LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đã bước sang thế kỉ 21. Đây là thời kì mà thế giới đang chuyễn dịch dần
theo xu hướng toàn cầu hóa trong mọi lãnh vực từ chính trị, quân sự, kinh tế đến khoa
học, phát triển và môi sinh.... Lúc này các quan hệ kinh tế quốc tế đã phát triển đến mức
không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệ thống kinh tế xã hội nào có thể tồn
tại và phát triển mà không chịu các tác động. Đây cũng là thời kì diễn ra quá trình biến
đổi từ một nền kinh tế thế giới bao gồm nhiều nền kinh tế quốc gia sang nền kinh tế toàn
cầu,từ sự phát triển kinh tế chiều rộng sang nền kinh tế phát triển theo chiều sâu. Những
thành tựu khoa học công nghệ đã cho thấy con người đang quá độ từ nền sản xuất vật
chất sang nền sản xuất tinh thần – cơ sở vật chất của xã hội tương lai.
Nền kinh tế thế giới ngày nay là tổng thể nền kinh tế của hơn 200 quốc gia và vùng
lãnh thổ với số dân số hơn 6 tỉ người, hàng năm sang tạo ra một khối lượng tổng sản
phẩm quốc dân (GNP) trị giá trên 30.000 ty USD. Nền kinh tế thế giới ngày nay đang có
sự biến đổi sâu sắc, nhanh chóng toàn diện trên tất cả các mặt. Nó chịu sự tác động của
nhiều nhân tố: các nhân tố kinh tế xã hội,chính trị, kĩ thuật, tự nhiên…Do đó sự vận
động của nó đang diễn ra rất phức tạp và mang nhiều đặc điểm khác nhau.
Việt Nam, một thành tố của cộng đồng thế giới, nếu muốn tìm một hướng đi thích
ứng cho đất nước cũng phải hội nhập vào xu hướng chung của toàn cầu. Quả thật không
còn con đường nào khác hơn cho các quốc gia trên thế giới; ngay cả một nước hùng
mạnh về quân sự và kinh tế như Hoa Kỳ hay một nước đang trên đà phát triển như Việt
Nam là phải biết thích ứng với những biến đổi của nền kinh tế thế giới trong thế kỉ 21.
Dưới đây là tìm hiểu của chúng tôi về ảnh hưởng của xu thế biến đổi kinh tế thế
giới thế kỷ XXI đến doanh nghiệp Việt Nam.
1
I. SỰ LIÊN KẾT, CẠNH TRANH KINH TẾ DIỄN RA TRÊN
QUY MÔ KHU VỰC VÀ TOÀN CẦU
1. Sự liên kết kinh tế
Liên kết là một phương thức đã xuất hiện từ lâu trong hoạt động kinh tế, là sự hợp
tác của hai hay nhiều bên và trong quá trình hoạt động, cùng mang lại lợi ích cho các
bên tham gia. Trong bối cảnh toàn cầu hoá về kinh tế hiện nay, liên kết kinh tế đang
ngày càng trở thành nhu cầu bức xúc, xuất hiện ở mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Sự liên kết kinh tế trong thế kỉ 21 là bước phát triển tiếp của thế kỉ 20 theo hướng
liên doanh, sát nhập của các tập đoàn kinh tế lớn(về tài chính, ngân hàng, sản phẩm
công nghiệp đặc biệt là sản phẩm khai khoáng và khai thác vũ trụ). Sự liên kết đó diễn
ra trên quy mô đa quốc gia và toàn cầu: khởi đầu là các tập đoàn kinh tế diễn ra trên
cùng các nhóm ngành nghề và sau đó là các tập đoàn siêu quốc gia thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau, thuộc nhiều nhóm ngành nghề khác nhau. Liên kết đã đem lại nhiều hiệu quả
cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới đang ngày
một phát triển.
1.1 Liên kết kinh tế giúp doanh nghiệp khắc phục những bất lợi về quy mô
Chúng ta đều biết, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi DN đều có một hoặc
vài lĩnh vực hoạt động chủ đạo mang tính đặc thù, chuyên biệt. Bên cạnh đó, một loạt
các hoạt động phụ mà bản thân DN không thể thực hiện được nhưng nó lại không thể
thiếu đối với dây chuyền sản xuất chính.
Ví dụ về mối liên hệ này có thể kể ra rất nhiều: tiết kiệm chi phí sản xuất đến năm
2010, mỗi năm 6 tỷ USD, hãng Ford của Hoa kỳ đã lên kế hoạch tăng gấp đôi trị giá
linh kiện mua từ Trung Quốc, mỗi năm dự kiến đạt khoảng 2,5 - 3 tỷ USD
1.2 Liên kết kinh tế giúp DN phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường
Ví dụ như các nhà máy sản xuất, lắp ráp xe máy và ôtô, ngoài bộ phận chính của
chiếc xe máy là khung sườn và động cơ, thì còn phải cần rất nhiều loại phụ tùng, linh
kiện khác như các loại phụ kiện nhựa, cao su, rồi các phụ tùng như chân chống, vành
lốp, nan hoa, đệm ghế, các phụ kiện nội thất... mới tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.
Thay vì tổ chức sản xuất đầy đủ tất cả các loại phụ tùng, linh kiện đó, các cơ sở này đã
2
đặt gia công ở các cơ sở sản xuất khác, với hy vọng tiết kiệm chi phí và tìm kiếm được
lợi nhuận cao hơn.
Một DN chuyên sản xuất hàng may mặc thời trang, khi có một mốt mới xuất hiện,
DN muốn triển khai sản xuất theo mẫu này. Mặc dầu nguyên liệu chính vẫn là vải, song,
sản phẩm mới lại có nhu cầu sử dụng nhiều loại phụ liệu mới như ru băng, hạt cườm...
Muốn triển khai sản xuất, DN phải liên kết với các cơ sở khác để có được các phụ liệu
này.
1.3 Liên kết kinh tế giúp các DN tiêu thụ sản phẩm của mình được nhanh hơn.
Điều đó được thể hiện rõ qua sự
liên kết của hệ thống các nhà thương
mại với các nhà sản xuất, thông qua
hình thức đại lý bán hàng. Với hình
thức liên kết này, các cửa hàng kinh
doanh sẽ nhận làm đại lý bán buôn
hay bán lẻ sản phẩm cho DN sản
xuất. Và nhờ đó, sản phẩm của DN
sẽ được đưa vào thị trường một cách nhanh chóng hơn, kịp thời hơn.
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, hình thức liên kết này hiện đang rất phát triển
ở các quốc gia phát triển, đặc biệt là Hoa kỳ. Hình thức liên kết kinh tế này được thực
hiện “xuyên quốc gia”, có nghĩa là xuất hiện các công ty bán buôn, bán lẻ phân phối
hoặc kinh doanh thương mại chuyên bán sản phẩm do các công ty khác sản xuất (Tiếng
Anh gọi là Original Equipment Manufactuer - OEM). Những hàng hoá do họ tiêu thụ có
thể do chính họ thiết kế, sau đó đặt sản xuất hoặc do chính các nhà sản xuất thiết kế.
Nhiều sản phẩm nổi tiếng thế giới đã được sản xuất và tiêu thụ theo hình thức này, như
giày thể thao Wilson, các sản phẩm may mặc của Piecardin, hay các sản phẩm đồ thể
thao cua hãng Nike, kể cả máy chơi game của hãng Microsoft...
3
1.4 Liên kết kinh tế giúp DN giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
Hiện tại, liên kết kinh tế ở Việt Nam đã xuất hiện ở nhiều lĩnh vực. Đã có nhiều ví
dụ minh chứng cho sự thành công của liên kết kinh tế như liên kết giữa các DN sản xuất
và lắp ráp ôtô, xe máy với các cơ sở sản xuất linh kiện, phụ tùng; liên kết trong gia công
sản xuất hàng may mặc (liên kết giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp); liên kết trong thi
công xây dựng các công trình lớn... (liên kết trong sản xuất công nghiệp, xây dựng); liên
kết giữa các DN chế biến nông sản, thực phẩm với bà con nông dân trồng nguyên liệu...
(liên kết giữa công và nông nghiệp). Hình thức liên kết khá đa dạng như gia công, liên
doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng nhóm sản phẩm hay hiệp hội ngành
nghề..
Năng lực liên kết của DN Việt Nam còn nhiều hạn chế, điều đó được thể hiện ở uy
tín DN chưa cao, chưa đủ sức thu hút các DN nhỏ khác làm vệ tinh cho mình. Những
DN có đủ năng lực như Lilama, Sông Đà... chưa nhiều, làm cho các quan hệ về liên kết
kinh tế khó phát triển. Hy vọng rằng, với sự ra đời của một số tập đoàn kinh tế như Điện
lực, Than và khoáng sản, Dệt may...các mối quan hệ về liên kết kinh tế sẽ có điều kiện
phát triển hơn.
Sự liên kết đảm bảo đem lại hiệu quả cao cho các bên tham gia liên kết và chính
điều này sẽ chỉ phát triển tới mức nào đó để rồi lại diễn ra tình trạng ngược lại: sự cạnh
tranh dưới dạng thức mới với hi vọng đem một hiệu quả cao hơn.
2. Sự cạnh tranh kinh tế
Cạnh tranh kinh tế trong thế kỷ XXI là sự tiếp tục xu thế tất yếu của nền kinh tế thị
trường diễn ra trên quy mô toàn cầu.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại, cần có nhận thức đúng về cạnh tranh.
Cạnh tranh là động lực cho phát triển của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Cạnh
tranh thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh (năng lực tổ
chức quản lý, trình độ công nghệ, trình độ tay nghề...), nâng cao năng suất lao động và
hiệu quả sử dụng nguồn lực. Theo ông Michael Fairbanks1 - một chuyên gia nghiên cứu
và tư vấn về năng lực cạnh tranh, thì cạnh tranh tạo động lực tối đa hoá hiệu quả sử
4
dụng các nguồn lực trong nền kinh tế. Ngoài ra, cạnh tranh mang lại lợi ích cho người
tiêu dùng vì được sử dụng hàng hoá rẻ hơn, chất lượng cao hơn, hậu mại tốt hơn.
2.1. Cạnh tranh không chỉ nhằm “tiêu diệt lẫn nhau”, “cá lớn nuốt cá bé”.
Thực tế cho thấy, trong điều kiện
kinh tế thị trường hiện đại, các doanh
nghiệp với đủ loại quy mô từ cực lớn,
lớn, vừa, nhỏ và cực nhỏ vẫn cùng tồn tại
và phát triển. Mỗi loại quy mô đều tìm
thấy chỗ đứng của mình. Các doanh
nghiệp nhỏ và cực nhỏ vẫn tìm thấy “khe,
ngách” để tồn tại và phát triển, nhiều
doanh nghiệp loại này vươn lên thành các
doanh nghiệp lớn. Như vậy, cạnh tranh
không phải chỉ có tranh giành, mà cạnh tranh luôn đi với hợp tác, cạnh tranh trong sự
hợp tác và bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Với xu hướng hợp tác, liên kết trong sản xuất -
kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thực hiện một khẩu trong dây chuyền
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lớn hay cực lớn, trở thành đại lý, gia công
hay hợp đồng thực hiện một số khâu trong dây chuyền đó.
2.2 . Cạnh tranh kinh tế làm đa dạng hóa hoạt động đầu tư
Trong nền kinh tế hiện đại, đa dạng hoá đầu tư đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành xu
hướng phát triển ngày càng đậm nét của các tập đoàn kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.
Trên thực tế, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), ngoài các sản phẩm, dịch
vụ liên quan tới viễn thông và công nghệ thông tin, còn mở rộng sang lĩnh vực dịch vụ
quảng cáo, kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN) ngoài lĩnh vực hoạt động truyền thống là sản xuất kinh doanh điện năng, viễn
thông công cộng và cơ khí điện lực, còn đầu tư mở rộng sang lĩnh vực bất động sản, lĩnh
vực tài chính - ngân hàng; Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) cũng không bó khuôn
trong lĩnh vực cao su, mà còn đầu tư vào ngành cơ khí, quản lý khai thác cảng biển, vận
tải, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, bất động sản, dịch vụ khách sạn, du lịch nội
5
địa, quốc tế; Tập đoàn Vinashin ngoài lĩnh vực chuyên sâu của mình, cũng đã đầu tư
vào dịch vụ vận tải biển, thuỷ điện, tài chính, chế tạo cơ khí...
Theo Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN, tính đến cuối năm 2007, tổng số vốn
mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, chứng khoán,
bất động sản, ngân hàng… lên tới trên 15.000 tỉ đồng, trong đó chỉ tính riêng lĩnh vực
chứng khoán là 1.061 tỉ đồng.
2.3. Cạnh tranh thúc đẩy các DN nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh
Về cạnh tranh doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng nâng cao năng
lực cạnh tranh sản phẩm và cạnh tranh doanh nghiệp. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh,
trình độ quản lý của các doanh nghiệp còn yếu kém, tư tưởng còn quá ỷ lại vào sự bảo
hộ, sự hỗ trợ ưu đãi khuyến khích của Nhà nước, tầm nhìn có hạn, làm ăn nhỏ lẻ, thấy
có gì trước mắt là làm, mà chưa tính toán một chiến lược kinh doanh lâu dài, thiếu một
chiến lược cạnh tranh doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghệp với tư cách là một chủ
thể, người xung trận trực tiếp trên thương trường và thế giới thì cần phải nghiên cứu,
xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và một chiến lược cạnh tranh doanh
nghiệp; tập trung vào việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ; nâng cao trình độ năng lực
quản lý để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; tổ chức tốt thị trường, xúc tiến,
tiếp thị, mua bán và xây dựng thương hiệu, thực hiện tốt các dịch vụ sau bán hàng, nếu
không thì trên võ đài WTO rộng lớn, với nhiều đối thủ sừng sỏ, các doanh nghiệp của
chúng ta khó có thể chiến thắng được.
Về chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), kết quả xếp hạng PCI theo các năm
tương đối ổn định, điểm số của năm 2008 ở tất cả các nhóm xếp hạng nhìn chung thấp
hơn so với năm trước. Tỉnh trung vị trong PCI 2008 có điểm số thấp hơn so với năm
2007 là 2,4 điểm, giảm từ 55,6 điểm xuống còn 53,2 điểm. Điểm tỉnh trung vị năm nay
mặc dù vẫn cao hơn so với năm 2006 (52,41 điểm) nhưng những cải thiện trong công
tác điều hành giữa năm 2006 - 2007 có phần đảo chiều.
2.4. Đa dạng hóa các lĩnh vực cạnh tranh
Về khu vực tài chính (liên quan đến các chỉ số: tiền và tiền tương đương được tính
bằng % của GDP; tín dụng trong nước từ khu vực ngân hàng; tín dụng cấp cho khu vực
6
tư nhân; đánh giá mức độ rủi ro trong tín dụng quốc tế ; tổng tiết kiệm trong nước): Vào
năm 2000, Việt Nam được đánh giá là nước có tỷ lệ tiết kiệm cao, xếp hạng 49/147
nước. Tuy nhiên, khu vực tài chính trong nước hiện nay vẫn ở tình trạng kém phát triển,
chưa có khả năng cung cấp tín dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực tư nhân. Tín
dụng trong nước được khu vực ngân hàng cung cấp còn ở mức thấp; mức độ rủi ro trong
tín dụng quốc tế xếp ở mức 79/127 nước. Cho đến cuối năm 2003, "tình hình tài chính -
tiền tệ vẫn còn là yếu tố thiếu vững chắc, chứa đựng mầm mống có thể gây mất cân đối
kinh tế vĩ mô; nổi lên là: nguồn thu ngân sách chưa vững chắc, tỷ lệ thu nội địa còn
thấp; trong hệ thống tài chính - tín dụng, tỷ lệ nợ xấu tuy có giảm nhưng vẫn còn cao, nợ
chưa thanh toán trong xây dựng cơ bản khá lớn, việc sử dụng tiền gửi ngắn hạn để cho
vay trung hạn, dài hạn vượt quá giới hạn an toàn, lãi suất tín dụng quá cao so với khả
năng sinh lời của các doanh nghiệp...".
Về môi trường vĩ mô (bao gồm các chỉ số: lạm phát, thâm hụt ngân sách, tổng
thương mại, thuế nhập khẩu, tiền thu từ tư nhân hóa): Phần lớn các chỉ số về chính sách
vĩ mô của Việt Nam được đánh giá ở mức trung bình, riêng thuế nhập khẩu vẫn ở mức
26% - mức quá cao so với yêu cầu của WTO (từ 13 đến 15%)
Về quy chế môi trường kinh doanh (bao gồm các chỉ tiêu: số lượng doanh nghiệp
mới thành lập; về xử phạt hành chính; chỉ số về nhận thức tham nhũng; chỉ số về bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ; về xử lý quan liêu của chính phủ; mức độ hoạt động của kinh tế
ngầm; chỉ số về tự do kinh tế): Theo phân loại của Diễn đàn Kinh tế thế giới, năm 2001,
chỉ số nhận thức về tham nhũng của Việt Nam ở mức 75/91 nước; chỉ số di sản về tự do
kinh tế ở mức 144/149 nước.
Về kết cấu hạ tầng (bao gồm các chỉ số như đường đã được lát nhựa hoặc bê-tông
hóa trên tổng số đường hiện có; số km2 đường được lát tính bình quân theo đầu người;
mật độ điện thoại cố định; mật độ điện thoại di động; tiêu thụ điện năng trên đầu
người...): Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những nỗ lực lớn để phát triển kết
cấu hạ tầng, nhưng vẫn chỉ được xếp ở mức 76/100 nước.
II.DÂN SỐ, NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1 Vấn đề tăng dân số
7
Dân số là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. "Công tác dân số
là một bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng
cao chất lượng cuộc sống của từng người, của từng gia đình và của toàn xã hội, góp
phần quyết định để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Dân số thế giới đã vượt qua ngưỡng 6 tỉ người vào cuối thập kỷ XX, đạt 6,616 tỉ
người vào năm 2007, với tỷ lệ tăng dân số hằng năm 1,2% (so với 2% những năm thập
kỷ 60 thế kỷ XX).
Trong giai đoạn 2000 - 2005,
theo thống kê của Liên hợp quốc,
hằng năm dân số thế giới tăng thêm
khoảng 76 triệu người. Trong khi dân
số của nhiều nước,sức ép dân số đối
với đa số các nước đang phát triển,
trong đó có nước ta do số dân tăng
thêm hằng năm còn rất lớn trước đời
sống kinh tế, chính trị và xã hội, hạn
chế đến khả năng cải thiện, phát triển
và tiềm ẩn nguy cơ tụt hậu.
Biến đổi đáng chú ý là số dân đô thị sẽ tăng rất nhanh, sẽ từ 3,2 tỉ người như hiện
nay lên 5 tỉ vào năm 2030. Cũng theo dự báo của Liên hợp quốc, vào năm 2008, lần đầu
tiên trong lịch sử, hơn 50% dân số thế giới (tương đương 3,3 tỉ người)sẽ sống ở các khu
đô thị. Trong thời gian tới, số lượng của các khu đô thị cực lớn sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt,
các thành phố như Tô-ky-ô, Mê-xi-cô, Niu Óoc, Mu-bai (Bom-bay), Sao Pao-lô và Đê-li
sẽ có số dân trên 15 triệu. Tuy nhiên, khoảng 50% cư dân đô thị vẫn sẽ sống tại các khu
đô thị bé hơn với số dân khoảng 500.000 người.
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, nhiều thị xã trở thành thành phố, xã thành phường
và một số thành phố được mở rộng hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung, nhưng
do tốc độ đô thị hóa chậm (trung bình hằng năm 3,2% thời kỳ 2000 - 2005) nên tỷ lệ cư
dân đô thị năm 2006 mới đạt 27,12%, thì tỷ lệ này ở toàn châu Á là 41% và Đông-Nam
Á là 45%.
8
2.Già hóa dân số:
Quá trình này đang xảy ra mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến mọi quốc gia,
mọi dân tộc. Vấn đề này đang tập trung sự chú ý của các nhà chính trị, xã hội. Tỷ lệ
người cao tuổi (trên 60 tuổi) tiếp tục tăng nhanh trong thế kỷ XXI- thế kỷ già hóa, từ 8%
(năm 1950) tăng lên 10% (năm 2005) và dự báo sẽ đạt 22% vào năm 2050, tương đương
2 tỉ người cao tuổi. Tốc độ lão hóa ở các nước đang phát triển tăng nhanh hơn các nước
đã phát triển và do vậy, các nước đang phát triển có thời gian ít hơn để điều chỉnh hậu
quả của già hóa dân số. Tuy nhiên, tốc độ già hóa dân số ở các nước đang phát triển lại
thấp hơn nhiều so với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh những đóng góp tích
cực để có xã hội hiện tại của thế hệ người cao tuổi, già hóa dân số có ảnh hưởng sâu
rộng đến mọi phương diện của cuộc sống con người.
- Lĩnh vực kinh tế: già hóa dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm, đầu
tư và tiêu dùng, thị trường lao động, tiền thuế, sự chuyển giao giữa các thế hệ.
- Lĩnh vực xã hội: già hóa dân số ảnh hưởng đến y tế và chăm sóc sức khỏe, cấu
trúc gia đình và thu xếp cuộc sống, nhà ở và di cư.
- Lĩnh vực chính trị: già hóa dân số có thể tác động việc bầu cử, người đại diện.
Ở Việt Nam, người cao tuổi có xu hướng tăng lên cả về số lượng tuyệt đối và
tương đối. Tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) đang tăng dần từ 7,1% (năm 1979),
7,2% (1989), 8,2% (năm 1999) và đạt 9,2% năm 2006[7] , tương đương với số dân của
một quốc gia có khoảng 7,7 triệu người, những người cao tuổi phần lớn sống ở nông
thôn, nhiều người vẫn còn tham gia lao động nông nghiệp. Như vậy, việc bảo vệ, chăm
sóc sức khỏe, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và tiếp tục phát huy vai trò của
người cao tuổi ở nước ta đang đặt ra cho gia đình, cộng đồng và toàn xã hội những
nhiệm vụ rất nặng nề.
Phát triển hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia tích cực vào hợp tác, phân công lao
động quốc tế, gia nhập có hiệu quả các tổ chức kinh tế của khu vực và thế giới. Liên
Hợp quốc cũng đã đưa ra một chương trình phát triển nguồn nhân lực gồm 5 nội dung:
Giáo dục và đào tạo; Sức khoẻ và dinh dưỡng; Môi trường; Việc làm và Sự giải phóng
con người. Những yếu tố này luôn vận động và có mối quan hệ tác động qua lại, hữu cơ
9