Theo cỏc tỏc
gi thỡ chớnh xỏc xỏc nh ta chn tõm ca 37 trn ny cú sai s ph bin l 15 -
20 km.

- Cú 46 trn khụng v c ng ng chn cho nờn chn tõm xỏc nh l tõm
im bao quanh ớt nht l hai a im cm thy ng t (cỏc trn ny ch cú t 2 n
5 im nhn thy). Theo cỏc tỏc gi thỡ loi ng t ny cú sai x xỏc nh v trớ chn
tõm l 20 - 30 km.

Bng I.2. ng t c phỏt hin qua iu tra trong nhõn dõn, xy ra trong
nhng nm u ca th k 20, cú th v c ng ng chn (Theo Nguyn Khc
Móo v nnk, 1968. Chn tõm xỏc nh theo bn ng ng chn)

Thi gian Ta chn tõm S TT
Ngy,Thỏng,
Nm
Gi, phỳt,
Giõy
V Kinh
a phng
xy ra ng
t
Cng
chn
ng Io
Ghi chỳ
1 2 3 4 5 6 7 8
1 1903 20.55 106.30 Mo khờ VI
2 VII.1903 24 18.40 105.40 Vinh VII Gia ph
3 Hố.1910 ngy 21.10 104.05 Hỏt Lút VI
4 Hố.1910 chiu 20.25 106.20 Thỏi Bỡnh VI
5 III.1913 1 18 25 105.45 Can Lc VI
6 VI.1915 15 20.40 105.55 Phỳ Xuyờn V
7 Hố.1920 chiu 18.40 105.30 Nam n VI

8 Hố.1923 chiu 20.15 106.05 Ngha Hng VI
9 Rột.1925 ờm 22.15 104.30 Ph Rng V
10 IX.1926 22 21.20 103.50 Bn Che VII
11 Hố.1927 ờm 22.00 103.20 T Binh VI

16
12 Hè.1928 22 18.25 105.45 Can Lộc V
13 Hè.1928 ngày 18.30 105 25 Hương Sơn VI
14 V.1930 ngày 20.45 106 25 Ninh Giang V
15 VIII.1930 21 20.40 106.10 Tiên Lữ VI
16 Hè.1930 tèi 21.35 104.00 Mường Trai VI
17 X.1931 21 21.55 104.40 Làng Minh VI
18 IV.1933 đêm 16.00 105.35 Diễn Châu V
19 1933 sáng 21.15 103.10 Keo Lơm VI
20 X.1935 20 25 106.30 Tiền Hải VI
21 1936 15 20 25 106.10 Nam Định VI
22 Rét.1937 20 21.15 105.15 Hưng Hóa VI
23 IV.1939 14 21.55 104.40 làng Minh V
24 Rét.1939 đêm 21.40 104.50 Yên Bái VI
25 Hè.1939 trưa 20.30 105.55 Phủ Lý VI
26 1942 chiều 18.30 105.35 linh Cẩm VI
27 V.1942 3 21.45 103.05 Na Pheo VI
28 IX.1942 21 21.00 103.35 Bản Yêng VIII 43 điểm
29 1943 ngày 20.35 106.00 Lý Nhân V
30 Rét.1945 22 22.25 104.15 Báo Ngã V
31 Hè.1950 14 20.55 106.10 Kẻ Sặt V
32 1953 3-9 22.05 104.45 Lục Yên VII
33 XI.1954 3-9 22.05 104.45 Lục Yên VII
34 1958 trưa 20.05 105.35 Vĩnh Lộc VI
35 VI.1958 15 22.05 104.35 Chi Nóc VI

36 XII.1961 chiều 20.55 104.55 Chợ Ngọc VI
37 VIII.1962 20 20.50 104.50 Mộc Hạ V

Bảng I.3. Động đất được phát hiện qua điều tra trong nhân dân, xảy ra trong
những năm đầu của thế kỷ 20, không vẽ được đường đẳng chấn (Theo Nguyễn Khắc
Mão và nnk, 1968. Chấn tâm xác định là tâm điển bao quanh ít nhất là 2 điểm cảm
nhận động đất)

Thời gian Tọa độ chấn tâm Số
TT
Ngày,Tháng,
Năm
Giờ, phút,
Giây
Vĩ độ Kinh độ
Địa phương
xảy ra động
đất
Cường
độ chấn
động Io
Ghi
chú
1 2 3 4 5 6 7 8
1 IV.1903 14 16.35 105.05 Quỳ Châu VI
2 IV.1903 14 21.00 104.30 Tự Nang VI
3 1910 ngày 21.15 104.20 Tạ khoa VI
4 HÌ.1913 24 21.50 105.10 Tuyên
Quang
VI

5 II.1914 18 20.10 106.00 Yên Mô VI
6 XII.1914 20 22.05 103.10 Lai Châu VII
7 XI.1918 21 22.30 104.00 Lao Cai VI
8 I.1920 15 22.05 104.45 Lục Yên VI
9 II.1920 ngày 21 25 103.00 Điện Biên VII
10 V.1920 3 20.10 105.15 Lang Chánh VI
11 XI.1920 4 21 25 103.00 Điện Biên VI
12 IX.1923 8 21.40 105.35 Đại Từ VI
13 IX.1923 20 22.05 103.10 Lai Châu VI
14 Hè.1924 ngày 20.10 105.15 Lang Chánh VI
15 Rét.1928 19 21 25 105.10 Phú Thọ VI
16 XII.1928 20 22.05 103.10 Lai Châu VI
17 IV.1930 12 16.05 105 20 Tân Kỳ VI
18 X.1931 trưa 22.05 104.45 Lục Yên VI
19 1933 sáng 21 20 103.15 Keo Lơm VI
20 XI.1933 22 22 25 106 25 Đông Khê VI
21 1934 21 20.40 105.40 Chợ Bến VI

17
22 II.1936 8 21.15 105.15 Tam Nông VI
23 III.1936 18 21 25 103 25 Mường Han VI
24 II.1938 9 18.55 105.15 Đô Lương VI
25 IV.1939 18 21.55 106.40 Đồng Đăng VI
26 1939 23 20.35 106.35 Thụy Anh VI
27 1940 tối 22.15 106.30 Thất Khê VI
28 Rét.1940 chiều 22.10 103.40 Làng Nam VI
29 X.1940 3 22.10 104 20 Bắc Hà VI
30 1942 chiều 20.50 106.40 Hải Phòng VI
31 XI.1943 17 22 20 105 20 Nà Hang VI
32 VII.1943 14 18.05 106 20 Kỳ Anh VI

33 X.1944 5 21.55 104.50 Đồng Lạng VI
34 II.1945 11 21.30 103.40 Thuận Châu VI
35 IX.1945 20 21.05 105.05 Cửa Hét VI
36 Rét.1945 ngày 21.50 104.55 Yên Bình VI
37 VII.1946 chiều 18.55 105.15 Đô Lương VI
38 1947 23 21.35 105.00 Hạ Hòa VI
39 1948 9 21.50 104.55 Yên Bình VI
40 Rét.1950 14 22.25 104.35 Yên Bình VI
41 VII.1952 1 21.50 104.55 Yên Bình VI
42 VII.1953 chiều 22.05 104.45 Lục Yên VI
43 V.1955 21.40 105.10 Đoan Hùng VI
44 VI.1956 ngày 22.05 104.45 Lục Yên VI
45 1957 16.15 104.30 Tương
Dương
VI
46 X.1961 3 22.05 104.45 Lục Yên VI

2. Cuộc điều tra của Nguyễn Khắc Mão và cộng sự mới chỉ giới hạn trên phần
lãnh thổ Bắc Việt Nam và điểm khảo sát phân bố cũng không đều, nhiều vùng còn bỏ
trống. Sau này, vào năm 1970, 1972, 1979, 1984 Phạm Văn Thục, Nguyễn Đình
Xuyên và các cộng sự đã điều tra khảo sát bổ sung ở Miền Bắc và mở rộng cuộc điều
tra khảo sát ra toàn lãnh th
ổ. Ở Miền Nam Lê Minh Triết và đồng nghiệp cũng có cuộc
điều tra phục vụ nghiên cứu phân vùng động đất Miền Nam Việt Nam. Các điểm điều
tra khảo sát đã trở nên dày hơn và phân bố đều hơn, cho phép không bỏ qua động đất
cường độ chấn động cấp VI và lập được bản đồ đường đẳng chấn của nhiều trận động
đất mạnh và cả
m thấy.

3. Năm 2002, Lê Tử Sơn và Nguyễn Thị Cẩm đã dựa trên cơ sở tài liệu động

đất điều tra được trong nhân dân của nhiều tác giả trước đó, đã tính toán, hiệu chỉnh và
thành lập nên danh mục động đất điều tra được trong nhân dân. Tài liệu này được tác
giả phân loại như sau:
a/ Các tin tức phù hợp với số liệu quan trắc bằng máy;
b/ Các tin tức cho phép thiế
t lập được bản đồ đường đẳng chấn;
c/ Các tin tức khó cho phép xác định chấn tâm; và
d/ Các tin tức rời rạc.
Trên cơ sở phân tích các tài liệu có được, về thời điểm phát sinh động đất, trên
thực tế chỉ có thể xác định chính xác đến năm, tháng. Đối với một số trường hợp, thời
gian phát sinh động đất xác định tới mùa hoặc thậm chí chỉ xác định đến năm mà thôi.
V
ị trí chấn tâm động đất được xem như tâm của các điểm điều tra có các thông tin về
động đất này với độ chính xác xác định vị trí chấn tâm vào khoảng 25 - 30 km. Thông
tin về giá trị cường độ chấn động tối đa (I
0
), số điểm nhận biết về động đất và đường
đẳng chấn đã xác định được trong quá trình điều tra là những thông tin quý báu, cho

18
phép hiệu chỉnh và thiết lập danh mục động đất điều tra được trong nhân dân với mức
độ tin cậy khá cao.

Bảng I.4. Danh mục động đất lãnh thổ Việt Nam và kế cận ghi nhận được trước năm
1900 (Cao Đình Triều và nnk, 2008)
(Chủ yếu là theo tài liệu lịch sử và kết quả khảo sát, điều tra trong nhân dân. Các ký hiệu tương ứng mỗi cột
của bảng này được hiểu như sau: Thời điểm phát sinh động đất gồm: year- năm, mo- tháng, d- ngày, h- giờ, mi-
phút, s- giây; Toạ độ chấn tâm: lat- Vĩ Độ Bắc, long- Kinh Độ Đông; Độ lớn động đất: mb- theo sóng khối, ms-
theo sóng mặt, ml- địa phương, mp- theo quy ước riêng; Cường độ chấn độ
ng trên bề mặt được ký hiệu là in).


year-mo d h-mi s lat long dep mb ms ml mp in
1. 114 1 1 3 0 0 17.50 106.60 17 6.00 0.00 0.00 0.00 8
2. 1067 11 1 0 0 0 23.60 116.50 0 6.80 0.00 0.00 0.00 9
3. 1137 2 1 5 0 0 18.67 105.66 10 5.10 0.00 0.00 0.00 7
4. 1277 5 1 2 0 0 21.00 105.85 15 4.80 0.00 0.00 0.00 6
5. 1278 8 22 2 0 0 21.00 105.85 10 5.10 0.00 0.00 0.00 7
6. 1285 9 2 0 0 0 21.00 105.85 10 5.10 0.00 0.00 0.00 7
7. 1355 2 1 2 0 0 20.92 106.34 13 5.50 0.00 0.00 0.00 7
8. 1372 9 17 0 0 0 23.10 113.30 0 4.80 0.00 0.00 0.00 6
9. 1445 1 1 0 0 0 23.40 112.60 0 4.80 0.00 0.00 0.00 6
10. 1446 1 1 0 0 0 23.60 102.80 0 5.00 0.00 0.00 0.00 7
11. 1519 1 1 0 0 0 23.70 117.20 0 4.80 0.00 0.00 0.00 6
12. 1524 5 5 0 0 0 19.20 110.50 0 5.00 0.00 0.00 0.00 6
13. 1539 8 8 0 0 0 23.60 102.80 0 5.50 0.00 0.00 0.00 7
14. 1558 6 1 0 0 0 23.40 111.50 0 5.50 0.00 0.00 0.00 7
15. 1571 5 26 0 0 0 23.80 113.50 0 5.00 0.00 0.00 0.00 6
16. 1584 10 1 4 0 0 19.82 105.77 13 5.50 0.00 0.00 0.00 7
17. 1587 8 1 4 0 0 20.12 105.61 10 5.10 0.00 0.00 0.00 7
18. 1588 8 9 0 0 0 24.00 102.70 0 6.00 0.00 0.00 0.00 8
19. 1600 7 1 0 0 0 21.60 110.30 0 4.80 0.00 0.00 0.00 6
20. 1600 9 29 0 0 0 23.50 117.20 0 7.00 0.00 0.00 0.00 9
21. 1605 7 13 0 0 0 19.90 110.50 0 7.50 0.00 0.00 0.00 9
22. 1605 12 15 0 0 0 19.90 110.50 0 6.00 0.00 0.00 0.00 8
23. 1606 11 30 0 0 0 23.70 102.80 0 6.50 0.00 0.00 0.00 9
24. 1611 9 9 0 0 0 21.50 111.30 0 5.50 0.00 0.00 0.00 7
25. 1618 1 1 0 0 0 20.00 110.10 0 5.00 0.00 0.00 0.00 6
26. 1635 6 1 4 0 0 20.12 105.65 24 6.70 0.00 0.00 0.00 8
27. 1641 11 26 0 0 0 23.50 116.50 0 5.80 0.00 0.00 0.00 7
28. 1653 8 12 0 0 0 21.70 110.20 0 4.80 0.00 0.00 0.00 6

29. 1656 3 1 0 0 0 22.60 112.80 0 4.80 0.00 0.00 0.00 6
30. 1666 3 1 0 0 0 17.05 107.01 5 5.00 0.00 0.00 0.00 0
31. 1683 10 10 0 0 0 23.10 113.20 0 5.00 0.00 0.00 0.00 6
32. 1685 5 1 0 0 0 16.82 106.82 5 5.00 0.00 0.00 0.00 0
33. 1693 4 25 0 0 0 23.00 115.30 0 5.00 0.00 0.00 0.00 6
34. 1715 3 1 0 0 0 19.11 105.69 10 4.10 0.00 0.00 0.00 5
35. 1715 3 1 0 0 0 13.78 109.27 10 6.00 0.00 0.00 0.00 0
36. 1715 3 1 0 0 0 15.88 108.25 6 6.00 0.00 0.00 0.00 0
37. 1732 11 1 0 0 0 23.70 102.50 0 5.00 0.00 0.00 0.00 6
38. 1740 9 1 0 0 0 24.00 102.80 0 5.00 0.00 0.00 0.00 0
39. 1751 1 1 0 0 0 23.70 102.40 0 5.00 0.00 0.00 0.00 0
40. 1751 3 1 0 0 0 23.80 106.90 0 4.75 0.00 0.00 0.00 0
41. 1755 2 8 0 0 0 23.80 102.70 0 6.00 0.00 0.00 0.00 8
42. 1767 1 1 0 0 0 19.11 105.69 10 5.10 0.00 0.00 0.00 7
43. 1791 3 1 0 0 0 23.50 116.70 0 5.00 0.00 0.00 0.00 6
44. 1799 8 27 0 0 0 23.60 102.50 0 6.80 0.00 0.00 0.00 8
45. 1814 11 24 0 0 0 23.70 102.50 0 6.00 0.00 0.00 0.00 8
46. 1821 7 1 0 0 0 18.67 105.66 17 6.00 0.00 0.00 0.00 8
47. 1829 11 1 0 0 0 16.39 107.60 6 6.00 0.00 0.00 0.00 0
48. 1857 1 29 0 0 0 22.70 110.30 0 4.80 0.00 0.00 0.00 6
49. 1870 7 5 0 0 0 24.00 102.00 0 5.00 0.00 0.00 0.00 7
50. 1872 12 1 0 0 0 21.18 106.08 15 4.10 0.00 0.00 0.00 5
51. 1874 6 23 0 0 0 23.00 115.30 0 5.00 0.00 0.00 0.00 6
52. 1877 1 1 0 0 0 10.93 108.08 6 7.00 0.00 0.00 0.00 0
53. 1882 1 1 0 0 0 10.83 108.33 6 6.00 0.00 0.00 0.00 0
54. 1884 11 14 0 0 0 23.00 101.10 0 6.50 0.00 0.00 0.00 8
55. 1886 1 13 0 0 0 23.40 116.70 0 4.80 0.00 0.00 0.00 6
56. 1887 4 8 0 0 0 24.00 116.80 0 5.00 0.00 0.00 0.00 6
57. 1887 12 16 0 0 0 23.70 102.50 0 6.80 0.00 0.00 0.00 9
58. 1893 11 26 0 0 0 22.70 107.80 0 5.00 0.00 0.00 0.00 6

59. 1895 8 30 0 0 0 23.50 116.50 0 6.00 0.00 0.00 0.00 8
60. 1899 11 1 0 0 0 23.60 109.60 0 5.00 0.00 0.00 0.00 6

19
I.1.3. Quan trắc động đất ở Việt Nam
Từ năm 1976 trên phạm vi Miền Bắc Việt Nam đã có 5 trạm quan trắc động đất
hoạt động liên tục và đồng bộ (Phù Liễn, 1924; Sapa, 1957; Bắc Giang, 1962; Tuyên
Quang và Hoà Bình, 1972). Các trạm địa chấn này đã ghi nhận khá đầy đủ số liệu về
các trận động đất lãnh thổ Bắc Việt Nam và vùng lân cận. Ở Miền Nam Việt Nam,
trạm địa chấn Nha Trang đ
ã được khôi phục lại vào năm 1978 (xây dựng năm 1957)
và xây dựng thêm trạm Đà Lạt vào năm 1980. Hệ máy địa chấn được trang bị cho 7
trạm trong giai đoạn này là máy chu kỳ ngắn CM-3 của Liên Xô cũ [Short period
seismograph (T=1,0), 3 components (Russian)]. Tín hiệu động đất sau khi được
khuyếch đại qua hệ thống điện kế gương quay được ghi lại trên giấy ảnh (hệ thống
máy ghi quang - cơ).
Trong giai đoạn 1990 - 1996, được sự tài tr
ợ của các dự án UNDP, VIE -
84/001 và VIE - 93/002 mạng lưới trạm địa chấn ở Việt Nam đã được tăng cường.
Trạm địa chấn: Điện Biên, Lai Châu, Vinh và Hà Nội được xây dựng năm 1990. Sau
đó, 1994 - 1995 xây dựng thêm trạm Sơn La và Huế, nâng tổng số trạm quốc gia lên
14 trạm với hệ thống máy địa chấn cũng được trang bị lại hiện đại hơn. Từ việc thay
thế máy đị
a chấn thuộc hệ ghi quang - cơ của những năm trước bằng các máy địa chấn
LE - 3D, khuyếch đại điện tử ghi trên giấy nhiệt của Đức trong năm 1990 và đến năm
1995 toàn bộ mạng lưới trạm địa chấn đã được trang bị hệ thống máy ghi số trên máy
tính PC - 386, PC - 586 do Pháp sản xuất với máy chu kỳ ngắn Mark Pruduct L - 4 của
Mỹ.
Sau năm 1996, nhờ sự đầu tư thích
đáng của nhà nước, Viện Vật lý Địa cầu lại

mở rộng thêm mạng lưới trạm và đến hết năm 2007 tổng số trạm thuộc mạng lưới
quốc gia đã nâng lên con số 24 trạm (Bảng I.5).
Số liệu quan sát của các trạm được chuyển về trung tâm xử lý phân tích ở Viện
Vật lý Địa cầu. Ở đây các thông số động đất được xác định.

Bảng I.5.
Mạng lưới trạm địa chấn ở Việt Nam
(Theo số liệu của Viện Vật lý Địa cầu, năm 2007)

Số
TT
Tên trạm Mã số
Vĩ độ
(N)
Kinh độ
(E)
Hệ máy
1 2 3 4 5 6
1 Chùa Trầm* HNV 20 56,29 105 41,33 L - 4C - 3D
2 Đoan Hùng* TQV 21 37,61 105 11,03 L - 4C - 1D
3 Tam Đảo* TDV 21 27,88 105 38,74 L - 4C - 3D
4 Phủ Liễn* PLV 20 48,36 106 37,81
L - 4C - 1D
STS - 2
5 Bắc Giang* BGV 21 17,41 106 13,65 L - 4C - 1D
6 Đọi Sơn* DSV 20 35,13 105 53,24 L - 4C - 1D
7 Ba Vì* BVV 21 06,13 105 22,12 L - 4C - 1D
8 Mẹt* MTZ 21 29,28 106 20,08 L - 4C - 1D
9 Yên Tử* YTV 21 09,42 106 43,02 L - 4C - 1D
10 Hòa Bình HBV 20 47,77 105 20,32

L - 4C - 1D
SSA - 1
11 Điện Biên DBV 21 23,38 103 01,10
L - 4C - 3D
CMG - 3T
SSA - 2
K2
12 Lai Châu LCV 22 02,32 103 09,26
L - 4C - 3D
SSA - 2
13 Sơn La SLV 21 20,03 103 54,30 L - 4C - 3D
14 Sapa SPV 22 20,30 103 50,11 CMG - 3T

20
SSA - 1
15 Vinh VIV 18 32,88 105 42,00 CMG - 3T
16 Huế HUV 16 25,01 107 35,13 CMG - 3T
17 Nha Trang NTV 12 16,00 109 11,66 LE - 3D
18 Đà Lạt DLV 11 56,69 108 28,91 CMG - 3T
19 Tuần Giáo TGV 21 35,39 103 25,09
L - 4C - 3D
SSA - 1
K2
20 Trạm Tấu TTV 21 28,36 104 21,66 L - 4C - 3D
21 Sông Mã SMV 21 03,42 103 44,66
L - 4C - 3D
K2
22 Lang Chánh LCHV 20 09,19 105 14,85 L - 4C - 3D
23 Thanh Hóa THV 19 51,05 105 46,92 L - 4C - 3D
24 Mộc Châu MCV 20 50,65 104 38,13

L - 4C - 3D
SSA - 2

Với hệ thống trạm như vậy có khả năng ghi đầy đủ động đất có Magnitude, Ms
≥ 3,0 trên phạm vi Miền Bắc Việt Nam và Ms ≥ 4,0 trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Trong vùng lãnh thổ Tây Bắc có mật độ trạm dày hơn nên có thể ghi nhận được động
đất có Magnitude lớn hơn 1,0 độ Richter. Ngoài ra, tại các vùng hồ chứa lớn như Hoà
Bình, Yaly, Sơn La, dọc theo đới đứt gãy Sông Hồng còn có những trạm địa chấn tạ
m
thời nhằm nghiên cứu sự thay đổi môi trường địa chấn trong quá trình xây dựng và vận
hành nhà máy thuỷ điện. Mạng trạm địa chấn Việt Nam được chia thành 2 hệ thống:

1. Mạng lưới trạm quốc gia

Hệ thống trạm địa chấn đo xa

Hệ thống trạm địa chấn đo xa bao gồm 9 trạm xung quang Hà Nội là: Chùa
Trầm, Hoà Bình, Đoan Hùng, Đội Sơn, Mẹt, Bắc Giang, Tam Đảo, Yên Tử và Phủ
Liễn. Hệ thống này đã sử dụng kỹ thuật số hoá trong việc ghi, truyền và lưu trữ tín
hiệu địa chấn cũng như tín hiệu thời gian.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống trạm địa chấn đo xa GEOTRAS95 củ
a Pháp
được trình bày tóm lược như sau:
Tín hiệu địa chấn từ các máy thu tại các trạm này được khuyếch đại và số hoá,
sau đó qua máy phát và chuyển tới ăng ten trong giải tần số FM truyền về trạm trung
chuyển Tam Đảo. Ở Tam Đảo, tín hiệu từ các trạm được xử lý, khuyếch đại và gửi về
trung tâm xử lý số liệu Viện Vật lý Địa cầu, Hà Nội. Tại đây tín hiệu địa ch
ấn và thời
gian thu được từ đồng hồ GPS được giải mã và ghi liên tục lên ổ cứng với dung lượng
1Gb của máy PC - 586 một cách đồng bộ. Đồng thời tín hiệu này còn được hiển thị

trên màn hình và ghi trên giấy nhiệt để tiện theo dõi và phát hiện động đất xảy ra.
Khi xảy ra động đất, tín hiệu động đất của các trạm sẽ được tự động ghi vào đĩa
mềm, hoặc trong trường hợ
p cần thiết, tín hiệu địa chấn từ các trạm còn có thể được
xem xét, theo dõi lại trên màn hình và có thể ghi lại từ ổ cứng sang các ổ mềm.
Chương trình quản lý dữ liệu địa chấn ACCQUI đảm nhận toàn bộ công việc trên.
Việc xử lý số liệu động đất (xác định các thông số cơ bản của động đất như thời
điểm phát sinh động đất t, toạ độ ch
ấn tâm ϕ, λ, độ sâu chấn tiêu h và magnitude M
S
)
được tiến hành trên máy vi tính PC - 586 với chương trình DP16.
Như vậy, hoạt động của hệ trạm địa chấn đo xa đảm bảo kiểm soát một cách
liên tục các động đất có magnitude M
S
≥ 3,0 trên phạm vi Miền Bắc Việt Nam và M
S

4,0 trên toàn lãnh thổ Việt Nam một cách nhanh chóng và kịp thời. Mặt khác, dạng ghi
số tín hiệu địa chấn tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin địa chấn trong
khu vực và trên thế giới một cách nhanh chóng.

21

Các trạm địa chấn độc lập

Các trạm địa chấn còn lại trong mạng lưới trạm quốc gia (15 trạm) (Bảng I.5)
hoạt động theo chế độ độc lập. Các trạm này cũng sử dụng kỹ thuật ghi số trên máy
tính cá nhân và gửi số liệu về Viện Vật lý điạ cầu theo 2 phương thức: 1/ gửi nhanh
theo đường điện thoại qua MODEM mỗi khi có động đất xảy ra; và 2/ gửi số liệu lưu

tr
ữ trên đĩa mềm vào đầu hàng tháng qua đường bưu điện. Chương trình quản lý
ACCQUI sẽ điều hành toàn bộ việc ghi tín hiệu địa chấn vào đĩa mềm và trong trường
hợp cần thiết cho phép xem lại tín hiệu trong ổ cứng và ghi lại vào ổ mềm phục vụ cho
công tác lưu trữ và xử lý số liệu. Chương trình DP3 cho phép hiển thị tín hiệu, xác
định thời điểm tới của các pha sóng địa ch
ấn.

2. Các hệ thống trạm địa chấn tạm thời

Bên cạnh mạng trạm địa chấn quốc gia, trong từng lúc và tuỳ từng mục tiêu cụ
thể các trạm địa chấn tạm thời được thiết lập.
1/ Năm 1990 một hệ thống trạm tạm thời được thiết lập tại khu vực hồ chứa
nước Hoà Bình gồm 3 trạm: Bình Thanh, Hoà Bình và Xóm Gai. Mạng lưới trạm này
hiện đang hoạt động nhằm quan sát biến đổi chế
độ địa chấn tại đập thuỷ điện này.
2/ Một mạng lưới trạm tạm thời gồm 3 trạm cũng được thiết lập tại khu vực nhà
máy thuỷ điện Yaly từ năm 1994 là: Yaly, Sa Thầy và Kon Tum.
3/ Mạng trạm tạm thời thứ ba được thiết lập năm 1998 tại khu vực dự kiến xây
dựng đập thuỷ điện Sơn La gồm 6 tr
ạm: Mường La, Tuần Giáo, Quỳnh Nhai, Than
Uyên, Yên Châu và Nghĩa Lộ.
4/ Một mạng lưới gồm 8 trạm địa chấn được thiết lập năm 1997 trong phạm vi
hoạt động của đới đứt gãy Sông Hồng. Đây là kết quả của đề tài hợp tác giữa Viện Địa
chất Hà Nội và Đài Loan nhằm mục đích đánh giá mức độ hoạt động của đới đứt gãy
Sông Hồng. Cho
đến nay mạng tạm thời này vẫn đang hoạt động.
5/ Từ năm 1997, nhằm mục đích nghiên cứu dao động nền Viện Vật lý Địa cầu
đã thiết lập một mạng gồm 4 trạm địa chấn tại khu vực Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu
và Tuần Giáo. Đây là những nơi được xem là có nguy cư hoạt động động đất lớn nhất

ở Việt Nam. Tại các trạm này đ
ã được trang bị máy gia tốc SSA - 1, SSA - 2 của Mỹ.
6/ Một mạng trạm ghi địa chấn dải rộng cũng đã được thiết lập tai: Đà Lạt, Huế,
Phủ Liễn và Vinh vào cuối năm 2001. Đây là kết quả hợp tác Viêt Nam - Nhật Bản
nhằm nghiên cứu bất đồng nhất vận tốc truyền sóng của thạch quyển lãnh thổ Việt
Nam và kế cận. Các trạm quan trắc này bước
đầu đã ghi nhận được một số trận động
đất xa mà hy vọng sẽ là những tư liệu quan trọng phục vụ cho công tác nghiên cứu cấu
trúc thạch quyển Việt Nam.
7) Từ năm 2007 một hệ thống trạm (4 trạm) địa chấn đo xa cũng được thiết lập
xung quanh khu vực Tp. Hồ Chí Minh phục vụ cho công tác vi phân vùng động đất.

Các hệ thống mạng địa chấn tạm thờ
i một mặt đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản
xuất và nghiên cứu, mặt khác nó cũng đóng góp phần tăng thêm độ chi tiết nguồn tài
liệu động đất ở Việt Nam.






22
I.2. Một số định hướng nghiên cứu tiêu biểu

Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau về đặc trưng
hoạt động động đất lãnh thổ Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu này chủ yếu tập trung
vào một số hướng phân tích sau:
Để đánh giá định lượng tính địa chấn của khu vực nghiên cứu, đặc trưng hoạt
động động đất A là một đại lượng

được đưa vào sử dụng. Nơi nào giá trị A

lớn thì nơi
đó tính hoạt động động đất được coi là mạnh. Trong vùng nghiên cứu diện tích S có
N
Σ
là số trận động đất đã xảy ra, trải qua thời gian quan sát động đất T (năm) với K
min
là cấp năng lượng thấp nhất đại diện cho vùng nghiên cứu, K
0
là cấp năng lượng tiêu
chuẩn để xây dựng bản đồ hoạt động địa chấn và γ là độ nghiêng của đồ thị lặp lại.
Nếu K
0
= 10 và ∆S = 1000 km
2
sẽ xây dựng được bản đồ hoạt động địa chấn A
10.
Lúc
này đại lượng A
10
sẽ được tính theo công thức:
T.S
1000
.
10
)101(N
A
)KK(
10

0min
−γ−
γ−


=
(I.1)
Công thức chuyển đổi giữa hai đại lượng cấp độ mạnh Ms và K:
K = lgE = 1,8Ms + 4 (I.2)
Nguyễn Ngọc Thủy đã tính giá trị A
10
cho Việt Nam trong thời gian 80 năm đầu
thế kỷ XX. Nguyễn Kim Lạp cũng đã tính A
10
cho Đông Dương trong đó có Việt
Nam, kết quả cho thấy vùng Tây Bắc Việt Nam là nơi hoạt động động đất mạnh. Gần
đây nhất trong công trình của Nguyễn Đình Xuyên và Nguyễn Ngọc Thủy cũng đã
dùng đại lượng A
10
để đánh giá độ hoạt động địa chấn cho Việt Nam giai đoạn 1900 -
1992.

Nhiệm vụ của phân vùng động đất là phải chỉ ra được mức độ nguy hiểm động
đất của từng vùng khác nhau trong lãnh thổ nghiên cứu. Từ những năm 1960 ở Việt
Nam đã bắt đầu có những công trình nghiên cứu về vấn đề này, nhưng phải đến năm
1968, Nguyễn Khắc Mão và Rezanop I.A. mới xây dự
ng được sơ đồ đầu tiên về phân
vùng động đất Miền Bắc Việt Nam. Nguyên tắc phân vùng động đất ở đây dựa vào
phương pháp địa chấn kiến tạo và địa chấn thống kê, nhưng các vùng nguồn chưa
được xác định cụ thể và chi tiết. Năm 1978, Nguyễn Đình Xuyên (trong luận án Phó

tiến sĩ của mình) cũng đã phân chia các vùng phát sinh động đất ở Miền Bắc Việt
Nam. Lầ
n đầu tiên có sự thống nhất trong phân vùng động đất trên toàn lãnh thổ Việt
Nam là năm 1985 (Phạm Văn Thục, Nguyễn Đình Xuyên, Nguyễn Cẩn,…, 1985).
Năm 1996, Nguyễn Đình Xuyên, Nguyễn Ngọc Thủy và nhiều người khác đã thực
hiện đề tài độc lập cấp nhà nước, trong đó đã thành lập bản đồ phân vùng động đất
Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000. Trong luận án TS của Lê Tử Sơn đã chia Miền B
ắc Việt
Nam thành 2 khu vực mang đặc trưng địa chấn kiến tạo khác nhau. Để đánh giá động
đất cực đại bằng tổ hợp các phương pháp xác suất, Nguyễn Hồng Phương phân chia
vùng nguồn phát sinh động đất ở Việt Nam theo mối quan hệ biểu hiện động đất và
các yếu tố kiến tạo. Khi phân chia vùng nguồn tác giả chưa sử dụng tài liệu trường ứng
suất cũng như
vận tốc dịch chuyển hiện đại trong mỗi vùng phát sinh. Đến năm 1999,
Cao Đình Triều đúc kết từ các nghiên cứu của mình đã kết luận có 10 đới động đất
nguy cơ cao ở Việt Nam. Gần đây nhất, Trần Thị Mỹ Thành trong luận án TS đã phân
định tổng cộng 23 vùng nguồn phát sinh động đất trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và
lân cận, với quan điểm vùng nguồn theo mô hình nguồn diệ
n gắn với các đứt gãy sâu.
Vấn đề nghiên cứu và dự báo động đất trên toàn lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam
được đánh giá và nhìn nhận lại trong đề tài cấp nhà nước (do GS. TS Nguyễn Đình

23
Xuyên và nnk thực hiện, 2004). Sau đề tài này là nhiệm vụ hợp tác quốc tế về Khoa
học và Công nghệ theo nghị định thư Việt Nam – Italy (giai đoạn 2004-2006 và 2006-
2008) về nâng cao hiệu quả của nghiên cứu động đất và sóng thần trên lãnh thổ Việt
Nam (Cao Đình Triều, 2007, 2008). Đề tài Nghiên cứu đánh giá độ nguy hiểm sóng
thần ở vùng bờ biển Việt Nam và đề xuất các giải pháp phòng tránh (đề tài cấp Viện
Khoa học và Công nghệ
Việt nam) kết thúc năm 2007 (GS.TS. Nguyễn Đình Xuyên

chủ trì). Đề tài nghiên cứu kiến tạo đứt gãy hiện đại và động đất liên quan ở khu vực
Hoà Bình làm cơ sở đánh giá ổn định công trình thuỷ điện Hoà Bình do PGS TS
Nguyễn Ngọc Thuỷ chủ trì cũng đã kết thúc năm 2007.
Đề tài: Phân vùng nhỏ động đất khu vực Tp. Hồ Chí Minh 2006-2009 (do Liên
Đoàn địa chất Miền Nam Việt Nam chủ trì, có sự tham gia trực tiếp c
ủa GS.TS.
Nguyễn Đình Xuyên và PGS.TS. Cao Đình Triều); Nghiên cứu đánh giá độ nguy hiểm
động đất và sóng thần ở vùng bờ biển và hải đảo Việt Nam và đề xuất các giải pháp
phòng tránh giảm nhẹ hậu quả, 2007-2009 (do GS. TS. Bùi Công Quế chủ nhiệm);
Đánh giá khả năng biến động môi trường sinh chấn vùng hồ thuỷ điện Sơn La sau khi
tích nước. Đề xuất giải pháp phòng tránh sự rui ro môi trường, 2008-2009 (do TS Ngô
Gia Thắng và PGS. TS. Cao Đình Triề
u làm chủ nhiệm) đang được tiến hành.
Về cơ cấu chấn tiêu động đất cũng đã được đề cập tới trong các công trình công
bố của Ngô Thi Lư và Nguyễn Văn Lương song các kết quả nghiên cứu cũng chỉ mới
dừng ở mức sơ lược.

Có nhiều phương pháp đã được áp dụng để tính magnitude cực đại (M
max
) cho
các vùng nguồn phát sinh động đất, theo tài liệu sử dụng có thể phân chia như sau:
a. Theo tài liệu địa chất, địa vật lý: Chủ yếu được Cao Đình Triều và sau đó là
Nguyễn Thanh Xuân cho thấy có thể đánh giá độ nguy hiểm động đất bằng công nghệ
GIS sử dụng tư liệu viễn thám. Trong các công trình trên đều tìm được các M
max
đối
với mỗi vùng nghiên cứu.
b. Theo thống kê địa chấn: Tại Việt Nam áp dụng tính M
max
theo thống kê chủ

yếu các tác giả sử dụng hàm phân bố cực trị Gumbel. Nguyễn Kim Lạp và Nguyễn
Duy Nuôi năm 1986 sử dụng hàm phân bố tiệm cận loại I của Gumbel để tính độ nguy
hiểm động đất cho các vùng ở khu vực Đông Nam Á với chu kỳ khoảng số liệu cực trị
được chọn là 6 tháng (giai đoạn 1904 - 1952) và 1 năm (giai đoạn 1903 - 1965). Kết
quả cũng tìm được các M
max
cho các vùng nguồn nghiên cứu. Nguyễn Hồng Phương
sử dụng hàm phân bố cực trị loại III của Gumbel cũng như tổ hợp các phương pháp
xác suất (hợp lý cực đại, phân bố Bêta) để tính cho các vùng động đất ở Việt Nam. Kết
quả theo hàm cực trị loại III của Gumbel tính cho thời kỳ số liệu 1903 - 1993, tại vùng
Đông Bắc M
max
= 5,0 độ Richter; Bắc trũng Hà nội M
max
= 6,3 ÷ 6,6; Sông Hồng M
max

= 5,4 ÷ 5,8; Sông Đà M
max
= 5,0; Sông Mã M
max
= 8,5; Sông Cả M
max
= 5,2 độ
Richter. Nguyễn Đình Xuyên và Nguyễn Ngọc Thủy sử dụng hàm Gumbel loại I cải
tiến để tính cho các vùng thuộc khu vực thủy điện Sơn La. Kết quả dự báo đới động
đất Sông Hồng - Sông Chảy có M
max
= 5,5 (độ Richter), Sông Đà M
max

= 5,2; Sông Mã
- Sơn La M
max
= 7,1. Nguyễn Đình Xuyên và Nguyễn Ngọc Thủy năm 1997 cũng đã
dùng phương pháp hàm phân bố cực trị Gumbel III tính dự báo M
max
cho các đới phát
sinh động đất ở Việt Nam. Tại phần phía Bắc đã được dự báo các vùng Sông Mã, Sơn
La và Lai Châu - Điện Biên có khả năng M
max
= 7,0 (độ Richter); vùng Sông Hồng -
Sông Chảy M
max
= 5,8; Sông Cả có M
max
= 6,0; Đông Triều - Cẩm Phả sẽ có M
max
=
6,3; còn tại Cao Bằng - Tiên Yên và sông Đà M
max
= 5,0. Năm 2000, Đặng Thanh Hải
đã sử dụng hàm cực trị theo Gumbel loại III và loại I cải tiến để tính dự báo M
max
cho

×